Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước Hoà Vang Thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.54 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHAN VIỆT HÙNG



TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60.34.30



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH




Đà Nẵng – Năm 2014



Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN



Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai

Phản biện 2: TS. Văn Thị Thái Thu


Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà
Nẵng vào ngày 01 tháng 07 năm 2014.






Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
KBNN Hòa Vang là đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện
Hòa Vang. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB tại đơn vị vẫn còn những vấn đề còn
hạn chế. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tăng

cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho
bạc Nhà nước Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng’’ để làm đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Hòa Vang trong 5 năm qua
(từ 2008-2012).
- Đề ra giải pháp tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB từ NSNN tại KBNN Hòa Vang đồng thời có ý kiến nghị với
các cơ quan nhà nước có liên quan để quản lý, kiểm soát chặt chẽ
nguồn vốn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luân văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN Hòa
Vang trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu.
+ Dữ liệu thứ cấp: được thu thập theo hai nguồn: (1)dữ liệu
bên trong KBNN Hòa Vang; (2) dữ liệu bên ngoài: tham khảo các
2

sách, giáo trình, bài báo, đề tài và luận văn thạc sĩ có liên quan.
+ Dự liệu sơ cấp: thông qua khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo, cán
bộ làm công tác kiểm soát thanh toán tại KBNN Hòa Vang.
- Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp tổng hợp, thống kê,
phân tích diễn giải, qui nạp để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau:

Chương 1. Lý luận chung về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB từ NSNN qua KBNN.
Chương 2. Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
từ NSNN tại KBNN Hòa Vang.
Chương 3. Giải pháp tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư XDCB tại KBNN Hòa Vang.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu nhiều sách, giáo
trình, tạp chí, luận văn thạc sĩ có liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu.

3

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT
1.1.1. Giới thiệu chung về kiểm soát
Bất cứ một tổ chức nào cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho hoạt
động của mình và thực hiện một loạt các biện pháp quản lý để phát
huy nỗ lực của mọi thành viên nhằm đạt được mục tiêu đó. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện, có nhiều yếu tố do chủ quan và
khách quan tác động và làm cho hoạt động của tổ chức có thể trệch
hướng, xa rời mục tiêu đã đặt ra, do vậy toàn bộ hoạt động phải được
đặt trong sự kiểm soát để có thể đi đúng hướng đề ra.
Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn, Nhà
xuất bản Đà Nẵng: Kiểm soát là một phương tiện giảm thiểu những yếu
tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó.
1.1.2. Quá trình kiểm soát

(1) Triển khai các mục tiêu; (2)Đo lường và cung cấp thông tin
về thực tế; (3) So sánh thành tích cụ thể với mục tiêu; (4) Phân tích
nguyên nhân chênh lệch để tính toán mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố; (5) Xác định hành động quản lý thích hợp; (6)Triển khai và
đảm bảo hành động được thực hiện như mong muốn; (7) Tiếp tục
đánh giá lại.
1.1.3. Các loại hình kiểm soát
a. Căn cứ vào nội dung kiểm soát
Gồm có Kiểm soát hành chính và Kiểm soát kế toán
b. Căn cứ vào mục tiêu kiểm soát
4

Gồm có Kiểm soát ngăn ngừa, Kiểm soát phát hiện và Kiểm
soát điều chỉnh
c. Căn cứ vào thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp
Gồm có Kiểm soát trước hay còn gọi là kiểm soát lường trước,
Kiểm soát tác nghiệp và Kiểm soát sau khi tác nghiệp hay kiểm soát
thông tin phản hồi (hay còn gọi là kiểm soát thông tin trở về trước).
d. Kiểm soát nội bộ
- Định nghĩa KSNB của COSO: KSNB là quá trình bị chi phối
bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó
được thiết lập nhằm cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được
các mục tiêu là: sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động; sự tin cậy của
Báo cáo tài chính; sự tuân thủ pháp luật và các qui định.
- Các bộ phận cấu thành của KSNB theo COSO (1992): Gồm
có 5 thành phần: (1)môi trường kiểm soát; (2)đánh giá rủi ro; (3)
hoạt động kiểm soát; (4)thông tin và truyền thông; (5)giám sát
Các bộ phận hợp thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.4. Rủi ro
a. Khái niệm rủi ro

Rủi ro gắn liền với những điều không mong đợi xảy ra trong
tương lai, có nhiều định nghĩa về rủi ro, tuy nhiên khi nói đến rủi ro
cần quan tâm đến hai điểm mấu chốt sau: (1) đó là các sự kiện không
được biết trước là có chắc chắn xảy ra hay không; (2) khi xảy ra, sự
kiện đó gây tổn thất đối với người gánh chịu rủi ro.
b. Ứng xử với rủi ro
Thái độ và cách ứng xử với rủi ro của mỗi cá nhân, đơn vị là
khác nhau. Nhận diện được rủi ro, có giải pháp phòng tránh và hạn
chế tổn thất khi có rủi ro là giải pháp tích cực thay vì tránh né hoặc
liều lĩnh chấp nhận.
5

1.2. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NSNN QUA KBNN
1.2.1. Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các khoản chi của NSNN cho
đầu tư XDCB bao gồm: xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc
khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.
1.2.2. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN
qua KBNN
a. Khái niệm
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN
là quá trình KBNN kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB cho các
dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN nhằm đảm bảo việc sử dụng
vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách, chế độ do
nhà nước quy định về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.
b. Mục tiêu của kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua
KBNN.
Một là, đảm bảo các khoản chi về đầu tư XDCB từ NSNN
đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách, chế độ về kiểm

soát thanh toán vốn đầu tư XDCB của nhà nước.
Hai là, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án, đưa dự án
vào sử dụng theo đúng tiến độ đã đề ra.
Ba là, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư của NSNN.
Bốn là, tham mưu về công tác quản lý, điều hành vốn đầu tư
XDCB, đề xuất hoàn thiện các chính sách chế độ.
c. Trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB
6

- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản; kiểm soát, thanh toán
vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án.
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình
nghiệp vụ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.
- KBNN chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ
đầu tư cung cấp, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối
lượng, định mức, đơn giá chất lượng công trình.
- Đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về tạm ứng
và thu hồi vốn tạm ứng; kiểm tra định kỳ và đột xuất.
d. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua
KBNN
- Căn cứ trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và
các điều khoản được quy định trong hợp đồng và giá trị từng lần
thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách
nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định
mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình.
- Thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán
trước, kiểm soát sau” cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước,
thanh toán sau” đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng.

- Số vốn thanh toán không được vượt dự toán được duyệt hoặc
giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng
mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán trong năm không
được vượt kế hoạch vốn cả năm.
e. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
- Kiểm soát kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm.
+ Kiểm tra thẩm quyền phân bổ kế hoạch vốn đầu tư.
+ Kiểm tra điều kiện phân bổ vốn
+ Kiểm tra biểu mẫu và nội dung chi tiết trong kế hoạch vốn
7

- Kiểm soát mở tài khoản cho dự án.
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: đảm bảo hồ sơ mở tài khoản
có đầy đủ các tài liệu theo qui định về thủ tục mở tài khoản.
+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: đảm bảo tính hợp pháp, hợp
lệ của hồ sơ.
- Kiểm soát tài liệu cơ sở của dự án.
+ Kiểm soát tính đầy đủ của hồ sơ.
+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính lô-gích về thời gian
của các tài liệu.
- Kiểm soát từng lần tạm ứng vốn đầu tư.
+ Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định; kiểm tra điều
khoản hợp đồng và qui định về tạm ứng
+ Kiểm tra kế hoạch vốn năm của dự án đảm bảo để tạm ứng.
- Kiểm soát từng lần thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành.
+ Kiểm soát tính đầy đủ của hồ sơ: Đảm bảo hồ sơ có đầy đủ
các tài liệu theo qui định về thủ tục thanh toán vốn đầu tư.
+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: kiểm tra đảm bảo hồ sơ có
đầy đủ dấu và chữ ký; đúng mẫu qui định.
+ Nội dung kiểm soát đối với từng lần thanh toán của công

việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng):
việc thanh toán áp dụng theo nguyên tắc “Thanh toán trước, kiểm
soát sau”:
(1) Kiểm soát thanh toán trước
(2) Kiểm soát sau khi thanh toán
+ Nội dung kiểm soát đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và
lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồngthanh toán nhiều lần: thanh
toán theo nguyên tắc “Kiểm soát trước, thanh toán sau”:
8

(1) Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng
(2) Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng
- Kiểm soát khi dự án được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành, KBNN thực thanh toán số vốn đầu tư còn lại cho dự án
hoặc phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số thanh toán vượt quyết toán.
f. Qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB



















Ghi chú: - Luân chuyển chứng từ
- Chuyển trả chứng từ đã xử lý
- Trả lại chứng từ không đúng qui định
Cán bộ
kiểm soát

Chủ đầu tư

Trưởng bộ phận
kiểm soát
Lãnh đạo
phụ trách

Kế toán viên
chuyên quản

Kế toán
trưởng

Lãnh đạo
phụ trách

Thủ quỹ

Ngân hàng

(1)
(14)
(5)
(4)
(15)

(3)
(2)
(6
)

(12
(10)
(9)
(13)
(11)
(8)

(
7)
9

Hình 1.2: Sơ đồ qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát.
a. Mức độ tuân thủ chính sách chế độ và qui trình kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư
Được đánh giá thông qua mức độ tuân thủ các chính sách, chế
độ của nhà nước về thanh toán vốn đầu tư và các nội dung kiểm soát,
qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại đơn vị.
b. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB so với kế hoạch vốn

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB (%) thể hiện mức độ hoàn
thành kế hoạch vốn




c. Thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán vốn đầu tư.
Việc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: tỉ lệ (%) hồ sơ trước hạn;
tỉ lệ (%) hồ sơ đúng hạn; tỉ lệ (%) hồ sơ quá hạn.
d. Mức độ hài lòng của các khách hàng về công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư
Thông qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng hàng năm để
đánh giá; thông qua kết quả tiếp dân, giải đáp ý kiến thắc mắc…
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư
a. Nhóm nhân các tố bên ngoài
- Hệ thống chính sách, chế độ của nhà nước về kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư
- Sự tuân thủ chính sách chế độ của nhà nước trong quản lý,
thanh toán vốn đầu tư của các cơ quan liên quan.
Số vốn đầu tư đã giải ngân
Kế hoạch vốn đầu tư


× 100 %
Tỉ lệ giải
ngân vốn
đầu tư
XDCB (%)



=
10

b. Nhóm các nhân tố bên trong
- Tổ chức bộ máy kiểm soát; trình độ chuyên môn, phẩm chất
đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
- Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB.
- Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát.

11

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN
ĐẦU TƯ XDCB TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KBNN HÒA VANG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hòa
Vang
KBNN Hòa Vang được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
01 tháng 04 năm 1990. tháng 4/1997, cùng với việc thành phố Đà
Nẵng trực thuộc Trung ương, KBNN Hòa Vang là đơn vị trực thuộc
KBNN Đà Nẵng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hòa Vang
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các
khoản thu cho các cấp ngân sách.
- Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi
NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được
giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu; quản lý ngân quỹ
và bảo đảm an toàn kho, quỹ.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của KBNN Hòa Vang
KBNN Hòa Vang gồm có Ban Giám đốc và 3 bộ phận nghiệp
vụ là: tổ Tổng hợp - Hành chính, tổ Kế toán, tổ Kho quỹ.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU
TƯ XDCB TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÒA VANG
2.2.1. Đặc điểm môi trường kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư XDCB
a. Môi trường pháp lý
- Chế độ, chính sách của nhà nước về kiểm soát thanh toán
12

vốn đầu tư XDCB: kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB trên cơ
sở các chế độ, chính sách của nhà nước, các qui định của UBND
thành phố Đà Nẵng về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
XDCB từ NSNN
- Qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB: qui trình
ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012
của KBNN.
b. Phạm vi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB
KBNN Hoà vang kiểm soát thanh toán các nguồn vồn sau:
- Nguồn vốn đầu tư thuộc Ngân sách huyện Hòa Vang.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách thành phố Đà
Nẵng do UBND huyện Hòa Vang làm chủ đầu tư.


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch
bình quân (2008 - 2012)
c. Đặc điểm về quản lý, điều hành các dự án đầu tư của
huyện

Tại huyện HòaVang có những BQLDA sau:
- Ban quản lý dự án chuyên trách.
- Ban Quản lý dự án không chuyên trách.

13

d. Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm soát tại KBNN Hòa Vang
- Về phân công trách nhiệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
+ Tổ Tổng hợp - Hành chính: kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
+ Tổ Kế toán: kiểm soát trước khi thanh toán và hạch toán chi
NSNN.
- Về phân quyền phê duyệt kiểm soát thanh toán vốn đầu:
phân quyền phê duyệt của Ban Giám đốc; trưởng bộ phận KSTT.
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư (2008-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu T.cộng 2008 2009 2010 2011 2012
I. Kế hoạch vốn 314.944 52.862 63.670 69.077 62.588 66.747
1. NS thành phố 214.600 27.913 45.055 53.692 40.397 47.543
2. NS huyện 100.344 24.949 18.615 15.385 22.191 19.204
II. Kết quả giải
ngân
272.784 45.235 45.690 61.690 58.107 62.062
1. NS thành phố 189.352 26.738 31.720 49.066 38.621 43.207
2. NS huyện 83.432 18.497 13.970 12.624 19.486 18.855
III.Tỉ lệ giải
ngân so với kế
hoạch giao (%)
86,61 85,57



71,76


89,31


92,84


92,98


1. NS thành phố 88,23 95,79 70,40 91,38 95,60 90,88
2. NS huyện 83,15 74,14 75,05 82,05 87,81 98,18
Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán vốn KBNN Hòa Vang
e. Đặc điểm về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kiểm
soát.
KBNN Hòa Vang đang sử dụng 2 chương trình tin học phục
vụ công tác kiểm soát thanh toán tại đơn vị, cụ thể:
14

- Chương trình Quản lý vốn đầu tư XDCB (ĐTKB/LAN): sử
dụng tại bộ phận kiểm soát thanh toán.
- Hệ thống thông tin ngân sách và Kho bạc (TABMIS): sử
dụng tại bộ phận kế toán.
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát thanh toán vốn đầu XDCB
a. Rủi tro trong kiểm soát mở tài khoản thanh toán vốn đầu
tư cho dự án
b. Rủi ro trong kiểm soát kế hoạch vốn đầu tư
c. Rủi ro trong kiểm soát tài liệu cơ sở của dự án

d. Rủi ro trong kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư
e. Rủi ro trong kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành
(trường hợp không thông qua hợp đồng)
f. Rủi ro trong kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành
(trường hợp thông qua hợp đồng)
g. Rủi ro trong chuyển tiền thanh toán cho đơn vị thụ hưởng
h. Rủi ro trong giao nhận hồ sơ giữa bộ phận KSTT và bộ
phận Kế toán
k. Rủi ro trong quản lý, sử dụng chương trình tin học
2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát
a. Kiểm soát kế hoạch vốn đầu tư XDCB
Kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của Kế hoạch vốn năm
b. Kiểm soát mở tài khoản dự án đầu tư
Tiếp nhận và kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, tính pháp lý của
hồ sơ mở tài khoản và tiến hành mở tài khoản cho dự án.
c. Kiểm soát tài liệu cơ sở của dự án
Tiếp nhận và tiến hành kiểm tra đảm bảo tính đầy đủ, tính hợp
lý, tính chính xác của các tài liệu cơ sở dự án.

15

d. Kiểm soát từng lần tạm ứng vốn đầu tư
Tạm ứng theo điều khoản trong hợp đồng, chế độ về tạm ứng
và trong phạm vi kế hoạch vốn năm được duyệt;
e. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành đối với công
việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối
cùng)
Thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “Thanh toán
trước, kiểm soát sau”: việc kiểm soát thanh toán được thực hiện theo
2 giai đoạn:

- Thanh toán trước: thời gian kiểm soát: 3 ngày làm việc.
- Kiểm soát sau: thời gian kiểm soát: 7 ngày làm việc.
f. Kiểm soát đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và
lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán
nhiều lần.
Thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “Kiểm soát
trước, thanh toán sau”: sau khi hoàn thành kiểm soát mới thanh toán
vốn cho đơn vị hưởng.
Thời gian kiểm soát: 7 ngày làm việc.
g. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư khi dự án hoàn thành
được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Trên cơ sở quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án
hoàn thành, KBNN Hòa Vang tiến hành thanh toán số vốn còn lại
theo đề nghị của BQLDA. Trường hợp số phê duyệt quyết toán nhỏ
hơn số vốn đã thanh toán, đơn vị phối hợp với BQLDA thu hồi nộp
NSNN số chênh lệch.
16

2.2.4. Thực trạng về hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát
a. Công tác tổ chức thông tin kiểm soát thanh toán vốn đầu

+ Tại bộ phận KSTT: Tổ chức luân chuyển và lưu trữ hồ sơ
+ Tại bộ phận Kế toán: chứng từ thanh toán được lưu trữ theo
chế độ chứng từ kế toán của KBNN.
b. Công tác đối chiếu số liệu kiểm soát thanh toán vốn đầu

- Đối chiếu trong nội bộ: Không thực hiện thường xuyên,
không lập bảng đối chiếu số liệu
- Đối chiếu số liệu với BQLDA: Kết thúc năm mới đối chiếu
c. Công tác báo cáo về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Các báo cáo được lập chủ yếu phục vụ báo cáo cho KBNN cấp
trên và cơ quan tài chính.
2.2.5. Thực trạng về công tác kiểmtra, giám sát
a. Công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ
Thực hiện tự kiểm tra, đáng giá nội bộ, nhưng chưa phát hiện
hết các sai sót
b. Công tác kiểm tra các chủ đầu tư:
Chưa thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất theo thẩm
quyền được qui định.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƯ XDCB TẠI KBNN HÒA VANG
2.3.1. Kết quả đạt được
a. Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các cơ chế,
chính sách của nhà nước về thanh toán vốn đầu tư XDCB địa bàn
b. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đáp ứng yêu cầu về vốn cho
dự án.
17

c. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ kịp thời, hạn chế hồ sơ
thanh toán quá hạn
d. Khách hàng hài lòng đối với công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB tại đơn vị.
2.3.2. Những hạn chế trong kiểm soát thanh toán vốn đầu

a. Hạn chế về chế độ chính sách
Việc ban hành các văn bản điều hành của Nhà nước còn bất
cập về thời gian thực hiện, cụ thể như: Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp chủ yếu
về ổn định kinh tế vĩ mô có hiệu lực ngay khi ban hành, trong khi đó
các dự án đã triển khai thi công, có khối lượng thanh toán nhưng

phải tạm ngừng thanh toán chờ rà soát, điều chỉnh, giãn tiến độ,sau
đó mới được thanh toán vốn… do vậy ảnh hưởng đến việc thực hiện
công tác kiểm soát.
b. Hạn chế về phân bổ kế hoạch vốn; quản lý điều hành điều
hành dự án và chấp hành cơ chế chính sách của chủ đầu tư,
BQLDA.
Chưa thực hiện đúng mẫu biểu về kế hoạch vốn đầu tư XDCB
ban hành kèm theo Thông tư số 86/2012/TT-BTC; một số sự án chưa
được phê duyệt báo cáo đầu tư, báo cáo KTKT trước ngày 31/10
năm trước năm kế hoạch nhưng vẫn phân bổ kế hoạch vốn đầu tư;
việc cập nhật, nắm bắt và thực hiện các qui định về quản lý, thanh
toán vốn đầu tư tại một số BQLDA nhất là BQLDA kiêm nhiệm
chưa kịp thời và đầy đủ
Một số dự án thực hiện không đúng thời gian thi công hợp
đồng qui định, khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không thực hiện
phạt vi phạm hợp đồng theo các điều khoản hợp đồng đã ký kết giữa
18

chủ đầu tư và nhà thầu.
c. Hạn chế về tổ chức bộ máy kiểm soát, phân công phân
nhiệm
Việc phân công, phân nhiệm chưa thực hiện đúng nguyên tắc
bất kiêm nhiệm, trường bộ phận KSTT vẫn còn kiêm nhiệm công tác
kiểm soát thanh toán; chưa thực hiện việc luân chuyển công việc
giữa các CBKS trong một thời gian dài.
d. Hạn chế trong tiếp nhận, luân chuyển và hoàn trả hồ sơ
kiểm soát và thông tin về kết quả kiểm soát cho khách hàng
- Hồ sơ tiếp nhận nên vẫn còn những trường hợp hồ sơ dự án
không hợp lệ, hợp pháp; CBKS kiểm tra không kỹ, không đầy đủ các
nội dung cần phải kiểm tra; không lập Thông báo kết quả tiếp nhận

hồ sơ hoặc nội dung không ghi thời gian giải quyết, thời gian hoàn
trả hồ sơ cho khách hàng; chưa lập sổ giao nhận hồ sơ…
e. Hạn chế trong thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Khối lượng XDCB được nghiệm thu sau thời gian thi công qui
định trong hợp đồng, không có phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian
thi công; CBKS chấp hành chưa nghiêm nội dung kiểm soát sau khi
thanh toán; về thời gian kiểm soát, tại đơn vị vẫn còn trường hợp
thanh toán qúa thời gian qui định.
f. Hạn chế trong tổ chức hệ thống thông tin kiểm soát
Đối chiều số liệu trong nội bộ không lập Bảng đối chiếu số
liệu; báo cáo được lập chủ yếu phục vụ KBNN cấp trên, cho cơ quan
tài chính; hai chương trình tin học đang sử dụng không kết nối dữ
liệu với nhau được, dữ liệu chưa được sao lưu thường xuyên.
g. Hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát
Trong tự kiểm tra, đánh giá nội bộ chưa phát hiện và khắc
phục được hết các sai sót; chưa thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất
19

chủ đầu tư, BQLDA theo thẩm quyền.
h. Hạn chế của Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ (Mẫu 01/KSC) không qui
định nội dung còn chưa cụ thể; thời gian thanh toán lần cuối 7 ngày
là quá dài; qui trình chưa qui định thủ tục kiểm soát đối với kiểm sau
đối với các thanh toán thực hiện theo nguyên tắc “Thanh toán trước,
kiểm soát sau”; qui trình chưa qui định mẫu sổ giao nhận chứng từ
sau khi thanh toán CBKS trả cho lại cho BQLDA; chưa qui định mẫu
sổ giao nhận chứng trong nội bộ.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TẠIKBNN HÒAVANG

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB
Trong thực hiện kiểm soát còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc
phục nhằm kiểm soát chặt chẽ, đúng qui định, phát huy chức năng
nhiệm vụ được giao trên địa bàn, góp phần chống thất thoát, lãng
phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN
ĐẦU TƯ XDCB TẠI KBNN HÒA VANG
3.2.1. Giải pháp về tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
a. Tăng cường năng lực cán bộ làm công tác kiểm soát
Đơn vị cần cập nhật đầy đủ các chế độ chính sách có liên quan
về thanh toán vốn đầu tư XDCB; phổ biến kịp thời các chế độ chính
sách cho các cán bộ có liên quan; tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản
chế độ chính sách có liên quan của Nhà nước.
b. Giải pháp về phân quyền kiểm soát
Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kiểm soát, tách
20

bạch chức năng phê duyệt và chức năng kiểm soát tại bộ phận kiểm
soát thanh toán.
c. Tuân thủ nghiêm chính sách chế độ của Nhà nước, qui
trình kiểm soát trong quá trình kiểm soát
Tuân thủ triệt để qui trình kiểm soát thanh toán; thực hiện đầy
đủ các nội dung kiểm soát qui định cần tập trung vào việc tổ chức
thực hiện nghiêm các nội dung kiểm soát, qui trình kiểm soát mà đơn
vị đang còn hạn chế.
3.2.2. Giải pháp tăng cường kiểm soát trong tiếp nhận,
luân chuyển, hoàn trả hồ sơ kiểm soát và thông tin cho khách
hàng
a. Hoàn thiện nội dungThông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ

(Mẫu số 01/KSC)
Tác giả luận văn đề nghị hoàn thiện lại Mẫu số 01/KSC, bổ
sung qui định về thủ tục về kiểm soát thanh toán như vào Mục 2.
Những tài liệu đã nhận và bổ sung thêm mục 3. Kết quả tiếp nhận để
thông tin thêm cho khách hàng biết về kết quả tiếp nhận hồ sơ.
b. Mở sổ theo dõi quá trình tiếp nhận, luân chuyển nội bộ và
hoàn trả hồ sơ cho khách hàng
Tác giả luận văn đã thiết kế mẫu Sổ giao nhận hồ sơ thanh
toán vốn đầu tư XDCB và đề nghị mở Sổ để theo dõi, phản ánh tình
hình tiếp nhận, luân chuyển nội bộ và hoàn trả hồ sơ cho BQLDA
(Mẫu số 03/KSC).
c. Thông tin kết quả giải quyết hồ sơ thanh toán trên cổng
thông tin điện tử
Chuyển thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ thanh toán vốn
đầu tư lên trong mục Thông báo tại cổng thông tin điện tử của
KBNN Đà Nẵng.
21

3.2.3. Giải pháp tăng cường các thủ tục kiểm soát mà qui
trình kiểm soát chưa qui định đầy đủ
a. Tổ chức kiểm tra lại tài liệu cơ sở của dự án sau khi đã
tiếp nhận
Tác giả luận văn đề nghị bổ sung thủ tục kiểm soát lại đối với
nội dung kiểm tra lại tài liệu cơ sở của dự án sau khi CBKS chi đã
tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, bổ sung thêm mẫu “Phiếu kiểm soát
tài liệu cơ sở của dự án”.
b .Bổ sung thêm phiếu kiểm soát sau đối với các hồ sơ thanh
toán theo nguyên tắc “Thanh toán trước, kiểm soát sau”
Tác giả luận văn đã thiết kế và đề nghị bổ sung thêm mẫu
“Phiếu kiểm soát sau”(Mẫu số 05/KSC) khi thực hiện kiểm soát sau

đối với các hồ sơ thanh toán theo nguyên tắc “Thanh toán trước,
kiểm soát sau”.
c. Thiết kế và sử dụng Bảng đối chiếu số liệu về kiểm soát
thanh toán để phục vụ công tác đối chiếu trong nội bộ
Tác giả luận văn thiết kế nội dung Bảng đối chiếu số liệu
thanh toán vốn đầu tư để phục vụ cho việc đối chiếu số liệu giữa bộ
phận KSTT và bộ phận Kế toán hàng tháng (ví dụ minh họa và Mẫu
xem Mẫu số 06/KSC).
3.2.4. Giải pháp tăng cường thông tin phục vụ công tác
kiểm soát
a. Tăng cường quản lý, khai thác các chương trình tin học
Sử dụng thành thạo các chương trình để khai thác thông tin
liên quan đến tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB tại
đơn vị; kiểm soát việc nhập liệu; kiểm soát chặt chẽ mật khẩu đăng
nhập; tổ chức sao lưu dữ liệu chương trình ĐTKB/LAN hàng ngày.

22

b. Thiết kế và thực hiện các báo cáo trách nhiệm kiểm soát
thanh toán
Tác giả luận văn đã nghiên cứu và đề xuất các mẫu báo trách
nhiệm: Báo cáo tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thanh toán:
(xem Mẫu số 07/KSC); Báo cáo tổng hợp tình hình tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ thanh toán: (xem mẫu số 08/KSC).
3.2.5. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
a. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ
- Tăng cường tự kiểm tra trong nội bộ.
- Thực hiện luân phiên công việc của CBKS hàng năm
b. Tăng cường công tác kiểm tra các BQLDA theo thẩm
quyền

Tổ chức kiểm tra ác chủ đầu tư, BQLDA trong quản lý và sử
dụng vốn đầu tư theo thẩm quyền.
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ban hành
chính sách chế độ của Nhà nước
Các văn bản điều hành trong từng thời kỳ cần được thực hiện
một cách đồng bộ với cơ chế chính sách hiện hành, thời gian thực
hiện phù hợp; giảm thời gian kiểm soát thanh toán đối với thanh toán
lần cuối của hợp đồng (hiện nay là 7 ngày); nghiên cứu và ban hành
Luật đầu tư công.
3.3.2. Kiến nghị với UBND huyện Hòa Vang
Về phân bổ kế hoạch vốn theo đúng qui định tại thông tư số
86/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính; hạn chế giao quản lý điều hành
dự án cho các BQLDA kiêm nhiệm.
Về thời gian thi công theo hợp đồng đã ký kết: cho phép kéo
dài thời gian thực hiện hợp đồng theo đúng qui định; tăng cường việc
23

cập nhật kịp thời và thực hiện nghiêm các văn bản chế độ chính sách
của nhà nước về thanh toán vốn đầu tư XDCB.
3.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
a. Hoàn thiện qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
- Hoàn thiện Thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ (Mẫu
01/KSC)”:
- Tại các bước kiểm soát, cần qui định rõ nội dung trong từng
bước kiểm soát một cách cụ thể, nhằm chuẩn hóa qui trình kiểm soát
một cách khoa học, tráng kiểm tra trùng lắp hoặc bỏ sót.
- Về thời gian kiểm soát thanh toán: giảm từ 7 ngày xuống còn
5 ngày làm việc.
- Bổ sung tác thủ tục kiểm soát tại những khâu kiểm soát mà

quy trình chưa có qui định cụ thể, đảm bảo việc thực hiện được
thống nhất.
b. Hoàn thiện, nâng cấp chương trình quản lý thanh toán
vốn đầu tư ĐTKB/LAN
Nâng cao tính bảo mật cơ sở dữ liệu của chương trình; Xây
dựng phần mềm trung gian để kết nối chương trình ĐTKB/LAN với
chương trình TABMIS; Nâng cấp chương trình để có thể theo dõi
theo được tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của từng cán bộ
kiểm soát.

×