Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lí lịch làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 71 trang )

CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Do đề tài sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng,
do vậy có nhiều kí hiệu khác biệt so với các kí hiệu trong phương pháp
hướng chức năng truyền thống. Để tiện theo dõi, tôi xin đưa ra giải thích
của các kí hiệu được sử dụng nhiều như sau:
Kí hiệu/từ viết tắt Diễn giải
CRM
Customer Relationship Management
Hệ thống quản lí quan hệ khách hàng
ERP
Enterprise Resource Planning
Hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp
RUP
Rational Unified Process
Quy trình sản xuất phần mềm phổ biến do tập
đoàn Rational phát triển
OOAD
Object Oriented Analyst & Design
Phân tích thiết kế hướng đối tượng
UseCase: Nhóm xử lí.
Là một dãy các xử lí để thực hiện một công
việc.
Ví dụ: Usecase BanHang là một nhóm các xử
lí như đặt hàng, kiểm tra kho, trả lời đơn đặt
hàng, viết hóa đơn, giao hàng, kiểm tra hàng,
thanh toán.
<<bao gồm>>: Liên kết bao hàm.
Là một loại liên kết giữa 2 Usecase, trong đó,
Usecase ở đầu mũi tên là một thành phần của
Usecase ở gốc của mũi tên.
Ví dụ: công việc Bán hàng luôn bắt đầu bằng


một Đặt hàng, do vậy, đặt hàng là một thành
1
phần của bán hàng.
<<mở rộng>>: Liên kết mở rộng.
Là một loại liên kết giữa 2 usecase, trong đó,
usecase ở đầu mũi tên là usecase cơ bản,
usecase ở gốc mũi tên là usecase mở rộng,
usecase mở rộng chứa tất cả các chức năng
của usecase cơ bản ngoài ra, nó còn chứa
những chức năng bổ sung khác mà uscase cơ
bản không có.
Lớp
Là một khái niệm trong phân tích thiết kế
hướng đối tượng. Lớp là một nhóm các đối
tượng cùng loại, có các thuộc tính và phương
thức.
Ví dụ: Lớp CongViec có các thuộc tính như
tên công việc, thời gian thực hiện, người thực
hiện và các phương thức như tạo mới công
việc, sửa công việc, lưu công việc vào cơ sở
dữ liệu…
Quan hệ thừa kế
Là một loại quan hệ giữa 2 lớp, trong đó lớp
ở đầu mũi tên có các thuộc tính và phương
thức cơ bản, lớp ở gốc mũi tên có đầy đủ các
thuộc tính và chức năng của lớp kia, ngoài ra
còn có thêm các thuộc tính và chức năng mở
rộng khác.
Màn hình
Là một loại giao diện người dùng có tính chất

cố định cao, được sử dụng trong thiết kế
luồng giao diện.
2
Hoạt động
Là một xử lí bên trong của máy tính mà
không xuất hiện lên giao diện của người sử
dụng.
Luồng giao diện
Là một dãy các giao diện người dùng, trong
đó, giao diện ở gốc mũi tên xẩy ra trước, ở
đầu mũi tên xẩy ra sau khi người dùng kích
hoạt một sự kiện trên giao diện gốc.
Bảng dữ liệu
Là một bảng trong cơ sở dữ liệu, gồm có tên
bảng ở phía trên (NhanVien), các trường của
bảng ở phía dưới (MaNhanVien,
TenNhanVien), khóa chính có kèm theo từ
khóa PK và kí hiệu gạch chân.
Quan hệ 1:N
Là một loại quan hệ trong cơ sở dữ liệu.
Trong đó, mỗi bản ghi trong bảng ở đầu mũi
tên tương ứng với nhiều bản ghi trong bảng ở
gốc mũi tên.
Ví dụ: Một PhongBan có thể có nhiều
NhanVien.
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
LỜI MỞ ĐẦU 7
I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 7

II.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 8
III.MỤC TIÊU 9
III.1.Mục tiêu hệ thống: 9
IV.PHẠM VI 10
IV.1.Nghiệp vụ: 10
IV.2.Mức độ hoàn thành: 10
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
V.1.Về nghiệp vụ 10
V.2.Về quy trình: 11
V.3.Về phương pháp phát triển: 11
VI.KẾT QUẢ 11
VI.1.Kết quả sau khi triển khai dự án: 11
VI.2.Kết quả sau khi hoàn thiện giai đoạn phân tích thiết kế: 12
CHƯƠNG I – LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ – QUY TRÌNH &
PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG 13
I.NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ 13
I.1.Hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp 13
I.2.Hệ thống quản lí quan hệ khách hàng 13
I.3.Hệ thống quản lí lịch làm việc 13
II.QUY TRÌNH RUP SMALL 14
II.1.Nhược điểm của quy trình Water Fall 14
II.2.RUP Small: 15
II.3.Các giai đoạn phát triển của RUP: 16
III.PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN 18
CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ CÔNG
TÁC QUẢN LÍ LỊCH LÀM VIỆC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM 20
I.KHẢO SÁT HỆ THỐNG 20
I.1.Mục đích 20
I.2.Công việc đã làm 20

I.2.1.Khảo sát thực tế: 20
I.2.1.a.Thực tế quản lí tại Công ty TNHH AVIZON (số 3/25 Phan Đình Phùng)
20
I.2.1.b.Các hệ thống có sẵn: 21
I.2.2.Lập bản mô tả tổng quan hệ thống 21
I.3.BẢN MÔ TẢ TỔNG QUAN 21
I.3.1.Mục đích của các hoạt động nghiệp vụ: 21
I.3.2.Các chức năng nghiệp vụ chính: 22
I.3.3.Các quy trình nghiệp vụ: 22
I.3.3.a.Quy trình lập và quản lí kế hoạch cá nhân: 22
I.3.3.b.Quy trình phân công công việc sử dụng cho nhà quản lí 23
I.3.4.Các loại thông tin sử dụng trong hệ thống: 23
I.3.5.Yêu cầu đặt ra: 23
I.3.5.a.Yêu cầu chức năng: 23
4
I.3.5.b.Yêu cầu phi chức năng: 25
II.XÁC ĐỊNH VÀ ĐẶC TẢ CÁC KHỐI CHỨC NĂNG 25
II.1.Mục đích: 25
II.2.Xác định tác nhân tham gia hệ thống: 25
II.3.Biểu đồ khung cảnh hệ thống: 27
II.4.Xác định các khối chức năng hệ thống: 27
II.5.Đặc tả chi tiết cho từng khối chức năng như sau: 28
II.5.1.Quản lí công việc cá nhân: 28
II.5.1.a.Thông tin tóm tắt: 28
II.5.1.b.Các kịch bản: 28
II.5.1.c.Các kịch bản con: 29
II.5.2.Phân công công việc: 31
II.5.2.a.Thông tin tóm tắt: 31
II.5.2.b.Các kịch bản chính: 31
II.5.2.c.Kịch bản con: 32

II.5.3.Xem báo cáo chi tiết công việc 33
II.5.3.a.Thông tin mô tả 33
II.5.3.b.Các kịch bản chính: 33
II.5.4.Quản lí các yếu tố liên quan: 33
II.5.4.a.Thông tin mô tả 33
II.5.4.b.Các kịch bản chính: 34
II.5.4.c.Các kịch bản con 35
III.MÔ HÌNH HÓA NGHIỆP VỤ 35
III.1.Mục đích: 35
III.2.Các bước: 35
III.2.1.Xác định các khái niệm nghiệp vụ: 35
III.2.2.Bổ sung các thuộc tính: 36
III.2.2.a.Lớp công việc: 36
III.2.2.b.Gọi điện 37
III.2.2.c.Gặp mặt 37
III.2.2.d.Gửi email 37
III.2.2.e.Gửi fax 37
III.2.2.f.Công việc khác 37
III.2.2.g.Nhân sự 37
III.2.2.h.Khách hàng 38
III.2.2.i.Tổ chức 38
III.2.2.j.Quy trình 38
III.2.2.k.Bước 39
III.2.2.l.Sản phẩm 39
III.2.2.m.Tài liệu 39
III.2.3.Sơ đồ liên kết lớp nghiệp vụ 40
IV.XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ LỚP THAM GIA TRONG KHỐI CHỨC
NĂNG 40
IV.1.Mục đích: 40
IV.2.Kết quả: 40

IV.2.1.Khối chức năng Lập & Quản lí lịch làm việc cá nhân 41
IV.2.2.Khối chức năng phân công công việc 42
IV.2.3.Xem báo cáo chi tiết 43
IV.2.4.Quản lí các yếu tố liên quan khác 44
V.THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU 46
5
V.1.Mục đích: 46
V.2.Các công việc: 46
V.2.1.Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu: 46
V.2.2.Thiết kế cơ sở dữ liệu: 46
V.2.3.Sơ đồ Cơ sở dữ liệu thể hiện mối quan hệ thừa kế của lớp CongViec 48
V.2.4.Chi tiết các trường trong cơ sở dữ liệu 49
VI.LÀM NGUYÊN MẪU GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG 55
VI.1.Mục đích: 55
VI.2.Các mô hình luồng giao chính (work flow screen) 55
VI.2.1.Giao diện Chọn chức năng: 55
VI.2.2.Giao diện Công việc 56
VI.2.3.Giao diện khách hàng 57
VI.2.4.Giao diện Thông tin cá nhân: 58
VI.3.Các giao diện chính 58
KẾT LUẬN 68
Những kết quả chính đạt được sau khi kết thúc giai đoạn thiết kế hệ thống 68
I.Lí luận 68
II.Phân tích thiết kế hệ thống 68
III.Các kiến nghị: 69
Tài liệu tham khảo 70
6
LỜI MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, khi mà ngành Công nghệ Thông tin

bùng nổ mạnh mẽ. Có rất nhiều hệ thống quản lí, kinh tế, kĩ thuật đã được
tin học hóa. Khi đi vào ứng dụng thực tế, các hệ thống này đã chứng tỏ
khả năng vượt trội của mình, thay thế nhiều hệ thống quản lí thủ công
khác.
Tại Việt Nam, đại đa số các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã triển khai các hệ thống
quản lí tin học hóa hiện đại, rút ngắn thời gian, thay thế nhiều nhân sự
trong công tác quản lí. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn không ít các doanh
nghiệp loại vừa và nhỏ vẫn duy trì hình thức quản lí thủ công giấy tờ.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp này chưa đủ điều kiện để tiếp cận
các hệ thống quản lí tin học hóa tiên tiến trên thế giới. Có thể do trình độ
năng lực về quản lí, kĩ thuật, ngoại ngữ của nhân viên trong các doanh
nghiệp của ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu để triển khai hệ
thống. Hoặc do nguồn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ
để áp dụng triển khai các hệ thống trên.
Hệ thống thông tin trợ giúp quản lí lịch làm việc cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ được đặt ra như một phần hỗ trợ công tác quản lí kế hoạch
làm việc cho các đối tượng này. Hệ thống được xây dựng với giao diện
đơn giản, Việt hóa toàn bộ, dễ sử dụng nhằm mục đích khắc phục các
nhược điểm của bộ máy quản lí không hiệu quả ở các doanh nghiệp này.
Hệ thống được xây dựng trên cơ sở các ngôn ngữ và cơ sở dữ liệu nguồn
mở, do vậy sẽ có giá thành giảm hơn rất nhiều lần so với những hệ thống
cùng loại do nước ngoài sản xuất.
7
Hệ thống quản lí lịch làm việc được tiến hành phân tích thiết kế
dựa trên quy trình tiên tiến nhất hiện nay – quy trình RUP. Đây là quy
trình phát triển phần mềm được sử dụng chính thức trong rất nhiều doanh
nghiệp phần mềm trong nước và trên thế giới nhằm thay thế quy trình
WaterFall vốn đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm. Hệ thống cũng được áp
dụng một phương pháp mới trong phân tích thiết kế đó là phương pháp

phân tích thiết kế hướng đối tượng, với phương pháp này, ta có thể tạo ra
bản thiết kế chi tiết hơn nhiều so với phương pháp phân tích thiết kế
hướng chức năng. Hơn nữa, sử dụng phân tích thiết kế hướng đối tượng
ta có thể tạo ra bản thiết kế có tính tái sử dụng cao, rất tiện lợi cho việc
bảo trì nâng cấp hệ thống.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đề tài nhận được rất nhiều
hướng dẫn, góp ý, định hướng từ phía giáo viên hướng dẫn là Giảng viên
Nguyễn Thị Thúy, khoa Tin học Kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. Tác
giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ này.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời điểm hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng
phát triển, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng mạnh.
Lĩnh vực kinh doanh ở các doanh nghiệp này khá đa dạng, và hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp này tỏ ra rất hiệu quả.
Song song với sự phát triển trên là sự quan tâm chưa đầy đủ của xã
hội cho loại hình doanh nghiệp này. Các học thuyết quản lí, các loại hình
dịch vụ, phần lớn tập trung cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc
doanh. Do vậy, ở các doanh nghiệp này, tuy hoạt động kinh doanh rất
hiệu quả, nhưng công tác quản lí thì vẫn rất sơ sài, kém hiệu quả, đặc biệt
là việc lập và quản lí kế hoạch làm việc. Hiện tại, ở các doanh nghiệp
8
này, thói quen lập kế hoạch làm việc chưa có, hoặc không thường xuyên,
hoặc ở mức đơn giản, sơ sài, kém hiệu quả. Do vậy, thường xảy ra tình
trạng các công việc được thực hiện một cách tự phát, hoặc chồng chéo,
không theo quy trình định sẵn. Theo đó, nhiều hợp đồng bị bỏ qua do bên
thực hiện trễ hẹn, hoặc không hoàn thành tốt do làm việc chưa khoa học.
Ở các doanh nghiệp này, khái niệm quy trình và lập quy trình hầu như
chưa được biết tới. Do vậy, các nhân viên thạo việc giữ vai trò quan
trọng, không thể thiếu được. Trong trường hợp các nhân viên này nghỉ
việc, công việc sẽ bị rối lên, công tác tuyển dụng trở nên rất khó khăn, và

việc đào tạo nhân viên mới phải tiến hành trong thời gian dài. Nguyên
nhân là do các doanh nghiệp không quan tâm tới việc lập quy trình, các
nhân viên hầu hết làm theo thói quen, kinh nghiệm. Nếu các kinh nghiệm
này được tổ chức thành quy trình làm việc, tin chắc nó sẽ rất có lợi cho
các nhân viên khác, đặc biệt là các nhân viên mới.
III. MỤC TIÊU
Hệ thống quản lí lịch làm việc là một hệ thống thông tin quản lí
được thiết kế riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm trợ giúp công
tác quản lí lịch làm việc một cách thống nhất đồng bộ và đúng quy trình.
III.1.Mục tiêu hệ thống:
• Trợ giúp công tác quản lí lịch làm việc của các nhân viên.
• Trợ giúp công tác phân công và bàn giao công việc cho nhà quản
lí.
• Trợ giúp công tác quản lí và theo dõi tiến độ làm việc theo từng
cá nhân, tiến độ làm việc chung cho nhà quản lí và các nhân viên
trong doanh nghiệp.
• Trợ giúp công tác lập và quản lí quy trình làm việc.
• Trợ giúp công tác lập và quản lí kế hoạch làm việc từ xa.
• Cung cấp hệ thống nhắc nhở công việc tự động.
9
• Hỗ trợ quản lí rủi ro.
IV. PHẠM VI
IV.1. Nghiệp vụ:
Hệ thống tập trung vào quản lí kế hoạch làm việc cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ với số lượng nhân viên dưới 30 người. Ngoài ra hệ
thống còn hỗ trợ các chức năng khác tuy nhiên chỉ nhằm mục đích làm
hiệu quả hơn công tác quản lí lịch làm việc.
Các chức năng khác mà hệ thống đồng thời hỗ trợ là:
• Quản lí khách hàng
• Quản lí nhân sự

• Quản lí sản phẩm
• Quản lí quy trình
IV.2. Mức độ hoàn thành:
Trong phạm vi đề tài chỉ dừng lại ở mức hoàn thiện bản thiết kế chi
tiết hệ thống, chưa đi vào xây dựng hệ thống một cách chính thức.
Các mảng công tác chính mà đề tài thực hiện:
• Xác định yêu cầu
• Phân tích hệ thống
• Thiết kế hệ thống
V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V.1. Về nghiệp vụ
Hệ thống được xây dựng dựa trên các khảo sát và nghiên cứu thực
tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời hệ
thống cũng áp dụng các nguyên tắc quản lí doanh nghiệp dựa trên các hệ
thống quản lí hiện có như hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp (ERP
– Enterprise Resource Planning), hệ thống quản lí quan hệ khách hàng
(CRM – Customer Relationship Management)
10
V.2. Về quy trình:
Hệ thống được xây dựng dựa trên quy trình RUP Small, là cải tiến
thu nhỏ của quy trình RUP. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài chỉ tập trung
vào bảy bước thực hiện chính của quy trình, nằm trong ba giai đoạn
(phase) phát triển của hệ thống là khởi đầu, chuẩn bị và xây dựng.
V.3. Về phương pháp phát triển:
Hệ thống được phát triển dựa trên phương pháp phân tích thiết kế
hướng đối tượng. Theo đó, hệ thống sẽ được chia nhỏ thành các module
với nhiều mức khác nhau. Các đối tượng quan trọng nhất sẽ được chỉ ra
và chi tiết hóa.
VI. KẾT QUẢ
VI.1. Kết quả sau khi triển khai dự án:

Sau khi hoàn thiện triển khai dự án, nhân viên trong các doanh
nghiệp có thể sử dụng hệ thống để chủ động lập kế hoạch làm việc cho
bản thân, đồng thời có thể theo dõi tiến độ làm việc thông qua hệ thống.
Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Các nhà quản lí có thể sử dụng
hệ thống để phân công công việc cho từng nhân viên, đồng thời có thể sử
dụng hệ thống để theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên và đưa ra các
quyết định quản lí phù hợp. Hệ thống trợ giúp chức năng làm việc từ xa,
do vậy có thể giảm triệt để các cuộc họp không cần thiết.
Hệ thống được triển khai sẽ giúp các doanh nghiệp giảm đi tối đa
tình trạng trễ hẹn do không lập kế hoạch làm việc, đồng thời có thể giúp
tăng hiệu quả làm việc của từng nhân viên trong doanh nghiệp.
Hệ thống cũng giúp cho các doanh nghiệp lập và quản lí quy trình
làm việc, giúp cho doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống, đồng
11
thời giúp cho việc hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới trở
nên dễ dàng hơn.
VI.2. Kết quả sau khi hoàn thiện giai đoạn phân tích thiết
kế:
Sau khi hoàn thiện giai đoạn phân tích thiết kế, phải chuẩn bị được
các tài liệu sau:
• Tài liệu xác định yêu cầu.
• Mô hình thiết kế usecase hệ thống.
• Tài liệu đặc tả chi tiết các usecase hệ thống.
• Mô hình thiết kế các lớp quan trọng của hệ thống.
• Tài liệu đặc tả chi tiết các lớp hệ thống.
• Mô hình thiết kế luồng giao diện hệ thống. (work flow screen)
• Tài liệu đặc tả giao diện hệ thống.
12
CHƯƠNG I – LÍ LUẬN CHUNG VỀ
NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ – QUY TRÌNH

& PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG
I. NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ
I.1. Hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp
Hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp (ERP – Enterprise
Resource Planning) là hệ thống quản lí nguồn lực tổng hợp trong các
doanh nghiệp. ERP là hệ thống tổng hợp từ nhiều hệ thống khác nhau,
như hệ thống quản lí nhân sự, quản lí khách hàng, quản lí kế hoạch, quản
lí nguyên vật liệu và sản phẩm, giữa các hệ thống có mối quan hệ mật
thiết với nhau, trong đó kết quả tổng hợp từ một hệ thống sẽ được sử
dụng làm đầu vào cho hệ thống khác. Dựa trên các tổng hợp từ hệ thống,
nhà quản lí có thể đưa ra các quyết định phát triển một cách tổng hợp.
I.2. Hệ thống quản lí quan hệ khách hàng
Hệ thống quản lí quan hệ khách hàng (CRM – Customer
Relationship Mangement) là hệ thống trợ giúp các doanh nghiệp quản lí
các hoạt động giao tiếp khách hàng thông qua nhiều hình thức khác nhau.
CRM có thể giúp doanh nghiệp cụ thể hóa công việc cho từng nhân sự
trong doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ các công cụ tổng hợp hoạt động ra
quyết định điều chỉnh phù hợp cho nhà quản lí.
I.3. Hệ thống quản lí lịch làm việc
Hệ thống quản lí lịch làm việc là hệ thống thông tin quản lí được
xây dựng dựa trên hai hệ thống chính là ERP và CRM, đồng thời có sự
điều chỉnh phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hệ
thống giúp cho các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch làm việc cho từng
13
nhân viên một cách dễ dàng, đồng thời cung cấp công cụ theo dõi tiến độ
và gửi thông tin chỉ đạo cho từng công việc. Hệ thống cũng sẽ trợ giúp
tổng hợp công việc theo nhiều tiêu chí khác nhau và đưa ra các đánh giá
về hiệu quả làm việc cho từng nhân viên cũng như các quyết định quản lí
tương ứng.

II. QUY TRÌNH RUP SMALL
II.1. Nhược điểm của quy trình Water Fall
Water Fall là quy trình phát triển phần mềm được sử dụng rất phổ
biến trong thời kì đầu của ngành công nghiệp phần mềm. Water Fall chia
quá trình phát triển hệ thống thành bốn bước lớn: Xác định yêu cầu, phân
tích thiết kế, lập trình hệ thống, triển khai và bảo trì hệ thống.
x¸c ®Þnh
yªu cÇu
TriÓn khai
LËp tr×nh
Ph©n tÝch
thiÕt kÕ
Hình 1: Quy trình Water Fall
Với Water Fall, việc phát triển phần mềm được tập trung nhiều vào
giai đoạn lập trình hệ thống, việc viết tài liệu chưa được chú trọng một
cách đầy đủ. Đặc biệt, với Water Fall, khi hệ thống sắp được bàn giao cho
khách hàng, thì các lỗi thiết kế phát hiện trong giai đoạn lập trình sẽ được
14
sửa trực tiếp trên sản phẩm, chứ không có sự thay đổi tương ứng trong
bản thiết kế, do vậy thường dẫn tới sự sai lệch lớn giữa bản thiết kế và
sản phẩm thực tế. Điều này khiến cho việc bảo trì hệ thống trở nên rất
khó khăn. Mặt khác, Water Fall được phát triển nhằm hỗ trợ chủ yếu cho
phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng, hướng cấu trúc –
những phương pháp ít được sử dụng trong giai đoạn hiện nay.
II.2. RUP Small:
RUP Small là sự cải tiến theo hướng đơn giản hóa quy trình phát
triển hệ thống thông tin RUP (Rational Unified Process). Quy trình RUP
được phát triển bởi tập đoàn Rational và được ứng dụng rộng rãi trên toàn
thế giới nhằm khắc phục các nhược điểm hiện có của quy trình Water
Fall. Quy trình RUP được phát triển dựa trên tiêu chí nâng cao chất lượng

sản phẩm phần mềm, giảm thiểu chi phí bảo trì phần mềm, đặc biệt RUP
chú trọng tới việc tận dụng sử dụng lại mã nguồn và tài liệu thiết kế,
nhằm giảm chi phí tổng thể cho việc sản xuất phẩn mềm. Quy trình RUP
thực tế là sự phát triển thêm của quy trình Water Fall, theo đó nó là sự lặp
lại bốn lần của quy trình Water Fall. Mục đích, nhằm giúp cho việc xây
dựng tài liệu phát triển hệ thống được hoàn thiện hơn.
15
Hình 2: Quy trình RUP
Quy trình RUP được phát triển hỗ trợ chủ yếu cho phương pháp
phân tích thiết kế hướng đối tượng. Các nguyên tắc quan trọng của quy
trình RUP là:
• Nguyên tắc lặp và tăng trưởng dần
• Nguyên tắc tập trung vào kiến trúc
• Nguyên tắc phát triển dựa trên các khối chức năng (usecase)
• Nguyên tắc xác định phạm vi dựa trên các ràng buộc.
II.3. Các giai đoạn phát triển của RUP:
• Giai đoạn khởi đầu (Inception): đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ
thống (chức năng, phạm vi, mục tiêu )
• Giai đoạn chuẩn bị (Elaboration): chi tiết hóa hệ thống về chức
năng và cấu trúc.
• Giai đoạn xây dựng (Construction): tập trung vào thiết kế và triển
khai hệ thống.
• Giai đoạn chuyển giao (Transition): chuyển giao hệ thống tới
người sử dụng
Quy trình RUP Small là sự đơn giản hoá của quy trình RUP nhằm
phù hợp cho các nhóm dự án nhỏ, nhưng vẫn tuân thủ đầy đủ các nguyên
tắc quan trọng của quy trình RUP hoàn chỉnh. Theo đó, hệ thống sẽ được
phát triển theo mười bước chính sau:
16
1. Nghiên cứu

sơ bộ
5. Mô hình hóa
t ơng tác
trong các khối chức năng
4. Xác định
các đối t ợng/lớp
tham gia
các khối chức năng
6. Mô hình hóa
ứng xử
7. Làm nguyên mẫu
giao diện
ng ời sử dụng
10. Cài đặt
8. Thiết kế
hệ thống
9. Thiết kế
chi tiết
3. Mô hình hóa
lĩnh vực
ứng dụng
2. Nhận định
và đặc tả
các khối chức năng
Khởi đầuChuẩn bịXây dựngChuyển giao
Hỡnh 3: Quy trỡnh RUP Small
17
1. Nghiên cứu sơ bộ: đưa ra cái nhìn khái quát về hệ thống dựa trên
các yêu cầu của khách hàng và các nguyên tắc nghiệp vụ có sẵn.
2. Xác định và mô tả các khối chức năng: dựa trên yêu cầu người sử

dụng, xây dựng các khối chức năng chính mà hệ thống phải đáp ứng,
đồng thời đưa ra các đặc tả chi tiết cho từng khối.
3. Mô hình hóa nghiệp vụ hệ thống: đưa ra các lớp chính liên quan tới
nghiệp vụ hệ thống.
4. Xác định các lớp tham gia trong mỗi khối chức năng: nhóm các lớp
lĩnh vực có liên quan vào khối chức năng tương ứng, bổ sung vào các
khối chức năng những lớp giao diện, lớp điều khiển.
5. Mô hình hóa các tương tác trong các khối chức năng: xây dựng biểu
đồ thể hiện việc trao đổi thông điệp giữa các đối tượng trong khối theo
trình tự thời gian.
6. Xây dựng mô hình điều khiển hệ thống: mô hình hóa các hành vi hệ
thống trước các tình huống khác nhau.
7. Mô hình hóa giao diện người dùng: thiết kế các giao diện người
dùng và sơ đồ luồng lưu chuyển giữa các màn hình.
8. Thiết kế hệ thống: phân chia hệ thống thành các hệ thống con và
miêu tả các thành phần vật lí của hệ thống.
9. Thiết kế chi tiết: chi tiết hóa các lớp hệ thống theo năm tầng (tầng
trình bày, tầng ứng dụng, tầng nghiệp vụ, tầng dữ liệu)
10. Cài đặt hệ thống: lập trình, kiểm định, cài đặt, bảo dưỡng hệ thống.
III. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN

Để phù hợp với quy trình phát triển hệ thống, ta sử dụng phương
pháp hướng đối tượng cho việc phát triển hệ thống. Phương pháp hướng
18
đối tượng phát triển hệ thống dựa trên cơ sở các lớp đối tượng, các chức
năng không tồn tại độc lập mà được phân bổ vào các đối tượng cụ thể. Từ
đó, chúng ta có thể phát triển hệ thống theo từng module riêng biệt một
cách độc lập. Phương pháp hướng đối tượng cũng giúp cho việc bảo trì,
nâng cấp hệ thống đơn giản hơn. Theo đó, nếu phát hiện lỗi ở một
module, chúng ta có thể cô lập module đó để sửa lỗi mà không ảnh hưởng

tới các module khác. Mặt khác, khi cần nâng cấp một phần nào đó, chúng
ta có thể phát triển riêng phần đó, mà không phải sửa đổi lại toàn bộ hệ
thống.
19
CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG THÔNG TIN HỖ TRỢ
CÔNG TÁC QUẢN LÍ LỊCH LÀM
VIỆC CHO CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Dựa trên quy trình chỉ ra ở trên, hệ thống được phát triển theo đúng
mười bước cố định. Tuy nhiên, do đề tài chỉ giới hạn ở mức phân tích
thiết kế hệ thống, nên việc phát triển hệ thống sẽ chỉ tiến hành theo tám
bước đầu tiên, hai bước cuối cùng sẽ được thực hiện trong giai đoạn sau
của quy trình phát triển. Các công việc cụ thể như sau:
I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG
I.1. Mục đích
Đưa ra cái nhìn khái quát về hệ thống, chỉ ra các chức năng chính,
mục tiêu và phạm vi phát triển của hệ thống.
I.2. Công việc đã làm
I.2.1.Khảo sát thực tế:
I.2.1.a. Thực tế quản lí tại Công ty TNHH AVIZON (số 3/25
Phan Đình Phùng)
AVIZON là doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực tư vấn về công
nghệ thông tin. Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp là 20 người. Hầu
hết các nhân viên đều có trình độ tin học khá cao. Các nhân viên có lập kế
hoạch làm việc cho bản thân, nhưng rất thủ công, không chủ động, và
không thường xuyên.
20
Các công việc của mỗi nhân viên có thể do tự sắp xếp hoặc do
người quản lí phân công, hoặc do nhân viên khác bàn giao. Việc phân

công công việc được thực hiện chủ yếu trong các buổi họp giao ban đầu
tuần, hoặc được giao trực tiếp từ nhà quản lí. Việc tổ chức các buổi họp
rất tốn thời gian, và nhiều khi không thể thực hiện được do giám đốc đi
công tác, hoặc người thực hiện công việc không có mặt. Các công việc
thường liên quan tới một khách hàng hoặc sản phẩm cụ thể, phần lớn các
công việc là công việc văn phòng, như trả lời điện thoại, gửi email, gửi
fax, thực hiện các buổi họp, gặp gỡ khách hàng, lập báo cáo Các công
việc hầu hết đều thực hiện theo thói quen, kinh nghiệm của nhân viên,
không theo quy trình thống nhất.
I.2.1.b. Các hệ thống có sẵn:
• Hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
• Hệ thống quản lí liên kết khách hàng (CRM)
• Hệ thống quản lí danh bạ cá nhân Microsoft Outlook.
I.2.2.Lập bản mô tả tổng quan hệ thống
Trên cơ sở các khảo sát ở trên có thể tổng hợp lại thành bản mô tả
tổng quan về hệ thống như sau: (xem phần kế tiếp)
I.3. BẢN MÔ TẢ TỔNG QUAN
I.3.1.Mục đích của các hoạt động nghiệp vụ:
• Tạo lập thói quen làm việc khoa học, có kế hoạch cho tất cả các
hoạt động trong doanh nghiệp.
• Xây dựng các bản kế hoạch một cách dễ dàng.
• Xây dựng quy trình làm việc thống nhất.
• Gắn các hoạt động của doanh nghiệp với khách hàng, sản phẩm
cụ thể.
21
I.3.2.Cỏc chc nng nghip v chớnh:
Chc nng lp & qun lớ k hoch lm vic cỏ nhõn cho tt c cỏc
ngi dựng ca h thng.
Chc nng a ra cỏc bn tng hp mụ t tin cụng vic cho
cỏc thnh viờn trong doanh nghip cho tt c ngi dựng h

thng.
Chc nng phõn cụng cụng vic cho ngi dựng h thng l nh
qun lớ.
Chc nng to lp v qun lớ cỏc i tng cú liờn quan trong lp
k hoch cụng vic nh khỏch hng, quy trỡnh, k hoch, sn
phm, ti liu cho tt c cỏc ngi dựng h thng.
I.3.3.Cỏc quy trỡnh nghip v:
I.3.3.a. Quy trỡnh lp v qun lớ k hoch cỏ nhõn:
Ngi dựng h thng ng nhp vo h thng.
Ngi dựng s dng chc nng xem thụng tin cp nht a ra
bn tng hp cụng vic cỏ nhõn bao gm c cỏc lu ý v nhim
v m nh qun lớ gi ti nhõn viờn.
Cn c trờn bn tng hp ny, ngi dựng s dng chc nng to
mi hay cp nht thụng tin to ra v qun lớ cỏc cụng vic
tng ng.
Nhan Vien
Đăng nhập
Kết thúc
phiên làm việc
Lựa chọn
chức năng
kế tiếp
Tạo mới
một công việc
Cập nhật
thông tin
cho công việc
Xem xét
ra quyết định
chủ quan

Xem thông tin
cập nhật
Hỡnh 4: Quy trỡnh lp v qun lớ k hoch cỏ nhõn
22
I.3.3.b. Quy trình phân công công việc sử dụng cho nhà quản

Nhà quản lí đăng nhập hệ thống để xem các thông tin tổng hợp về
tiến độ làm việc của các nhân viên. Trên cơ sở các thông tin trên, cùng
với các yêu cầu nghiệp vụ khác như từ phía khách hàng, từ kế hoạch làm
việc, từ chiến lược doanh nghiệp, nhà quản lí đưa ra quyết định phân
công công việc cho từng nhân viên. Nhà quản lí lựa chọn chức năng phân
công công việc trên hệ thống, nhập vào các thông tin mô tả và lựa chọn
nhân viên thực hiện. Thông tin trên sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu, và sẽ
được đưa ra khi người dùng lựa chọn chức năng xem thông tin cập nhật
cá nhân.
Nhan Vien
KÕt thóc
phiªn lµm viÖc
T¹o míi
mét c«ng viÖc
Yªu cÇu
nghiÖp vô
Xem th«ng tin
tæng hîp
§¨ng nhËp
Lùa chän
nh©n viªn
triÓn khai
Hình 5: Quy trình phân công công việc
I.3.4.Các loại thông tin sử dụng trong hệ thống:

Thông tin lưu trữ:
• Thông tin về công việc
• Thông tin về nhân viên
• Thông tin về khách hàng
• Thông tin về quy trình
• Thông tin về kế hoạch,
I.3.5.Yêu cầu đặt ra:
I.3.5.a. Yêu cầu chức năng:
• Xây dựng hệ thống tin học hóa công tác quản lí lịch làm việc đáp
ứng các yêu cầu sau:
23
• Các nhân viên có thể đăng nhập hệ thống để chủ động sắp xếp
công việc cho bản thân căn cứ trên các yêu cầu (lưu ý) hoặc nhắc
nhở tới từ nhà quản lí.
• Các công việc được tạo ra từ nhân viên hoặc nhà quản lí.
• Nhân viên có thể truy cập hệ thống để cập nhật thông tin về tiến
độ hoặc mô tả chi tiết đối với các công việc mà mình đang thực
hiện.
• Hệ thống tự động tổng hợp nên bản báo cáo tình trạng công việc
và đưa ra khi có yêu cầu của nhân viên đang thực hiện hoặc nhà
quản lí.
• Nhân viên có thể tùy chọn chế độ che giấu hoặc công khai các
chi tiết về công việc mà mình đang thực hiện.
• Nhà quản lí có thể xem được chi tiết công việc của tất cả các
nhân viên trong doanh nghiệp.
• Các công việc phải hỗ trợ tùy chọn liên quan tới các đối tượng
sau:
 Khách hàng liên quan
 Sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan
 Kế hoạch liên quan

 Quy trình có liên quan
 Tài liệu liên quan
• Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp có thể truy cập hệ thống
để cập nhật các thông tin liên quan tới khách hàng, sản phẩm, kế
hoạch, quy trình.
• Hệ thống phải cung cấp chức năng tùy chọn gửi thông báo nhắc
nhở tự động cho từng công việc.
24
• Các nhân viên có thể sử dụng chức năng gửi thông báo để chuyển
các tài liệu, báo cáo, tin nhắn với các nhân viên khác trong doanh
nghiệp.
I.3.5.b. Yêu cầu phi chức năng:
• Hệ thống phải thiết kế sao cho đơn giản nhất cho người dùng.
• Giao diện phải tổ chức với các form tương tự nhau.
• Hệ thống phải cung cấp các lối tắt truy cập tới các chức năng
quan trọng của hệ thống ở nhiều nơi trên giao diện sao cho thuận
tiện nhất cho người sử dụng.
• Hệ thống phải đảm bảo đưa ra được các bản tổng hợp có mức độ
khái quát cao thuận lợi cho nhà quản lí trong việc đưa ra các
quyết định quản lí.
II. XÁC ĐỊNH VÀ ĐẶC TẢ CÁC KHỐI CHỨC
NĂNG
II.1. Mục đích:
Miêu tả hệ thống cụ thể hơn thông qua việc xác định các tác nhân
tham gia hệ thống và các khối chức năng chính, xác định mối quan hệ
giữa chúng, đặc tả chúng.
II.2. Xác định tác nhân tham gia hệ thống:
Trên cơ sở bản mô tả tổng quan hệ thống, ta tìm ra được các tác nhân
chính tham gia hệ thống là:
• Người sử dụng

• Nhân viên
• Nhà quản lí
25

×