Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

địa lý ôn thi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.15 KB, 72 trang )


1


Tài liệu dành cho giáo viên và học sinh
ôn thi tốt nghiệp
File word
















ĐỊA LÝ ÔN TỐT NGHIỆP

Môn: Địa Lý

























Tài liệu gồm 71 trang












2

PHỤ LỤC TRA CỨU THEO TRANG
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 3
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ 5
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 13

THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 17

THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 19

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 24

SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 29

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 32

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA 33

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA 37

ĐÔ THỊ HÓA 39

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 40

ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 40

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 42


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP 45

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 47

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 48

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 49

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 51

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC 52

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH 54

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU-MIỀN NÚI BẮC BỘ 56

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐB SÔNG HỒNG 58

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ 60

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 62

VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN 63

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 66

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐB SÔNG CỬU LONG 68

VẤN ĐỀ P.TRIỂN K.TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO,
QUẦN ĐẢO

69

CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 70
















3

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
Câu 1) Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng
như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta?
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở
nước ta:
-Xu hướng tăng cường quan hệ, liên kết quốc tế mở rộng đã thúc đẩy quá trình hội
nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền KT-XH đất nước.
-Việc phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ cho phép nước ta học tập kinh
nghiệm sản xuất, tranh thủ nguồn vốn và khoa học, công nghệ từ bên ngoài góp phần

phát triển kinh tế.
-Bối cảnh quốc tế đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nên cần có
những chính sách thích hợp nhằm phát triển ổn định bền vững về mặt KT-XH.
Câu 2) Tại sao nước ta đặt ra vấn đề đổi mới KT-XH?
-Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, nền kinh tế nước ta chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh và lại đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu.
-Bối cảnh trong nước và quốc tế cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn
biến hết sức phức tạp.
-Nước ta nằm trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát ở mức
3 con số, đời sống người dân khó khăn.
-Những đường lối và chính sách cũ phông phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, để thay
đổi bộ mặt kinh tế cần phải đổi mới.
Câu 3) Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn nào?
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm
phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai
đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, tăng lên 8,4 % vào năm 2005.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho
tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao
nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ. Từng bước tỷ trọng của khu vực
nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỷ trọng của công
nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỷ trọng
của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các
vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm
công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên
giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống
vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Câu 4) Hãy nêu những sự kiện để chứng tỏ nước ta đang từng bước hội nhập

nền kinh tế khu vực và thế giới.
-Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.
-Tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN.
-Thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song
phương và đa phương.
-Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO).
Bài

4


Câu 5. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
- Thực hiện tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế tri thức
- Đẩy mạnh CNH – HĐh gắn liền với nền kinh tế tri thức
- Phát triển bền vững ,bảo vệ tài nguyên môi trường
- Đẩy mạnh phát triển y tế giáo dục
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu 1) Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá
trình phát triển KT-XH ?
a/ Thuận lợi:
-Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
-Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
-Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng,
phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
-Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
-SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.

b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
Câu 2) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a/ Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa
châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển
Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động
– thực vật.
-Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên
khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng
bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ
với các nước trên thế giới.
 Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng,
đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương
đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình,
hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu
vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.



5

Câu 3) Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển
kinh tế nước ta.
-Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời
trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.
-Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản…
-Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta,
nhất là ngành du lịch biển.
-Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp
thiên tai.
-Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc
phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ
để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển.
Câu hỏi tham khảo cho học sinh giỏi và ôn thi đại học cao đẳng
Câu 4: Phạm vi lãnh thổ của 1 nước bao gồm những bộ phận nào? Trình bày
khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta?
-Phạm vi lãnh thổ của một nước bao gồm vùng đất ,vùng biển( nếu giáp biển) và
vùng trời
- Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
+ Vùng đất: của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng s là 331
212km2 .
. Phần đất liền được giới hạn bởi vùng biên giới ( hơn 4600km ) và đường bờ
biển dài 3260km .
. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ ,phần lớn là đảo ho ven bờ có 2 quần
đảo ngoài khơi xa đó là Hoàng xa và Trường xa.
+Vùng biển của nước ta gồm : Nội thuye ,lãn hải ,vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng
đặc quyền kinh tế vaf vùng thềm lục địa .
. Nội thuỷ : Là vùng nước tiếp giáp đất liền ,ở phía trong đường cơ sở.
. Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều rộng 12

hải lý(1 hải lý = 1852m)
. Tiếp giáp lãnh hải đựoc quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ
quyền của nước ven biển rộng 12 hải lý .trong vùng này nước ta có quyền thực hện
các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng ,kiểm soát thuế quan ,vcác quy định về
y tế,môi trường nhập cư
. Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng mà nhà nướ ta có chủ quyền hoàn toần về
kinh tế nhưng vẫn đẻ nứoc khác đặt đường ống dẫn dầu ,dây cáp ngầm tàu tthuyền
máy bay nước ngaòi đước tự do hàng hải hàng không như công ước quốc tế quy định
,Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Thềm lục đia: là phần ngfầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
lục địa kéo dài và mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ
sâu 200m hoặc hơn nữa .nhà nước có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò khai thác quản
lý các tài nguyên thên nhiên ở thềm lục địa.
.Vùng trời nứớc ta là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ ,trên đất
liền được xác định bằng đường biên giới ,trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh
hải và không gian của các đảo.




6

Câu 5:
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý của nước ta .Đặc điểm đó đã tác động như thế
nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế ,văn hoá,xã hội ,quóc phòng của
nước ta.
Trả lời:
1 - Đặc điểm
Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm 2 bộ phận: Phần đất liền và phần biển
rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía Đông và Nam. Phần đất liền của nước ta có

đặc điểm:
- Nằm ở rìa phía đông nam lục địa Á – Âu phía Bắc giáp Trung Quốc,phía
Tây giáp Lào và campuchia,phía Đông,Đông Nam giáp biển đông.
- Giới hạn về toạ độ:
+ Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú ,huyện Đồng Văn ,tỉnh Hà Giang .Vĩ độ
23`23`B.
+ Điểm cực Nam: tại xóm mũi,huyện Ngọc Hiển,tỉnh Cà Mau ở vĩ tuyến
8`34`B
+Điểm cực Đông: tại bán đảo Hòn Góm xã Vạn Thạnh,Huyện Vạn Ninh tỉnh
Khánh Hoà.kinh tuyến 109`24`Đ
+ Điểm cực Tây: tại Apchải ,xã Sín Thầu huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên
102`09`Đ
2 - Thuận lợi
a - Đối với tự nhiên.
- Nằm ở vị trí rìa đông bán đảo Đông Dương, trong khoảng vĩ độ từ 23
0
34’B,
nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do đó thiên nhiên nước
ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vơi nền nhiệt ẩm cao.
Vì vậy thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt, khác với cảnh quan hoang mạc của
một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Cùng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á, khu
vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt; mùa đông
bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
- Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Biển Đông. Biển Đông đã tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí
trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ phần đất liền.
- Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới
là vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và

kim loại màu. Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành, trong đó có
nhiều ngành công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn.
- Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực
vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất
phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành
các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bác với miền Nam, giữa đồng bằng và miền
núi, ven biển và hải đảo.
b - Đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng.
* Về kinh tế.

7

- Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút
của tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông,
thuật lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu
vực. Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan,
Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
- Vị trí này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các
vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên
thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.
* Về văn hoá – xã hội.
- Việt Nam nằm ở giao thoa các nền văn hoá khác nhau, nên có nhiều nét
tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong
khu vực, Điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá, kể cả kinh nghiệm sản xuất
trên cơ sở một nền văn hoá chung nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện.
- Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác
hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
* Về quốc phòng.

- Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á - một khu vực
kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
- Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong
công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
3 – Khó khăn.
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu và
thuỷ văn, tính chất thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên ( bão, lụt, hạn
hán, sâu bệnh ) thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống.
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển
kéo dài. Hơn nữa, Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thế, việc bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một
tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường thế giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.
Câu 6:
Đặc điểm về hình dáng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên
và hoạt động giao thông vận tải.
Trả lời:
a - Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta:
- Lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang.
+ Lãnh thổ kéo dài khoảng 15 vĩ tuyến từ 8
0
30’B đến 23
0
23B.
+ Hẹp ngang: Điểm cực tây là 102
0
8’Đ, điểm cực đông là 109
0
27’, như vậy

chỉ chênh nhau 7 kinh độ, nơi hẹp nhất là Bắc Trung Bộ.
- Đường bờ biển cong hình chữ S kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, dài
2360km.
b - Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên:
- Hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài, tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa
dạng mà điển hình là sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam:
- Khí hậu:

8

+ Miền Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh
trong năm: nhiệt độ trung bình năm từ 22– 23
0
C, mùa đông có tháng thấp hơn 18
0
C.
+ Miền Nam khí hậu mang tính chất nhiệt đới điển hình: nhiệt độ trung bình
năm từ 26 – 29
0
C, độ nhiệt trong năm nhỏ , gần như không chịu ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc.
- Sinh vật.
+ Miền Bắc có các cây trồng đa dạng, phong phú, có các cây trồng nhiệt đới,
cận nhiệt đới và ôn đới.
+ Miền Nam chủ yếu phát triển các loại cây trồng nhiệt đới.
- Sông ngòi: Lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và nhỏ,
những hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài.
- Nước ta chịu ảnh hưởng của Biển Đông:
+ Bờ biển kéo dài, đồng bằng tập trung ở phía đông lãnh thổ làm cho nước ta
chịu ảnh hưởng mạnh của Biển Đông, kết hợp với yếu tố gió mùa làm cho thiên

nhiên nước ta có tính chất ẩm, không bị hoang mạc hoá như các nước cùng vĩ độ ở
Tây Á, Tây phi
+ Biển Đông góp phần tạo nên cảnh quan miền duyên hải, hải đảo làm thiên
nhiên nước ta đa dạng. Nước ta còn chịu ảnh hưởng của các cơn bão Biển Đông.
c – Tác động đến giao thông vận tải:
- Phát triển nhiều loại hình giao thông vật tải:
+ Ven biển là một dải đồng bằng chạy gần như liên tục, thuật lợi cho xây dựng
các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt.
+ Đường bờ biển kéo dài, ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho phát triển
giao thông đường biển tạo nên mối giao lưu trong nước và quốc tế.
+ Do lãnh thổ kéo dài nên việc tổ chức các mối giao thông xuyên Việt, các mối
liên kết kinh tế gặp khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão.
Câu 7:
Vị trí địa lí là một nguồn lực quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới sự phát triển KT – XH của đất nước. Anh chị hãy:
a – Phân tích đặc điểm vị trí của nước ta.
b – Nêu ảnh hưởng của vị trí đến môi trường tài nguyên thiên nhiên sự hình
thành dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
1 – Phân tích đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
a) Toạ độ địa lý, biên giới, diện tích.
- Lãnh thổ nước ta bao gồm phần đất liền và phần biển, đảo; diện tích trên đất
liền 329297 km
2
.
- Toạ độ địa lí đất liền:
+ Vĩ độ: 8
0
34’B – 23
0

23B ( đất nước kéo dài 15 vĩ độ ).
+ Kinh độ: 102
0
10’Đ – 109
0
24’Đ ( hẹp ngang ).
- Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông là Biển Đông.
Biên giới trên bộ dài 4500km.
- Đường bờ biển dài 3260km. Có chung Biển Đông với nhiều quốc gia
b) Đặc điểm vị trí:
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á
- Nằm ở bờ Đông bán đảo Đông Dương

9

- Nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa
với Đông Nam Á hải đảo.
2 – Ảnh hưởng của vị trí địa lí.
a) Tác động đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái
Bình Dương. Vì thế nước ta có nhiều loại khoáng sản.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động, thực vật nên tài nguyên sinh
vật của nước ta rất phong phú.
- Nước ta nằm ở nơi giao tranh giữa các khối khí, nằm trên đường đi chuyền
của các cơn bão ở Biển Đông và tây Thái Bình Dương. Vì thế khí hậu thất thường,
hay có thiên tai ( bão, lũ, lụt ).
b) Đối với sự hình thành dân tộc.
- Nước ta nằm trên đường di cư của các dân tộc trong lịch sử. Vì vậy, bên cạnh
các dân tộc địa bàn, còn có các dân tộc di cư đến nước ta trong những thế kỉ gần đây,

nước ta có 54 dân tộc khác nhau
- Việt Nam là nơi giao thoa của một số nền văn hoá lớn trên thế giới
c) Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Vị trí thuật lợi về giao thông vận tải, dễ dàng giao lưu với nhiều nước trên thế
giới bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.
- Vùng biển rộng lớn, giàu tiểm năng, cho phép đẩy mạnh phát triển kinh tế
biển; khai thác, nuôi trồng, chế biển hải sản, giao thông biển, du lịch biển, khai thác
khoáng sản trên thềm lục địa.
- Nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều loại khoáng sản, thuận lợi để phát
triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp.
- Việt Nam ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động
của thế giới. Cho phép nước ta tận dụng các nguồn lực bên ngoài, tăng cường buôn
bán, hợp tác đầu tư để hội nhập với các nước trong khu vựcvà trên thế giới.
d) Khó khăn.
- Đường biên giới trên bộ và trên biển dài nền cần luôn đề cao việc bảo vệ chủ
quyền của đất nước.
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc – Nam; việc giao thông xuyên Việt và việc
tổ chức các mối liên hệ kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Nằm trong khu vực kinh tế năng động nên đòi hỏi vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa
cạnh tranh quyết liệt để giữ vững vị thế của nước
- Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới có nhiều thiên tai
Câu 8:
Giải thích tại sao vị trí địa lí nước ta được xem là một trong những nguồn lực
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
Vị trí địa lí nước ta được xem là một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vì:
a) Tạo cho nước ta có thiên nhiên đa dạng.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với 80 loại, 3500 điểm và mỏ
quặng.

- Khí hậu nhiệt đới phong phú thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi,
sinh vật phát triển quanh năm. Đặc biệt là thuật lợi trồng nông sản nhiệt đới.

10

- Là nơi gặp gỡ của các luồng di cư động, thực vật làm cho hệ động thực vật
phong phú, đa dạng.
b) Hình thành nên nền văn hoá đa dạng.
- Nước ta có sự giao thoa của các nền văn hoá lớn: Trung Quốc, Ấn Độ.
- Do nằm trên đường đi của các dân tộc từ phía Bắc xuống, từ phía Nam và
Tây Nam nên nước ta có nhiều dân tộc cùng chung sống.
c) Thuận lợi trong giao lưu hợp tác và phát triển các ngành kinh tế.
- Gần đường biển quốc tế, thuận lợi phát triển ngành giao thông vận tải đường
biển.
- Nằm ở trung tâm khu vực, dễ dàng mởi rộng giao lưu với các nước trong khu
vực và trên thế giới bằng các đường biển, bộ, sắt, hàng không
- Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế
biển: khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản; du lịch; khai thác khoáng sản
d) Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động.
Cho phép nước ta:
- Tận dụng các nguồn lực bền ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản

- Có thị trường lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
Câu 9: Phân tích vai trò của vị trí đại lý đối với sự phát triển các vùng kinh tế
lớn của nước ta? ( Học sinh giỏi)
Câu sử dụng át lát
- Dựa vào át lát xác định các điểm cực trên đất liền
- Xác định trên bản đồ các nước có chung đường chung đường biên giới trên
đất liền với nước ta.
- Xác định trên bản đồ một số tỉnh trực thuộc trung ương

- Xác định các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ bắc vào nam
- Kể tên một số đảo và quần đảo ở nước ta
- Xác định 3 tỉnh có diện tích lớn nhất và nhỏ nhất nước ta
- Xác định 3 tỉnh có dân số đông nhất và ít nhất nước ta.
- Căn cứ vào số liệu trang 5 hãy tính mật độ dân số một số tỉh thành phố sau
: Hà nội ,Hải phòng,Nghệ an

Câu 10: Hãy nêu sự phân bố ( tên mỏ và tên tỉnh ) của một số loại khoáng sản
sau: Than đá, sắt, bôxít, thiếc, apatít
Trả lời:

Khoáng sản Tên mỏ Tên tỉnh


Than đá
Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả
Quỳnh Nhai
Lạc Thuỷ
Phấn Mễ
Nông Sơn
Quảng Ninh
Sơn La
Ninh Bình
Thái Nguyên
Quảng Nam

Sắt
Trại Cau
Tùng Bá
Văn Bàn, Quý Xa

Thạch Khê
Thái Nguyên
Hà Giang
Yên Bái
Hà Tĩnh
Măng Đen Kon Tum

11

Bôxit Đắk Nông
Di Linh, Đà Lạt
Đắk Nông
Lâm Đồng

Thiếc
Tĩnh Túc
Sơn Dương
Quỳ Châu
Cao Bằng
Tuyên Quang
Nghệ An
Apatit Cam Đường Lào Cai

Câu 11:
Đối chiếu bản đồ Địa chất – Khoáng sản và bản đồ Các miền địa lí tự nhiên
Việt Nam ( bản đồ treo tường hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy:
a) Trình bày sự phong phú của các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta ( cả
nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh ).
b) Nhận xét về sự phân bố và điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên đó.
Trả lời:

a) Trình bày sự phong phú của các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta ( cả
nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh ).
- Do nằm ở nơi gặp gỡ giữa 2 vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái
Bình Dương nên tài nguyên khoáng sản nước ta rất phong phú, bao gồm các mỏ
khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và nguồn gốc ngoại sinh.
+ Mỏ nội sinh được hình thành ở những vùng có đứt gãy sâu hoặc những vùng
bị xiết ép mạnh trong các vận động tại núi có hoạt động macma ở dạng xâm nhập
hoặc phun trào.
+ Mỏ ngoại sinh được hình thành từ trầm tích tại vùng biển nông, vùng bờ biển
hoặc tại các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng bằng các vật liệu từ vùng núi thấp
uốn nếp cổ có chứa quặng cũng như từ sự tích tụ của sinh vật được hình thành trong
những điều kiện cổ địa lí nhất định.
- Nước ta có đủ các nhóm khoáng sản:
+ Khoáng sản nhiên liệu có than, dầu, khí
+ Khoáng sản kim loại có sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, crôm
+ Phi kim loại có aptit, đá vôi, đất sét, cát, cao lanh
b) Nhận xét về sự phân bố và điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên đó.
- Khoáng sản nước ta phân bố khá rộng khắp, tuy nhiên không đều về quy mô
trữ lượng giữa các mỏ và không đều về mật độ giữa các vùng.
+ Phần lớn các mỏ có quy mô nhỏ.
+ Một số mỏ có quy mô trữ lượng lớn như than Antraxit ( Quảng Ninh ), sắt
Thạch Khê ( Hà Tính ), bôxít ( Tây Nguyên ), dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
+ Phần lớn các mỏ khoáng sản tập trung ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số ở
Tây Nguyên, Nam bộ rất ít.

- Nhìn chung, các mỏ phân bố ở những nơi khó khai thác: miền núi, trung du
thậm chí ở thềm lục địa. Ít mỏ phân bố ở những nơi có điều kiện khai thác thuận lợi.
Điều này gây khó khăn và chi phí lớn cho vấn đề khai thác khoáng sản ở nước ta.






12

Câu 12: trình bày đặc điểm địa lý của tài nguyên khoáng sản của nước
ta?Việc khai thác khoáng sản ở nước ta có nhứng thuận lợi và khó khăn gì?
Trả lời:
a. Trình bày đặc điểm địa lý của TNKS nước ta.
- Phong phú về chủng loại(năng lượng,nguyên liệu,kim loại đen,kim loại
màu,phi kim loại, vật liệu xây dựng)
- Quy mô và trữ lượng không đều ,chỉ có một số mỏ khoáng sản có trưc lượng
lơn như: than đáowr Quảng Ninh,dầu mỏ ở thềm lục địa phía Nam,Bô xít ở Tây
Nguyên,Apatits ở Lào Cai,đá vôi ở Bắc bộ BTB,còn lại phàn lớn là các mổ nhỏ quy
mô chỉ mang tình đia phương.
-Phân bố phân tán trong không gian,nhưng tập trung ở TDMNBB bà BTB.
2. Việc khai thác khoáng sản hiện nay ở nước ta có những thuận lợi và
khó khăn gì?
a. Thuận lợi
- Phần lớn khoáng sản nước ta mới được khai thác,quy mô khai thác còn
nhỏ,nên vốn đầu tư không lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
- Nhiều mỏ khoáng sản quy mô không lớn là cơ sở để phát triển các ngành
công nghiệp trọng điểm và xuất khẩu mang giá trị kinh tế cao như:
+ Dầu khí ở vùng trũng cửu Long,Nam côn sơn + Than đá ở Quảng Ninh
+ Bô xít ở Tây nguyên + sắt ở Thạch khê( Hà Tĩnh)
+ Apatits ở Cam đường (Lào cai) + Đá vôi và sét ở miền bắc ,BTB
Một số mỏ có mối liên hệ kinh tế kỹ thuật phân bố gần nhau ,thuận lợi cho
việc thành lập các trung tâm công nghiệp.
VD: + Mỏ sát Trại Cau ,than phấn mễ (Thái Nguyên)mỏ đá vôi Tràng kênh(
Hải phòng ) mỏ Man gan ở Tốc Tát Cao Bằng, mỏ titan Núi chúa Tuyên quang là cơ

sỏ quan trọng hình thành khu gang thép Thái Nguyên.
Mỏ apatits Cam Đường Lào cai.Mỏ pirits Phú Thọ là cơ sỏ quan trọng hình
thành khu công nghiepj hóa chất Việt trì – Lâm Thao – Phú thọ.
b. Khó khăn trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản
- Phần lớn các mỏ quy mô nhỏ ,chỉ có ý nghĩa địa phương
- Phân bố ở những nơi kết cấu hạ tầng giao thông chưa phát triển,việc khai
thác chuyên chở gặp nhiều khó khăn.
- Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất , khi khai thác đòi hỏi phải có
công nghệ hiện đại ,chi phí sản xuất cao.
- Vốn đầu tư còn thiếu ,công nghệ khai thác lạc hậu nên phần lớn các mỏ còn
dưới dạng tiềm năng
- Việc khai thác còn phụ thuộc vào việc lien doanh với công ty các nước. Vì
vậy chúng ta còn nhiều thiệt thòi về kinh tế.
- Về lâu dài nước ta phải tự khai thác tài nguyên khoáng sản của mình và sản
xuất ra các sản phẩm công nghiệp dựa trên thế mạnh về tài nguyên khoáng sản để
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu sử dung át lát
1.Tại sao núi nước ta chạy theo hướng tây băc đông nam và hướng vòng cung(nền
cổ)
2.Tại sao những vùng núi cao lại có nền địa chất lâu dời( đó là các khu vực đuợc hình
thành từ lâu đời từ địa cổ sinh và trung sinh và nâng lên mạnh mẽ ở giai đoan tân
sinh trong vận động tạo sơn himalaya

13


ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1) Địa hinh nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ?
a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.
+ Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m
chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn
ra mạnh mẽ.
d/ Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 2) Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ
nhưỡng nước ta ?
a/ Khí hậu:
-Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch
Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ
Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông
Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ.
-Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao
xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.Một số vùng có khí hậu mát
mẻ quanh năm như sapa, đá lat
b/ Sinh vật và thổ nhưỡng:
-Với quy luật càng lên cao nhiệt ddoj càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay
đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng theo đâi cao. Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình
hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các
khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao
trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.
-Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữ các vùng miền là một trong
những nguyên nhân tạo nên sự khac nhau về Thảm thực vật và thổ nhưỡng các vùng

miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi.
Câu 3) Địa hình núi vùng Đông Bắc có những đặc điểm gì ?
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn,
Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
+ Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông
Lục Nam.
+ Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+ Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-
Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là
đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m.


BÀI 6

14

Câu 4) Địa hình núi vùng Tây Bắc có những đặc điểm gì ?
+ Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây
Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
+ Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây
+ Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía
Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa
là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…)
Câu 5) Địa hình núi vùng Trường Sơn Bắc có những đặc điểm gì ?
+ Từ Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
+ Huớng núi là hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp
ngang.
+ Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là
vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế. Mạch cuối cùng là dãy Bạch Mã-ranh giới với vùng

núi Trường Sơn Nam và là bức chắn ngăn cản các khối khí lạnh tràn xuống phía
Nam.
Câu 6) Địa hình núi vùng Trường Sơn Nam có những đặc điểm gì ?
+ Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới
bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam
Trung Bộ.
+ Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng dần về phía Đông,
tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển có sườn dốc.
+ Phía Tây là các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng, cao khoảng từ 500-
800-1000 m: Plây-cu, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh, tạo nên sự bất đối
xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.
C
â
u 7) Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận
lợi và khó khăn gì?
a/ Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, vật
liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động thực
vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho
bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công
nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ….), vùng đồng cỏ
thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động
thực vật cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận lợi cho phát
triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
b/ Khó khăn: xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn,
nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất

của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
C
â
u 8) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng.
+ Diện tích: 15.000 km
2
.
+ Đồng bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ
lâu, nay đã biến đổi nhiều.

15

+ Địa hình: cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô
nhỏ.
+ Trong đê, không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và
các ô trũng ngập nước. Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.
C
â
u 9) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Diện tích: 40.000 km
2
, lớn nhất nước ta.
+ Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau
ĐBSH.
+ Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.
+ Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị
ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đồng bằng. Trên bề mặt đồng bằng còn
có những vùng trũng lớn như: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên.
C
â

u 10) Trình bày những đặc điểm của Đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Diện tích: 15.000 km
2
.
+ Đồng bằng do phù sa sông biển bồi đắp
+ Địa hình: hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ, chỉ có đồng bằng Thanh Hoá,
Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên tương đối rộng.
+ Phần giáp biển có cồn cát và đầm phá, tiếp theo là đất thấp trũng, trong cùng đã bồi
tụ thành đồng bằng. Đất ít phù sa, có nhiều cát.
C
â
u 11) Hãy nêu thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
a/ Thế mạnh:
+ Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt
đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công
nghiệp…
+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.
b/ Hạn chế: bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và
tài sản.
ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và tạo
thành các ô trùng ngập nước. ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác
động mạnh mẽ của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm
phèn lớn. Đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ hẹp, bị chia cắt, nghèo dinh
dưỡng.
Câu 12: Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông củu long có đặc điểm gì giống
và khac nhau.
 Giồng nhau:
- Đều là 2 đồng bằng đựoc bồi đắp phù sa sông ,là hai đông bằng có diện tích lớn

nhất nước ta,
- Địa hình khá bằng phẳng ,có đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp.
- Trên đồng bằng có các hệ thồng sông lớn quanh năm bồi đắp phù sa .
*khác nhau:
- Đồng bằng SH có đê ven sông ngăn lũ, ĐBSCL không có đê
- ĐBSCL có diện tích lớn hơn ,địa hình thấp hơnvà bằng phẳnh hơn.do chịu tác động
của thuỷ triều và sóng biển mạnh hơn nên diện tích đất ngập mặn ,nhiễm phèn lớn.
- ĐBSCL có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt hơn .

16


Câu 13: Việc sử dụng đất và rừng không hợp lý ở miền đồi núi việt nam đẫ gây
nên những hậu quả gì?
Việc sử dụng đất rừng không hợp lý ở miền đồi núi không chỉ làm ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế và làm thay đổi môi trường sinh thái ở miền này mà nó làm
thay đôi môi trường sinh thái chung của cả nước .Việc khai thác rừng không hợp lý
sẽ dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như sói mòn đất gây ra lũ quýet ,sạt lở đất


Câu 14: Địa hình miền đồi núi có quan hệ như thé nào với địa hình đồng bằng
Địa hình miền đồi núi có quan hệ chặt chẽ với đại hnhf đồng bằng .
- Những hệ thống sông lớn mang phù sa từmiền đoòi núi bồi đáp ,mở rộng các đồng
bằng châu thổ
- Sự sấp xếp xủa các dãy núi cùng ảnh hưởng dến sự phân bố của đồng bằng.
- Nhiều dãy núi đâm ngang tả biểnnlàm thu hẹp ,chia cắt dải đồng bằng ven biển.
- Địa hình đồng bằng có quan hệ chặt chẽ với đại hình đồi núi về mặt phát sinh và
các quá trình tự nhiên hiện tại .
vì thế việc khai thác tự nhiên ở miền đồi núi không hợp lý sé ảnh hưởng trực

tiếp đến môi trường sinh thái cảu đồng bằng.
Câu 15: Hãy nêu những đặc điểm khac nhau về địa hình 2 vùng núi Đông bắc
và Tây bắc( đã trả lời)
Câu 16: Địa hình vùng trường sơn bắc và trường sơn Nam khác nhau như thế
nào?
- Trường sơn Bác gồm các dãy núi chạy song song và so le theo hướng tây bác đông
nam với địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạ giữa.
- Vùng núi trường sơn Nam gồm các khố núi và cao nguyên ( khối núi Kon Tum và
khối núi cực Nam trung bộ có điại hình mở rộng và nâng cao dôc về phía đông .Các
cao nguyên ba dan plâycu .dắclắc ,mơ nông ,Di linh,ở phía tây có địa hình tương đoíi
bằng phẳng làm tahành các bề mặt cao 500 – 800 – 1000m

Câu hỏi át lat:
- Phân tầng độ cao và phân tầng độ sâu
- Xác định các địa hình cơ bản đồng bằng ,trung du ,miền núi và sự
phân bố của chúng.
- Xác điịnh các dãy núi lớn ,các dặc điểm : tên dãy núi , chiều dàu,
hướng, độ cao trung bình, tên các đỉnh núi cao nhất.
- Tên độ cao trung bình của các ơn nguyên, cao nguyên đồng bằng
- Xá định các hệ thống sông về hình dạng , hướng chảy. các phụ lưu,chi
lưu và cửa sông
- Trình bày các dạng bờ biển, độ nông sâu , rộng hẹp và thềm lục địa
việt nam
- Đọc được tỉ lệ bản đồ
- Phân tích các lát cắt






17

THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

C
â
u 1) Biển Đông có những đặc điểm gì ?
- Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km
2
.
- Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy
chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên
là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho
vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.
C
â
u 2) Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ?
-Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ
ẩm tương đối trên 80%.
-Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng
cực tây đất nước.
-Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất
khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào
mùa hè.
-Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa
nhiều.
C
â

u 3) Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta
?
-Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với
tác động của quá trình xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
-Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu
với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô…
-Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng
phát triển xanh tốt quanh năm.
-Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn
có diện tích 450.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất
phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo…
C
â
u 4) Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông.
-Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và
Cửu Long, Thổ Chu-Mã Lai, sông Hồng.
-Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công
nghiệp.
-Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ.
-Tài nguyên hải sản phong phú: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa
dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm…), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa.
C
â
u 5) Biển Đông đã gây ra những khó khăn gì cho nước ta ? Chiến lược khai
thác tổng hợp kinh tế biển.
- Hàng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 5-6 cơn bão đổ
trực tiếp vào nước ta. Ngoài ra còn có sóng lừng, lũ lụt gây hậu quả nặng nề cho
vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ.
- Sạt lở bờ biển.

- Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung…
BÀI 8

18

* Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển: cần có biện pháp sử dụng hợp lý,
phòng chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai. Phát triển tổng hợp
kinh tế biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ
hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển.
C
â
u 6. Hãy chô biết mối quan hệ giữ hướng chảy của các dòng hải lưu với gió
mùa?
Hướng chảy chủa các dòng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa .Cụ thể
- Vào mùa hạ các dòng hải lưu chảy theo hướng tây nam vì lúc này gió mùa mùa hạ
thổi mạnh theo hưoơg tây nam
- Vào mùa đông do do mùag đông thổi theo hướng đông bắc nên dòng hải lưu lúc
này cũng chảy theo hướng đông bắc.


C
â
u 7. Tại sao khí hậu nước ta lại có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương khác
hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ?
khí hậu nước ta có nhiều đặc tính khí hậu hải dương ,khác hẳn với niều nước cùng vx
độ vì:
- Nước ta tiép giáp với biển đông rộng lớn (Diện tích 3,477triệu km2) nhiệt độ nước
biển cao và biến động theo mùa
- Các khôốikhí qua biển mang lại cho nước ta lauọng mưa và độ ẩm lớn
- Biển đông làm giảm tính chất khắc nghiệt cua rthời tiết lạnh khô trong mùa đông và

làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có biển đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên
điều hoà hơn ,khác hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ.
C
â
u 8.Phân tích vai trò của biển đông đối với sự phát triển kinh tế xã hôi
Trả lời:
Vai trò của biển đông đối với việc phát triển kinh tế xã hội……
*Có nguồn tài nguyê khoáng sản phong phú
+ khoáng sản:
-Dầu khí có trữ lượng và trị lớn nhất .Hai bể dầu lớn nhất hiện nayđang đựoc khia
thác là bể cửu long và bể nam con sơn,các bể dầy Thổ chu mã lai và sông hồng
không có trữ lượng đáng kể
- Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyen liệu quý cho ngành
công nghiệp
-Biển có nhiều muối ven biển Nam trung bộ rất thuận lợi ncho phát triển nghề muối
*Tài nguyên hải sản
- Có trên 2000 laòi cá hơn 100 loài tôm có gí trị kinh tế khoảng vài chục laòi mực
hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác
- Ven các đảo , quần đảo TS và HS có nguồn tài nguyên quý giá là các rặng san hô và
nhiều laòi sinh vật khác.
*Tài nguyên du lịch
- Bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp(kể tên)
- Nhiều đảo có gí trị du lịch như phú quốc ,cát bà,hòn tre,
- Biển nứoc ta có nhiều điều kiện phát triển ngành giao thông vận tải do nước ta có
nhiều vũng vinh và nhiều cửa sông dể xây dựng các cảng nước sau,…….
Câu át lát:

19


- Dựa vào át lát đại lý việt anm và những kiến thức đã học hãy xác định
hướng di chuyển cơn bão ,tần xuất ,phạm vi ảnh hưởngvà hậu quả do
bão gây ra
- Trình bày đặc điểm các miền khí hậu của nước ta
- Trình bày giải thích chế độ mưa, chế độ nhiệt của nước ta.
- So sánh các trạm khí hậu của nước ta.rút ra kết luận
- Xá định trên bản đồ những vùng có nhiệt độ và lượng mưa trung bình
năm cao nhất và thấp nhất.giải thích
- Nêu hoạt động của bão ở nước ta.Nêu hậu quả và biện pháp phòng
tránh





THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

Câu 1: Nhân tố nào tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước
ta?
- Tình chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội
chí tuyến ,nền nhiệt độ quanh năm cao.
- Do nước ta tiếp giáp với vùng biển đông rộng lớn ,vùng biển này lại có đặc tính
nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa ,biển đông cùng với các khối khí di chuyển
qua biển mang lại lượng mưa lớn cho nước ta .vì thế độ amảm không khí của nước ta
luôn cao , dao động từ 80 đến 100%
- Khí hậu nứoc ta mang tính chất gió màu do nước ta nằm gần trung tâm gió mùa
châu á ,nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa ,hàng năm nươc ta chịu
tác động của hai loại gió chính .đó là gió mùa mùa hạ và gió màu mùa đông.

C

â
u 2) Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào
? Giải thích nguyên nhân ?
a/ Tính chất nhiệt đới:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh
năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20
0
C
- Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.
b/ Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm. Mưa phân bố không đều, sườn
đón gió 3500– 4000 mm.
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
*Nguyên nhân:
-Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có
2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh.
-Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.



BÀI 9

20

C
â
u 3. Nguyên nhân nào amng lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta ? Hãy
cứng minh rằng nước ta có lươnghj mưa và độ ẩm lớn .
- Biển đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển mang lại lương mưa và độ ẩm

lớn cho nước ta.
- Lượng mưa trung bình năm cảu nước ta từ 1500 – 2000mm ,ở những sườn núi đớn
gió biển và cá khói núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 –
4000mm . Độ ẩm không khí cao ,trên 80%,cân bằng ẩm luôn luôn dương.
C
â
u 4) Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa
điểm.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình

tháng I (
o
C)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII (
o
C)
Nhiệt độ trung
bình năm (
o
C)
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Vinh 17,6 29,6 23,9
Huế 19,7 29,4 25,1
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
a/ Nhận xét:

-Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
-Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.
b/ Giải thích:
-Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền
Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa
điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau.
-Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn
nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các
địa điểm miền Bắc.

C
â
u 5) Dựa vào bảng số liệu sau : Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm
của một số địa điểm
Địa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1.676 mm 989 mm + 687 mm
Huế 2.868 mm 1.000 mm + 1.868 mm
Tp Hồ Chí
Minh
1.931 mm 1.686 mm + 245 mm
Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa
điểm trên. Giải thích.
a/ Nhận xét:
-Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến
tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội.
-Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.
-Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và
thấp nhất là tp.HCM.

b/ Giải thích:

21

-Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:
+Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông
thổi vào.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.
-Tp.HCM có lượng mưa khá cao do:
+Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng
mưa lớn.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm
thấp nhất.
-Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân
bằng ẩm cao hơn tp.HCM.
C
â
u 6. Hãy cho biết nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông,
Vào mùa đông ,ở bán cầu bắc hình thành áp cao xi bia ,khối khí cực lục địa từ
trung tâm cao áp xibia chịu lực hút cua ráp hạ lục địa Ỗ trây lia ở bán cầu nam đang
hoatỵ động ( đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phương Nam.Khối khí này di chuyển
vào việt nam theo hươngs Đông Bắc ,tạo thành gió mua mùa đông(gió mùa đông
bắc)
C
â
u 7) Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với
sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
a/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)

-Từ tháng XI đến tháng IV
-Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibir
-Hướng gió Đông Bắc
-Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
-Đặc điểm:
+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc
gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
b/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
-Từ tháng V đến tháng X
-Hướng gió Tây Nam
+Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và
Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của
gió Lào khô, nóng.
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành
gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt
đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp
Bắc Bộ).
c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:
-Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
-Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
-Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa,
khô.

22

C
â

u 8. Dựa vào kiến thứuc đã hợc ,hãy cho biết trung tam cao áp hình thành gió
mùa hạ ở việt nam ,hướng di chuyển ,tính chất của khối khí này?
- Gió từ trung tâm cao áp ấn độ dương qua vịnh ben gan (Khối khí nhiệt đới vịnh ben
gan – TBD) xâm nhập trực tiếp vào hướng tây nam . Khối khí này ẩm ,nhưng khi
vượt núi trườn sơn dày sông mã vào nứoc ta trở nên khô nóng (Hiện tượng phơn)
- Gió từ trung tâm cao áp cận chí tuyến nửa cầu anm (khóin khí xích đạo) thoi theo
hương đông nam,chuyển sang hướng tây nam sau khi vượt qua xích dạo ( do lực cô
riôlít ) xâm nhập trực tiếp vào nhước ta.khối khí này có tầng ẩm rất dày tạo nên dong
thăng lớn trên đươờnghội tụ nội chí tuyến ,gây mưa cho các vùng đón gió Nam bộ
và Tây nguyên.
C
â
u 9. Gió mùa mùa hạ mạng đến cho nứoc ta những thuận lợi và khó khăn gì?
- thuận lợi:
+ Gió mùa mùa hạ mang đến cho nước ta lượng mưa lớn cung cấp một lượng mưa
lớn cho sản xuất ,phát triển thuỷ điện cho sinh hoạt .
+ Lượng mưa do gió mùa hạ mạng lại làm dịu bớt không khí oi bức của mua hạ ,làm
thưòi tiết dễ chịu hơn ,mát mẻ hơn.
- Khó khăn:
+ Vào các tháng 5,6,7,có gió lào khô nóng ,lầm nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng sấu đén
sk con người và sản xuất .
+ từ tháng 6 đến táng 9 thường có mưa lớn ,có nhứng lúc mưa quá lớn .lại tập trung
trong nhiều ngày gây lú lụt đặc biệt là vùng trung bộ và đồng bằng sông cửu long.

Câu 10: Hoạt động của gió mùa đã dẫn sự phân chia mùa khí hậu khác nhan
giữa các khu vực nước ta như thế nào?
Trong chế độ khí hậu nươc ta ảnh hưởng của gó mùa phân chia khí hậu nước ta:
+ Miền bắc có sự phân chia thành muà đông lạnh,ít mưa .mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều
.
+ Miền namcó hai mùa: Mùa mưa và mùa khô rõ rệt

+ Giũa tây nguyên và đồng bằng ven biển miền trung có sự đối lập về hai mùa mưa
và khô, nhưngmàu mưa lệch về thu đông.
C
â
u 11) Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa ?
-Do vị trí địa lý: nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nội chí tuyến Bắc
Bán Cầu nên khí hậu có tính chất nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ánh
sáng mạnh.
-Do nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, trong khu vực chịu ảnh hưởng gió Mậu dịch
và gió mùa châu Á nên khí hậu mang tính chất gió mùa rõ rệt.
C
â
u 12) Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa
hình, sông ngòi ở nước ta ?
a/ Địa hình:
* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
- Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
- Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô.
- Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu.
- Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn.
*Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài
chục đến hàng trăm mét.
b/ Sông ngòi:

23

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360
con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.
-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m
3

/năm. Tổng lượng
phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
-Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa
khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng
thất thường.
C
â
u 13) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thành phần đất, sinh vật
và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ?
a/ Đất đai:
Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt
ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa
nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt và
ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng.
b/ Sinh vật:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước
ta các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây
nhiệt đới như: họ Đậu, Dâu tằm, Dầu…Động vật trong rừng là các loài chim, thú
nhiệt đới…
- Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
C
â
u 14) Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt
động sản xuất và đời sống.
a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
*Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước,
tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp,
nâng cao năng suất cây trồng.
*Khó khăn: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa
khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước…

b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
*Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy
mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô.
*Khó khăn:
+ Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp
của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản.
+ Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc,
mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản
xuất.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Câu át lát
- Đọc tên các hệ thống sông
- Kể tên các hệ thống sông chính, phụ lưu, chi lưu các cửa sông lớn đổ
ra biển
- Noiư bắt nguồn ,nơi chảy qua ,hướng dòng chảy , chiều dài, các phụ
lưu, chi lưu, độ dốc lòng chảy….



24

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG


C
â
u 1) Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Tp Hồ
Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.
Địa điểm

t
o
TB
năm (
o
C)
t
o
TB tháng
lạnh (
o
C)
t
o
TB tháng
nóng (
o
C)
Biên độ t
o
TB năm

Biên độ t
o
tuyệt đối
Hà Nội
Vĩ độ 21
o
01’B
23,5

16,4
(tháng 1)
28,9
(tháng 7)
12,5 40,1
Huế
16
o
24’B
25,1
19,7
(tháng 1)
29,4
(tháng 7)
9,7 32,5
Tp. Hồ Chí
Minh
Vĩ độ 10
o
47’B
27,1
25,8
(tháng 12)
28,9
(tháng 4)
3,1 26,2
a/ Nhận xét:
-Nhiệt độ trung bình năm: nhỏ nhất là Hà Nội, sau đến Huế và cao nhất là tp.HCM.
-Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới 20
0

C; tp.HCM trên
25
0
C.
-Nhiệt độ trung bình tháng nóng: Hà Nội và tp.HCM có nhiệt độ tương đương nhau,
riêng Huế cao hơn 0,5
0
C.
-Biên độ nhiệt trung bình năm: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là
tp.HCM.
-Biên độ nhiệt độ tuyệt đối: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM.
b/ Kết luận:
-Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh tăng dần từ Bắc vào
Nam.
-Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào
Nam.
c/ Nguyên nhân:
-Miên Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn nên có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt
hơn.
-Miền Bắc về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp
nhiều so với miền Nam.

C
â
u 2) Nguyên nhân tạo nên sự phan hoá thiên nhiên theo bắc nam?
- Thiên nhiên nươc ta có sự phân hoá thiên nhiên theo B-n chủ yếu do sự thay
đổi khí hậu từ bắc vào nam
- Nước ta nằm trải dài trên nhiều vĩ độ
-Sự tăng lượng mặt trời từ bắc vào nam do góc nhập xạ tăng
- Sự giảm sút khối không khí lạnh về phía nam.


C
â
u 3. Hãy trình bày những biểu hiện cho thấy khí hậu nước ta có sự phân hoá
theo bắc nam?
- Nhiệt độ trung bình năm của miền nam bao giờ cung cao hơn miền bắc ( nhiêth độ
trung bình năm của HN là 23,5,TPHCM là 27,1)
- Biên độ nhiệt của miền bắc lớn hơn miền nam rất nhiều ( Biên đọ nhiệt cảu HN là
12,5 ,TPHCM là 3,1)
BÀI 11 & 12

25

- Miền nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cân chis tuyến ,có một
mùa đông lạnh
- miền nam chịu ảnh hường của khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu cân xích đạo với một
mùa mưa và màu khô rõ rệt.
C
â
u 4) Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần
lãnh thổ phía Nam nước ta.
a/ Miền khí hậu miền Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
-Nhiệt độ trung bình: 20
0
C-25
0
C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (10
0
C-12

0
C).
Số tháng lạnh dưới 20
0
C có 3 tháng.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ
-Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra
còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b/ Miền khí hậu miền Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
-Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
-Nhiệt độ trung bình: trên 25
0
C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (3
0
C-4
0
C).
Không có tháng nào dưới 20
0
C.
-Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
-Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc
vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
C
â
u 5) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn
chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa,
vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
a/ Vùng biển và thềm lục địa:
- Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình

ven biển, thềm lục địa.
b/ Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên
trù phú.
-Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các
cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu
tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
c/ Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng
của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông
Trường Sơn và Tây Nguyên.

C
â
u 6. Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự
khác biệt về thiên nhiên giữ hai vùng núi đông bắc và tây bác ,giưa đông và tây
trường sơn.
- sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp ,phổ biến nước ta là do tác
động của gúo mùa với hướng các dãy núi
- Ở vùng núi thấp đông bắc có mùa đông lạnh đến sớm .Ở vùng núi thấp tây bắc của
mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn ,mùa ha đến sớm ,đôi khi có gió tây ,lượng mưa
giảm ,khí hậu tây bắc alnhj chủ yếu do địa hình núi cao.
- Trong nkhi ssườn đông trường sơn cói mua vào thu đông thì cùng núi tây nguyên
lại là mùa khô ,nhiều nơi khô hạn gay gắt ,vào mùa mưa tây nguyên thì bên sườin
đông lại chịu gió tây khô nóng.

×