Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin nhược độc gumboro sản xuất tại xí nghiệp thuốc thu y trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.45 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO



KIỂM NGHIỆM MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA VACXIN
NHƯỢC ðỘC GUMBORO SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP
THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.64.0101

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG





HÀ NỘI - 2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Thảo














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CÁM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm và giúp ñỡ của nhà trường, bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn sự giúp ñỡ quý báu của các thầy cô giáo
bộ môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, các thầy cô giáo khoa Thú y, khoa Sau ðại
học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã dành nhiều thời gian và công
sức giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Lan Hương, người
ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Nhân ñây cho tôi gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh ñạo Xí nghiệp thuốc thú y
Trung ương, tập thể các ñồng nghiệp Phòng Kiểm nghiệm siêu vi trùng - là
nơi tôi công tác, cùng gia ñình và bạn bè ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñộng viên
tôi hoàn thành chương trình học tập cao học và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng12 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Thảo




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài . 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài: 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung về bệnh Gumboro 3
2.2 Miễn dịch chống bệnh Gumboro 20
2.3 Vacxin và vacxin phòng bệnh Gumboro 26
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
3.1 ðối tượng nghiên cứu 35
3.2 Nội dung nghiên cứu 35
3.3 Nguyên liệu 35
3.4 Phương pháp nghiên cứu 36
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin nhược ñộc
Gumboro sản xuất tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương 44
4.2 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu thuần khiết của vacxin nhược ñộc
Gumboro sản xuất tại Xi nghiệp thuốc thú y trung ương 44

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iv

4.2.1 Kết quả kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn, nấm của vacxin nhược ñộc
Gumboro 44
4.2.2 Kết quả kiểm tra tạp nhiễm virus Newcastle với vacxin nhược
ñộc Gumboro 46
4.3 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin nhược ñộc Gumboro 48
4.4 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin nhược ñộc
Gumboro (bằng xác ñịnh hiệu giá virus TCID50/liều vacxin). 53
4.5 Kết quả kiểm tra thời gian bảo quản vacxin nhược ñộc Gumboro
sau khi lưu kho ở nhiệt ñộ 2oC ñến 8oC. 56
4.6 Kết quả ñánh giá khả năng miễn dịch của gà sau khi dùng vacxin
nhược ñộc Gumboro 60
4.6.1 Kết quả xác ñịnh hàm lượng kháng thể Gumboro của gà sau khi
dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần 1 60
4.6.2 Kết quả xác ñịnh hàm lượng kháng thể Gumboro của gà sau khi
dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần 2 62
5 KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ARN : Axit Ribonucleic
CPE : Cytopathic pathogene effect

ðC : ðối chứng
EID
50
: 50 percent Embryo Infective Dose
ELISA : Enzyme linked immunosorbent assay
HA : Hemagglutination test
HI : Hemagglutination Inhibition
HGKT : Hiệu giá kháng thể
IBDV : Infectious Bursal Disease virus
NXB : Nhà xuất bản
OIE : World Organisation for Animal Health
TN : Thí nghiệm
TCID
50
: Tissue Culture Infectious Dose 50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

4.1 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu thuần khiết của vacxin nhược ñộc
Gumboro 45
4.2 Kết quả kiểm tra vacxin nhược ñộc Gumboro tạp nhiễm virus
Newcastle 47
4.3 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin nhược ñộc Gumboro

bằng xác ñịnh ñáp ứng miễn dịch của gà sau khi sử dụng vacxin
Lasota 49
4.4 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin nhược ñộc Gumboro
qua biểu hiện bệnh lý của bệnh Gumboro trên gà 52
4.5 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược ñộc Gumboro bằng
xác ñịnh hiệu giá virus TCID50/liều vacxin 55
4.6 Kết quả kiểm tra thời gian bảo quản vacxin nhược ñộc Gumboro
sau khi lưu kho ở nhiệt ñộ 2oC – 8oC 57
4.7 Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của ñàn gà sau khi
dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần ñầu 61
4.8 Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của ñàn gà sau khi
dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần 2 63
4.9 Kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của ñàn gà sau khi
dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần 2 ñược 7 tuần 64
4.10 Tổng hợp kết quả kiểm tra lượng kháng thể Gumboro của ñàn gà
sau khi dùng vacxin nhược ñộc Gumboro lần 1 và 2 65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

4.1 Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể Newcastle của gà sau khi
sử dụng vacxin Lasota 51

4.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá virus nhược ñộc Gumboro TCID

50
/liều
vacxin sau khi lưu kho ở nhiệt ñộ 2
o
C – 8
o
C 59

4.3 Hiệu giá kháng thể Gumboro của ñàn gà sau khi dùng vacxin
nhược ñộc Gumboro lần 1 và 2 66


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài .
Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm, ñặc biệt là
chăn nuôi gà phát triển ñáng kể. Nhiều giống gà mới cho năng suất trứng,
thịt cao với chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng ñã ñược nhập vào nước ta
nhằm ñáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên công tác
thú y và chăm sóc sức khoẻ ñàn gà lại phải ñối mặt với nhiều thách thức
mới. Nhiều bệnh truyền nhiễm gia cầm ñã xuất hiện, một trong những bệnh
thường xảy ra gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi phải kể ñến ñó
là bệnh Gumboro. Những năm của thập kỷ 80, bệnh Gumboro xảy ra nhiều
ở gà 3 - 6 tuần tuổi với những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ñiển hình,
nhưng sang thập kỷ 90 bệnh Gumboro ở nước ta lại diễn biến phức tạp hơn,
gà dưới 2 tuần tuổi và sau 9 tuần tuổi cũng mắc bệnh, ñồng thời bệnh xảy

ra ở những ñàn gà chăn nuôi theo lối công nghiệp cũng như các ñàn gà nuôi
trong các hộ gia ñình.
Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà, do virus gây ra.
Bệnh gây thiệt hại không chỉ ở tỷ lệ chết mà ñặc biệt là gây ra tình trạng suy
giảm miễn dịch. Sự suy giảm miễn dịch chủ yếu là do mầm bệnh tấn công
trực tiếp vào túi Fabricius - cơ quan sản sinh miễn dịch dịch thể ở gia cầm, từ
ñó làm cho gia cầm giảm hoặc mất khả năng ñáp ứng miễn dịch ñối với nhiều
loại vacxin phòng bệnh khác như: Newcastle, Marek Cho tới nay chưa có
thuốc ñiều trị ñặc hiệu.
Tiêm phòng bằng vacxin là một trong những biện pháp phòng bệnh
có hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại vacxin phòng bệnh Gumboro ñược
sản xuất và lưu hành trên thị trường Việt Nam. Xí nghiệp thuốc thú y
Trung ương cũng ñã và ñang sản xuất vacxin nhược ñộc Gumboro cho kết
quả phòng bệnh tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Theo quy ñịnh, bất cứ một loại vacxin nào trước khi xuất xưởng lưu
hành trên thị trường ñều phải tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: an toàn, vô
trùng, hiệu lực. Ngoài ra việc phải xác ñịnh ñược thời gian bảo quản thích hợp
và xây dựng ñược lịch tiêm phòng cho gia cầm hợp lý là việc rất cần thiết.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Kiểm nghiệm một số
chỉ tiêu của vacxin nhược ñộc Gumboro sản xuất tại Xí nghiệp thuốc thú y
Trung ương”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh ñược một số chỉ tiêu của vacxin nhược ñộc Gumboro sản
xuất tại Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương về: thuần khiết, an toàn, hiệu lực,
thời gian bảo quản và khả năng miễn dịch của ñàn gà với vacxin.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài:
Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñưa ra ñược các thông tin cần thiết
trong sản xuất và bảo quản vacxin nhược ñộc Gumboro và là cơ sở khoa
học trong việc lựa chọn vacxin dùng phòng bệnh Gumboro cho ñàn gà con
ñạt hiệu quả cao.









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro (bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm - Infectious Bursal
Disease-IBD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà nhưng chủ yếu là gà
con 3-6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh Gumboro do Birnavirus thuộc họ
Birnaviridae gây ra. Virus cường ñộc Gumboro tấn công vào túi Fabricius và
các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch, gây huỷ hoại tế bào lympho B, làm suy
giảm miễn dịch ở gà. Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao từ 80% ñến 100% cá thể
trong ñàn. Tỷ lệ chết do bệnh Gumboro thường từ 5 - 30%, nếu nhiễm chủng
virus có ñộc lực cao thì tỷ lệ chết có thể tới 90% ñàn.
Bệnh Gumboro gây thiệt hại kinh tế nặng nề, cho ñến nay chưa có

thuốc ñiều trị ñặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là sử dụng
vacxin Gumboro một cách hợp lý ñể tạo cho ñàn gà thường xuyên có một
lượng kháng thể ñủ ñể chống lại sự tấn công của virus cường ñộc Gumboro.
2.1.1. Lịch sử và tình hình bệnh Gumboro trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1.1.1. Lịch sử bệnh và tình hình bệnh Gumboro trên thế giới
Bệnh Gumboro ñược phát hiện ñầu tiên vào năm 1957 tại vùng
Gumboro thuộc bang Delaware của Mỹ, nhưng ñến năm 1962 mới ñược mô
tả cặn kẽ và công bố với cái tên ban ñầu là bệnh viêm thận gia cầm (Avian
Nephrosis) do có sự huỷ hoại ở vùng vỏ thận (Cosgrove,1962).
ðầu tiên khi nghiên cứu phân lập mầm bệnh, người ta ñã nhầm chúng
với mầm bệnh của hội chứng viêm thận. Winterfield và Hitchner (1962) ñã
mô tả một loại virus Gray phân lập ñược từ một ca bệnh viêm thận không
khác những hội chứng viêm thận mà Cosgrove ñã miêu tả. Chính vì vậy các
tác giả ñã cho rằng virus Gray là nguyên nhân gây bệnh Gumboro. Những
nghiên cứu tiếp theo cho thấy gà ñược miễn dịch bằng virus Gray vẫn bị mắc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

bệnh Gumboro và một ñặc trưng của bệnh này là túi Fabricius bị biến ñổi rõ
rệt. Winterfield và cộng sự (1962) ñã phân lập thành công mầm bệnh trên
phôi gà, ñó là mầm bệnh gây viêm túi Fabricius.
Hitchner (1970) cũng ñã xác ñịnh kết quả trên và ñề nghị gọi bệnh ñã
gây bệnh lý ñặc biệt ở túi fabricius là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm
(Infectious Bursal Disease) hay còn gọi là bệnh Gumboro. Mầm bệnh gọi là
Infectious Bursal Disease virus hay virus Gumboro.
Năm 1972 Allan và cộng sự thông báo virus gây bệnh Gumboro khi
nhiễm vào gà con ở giai ñoạn sớm sẽ gây suy giảm miễn dịch. Sự phát hiện
khả năng gây suy giảm miễn dịch của bệnh Gumboro ñã làm tăng sự quan

tâm ñến việc khống chế bệnh này (Anderson, 1978), (Ajinkya, 1980).
Năm 1980 Mc Ferran và cộng sự ñã phát hiện ngoài virus Gumboro
thuộc Serotype 1 còn có virus Gumboro thuộc Serotype 2, từ ñó việc phòng
chống bệnh Gumboro càng trở nên phức tạp hơn. Mặt khác người ta phát hiện
thêm những biến chủng của virus Gumboro Serotype 1 trong vùng chăn nuôi
gà công nghiệp (Saif, 1984),(Rosenberger, 1985).
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện những dạng mới của virus có
thể liên quan ñến trạng thái miễn dịch không ñầy ñủ của ñàn gà (Lukert và
Saif, 1991).
Kể từ sau khi Cosgrove (1962) công bố bệnh Gumboro ñến nay, bệnh
này ñã thấy xuất hiện ở hầu khắp các nước trên thế giới. Trong những năm
của thập kỷ 60 có nhiều thông báo công bố bệnh có ở các nước: Anh, ðức,
Pháp, Tây Ban Nha, Israel, Ý (Rinaldi và cộng sự, 1965), (Landgraf và cộng
sự, 1967). ðến những năm của thập kỷ 70, bệnh xuất hiện ở các nước:
Canada, Châu Phi, Brazil, Thái lan (OIE,1996), ở Autralia (Fadly, 1976), ở
Hungary (1976) và ở Nhật bản.
Năm 1977 tại Pari, khoá họp lần thứ 45 của tổ chức dịch tễ thế giới
(OIE) ñã thảo luận nhiều về bệnh Gumboro và ñã chính thức công bố tên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

bệnh, mầm bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, các phương pháp chẩn
ñoán và các biện pháp phòng ngừa. Từ ñó ñến nay bệnh Gumboro tiếp tục
ñược phát hiện và ghi nhận thêm ở nhiều nước trên thế giới và là một trong
những bệnh gây thiệt hại ñáng kể cho chăn nuôi gà.
Năm 1983 -1984 theo thống kê của OIE về các ổ dịch mới của gia súc
gia cầm, căn cứ vào báo cáo hàng năm của các nước gửi ñến ñã cho biết, bệnh
Gumboro ñã có ở 43 trong số 76 nước gửi báo cáo (OIE, 1996).

Trước năm 1987 ở Bỉ và Pháp ñã tồn tại bệnh Gumboro với các chủng
virus có ñộc lực thấp, gây thiệt hại dưới 1% tổng ñàn, gà chậm lớn và suy
giảm miễn dịch (Theo hãng Rhone Merieux, 1992). ðầu năm 1987, lần ñầu
tiên ở Bỉ và biên giới giữa nước ðức và Bỉ xuất hiện các chủng virus có ñộc
lực cao ở các trại gà thịt, gây chết 50% ñến 80% số gà trong ñàn, mặc dù
những nơi này thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh tiêu ñộc. Tháng 7 năm
1987 chủng virus có ñộc lực rất cao lan khắp nước Bỉ và các nước Bắc Âu
(Webster, 1991).
Năm 1988 chủng virus ñộc lực rất cao này cũng ñược phát hiện ở Hà
Lan và ở Anh. Ở Pháp ca bệnh ñầu tiên có ñộc lực cao ñược phát hiện ñầu
năm 1989, còn ở Tây Ban Nha và ở ðức vào ñầu năm 1990 (Hafez, 1991).
Năm 1991 chủng virus có ñộc lực cao cũng thấy ở Ai Cập, và năm 1992 ở
Hungari. Về cấu trúc kháng nguyên các chủng ñộc lực cao này không khác
biệt với các chủng ñã phân lập ở Châu Âu.
Năm 1990 ở Nhật Bản, virus Gumboro có ñộc lực cao ñã nhiễm cả vào
những ñàn gà ñã dùng vacxin (Tsukamoto và cộng sự, 1995)
Theo thống kê của OIE thì trong thập kỷ 90 bệnh Gumboro cũng còn
rất phổ biến ở nhiều nước như: Kenia (1991), Malaysia (1991), Buhtan,
Israen, Bắc Ireland (1992) (OIE, 1996)
Theo Chaisingha và Tantaswasdi (1992) ở Thái Lan từ năm 1990 ñến
nay bệnh Gumboro ñã gây tổn thất ñáng kể.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Như vậy, bệnh Gumboro có ở hầu hết các nước trên thế giới .
Bệnh ñã ñược khống chế một phần, nhờ các chương trình tiêm phòng
có hiệu quả (Malaysia Annual Report, 1993).
2.1.1.2. Bệnh Gumboro ở Việt Nam và một số nghiên cứu về bệnh.

Năm 1981 các chuyên gia Hungary và chuyên gia Việt nam ñã phát
hiện bệnh Gumboro có ở một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp miền Bắc
Việt nam (Trần Minh Châu, Bitayzoltan, Dương Công Thuận, 1984). Cũng
năm 1981 bệnh Gumboro xảy ra ở trại gà Cục hậu cần quân khu 5 ðà nẵng
làm chết 27% ñàn gà. (Nguyễn ðăng Khải, 1988).
Năm 1982 Viện thú y Quốc gia ñã chính thức công bố bệnh Gumboro.
Năm 1987 là năm khởi ñầu của sự bùng nổ bệnh Gumboro ở Việt nam.
Bệnh xảy ra rất nặng ở xí nghiệp gà Phúc Thịnh và xí nghiệp gà Cầu Diễn
thuộc liên hiệp gia cầm Hà nội và một số cơ sở khác. Nhiều trại gà ñã phải
thanh lý hoàn toàn. (Nguyễn ðăng Khải, 1988).
Năm 1989, bệnh Gumboro cũng xảy ra ở gà nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu gia cầm Thuỵ Phương (Lê Văn Năm và cộng sự, 1997), (Nguyễn Văn
Việt, 1999).
Theo thống kê của Cục Thú y, từ năm 1987 tới nay rải rác các tỉnh
trong cả nước ñều có báo cáo về dịch bệnh Gumboro. ðiển hình là ổ dịch ở
Tam ðảo tỉnh Vĩnh Phú và ðông Anh - Hà Nội làm chết và xử lý 55.476 gà.
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận cũng thường xảy ra dịch
trên ñàn gà qui mô 100 - 6000 con ở cả khu vực gia ñình và quốc doanh,
gây thiệt hại không nhỏ cho ñàn gà từ 3 - 6 tuần tuổi.
Chẩn ñoán ñàn gà bệnh ở khu vực chăn nuôi gia ñình, Phương Song
Liên (1996) có nhận xét: tổng số ñàn gà nhiễm bệnh Gumboro tăng lên rõ rệt
qua các năm, từ 19,23% số ñàn nhiễm Gumboro trong năm 1989 lên 90,31 %
số ñàn năm 1995 trong tổng số ñàn gà bệnh ñược kiểm tra.
Trong khu vực chăn nuôi gia ñình có qui mô 100 - 1000 gà/ ñàn ở xung

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

quanh Hà Nội và vùng phụ cận từ 1993 - 1998 có 171 ổ dịch Gumboro, tỷ lệ

chết 19,70% - 34,82% (Nguyễn Văn Cảm, 2000 ).
Khảo sát tình hình dịch bệnh ở 786 ñàn gà gồm 217.710 gà nuôi tập
trung trong gia ñình ở một số tỉnh phía Bắc (1996 - 1998), Lê Văn Năm và
cộng sự (1999) ñã nhận xét : Bệnh Gumboro xảy ra rất phổ biến và ngày càng
phức tạp, có tới 31,59% số ñàn bị thiệt hại .
Như vậy, bệnh Gumboro ñã xuất hiện ở nước ta ít nhất từ những năm
ñầu thập kỷ 80 tới nay và là bệnh gây thiệt hại nặng nề cho ñàn gà . Trong
những năm chưa sử dụng vacxin Gumboro phòng bệnh cho gà, thì trong ñàn
gà ñã tồn tại mầm bệnh và kháng thể Gumboro (Trần thị Tố Liên, 1996).
Do chưa có vacxin và thiếu hiểu biết về bệnh, hơn nữa các biện pháp xử
lý lúng túng nên tỷ lệ chết rất cao trong một số trại gà công nghiệp. Tỷ lệ mắc
80 - 90 % và tỷ lệ chết 30 - 40 %. (Nguyễn Tiến Dũng, 1996).
Kể từ sau khi công bố có bệnh Gumboro ở Việt Nam, ñặc biệt là từ
năm 1987 khi bệnh dịch Gumboro nổ ra ở nhiều trại gà công nghiệp, gây thiệt
hại kinh tế nặng nề, thì khi ñó việc tập trung nghiên cứu các biện pháp chẩn
ñoán phát hiện, phòng chống bệnh ñã ñược các nhà chuyên môn quan tâm. Từ
ñó ñến nay ñã có nhiều công trình nghiên cứu. Phòng thí nghiệm của Bộ môn
virus - Viện thú y quốc gia bước ñầu nghiên cứu sản xuất vacxin Gumboro
(Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 1993).
Năm 1994, Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương ñã bước ñầu nghiên cứu
sản xuất vacxin Gumboro nhược ñộc ñông khô trên tế bào xơ phôi gà chủng
2512 (Trần Thị Liên, Trần Khâm, 1999). Bên cạnh các ñề tài nghiên cứu về
sản xuất vacxin còn có các ñề tài về ứng dụng vacxin như: "ðáp ứng miễn
dịch của gà sinh sản ñược tiêm vacxin Gumboro vô hoạt nhũ dầu Việt Nam và
khả năng truyền kháng thể thụ ñộng cho ñàn con của chúng" (Phạm Công
Hoạt, 1998), Phan Văn Lục và cộng sự (1996) với "Nghiên cứu ứng dụng
vacxin Gumboro sản xuất trong nước".

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

Những nghiên cứu về dịch tễ và chẩn ñoán bệnh cũng ñã ñược công bố
như: Dịch tễ học bệnh Gumboro của gà công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam (Phương Song Liên, 1996). Nghiên cứu bệnh Gumboro ở thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh phụ cận (Lê Văn Hùng, 1996). Nguyễn Thị Lê Hoa
(1993) với việc khảo sát các ñặc ñiểm dịch tễ và những biến ñổi bệnh lý bệnh
Gumboro trên gà công nghiệp nước ta. Kết quả nghiên cứu chế kháng nguyên
Gumboro cho phản ứng AGP ñể chẩn ñoán bệnh Gumboro (Trần Thị Tố Liên,
1996). ðiều tra và nghiên cứu các biện pháp phòng chống bệnh Gumboro ở
gà bằng vacxin (Lê Hồng Phong, ðặng Hùng và cộng sự, 1997). Nguyễn văn
Cảm (2000) với việc phân lập, giám ñịnh virus cường ñộc Gumboro và biến
ñổi bệnh lý các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch ở gà bệnh.
Những nghiên cứu trên ñều nhằm mục ñích tiến tới khống chế bệnh
Gumboro một cách có hiệu quả ñể ngành chăn nuôi giảm bớt ñược thiệt hại
ñáng kể về kinh tế mà bệnh gây ra.
2.1.2. Virus Gumboro
2.1.2.1. Phân loại:
Virus Gumboro hay còn gọi là virus gây viêm túi huyệt truyền nhiễm
(Infectious Bursal Disease virus -IBDV) là thành viên của họ Birnaviridae (Dobos
và cộng sự, 1979), (Muller và cộng sự,1979), ( Brown, 1986). Họ Birnaviridae gây
bệnh cho gia súc chỉ duy nhất có 1 giống là Birnavirus và một Prototyp là virus hoại
tử tuyến tụy truyền nhiễm của cá (Dobos và cộng sự,1979).
Bằng phương pháp ly tâm siêu tốc và ñiện di virus ñánh dấu phóng xạ,
nhiều tác giả khẳng ñịnh rằng IBDV có 2 chuỗi ARN riêng biệt (two
segments double stranded RNA = d
S
RNA) (Muller và cộng sự ,1979),
(Steger và cộng sự, 1980).
2.1.2.2. Hình thái:

Virus Gumboro có dạng hình khối ña diện ñường kính khoảng 60-70
nm, dưới kính hiển vi ñiện tử có thể quan sát thấy tập hợp virus Gumboro

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

trông giống như tổ ong, xếp ñều ñặn cạnh nhau. Mỗi nguyên sinh chất có thể
chứa một vài tập hợp virus. Toàn bộ hạt virus có phân tử lượng 2,2-2,5 x 10
6

dalton. Có hằng số lắng là 14S và ñộ ñậm ñặc Cloruaxensi(C
s
CL )là 1,32g/ml.
Virus Gumboro không có vỏ bọc ngoài (envelop), nó là một virus dạng
trần hay còn gọi là nucleocapsid bao gồm nhân chứa Axit Ribonucleic (ARN) và
lớp Protein bao quanh (capsid) (Azad,1985). Hệ gen ARN là sợi ñôi gồm 2 phân
ñoạn A và B. Phần capsid của virus Gumboro ñược cấu tạo bởi 32 capsomer.
Hệ gen của virus mang thông tin di truyền và có trách nhiệm tổng hợp
5 loại protein: VP1, VP2, VP3, VP4 và VP5. Các protein này có trọng lượng
phân tử khác nhau. Các chủng virus Gumboro ñều có mức ñộ giống nhau ở
các gen quy ñịnh tổng hợp protein VP1, VP3, VP4 và VP5, chúng chỉ khác
nhau ở gen quy ñịnh tổng hợp VP2.
2.1.2.3. ðặc tính nuôi cấy của virus Gumboro.
Virus Gumboro thích ứng khi nuôi cấy trên gà mẫn cảm, trên phôi
trứng và trên môi trường tế bào. Ngày nay, kỹ thuật nuôi cấy virus Gumboro
trên tế bào và trên phôi gà ñã ñược sử dụng rộng rãi ñể sản xuất vacxin
Gumboro từ virus nhược ñộc có chất lượng cao, an toàn và thuần khiết.
+ Nuôi cấy virus Gumboro trên gà mẫn cảm:
Trên gà mẫn cảm 3-6 tuần tuổi, virus Gumboro gây bệnh biểu hiện

triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như gà mắc bệnh tự nhiên, dưới 3 tuần tuổi
bị nhiễm virus Gumboro không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng lại bị
suy giảm miễn dịch nặng (Allan và cộng sự, 1972).
+ Nuôi cấy virus Gumboro trên phôi gà:
Có thể nuôi cấy virus Gumboro trên phôi gà 9-11 ngày tuổi. Có thể tiêm
virus vào màng nhung niệu, xoang niệu mô, trong ñó phương pháp tiêm virus
vào màng nhung niệu là tốt hơn cả. Virus gây chết phôi sau 3-5 ngày. Bệnh
tích chủ yếu: màng nhung niệu xung huyết, xuất huyết, sưng dầy lên, phôi còi
cọc, xuất huyết dưới da, gan xuất huyết và hoại tử.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

+ Nuôi cấy virus Gumboro trên môi trường tế bào:
Trước ñây người ta cho rằng virus Gumboro rất khó phát triển trên tế
bào và chỉ thích nghi trên tế bào thận phôi gà. Sau ñó Rinaldi và cộng sự
(1972), Petek và cộng sự (1973) ñã dùng tế bào xơ phôi gà (Fibroblaste) cấy
chuyển thành công virus Gumboro và cho rằng thậm chí tế bào này còn mẫn
cảm với virus Gumboro hơn cả phôi trứng và chuột sữa.
Các tế bào mẫn cảm với virus Gumboro là các tế bào có nguồn gốc từ
phôi, bao gồm cả tế bào phôi gà tây, tế bào phôi vịt (Mc Nulty và cộng sự,
1988) hoặc các tế bào có nguồn gốc ñộng vật có vú như tế bào thận thỏ (RK -
13), tế bào thận khỉ Vero (Kibenge và cộng sự, 1988), và tế bào thận khỉ con
BGM. 70 (Jackwood và cộng sự, 1987). Ngoài ra virus còn thích nghi trên tế
bào xơ phôi chim cút Nhật bản và gây hiện tượng bệnh lý tế bào (CPE)
(Cowen và Braune, 1988).
Tế bào thận thai gà (CEK - Chicken Embryo Kidney) cũng ñược sử
dụng ñể nuôi cấy virus Gumboro, nhưng chỉ thích ứng với một số chủng có
ñộc lực yếu hoặc vô ñộc. Các chủng có ñộc lực cao thường bị giảm ñộc sau

một vài lần cấy chuyển.
Hiện nay tế bào xơ phôi gà thường hay ñược sử dụng ñể phân lập,
chuẩn ñộ virus Gumboro và nghiên cứu tính kháng nguyên. Trên môi trường
này sau khi gây nhiễm virus 48-96 giờ, virus gây hủy hoại tế bào: tế bào co
cụm, biến dạng ( Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001).
2.1.2.4. Cấu trúc kháng nguyên:
* Các chủng virus Gumboro:
Mc.Ferran và cộng sự (1980) là người ñầu tiên công bố về các chủng
virus Gumboro phân lập ở châu Âu. Theo tác giả thì tất cả các loại virus
Gumboro ñều thuộc 2 Serotype ñó là Serotype 1 và Serotype 2. Kết quả này
cũng tương tự như kết quả mà Jackwood và cộng sự (1982) ñã phân lập ở Mỹ
và ở Châu Âu, cũng ñược gọi dưới tên là Serotype 1 và Serotype 2.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

Serotype 1 thường gây bệnh cho gà nhà, Serotype 2 thường gây bệnh
cho gà tây. Giữa 2 Serotype cũng có sự khác biệt về tính kháng nguyên và
ngay trong cùng một Serotype thì tính kháng nguyên cũng khác nhau.
Giữa các biến chủng của Serotype 1 và các chủng gốc trong Serotype này
chỉ có tương ñồng kháng nguyên khoảng 30%. Sự tương ñồng kháng nguyên
giữa 2 chủng của Serotype 2 cũng chỉ có 33% (Mc Nulty, 1988) . Do vậy cần
lưu ý trong việc chọn và sử dụng các loại vacxin phòng bệnh Gumboro.
Giữa virus Serotype 1 và 2 không tạo miễn dịch chéo. Khi gây miễn
dịch phòng bệnh bằng vacxin virus Serotype 2 thì không bảo hộ chống lại
virus Serotype 1. Thí nghiệm ngược lại không thể tiến hành bởi trong thực tế
không có cường ñộc Serotype 2 ñể công thử thách cho gà ñã miễn dịch bằng
vacxin virus Serotype 1 (Jackwood và cộng sự, 1985).
Những năm gần ñây ñã xuất hiện chủng virus thuộc Serotype 1 có ñộc

lực rất cao, gây tỷ lệ chết từ 92 ñến 100% (Chaisingha cộng sự, 1992).
* Cấu trúc kháng nguyên Gumboro:
Cấu trúc kháng nguyên của virus Gumboro tập trung ở phần vỏ
(capsid). Khi gà bị nhiễm virus Gumboro thì trong cơ thể gà sẽ hình thành
kháng thể kết tủa và kháng thể trung hoà. Các tác giả ñã mô tả hai cấu trúc
kháng nguyên khác nhau của virus Gumboro như sau:
+ Kháng nguyên kết tủa:
Chủ yếu do loại protein ñặc hiệu nhóm ( Group Specific = GS ) chịu
trách nhiệm. Kháng nguyên ñặc hiệu nhóm khi kết hợp với kháng thể sẽ tạo
nên phản ứng kết tủa và nếu thực hiện phản ứng trong thạch gọi là phản ứng
kết tủa khuếch tán trong thạch (AGP-Agar Gel Precipitation test). Kháng
nguyên ñặc hiệu nhóm ñược sản xuất rất nhiều, giải phóng ra khỏi tế bào tạo
nguyên liệu ñể thực hiện quá trình nhân lên, gây bệnh của virus cũng như quá
trình ñáp ứng miễn dịch ñối với vacxin Gumboro. ðồng thời, nó cũng là loại
protein nhẹ có khả năng hoà tan, tạo nên protein hay kháng nguyên hoà tan,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

trên cơ sở ñó, nó quyết ñịnh tính ñặc hiệu nhóm và nằm trong cùng một type
huyết thanh học với kháng nguyên ñặc hiệu type (TS =Type Specific).
+/ Kháng nguyên trung hoà:
Kháng nguyên trung hoà nằm ở vỏ bọc virus và tham gia vào phản ứng
trung hoà. Kháng nguyên trung hoà chủ yếu do loại protein ñặc hiệu type (TS
=Type Specific ) ñảm nhiệm. Kháng nguyên ñặc hiệu type là một phức hợp bao
gồm nhiều protein kết hợp, trong ñó có protein quyết ñịnh tính gây bệnh của
virus, do vậy trong miễn dịch bảo hộ, quá trình trung hoà xảy ra giữa kháng thể
với kháng nguyên trung hoà ñặc hiệu sẽ vô hiệu hoá tính gây bệnh này.
Một ñiều quan trọng là hai loại kháng nguyên ñặc hiệu type và ñặc hiệu

nhóm cùng ñược sản xuất như nhau và do vậy khi tiếp xúc với hệ miễn dịch,
chúng ñều kích thích sản sinh kháng thể trung hoà và kết tủa theo một tỷ lệ thuận.
Như vậy, cấu trúc kháng nguyên của virus Gumboro tập trung ở phần
capsid. Các protein khác nhau về trọng lượng phân tử. Sự khác nhau về tính
kháng nguyên của Serotype virus này với Serotype virus kia là do cấu trúc
protein của capsid quyết ñịnh. Khi cấu trúc này thay ñổi thì tính kháng
nguyên của virus thay ñổi theo.
2.1.2.5. Sự nhân lên và huỷ hoại của virus Gumboro trên tế bào:
* Mối quan hệ giữa virus và tế bào:
Virus sau khi ñược gây nhiễm vào tế bào thích ứng, trong ñiều kiện ổn
ñịnh về mọi mặt như: môi trường nuôi cấy, nhiệt ñộ, nồng ñộ tế bào, nồng ñộ
virus thì lúc ñó giữa virus và tế bào có sự tác ñộng qua lại lẫn nhau. Sự tác
ñộng qua lại giữa tế bào và virus thường biểu hiện ở các trường hợp sau:
Virus không xâm nhập ñược vào tế bào, tế bào vẫn còn nguyên vẹn và
phát triển bình thường.
Virus xâm nhập vào tế bào thích ứng, kết quả là tế bào bị tổn thương
một phần hoặc toàn phần.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Tế bào chống lại virus tức là tế bào sau khi bị nhiễm virus, tế bào cảm
ứng sẽ sản xuất ra một chất gọi là cản nhiễm tố (Interferon) làm ngăn cản sự
xâm nhập của virus vào tế bào lành bên cạnh.
* Sự nhân lên của virus trên tế bào:
Giống như các virus ARN khác, sự gây nhiễm của virus Gumboro trên tế
bào cũng trải qua các giai ñoạn hấp phụ, xâm nhập tế bào, giai ñoạn phiên mã
ARN virus, giai ñoạn tổng hợp protein và lắp ráp các nucleocapsid. Cuối cùng là
giai ñoạn giải phóng hạt virus hoàn chỉnh (Jackwood và cộng sự, 1987).

Giai ñoạn hấp phụ xâm nhập xảy ra rất nhanh sau khi virus cố ñịnh vào
một thụ thể ñặc hiệu ở màng bào tương. Vỏ bọc virus dính liền vào màng bào
tương và bị tiêu huỷ bởi men. Khi xâm nhập vào bào tương, các protein của
virus ñầu tiên ñược tổng hợp là nucleocapsid. Sau ñó di chuyển ra phía ngoài
màng và tụ lại ở màng bào tương. Hai thành phần chủ yếu của virus là protein
và axit nucleic ñược tổng hợp ở hai nơi khác nhau sau ñó mới kết hợp lại
thành hạt virus hoàn chỉnh (virion). Cả hai quá trình này ñều tuân thủ theo
thông tin ñiều khiển của virus, còn chất dùng ñể tổng hợp phải lấy của tế bào.
Sau ñó, virus xúc tiến tế bào tổng hợp một protein mới gọi là protein ức chế
có tác dụng ñình chỉ mọi hoạt ñộng của tế bào, chỉ ñảm bảo những hoạt ñộng
phục vụ cho virus. ARN của virus sẽ ñược tổng hợp trong nguyên sinh chất
của tế bào và xúc tiến quá trình sao chép thành ARN thông tin (ARN
tt
).
Giai ñoạn cuối cùng, các hạt virus dịch chuyển ñến sát màng bào tương
ñã bị biến ñổi, các hạt virus ñược giải phóng khỏi tế bào trong khi màng bào
tương tiếp tục ñược khôi phục.
* Sự huỷ hoại tế bào của virus:
48 giờ sau khi gây nhiễm trên tế bào xơ phôi gà, virus Gumboro ñã gây
bệnh tích tế bào. Sự nhân lên của virus Gumboro dẫn ñến sự huỷ hoại tế bào.
Có 3 loại huỷ hoại tế bào:
+ Huỷ hoại bệnh lý: Lượng virus lớn tấn công vào hàng loạt tế bào gây ra

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

sự huỷ hoại. Ít nhất là 80%-90% tế bào bị huỷ hoại. Nếu thu hoạch vacxin ở
giai ñoạn này thì hàm lượng virus ñạt rất cao.
+ Huỷ hoại non: Do nồng ñộ virus gây nhiễm lên tế bào quá cao làm cho

những tế bào xung quanh bị huỷ hoại nhưng một số tế bào ở giữa chưa bị
nhiễm virus lại phát triển. Khi ñó tiến hành thu hoạch vacxin thì hàm lượng
virus cũng không ñạt .
+ Huỷ hoại già: Huỷ hoại do virus không ñáng kể, chủ yếu do tế bào già
ñiều kiện nuôi dưỡng kém, môi trường dinh dưỡng ñã hết các axit amin pH
môi trường thay ñổi dẫn ñến các tế bào bong ra và nổi lơ lửng trong môi
trường nuôi cấy.
Sự huỷ hoại tế bào do virus gây ra thường biểu hiện ở 2 dạng:
Dạng thứ 1: dạng này tương ñối ñiển hình do hiện tượng liên hợp của tế bào
trong quá trình nhân lên của virus, virus gây ra sự xáo trộn các chức năng
phân chia của tế bào dẫn ñến sự hình thành các tế bào ña nhân.
Dạng thứ 2: ngược lại, không có sự liên hợp tế bào. Các tế bào co rút lại, tạo
thành các hình sợi hoặc hình tròn. Người ta cũng có thể tìm thấy nhiều ñám tế
bào hình tròn co cụm lại.
2.1.3. Bệnh Gumboro.
2.1.3.1. Cơ chế sinh bệnh:
Theo Nakai và Hirai (1981) thì túi Fabricius là cơ quan ñích của virus
Gumboro. Virus sau khi vào cơ thể, chúng tập trung ở cơ quan lympho chủ
yếu là túi Fabricius, chúng tấn công các mô lympho và các nang túi gây xuất
huyết phù thũng và sưng túi. Ngày thứ 4 sau khi gây nhiễm, túi Fabricius có
thể to gấp 2-3 lần so với lúc ñầu, virus kìm hãm chức năng của các tế bào
lympho, gây hoại tử tế bào làm túi Fabricius bắt ñầu teo dần. ðến ngày thứ 8
sau khi gây nhiễm, túi Fabricius chỉ còn bằng 1/3 kích thước ban ñầu. Sự tấn
công của virus Gumboro vào các tế bào lympho B gây phá huỷ và thoái hoá,
làm giảm số lượng tế bào. Số tế bào thoái hoá mất ñi của các nang lympho và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


các tế bào lympho B là không thể bù ñắp nên nó ảnh hưởng trực tiếp ñến khả
năng sinh miễn dịch của túi Fabricius, gây hiện tượng suy giảm miễn dịch của
gia cầm (Lê Thanh Hoà , 1992 ).
Mức ñộ suy giảm miễn dịch phụ thuộc vào ñộc lực và thời ñiểm xâm
nhập của virus Gumboro.
Sự mẫn cảm bệnh Gumboro theo lứa tuổi của gà có liên quan ñến cơ
chế sinh bệnh và ñến sự phát triển của túi Fabricius. Schat và cộng sự (1981)
ñã làm thí nghiệm gây nhiễm cường ñộc Gumboro lúc gà 2-6 tuần tuổi thì
thấy ở những gà này có triệu chứng lâm sàng, bệnh tích xuất huyết ñiển hình
và có một số gà chết.
Sự tiến triển của bệnh và triệu chứng lâm sàng còn phụ thuộc vào sự
hình thành các phức hợp miễn dịch bệnh lý. Skeells và cộng sự (1979) ñã
chứng minh ñược cơ chế sinh bệnh là kết quả của sự hình thành phức hợp
miễn dịch, giả thuyết này ñã ñược Ivanyi và Morris (1976) ñề xuất. Nhưng
nguyên nhân của sự hình thành bệnh tích ở túi fabricius ñến nay còn nhiều
tranh cãi. Một số tác giả cho rằng những thương tổn mô bào trong túi
Fabricius giống như một phản ứng quá mẫn kiểu Arthus (phản ứng kiểu
Arthus là một phản ứng dị ứng biểu hiện bằng hiện tượng thuỷ thũng, hoại tử,
xuất huyết và sự tăng sinh các tế bào ña nhân), phản ứng Arthus là một kiểu
tổn thương cục bộ (miễn dịch bệnh lý) do có sự kết hợp kháng nguyên -
kháng thể với sự tham gia của bổ thể. Giả thuyết cho rằng cả kháng thể và bổ
thể ñều thiếu ở gà 1 tuần tuổi cho nên phản ứng Arthus không xảy ra ở lứa
tuổi này. Bổ thể ở gia cầm chỉ ñạt hàm lượng vừa ñủ sau 1 tuần tuổi, do vậy
không có trường hợp bệnh xảy ra ở gà trước 1 tuần, mặc dù có thể virus
Gumboro xâm nhập cơ thể gà từ 1 ngày tuổi với liều lượng ñủ ñể gây bệnh.
Theo Lukert và cộng sự (1982) thì khi lượng bổ thể tham gia hết vào
phức hợp bệnh lý thì chu trình bệnh cũng kết thúc, thông thường một chu
trình từ 10 - 12 ngày.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


16

Virus Gumboro tấn công gây chết tế bào, phá huỷ các sản phẩm trao
ñổi chất, từ ñó gây tắc mạch quản và hoại tử tế bào, gây xuất huyết thẩm dịch.
ðó là biểu hiện ñặc trưng của bệnh (Hudson, 1986).
Kosters và cộng sự (1972) cho rằng, virus Gumboro tác ñộng làm tăng
thời gian ñông máu gây hiện tượng bệnh lý ñông máu, trong hệ tuần hoàn
xuất hiện các cục huyết khối có kích thước khác nhau làm nghẽn mao mạch
mà chủ yếu là ở vùng niêm mạc túi Fabricius, ở cơ ngục, cơ lườn, thận, lách,
gan Sự nghẽn mao mạch dẫn ñến hiện tượng xung huyết và xuất huyết.
Do ñặc tính sinh lý của gia cầm, do cơ chế tiến triển và tác ñộng sinh
bệnh của virus Gumboro, cũng như do ảnh hưởng không nhỏ của ngoại cảnh
mà bệnh Gumboro thông thường chỉ xảy ra ở gà có ñộ tuổi từ 3 - 6 tuần tuổi
hoặc 7 tuần. Tuy nhiên giới hạn tuổi của bệnh không nghiêm ngặt và bệnh có
thể phát ở tuổi cao hơn (8-10 tuần), biểu hiện bệnh cũng rất ñiển hình
(Cheville, 1967). Có thể giải thích tại sao bệnh xảy ra ñiển hình ở giai ñoạn gà
3-6 tuần tuổi. ðiều ñó do: túi Fabricius là ñích tấn công, gây bệnh của virus
Gumboro. Ở gà sau 2 tuần tuổi túi Fabricius mới phát triển hoàn thiện. Hơn
nữa cơ chế sinh bệnh và gây bệnh tích của virus Gumboro là sự kết hợp tạo
nên phức hợp miễn dịch bệnh lý mà giai ñoạn này mới có ñủ bổ thể, kháng
nguyên và kháng thể. Phần lớn các tế bào lympho B thành thục không bị phá
huỷ, virus Gumboro không trực tiếp tấn công vào các tế bào lympho B thành
thục mà tấn công vào nang túi Fabricius, nơi tiếp nhận các tế bào nguồn và
huấn luyện biệt hoá ñể trở thành tế bào lympho B chín và tế bào T chín. Các
nang túi Fabricius hình thành lúc gà 1 ngày tuổi, nhưng hoàn chỉnh vào 2 tuần
tuổi. gà càng nhỏ tuổi bao nhiêu thì sự suy giảm miễn dịch càng trầm trọng
bấy nhiêu (Faragher và cộng sự, 1974).
Như vậy, virus Gumboro gây bệnh cho gà con biểu hiện ở 2 khía cạnh:
- Gây bệnh cho gà mẫn cảm (3-6 tuần tuổi) với các triệu chứng lâm sàng

và bệnh tích ñiển hình.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17

- Gây hiện tượng suy giảm miễn dịch ở gà dưới 2 tuần tuổi.
Hiểu ñược cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh ñể có biện pháp sử dụng
vacxin vào thời ñiểm thích hợp trên cơ sở ñó, ngăn chặn sự thiệt hại do bệnh gây ra.
2.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng:
Những ổ dịch cấp tính có triệu chứng lâm sàng xảy ra trong những ñàn
gà hoàn toàn mẫn cảm. Bệnh xảy ra ñột ngột, diễn biến nhanh, tỷ lệ ốm cao,
có khi tới 100%, tỷ lệ chết từ 5 - 30%, thực tế có ñàn chết trên 50%.
Bệnh Gumboro có thời gian nung bệnh ngắn, thường sau 1-2 ngày gà
ñã xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Một trong những biểu hiện sớm nhất của triệu
chứng lâm sàng là gà tự quay ñầu về phía hậu môn, ñể mổ. Cosgrove (1962) ñã
mô tả bệnh như sau: Lông vũ quanh hậu môn bẩn, phân có nhiều nước trong
hoặc lẫn muối urat màu trắng, gà bỏ ăn, mệt mỏi, lông xơ xác, run rẩy, nằm sụp
xuống, mất nước, thời kỳ cuối nhiệt ñộ cơ thể giảm thấp hơn bình thường, gà
kiệt sức dần rồi chết. Do mất nước nên gà uống nhiều nước và ỉa chảy nhiều dẫn
ñến sự mất cân bằng về trao ñổi giữa ion và nước trong cơ thể. Gà chết thường
bắt ñầu từ ngày thứ ba sau khi nhiễm, chết dồn dập trong 3- 4 ngày, sau ñó số gà
chết giảm xuống và hồi phục nhanh trong vòng 5- 7 ngày.
2.1.3.3. Bệnh tích:
* ðại thể:
Túi fabricius bị virus tấn công ñầu tiên, do ñó bệnh tích ñặc trưng nhất
và sớm nhất của bệnh Gumboro là sự biến ñổi ở cơ quan này. Sau khi nhiễm
bệnh 2-3 ngày, mặt ngoài của túi Fabricius có thẩm dịch như chất keo gelatin
màu vàng bao phủ. Mặt trong túi có màu vàng kem, sưng cứng, múi lồi ra.
Hiện tượng thẩm dịch mất ñi khi kích thước túi trở lại bình thường và túi có

màu xám khi bị teo lại .
Theo Cheville (1967) vào ngày thứ 3 sau khi nhiễm, túi Fabrcius bắt
ñầu tăng về kích thước và khối lượng, túi sưng to, thuỷ thũng, xuất huyết và
có thể túi tăng gấp 2-3 lần bình thường . Ngày thứ 4 sau khi nhiễm kích thước

×