Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

nghị luận xã hội môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.17 KB, 43 trang )

1


Tài liệu dành cho giáo viên và học sinh
ôn thi đại học
File word, pdf










NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Môn: Ngữ Văn














Tài liệu gồm: 43 trang với 12 chủ đề nghị luận xã hội









2

MỤC LỤC
1. Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo”
2. Đề bài: Vấn nạn giao thông
3. Đề bài: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên học sinh hiện nay
không?
4. Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết:…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
( Thơ Tố Hữu _ trang 532)
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
5. Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Phát
biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
6. Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (đề mở)
7. Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong
8. Đề bài: Bác Hồ khuyên thanh niên:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"Anh chị suy nghĩ gì về lời khuyên đó?
9. Đề bài: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “ thế giới đó”,
im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiên chống lại HIV/AIDS bắt đầu
từ chính các bạn” ( Côphi Annan – Thông điệp phòng chống AIDS 1-12-2003 ) Anh chị có thể làm gì
để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?
10. Đề bài: Nạn bạo hành trẻ em và phụ nữ
11. Đề bài: Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá?
12. Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn
(thế kỉ XVI-XVII) : “Tri thức là sức mạnh”
13. Câu hỏi ôn tập
3

1. Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo”

A. Hướng dẫn cách làm
1. Giải thích
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta: “Xóa đói giảm nghèo là
nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng nhà nước giải
quyết, từng bước thanh toán đói nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống
giữa các vùng, tầng lớp dân cư”
Tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thể hiện tấm lòng cao cả nhân văn
“Thương người như thể thương thân” , “là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Mọi
người đều nên có ý thức ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” .
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thu được kết quả to lớn trong nhiều năm qua, góp
phần cùng nhà nước làm giảm số lượng và tỷ lệ người nghèo. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc
biểu dương và tặng giải thưởng vì đã thành công lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.


2. Bàn luận
Xóa đói giảm nghèo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta
Xóa đói giảm nghèo muốn thành công phải huy động nguồn lực của toàn xã hội.
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là hoạt động thiết thực huy động nguồn lực của
toàn xã hội vào công việc xóa đói giảm nghèo.
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là nét đẹp phát huy truyền thống đoàn kết, nhân
văn, quan tâm đến người nghèo của dân tộc ta. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Mỗi người dân nên nhiệt tình tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”

3. Liên hệ
- Bản thân em sẽ cố gắng trong từng việc có thể tham gia ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”
Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân tham gia phong trào.

B. Bài làm tham khảo
Đề : Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”
4


Mở bài:
Nhiều năm nay, “Quỹ vì người nghèo” do mặt trận Tổ quốc Việt Nam thiết lập đã nhận
được sự ủng hộ to lớn của nhân dân, từ cán bộ, công chức đến tầng lớp doanh nhân. Vì sao phong
trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” lan rộng và sôi nổi như vậy ?

Thân bài:
1.“ Quỹ vì người nghèo” góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” chứng tỏ ý thức cộng đồng cao của dân ta, góp
sức cùng nhà nước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tháng vì người nghèo hàng năm thu
được hàng nghìn tỷ đồng, liên tục trong hàng chục năm nay, làm cho tỷ lệ người nghèo ở nước ta
liên tục giảm xuống. Các nước bè bạn, cả thế giới khâm phục thành công về xóa đói giảm nghèo
của Việt Nam. Tổ chức Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng về xóa đói giảm nghèo.


2. Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn,
của nhân dân ta.
Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn cao cả
trong tâm hồn con người Việt Nam. Mọi người dân nước ta đều hiểu sâu sắc “Một miếng khi đói
bằng một gói khi no”. Trải qua bao gian khổ, hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm và thiên tai bão lụt, dân ta luôn có truyền thống “Thương người như thể thương thân” ,
“là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Hình ảnh cụ già bớt chút lương hưu, các em
học sinh bớt tiền ăn sáng của bố mẹ cho để san sẻ với bạn nhỏ bất hạnh hơn mình luôn làm cho
mọi người xúc động và thức tỉnh lương tâm trách nhiệm ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn phải tiếp tục lâu dài , là mục tiêu “Thiên niên kỷ của
Liên Hợp Quốc” cũng như của Nhà nước Việt Nam. Chúng ta hàng năm phải có ý thức và hành
động thiết thực cùng toàn dân, toàn hệ thống chính trị tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo,
mà cụ thể nhất là ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. “Nhường cơm sẽ áo, chị ngã em nâng”

3. Mọi người nuôi dưỡng ý thức và hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo.
5

Nước ta là nước đang phát triển, thu nhập thấp, đại bộ phận dân cư sinh sống, làm nghề
nông, thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh ở người và gia súc, rủi ro trong làm ăn, tai nạn trong
sinh hoạt làm cho người ta nghèo đi. Số lượng người nghèo của nước ta rất đông, từ tỷ lệ khoảng
60% cách đây 30 năm, nay vẫn còn khoảng 15% tức là hơn 10 triệu dân trong diện người nghèo.
Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn lâu dài và mỗi người chúng ta phải kiên trì hành động, luôn
nuôi dưỡng tấm lòng nhân văn cao cả, nghĩa hiệp để có việc làm, hành động đóng góp ủng hộ
quỹ vì người nghèo.
Ông cha chúng ta có khái niệm “nợ đồng lần”. Người ta giúp mình việc gì đó không phải
để mong được mình trả ơn, mà mong mình sẽ lại đi giúp những người khác. Như thế, những tấm
lòng thơm thảo sẽ được nhân lên, những hoàn cảnh được chia sẻ sẽ được tăng lên theo cấp số
cộng, cấp số nhân. Nhờ đó, xã hội chúng ta sẽ đầy những tấm lòng nhân ái, cuộc sống ấm áp ngày
càng tươi đẹp, thanh bình, hạnh phúc. Giúp đỡ người nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo là một

trong những cách thiết thực biểu hiện sự quan tâm tới người khác, tới xã hội, góp phần thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình”.

Kết luận
Một nhà văn Nga đã viết “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình
thương” . Nhà văn Pháp Misen Êken Mongtenho cũng đã viết “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa,
nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” .Một trong những việc nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người là
hàng năm hãy có hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo







6

2. Đề bài: Vấn nạn giao thông
A. Hướng dẫn cách làm:
Đề này cần:
1. Giải thích vai trò của giao thông vận tải
Sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng cần phải đi lại. Số lượng
phương tiện giao thông và hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường sá, quyết đinh tới sự thành công của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước.
2. Vấn nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả lớn.

- Tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng, mỗi năm có khoảng từ 12000 đến 14000 người chết
và hàng vạn người bị thương vì tai nạn giao thông (bình quân mỗi ngày có 30 người chết).
- Nạn kẹt xe ở các thành phố xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tổn hại tới sức
khỏe người dân và gây thiệt hại về kinh tế hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm.

3. Nguyên nhân.
- Ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của một bộ phận dân cư chưa cao.
- Đường giao thông còn bất cập, không đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, dễ gây ách
tắc và xảy ra tai nạn.
4. Phải hành động quyết liệt để giải quyết vấn nạn giao thông.
- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức phát triển có cơ sở hạ tầng giao thông, làm nhiều đường đi
và đường đi tốt.
- Mọi người dân phải hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về giao thông. "An toàn giao
thông là không tai nạn".


BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài:
“Nỗi đau này không riêng của ai, của chung đất nước nỗi đau này”. Đó là nỗi đau do tai
nạn giao thông gây ra. Vậy nguyên nhân của tai nạn nhức nhối này là vì đâu? Hậu quả của nó thế
nào? Làm cách nào để ngăn chặn? Tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn
đó?
7

Thân bài:
1.Vai trò của giao thông, vận tải
Giao thông vận tải có một vai trò vô cùng quan trọng đối với một con người nói riêng, đối
với một đất nước nói chung. Nó là nhu cầu đi lại giao lưu, làm việc,… rất thiết yếu của con người
từ xưa tới nay, như cơm ăn, nước uống vậy. Nhìn vào mạng lưới giao thông, trình độ các phương
tiện giao thông hiện đại có thể đánh giá nền văn minh, tình hình kinh tế, chất lượng cuộc sống
của người dân ở một nước. Chẳng hạn các nước văn minh phương Tây như: Pháp, Đức,
Mỹ…giao thông vô cùng phát triển. Hiện nay giao thông ở nước ta đã và đang có sự phát triển,
tiến bộ vượt bậc. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt…đang mở ra chằng chịt
như đường vẽ trên bàn cờ - xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay…đang thay dần cho đi bộ, xe đạp
chậm chạp làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2.Tình hình tai nạn giao thông
Cũng nhờ các phương tiện xe máy được lưu thông, hàng chục bến cảng của hàng không,
hàng trăm ga tàu, bến ô tô xuất hiện khắp mọi miền đất nước mà bạn có thể đến địa điểm công
tác, về địa chỉ trái tim chỉ trong một khoảng thời gian tối ưu như bạn mong muốn. Nhưng cũng vì
những phương tiện hiện đại có tốc độ như bay ấy mà bạn không được trở thành cánh chim thanh
thoát, trái lại lắm lúc có nguy cơ “gãy cánh giữa đường bay”. Bởi chính tai nạn giao thông đang
diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta với những con số làm nhức nhối trái tim hàng triệu
người; cứ trung bình mỗi ngày từ 30 đến 35 người bị tai nạn và chừng ấy người bị thương hoặc
gãy tay, gãy chân, bất hạnh hơn nữa là bị chấn thương sọ não.
3. Hậu quả
Như vậy tai nạn giao thông đã gây nên hậu quả khủng khiếp làm thiệt hại nặng nề về người
về của cho đất nước, xã hội. Biết bao kinh phí nhà nước phải bỏ ra để khắc phục hậu quả. Hàng
năm Chính phủ mất hàng ngàn tỉ cho công cuộc ngăn ngừa tai nạn, cho việc chữa trị những người
bị tai nạn giao thông. Có những người vì tai nạn giao thông mà chịu thương tật vĩnh viễn, sống
trong tình trạng “bán thân bất toại”, gây đau khổ, thương tâm cho xã hội, cho người thân. Biết
bao người vợ phải mất chồng, người mẹ mất con, người anh mất em. "Tổn thất này thật lớn lao",
đau thương này không sao kể xiết. Bạn đã bao giờ đi dọc đường quốc lộ số 5, số 1, đường quốc lộ
8

số 6…chứng kiến bao cảnh tai nạn giao thông đau lòng chưa? Đúng là “những cảnh ấy trên
đường về ta đã gặp; tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi, và từ đó lòng ta luôn tràn ngập, nỗi
buồn thương cho biết bao người” vì quốc tai nạn giao thông này.
4.Nguyên nhân
Tai nạn giao thông gây nhức nhối cho toàn xã hội như đã trình bày ở trên, nguyên nhân vì
đâu?
-Về phương tiện: Phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng (nhất là ô tô, xe máy) nhưng vẫn
được lưu hành. Thật không an toàn chút nào. Chúng dễ dàng trở thành tử thần cướp đi mạng sống
con người chỉ trong tích tắc.
-Về cơ sở hạ tầng: chất lượng đường sá, cầu cống còn thấp, nhiều nơi lại còn bị đào bới liên tục,
xuất hiện nhiều ổ trâu, ổ voi tạo thành những cái bẫy chết người vô hình.

-Quan trọng hơn là nguyên nhân về phía con người, chủ thể tham gia giao thông: hoặc là hạn chế
hiểu biết, không nắm vững luật, hoặc là vì tham tiền, hám lợi mà phóng nhanh, vượt ẩu. Chưa kể
có người lái xe trong trạng thái say bia, say rượu. Thậm chí còn có kẻ ngông cuồng tham gia vào
trò đùa tử thần: đua xe, đánh võng, lạng lách. Đã có biết bao tai nạn thương tâm gây ra cho người
lái và người đi đường.
5.Tuổi trẻ học đường phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông bi thương
này?
Là tuổi trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường- mùa xuân tương lai của xã hội, chúng ta phải có
ý thức tham gia giao thông, có văn hóa giao thông. Trước hết nghiêm túc học tập nắm vững luật
giao thông. Phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định an toàn giao thông; đi đúng phần đường,
không vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; không đi xe khi chưa đến tuổi
và không có bằng chính hiệu. Cùng với mọi người tích cực tuyên truyền luật giao thông trong
toàn xã hội.

Kết luận

Những điều đã trình bày trên cho thấy, ở nước ta, tai nạn giao thông đã trở thành nỗi kinh
hoàng chưa thể kiểm soát nổi như con ngựa bất kham đang lao về phía vực. Nhưng ghìm cương
9

ngựa bên bờ vực thẳm vẫn còn chưa muộn. Tuổi trẻ chúng ta là tuổi “Đâu cần thanh niên có.
Đâu khó có thanh niên”, hãy lên tiếng, hãy tích cực hành động hơn nữa để góp phần giảm thiểu
tai nạn này làm cho mọi người được sống trong nụ cười và hạnh phúc.



3. Đề bài: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của
thanh niên học sinh hiện nay không?
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Mở bài

Ngày nay, mỗi năm cứ vào kì thi tuyể sinh Đại học (vào đầu khoảng tháng bảy), cả nước lại
rộn ràng háo hức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ
như thế vào Đại học là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng
chăng?
Thân
bài
1. Ý kiến đồng tình
a. Trước hết phải khẳng định vào Đại học là con đường tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ,
xứng đáng là mơ ước không chỉ của tuổi trẻ nước ta mà còn là của nhân loại. Qua không khí học,
thi cử của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đủ hiểu được tầm quan trọng của việc lập nghiệp tuổi trẻ
qua con đường đại học. Vì đã qua rồi cái thời tuổi trẻ trở thành những con mọt sách thuần túy.
b. Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin,
thời đại của những con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Nền kinh tế thế giới cơ bản là nền
kinh tế tri thức, phát triển từ nền tảng của tri thức hiện đại về mọi phương diện. Những quốc gia
có tổng thu nhập hàng năm lên đến hàng nghìn ty đô la, GDP bình quân đầu người lên đến hàng
chục nghìn tỷ đô la như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đức. Chẳng phải chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của
tầng lớp thanh niên, nhất là thanh niên tri thức có trình độ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, những chuyên gia
khoa học kĩ thuật đó sao? Tri thức tạo ra những năng suất khổng lồ cho sản xuất. Tri thức tạo ra
những phương tiện phương thức quản lí mới đưa lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Phải có tri thức thì
10
các chuyên ngành mới có thể tham gia vào hệ thống sản xuất và dịch vụ xã hội. Bác Hồ đã từng
khẳng định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội”.
c. Đai học mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở đại học,
nơi tập trung những giảng viên giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí quốc gia” – những
người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chìa
khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng cánh của vào lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tuệ.
d. Mặt khác, dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ.
“Những người học trò nghèo đã đóng góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên”. Những địa
phương còn nghèo nhưng con em vẫn có rất nhiều người đậu đại học. Họ đã nêu một triết lí có ý

nghĩa như đạo lí của dân tộc “không sợ nghèo tiền, bạc tài sản, chỉ sợ nghèo chữ”. Họ luôn luôn
tâm niệm một điều “để chữ lại cho con” như để lại một tài sản vô giá.
Như vậy, rõ ràng cần phải coi việc vào đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, xứng
đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thơi gian, sức lực để đạt kết quả tốt trong kì
thi đại học này.
2. Ý kiến không đồng tình, ý kiến phản đối
a. Tuy nhiên, vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Con đường vào đời,
vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã từng mở ra rất nhiều cánh của. “Có cửa
sơn xanh, có cửa màu ghi nhạt”. Cha ông ta bảo “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Làm công
nhân, làm người thợ lành nghề, có thu nhập cao, đời sống no đủ, gia đình yên ấm, vật chất dồi
dào, tinh thần phong phú… chẳng phải là giấc mơ đẹp đó sao? Nhà nước ta cũng đã mở ra các
trường dạy nghề, đào tạo công nhân có kĩ thuật cao. Các trường ấy cũng mở rộng của để đón
chào các bạn trẻ.
b. Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác
giấc mơ xa vào đai học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần. Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt
nghề nghiệp của mình. Đây là một con đường không kém triển vọng và đặc biệt nó sẽ giải quyết
được một nghịch lí đáng buồn ở nước ta hiện nay: “thầy nhiều thợ ít”, số công nhân lành nghề,
lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất lại ít hơn số kĩ sư, cử nhân tốt nghiệp từ các trường
đại học.
11
c. Các bạn hãy xem cuộc đời là một trường đại học. Đại văn hào nước Nga Goocki xem đó
là “trường đại học của tôi”. Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải không ngừng học, học
trong thực tế, học trong sách vở, bạn vẫn có thể leo lên được đỉnh vinh quang (Nguyên Hồng, Vũ
Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học mà trở thành nhà văn nổi tiếng, nhiều người dân trở thành nhà
phát minh sáng chế và được vinh danh là “giáo sư thông minh”; Bills Gates – Chủ tịch tập đoàn
Microsft, chưa hề qua một trường đại học chính quy nào mà vẫn trở thành chuyên gia máy tính và
tỉ phú bậc nhất của nhân loại…).
Kết luận
Đừng nên xem vào đại học chỉ là con đường “chỉ có một và chỉ có một mà thôi” để đạt bằng
mọi giá như quay cóp trong thi cử, chạy bằng, chạy điểm. Và khi không được vào đại học thì có

những ý nghĩ tiêu cực.


4. Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
( Thơ Tố Hữu _ trang 532)

A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
-Đề này cần

1.Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả, nhận - cho”, sống phải có ích
.

Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca lảnh
lót, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”.Đã là người thì phải có lẽ sống.Lẽ sống của con người là
phải sống có ích, sống có nhận, có cho, có vay, có trả.

12
2.Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời”

Sống ở đời là đã, mắc nợ. Cha mẹ cho ta cuộc đời, nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở
thanhbình,cuộc sống bình an, để ta học hành, vui chơi, ăn mặc, chữa bệnh v v Ta phải trả cho
đời bằng cuộc sống có ích, cống hiến

3.Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học
Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng
Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc v v là những tấm gương có lẽ sống đẹp.

Hình tượng cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung”
của Nguyễn Thi về hình tượng người mẹ, chị Sứ v v

4.Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên

Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp, dẫn tới lối sống chưa đẹp. Họ đua
đòi, ăn chơi, lười học, lười làm việc, xa hoa, lãng phí. Họ nhận nhiều hơn cho, vay mà không trả.
Nhiều khi họ trở thành người bất hiếu, vô ơn bạc nghĩa, huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội

B. BÀI LÀM THAM KHẢO
I/ Mở bài

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải
sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì
dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca
xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:
…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
II/ Thân bài
13

1) Sống phải có ích
Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá; Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh”, Tố
Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao
hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui
cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối,
làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và
muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết

hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con
người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ),
là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn
loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một
tươi đẹp hơn.
2) Con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” có “trả” và cao hơn
nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời.
Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy
vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là
phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê
hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì
phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời,
để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm
người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ
tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ
đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm
nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi
trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân
dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm
mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà
14
chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc
Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ
cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

3)Chứng minh bằng thực tế.
Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta
đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn

Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót,
Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả
cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa.
Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng
thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).
Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy
sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:
“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ
Những sư đoàn không súng, lại xung phong
Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ
Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”
(Tố Hữu).
Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi
thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc
“cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống
được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người
nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

4)Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên.
Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức
lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và
15
“nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn
chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết
cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có
lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

III/ Kết luận
Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-
“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó,

mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật
nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã
viết:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Nghị luận xã hội.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
5. Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.
Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì
không có cuộc sống”.
Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Đáp án – Hướng dẫn làm bài
Yêu cầu của đề:
- Ở đây, nhà văn Nga nhấn mạnh vai trò quyết định của lí tưởng đối với đời sống con người.
Lí tưởng sẽ định hướng, giúp cho con người có ý chí nghị lực lớn lao để đạt tới mục đích cao đẹp.
- Từ luận đề chung đó, dựa vào các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình luận, chứng
minh, chúng ta có thể khai triển thành các ý, các luận điểm: lí tưởng là gì? Vì sao nói “Lí tưởng là
ngọn đèn chỉ đường” trong đời sống con người? Vì sao nói: “Không có lí tưởng thì không có
16
phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Là một
thanh niên của thời đại mới, anh chị tự xác định cho mình lí tưởng gì và dự định sẽ làm gì để thực
hiện lí tưởng ấy.
Gợi ý làm dàn bài:
Mở bài:
Có thể mở bài trực tiếp, có thể mở bài gián tiếp (xem bài dưới đây)
Thân bài:
1. Thế nào là lí tưởng? Vì sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường? Những quan niệm chưa đúng

về lí tưởng.
- Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt “Lí tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao
nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến”.
- Lí tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con người, giúp
con người khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để vươn tới sự nghiệp cao cả, có ích.
- Cần phân biệt lí tưởng với “tham vọng”, “dục vọng”, “mưu đồ”
- Chứng minh bằng thực tế lịch sử cuộc sống
2. Vì sao cuộc sống thiếu lí tưởng không phải là cuộc sống?
- Thiếu lí tưởng, con người sẽ không có ước mơ, không có khát vọng, không có mục tiêu
làm phương hướng dẫn đường, dẫn đến hậu quả con người sẽ kém dần nghị lực, trở thành lười
biếng, bất lực, hoài nghi, ích kỉ và đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, lông bông, vô
nghĩa lí.
3. Bàn luận, bình luận, mở rộng và liên hệ với bản thân
- Cuộc sống có lí tưởng đẹp sẽ đưa cuộc đời ta tới tuổi thanh xuân huy hoàng, tráng lệ.
Ngược lại, cuộc sống không có lí tưởng sẽ dẫn đến một cuộc đời lặng lẽ, trôi qua một cách bình
thản, trôi qua một cách vô vị với những “dĩ vãng ti tiện và đớn hèn”
- Dự định, ấp ủ lí tưởng của bản thân.
Kết luận:
Khẳng định thêm một lần nữa vai trò quyết định của lí tưởng trong cuộc sống, đặc
biệt là với lứa tuổi thanh niên, “mùa xuân của xã hội”.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Mở bài
17
Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được
một bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy,
một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu thiếu một lí tưởng cao
đẹp. Để khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lí tưởng đối với một cuộc
đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tônxtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng
thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Thân bài

1. Thế nào là lí tưởng? Vì sao lí tưởng là ngọn đèn? Những quan niệm chưa đúng về lí
tưởng?
- “Lí tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến (Từ điển
tiếng Việt). Như vậy, lí tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con
người, giúp con người có khát vọng lớn lao, nghị lực phi thương để vượt qua mọi gian nan, khổ
ải, mọi cám dỗ tầm thường để vươn tới những sự nghiệp có ích, cao cả. Lí tưởng sẽ làm cho cuộc
sống của mỗi con người thú vị, phong phú, sinh động, lấp lánh sắc màu như cây cỏ xanh tươi
được tắm nắng mặt trời. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới, ngay từ thủa thiếu thời đã có “một ham muốn, ham muốn tốt bậc là làm sao cho
nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành” và sau ngày Người cũng luôn luôn mang trong tim niềm khát khao
cháy bỏng là tìm một “Hình” mới của đất nước, một hình thái mới của chế độ nhằm đưa lại hạnh
phúc cho toàn thể dân tộc. Chính lí tưởng cao đẹp ấy, khát vọng cháy bỏng ấy, đã giúp Người đi
khắp chân trời châu Mỹ, châu Âu, không bao giờ lầm đường lạc lối và cho Người một nghị lực
phi thường “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá” của thành Ba Lê đầy gió
tuyết. Nhà thơ Tố Hữu “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, một vị lãnh tụ cao cấp
của Đảng đã có lần tâm sự: nếu không gặp được lí tưởng của Đảng thì may lắm ông cũng chỉ là
người vô tội và đời ông sẽ khô như “cây sậy bên đường” “Đâu dám ước làm hoa thơm trái
ngọt”; “sẽ chết lặng im như con chim không bao giờ được hót. Một tiếng ca lảnh lót cho đời”. Lí
tưởng cách mạng đã trở thành “ngọn đèn chỉ đường”, chiếc bánh lái giúp cho con thuyền thơ của
ông đi đúng đường, đúng hướng: “Thuyền bơi có lái qua giông tố; không lái thuyền trôi lạc bến
bờ”.
18
Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, trong cuôc kháng chiến chóng Pháp, chống Mĩ và
ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, có biết bao con người nhờ mang trong
mình một lí tưởng, ước mơ đúng đắn, cao cả của họ mà đã làm cho tuổi thanh niên của mình
không phải bình thản trôi qua vô vị mà bước kế bước vững vàng tới tuổi thanh xuân huy hoàng và
tráng lệ. Đó là những Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn
Trỗi, Vũ Thị Tỵ, Cù Thị Hậu, Đào Thị Hào, Nguyễn Tử Quang, Nguyễn Thanh Huyền, Hoàng
Anh Tuấn…

Những điều đã trình bày trên đây cho thấy lí tưởng quả đúng là vô cùng quan trọng, có ý
nghĩa “như ngọn đèn chỉ đường” cho mỗi cuộc đời. Một điều cần phải khẳng định là lí tưởng
sống của con người phải gắn chặt với xã hội, với lợi ích của người dân, đất nước, thì lí tưởng đó
mới cao cả, mới thiết thực và đúng đắn. Đừng nhầm lí tưởng với tham vọng cá nhân tầm thường,
những ham muốn độc ác, tội lỗi. Chẳng hạn muốn mình nổi tiếng đã cố đạt được bằng mọi cách
như các tên hôn quân, bạo chúa trong lịch sử sẵn sàng chà đạp lên số phận mọi người để gặt hái
“chiến công” cho mình. Hay ngày nay có nhiều thanh niên khát khao làm giàu không chính đáng,
thích hưởng lạc nên đã lao vào những cuộc “đỏ đen” chơi đề, đánh bạc, trộm cắp, cướp giật, miệt
mài truy hoan thâu đêm suốt sáng trong các vũ trường, quán karaoke…
2. Vì sao cuộc sống thiếu lí tưởng không phải là cuộc sống?
Cuộc sống thiếu lí tưởng, hoặc lí tưởng viễn vông, tách rồi hiện thực, không nhằm vào một
cái gì có ý nghĩa cả, sẽ làm cho con người kém dần nghị lực, trở thành lười biếng, bất lực, hoài
nghi, ích kỉ và đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, chán ngắt, héo hắt đến thảm hại và vô
nghĩa lí biết chừng nào! Chẳng thế mà nhà tỷ phú Bill Gates, người được tuổi trẻ toàn nhân loại
hết sức ngưỡng mộ vì ý chí tiến thủ, khát vọng làm giàu chân chính, đã từng phát biểu: “Nếu cả
đời chỉ cầu sự bình an, không bao giờ để bản thân theo đuổi những mục tiêu cao hơn, không dám
giang rộng đôi cánh bay lên, như thế thì cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì”.
3. Kết luận
- Anh chị đã ấp ủ cho mình ước mơ, lí tưởng gì? Vì sao anh, chị lại xác định cho mình lí
tưởng đó? Anh, chị sẽ hành động như thế nào để biến ước mơ của mình thành hiện thực?


19

6. Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (đề mở)
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
“Để bài đặt ra một luận đề vừa lí thú lại vừa thiết thực trong cuộc sống của dân tộc ta cũng
như của mỗi học sinh chúng ta. Đó là một đạo lí đã trở thành truyền thống đẹp của dân tộc Việt
Nam từ bao đời nay: tôn sư trọng đạo. Ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp của đạo lí này, nhưng hiểu
cho hết ý nghĩa sâu xa của nó - cả ngày xưa và hôm nay – thì không đơn giản chút nào. Người

viết phải tự mình đặt ra những câu hỏi nhỏ xung quanh truyền thống này để bàn luận, trả lời, giải
đáp nhằm làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc. Dĩ nhiên có thể bàn luận cả luận đề
hoặc chỉ đi vào một khía cạnh mà mình tâm đắc nhất, vì đây là đề mở. Đề bài không nêu thao tác
lập luận để người viết hoàn toàn có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp với vấn đề bàn luận
của mình: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận…” (Theo Nguyễn Xuân Lạc)
B. BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân
tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hoặc thâm thuý hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một
chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Thân bài
1. Thế nào là tôn sư? Vì sao phải tôn sư ?
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy chữ, dạy kiến
thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta
đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng,
không thể thiếu đối với bất kì một quốc gia dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một
20
dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn
vinh xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.
2. Thế nào là trọng đạo? Vì sao phải trọng đạo?
Trọng đạo là gì? Trong kết cấu hai vế cân đối tôn sư/ trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh
người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy (1), là nghề dạy
học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người,
như ai đó đã nói : «Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất». Nhân dân ta «trọng
đạo» chính là trọng cái nghề «trồng người» cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là
những «kĩ sư tâm hồn».

3. Bình luận mở rộng : Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ, nhìn nhận
đúng đắn và tiến bộ của nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng
được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy
học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo
chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói
«hiền tài là nguyên khí của quốc gia»; nay, ta lại khẳng định «giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu» - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc
ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là
như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây
dựng nên một nước Việt nam văn hiến và giàu mạnh.
4. Truyền thống tôn sư trọng đạo được kế thừa và phát triển trong xã hội ta hiện nay.
Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện
nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi miền ngược,
người dân Việt nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái
nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước
nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân
thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học
21
như người con của quê hương mình. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi
trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và ngày 20 – 11 hàng
năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý.
Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20 – 11 và cả những cán bộ cấp
cao của Đảng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thống và đạo lí cao
đẹp. Từ một đạo lý truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng
mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng «trồng người» của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó
không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất
nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo
trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.


Kết luận
Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của
vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền
thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp
với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.
(Bài làm của em Mai Thanh Thuỷ, học sinh
Trường THPT Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa)

(Ghi chú: Bài văn trên đây là bài làm của em Mai Thanh Thuỷ, chúng tôi dẫn theo tài liệu
của Nguyễn Xuân Lạc, còn những đề mục của kết cấu bài thơ như: «Mở bài», «Thân bài», «Kết
bài», và các luận điểm 1, 2, 3, 4, do chúng tôi thêm vào)




22
7. Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong
xã hội nước ta.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Đề mở. Đề bài đặt ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm ở nước ta hiện nay để người viết
bàn luận một cách rộng rãi theo chủ kiến của mình, không định hướng trước hoặc khuôn vào một
nội dung, ý tưởng nào cả. Phạm vi bàn luận rất rộng, người viết có thể bàn luận toàn bộ vấn đề
hoặc chỉ đề cập, đi sâu vào một, hai khía cạnh mà mình tâm đắc và nắm vững nhất. Dưới đây là
một số gợi ý về luận đề đặt ra của đề bài:
- Vì sao ở đất nước ta vẫn còn đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh?
- Cần nhìn nhận hiện tượng đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh đó như thế nào?
- Trách nhiệm và tình thương của cộng đồng trước hiện tượng xã hội đó:
+ Chống bệnh vô cảm, dửng dưng đối với đồng loại, ở đây lại là đồng bào trong một nước.
+ Xuất phát từ tình thương và trách nhiệm để có biện pháp giúp đỡ người nghèo, người tàn

tật, bất hạnh một cách có hiệu quả nhất:
 Giúp đỡ về vật chất (tiền bạc, nhà cửa) để họ vượt qua.
 Giúp đỡ về tinh thần, nghị lực, nghề nghiệp, cách sống để họ tạo dựng cuộc sống, đi lên
bằng chính đôi chân của mình.
 Lập các hội từ thiện, các tổ chức nhân đạo giúp người nghèo, người tàn tật,
- Nêu những tấm gương tiêu biểu:
+ Về những cá nhân, tổ chức giúp đỡ người nghèo, người tàn tật có hiệu quả.
+ Về những tấm gương vượt khó đi lên của chính những người nghèo, người tàn tật.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
23
Nhân dân ta vốn có truyền thống nhân đạo. "Thương người như thể thương thân", "Lá lành
đùm lá rách" không chỉ là những câu nói cửa miệng mà chính là tấm lòng sâu thẳm và hành động
chí tình của những người con Lạc cháu Hồng trên dải hình chữ S từ bao đời nay đã cưu mang,
đùm bọc lẫn nhau. Ngày xưa đã thế, ngày nay lại càng hơn thế. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc
đã gặp ánh sáng khoa học của thời đại để tạo nên những hiệu quả to lớn đẩy lùi cái đói nghèo và
những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội trên bước đường đi lên của đất nước.
Thân bài:
1) Vì sao đất nước ta vẫn còn đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh
Đất nước đang đổi mới, phát triển, đi lên nhưng cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh
vẫn còn hiện hữu trong xã hội - chua xót và nhức nhối! Vì sao như vậy và cần nhìn nhận hiện
tượng đó như thế nào? Đi lên từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu hàng ngàn năm nay, không thể
một sớm một chiều có thể xoá bỏ ngay được cái đói nghèo ấy. Lại nữa, và đây mới là nguyên
nhân chủ yếu, đất nước ta đã trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt, hậu quả của nó để lại
không chỉ là cái đói nghèo mà còn là những cuộc đời bất hạnh của bao nhiêu con người tàn tật do
chiến tranh, đặc biệt là những di chứng khôn lường của chất độc màu da cam đi-ô-xin mà kẻ thù
đã rải xuống trên nhiều vùng đất nước và nhiễm độc vào hàng triệu con người. Nhìn nhận như
vậy mới thấy được tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ ghê gớm của

"nạn nhân chiến tranh" mà nhân dân ta phải hứng chịu, càng yêu thương, chia sẻ và có trách
nhiệm hơn đối với những cuộc đời bất hạnh đó. Đói nghèo và bất hạnh không còn là của riêng ai
mà trở thành một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đòi hỏi mọi người phải chung lưng đấu cật để
cùng giải quyết. Ở đây vừa là tình thương vừa là trách nhiệm. Tình thương giữa những con người
với nhau "thương người như thể thương thân", nhưng cũng là trách nhiệm của "người trong một
nước phải thương nhau cùng". Chính vì thế, chúng ta phải chống bệnh vô cảm, phải lên án những
người dửng dưng, không quan tâm đến cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạn vẫn trong xã hội
nước ta. Vì chất độc da cam, nhiều cặp vợ chồng không thể có con hoặc chỉ sinh ra những quái
thai; vì chất độc da cam, những em bé mới ra đời đã bị tật nguyền, không nhìn thấy ánh sáng,
không nghe được âm thanh, không sinh hoạt như con người bình thường, trở thành gánh gặng và
nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của gia đình và xã hội Những con người như thế, lẽ nào ta có thể dửng
dưng, vô cảm được, trong khi ta được sống đầy đủ, sung sướng, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui
24
chơi, học hành thoải mái? Theo tôi, dửng dưng, vô cảm trước những con người này là một sự thất
đức, chưa nói là có quan tâm đến họ, có giúp đỡ họ không? Bởi, không là họ hàng, nhưng họ
cũng là đồng bào, cùng dân tộc, và chí ít, họ cũng là con người, là đồng loại của ta; và quan
trọng hơn, họ chính là "nạn nhân" của một cuộc chiến tranh tàn khốc do kẻ thù gây ra trên đất
nước ta, trên quê hương của họ. Lẽ nào ta lại có thể vô cảm, nhẫn tâm như thế!
2. Cần nhìn nhận hiện tượng trên như thế nào?
Đương nhiên, số người vô cảm, dửng dưng, nếu có, cũng chỉ là số ít và đó là điều đáng
tiếc. Dòng máu thương người của dân tộc Việt Nam không cho phép như vậy. Và trong thực tế,
cả nước đã đến với họ - những người nghèo, tàn tật, bất hạnh - để cùng sẻ chia, đùm bọc họ trong
cánh tay yêu thương của mình. Nhiều tổ chức được thành lập - cấp Nhà nước, cấp tỉnh, cấp hội,
đoàn thể, để cứu trợ; nhiều cơ quan, công ty, nhà máy, thậm chí không hiếm những cá nhân đã
trở thành những "Mạnh Thường Quân" của người nghèo, người tàn tật, người bất hạnh; nhiều bà
mẹ, người chị đã trở thành những "bà Tiên" , "bà Phật" của người nghèo ngày nay như trong cổ
tích xưa, và nhiều câu chuyện đã trở thành huyền thoại như chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân
vừa tự học đại học vừa nuôi người mẹ ruột và mẹ nuôi trong bệnh viện, cô sinh viên Nguyễn
Hoàng Oanh tự kiếm sống để vừa học vừa nuôi ba chị em nghèo khiếm thị ở Quảng Bình,
3. Ý nghĩa của những việc làm tình thương. Trách nhiệm của cộng đồng và mỗi chúng ta.

Những nghĩa cử ấy, những tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những
người nghèo, người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Sự giúp đỡ về vật
chất (tiền của, nhà cửa) là rất cần để tạo dựng cuộc sống cho họ. Đó là yếu tố cần thiết ban đầu.
Nhưng điều quan trọng hơn là phải truyền cho họ nghị lực, niềm tin và cách sống tự lập trên
chính đôi chân và bàn tay của họ. Ai đó đã nói rất đúng: "Cho con cá đã quý, nhưng cho cái cần
câu để câu cá còn quý hơn". Phải tạo cho họ một nghề nghiệp ổn định để họ tự sống và chính họ
sẽ tự xoá bỏ cái đói nghèo và đẩy lùi sự bất hạnh của mình từng bước. Điều này mang ý nghĩa
nhân văn lớn lao khi chính họ sẽ tự định đoạt lấy cuộc đời và hạnh phúc của họ. Trong thực tế đã
có nhiều tấm gương người nghèo, người tàn tật, bất hạnh tự đi lên bằng nghị lực, niềm tin, sức
mạnh của mình và họ đã trở thành những người hữu ích cho xã hội, được xã hội tôn vinh và yêu
25
quý. Đó cũng là một tiền đề quan trọng giúp cho đất nước xoá bỏ đói nghèo, tiến lên xây dựng
một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Đảng và nhân dân ta.


8. Đề bài: Bác Hồ khuyên thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"
Anh chị suy nghĩ gì về lời khuyên đó?

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Hiểu được nội dung cơ bản lời khuyên của Bác
.
Bằng hình ảnh tượng trưng, với lối nói cường điệu, qua 4 câu thơ trên, Bác Hồ muốn
khuyên thanh niên một bài học có ý nghĩa như là chân lý của cuộc sống, của sự thành đạt trong sự
nghiệp. Không có công việc nào là dễ dàng, mà bất cứ việc gì cũng khó khăn gian khổ. Nhưng
nếu chúng ta có sự "bền lòng", kiên trì vượt khó, không nản chí, sờn lòng, thì chẳng có "việc gì"
là "khó" cả. Thậm chí, nếu ta có sự quyết chí và một nghị lực mạnh mẽ vươn lên trên mọi khó

khăn gian khổ, thì dù là công việc lớn lao như "đào núi" và "lấp biển" , chúng ta cũng có thể
chắc chắn "làm nên".
II. Đề này cần phải đạt được các ý cơ bản sau:
1. Cái khó khăn không phải là ở bản thân công việc mà chính là ở lòng người.
2. Khi đã "bền" lòng, "quyết chí", thì dù công việc khó đến mấy, cũng có thể hoàn thành
để làm nên "sự nghiệp lớn".
3. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế.
4. Bình luận mở rộng
III. Phương pháp nghị luận
Vận dụng trường hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
BÀI LÀM THAM KHẢO

×