Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Đồ án kiến trúc Thiết kế cơ sở cảng biển quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 137 trang )

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT
CẢNG BIỂN MỸ THỦY – QUẢNG TRỊ
TẬP I: THUYẾT MINH
THÀNH PHẦN HỒ SƠ GỒM CÓ
TẬP I: THUYẾT MINH
TẬP II: CÁC BẢN VẼ
3-1
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CẢNG MỸ THỦY – TỈNH
QUẢNG TRỊ
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Bộ luật
Hàng Hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ Luật đầu tư
ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005; Căn cứ Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các nghị định, thông tư: Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP
ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số:
12/2009/NĐ-CP 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số: 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP; Nghị định
số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
ah2nh một số điều Luật Đầu tư.
- Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của TTCP phê duyệt
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, trong đó cảng Mỹ Thủy (thuộc cảng biển Quảng Trị) được xác định là cảng tổng
hợp địa phương bao gồm các bến chuyên dùng và bến tổng hợp.
- Quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ GTVT phê duyệt Quy
họach chi tiết nhóm cảng biển Trung trung Bộ (nhóm 3) đến năm 2020 định hướng đến
năm 2030.


Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận
Thanh Xuân, TP Hà Nội
Mã số doanh nghiệp: 0102685722
(2). Công ty Cổ phần Coma 18
Tên Công ty viết tắt: COMA18
Địa chỉ trụ sở chính: Km10, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân, Quân
Thanh Xuân, TP Hà Nội
Mã số doanh nghiệp: 0500236860
(3). Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 18
Tên Công ty viết tắt: Licogi-18
Địa chỉ trụ sở chính: số 47, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân, Quận
Thanh Xuân, TP Hà Nội
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-2
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Mã số doanh nghiệp: 0800001612
(4). Bà Nguyễn Thị Thành
Giấy chứng minh nhân dân số 012815499 do Công an Thành phố Hà Nội cấp
ngày 13/5/2011
(5). Ông Nguyễn Văn Cường
Giấy chứng minh nhân dân số 013093639 do Công an Thành phố Hà Nội cấp
ngày 07/06/2009.
- Vốn điều lệ của Công ty: 500 tỷ VNĐ (Năm trăm tỷ đồng Việt Namn).
Chi tiết các nhà đầu tư xem trong bảng đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần
cảng biển Quốc tế Mỹ Thủy.
3.2. Giới thiệu về các Công ty Cổ phần thành viên trong liên doanh
3.2.1. Công ty cổ phần Vinaroyal Group
Công ty cổ phần Vinaroyal Group là một Công ty đa ngành nghề với các lĩnh vực

mũi nhọn là: đẩu tư dự án, khai thác khoáng sản, thi công xây lắp, đầu tư và xây dựng
thủy điện.
Địa chỉ Công ty: Tòa nhà số 1 – phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính,
Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Website:
Đăng ký kinh doanh số: 01022685722 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 19/3/2008. Đăng ký thay đổi lần thứ 8: nag2y 28/12/2011.
Ngành nghề kinh doanh
* Bán buôn kim loại
* Khai thác quặng kim loại quý hiếm
* Khai thác đá, sỏi, đất sét
* Lắp đặt hệ thống điện
* Khai thác và thu gom than cứng
* Khai thác và thu gom than non
* Khai thác khí đốt tự nhiên
* Khai thác dầu thô
* Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên
* Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác
* Khai thác và thu gom than bùn
* Khai thác quặng sắt
* Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-3
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
* Xây dựng công trình xây dựng kỹ thuật dân dựng khác: đường thủy, bến cảng,
các công trình trên sông, cảng du lịch, cửa cống, đường hầm….
* Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy: hoạt động liên quan
đến vận tải, hoạt động của cảng biển, cảng sông, bến tàu, cầu tàu…
* Cho thuê xe có động cơ

* Tư vấn thi công xây dựng
* Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi điều hòa không khí, thiết bị phòng
chống cháy nổ, thang máy, hệ thống giám sát an ninh. Hoàn thiện công trình xây dựng.
* Tư vấn đầu tư, tư vấn điều hành quản lý dự án, tư vấn đầu thầu, đánh giá xếp
hạng hồ sơ dự thầu xây lắp
* Giám sát thi công xây dựng loại điện năng: lĩnh vực lắp thiết bị công trình, xây
dựng hoàn thiện
* Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật
lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện
* Thiết kế quy hoạch và kiến trúc công trình
* Thiết kế các công trình xây dựng công nghiệp, điện năng
* Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; Dịch vụ định giá bất động sản
* Khai thác, mua bán, chế biến và xuất nhập khẩu các loại khoáng sản (trừ loại
Nhà nước cấm)
* Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, nhà ở.
* Kinh doanh bất động sản
* Kinh doanh các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng và công nghiệp.
* Kinh doanh sắt thép xây dựng
* Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội ngoại thất, đồ gỗ xây dựng
* Kinh doanh cho thuê máy móc, thiết bị ngành xây dựng, công nghiệp
* Kinh doanh ô tô, xe máy, các phụ tùng kèm theo
* Kinh doanh thể thao, vui chơi, giải trí (trừ loại Nhà nước cấm)
Các dự án tiêu biểu của Vinaroyal Group
Các dự án mang tính chất nhà ở, trung tâm thương mại khu du lịch
- Dự án khu biệt thự nhà, vườn kết hợp không gian sinh thái “Vinaminco Green
Urban” với tổng diện tích 124ha ở huyện Thạch Thất – Hà Nội.
- Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp “Vinaminco Tower”
tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội với các nhà cao tầng từ 17-40
tầng.
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG

TRỊ
3-4
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
- Dự án tổ hợp nhà ở văn phòng Vinaminco Sky tại xã Lại Yên, Kim Chung, Kim
Trạch – Hoài Đức – Hà Nội với các nhà cao tầng đến 25 tầng.
- Dự án tòa nhà Vinaminco Plaza tại đường Nguyễn Trãi – Hà Nội, với các nhà
cao tầng đến 20 tầng
- Dự án tòa nhà Vinaminco Plaza tại đường Nguyễn Trãi – Hà Nội, với các nhà
cao tầng đến 20 tầng.
Các dự án mang tính chất công nghiệp
- Dự án xây dựng nhà máy chế biến Pigement – Titan Ninh Thuận, công suất
30.000 T/năm
- Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Cang
Các dự án đang thi công
Công ty Cổ phần Vinaroyal Group luôn chú trọng đầu tư và hiện nay sở hữu nhiều
các trang thiết bị máy móc hiện đại phúc vụ xây dựng các công trình giao thông, thủy
lợi, thủy điện, dân dụng… Các dự án tiêu biểu Công ty đã và đang thi công như: Cầu
Tân A, Đường hồ Chí Minh đoạn qua Quảng Bình, Nhà A Đại học Luật, Bệnh viện Đa
khoa Tây Bắc Nghệ An, nhà máy thủy điện Khe Bố, san lấp mặt bằng Cửa Đạt, kè sông
Phù Cừ Hưng Yên.
3.2.2 Công ty Coma 18
Tên công ty: Công ty Cổ phần Coma 18 (viết tắt Coma 18)
Địa chỉ công ty: Km10, đường Nguyễn Trãi, phường thượng Đình, Quận Thanh
Xuân, TP Hà Nội
Đăng ký kinh doanh số: 0500236860 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 21/12/2005 (lần 1). Đăng ký thay đổi lần 9 ngày 07/10/2011.
Công ty Coma 18 chuyên hoạt động trong các lĩnh vực về lắp đặt thiết bị, máy
móc, gia công cơ khí, xây lắp các công trình đưởng dây tại điện, tạm biến áp, xây lắp
các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, công trình kỹ thuật khu công

nghiệp, đô thị, đầu tư và xây dựng chung cư cao tầng, biệt thự, văn phòng làm việc.
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Tư vấn mô giới dịch vụ bất động sản.
- Kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật, dân dụng. Thi công xây lắp các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bến cảng, công trình điện.
- Đào tạo dạy nghề, đào tạo đại học
- Khai thác kinh doanh khoáng sản
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
- Xử lý chất thải
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-5
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
- Sàn xuất kinh doanh điện, thương phẩm, kinh doanh xăng dầu.
- Khai thác kinh doanh nước sạch.
- Giám sát thi công các công trình xây dựng : dân dụng, công nghiệp, các công
trình hạ tầng kỷ thuật.
- Sản xuất chế tạo cơ khí, thiết bị vật liệu và phụ kiện, gia công cấu kiện bê tông
phục vụ các ngành điện, xây dựng, công nghiệp. Lắp ráp máy móc, thiết bị.
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí.
- Các ngành nshề kinh doanh khác
(Chi tiết xem trong giấy đăng ký kinh doanh).
Một số công trình tiêu biểu do Comal8 thực hiện
Công ty Coma 18 đã thực hiện thành công nhiều công trình lớn cho các Chủ đầu
tư trong nước và quốc tế với chất lượng, hiệu quả cao. Nhiều công trình Công ty đảm
nhận đã đạt trình độ Quốc tế như: Công trình đèn hình ORION - HANEL, nhà máy xi
măng Bút Sơn, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bim Sơn.
Các công trình giao thông: Quốc lộ 1A, quốc lộ 3, nâng cấp quốc lộ 32, đường

cao tốc.
Láng Hòa Lạc, đường trục khu kinh tế Quy Nhem - Nhơn Hội
Thi công các công trình điện như: Đường dây tải điện 500KV mạch 2 Nho Quan
Thường Tín
Công ty lắp đặt các thiết bị công trình thủy điện cho thủy điện Đakhai, thủy điện
Ngòi Đường 2. Chế tạo thiết bị thủy điện cho dự án Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Srok
Phu Miêng, Sêsan 4
Công ty làm chủ đầu tư các dự án: Cụm công nghiệp Thanh Oai - Hà Tây, khu
công nghiệp Kim Thành - Hải Dương 164,98ha, khu công nghiệp Nhuận Trạch - Lương
Sơn Hòa Bình 213,68ha, dự án khu chung cư nhà liền kề La Khê - Hà Đông, tòa nhà
cao Cấp Westa, nhà máy chế tạo cột điện thép tại Thanh Oai và một số dự án khác.
Công ty Coma 18 tiếp tục đầu tư năng lực mới để trở thành một công ty hàng đầu
ở Việt Nam trong các lĩnh vực chế tạo, lắp đặt các thiết bị tiêu chuẩn, kết cấu thép, thiết
bị thi công ngành xây dựngvà công nghiệp, xuất khẩu các sàn phẩm của mình trên thị
trường thế giới.
3.2.3. Công ty Licogi18
Tên công ty: Công ty cồ phần đầu tư và xây dựng số 18 (viết tắt Licogil8).
Địa chỉ trụ sở chính: số 471 - đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Website: Http://www.licogi18.com.vn
Đăng ký kinh doanh số : 0800001612 do Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp Đăng ký lần đằu 24/2/2006. Đăng ký thay đổi lần 7 ngày 1/11/2010.
Công ty Licogil8 là một doanh nghiệp đã hoạt động trên 50 năm, thi công xây
dựng lắp đặt thiết bị cho hơn 800 công trình công nghiệp, dân dụng và an ninh quốc
phòng.
Ngành nghề kinh doanh chính
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-6
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:

- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, thủy điện, sân bay, bến cảng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đồ thị, khu công
nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, khu công nghiệp, các nhà máy
thủy điện vừa và nhỏ.
- Sàn xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, các loại vật liệu xây dựng,
cấu kiện bê tông. Gia công chế tạo sản phẩm cơ khí xây dựng, nhà công nghiệp, sửa
chữa lắp đặt máy móc, thiết bị, sản phẩm cơ khí, kết cấu định hình khác.
- Tư vấn, đầu tư, thiết kế, giám sát công trình.
- Xuất nhập khẩu máy móc vật tư.
- Kinh doanh nhà nghi, khách sạn, du lịch.
- Các ngành nghề kinh doanh khác (xem chi tiết ưong giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh)
Các thành tựu đạt được
Công ty đã thi công, lắp đặt thiết bị được các công trình lớn có chất lượng cao
như
Các công trình dân dụng: Nhà họp Chính phủ, Khu nhà ở cơ quan Liên hợp
quốc, Khi ngoại giao đoàn, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hải Dương, ngân hàng đầu
tư Quảng Ninh.
Các công trình cảng, đóng tàu: nhà máy tàu biển Nha Trang, cầu tàu 50.000DWT
Nan Triệu, đóng tàu Bạch Đằng
Các Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại - Uông Bí, Cao Ngạn. Các nhà máy thủy điện:
Trị Ar Sơn La, Hươns Điền, Bấc hà, A Vương
Các công trình khu công nehiệp: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy thép
Việt Úc, Nhà máy dầu thực vật Cái Lân, Nhà máy nước Hải Dương, Khu công nghệ
cao Daewo Hanel Thi công cầu dường bộ: cầu Phả Lại, cẩu Trà Khúc, cầu Thủ
Thiêm, cầ Hàn và nhiều công trình khác.
Với hệ thống quàn lý chất lượng theo tiêu chuẳn ISO 9001:2000 và nâng lực
kinh nghiệi vốn có, Licogi sẵn sàne thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật
và chất lượn cao theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Chi tiết về tình bình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển
của cè thành viên Công ty cổ phần cảng biền Quốc tế Mỹ Thủy, các hợp đồng liên danh
liên kề các cam kết về vốn vay được xem trong Hồ sơ năng lực, các báo cáo, phụ lục
kèm thí của Chủ đầu tư
4. Dự báo khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thủy
( Thực hiện: Viện Chiến lước – Bộ giao thông Vận tải)
4.1. Vùng hấp dẫn
Khu vực hấp dẫn của cảng nước sâu Mỹ Thủy bao gồm 2 phần: Phần trực tiếp là
tỉnh Quảng Trị, phần gián tiếp là hai nước bạn CHDCND Lào và Thái Lan.
4.1.1. Vùng hấp dẫn trực tiếp – tỉnh Quảng Trị
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-7
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Quảng rị có diện tích tự nhiên 4.746,9911 km
2
. Dân số trung bình năm 2010 có
601.672 nười, chiếm 1,44% và 0,76% dân số cả nước, mật độ dân số 126,7 người/km
2
.
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16
0
18 đến 17
0
10 vĩ độ Bắc, 106
0
32 đến
107
0

34 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp với huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
Quảng Trị có lợi thế về địa lý – kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm
đất nước, ở vị trí quan trọng – điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành
lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào – Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao
Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng…
Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao
thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua tỉnh, và
Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Trị có thể giao
lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Thời gian qua, Quảng Trị cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà
nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Quảng
Trị có những bước phát triển mới: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển
có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang,
các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo… được đầu tư về hạ
tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả, cơ sở hạ tầng giao thông, mạng
lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng, các lĩnh
vực xã hội được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý – kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo
cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác
kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc
tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02/3/2011 có nội dung
chính như sau:

Mục tiêu tổng quát
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng ac1ch về thu nhập bình
quân đầu người so với cả nước, từng bước hòan thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phát
triển mạnh hệ thống đô thị, tạo động lực phát triển cho các vùng trong Tỉnh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn háo các dân tộc, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2020 đạt 12-13%, trong
đó giai đoạn 2011-2015 đạt 11,5-12,5% và đạt 12,5-13,5%/năm giai đoạn 2016-2020,
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-8
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 tăng hơn 2 lần so với năm 2010 và năm 2020
tăng 2 lần so với năm 2015.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn
đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là 49%, 31%,
20%, đến năm 2020 cơ cấu tương ứng là 56%, 31% và 13%.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 80-100 triệu USD và năm
2020 đạt 170-200 triệu USD, tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 20% từ GDP vào năm
2015 và khoảng 22% vào năm 2020.
* Định hướng phát triển công nghiệp – xây dựng
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng bình quân thời
kỳ 2011-2020 đạt 16-17%, trong đ1o giai đạon 2011-2015 đạt 17-18%/năm và giai
đoạn 2016-2020 khoảng 16-17%/năm. Mục tiêu đến năm 2020 ngành đóng góp 56%
GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 24% lao động xã hội.
* Định hướng phát triển thương mại và dịch vụ
Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị tăng cao, tiềm năng
lớn và có sức cạnh tranh, đồng thời phát huy lợi thế các ngành dịch vụ trên tuyến hành

lang kinh tế Đông - Tây bảo đảm tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt
11-12%, trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 10-11%/năm, gai đoạn 2016-2020 từ 12-
13%.
Phát triển khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo thành một trong những trung
tâm giao lưu hàng hóa, dịch vụ lớn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với
các nước, các vùng lãnh thổ trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
Khuyến khích phát triển hệ thống của hàng xăng dầu trên tuyến hành lang kinh tế
Đông – Tây, hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh phù hợp với nhu
cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng.
Xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa
phương, các trung tâm phân phối hàng hóa, trung tâm thương mại, siêu thị văn minh,
hiện đại trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
* Định hướng phát triển nông lâm nghiệp
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kỳ 2011-2020 đạt bình quân
3,5-4,0%/năm.
Tăng diện tích vùng lúa chất lượng cao lên khoảng 15.000 ha vào năm 2015 và
khoảng 18.000 – 20.000 vào năm 2020, bảo đảm an ninh lương thực trước mắt và lâu
dài.
Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35% vào năm
2015 và khoảng 40% năm 2020.
Bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 4.500 ha rừng tập
trung.
Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế mạnh, chiếm trên 30% giá trị sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp vảo năm 2020. Phấn đấu sản lượng thủy sản vào năm 2015 đạt
khoảng 32 – 33 nghìn tấn, năm 2020 đạt khoảng 38 nghìn tấn.
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-9
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI

Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Trong danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2010 – 2020, dự án
“Kết cấu hạ tầng khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị” thuộc nhóm công nghiệp và dự án
“Kết cấu hạ tầng ban đầu cảng Mỹ Thủy” thuộc nhóm giao thông vận tải là các dự án
do địa phương quản lý.
4.1.2. Vùng hấp dẫn gián tiếp: Lào và Thái Lan
Tỉnh Quảng Trị cũng như toàn khu vực miền Trung Việt Nam có một vị trí chiến
lược về thương mại và vận tải quá cảnh của tiểu vùng. Cụ thể là: vận tải quá cảnh và
song phương hàng háo xuất nhập khẩu từ Lào, Đông Bắc Thái Lan.
Các luồng quá cảnh qua Miền Trung Việt Nam.
Vị trí Quảng Trị với tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
Trong 3 nước có các luồng hàng quá cảnh qua các cảng ở Miền Trung Việt Nam,
ta so sánh nét tương phản giữa tình hình CHDCND Lào với Campuchia và Thái Lan.
a. Vùng hấp dẫn của CHDCND Lào
Do không có biển nên thương mại hướng ngoại của CHDCND Lào không còn
cách chọn lựa nào ngoài việc sử dụng các tuyến quá cảnh qua Việt Nam hoặc Thái Lan.
Việt Nam cung cấp các cảng biển với khoảng ac1ch bằng ½ của Băng Cốc tới hầu hết
các vùng của CHDCND Lào như sau:
- Viên Chăn cách Băng Kốc 680 km trong khi đó chỉ cách Cửa Lò 380 km. Các
tỉnh Xiêng Khoảng, Bolikhamsang và Khăm Muộn của CHDCND Lào cách biên giới
Việt Nam từ 100 – 400 km.
- Savanakhét, Saravane và Nam Lào đang thực hiện phát triển kinh tế xã hội nhờ
vào các nguồn tài nguyên ở địa phương và điều kiện ưu đãi hiện đang thịnh hành trong
khu vực cao nguên Bovenes.
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-10
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Các khu vực này được koi là vùng ảnh hưởng của Quốc lộ 9, Thakhek, Sekong

hoặc Saravane và khoảng cách tới các cảng ở Việt Nam như Mỹ Thủy, Chân Mây Đà
Nẵng gần hơn tới ga đường sắt Ubon ở Thái Lan, chưa kể đến đoạn đường từ Ubon ở
Thái Lan, chưa kể đến đoạn đường từ Ubon tới cảng Băng Kốc (645 km) và cảng
Leam Chabang. Cảng Đà Nẵng, Chân Mây và Mỹ Thủy hiển nhiên được koi là cảng
bốc xếp hàng xuất nhập khẩu của Nam Lào.
b. Vùng hấp dẫn của Thái Lan và Campuchia
Khác với Lào, Thái Lan và Campuchia sử dụng các mạng lưới vận tải xuất nhập
khẩu và cảng biển của chính nước họ: tuyến đường phía Đông qua Việt Nam sẽ cạnh
tranh với các tuyến này.
Có thể xem xét đến hai khu vực ở Đông Bắc Thái Lan làm vùng hấp dẫn cho các
cảng của Việt Nam:
- Khu thứ nhất: Gồm 3 tỉnh Nông Khai, SakhonNakhon và NakhonPhanom. Khu
vực Đông Bắc Thái Lan này cách khá xa các tỉnh khác của đất nước với trung tâm kinh
tế Băng Kốc / Laem Chabang. Việc kéo dài tuyến đường sắt của khu vực này nối với
mạng lưới GTVT chưa được lập quy hoạch trong thời gian tới. Khoảng cách ngắn với
các cảng Việt Nam (từ 200 – 300) là một điều hấp dẫn.
- Khu thứ hai: Gồm 3 tỉnh trên hành lang kinh tế Đông – Tây, Udonthani,
Mukdahan và Khonkeen, khu vực Đông UbonRatchatani cũng có thể được coi là vùng
hấp dẫn của cảng Mỹ Thủy, Đà Nẵng, Chân Mây. Tuy nhiên, sự thu hút của đường sắt
và đường bộ Thái Lan ở Ubon đặt ra nhiều vấn đề. Khoảng cách tới Băng Kốc và Laem
Chabang (645 km) ngắn hơn so với tuyến đường qua CHDCND Lào và Việt Nam đi
qua Pắc Xế và Quảng Nam. Hiện tại, các tuyến đường tới hầu hết các tỉnh Đông Bắc
Thái Lan đều đã được rải mặt. Duy chỉ có khu vực gần biên giới (Chong Mek) phía
đông Ubon có khả năng sẽ sử dụng hành lang vận tải phía Đông qua Đà Nẵng / Chân
Mây, Mỹ Thủy.
Khi tổ chức ốt vận tải quá cảnh, cụ thể là các tổ chức giao nah65n hàng hóa ở
Viên Chăn thì sự lựa chọn các tuyến đường biển qua cảng thuộc khu vực Miền Trung
của Việt Nam thực sự là một lợi thế cho các nước đi – đến Viễn Đông như Hồng Kông,
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó là Philippines. Có
thể ước tính khoảng cách đường biển từ Băng Kốc đến các nước Bắc Á sẽ giảm được

1.200 d8a5m nếu như hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển Việt Nam.
Bảng số 1.0 tóm tắt các cảng và các tuyến đường bộ phục vụ thương mại quá
cảnh của CHDCND Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan.
Dân số và diện tích của các nước cũng như lần lượt đưa ra để so sánh cho từng
tuyến. Nghệ An, Hà Tĩnh có vùng hấp dẫn nước ngoài lớn nhất về mặt dân số, Cửa Việt
(Mỹ Thủy) đứng thứ hai, Chân Mây-Đà Nẵng và Vũng Áng lần lượt có tiềm năng thấp
hơn, các cảng thuộc khu vực Nam Trung Bộ có tiềm năng hấp dẫn đối với phía Đông
Campuchia.
Giá thiết là tất cả các hành lang vận tải đều có các tuyến đường bộ và cảnh phát
triển phù hợp với tiêu chuẩn vận tải quốc tế. Vấn đề còn lại là cự ly đường bộ từ trung
tâm các tỉnh đến các cảng biển miền Trung Việt Nam.
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-11
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Thông qua bảng 1.2, khu vực hấp dẩn trên hành lang Đông Tây qua cửa khẩu
Lao Bảo đến cảnh biển Mỹ Thủy – tỉnh Quảng Trị là 3 tỉnh Savannakhet, Sarnavane,
Sekong của Lào và 3 tỉnh Udonthani, Khonkeen, Mukdahan của Đông Bắc Thái Lan.
Bảng 1.1: Các tuyến đường bộ hành lang Đông Tây qua Miền Trung Việt Nam
Q Lộ Cảng Nước hấp dẫn Tỉnh/thành
7
Vũng Áng
CHDCND Lào Xiêng Khoảng
Viên Chăn
8
CHDCND Lào
Thái Lan
Bolikhămsay
Nông Khai, Sakhon Nakhon

12
CHDCND Lào
Thái Lan
Khăm Muôn
Nakhon Panon
9
Mỹ Thủy
CHDCND Lào
Thái Lan
Savanakhet
Saravane
Udonthani
Konkenn
Mukdahan
9 Chân Mây
CHDCND Lào
Thái Lan
Pakse
Ubon Ratchatani (Bắc)
14, 14B,
18B
Đà Nẵng
CHDCND Lào Attapeu
SeKong
Champasack
Thái Lan Ubon Ratchatani (Đông)
14 Quy Nhơn Campuchia Ratanakiri, Stung T. (P.Đông)
14 Nha Trang Campuchia Mondolkiri, Kratie (P.Đông)
Bảng 1.2: So sánh cự ly vận tải đường bộ một số tỉnh của CHDCND Lào đến các
cảng biển Việt Nam / Thái Lan

TT Tỉnh Cự ly (km) đến các cảng
Vũng
Áng
Mỹ
Thủy
Chân
Mây
Đà
Nẵng
Quy
Nhơn
Bangko
k
1 Savannakh
et
347 170 320 362 805
2 Sarnavane 506 248 414 487 945
3 Sekong 332 492 332 868
4 Champasac
k
480 642 481 480 695
5 attapeu 397 557 368 277 902
4.2. Các hàng hóa dự báo thông qua cảng biển Mỹ Thủy
Hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thủy bao gồm:
- Hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thông qua việc sản xuất sản
xuất, tiêu thụ các mặt hàng chính của tỉnh Quảng Trị
- Hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Trị
- Hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu cùa 2 nước Lào và Thái Lan
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ

3-12
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
- Hàng xăng dầu, khí háo lỏng phục vụ nhu cầu của tỉnh và Lào
- Hàng than, dầu DO, FO phục vụ nhà máy nhiệt điện
4.3. Dự báo sản xuất tiêu thụ và xác định nhu cầu vận tải các mặt hàng chính
của tỉnh Quảng Trị
Phương pháp tiếp cận
Dự báo nhu cầu vận tải cũng như dự báo hàng qua cảng trên cơ sở tiếp cận vĩ mô
từ trên xuống và tiếp cận vi mô từ dưới lên, các căn cứ để dự báo đó là:
Hiện trạng hàng háo thông qua cảng
Định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực hấp dẫn cảng
Định hướng phát triển giao thông vẫn tải cả nước, cùng Bắc Trung Bộ và vùng
kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Hiện trạng và quy hoạch chi tiết phát triển cảng khu vực Miền Trung
Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam.
Quan hệ thương mại và vận tải với các nước láng giềng.
Phương pháp dự báo
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để tiến hành dự báo. Tùy theo đối tượng
nghiên cứu để sử dụng lựa chon phương pháp nào. Trong dự án này chúng tôi sử dụng
phướng pháp kịch bản phát triển kinh tế xã hội là chủ yếu còn phương pháp ngoại suy
thông qua mô hình đàn hồi chỉ để tham khảo.
b. Phương pháp kịch bàn phát triển kinh tế xã hội
Phương pháp kịch bản kinh tế được sử dụng trong điều kiện các ngành kinh tế
hữu quan ảnh hưởng trực tiếp đến vận tải thay đổi quá nhanh. Việt Nam trong bước
chuyển đổi, nền kinh tế có nhiều biến động, việc phát triển chưa có quy luật rõ ràng.
Phương pháp này rất có hiệu quả khi dự báo chi tiết cho từng mặt hàng, cho từng cảng
và đặc biệt đối với việc dự báo cho cảng mới phát sinh. Khi áp dụng phương pháp này
cho việc dự báo cơ cấu hàng hóa thông qua cảng chúng tôi phải tiến hành các bước sau:
(1). Dự báo sản xuất các mặt hàng chính của khu vực nghiên cứu.

(2). Dự báo tiêu thụ các mặt hàng chính của khu vực nghiên cứu.
(3). Cân đối sản xuất, tiêu thụ để xác định được nhu cầu vận tải đối với từng mặt
hàng của khu vực nghiên cứu.
(4). Phân bố luồng hàng hợp lý theo các phương thức vận tải trên toàn mạng
GTVT trong tương lai. Kết quả cho được khối lượng cần vận chuyển của từng mặt
hàng theo từng phương thức vận tải.
(5). Dự báo khối lượng hàng xuất nhập khẩu của khu vực nghiên cứu.
(6). Dự báo hàng quá cảnh.
(7). Dự báo hàng hóa thông qua cảng.
b. Phương thức ngoại suy
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-13
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Phương pháp này dựa trên mối quan hệ tương quan giữa tốc độ tăng trưởng hàng
qua cảng và tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm quốc nội của khu vực nghiên cứu.
Phương pháp naychỉ có hiệu quả cao khi khu vực nghiên cứu có cảng đi vào hoạt động
ít nhất trên 10 năm. Vì vậy đối với cảng Mỹ Thủy phương pháp này chỉ có tác dụng
tham khảo.
Sơ đồ 1: Phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải
Lương thực
So với 10 năm trước đây năng suất lúa của Quảng Trị tăng vượt mức, nhưng vẫn
thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước. Trong tương lai, với mục tiêu đảm
DỰ BÁO KINH TẾ VĨ MÔ: DÂN SỐ, GDP, CƠ CẤU
GDP
Cân đối dư thừa/thiếu
từng mặt
Dự báo hàng xuất,
nhập

Dự báo sản xuất tiêu
thụ các mặt hàng
Phân luồng hàng kết hợp bài toán
phân bố và ma trận OD
ST BiểnST SôngVT Sắt ST Bộ
Các tuyến vận tải chủ yếu
các loại hàng
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-14
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
bảo an ninh lương thực vững chắc, không những đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của tỉnh mà
còn xuất khẩu ra ngoài.
Phân bón
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Hiện tại Quảng trị phải nhập từ các
tỉnh khác và nhập khẩu là chủ yếu. Trong tương lai lâu dài sẽ tự sản xuất được.
Than
Toàn bộ than khu vực của phát triển công nghiệp tỉnh phải nhập từ Quảng Ninh.
Tỉnh sẽ khai thác được than bùn để sản xuất phân vi sinh và gạch ngói.
Xăng dầu và sắt thép
Từ năm 2006 đến năm 2010 sản lượng xi măng Cam Lộ sẽ tăng thêm
35.000T/năm và xây dựng nhà máy xi măng Ta Rùng với công suất 1,4 triệu tấn/năm.
Lượng xi măng không những đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà còn
xuất ra ngoài tỉnh.
Hàng hóa của các khu công nghiệp
Căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thụ công nghiệp của Quảng
trị để tính nhu cầu vận tải cho các khu công nghiệp. Việc dự báo khối lượng hàng hóa
vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp dựa vào việc dự báo diện tích đất khả thi
dành cho sản xuất công nghiệp tại các thởi điểm quy hoạch.

Các mặt hàng khác
Ngoài các mặt hàng chính đã nêu trên còn lại là hàng khác. Việc dự báo khối
lượng hàng khác tại các năm quy hao5ch được tính trên cơ sở số liệu điều tra lưu lượng
vận tải đường bộ, đường sông và đường sắt hiện tại kết hợp mức độ tăng trưởng của giá
trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo hàm đàn hồi.
Bảng 1.3: Dự báo sản xuất – tiêu thụ và cân đối vận tải các mặt hàng chính của
tỉnh Quảng Trị
Đơn vị: 1000T
TT Mặt hàng
Năm 2015 Năm 2020
Sản
xuất
Tiêu
thụ
Cân đối Sản
xuất
Tiêu
thụ
Cân đối
Thiếu Thừa Thiếu Thừa
1 Lương thực 240 150 90 253 160 93
2 Phân lân 0 5 5 0 5 5
3 Phân đạm 0 15 15 0 15 15
4 NPK 18 18 22 22
5 Xi măng 782 300 482 2182 400 1782
6 Clinker 250 200 50 250 550 300
7 Sắt thép 12 40 28 20 100 80
8 Than đá 14 214 200 20 250 230
9 Đá XD 800 800 1000 1000
10 Quặng 50 0 50 80 0 80

11 Hàng KCN 100 100 200 200
12 Hàng khác 900 900 200 700 2000 1500 500 1000
Tổng số 3248 2642 566 1472 5805 4002 1352 3155
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-15
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Ghi chú: chưa kể than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện nếu có và xăng dầu
Các mặt hàng thiếu sẽ được lấy từ các tỉnh trong cả nước hoặc nhập khẩu, các
mặt hàng thừa cũng được đưa đến các tỉnh khác thông qua bài toán phân bổ vận tải hợp
lý trên toàn mạng vận tải
Bảng 1.4: Dự báo luồng hàng liên tỉnh (các mặt hàng chính) tỉnh Quảng Trị
Đơn vị: 1000T
T
T
Loại
hàng
Điểm đi Đ.đến
Khối lượng Phương thức vận tải
2015 2020 Sắt Bộ Biển
(2015)
Biển
(2020)
1 Lương
thực
Quảng Trị TT Huế 90 93 x
2 Phân lân Cầu Yên Quảng Trị 5 5 x x
3 NPK Hải Phòng Quảng Trị 18 22 x x
4 Xi măng Quảng Trị ĐNB 482 1782 20% 30% 50% 50%

5 Clinker Thanh
Hóa
Quảng Trị 50 300 x x
6 Sắt thép Vinh Quảng Trị 28 80 x
7 Than đá Quảng
Ninh
Quảng Trị 200 230 x x
8 Quặng Quảng Trị Xuất 50 80 x x
9 Hàng
khác
915 1515 20% 30% 20% 50%
10 Hàng
KCN
200 400 20% 30% 20% 50%
Tổng 2.03
8
4.50
7
800 2488
4.4. Dự báo hàng xuất nhập khẩu của Quảng Trị
Mục tiêu xuất nhập khẩu của tỉnh: gắn đầu tư với phát triển nguồn hàng xuất
nhập khẩu ổn định, khai thác triệt để và đa dạng hóa sản phẩm trong mọi thành phần
kinh tế. Phấn đấu giá trị xuất nhập khẩu đạt 110 triệu USD vào năm 2015 (gấp 3 lần
2007) và xuất khẩu đạt 225 triệu USD vào năm 2020. Hàng xuất khẩu của tỉnh bao
gồm: hải sản đông lạnh, nông sản các loại, quặng, hàng khu công nghiệp, hàng khác.
Hàng nhập khẩu: phân đạm, uể, máy móc thiết bị, bách hóa, hàng phục vụ khu công
nghiệp. Dự báo khối lượng hàng xuất nhập khẩu của tỉnh là khoảng 0,49 triệu T/năm
2015, 0,97 triệu T/năm 2020 và 2,01 triệu T/năm sau 2020.
Bảng 1.5: Dự báo hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của tỉnh Quảng Trị
Đơn vị: 1000T

Loại hàng 2015 2020 2030
I Hàng xuất khẩu 90 365 705
1 Hải sản đông lạnh 10 15 25
2 Nông sản các loại 20 30 50
3 Quặng các loại 10 20 30
4 Hàng khu công nghiệp 100 200 400
5 Hàng khác 50 100 200
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-16
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
II Hàng nhập khẩu 300 615 1.315
1 Phân đạm Urê 15 15 15
2 Máy móc TB 30 50 100
3 Bách hóa, hàng khác 35 150 500
4 Hàng phục vụ khu CN 200 400 700
Tổng số 490 970 2.010
4.5. Dự báo hàng của Lào và Đông Bắc Thái Lan
(a). Dự báo hàng xuất nhập khẩu của nước CHDCND Lào
Lào là một quốc gia không có biển vì thế hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào phải
thông qua nước thứ 3 có thể ra cảng biển Miền Trung Việt Nam hoặc qua cảng
Bangkok – Thái Lan.
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa của Lào hiện đã tới mức 40 nước, thị trường
truyền thống là Thái Lan, Austraylia, Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu
sang Thái Lan hiện nay chiếm 49%, Việt Nam chiếm 12%, Úc chiếm 34%, Trung Quốc
1% các thị trường khác gồm Mỹ, Châu Âu, Nhật bản, Hàn Quốc…chỉ chiếm 4%. Dự
kiến năm 2020, xuất khẩu của Lào sang Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc chiếm 63%
không vận chuyển bằng đường biển, các thị trường khác chiếm 37% hầu hết vận
chuyển bằng đường biển qua các cảng Miền Trung Việt Nam.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Lào, chiến lược phát triển thương mại
và hội nhập Lào định hướng tập trung phát triển xuất khẩu các mặt hàng sau: Sản phẩm
nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhẹ và hàng thủ công; điện, quặng, các loại khác….
Các sản phẩm xuất khẩu này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung Lào và Nam Lào,
muốn vận chuyển bằng đường biển đi đến các nước (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Úc,
Đông Bắc Á…) phương án hiệu quả nhất lá quá cảnh qua các cảng Miền Trung Việt
Nam. Sản phẩm nông, lâm, thủy sản sẽ chiếm từ 28-30%; công nghiệp nhẹ và hàng thủ
công sẽ chiếm khoảng 25%, điện xuất khẩu chiếm khoảng 18-25%; quặng xuất khẩu sẽ
chiếm khoảng 18-20%, các loại khác chiếm khoảng 5%. Các sản phẩm xuất khẩu này
tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung Lào và Nam Lào, muốn vận chuyển bằng đường
biển đi đến các nước (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Úc, Đông Bắc Á….) phương án
hiệu quả nhất là quá cảnh qua các quảng Miền Trung Việt Nam.
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa, thị phần nhập khẩu hàng hóa từ các nước
Châu Á giảm còn chiếm 75% (chủ yếu Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc), Châu Âu
chiếm 20% và các châu lục khác chỉ chiếm 5% năm 2010 (tổng là 25%) và sẽ tăng lên
30% năm 2020.
Hàng của Lào xuất nhập khẩu đi các nước sẽ phân vủng hấp dẫn đối với cảng Mỹ
Thủy – Quảng Trị năm 2015 chiếm thị phần 20% -25%; năm 2020 chiếm 30%-35% và
năm 2030 chiếm 35%-40% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Lào quá cảnh qua
các cảng biển Miền Trung Việt Nam.
Hiện tại cũng như trong tương lai, Việt Nam nhập khẩu từ CHDCND Lào một
khối lượng đáng kể thạch cao để phục vụ sản xuất xi măng. Lượng thạch cao này sẽ
được vận chuyển bằng đường bộ thông qua quốc lộ 9 và tiếp chuyển tại cảng Mỹ Thủy
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-17
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
để vận chuyển bằng đường biển cho các nhà máy xi măng tại Bắc Trung Bộ và Đông
Nam Bộ, còn các nhà máy ở phía Bắc sẽ nhập khẩu thạch cao từ Trung Quốc.

(b). Hàng Thái Lan qua cảng Mỹ Thủy
Hàng của một số tỉnh Đông Bắc Thái Lan ra cảng Miền Trung Việt Nam để đi
Bắc Á, theo tính toán về chi phí vận tải chi riêng khao3ng ac1ch đường biển đẽ tiết
kiệm được 1.200 hải lý (Cự ly vận tải đường biển từ các cảng Miền Trung đến Bắc Á là
1.600 hải lý, cự ly đường biển từ Băng Kốk đến Bắc Á là 2.800 hải lý); cự ly đường bộ
từ một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan ra cảng Băng Kốc hoặc Lemchabang
cũng xa hơn so với các cảng Miền Trung Việt Nam từ 100-200 km.
Đến năm 2015 toàn vùng Đông Bắc Thái Lan sẽ xuất khẩu bằng 8% và nhập
khẩu bằng 9% tổng hàng XNK của Thái Lan. Trong đó đi Bắc Á thông qua cảng Việt
Nam, xuất 28% và nhập 30% của khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng Đông
Bắc Thái Lan.
Dự báo hàng của vùng Đông Bắc Thái Lan xuấ t nhập khẩu với thị trường khu
vực Bắc Á sẽ phân vùng hấp dẫn đối với cảng Mỹ Thủy – Quảng trị năm 2020 chiếm
15% - 20% và năm 2030 chiếm 20% - 25% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của
Đông Bắc Thái Lan quá cảnh qua các cảng biển Miền Trung Việt Nam.
Tổng số hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thủy của 2 nước Lào và Thái Lan là
gần 0,25 – 0,3 triệu T/năm 2015, 4,5-5,4 triệu T/năm 2020 và khỏang 12,07 triệu
T/năm 2020.
4.6. Hàng xăng dầu, khí hóa lỏng
Hàng xăng dầu, khí hóa lỏng chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh và một phần phục vụ cho Lào. Dự kiến năm 2020 hàng xăng dầu, LPG qua cảng là
0,49 triệu T/năm và sau 2020 là 4,84 triệu T/năm.
4.7. Hàng phục vụ nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện than xây dựng tại xã Hải Khê, huyện Hải Lăng thuộc khu
kinh tế biển Mỹ Thủy – Đông Nam Quảng Trị được quy hoạch với công suất 120MW
đến năm 2020. Dự kiến trong tương lai khi nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội và công nghiệp tăng cao, nhà máy mở rộng nâng công suất lên 2400MW.
Dự báo hàng phục vụ cho nhà máy nhiệt điện đến năm 2020 là 4,715 triệu T/năm trong
đó than: 4,7 triệu T; dầu: 0,015 triệu T/năm; sau 2020, dự báo hàng hóa thông qua Nhà
máy là 7,801 triệu T/năm sau 2020 (than 7,8 triệu T, dầu: 0,21 triệu T).

4.8. Tổng hợp dự báo hàng hóa qua cảng Mỹ Thủy
Tổng hợp dự báo hàng hóa qua cảng Mỹ Thủy
Bảng 1.6: tổng hợp hàng hóa qua cảng Mỹ Thủy Đơn vị: triệu T
T
T
Hàng hóa 2020 2030
A Hàng qua cảng tổng hợp 8,31 18,38
Hàng phục vụ KTXH 2,4 4,3
hàng xuất nhập khẩu 0,97 2,01
Hàng XNK của Lào, Thái Lan 4,94 12,07
B Hàng qua cảng xăng dầu 0,49 0,84
Hàng xăng dầu, LPG 0,49 0,84
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-18
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
C Hàng nhà máy điện 4,715 7,821
Than 4,70 7,8
Dầu DO, FO 0,015 0,021
Tổng cộng 13,515 27,041
(Tổng hợp: Viện chiến lược – Bộ giao thông vận tải)
5. Đội tàu đến cảng
5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ tàu ra vào cảng
Hiện nay, đội tàu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành vận tải biển ngày
càng có nhiều các cỡ lớn khi vận tải có nhiều lợi thế, giá thành vận tải giảm bởi: Giá
thành đóng tàu cho 1 tấn trọng tải, chi phí nhiên liệu cho 1 tấn – km, chi phhi1 thuyền
viên cho 1 tấn trọng tải giảm đi so với tàu nhỏ.
Chính vì các lý do đó mà trọng tải các loại tàu biển không ngừng tăng lên. Trọng
tải tàu sẽ tăng dần đến một ngưỡng nhất định do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công

suất hợp lý của tàu vận tải biển, trong đó chủ yếu gồm có:
* Đặc trưng của hàng hóa
- Hàng rời, hàng lỏng dễ xếp dỡ, năng suất cao, dễ chứa nên dung tích tàu càng
lớn càng có hiệu quả kinh tế. Hàng rời, hàng lỏng có giá trị thấp, tàu càng lớn thì càng
mang nhiều lợi ích cho chủ tàu.
- Hàng kiện, hàng bao có năng suất xếp dỡ thấp, tàu lớn thời gian chiếm bến lâu
do vậy hiệu quả kinh tế không cao.
- Hàng container với rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là năng suất xếp dỡ rất cao.
Chính vì vậy đội tàu container đã phát triển rất nhanh. Hiện nay cỡ tàu container lớn
nhất đã đạt tới 15.000 TEU.
* Khối lượng hàng hóa
- Khối lượng hàng hóa càng nhiều càng thúc đẩu vận tải bằng tàu lớn.
- Khối lượng hàng ít thì vận tải bằng tàu lớn sẽ không có lợi cho chủ tàu cũng
như chủ cảng.
* Cự ly vận tải hàng hóa
- Cự ly càng xa thì vận chuyển bằng tàu lớn càng có lợi cho chủ tàu và giá thành
vận tải càng rẻ.
- Cự ly vận tải ngắn thì phần lớn thời gian tàu phải nằm tại cảng để làm dịch vụ
xếp dỡ nên tàu lớn sẽ không có lợi.
* Luồng tàu và dịch vụ ở cảng
- Luồng vào cảng không đủ sâu, tàu lớn phải chờ thủy triều hoặc chuyển tải rồi
vào cảng sẽ không có lợi khi dùng tàu lớn.
- Thiết bị xếp dỡ ở cảng có năng suất thấp rất bất lợi cho tàu lớn.
- Chất lượng các loại dịch vụ trong cảng không tốt cũng hạn chế các tàu lớn vào
làm hàng.
5.2. Hiện trạng đội tàu trong nước và quốc tế
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-19
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI

Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Trong nước
Kết quả nghiên cứu trong quy hoạch tổng thể ngành CNTT Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy
hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 đã tổng hợp, thống
kê đội tàu biển trong nước như sau:
Theo báo cáo đăng ký tàu của Cục Hàng hải Việt Nam tính đến 13/10/2010, đội
tàu biển Việt Nam có 1630 chiếc với tổng trọng tải 6.847.212 DWT. Xét về số lượng,
đội tàu thuộc sở hữu Việt Nam đứng thứ 3/10 nước ASEAN, sau 2 nước là Singapore
(1.329 chiếc) và Indonesia (2.041 chiếc). Xét về tổng trọng tải, đội tàu Việt Nam đứng
thứ 4/10 nước ASEAN, sau Singapore (gấp 15 lần tổng trọng tải đội tàu Việt Nam),
Malaysia (2,9 lần), Philippin (1,8 lần).
Xét về độ tuổi bình quân, đội tàu treo cờ Việt Nam hiện là 13,1 đứng thứ hai
trong khu vực ASEAN, chỉ xếp sau Singapore và thấp hơn độ tuổi trung bình của đội
tàu thế giới. Độ tuổi bình quân của đôi tàu vận tải biển treo cờ của hầu hết các nước
ASEAN và Trung Quốc có tuổi bình quân đều trên 20 tuổi (Singapore 12 tuổi, Thái
Lan 25,7; Malaysia là 20,5; Indonesia là 25,6; Philippin là 25,3; Campuchia là 28,5).
Đội tàu Việt Nam có trọng tải bình quân là 4.200 DWT/tàu, trong đó: loại
<1.000DWT có 633 chiếc, loại 1.000 đến <3.000DWT có 430 chiếc; loại 3.000 đến
<5.000DWT có 310 chiếc; loại 5.000 đến <7.000DWT có 71 chiếc; loại 7.000 đến
<10.000DWT có 58 chiếc; loại 10.000 đến <20.000DWT có 62 chiếc; loại 20.000 đến
<30.000DWT có 36 chiếc; loại 30.000 đến <50.000DWT có 17 chiếc; loại 50.000 đến
<70.000DWT có 5 chiếc; loại 70.000 đến <100.000DWT có 3 chiếc, loại
>100.000DWT có 5 chiếc.
Cơ cấu phân theo chủ sở hữu: Theo thống kê của cục Đăng kiểm, Việt Nam có
597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu sỡ hữu đội tàu có
tổng trọng tải trên 10.000DWT. Tuy nhiên trong số 33 chủ tàu này có đến 25 chủ tàu
thuộc 4 tập đoàn kinh tế và TCT lớn là: Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines),
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro-VietNam, tính cả đội tàu của xí nghiệp liên doanh

dầu khí Vietsovpetro), Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn
Công nghệ Tàu thủy Việt Nam (hiện đã chuyển về Vinalines). Các đơn vị này tuy chỉ
sở hữu 18,5% số lượng tàu nhưng lại sỡ hữu tới 5,6 triệu DWT, chiếm 82% tổng trọng
tải đội tàu Việt Nam, trong đó chiếm 76% trọng tải tàu hàng khô, 99% trọng tải tàu
container và 94% trọng tải tàu dầu.
Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 đã xác định quy mô, cơ cấu đội tàu
vận tải biển Việt Nam đến năm 2015, 2020 như sau:
Bảng 1.7: Quy mô, cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam năm 2010, 2015 và 2020
T
T
Loại tàu
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Trọng
tải
Tỉ lệ Trọng
tải
Tỉ lệ Trọng tải Tỉ lệ
DWT % DWT % DWT %
1 Tàu bách hóa 2.636.17 38,5 2.980.95 36,9 3.868.210 32,6
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-20
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
7 2
2 Tàu hàng rời 1.965.15
0
28,7 2.086.95
7

25,9 2.705.349 22,8
3 Tàu container 342.361 5,0 786.486 9,7 1.487.400 12,5
TEU 25.170 52.432 97.057
4 Tàu dầu sản phẩm 1.383.13
7
20,2 1.529.59
8
18,3 1.769.345 15,1
5 Tàu dầu thô 520.388 7,6 991.667 11,8 1.921.998 16,4
Tổng 6.847.21
2
100 8.375.66
0
100 11.752.30
1
100
Ghi chú: Hiện trạng đội tàu cập nhật theo báo cáo đăng ký tàu CHHVN tính đến tháng
10/2010- Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam.
- Quy mô đội tàu vận tải biển Việt Nam năm 2015 có 1.520 chiếc với tổng trọng
tải 8.375.660DWT, trong đó đội tàu của Vinalines chiếm 13% vè số chiếc (198 chiếc)
và 50% về trọng tải (4,2 triệu DWT) với trọng tải tàu trung bình là 21.000 DWT/tàu.
- Quy mô năm 2020 có 1.740 chiếc với tổng trọng tải 11.752.301 DWT. Độ tuổi
trung bình dự kiến của đội tàu là 12,3 tuổi, trong đó đội tàu cùa Vinalines chiếm 15%
về số chiếc (261 chiếc) và 52% về trọng tải (6,1 triệu DWT) với trọng tải trung bình là
23.400 DWT/tàu.
* Quốc tế
Theo số liệu của UNCTAD đến 2007 đội tàu thế giới có trọng tải khoảng 1.042
triệu DWT, trong đó:
Tàu chở dầu: 383 triệu DWT chiếm 36,7%
Tàu chở hàng rời 367,5 triệu DWT chiếm 35,3%

Tàu chở bách hóa tổng hợp: 100,9 triệu DWT chiếm 9,7%
Tàu chở Container: 128,3 triệu DWT chiếm 12,7%
Riêng tại khu vực Châu Á, thống kê đội tàu đến 2010 cho thấy cỡ tàu từ
30000DWT - 50.000DWT và trên 50.000DWT chiếm tỷ lệ khoảng 10,4% và cho trong
bảng sau:
Bảng 1.8: Thống kê đội tàu các nước trong khu vực (chiếc)
TT Nước Tổng đội
tàu
Dưới
30.000DW
T
30.000DWT
-
50.000DWT
Từ
50.000DW
T và lớn
hơn
1 Thái Lan 586 559 26 1
2 Indonesia 2.045 2.022 16 7
3 Malaysia 467 435 25 7
4 Singapore 1.329 994 202 133
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-21
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
5 Philippin 869 812 42 15
6 Campuchia 654 647 6 1
7 Brunie 22 15 2 5

8 China 2.454 2.062 229 163
Tổng cộng 8.426 7.546 548 332
Tỷ lệ (%) 6,50 3,94
(Nguồn: Quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến 2020 định hướng đến 2030)
5.3 Dự báo cỡ tàu trên tuyến vận tải
Từ thực trạng đội tàu trong nước và quốc tế, các nguyên nhân ảnh hưởng đến cỡ
tàu ra vào cảng, quy hoạch vận tải biển Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển
đội tàu vận tải biển và cớ tàu vận tải tối ưu theo từng tuyến vận tải như sau:
Phướng hướng phát triển
+ Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại, trẻ hóa và chú trọng phát triển các loại
tàu chuyên dùng như tàu container, hàng rời cỡ lớn, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng, tàu lash
v.v… Nghiên cứu phát triển tàu chở khách cao tốc Bắc – Nam và tàu khách du lịch.
+ Đảm nhận 100% nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng thị phần vận chuyển hàng
hóa xuất nhập đạt 25÷35%. Kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngao2i. Quy mô đội tàu
dự kiến năm 2010 đạt 6,0÷6,5 triệu DWT; năm 2020 đạt 11,5÷12 triệu DWT.
Cỡ tàu vận hành trên các tuyến trong nước và quốc tế của đội tàu biển Việt Nam
dự kiến:
Đối với hàng rời:
Tuyến Châu Á: 2 ÷ 3 vạn DWT
Tuyến Châu Úc, Châu Phi: 3÷7 vạn DWT
Tuyến nội địa: 5000÷2 vạn DWT
Đối với hàng bách hóa tổng hợp:
Tuyến Châu Á: 1÷2 vạn DWT
Tuyến Châu Âu, Bắc Mỹ: 3 vạn DWT
Tuyến nội địa: 1.000 ÷ 1 vạn DWT
Đi các cảng ven biển Việt Nam sữ dụng cỡ tàu 5.000DWT ~ 20.000DWT
Đi các tuyến biển gần sử dụng tàu 10.000DWT ~ 20.000DWT
Đi các tuyến biển xa sử dụng tàu 30.000 – 50.000DWT
Đối với hàng container:
Tuyến Châu Á: 1.000 ÷ 3.000TEU

Tuyến Châu Âu, Bắc Mỹ: 4.000 ÷ 8.000TEU
Tuyến nội địa: 100 ÷ 1.000 TEU
Đối với hàng lỏng
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-22
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
Dầu thô xuất nhập ngoại: 10÷25 vạn DWT
Dầu thô trong nước: 10 vạn DWT
Sản phẩm dầu xuất nhập ngoại: 2÷5 vạn DWT
Sản phẩm dầu trong nước: 1.000 ÷ 2 vạn DWT.
Căn cứ các đặc điểm tự nhiện khu vực xây dựng cảng (địa hình, địa chất…), khả
năng nạo vét, đào bể cảng, khả năng tiếp nhận hàng hóa cảu cảng, kiến nghị lựa chọn
đội tàu ra vào cảng Mỹ Thủy là các tàu vận tải như sau:
- Đối với hàng háo tổng hợp, container: tàu có trọng tải lớn nhất đến
50.000DWT- 100.000DWT.
- Đối với hàng than: tàu có trọng tải đến 20.000DWT (than chuyển tải từ Vĩnh
Tân về) và 50.000 – 70.000DWT trường hợp than nhập ngoại.
- Đối với hàng hoá lỏng: sử dụng các lao5i tàu có trọng tải 10.000 – 50.000DWT
và sẽ phát triển đến 100.000DWT theo lộ trình dự án về xăng dầu của Chủ đầu tư với
các đối tác nước ngoài.
Bảng 1.9: Thông số kỹ thuật của đội tàu đến cảng
Trọng tải (DWT) L(m) B(m) T(m)
Tàu tổng hợp
15 – 20.000DWT 153 22 9,3
30.000DWT 186 27,1 10,9
40.000 DWT 201 29,4 11,7
50.000 DWT 216 31,5 12,4
1000000 DWT 300 38,7 15

Tàu container
30.000DWT 237 30,7 11,6
40.000 DWT 263 33,5 12,4
50.000 DWT 280 35,8 13,0
1000000 DWT 320 46 15
Tàu chở than, hàng rời
20.000 DWT 180 23,5 9,5
50.000 DWT 209 32,3 12,4
70.000 DWT 231 32,3 13,7
Tàu dầu, khí hóa lỏng
10.000DWT 130 20,1 8
30.000 DWT 185 28,3 10,9
50.000 DWT 211 32,3 12,6
100.000 DWT 240 39 15
7. Kết luận.
7.1. Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu chung: xây dựng cảng Mỹ Thủy nhằm:
- Tận thu điều kiện tự nhiên để hình thành và phát triển một cảng đào có quy mô
tiếp nhận các tàu tải trọng 50.000 – 100.000DWT; công suất cảng giai đoạn hoàn thiện
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-23
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
đạt đến 27 triệu T/ năm và có thể nâng cao được công suất hàng qua cảng khi có nhu
cầu xuất nhập hàng hóa tăng.
- Khai thác lợi thế về vị trí địa lý, giao thông của tỉnh Quảng Trị trong hành lang
kinh tế Đông – Tây (EWEC), là của ra - vào cho phát triển kinh –tế xã hội của tỉnh
Quảng trị và các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ.
- Tạo động lực để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng

Trị theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng. Tăng khối lượng hàng háo xuất khẩu, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ sang
các thị trường tiềm năng như: Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực tạo đà khai
thác các họat động vận tải, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ cảng có liên quan.
- Nâng cao mức sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các khu vực khó khăn
bằng cách chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, tạo ra việc làm có mức thu nhập khá, đảm
bảo ổn định đời sống.
- Xây dựng cảng biển Quảng Trị sẽ tạo thành một đầu mối giao thông liên hoàn
góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Mục tiêu của Nhà đầu tư: đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng thiết yếu: đê
chắn cát, san lấp mặt bằng, nạo nét 1 phần ban đầu luồng tàu, đào bể cảng, khu nước,
xây dựng hạ tầng điện nước, giao thông liên lạc giữa các khu, làm cơ sở để kêu gọi các
nhà đầu tư thứ cấp thực hiện đầu tư các dự án thành phần phù hợp với quy hoạch cảng
biển Mỹ Thủy.
7.2 Phạm vi nghiên cứu của dự án
Nghiên cứu tổng thể quy hoạch cảng biển Mỹ Thủy từ đó xác định các hạng mục
công trình hạ tầng thiết yếu của cảng Mỹ Thủy để Chủ đầu tư thực hiện. Trên cơ sở đó,
lập tiến độ thi công, tính toán kinh phí đầu tư xây dựng của dự án tổng thể bao gồm
phần kinh phí hạ tầng do Chủ đầu tư thực hiện và phần kinh phí do các Nhà đầu tư thứ
cấp khác thực hiện.
7.3 Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp, thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Từ năm 2013-2015, Công ty Cổ phần Cảng biển
Quốc Tế Mỹ Thủy thực hiện xây dựng hạ tầng ban đầu làm cơ sở kêu gọi đầu tư bao
gồm: Xây dựng đê chắn cát, san lấp, xây dựng đường giao thông liên kết giữa các khu,
nạo vét 1 phần luồng tàu, bể cảng, xây dựng 1 phần hạ tầng bến, bãi để phục vụ khai
thác ban đầu, thi công các công trình khác trong cảng Mỹ Thủy. Từ năm 2016-2020 và
sau 2020, Công ty Cổ phần Cảng biển Quốc Tế Mỹ Thủy sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thứ
cấp trong và ngoài nước cùng hợp tác để tiếp tục triển khai dự án.

BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-24
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG
1. Vị trí, đặc điểm địa hình, hiện trạng sử dụng đất và dân cư
1.1. Vị trí
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 16
0
18’ –
17
0
10’ vĩ Bắc và 106
0
32’-107
0
24’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp Quảng Bình, phía Nam
giáp Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp CHDCND Lào.
Cảng biển Mỹ Thủy nằm trong khu kinh tế biển, thuộc đọan bờ biển nằm giữa 2
xã Hải An và Hải Khê, huyện Hải Lăng. Phía Bắc giáp xã Hải An, phía Tây giáp xã Hải
Khê, phía Nam giáp xã Hải Quế, hải Dương, phía Đông giáp Biển Đông.
Cảng biển Mỹ Thủy là một phần trong khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Hình: Cảng Mỹ Thủy trong sơ đồ tổ chức không gian khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
1.2. Địa hình, hiện trạng sử dụng đất
BÁO CẢO GIẢI TRÌNH KINH TẾ KỸ THUẬT CÀNG BIẾN MỶ THỦY - QUÃNG
TRỊ
3-25
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Tel: 043.7566891 - Fax: 043.7566892 - E-mail:

×