Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
 
TRẦN BÍCH HỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU HỒI KHÍ
MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH
BỘT SẮN DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK
HÀ NỘI, NĂM 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
 
TRẦN BÍCH HỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU HỒI KHÍ
MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH
BỘT SẮN DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH ĐỨC TRƯỜNG
HÀ NỘI, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân - Viện Sau Đại học, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, Tôi đã
nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc
hiện tại nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc và nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế và quản lý môi trường “Đánh giá hiệu quả dự án
xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn
DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những
năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Thầy PGS.TS. Đinh Đức Trường
- người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện
luận văn.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới hạn
về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan
tâm.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao
chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong
luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2014
Tác giả
Trần Bích Hồng
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 10
DANH MỤC HÌNH VẼ 12
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU i
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Nội dung nghiên cứu 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU HỒI KHÍ MÊTAN TẠI CÁC NHÀ MÁY CHẾ

BIẾN TINH BỘT SẮN 5
1.1 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan của nhà
máy chế biến tinh bột sắn 5
1.1.1 Đặc tính và thành phần của nước thải tinh bột sắn 5
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh nước thải của quá trình chế biến tinh bột sắn 6
1.1.3 Sự cần thiết áp dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi
mêtan đối với ngành chế biến tinh bột sắn 8
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả của dự án 13
1.2.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả 13
1.2.2 Giới thiệu phương pháp phân tích chi phí – lợi ích áp dụng để đánh
giá hiệu quả dự án 14
1.2.2.1 Khái niệm 14
1.2.2.2 Nguyên tắc phân tích chi phí – lợi ích 16
1.2.2.3 Các thời điểm thực hiện phân tích chi phí – lợi ích của một dự án 16
1.2.2.4 Các bước thực hiện phương pháp phân tích chi phí-lợi ích 17
1.2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội khi áp dụng phân tích chi phí
– lợi ích 21
1.3 Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn kết hợp thu hồi
khí mêtan ở một số nước trên thế giới 24
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU
HỒI KHÍ MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK 28
2.1 Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn kết hợp thu hồi
mêtan tại một số nhà máy tinh bột sắn ở Việt Nam 28
2.2 Giới thiệu về dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy
chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk 33
2.2.1 Tổng quan về nhà máy 33
2.2.2 Hiện trạng môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn khi chưa có
dự án 34
2.3 Hiệu quả của dự án xử lý nước thải tinh bột sắn kết hợp thu hồi khí mêtan

tại nhà máy DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk 38
2.3.1 Hiệu quả kinh tế 38
2.3.2 Hiệu quả xã hội 39
2.3.4 Hiệu quả môi trường 41
2.3.4 Hiệu quả quản lý 42
CHƯƠNG III: ĐÁNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI KẾT
HỢP THU HỒI KHÍ MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK 44
3.1 Đối tượng, phạm vi của dự án 44
3. 2 Xác định chi phí, lợi ích 45
3. 2.1 Xác định chi phí 45
3.2.2 Xác định lợi ích 45
3. 3 Lượng hóa chi phí 46
3. 4 Lượng hóa lợi ích 47
3.4.1 Doanh thu từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính 47
3.4. 2 Tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu than 54
3.4.3 Giảm chi phí thiệt hại do phát thải các chất ô nhiễm không khí 57
3. 5 Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án 62
3. 5.1 Các giả định sử dụng để tính toán 62
3.5.2 Quy các dòng chi phí, lợi ích về thời điểm tính toán 63
3.5.3 Xác định chỉ tiêu thích hợp 67
3.5.4 Tính toán các chỉ tiêu 68
3. 6 Phân tích độ nhạy 68
3.7 Đề xuất các giải pháp 71
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR Tỷ suất chi phí – lợi ích
CBA Phân tích chi phí – lợi ích

CDM Cơ chế phát triển sạch
CER Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính
CIGAR Bể được tạo thành bằng cách phủ bạt toàn bộ mặt hồ kỵ khí
COD Nhu cầu ôxy hóa học
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
KNK Khí nhà kính
NPV Giá trị hiện tại ròng
ONKK Ô nhiễm không khí
tCO
2
tđ tấn khí cácboníc tương đương
UASB Bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí
UNFCC Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Thành phần, tính chất nước thải của nhà máy 6
chế biến tinh bột sắn 6
Bảng 1.2: Sự phát sinh khí CH4 từ các phương thức xử lý 9
nước thải công nghiệp khác nhau 9
Bảng 1.3: So sánh những yếu tố cơ bản trong 15
phân tích tài chính và phân tích kinh tế 15
Bảng 1.5: So sánh hiệu quả xử lý nước thải của các hệ thống 26
thiết bị kỵ khí được vận hành ở Thái Lan 27
Bảng 2.1: Danh sách các dự án CDM trong nước thải tinh bột sắn 29
được công nhận tại Việt Nam 29
Đơn vị: nghìn m3/năm 29
Bảng 2.2: Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải áp dụng tại 31
13 nhà máy tinh bột sắn 31
Bảng 2.3: Sản lượng tinh bột sắn của nhà máy DAKFACOM sản xuất 33
Bảng 2.4 : Kết quả đo lường lượng nước thải phát sinh trong 10 ngày 36

Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của hồ kỵ khí phủ kín tại 37
nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM 37
Bảng 3.2: Ước tinh chi phí của dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan
tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM 47
Bảng 3.6 : Ước tính tổng lượng phát thải KNK phát sinh khi 50
không có hoạt động của dự án 50
Bảng 3.7: Ước tính lượng phát thải KNK phát sinh từ 51
hoạt động của dự án 51
Bảng 3.8 : Ước tính lượng phát thải KNK giảm do hoạt động của 52
dự án mang lại 52
Bảng 3.9: Ước tính lượng KNK được mua bán trên thị trường do 53
dự án mang lại 53
Bảng 3.10: Doanh thu từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs 54
Bảng 3.11: Nhiệt năng cung cấp cho nồi hơi do sử dụng nhiên liệu than 55
Bảng 3.12: Nhiệt năng cung cấp cho nồi hơi do sử dụng nhiên liệu CH4 thu hồi
55
Bảng 3.13: So sánh nhiệt năng cung cấp cho nồi hơi do sử dụng nhiên liệu than
và CH4 thu hồi 56
Bảng 3.14: Ước tính chi phí mua than tiết kiệm được do hoạt động 57
dự án mang lại 57
Bảng 3.15: Lượng phát thải các chất trên một tấn than sử dụng 58
Bảng 3.16: Ước tính lượng giảm phát thải các khí SO2, NO2, PM2.5 do hoạt
động dự án mang lại 59
Bảng 3.17: Giá trị thiệt hại của từng chất ô nhiễm, Euro/tấn 61
Bảng 3.18: Giá trị thiệt hại của từng chất ô nhiễm điều chỉnh 62
phù hợp với Việt Nam 62
Bảng 3.19: Tổng giá trị thiệt hại về kinh tế, sức khỏe do phát thải 62
các chất ô nhiễm từ đốt than đá 62
Bảng 3.20: Lợi ích và chi phí theo năm phát sinh 63
Đơn vị: triệu đồng 67

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Quy trình sản xuất tinh bột sắn 8
Hình 1.2: Công nghệ xử lý UASB 12
Hình 1.3: Bể CIGAR 13
Hình 1.4: Quy trình phân tích chi phí- lợi ích 21
Hình 1.5: Công nghệ xử lý nước thải thu hồi CH4 của nhà máy tinh bột sắn tại
Sumatra, Indonesia 26
Nguồn: JFE, 2008 26
Hình 3.2: Phương pháp tiếp cận theo phương thức tác động 60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
 
TRẦN BÍCH HỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU HỒI KHÍ
MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH
BỘT SẮN DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, NĂM 2014
i
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn với đặc trưng là có hàm lượng chất
hữu cơ dễ phân hủy. Thành phần hữu cơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn gồm:
tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường… chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, hoạt động của các nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện nay cũng góp
phần phát thải một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính (trong đó chủ yếu là khí
CH
4
và CO
2

). Hàm lượng hữu cơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn dễ phân hủy
tạo thành khí mêtan (CH
4
) và quá trình sử dụng nhiên liệu đốt rắn hay nhiên liệu
hóa thạch để cung cấp nhiệt cho hoạt động của các nhà máy chế biến tinh bột sẵn sẽ
góp phần phát thải một lượng lớn khí CO
2
.
Do đó, để giải quyết tình trạng trên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành ứng
dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan nhằm nâng cao hiệu quả
xử lý nước thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước và giảm thiểu lượng
phát thải khí nhà kính (KNK) phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy chế
biến tinh bột sắn thông qua việc sử dụng khí mêtan thu hồi phục vụ cho mục đích
cấp nhiệt cho hoạt động nhà máy và mang lại những lợi ích kinh tế khác. Ở Việt
Nam, đã có một số nhà máy tiến hành ứng dụng công nghệ xử lý này, tuy nhiên số
lượng hiện nay còn hạn chế do chi phí đầu tư còn khá cao, lợi ích tổng thể của giải
pháp mang lại chưa được lượng hóa một cách đầy đủ. Hiện nay, chủ các cơ sở sản
xuất mới nhìn thấy những lợi ích kinh tế chưa thấy được các lợi ích về môi trường,
lợi ích biến đổi khí hậu khi áp dụng công nghệ xử lý này.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn ở trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy
chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk”. Đây là một trong những nhà
máy đã thực hiện thành công việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu
hồi khí mêtan và đã được công nhận là dự án sản xuất sạch (CDM) của Việt Nam.
ii
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài đã đi vào giải quyết 3 mục tiêu chính:
+ Luận giải cơ sở lý luận về công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí
mêtan và hiệu quả đầu tư dự án dựa trên cơ sở phân tích chi phí – lợi ích (CBA).
+ Áp dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự án xử lý nước
thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh

Đăk Lăk.
+ Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai mô hình xử lý
nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan trên phạm vi cả nước.
Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế
thừa; Phương pháp tổng hợp tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp mô
hình, kỹ thuật tính toán phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả của dự án xử lý nước
thải kết hợp thu hồi khí mê tan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAFACOM, tỉnh
Đăk Lăk.
Để giải quyết ba mục tiêu nội dung đề tài của tác gia tiến hành gồm 3 chương:
Trong Chương 1 luận giải cơ sở lý luận về công nghệ xử lý nước thải kết hợp
thu hồi khí mêtan và thực trạng áp dụng công nghệ xử lý này trong lĩnh vực xử lý
nước thải của ngành chế biến tinh bột sắn ở một số nước trên thế giới. Ngoài ra,
trong Chương này tác giả đã đi sâu vào luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư dự
án bao gồm: khái niệm hiệu quả đầu tư dự án, nội hàm của hiệu quả đầu tư. Đặc
biệt, trong Chương này luận giải cơ sở lý luận phương pháp phân tích chi phí – lợi
ích để đánh giá hiệu quả dự án, các chỉ tiêu và thang đo để đánh giá hiệu quả bao
gồm các chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ suất chi phí lợi ích (BCR), Tỷ suất
nội hoàn vốn (IRR).
Trong Chương 2 tập trung giới thiệu dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi
khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAFACOM, tỉnh Đăk Lăk. Thứ nhất,
đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tinh bột sắn kết hợp thu hồi
mêtan tại một số nhà máy tinh bột sắn ở Việt Nam. Thứ hai, giới thiệu dự án xử lý
nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn
DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk (gồm tổng quan về nhà máy, hiện trạng môi trường khi
iii
chưa có hoạt động dự án xử lý nước thải, mô tả khái quát dự án xử lý nước thải
được tiến hành). Thứ ba, phân tích, nêu bật các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
và quản lý mà dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan mang lại.
Trong Chương 3 tập trung vào hai nội dung chính gồm: Thứ nhất, đánh giá
hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh

bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích
chi phí - lợi ích (CBA). Các chi phí và lợi ích của dự án bao gồm các định tính và
định lượng đã được nhận diện trong Chương này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời
gian và nguồn lực, trong Chương này tác giả mới chỉ lượng hóa được một số lợi ích
của dự án bao gồm: Tiết kiệm chi phí mua nhiên liệu đốt; Doanh thu từ việc bán
chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (CERs) và Giảm thiệt hại sức khỏe do giảm
phát thải khí gây ô nhiễm môi trường không khí. Thứ hai, Đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả vận hành dự án và nhân rộng việc áp dụng công nghệ này.
Có thể nói thành công của đề tài là đã ứng dụng phương pháp phân tích chi phí –
lợi ích (CBA) trong việc đánh giá hiệu quả của dự án kết hợp với các phương pháp
lượng hóa các chi phí, lợi ích (như phương pháp thị trường, phương pháp chuyển giao
giá trị) đã góp phần thấy rõ được các dòng chi phí và lợi ích của dự án đầu tư này dưới
quan điểm xã hội. Đặc biệt, đề tài đã cố gắng lượng hóa được tổng thể lợi ích của dự án
xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan mang lại bao gồm cả các lợi ích vô hình (như
lợi ích giảm thiệt hại về chi phí sức khỏe do phát thải chất ô nhiễm không khí do sử
dụng nhiên liệu than gây ra). Đây nằm trong nhóm các lợi ích thường bị lãng quên
trong quá trình phân tích tài chính hoạt động dự án của chủ đầu tư.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự
án đầu tư xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột
sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk được tính toán như: Giá trị hiện tại ròng – NPV là
73.621,49 triệu đồng > 0 và Tỷ suất chi phí – lợi ích BCR là 2,86 >1. Như vậy, dự
án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.
iv
Với hiệu quả mà dự án mang lại, tác giả nhận thấy cần phải nhân rộng việc
ứng dụng công nghệ này trên phạm vi cả nước, không chỉ đối với việc xử lý nước
thải chế biến tinh bột sắn mà còn đối với việc xử lý nước thải của các ngành khác có
nồng độ COD cao trong nước thải như: chế biến thủy, hải sản; chế biến thịt; sản
xuất giấy và bột giấy… Tác giả kiến nghị một số giải pháp cụ thể sau:
- Tăng cường các thể chế tài chính, tăng khả năng tiếp cận với nguồn tài chính
trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện để các dự án xử lý nước thải công nghiệp

bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi mêtan có thể thực hiện.
- Triển khai các mô hình thí điểm về áp dụng công nghệ xử lý nước thải kỵ khí
kết hợp thu hồi CH
4
ở các ngành khác như: ngành chế biến thủy, hải sản; sản xuất
giấy và bột giấy… Ngoài ra, kết hợp với việc đánh giá hiệu quả của dự án trong
từng trường hợp cụ thể nhằm giúp cho nhà nước, doanh nghiệp thấy rõ được hiệu
quả của giải pháp mang lại không chỉ đối với ngành chế biến tinh bột sắn mà các
lĩnh vực khác có nước thải công nghiệp chứa hàm lượng hữu cơ cao.
- Kêu gọi sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế, các quỹ của các nước
công nghiệp phát triển, gắn với trách nhiệm giảm phát thải của những nước này vào
các hoạt động giảm thiểu trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp ở Việt Nam.
- Tăng cường các chế tài xử phạt đối với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp không
tuân thủ các quy định về xử lý nước thải: Hiện nay, việc xử phạt đối với các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi trường vẫn ở mức răn đe, chưa nặng nề về tài chính, dẫn
đến tình trạng một số doanh nghiệp không tiến hành các biện pháp xử lý ô nhiễm
môi trường do mức phạt nhỏ hơn so với chi phí xử lý ô nhiễm. Do đó, cần đưa ra
mức xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp không có hệ thống xử lý
nước thải hay hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn dẫn đến phát thải một
lượng KNK ra môi trường.
- Xây dựng và ban hành các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp có dự
án xử lý nước thải theo cơ chế CDM để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế CDM.
v
Trong quá trình triển khai, thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn liên quan
đến việc nhận dạng và lượng hóa các lợi ích, đặc biệt là các lợi ích vô hình mà dự
án mang lại như phương pháp và thu thập các nguồn số liệu, dữ liệu đầu vào phục
vụ cho quá trình tính toán. Vì vậy, tác giả đã tham khảo các tài liệu từ các nghiên
cứu trong và ngoài nước trong việc lượng hóa lợi ích do ứng dụng công nghệ xử lý
nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan mang lại. Ngoài ra, việc tham vấn một số

chuyên gia liên quan như: làm việc trực tiếp, trao đổi, thảo luận, góp ý… cũng được
thực hiện góp phần lượng hóa được lợi ích tổng thể của dự án mang lại.
Tuy nhiên, đề tài còn một số tồn tại, hạn chế như:
Thứ nhất, trong công việc lượng hóa tất cả các lợi ích của hai dự án mang lại
thì có một số lợi ích như lợi ích cải thiện chất lượng môi trường nước mặt nơi tiếp
nhận nước thải của nhà máy do nâng cao được hiệu suất xử lý nước thải chưa được
lượng hóa đầy đủ để làm rõ thêm lợi ích của dự án xử lý nước thải mang lại sau khi
có dự án.
Thứ hai, đề tài đánh giá hiệu quả dự án chưa đánh giá dựa trên các phương
pháp tiếp cận khác nhau do điều kiện thời gian và kinh phí, nếu như có thời gian và
kinh phí tác giả có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá thì việc kiểm chúng kết
quả tính toán sẽ thuyết phục hơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
 
TRẦN BÍCH HỒNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KẾT HỢP THU HỒI KHÍ
MÊTAN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH
BỘT SẮN DAKFACOM, TỈNH ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH ĐỨC TRƯỜNG
HÀ NỘI, NĂM 2014
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Nước thải ngành chế biến tinh bột sắn với đặc trưng là có hàm lượng chất
hữu cơ dễ phân hủy. Thành phần hữu cơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn gồm:
tinh bột, protein, xenluloza, pectin, đường… chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, hoạt động của các nhà máy chế biến tinh bột sắn hiện nay cũng góp
phần phát thải một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính (trong đó chủ yếu là khí
CH
4
và CO
2
). Hàm lượng hữu cơ trong nước thải chế biến tinh bột sắn dễ phân hủy
tạo thành khí mêtan (CH
4
) và quá trình sử dụng nhiên liệu đốt rắn hay nhiên liệu
hóa thạch để cung cấp nhiệt cho hoạt động của các nhà máy chế biến tinh bột sẵn sẽ
góp phần phát thải một lượng lớn khí CO
2
.
Do đó, để giải quyết tình trạng trên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành ứng
dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan nhằm nâng cao hiệu quả
xử lý nước thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước và giảm thiểu lượng
phát thải khí nhà kính (KNK) phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy chế
biến tinh bột sắn thông qua việc sử dụng khí mêtan thu hồi phục vụ cho mục đích
cấp nhiệt cho hoạt động nhà máy và mang lại những lợi ích kinh tế khác. Ở Việt
Nam, đã có một số nhà máy tiến hành ứng dụng công nghệ xử lý này, tuy nhiên số
lượng hiện nay còn hạn chế do chi phí đầu tư còn khá cao, lợi ích tổng thể của giải
pháp mang lại chưa được lượng hóa một cách đầy đủ. Hiện nay, chủ các cơ sở sản
xuất mới nhìn thấy những lợi ích kinh tế chưa thấy được các lợi ích về môi trường,
lợi ích biến đổi khí hậu khi áp dụng công nghệ xử lý này.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn ở trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy
chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk”. Đây là một trong những nhà
máy đã thực hiện thành công việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu
hồi khí mêtan và đã được công nhận là dự án sản xuất sạch (CDM) của Việt Nam.

Cụ thể, đề tài sẽ tiến hành tính toán và so sánh các chi phí và lợi ích của dự án mang
2
lại (bao gồm cả các chi phí, lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình). Từ đó, thấy được
hiệu quả của dự án mang lại, góp phần nhân rộng công nghệ này không chỉ đối với
việc xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn mà còn áp dụng đối với nước thải có hàm
lượng hữu cơ cao khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của dự án xử lý nước thải kết hợp
thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk,
thấy được lợi ích ròng mà dự án mang lại, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách
nhằm nhân rộng công nghệ xử lý này áp dụng không chỉ đối với nước thải ngành
chế biến tinh bột sắn mà còn áp dụng đối với nước thải của các ngành có hàm lượng
hữu cơ cao.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải cơ sở lý luận về công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí
mêtan và hiệu quả đầu tư dự án dựa trên cơ sở phân tích chi phí – lợi ích (CBA);
+ Áp dụng phương pháp CBA để đánh giá hiệu quả của dự án xử lý nước
thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM,
tỉnh Đăk Lăk.
+ Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai mô hình xử lý
nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan trên phạm vi cả nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước
thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM,
tỉnh Đăk Lăk.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khoa học: Những nội dung khoa học liên quan đến về đánh giá
hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan.
- Phạm vi về mặt thời gian: Các số liệu và cơ sở dữ liệu sẽ được đưa vào

nghiên cứu từ năm 2009 đến nay.
3
- Phạm vi không gian: Khu vực nhà máy, xung quanh nhà máy và phạm vi
chịu ảnh hưởng khi thực hiện triển khai dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí
mêtan tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa các phương pháp luận, số liệu,
dữ liệu, mô hình tính toán, phương pháp lượng hóa của các nghiên cứu trong nước
và trên thế giới đã được thực hiện trước đó để vận dụng trong việc đánh giá hiệu
quả dự án đầu tư xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan, đặc biệt là quá trình
lượng hóa các lợi ích của dự án mang lại.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu thu thập, tổng hợp các tài liệu,
báo cáo và các nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan, cơ
sở lý luận về đánh giá hiệu quả của dự án (như phương pháp, quy trình đánh giá, các
chỉ tiêu đánh giá…). Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành thu thập, tổng hợp số liệu thống
kê tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk như: quy mô, hoạt
động, quy trình sản xuất của nhà máy; thông tin về công nghệ xử lý nước thải kết
hợp thu hồi khí mêtan mà nhà máy đang áp dụng phục vụ cho quá trình tính toán
hiệu quả dự án này.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia về việc nhận diện,
bóc tách, phân tích các chi phí, lợi ích dự án. Quá trình tham vấn, xin ý kiến của chuyên
gia được thực hiện dưới hình thức như: làm việc trực tiếp, trao đổi, thảo luận, góp ý…
góp phần hỗ trợ cho quá trình nhận diện, bóc tách, phân tích các chi phí – lợi ích của dự
án, đặc biệt tham vấn ý kiến trong quá trình lượng hóa tổng thể lợi ích của dự án mang
lại (trong đó có bao gồm cả các lợi ích về sức khỏe, môi trường).
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Sử dụng các mô hình tính toán kỹ
thuật về các phương pháp lượng hóa các giá trị chi phí, lợi ích của dự án; các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả của dự án. Cụ thể, một số phương pháp lượng hóa chi phí, lợi ích
được sử dụng trong nghiên cứu như: Phương pháp giá thị trường để lượng hóa chi phí
và một số lợi ích (như doanh thu từ bán chứng chỉ giảm phát thải CER, chi phí tiết

kiệm nhiên liệu than); Phương pháp chuyển giao giá trị (Benefit Transfer) để lượng
4
hóa lợi ích về giảm thiệt hại do giảm phát thải chất ô nhiễm không khí (ONKK) do sử
dụng nhiên liệu đốt than đá. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án được vận dụng
trong nghiên cứu như: Giá trị hiện tại ròng (NPV) và Tỷ suất chi phí – lợi ích (BCR).
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đã sử dụng mô hình của Ủy ban Liên
chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) để tính toán lượng phát thải khí nhà kính
(KNK) giảm do hoạt động dự án mang lại và tính toán nhiệt năng do sử dụng khí CH
4
thu hồi và nhiệt năng do sử dụng than để làm căn cứ ước tính lượng nhiên liệu than
được thay thế hay tiết kiệm được do hoạt động dự án mang lại.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu của
luận văn cơ bản gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả đầu tư dự án xử lý nước thải kết
hợp thu hồi khí mêtan tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Chương 2: Giới thiệu dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan tại
nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả dự án xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí mêtan
tại nhà máy chế biến tinh bột sắn DAKFACOM, tỉnh Đăk Lăk và đề xuất giải pháp.

×