Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Konxtantin Pauxtopxki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.84 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_____________________




Giang Thị Thủy






THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI



Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ QUỲNH NGA





Thành phố Hồ Chí Minh – 2010

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm
khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng những thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi, đồng thời giúp tôi rèn luyện nhân cách
trong suốt khóa học 2006 - 2009, chương đào tạo trình sau đại học, chuyên ngành Văn học
nước ngoài.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn TS. Trần Thị Quỳnh Nga - người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học, giúp tôi từng bước hoà
n thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Phòng Khoa học – Công nghệ sau đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên thư
viện Trường Đại Học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng,
xin chân thành cảm ơn sự động viên, ủng hộ của gia đình, các chị, các
em, bạn bè. Xin cảm ơn người đã lặng lẽ chia sẻ cùng tôi những giai điệu bí ẩn của tâm hồn,
cảm ơn những người bạn tuy họ không ở bên cạnh tôi nhưng tôi vẫn nhận được lời động
viên, khuyến khích của các bạn ấy, giúp tôi có thêm niềm tin trên bước đường tìm
hiểu khoa
học.


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2010
Học viên thực hiện




Giang Thị Thủy

Quy ước chung


Khi phiên âm
tiếng Việt, tên của nhà văn Kônxtantin Pauxtôpxki hiện có nhiều
cách viết, ví dụ: Constantin Paustovski, Konstantin Paustovski, Konstantin
Paustovsky, Kônxtantin Pauxtốpxki, Kônxtantin Pauxtôpxki… Trong luận văn này
chúng tôi xin quy ước viết tên tất cả các tác giả văn học Nga và thế giới, tên các nhà
nghiên cứu phê bình, lí luận văn học thế giới… theo cách phiên âm trong Từ điển
Văn học (2003) do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
chủ biên, nhà xuất bản Thế giới ấn hành.
Do trích dẫn từ những nguồn tài liệu khác nhau, tên một số tác giả, t
ên địa
danh, tên nhân vật không tránh khỏi đôi chỗ khác biệt. Để tỏ ý tôn trọng bản quyền
tác giả, chúng tôi xin được giữ nguyên văn tên những danh từ riêng này đúng như tác
giả của bài viết đã sử dụng.

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Nga là một nền văn học lớn, có tầm ảnh hưởng đáng kể đối với lịch sử
phát triển của văn học thế giới trên nhiều phương diện. Nền văn học viết của Nga

hình thành từ thế kỉ XI, tuy nhiên văn học xứ sở bạch dương chính thức ghi danh tên
tuổi của mình vào nền văn học thế giới bằng những thành tựu rực rỡ của văn học thế
kỉ XIX. Đây là thời kì được mệnh danh là thế kỉ vàng trong lịch sử văn học Nga với
tên tuổi của A.Puski
n, M.Lecmôntôp, N.Gôgôn, Ph.Đôxtôiepki, L.Tônxtôi,
A.Sêkhôp…
Những năm đầu thế kỉ XX, lịch sử nước Nga bước sang trang mới với thắng lợi
của Cách mạng tháng Mười vĩ đại, lật đổ chế độ Nga hoàng, đánh dấu một mốc son
trong bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc. Sau khi bình ổn cuộc nội chiến (1918 -
1922), Đảng và nhà nước Xô viết đã lãnh đạo nhân dân từng bước tiến hành công
cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Những thành quả đạt được từ kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất, 5 năm lần t
hứ hai, giúp đất nước và con người Xô viết có những bước
chuyển m
ình lớn lao trên mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục đến
khoa học kĩ thuật. Tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại,
chống lại chủ nghĩa phát xít, thế giới một lần nữa khâm phục sự vươn lên mạnh mẽ,
vượt bậc của một dân tộc kiên cường, bất khuất. Văn học luôn song hành với bước
tiến của lịch sử. Hiện thực sống và chiến đấu của nhân dân Xô viết đư
ợc phản ánh
chân thực, sinh động trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong giai đoạn phong
ba bão táp của lịch sử, các tác phẩm văn nghệ Xô viết vẫn chứa đựng niềm tin mãnh
liệt vào tương lai tốt đẹp. Khuynh hướng chung của văn học Xô viết lúc bấy giờ là tái
hiện bức tranh sử thi hoành tráng có tầm khái quát rộng lớn về con người và xã hội.
Kônxtanti
n Pauxtôpxki đến với cuộc đời giữa lúc xã hội Nga đang trong bầu
không khí sục sôi của đêm trước trước Cách mạng tháng Mười. Ông trưởng thành
trong thời kì nước Nga trải qua những bước thăng trầm của cuộc nội chiến. Trong thế
chiến thứ Hai, ông làm phóng viên chiến tranh của mặt trận phía Nam. Ông đi nhiều,
và chủ yếu viết dựa trên những ấn tượng sống trực tiếp. Hơn nửa thế kỉ hoạt động

trên nhiều lĩnh vực: làm báo, viết văn, tham gia giảng dạy tại Học viện Gorki,
Pauxtôpxki đã để lại một khối lượng tác phẩm phong phú, đa dạng về thể loại - tiểu
thuyết, truyện vừa, tiểu luận, chân dung văn học, đặc biệt là truyện ngắn. Hòa vào
dòng mạch chung của văn xuôi Nga hiện đại, Pauxtôpxki vẫn chọn cho mình một lối
đi riêng. Tiếp thu tinh hoa từ những bậc tiền bối trong lịch sử văn học dân tộc, không
ngừng tôi rèn bản thân, học tập kinh nghiệm từ bạn bè và đồng nghiệp, Pauxtôpxki đã
khẳng định được vị trí của ông trên văn đàn Nga bên cạnh những tên tuổi trụ cột của
dòng văn học hiện t
hực xã hội chủ nghĩa đương thời như M. Gorki, A. Tônxtôi, A.
Fađêep, M. Sôlôkhôp…
Người viết chọn đề t
ài này xuất phát từ lòng yêu mến văn học Nga - một nền
văn học giàu chất nhân văn, vừa trung thành với hiện thực vừa đậm chất trữ tình, một
nền văn học ca ngợi những con người kiên cường trong chiến đấu, m
iệt mài trong lao
động, chung thủy trong tình yêu, cống hiến hết mình vì nghệ thuật. Những tác phẩm
vừa hiện thực vừa trữ tình, chất thơ trong văn xuôi cùng lối kể chuyện nhẹ nhàng của
Pauxtôpxki đánh thức những rung động mỏng m
anh, khẽ khàng của tâm hồn, mở ra
chiều sâu thăm thẳm của cái đẹp ẩn giấu sau những điều bình dị, giản đơn. Mỗi câu
chuyện của Pauxtôpxki là một bài ca ngọt ngào về tình yêu con người và cuộc sống.
Đặc biệt, bầu không khí trong ngần bao quanh thế giới nhân vật Pauxtôpxki để lại ấn
tượng sâu đậm trong kí ức người viết cũng như bao bạn đọc từng tiếp xúc với tác
phẩm của ông ngay từ lần đầu tiên. Vì tình yêu và niềm
say mê dành cho tác giả
truyện ngắn Nga này, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
Thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Kônxtantin Pauxtôpxki.

2. Lịch sử vấn đề

Pauxtôpxki là nhà văn Nga nổi tiếng. Với khuynh hướng lãng mạn và phong
cách trữ tình độc đáo, sáng tác của ông đã làm
say mê bao thế hệ độc giả. Trong
những bài viết, giới nghiên cứu, phê bình khẳng định những đóng góp của
Pauxtôpxki và dành cho nhà văn tình cảm trân trọng, quý
mến.
Tại Nga, đồng nghiệp cũng như các nhà văn thuộc thế hệ sau Pauxtôpxki đều
dùng những hình dung từ rất đẹp khi bàn về tài năng nghệ thuật của ông. Trong lời
giới thiệu Truyện chọn lọc - Kônxtantin Pauxtôpxki, Ilia Êrenbua nhận định: “Nếu
không kể đến những tác phẩm của Kônxtantin Pauxtôpxki thì nền văn học Nga đã bỏ
sót một nét đẹp hiếm có. Trong lịch sử văn học Nga có rất nhiều tài năng lỗi lạc mà
tên tuổi của họ đã được thế giới công nhận, nhưng thật khó có thể tìm được một tấm
gương tận tụy, miệt mài trong hoạt động sáng tác như Pauxtôpxki Bạn đọc yêu
mến
Pauxtôpxki bởi vì lòng tốt không có giới hạn của ông dành cho con người và cuộc
đời. Trong tác phẩm của ông, con người nào cũng nhân hậu, con người nào cũng hào
hiệp, con người nào cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác. Đừng ngần ngại trao tặng
lòng yêu thương, sự chia sẻ đến mọi người xung quanh – đó là cách để được mọi
người yêu quý và kính trọng. Pauxtôpxki được mọi người nhớ mãi cũng vì thế”.
1

Nữ thi sĩ Ônga Becgôn – người m
à những bài thơ tình sâu lắng của bà làm trái
tim bao thế hệ độc giả Việt Nam phải xao xuyến – cho rằng: “Không thể kể hết những
người cầm bút thuộc thế hệ chúng tôi xem Kônxtantin Pauxtôpxki như bậc thầy đáng
kính của mình. Có lẽ chính Pauxtôpxki cũng không ngờ ông có nhiều học trò đến vậy.
Bản thân tôi cũng là một học trò nhỏ của ông. Còn hạnh phúc nào hơn nếu tôi có thể
học tập từ người thầy của mình dù chỉ một chút tinh hoa từ nghệ thuật sử dụng ngôn
từ điêu luyện, có sức truyền cảm mạnh mẽ nhường ấy”
2

.
Pauxtôpxki được đánh giá là một trong những bậc thầy của nghệ thuật tru
yện
ngắn Xô viết đương đại. Bitôp khẳng định: “Liệu có cần nói gì thêm về Pauxtôpxki
khi tất cả chúng ta đều mong “đan dệt” được những truyện ngắn đẹp đẽ, trong suốt,
những truyện ngắn lương thiện đến như thế” [33, tr. 135]. Đánh giá những đóng góp
của Pauxtôpxki đối với thể loại truyện ngắn, S. Aimatôp viết: “Hãy nhớ lại
Pauxtôpxki. Trong truyện của ông, dường như chẳng có chuyện gì xảy ra. Không ai

đuổi bắt ai mà cũng không ai rời bỏ ai. Vậy mà đọc truyện ta cảm thấy rất thú” [33,
tr. 147].
I.Bônđarep khâm phục tài năng của người thầy Pauxtôpxki trong việc xây dựng
tình huống truyện mà “thiếu nó thì nhân vật không có da thịt và mờ nhạt. Cái trò chơi
lạ thường sáng tối, sự phối hợp chính xác màu sắc, âm thanh, mùi
vị, nhịp điệu,


1
Nguồn:

2

thanh điệu là khả năng tuyệt vời không phải luôn luôn bắt gặp trong văn học chúng
ta” [45, tr. 145]. Đặc biệt Bônđarep nhấn mạnh đến biệt tài tạo dựng bầu không khí
trữ tình như thực như mơ bao trùm khắp các sáng tác của bậc thầy truyện ngắn này.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn học, các dịch giả đã sớm giới thiệu
những sáng tác của Pauxtôpxki tới bạn đọc trong nước. Tập Bông hồng vàng được
xuất bản ở Nga năm 1955, không bao lâu sau, một số truyện ngắn tiêu biểu của
Pauxtôpxki đã được các dịch giả miền Nam dịch san
g tiếng Việt.

Ở miền Nam, năm 1953, truyện ngắn Mưa trong bình minh do Vũ Minh
Thiều dịch được đăng trên Tập san Nhân loại do Đông Hồ chủ trương, các số 16 - 17
- 18 (Số 16 ra ngày 9 tháng 11 năm 1953).
Ở miền Trung, truyện Mưa lúc rạng đông được Bửu Kế và Cẩm Tâ
m dịch, in
trong tập Truyện ngắn quốc tế, nhà xuất bản Hương Bình ở Huế ấn hành năm 1955.
Ngay từ những ngày đầu, truyện ngắn Pauxtôpxki đã nhanh chóng chinh phục
được đông đảo những người yêu văn học nghệ thuật Việt Nam bởi phong cách văn
xuôi đậm chất lãng mạn, trữ tình. Trong bài “Trả lời phỏng vấn văn nghệ của Bách
khoa Sài Gòn”, số 66 ra ngày 1 tháng 11 năm
1959, tác giả Nguyễn Phúc và nhà văn
Võ Phiến khẳng định khả năng truyền cảm đặc biệt của truyện Mưa lúc rạng đông
(Truyện ngắn quốc tế do Bửu Kế và Cẩm Tâm dịch): “Khung cảnh và tâm tình nhân
vật đều mờ mờ như làn mưa bụi lúc rạng đông” [38, tr. 42], “những tình cảm trong
đó bàng bạc, vương vít khắp nơi, ở một lóe nắng, một bụi cỏ, ở tiếng nói cười trong
truyện rải rác gần như vô tình” [38, tr. 48].
Sang đầu những năm 60 của t
hế kỉ XX, Bông hồng vàng đã được giới thiệu ở
nước ta qua bản dịch của Vũ Thư Hiên. Với tất cả tình yêu và sự đồng cảm dành cho
những áng văn giàu chất trữ tình của nhà văn Xô viết này, Vũ Thư Hiên và Mộng
Quỳnh đã dồn hết tâm huyết để chuyển tải một cách trung thực và trọn vẹn nhất chất
văn xuôi ngọt
ngào, cái duyên kể chuyện mượt mà sâu lắng trong văn phong của
Pauxtôpxki sang tiếng Việt.
Các sáng tác của Pauxtôpxki được đánh giá là có một sức hút đặc biệt. Anh
Trúc ca ngợi những sáng tác của Pauxtôpxki là kết tinh vẻ đẹp của tâm hồn Nga, tính
cách Nga. Trong Kể chuyện tác gia văn học nước ngoài, Nguyên An đề cập đến yếu
tố bất ngờ, tính ngẫu nhiên trong truyện Pauxtôpxki và khẳng định giá trị nhân văn
sâu sắc chứa đựng trong những trang viết của Pauxtôpxki có khả năng thanh lọc tâm
hồn con người. Nguyễn Hải Hà tôn vinh Pauxtôpxki là “Người dẫn đường tới cái

đẹp”. Theo ông, biệt tài của Pauxtôpxki là phát hiện và chuyển tải chất thơ trong cuộc
sống bình dị vào trang viết. Phan Hồng Giang - nhà nghiên cứu văn học, đồng thời là
một dịch g
iả rất tâm huyết với văn học Nga - ca ngợi Pauxtôpxki là người gom góp,
chắt chiu cái đẹp: “Như con ong chuyên cần bay cuối đất cùng trời, hút nhụy hoa
tươi, chắt chiu thành mật ngọt, Pauxtôpxki đã run rẩy đón nhận từng vẻ đẹp li ti nhất
rồi đem lại cho chúng ta những vẻ đẹp ấy với sắc màu, hương vị tươi nguyên” [35, tr.
314].
Pauxtôpxki là một trong những tác giả được các nhà văn Việt Nam chọn là tấm
gương học tập trong nghệ thuật viết truyện ngắn. N
ghệ thuật miêu tả thiên nhiên được
đánh giá là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chiều sâu thăm thẳm của cái đẹp
trong các sáng tác của ông. Vũ Thị Thường nhận xét về nghệ thuật miêu tả mang đậm
sắc thái hội họa trong văn Pauxtôpxki: “Đọc văn Pauxtôpxki, nhiều đoạn như xem
tranh, ông tả rừng mà vẽ lên từng cái gân lá, sau đó ông xóa đi để vẽ nên lớp sương
mù” [33, tr. 14]
.
Đặng Thị Hảo nhấn mạnh một phương diện nghệ thuật của truyện ngắn
Pauxtôpxki, đó là chất thơ trong văn xuôi:
“Chất thơ trong văn xuôi là một biểu hiện đặc sắc trong phong cách
nghệ thuật của Pauxtôpxki. Đó là sự kết hợp nhuần nhị cái khí sắc lãng mạn –
đặc điểm xuyên suốt từ những sáng tác đầu tay của ông – với bút pháp t
rữ tình
cùng cái duyên mượt mà của một văn phong điêu luyện, làm cho những “bài
thơ văn xuôi” của ông thấm vào hồn người một cách nhẹ nhàng, tinh tế…”
[26, tr. 1341 – 1342].
Theo Phong Lê, tài năng đặc sắc của tác giả trong việc nắm bắt chất thơ lung
linh m
uôn màu từ hiện thực cuộc sống là yếu tố tạo nên giá trị bền vững của truyện
Pauxtôpxki giữa dòng chảy muôn trùng lớp sóng của văn học thế giới: “Có thể nói


nếu có một chất thơ đích thực nhưng khó nắm ở đời thì Paustovski chính là bậc thầy
cao nhất để nhận ra và lưu giữ được nó khiến cho mỗi chuyện đời bình dị qua ông
bỗng trở nên lung linh trong Tuyết, Cô gái làm ren, Lẵng quả thông…” [29, tr. 22].
Nhìn chung, những vấn đề liên quan đến đặc trưng phong cách nghệ thuật
Pauxtôpxki không phải là quá mới mẻ. Tuy nhiên, ngoài những bài giới thiệu khái
quát vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về thế giới nghệ thuật truyện
ngắn Kônxtantin Pauxtôpxki. Vì vậy, việc đi sâu phân tích làm rõ hơn những đặc sắc
trong nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Pauxtôpxki là điều cần thiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện đề tài này dựa trên việc khảo sát, phân tích các tác phẩm
của ông qua văn bản tiếng Việt. Cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu thế giới nghệ thuật
truyện ngắn Pauxtôpxki trên một số phương diện: Thế giới nhân vật, cốt truyện và kết
cấu, không gian – thời gian nghệ thuật, chất thơ trong văn xuôi. Đây là những yếu tố
tiêu biểu tạo nên dấu ấn riêng của tác giả.
Những truyện ngắn của Pauxtôpxki khảo sát trong luận văn chủ yếu được viết
bắt đầu từ những năm 1930, nở rộ nhất là thời kì trước và sau chiến tranh thế giới thứ
Hai, sau đó là các tác phẩm được sáng tác rải rá
c đến trước khi ông qua đời vào năm
1968. Những truyện ngắn này được in trong tập Bông hồng vàng và Bình minh
mưa.

4. Đóng góp của luận văn

m hiểu những nét đặc trưng trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Pauxtôpxki, luận văn – trong chừng mực nhất định – đem lại cho người đọc cái nhìn
tương đối toàn diện về một gương mặt truyện ngắn đã và đang được nhiều bạn đọc
yêu mến. Đề tài khảo sát một cách hệ thống t

ruyện ngắn Pauxtôpxki để nhận diện
phong cách nhà văn, chỉ ra những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật. Từ đó có
thể khẳng định những đóng góp của Pauxtôpxki đối với sự phát triển của thể loại
truyện ngắn Nga hiện đại.

5. Phương pháp nghiê
n cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản
sau:
Phương pháp lịch sử được áp dụng trong việc tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Phương pháp này còn giúp chúng tôi tìm
hiểu thế giới truyện ngắn Pauxtôpxki dựa trên những đặc trưng của thể loại truyện
ngắn đã có bề dày truyền thống trong lịch sử phát triển của văn học thế giới.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm nổi bật nét độc đáo trong thế
giới nghệ thuật truyện ngắn Pa
uxtôpxki qua việc đối sánh tác phẩm của ông với tác
phẩm của các nhà văn khác.
Trong khi sử dụng các phương pháp trên, chúng tôi đồng thời sử dụng thao tác
phân tích để đi sâu đánh giá tác phẩm theo hướng cảm thụ, cảm nhận.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập (
9 trang), Kết luận (3 trang), Phụ lục (20 trang), luận
văn được triển khai trong ba chương.
Chương 1: Kônxtantin Pauxtôpxki - Con người và quan niệm nghệ thuật (15
trang)
Ngoài phần giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, những tác phẩm chính, chúng tôi
trình bày một số quan niệm của Pauxtôpxki về nghề văn, sứ mệnh nhà văn, kinh
nghiệm sáng tác văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng. Đây là tiền đề quan
trọng hình thành nên phong cách truyện ngắn đặc sắc của ông.

Chương 2: Thế giới nhân vật truyện ngắn
Kônxtantin Pauxtôpxki (17
trang)
Chương này được triển khai nhằm miêu tả và phân tích vẻ đẹp của tâm hồn
Nga, tính cách Nga qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn Pauxtôpxki.
Chương 3: Phương thức biểu hiện của truyện ngắn Kônxtantin Pauxtôpxki (31
trang)
Phân tích những đặc trưng nghệ thuật đặc sắc làm nên vẻ đẹp của thế giới nghệ
thuật truyện ngắn Pauxtôpxki
trên một số phương diện: Cốt truyện và kết cấu, không
gian - thời gian nghệ thuật, chất thơ trong văn xuôi là nhiệm vụ đặt ra trong chương
3.

Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Pauxtôpxki có sức truyền cảm mạnh mẽ, để lại
những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Kể từ những ngày đầu tác phẩm của ông
được giới thiệu tại dải đất hình chữ S trên bản đồ thế giới, bạn đọc Việt N
am đã dành
cho Pauxtôpxki tình cảm thiết tha, trìu mến suốt dọc dài thời gian. Vì thế, luận văn
dành phần Phụ lục trình bày những suy nghĩ của bản thân về quá trình Pauxtôpxki
được đón nhận tại Việt Nam, sự tác động sâu sắc từ những trang văn của Pauxtôpxki
đến đời sống tinh thần bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ và dấu ấn Pauxtôpxki trong
sáng tác của một số nhà văn Việt Nam.
Chương 1
KÔNXTANXTIN PAUXTÔPXKI –
CON NGƯỜI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1.1. Kônxtantin Pauxtôpxki – Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
1.1.1. Cuộc đời
Kônxtantin Pauxtôpxki sinh ngày 31 tháng 5 năm 1892 tại Matxcơva. Gia đình
ông gốc Côdắc miền Dapôrôgiê, sau đó chuyển tới ngụ tại vùng ven sông Rôtxi, gần

tỉnh lị Bêlaia Séccôp. Thân phụ của Pauxtôpxki là một công chức thống kê trong
ngành đường sắt. Hầu như suốt cuộc đời, cha ông gắn bó với những tuyến đường sắt
phần Châu Âu của nước Nga. Do yêu cầu công việc của cha, gia đình Pauxtôpxki
thường phải thay đổi chỗ ở nên từ nhỏ nhà văn được đi đến nhiều vùng khác nhau
trên đất nước. Từ những tháng năm t
uổi thơ, cuộc sống của cậu bé Pauxtôpxki đã gắn
liền với những chuyến đi.
Ông Ghêoócghi Măcximôvich - cha của Pauxtôpxki - là một người lãng mạn,
phóng khoáng. Ông rất tôn trọng thế giới tâm tư, tình cảm riêng của các con. Trong
một lá thư gửi con trai trong thời gian đi công tác xa nhà, ông viết: “Ba vẫn vững tin
rằng rồi đây trong cuộc đời, con sẽ vươn tới được những hoài bão của mình và sẽ trở
thành một con người chân chính. Hãy nhớ lấy lời khuyên mà có lần ba đã thổ lộ với
con: Đừng bao giờ đánh giá con người qua những ấn tượng ban đầu, t
rước khi am
hiểu tường tận mọi cảnh huống xui khiến người ta có một hành động nào đó, trước
khi có đầy đủ từng trải để hiểu hết những điều mà giờ đây con chưa thể hiểu được”
[36, tr. 288]. Mẹ của Pauxtôpxki là người có tấm lòng nhân
hậu, độ lượng song cũng
rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái.
Các thành viên trong gia đì
nh Pauxtôpxki đều yêu thơ ca, nghệ thuật. Ông nội
Măcxim Grigôriêvich là cựu chiến binh Côdăc dưới thời Nga hoàng Nicôlai I, từng
tham gia cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kì. Ông cụ thường hay kể cho Pauxtôpxki
những truyền thuyết cổ xưa, k
hơi dậy trong tâm hồn người cháu tình yêu văn học
nghệ thuật. Theo lời tác giả bộc bạch trong bộ tự truyện, bà ngoại ông là một người
rất yêu thơ ca. Vào dịp tác phẩm đầu tay của Pauxtôpxki được đăng báo, bà đã chúc
phúc cậu cháu trai trong nỗi vui sướng nghẹn ngào: “Hãy lao động và hạnh phúc
cháu ạ. Phải tin rằng Đức Chúa thương hại bà vì Người đã dành cho bà niềm hạnh
phúc này trước khi nhắm mắt” [36, tr. 356].

Pauxtôpxki trải qua t
hời niên thiếu tại Ucraina. Ông học trung học tại Kiep và
là bạn học của Mikhain Bungacôp. Đang học trung học thì bố mất, Pauxtôpxki phải
làm gia sư để có thêm tiền ăn học. Một phần tuổi hoa niên và tuổi trẻ của Pauxtôpxki

đã trôi qua trong hoàn cảnh không nhiều thuận lợi nhưng ông vẫn ấp ủ, nuôi dưỡng
cho mình những ước mơ đẹp.
Năm 1912, Pauxtôpxki trở thành sinh viên khoa Lịch sử tự nhiên của Đại học
Kiep. Hai năm sau ông chuyển sang học khoa Luật trường Đại học Matxcơva. Năm
1914, chiến tranh thế giới thứ Nhất nổ ra, ông bỏ dở việc học làm nhân viên đường
sắt, phụ lá
i tàu điện, bán vé tàu điện, làm y tá trên các đoàn tàu cứu thương. Năm
1915, trong thời gian điều trị vết thương ở chân trái do bị trúng mảnh đạn trái pháo
của Đức tại thị trấn Nhêxvigơ, tình cờ lật xem một tờ báo cũ, Pauxtôpxki biết tin hai
anh trai đã hi sinh ngoài mặt trận. Ông vội trở về Matxcơva để an ủi mẹ già. Ông bị
mất việc tại đoàn tàu cứu thương vì đã giễu cợt chuyến đi thăm mặt trận m
iền Tây
của Nga hoàng Nicôlai II. Pauxtôpxki lại bôn ba khắp nước Nga, làm nhiều nghề:
Công nhân nhà máy luyện kim, công nhân nhà máy hơi nước, làm nghề đánh cá…
Đây là cơ sở để ông viết những tác phẩm sinh động về cuộc sống người công nhân và
những truyện ngắn về biển.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, Pauxtôpxki trở lại
Matxcơva làm nhân viên biên tập cho một tờ báo và sống trong không khí hào hùng
của cuộc Cách mạng.
Nội chiến xảy ra, ông gia nhập Hồng quân. Sau đó ông đi khắp
Liên bang Xô viết từ Kiep đến Ôđetxa, qua Batum, rồi sang tận Bacu. Bước chân ông
in dấu trên khắp nẻo đường của Tổ quốc. Trong khoảng thời gian đó, Pauxtôpxki tích
lũy kiến thức, vốn sống, tìm tư liệu cho sáng tác. Những gì ông đã sống và trải
nghiệm đều phục vụ trực tiếp cho hoạt động sáng tác sau này. Năm 1932, ông t
rở

thành biên tập viên của hãng Thông tấn Nga, sau đó viết báo cho tờ Sự thật (Pravda).
Trong thế chiến thứ Hai, ông làm phóng viên tại mặt trận phía Nam. Năm 1943
ông từng viết kịch bản phim “Lecmôntôp” cho xưởng phim Gorki.
Từ năm 1948 đến năm 1955, ông là giảng viên của Trường Viết văn Gorki.
Giữa những năm 50 của thế kỷ XX, ông đi du lịch qua nhiều nước Châu Âu như Ý,
Tiệp Khắc, Hà Lan, Pháp, Anh, Hi Lạp, Bungari… Bằng tất cả sự kiên trì, nỗ lực
phấn đấu không ngừng, Pauxtôpxki đã biến những khát khao ấp ủ từ thuở ấu thơ bên
những bản đồ địa lí thành hiện thực. Trên hành trì
nh thực hiện ước mơ ấy, ông đã
nâng đỡ, chắp cánh cho ước mơ của bao người bằng những áng văn xuôi mượt mà,
dạt dào niềm tin vào bản chất cao đẹp và khả năng sáng tạo kì diệu của con người.
Năm 1965, ông được đề cử giải Nôben Văn học. Tuy nhiên, năm đó giải được
trao cho nhà văn Mikhain Sôlôkhôp với bộ tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm.
Pauxtôpxki mất ngày 14 tháng 7 năm
1968 tại Matxcơva, kết thúc cuộc hành
trình gom bụi quí nhưng bông hồng vàng ông để lại đã ươm mầm cho biết bao vườn
hoa ngạt ngào sắc hương mới.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Pauxtôpxki bắt đầu cầm bút khi còn là một học sinh trung học. Ban đầu ông
thử sức trong lĩnh vực thơ ca. Một lần Pauxtôpxki gửi những bài thơ do ông sáng tác
đến cho I. Bunhin, Bunhin khuyên ông nên chuyển sang viết văn. Trong t
hư gửi
Pauxtôpxki, Bunhin viết: “Tôi nghĩ thế giới thực sự của cậu là những tác phẩm văn
xuôi. Nếu cậu thực sự chuyên tâm tới lĩnh vực đó, tôi chắc chắn cậu sẽ làm được điều
gì đó đáng kể”
3
. Pauxtôpxki dồn tất cả mối tình không thành cho thơ ca sang văn
xuôi và gặt hái nhiều thành công.
Năm 1912, truyện vừa Trên mặt nước (Na Vode) - tác phẩm đầu tay của
Pauxtôpxki - ra đời, tiếp theo là tác phẩm Bộ tứ được đăng trên Những ngọn lửa

(Kiep) nhưng tác phẩm chưa gây được tiếng vang. Sau khi cho đăng một vài truyện,
nhận ra rằng những đứa con tinh thần của mình còn thiếu chất sống, ông quyết định
tạm n
gừng sáng tác để tự nếm trải thăng trầm của cuộc đời, tìm kiếm vẻ đẹp từ cuộc
sống cần lao. Và Pauxtôpxki biết rằng nhất định một lúc nào đó ông sẽ cầm bút trở
lại. Trong Bông hồng vàng, nhà văn tâm sự: “Tôi sống, tôi làm việc, tôi yêu, tôi đau


3

khổ, tôi hi vọng, tôi mơ ước, chỉ biết chắc một điều rằng, sớm hay muộn, đến tuổi
trưởng thành hoặc hơn nữa, thậm chí có thể khi đã về già, tôi sẽ viết. Tôi sẽ viết
không phải vì tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ ấy mà là vì tâm hồn, trái tim, khối óc
tôi đòi hỏi phải làm như vậy, Và bởi vì văn học, đối với tôi, là một hiện tượng đẹp đẽ
nhất thế giới” [34, tr. 47].
Năm 1925, tập Những phác thảo biển khơi được xuất bản, đến năm
1929, tiểu
thuyết lãng mạn Những đám mây lấp lánh ra mắt bạn đọc. Trong những năm ba
mươi, Pauxtôpxki đi đến những công trường hừng hực khí thế của phong trào tập thể
hóa nông nghiệp và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên khắp nước Nga. Những
sáng tác của Pauxtôpxki nở rộ trong thời
kì này:
Số phận Sáclơ Longxêvin (1933)
Miền Cônkhiđa (1934)
Hắc Hải (1936)
Những ngày hè (1937)
Ôrext Kip
renxki (1937)
Câu chuyện phương Bắc (1938)
Miền rừng Mêsora (1939)

Năm 1932, Pauxtôpxki viết Vịnh Kara-Bunga (Vịnh Mõm Đen) đánh dấu một
bước trưởng thành vượt bậc trong phong cách cũng như trong sự nghiệp sáng tác của
ông. Trong tác phẩm này, Pauxtôpxki tập trung thể hiện công cuộc xây dựng nhà máy
liên hợp hóa chất ở Kara – Bunga nhằm biến cải mảnh đất này từ một vùng khô cằn,
hoang hóa thành ốc đảo xinh tươi. Nguyễn Hải Hà nhận định:
“Truyện Kara – Bunga
của Pauxtôpxki chính là bức tranh hùng vĩ về cuộc đấu tranh lớn lao của con người
nhằm chính phục biển, đẩy lùi sa mạc, đem lại no ấm và màu xanh đến cho cuộc sống
con người” [23, tr. 279]. Đây là tác phẩm dào dạt chất lãng mạn, phơi phới tinh thần
dũng cảm.
Thế giới nhân vật trong Kara – Bunga là những con người mạnh mẽ và
quyết đoán: Kĩ sư Prôcônhiep, nhà địa chất Vaxiliep, kĩ sư Đavưđốp, kĩ sư Khôrôbức
và nhiều nhân vật khác - những đại diện tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ
nghĩa. Cùng chủ đề với Kara- Bunga, truyện dài Miền Cônkhiđa khai thác những
bước chuyển m
ình kì diệu của nhân dân Xô viết trong công cuộc chinh phục và cải
tạo vùng đất gần dãy núi Capca. Đầu những năm hai mươi, với tư cách là phóng viên
tờ Ôđetxa, Pauxtôpxki từng đến Cônkhiđa. Khi đó, miền đất này chỉ là vùng đầm lầy,
cây cối xác xơ, không để lại nhiều ấn tượng với tác giả. Năm 1933, Pauxtôpxki trở lại
đây, diện mạo Cônkhiđa hoàn toàn thay đổi dưới bàn tay cải tạo, xây dựng của những
người dân Xô viết. Sức sống mới bao trùm mảnh đất xưa đã khơi nguồn cảm hứng
cho ông viết thiên truyện này.
Những ngày hè tập trung khai
thác đề tài vẻ đẹp của thế giới tự nhiên. Thiên
nhiên trở thành yếu tố nghệ thuật quan trọng trong các sáng tác của Pauxtôpxki. Miền
rừng Mêsora khắc họa khung cảnh tuyệt diệu của miền Trung nước Nga đồng thời
thể hiện niềm tự hào của tác giả khi chứng kiến những đổi thay lớn lao trên khắp các
nẻo đường Tổ quốc.
Mùa thu năm
1955, tập Bông hồng vàng ra đời, lần đầu được đăng trên Tạp

chí Tháng Mười (số tháng 9, tháng 10). Trước chiến tranh thế giới thứ Hai,
Pauxtôpxki đã ấp ủ ý định viết một cuốn sách về nghề văn, thiên chức của người cầm
bút, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học. Trải qua một quá trình thai nghén,
tác phẩm được hoàn thành. Có thể nói đây là t
ác phẩm mà Pauxtôpxki dành nhiều
tâm huyết. Những quan niệm nghệ thuật được Pauxtôpxki nêu ra trong Bông hồng
vàng trở thành những bài học kinh nghiệm quý giá cho những nhà văn trẻ của Nga và
thế giới. Vậy mà, ngay khi mới ra đời, tập sách và người cha tinh thần của nó đã phải
gánh chịu không ít lời chê trách khá nặng nề của giới phê bình văn học Nga lúc bấy
giờ. Họ không ngại ngần phê phán những quan điểm Pauxtôpxki trình bày trong
Bông hồng vàng là sự cách li văn học k
hỏi hiện thực cuộc sống. Hình tượng bông
hồng vàng chỉ là một vật trang trí cho văn học, một biểu tượng của quan niệm “nghệ
thuật vị nghệ thuật”. Song những lời chỉ trích này nhanh chóng bị chìm vào quên lãng
bởi những gì thuộc về lẽ phải sẽ có sức sống vĩnh hằng, đúng như lời đề tựa cuốn
sách: “Văn học nằm ngoài quy
luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận
cái chết” (Xantưcôp Sêđin).
Truyện cuộc đời được viết trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1967,
gồm sáu quyển được xuất bản tại Nga: Những năm tháng xa xưa, Tuổi trẻ không
bình lặng, Mở đầu một thế kỉ lạ lẫm, Thời kì những mong đợi lớn lao, Phóng về
Nam, Cuốn sách phiêu lưu. Nội dung tập truyện là lời tự thuật của Pauxtôpxki về
những cột mốc quan trọng trong cuộc đời nhà văn, những người để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng tác giả, kỉ niệm về những chuyến đi, bài học quý trong kinh nghiệm
sống và sáng tác. Truyện cuộc đời gồm nhiều câu chuyện nhỏ, mỗi mẩu chuyện có
thể được xem như một truyện ngắn độc lập.
Các tác phẩm của Pauxtôpxki
ngày càng được độc giả thế giới biết đến nhiều
hơn. Ngay từ giữa thập niên những năm 50, các truyện ngắn của ông được dịch ra
nhiều thứ tiếng khác nhau. Với những đóng góp lớn lao về văn học, ông được nhà

nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lênin – một phần thưởng cao quí trong cuộc
đời nhà văn.
Tìm hiểu cuộc đời lao động nghệ thuật của ông, chúng ta càng trân trọng tấm
lòng nhân hậu của một nghệ sĩ ngôn từ luôn yêu người, y
êu đời, yêu cái đẹp.

1.2. Quan niệm nghệ thuật
Một quan niệm
nghệ thuật bao giờ cũng là tiền đề của một thi pháp nghệ thuật
tương ứng. Những quan niệm của Pauxtôpxki về sáng tác văn học nói chung và
truyện ngắn nói riêng là nền tảng hình thành phong cách nghệ thuật của ông.
Trong Bông hồng vàng, Pauxtôpxki nêu lên ý nghĩa, tầm qu
an trọng của văn
học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lí học sáng tạo văn học.
Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt
động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng
tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn chào đời.

Nhà văn chân chính không thể không có vốn sống, không thể không hiểu biết
về con người và thời đại mình. Cuộc sống của nhà văn không thể tách rời nhiệm vụ đi
sâu, khám phá bản chất đời sống.
1.2.1. Trên những cuộc hành trình
Theo Pauxtôpxki, nghề văn là một nghề cao quý, đòi hỏi nhà văn phải bỏ nhiều
tâm
sức để có được những con chữ chắt lọc từ tâm can mình. Nhà văn phải biết
chuyển “lượng sống” thành “chất sống”, nghĩa là chuyển những trải nghiệm của m
ình
thành một hiện thực thứ hai trong văn chương ở dạng cô đọng nhất, tinh chất nhất.
Ông quan niệm mỗi ngày sống là một ngày đi thực tế và trải đời mình ra để viết. Đó
chính là quá trình khai thác những vỉa quặng cuộc sống đã kết tinh trong bản thân

người cầm bút. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Pauxtôpxki là ví dụ điển hình
cho quan niệm nghệ thuật ấy.
Để tìm đúng hướng đi trong việc thể hiện m
ình trên con đường nghệ thuật,
Pauxtôpxki đã trải nghiệm
quá trình đấu tranh không ngừng với bản thân. Trước khi
đến với văn xuôi, Pauxtôpxki tập làm thơ. Khi còn là học sinh trung học, Pauxtôpxki
làm thơ nhiều đến nỗi chỉ trong một tháng đã hết một quyển vở dày. Không bao lâu
sau, Pauxtôpxki nhận ra “đó chỉ là cái hào nhoáng bề ngoài, là những bông hoa làm
bằng vỏ bào nhuộm khéo, một thứ vàng mạ” [34, tr. 35] và chuyển sang viết truyện
ngắn. Ông hiểu rằng những cái sặc sỡ, hào nhoáng bề ngoài không bao giờ có thể tạo
nên một tác phẩm văn học chân
chính, một nhà văn chân chính.
Giai đoạn mới sáng tác, ông viết nhiều nhưng “những nhân vật của ông vẫn
chơi vơi trong bầu trời lạnh lẽo của những cá nhân tự coi mình là phi thường nên
đơn độc. Họ cảm thấy mình ở ngoài cuộc sống chung, vì thế họ bị coi là những con
người tình cờ đến sống giữa thế gian này” [23, tr. 275]. Nhận ra sắc màu nhợt nhạt
của những đứa con tinh thần của m
ình, Pauxtôpxki quyết định phải đặt cuộc đời lên
trên trang sách, phải sống đã rồi mới có thể viết. Niềm say mê khám phá những điều
mới lạ thôi thúc nhà văn lên đường. Đến những vùng đất mới, quan sát sắc xanh
quyến rũ của những chân trời lạ, tiếp xúc với đủ kiểu người giúp nhà văn thấu hiểu
hơn bản chất cuộc sống. Với Pauxtôpxki, “mỗi ch
uyến đi là sự thâm nhập vào lĩnh
vực những gì lớn lao và đẹp đẽ” [35, tr. 279]. Những chuyến đi giúp ông nhận ra
chuỗi nối tiếp bất tận của cái đẹp trong đời sống. Ta bắt gặp trong sáng tác của ông
những bức họa thiên nhiên bốn mùa tuyệt đẹp bằng ngôn từ với gam màu tươi sáng,
nồng ấm. Ông không chỉ nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Nga mà còn phát hiện vẻ
đẹp của con người Nga đôn hậu, bình dị. Trên hành trình sống và viết, Pauxtôpxki


không chỉ thực hiện nhiệm vụ của một nhà văn tích lũy kinh nghiệm sáng tác mà ông
còn sắm vai nhà sử học, một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một kiến trúc sư, một nhà
thơ… nhằm không ngừng đào sâu, mở rộng mọi biên độ nắm bắt cái đẹp của sự sống.
Chính những chuyến đi đã tạo nguồn cảm hứng cho hoạt động sáng tác của nhà
văn. Pauxtôpxki bộc bạch: “Bản thân nghề nghiệp viết văn bắt buộc nhà văn phải
sống một cuộc sống đa dạng, không bình yên, can thiệp vào những hiện thực khác
nhau của cuộc sống, gặp gỡ đủ loại người, đi đến mọi ngõ ngách, mọi miền của đất
nước” [35, tr. 13 – 14]. Bức tranh sinh động về hiện thực sống và đấu tranh của đất
nước Xô viết, vẻ đẹp tâm hồn Nga, tính cách Nga tỏa sáng rạng ngời trong hi si
nh,
gian khổ đã được tái hiện trong các tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (N. Ôxtrôpxki), Đội
cận vệ thanh niên (A. Phađêep), Số phận con người (M. Sôlôkhôp), Tính cách Nga
(A. Tônxtôi)… Pauxtôpxki cũng không rời xa hiện thực, bởi theo ông: “không thể
hình dung ra nhà văn Xô viết, người sống cùng với thời đại chúng ta, lại không biết
đất nước mình, không đến những công t
rường xây dựng và không trực tiếp tham gia
vào cuộc sống của nhân dân mình” [35, tr. 14]. Hòa mình vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội sôi nổi, sáng tác của Pauxtôpxki tập trung phản ánh không khí thời
đại. Đó là thời kì cả nước Nga như một công trường hùng vĩ của những kế hoạch 5
năm. Tác phẩm của ông là bài ca ca ngợi sức sáng tạo của tuổi trẻ Xô viết trong công
cuộc chinh phục thi
ên nhiên và xây dựng xã hội mới. Để có những trang viết thật sự
có giá trị, nhà văn phải sống trọn vẹn với thời đại mình. Pauxtôpxki đến những chân
trời mới, tái hiện “chân dung những con người đẹp đẽ và bình dị, sống trên khắp
miền đất bao la của tổ quốc chúng ta” [35, tr. 46]. Từng con người ông đã gặp gỡ,
tiếp xúc đều được nhà văn nhìn nhận với tư cách “những con người của tương lai đẹp
đẽ” [35, tr. 46]
. Pauxtôpxki bao giờ cũng đặt con người ở góc độ nhiều ánh sáng
nhất. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Pauxtôpxki là con người làm chủ cuộc
sống, con người tạo dựng tương lai. Theo trang viết của tác giả qua chiều dài tháng

năm, ta như nghe thấy nhịp điệu của những cuộc hành trình đến vùng đất mới - tiếng
lăn bánh của đoàn tàu, cái tĩnh lặng của sân ga giữa đêm
đông giá buốt, tiếng còi tàu
thủy, nỗi bâng khuâng của con người trong những chuyến đi xa, sự chuyển mình của
nước Nga những tháng năm sôi nổi.
Kết quả gặt hái trên hành trình cuộc sống đã tôi đúc trong trái tim nhà văn một
bản lĩnh nghệ thuật cứng cỏi, giúp ông từng bước khẳng định cá tính sáng tạo trên
những chặng đường khám phá, chinh phục nghệ thuật.

1.2.2. Chắt chiu từng mảy bụi
vàng
Theo Pauxtôpxki, “văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất là thứ văn xuôi cô
đúc” [35, tr. 12]
, trong đó nhà văn loại bỏ tất cả những gì thừa thãi, chỉ giữ lại những
gì cần thiết nhất, giá trị nhất. Bản thân nhà văn cho rằng mỗi một lần cầm bút viết là
thêm một lần chắt lọc và ngưng kết xúc cảm ở dạng tinh túy nhất. Từ đó, Pauxtôpxki

nêu ra nguyên lí bông hồng vàng trong lĩnh vực sáng tác văn học. Ông quan niệm nhà
văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm
để đúc nên những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Cuộc sống vốn bộn bề, phức
tạp và trong vô vàn tạp chất bụi bặm của nó có những hạt bụi vàng ẩn giấu kín đáo.
Nhà văn phải là người biết chắt lọc từ những hạt bụi đó những gì tinh hoa nhất để kết
thành quặng quý.
Những mảy bụi vàng trong trang viết của Pauxtôpxki được gom
nhặt từ những
điều tưởng như nhỏ bé vẫn diễn ra trong cuộc sống mỗi ngày. Ông viết trong tập
Bông hồng vàng: “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn tình cờ ta
bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng
như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một
vũng nước đêm – tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng” [34, tr.

20]
. Cái đẹp của nghệ thuật, theo Pauxtôpxki, chính là ở những cái chợt đến ấy,
những cái tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường lại là chất liệu để
làm
nên những tuyệt tác. Tựa đề các truyện ngắn: Bức điện, Hạt cát, Chiếc nhẫn
bằng thép, Lẵng quả thông, Cây tường vi, Một món quà… là tên gọi những sự vật
quen thuộc ta vẫn bắt gặp hằng ngày nhưng trong tác phẩm của Pauxtôpxki chúng lại
phát ra thứ ánh sáng trong trẻo, lung linh, mới lạ. Những tác phẩm này là sự hóa thân
từ những mảy bụi vàng của hiện thực cuộc sống mà nhà văn chắt chiu trên con đư
ờng
tìm kiếm cái đẹp.
Mảy bụi quý trong hành trang sáng tạo của Pauxtôpxki là những phẩm chất cao

đẹp trong tâm hồn mỗi người bị khuất lấp giữa dòng đời bề bộn mà Pauxtôpxki đã
nhận biết và trân trọng, là những khoảnh khắc đáng nhớ làm bất tử những vẻ đẹp chợt
hiện ra. Mảy bụi quý còn là sự chắt lọc những chi tiết nghệ thuật cô đọng, hàm
súc và
có sức khái quát. Đọc Pauxtôpxki, ta thấy ông rất chú trọng đến vai trò của chi tiết
trong cấu trúc tác phẩm. Ông khẳng định: “Không có chi tiết thì tác phẩm không sống
được” [34, tr. 129]. Với Pauxtôpxki, không có điều gì là nhỏ nhặt, vấn đề là làm thế
nào để tìm được chất thơ thực sự của cuộc sống chứa đựng trong những điều bình dị,
giản đơn. Đây chính là nét độc đáo để Pauxtôpxki thể hiện cái hồn riêng của ông
trong làng truyện ngắn Xô viết.
Những mảy bụi vàng trong sáng tác của Pauxtôpxki còn là sự chắt lọc lời ăn
tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Ông cho rằng: “Chúng t
a cần phải tìm kiếm, thu
lượm những mẫu đẹp của lời ăn tiếng nói như đãi cát lấy vàng, ở khắp nơi, trên xe
hỏa, tại các nông trường, bên những người ở những ngành nghề khác nhau nhất…”
[35, tr. 21]. Song nhà văn không chỉ có nghĩa vụ bảo tồn cái hay, cái đẹp vốn từ vựng
phong phú của dân tộc mà còn phải biết thổi vào chúng sức sống mới. Trong quá

trình sáng tác, Pauxtôpxki đã đưa thơ ca vào văn xuôi theo cách của ông như một
biện pháp nghệ thuật độc đáo để trẻ hóa ngôn từ. Những trang văn của Pauxtôpxki

thế là kho lưu trữ vẻ đẹp tinh túy của ngôn ngữ Nga.
1.2.3. Tiếng gọi trái tim
Với Pauxtôpxki, nghệ thuật p
hải lấy con người làm trung tâm, nghệ thuật ra
đời vì con người, đó là nguyên tắc cao cả nhất trong cuộc sống. Nhà văn sáng tác là
để “cho cái đẹp của t
rái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và
tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn con người, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến
thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt” [34, tr.
20]. Chính cảm quan nghệ thuật tiến bộ ấy đã giúp nhà văn sáng tạo nên một thế giới
nghệ thuật mà mỗi truyện ngắn là một “nốt trầm xao xuyến” lặng lẽ cất lên ca ngợi vẻ
đẹp con người. Tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu thế giới tin
h thần của
người sáng tác. Đến với Pauxtôpxki, độc giả luôn thấy được cái nhìn nhân hậu từ
những câu chuyện ấm áp tình người, tình đời. Phan Hồng Giang nhận định: “Đọc
Pauxtôpxki, dễ nhận ra ngay một chân lí đơn sơ trong tư chất nhà văn của ông:
Pauxtôpxki đến với nghề văn theo quy luật của tình yêu (…). Pauxtôpxki cũng đã viết
theo quy luật của tình yêu – không thể viết những gì trong l
òng còn cảm thấy gượng
gạo khiên cưỡng, chỉ viết những gì không thể viết, những gì ám ảnh, bức bách, thôi
thúc tâm hồn ông” [35, tr. 312 - 313]. Văn Pauxtôpxki được viết từ những rung động
chân thành của trái tim. Ông không thích lối văn cầu kì, hoa mĩ. Sau khi sáng tác
truyện ngắn đầu tiên, Pauxtôpxki đã hiểu rằng nghệ thuật chân chính đòi hỏi “sự thật
và sự giản dị” [34, tr. 45]. Đó là con đường ngắn nhất để đến với trái tim người đọc.
Một cách tự nhiên, như mạch suối nguồn trong trẻo đang thì thầm kể với ta những
câu chuyện đẹp, truyện của Pauxtôpxki bao giờ cũng tìm
được sự đồng cảm thiết tha

với tâm hồn bạn đọc.
Lòng trắc ẩn, tình yêu thương giữa con n
gười với con người là yếu tố nền tảng
trong quan niệm sáng tác của Pauxtôpxki. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của ông
là sự quan tâm đối với cái thiện, cái đẹp. Nó chi phối nhà văn trong toàn bộ quá trình
sáng tạo nghệ thuật, từ nội dung đến hì
nh thức, từ nhân vật đến giọng điệu, cảm
xúc… Tất cả đem lại cho văn mạch trong truyện ngắn Pauxtôpxki một hơi thở ấm áp,
đôn hậu chan chứa tình người, tình đời. Vì vậy, đến với thế giới nghệ thuật của
Pauxtôpxki, ta như được bước vào một thế giới của tình thương yêu vô điều kiện -
lòng tốt ở khắp mọi nơi, mọi lúc, đến đâu cũng bắt gặp những tâm
hồn phóng khoáng,
cao đẹp. Đọc Pauxtôpxki để nhận thấy rằng con người cần phải sống cao thượng, có
trái tim rộng mở, biết ước mơ, và không ngừng vươn tới tương lai tươi đẹp.
Pauxtôpxki dùng nghệ thuật để tôn vi
nh những con người phụng sự nghệ thuật.
Đọc những bài viết chứa đựng biết bao tâm tình của Pauxtôpxki về những tấm gương
cống hiến hết m
ình vì nghệ thuật, ta nhận ra rằng trước khi nói đến tài năng thiên
phú, niềm đam mê, sự miệt mài trong lao động, người nghệ sĩ cần phải có một trái
tim thương yêu và trân trọng con người. “Các ý tưởng vĩ đại bao giờ cũng sinh ra từ
đáy sâu con tim, tấm lòng hào hiệp của người viết văn cũng sẽ mãi dành được trái
tim của người đời” [35, tr. 24].
Để có những trang viết đi vào l
òng người, khẳng định dấu ấn riêng trong phong
cách cá nhân, Pauxtôpxki đã đặt ra cho mình những yêu cầu khắt khe trong công việc.
Theo ông, nhiệm vụ cao cả nhất và duy nhất của nhà văn là phải“nói được với mọi
người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì mà người khác
không thể nhận ra” [34, tr. 47], phải “đưa vào từng tác phẩm của mình tất cả những
gì quý giá nhất mà chúng ta có” [35, tr. 36]. Nhà văn chỉ có thể nói được

những điều mới mẻ khi có được “tiếng nói của mình”. Sức mạnh của một tác phẩm
nghệ thuật chân chính là ở chỗ khám phá ra cái mới trong thế giới quanh ta, góp phần
làm phong phú thêm thế giới tinh thần của nhân loại. Mục đích của nghệ thuật là làm
phong phú tâm hồn con người. Chọn con đường nào để hướng người đọc đến cái đích
đó tùy thuộc quyền năng của người sáng tạo. Và bất cứ con đư
ờng nào dẫn con người
đến với cái đẹp đều xứng đáng được tôn vinh.
Bông hồng vàng là cuốn sách độc đáo về lao động nhà văn. Văn học là bông
hoa của lòng kiên trì
và tình yêu cuộc sống. Sáng tác của nhà văn là việc gom góp bụi
vàng để đúc nên những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Suốt cuộc đời cầm bút,
Pauxtôpxki luôn trung thành với quan điểm tìm kiếm, chắt chiu cái đẹp từ cuộc đời
dưới muôn ngàn biến thể và thể hiện nó trên trang viết theo cách cảm h
iểu rất riêng từ
chính trái tim và tâm hồn nhà văn. Nét độc đáo là Pauxtôpxki không trình bày các
quan niệm nghệ thuật của mình dưới dạng lí luận thuần túy. Bao giờ ông cũng khéo
léo truyền tải đến người đọc quan niệm nghệ thuật của mình thông qua các mẩu
chuyện, qua chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng và qua thực tế sáng tác của bản thân. Vì
thế, những suy nghĩ, trăn trở của ông về nghề văn đến với người đọc hết sức nhẹ
nhàng mà sâu sắc, thấm
thía.
Chương 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
KÔNXTANXTIN PAUXTÔPXKI

Nói đến văn học là nói đến nhân vật bởi nhân vật là thế giới thu nhỏ trong đó
diễn ra mối quan hệ giữa con n
gười với con người, con người với tự nhiên, con người
với xã hội. Nhân vật là một hệ thống hình tượng tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Có thể
nói, nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức sống của tác

phẩm. Dù ít hay nhiều, bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm cũng mang trong m
ình
quan niệm tư tưởng của nhà văn, thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả đối với thế
giới hiện thực.
Thế giới nhân vật là một trong những yếu tố làm nên sức quyến rũ đặc biệt
trong các tác phẩm của Pauxtôpxki. Truyện Pauxtôpxki không có bóng dáng của
nhân vật phản diện, cũng không có sự xuất hiện của nhân vật trung tâm. Khoảng cách
giữa nhân vật chính và nhân vật phụ dường như bị xóa nhòa. Có những truyện, nhân
vật không có tên riêng cụ thể, mà được xưng hô theo tên nghề nghiệp của nhân vật:
chị y tá, anh phi công, anh lí
nh thủy, bác nhà văn, nhà họa sĩ... Chi tiết nghệ thuật này
hàm chứa ý nghĩa khái quát cho chủ đề nhân văn trong thế giới nhân vật của
Pauxtôpxki: Trên mọi miền Tổ quốc Nga, ta đều bắt gặp nét đẹp của những con
người thời đại - nhân hậu, phóng khoáng và giàu lòng trắc ẩn. Pauxtôpxki không chú
trọng m
iêu tả ngoại hình nhân vật mà ông tập trung khắc họa những sắc thái cảm xúc,
trạng thái tâm lí và những biểu hiện cao đẹp trong tính cách của họ.

Vẻ đẹp nhân cách trong thế giới nhân vật Pauxtôpxki là điểm sáng làm nên đặc
trưng riêng cho các sáng tác của ông. Sức quyến rũ đầy mê hoặc từ những sáng tác
của Pauxtôpxki được tạo nên bởi “sự trinh trắng rất người, sự cao thượng và lòng
dũng cảm tự nhiên của các nhân vật” [45, tr.145]
. Ông thường đặt nhân vật trong tình
huống đặc biệt, hoàn cảnh không lặp lại, từ đó nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm hồn, để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi cách ứng xử đầy tính nhân văn. Khám phá

×