Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.99 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



NGUYỄN NGỌC THÁI


HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG


Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Huy Cương




HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC

Trang


Mở đầu
1
Chương 1. Khái luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không
4
1.1
Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không
4
1.1.1
Khái quát về vận chuyển hàng không
4
1.1.2
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không
7
1.1.3
Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không
11
1.1.3.1
Vận chuyển hàng hoá quốc tế và vận chuyển hàng hoá nội địa
12
1.1.3.2
Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ
15
1.2
Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không
16

1.2.1
Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không
17
1.2.2
Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
18
1.2.3
Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không
20
1.3
Hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
24
1.3.1
Các điều kiện có hiệu lực và sự vô hiệu của hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
24
1.3.1.1
Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không
24
1.3.1.2
Sự vô hiệu của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không và việc xử lý vô hiệu
31
1.3.2
Thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng

không
32
1.3.3
Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không
34
1.3.3.1
Trách nhiệm của người gửi hàng hóa
34
1.3.3.2
Trách nhiệm của người vận chuyển
36
1.4
Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển
41
hàng hóa bằng đường hàng không
1.5
Vận chuyển đa phương thức
44
1.5.1
Khái niệm và mô hình vận chuyển đa phương thức
44
1.5.2
Trách nhiệm của người vận chuyển trong vận chuyển đa
phương thức
47
Chương 2. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không
50
2.1

Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không
50
2.2
Đánh giá các qui định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận
chuyển hàng không quốc tế
54
2.2.1
Những tiến bộ của các qui định pháp luật Việt Nam về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
54
2.2.2
Một số phân tích cụ thể các qui định pháp luật Việt Nam về
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
66
Chương 3. Một số kiến nghị qua nghiên cứu về về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
77
3.1
Định hướng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không
77
3.1.1
Thúc đẩy sự phát triển cảu kinh tế, văn hóa, xã hội
77
3.1.2
Bảo đảm giao lưu quốc tế
78
3.1.3
Bảo đảm an toàn trong vận chuyển hàng không

79
3.2
Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
80
Kết luận
87
Tài liệu tham khảo
89



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, hàng không dân dụng Việt
Nam đã có những bước phát triển đáng kể từ những năm 1990 đến nay và đã
góp phần tích cực vào việc tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế của đất
nước trong thời kỳ đổi mới. Ý thức được tầm quan trọng của hàng không dân
dụng trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang quan tâm tạo điều
kiện cho ngành được phát triển thuận lợi nhất, góp phần phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Bên cạnh những ưu thế so với một số ngành vận chuyển khác về mặt
thời gian, chất lượng dịch vụ, vận chuyển hàng không còn là một lĩnh vực
chịu nhiều rủi ro và tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý, và các
tác động nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh
Đặc biệt hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ liên quan đến lĩnh vực
kinh tế, mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh lãnh thổ và sự an nguy của
quốc gia nói chung. Do đó các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận

chuyển hàng không có những đặc thù riêng và phải được sự quan tâm đặc biệt
của các nhà làm luật, cũng như của những người thi hành pháp luật.
Vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm ba lĩnh vực là vận
chuyển vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá, và vận chuyển bưu
phẩm, bưu kiện và thư. Mỗi lĩnh vực có một tầm quan trọng nhất định trong
sự phát triển nền kinh tế đất nước. Kể từ năm 1991, Việt Nam đã có đạo luật
riêng về hàng không dân dụng với nhiều lần sửa đổi và được làm mới. Các
đạo luật này đã có các qui định khá cụ thể về vận chuyển hàng không nói
chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng. Tuy nhiên
vận chuyển hàng không là một lĩnh vực phức tạp có liên quan tới nhiều ngành

2
luật khác và liên quan tới các điều ước quốc tế. Có thể nói đạo luật về hàng
không dân dụng của Việt Nam hiện nay và các văn bản pháp luật khác của
Việt Nam chưa hoàn toàn đồng nhất, và bản thân nó cũng chưa chuyển hoá
được một cách thích hợp nhất các điều ước quốc tế về hàng không. Trong
thực tiễn thi hành các văn bản pháp luật về vận chuyển hàng không còn đặt ra
nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu không chỉ về tính sát hợp giữa pháp luật và
thực tiễn đời sống, mà còn cho cả việc hiểu và thi hành từng qui định cụ thể
của pháp luật và điều ước quốc tế.
Vì các lẽ đó, tôi lựa chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
Nhận thức rằng hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không được thực hiện trên căn bản các hợp đồng, xét về mặt pháp lý, mà
trong đó hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng có
vị trí trung tâm và được sự quan tâm nhiều nhất từ phía cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Luận văn hướng tới việc làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không để thông qua đó đánh giá
thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, và tiến tới việc đưa

ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật Việt
Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý và không mở rộng
sang lĩnh vực kinh tế hay quốc phòng, an ninh. Luận văn cũng chủ yếu tập
trung vào các vấn đề pháp luật của Việt Nam hiện nay mà không mở rộng ra
các vấn đề pháp lý có tính cách toàn cầu, cũng như các vấn đề có tính cách
lịch sử. Nếu các vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu có được đề cập tới
trong Luận văn thì chỉ nên xem là các minh hoạ cho việc làm rõ thêm các vấn
đề pháp lý nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn.

3
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật,
phương pháp mô hình hoá, điển hình hoá các quan hệ xã hội, phương pháp
phân tích qui phạm và phân tích tình huống.
4. Bố cục của Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung của Luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương I: Khái luận về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
Chương II: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không
Chương III: Một số kiến nghị qua nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không.















4
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không
1.1.1. Khái quát về vận chuyển hàng không
Tàu bay ra đời là một cuộc cách mạng kỹ nghệ quan trọng giúp cho con
người như được chắp thêm đôi cách có thể bay bổng trong không trung,
không phụ thuộc vào địa hình. Và không bỏ lỡ cơ hội này, ngay sau đó tàu
bay được ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong hoạt động sống của con
người. Các mục đích này được phân chia thành hai mục đích lớn là chiến
tranh và dân sự. Trong việc sử dụng tàu bay cho mục đích dân sự, người ta lại
chia nhỏ thành hai mục đích là vận chuyển, và các mục đích khác (như: thể
thao, y tế, cứu hộ, bản đồ, địa chất, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thời
tiết…). Trong vận chuyển hàng không, căn cứ vào đối tượng được vận
chuyển, người ta chia vận chuyển thành vận chuyển hành khách, vận chuyển
hàng hoá, và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư từ. Mỗi loại vận chuyển
này chịu sự điều chỉnh của các qui chế pháp lý khác nhau.
Như vậy có hai sự kiện lớn buộc con người phải chú ý tới, liên quan tới

sự ra đời của tàu bay: Một sự kiện liên quan tới chính sự vận hành tàu bay; và
sự kiện khác liên quan tới việc đưa tàu bay vào sử dụng cho các mục đích
khác nhau. Vì vậy, về lý luận tổng quát, sự ra đời của tàu bay đã kéo theo sự
ra đời của một ngành khoa học pháp lý mới mẻ được ví như một thế giới vi
mô pháp lý (a juridical microcosm) mà tại đó tập hợp cả các qui định về cả
luật công và luật tư nhằm điều tiết một hoạt động đặc biệt liên quan tới tàu
bay [22, tr. 17- 20]. Mặc dù một số qui định về hàng không đã xuất hiện vào

5
Thế kỷ XIX, nhưng cho mãi tới khi tàu bay có động cơ điều khiển ra đời,
ngành luật hàng không mới được hình thành.
Qua đây có thể hiểu vận chuyển hàng không là việc đưa tàu bay vào
khai thác nhằm mục đích vận chuyển hành khách, và đồ vật từ nơi này tới nơi
khác. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, tại Điều 109 có định nghĩa:
“Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá,
bưu phẩm, bưu kiện, thư từ bằng đường hàng không”. Điều luật này đã gián
tiếp nói tới tàu bay như một phương tiện chuyên chở, bởi ngoài tàu vũ trụ và
tên lửa có khả năng nào đấy trong việc chuyên chở đồ vật thì chỉ có tàu bay là
thông dụng cho việc vận chuyển hành khách, và đồ vật trong không trung.
Vận chuyển hàng không như vậy có các đặc điểm sau trong sự so sánh với các
dạng vận chuyển khác:
Thứ nhất, vận chuyển hàng không được thực hiện bằng tàu bay. Đặc
điểm này dẫn tới việc phải xem xét tới các đặc điểm kỹ thuật của tàu bay
trong hoạt động vận chuyển mà nhà làm luật không thể bỏ qua. Chẳng hạn
như: hàng hoá phải có kích cỡ thích hợp; hàng hoá có từ tính cao hay hàng
hoá có chất phóng xạ… cần phải tuân thủ các qui chế ngặt nghèo.v.v Vận
chuyển hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi những tiêu
chuẩn khắt khe về công nghệ, kỹ thuật, là ngành vận tải hiện đại có khả năng
kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Thứ hai, việc vận chuyển được thực hiện trên không trung - môi trường

hoạt động chủ yếu của tàu bay. Đặc điểm này dẫn tới việc phải cân nhắc tới
điểm đi, điểm đến và điểm dừng trong hành trình vận chuyển. Bởi vậy khi
định nghĩa vận chuyển hàng không quốc tế (dưới góc độ hợp đồng vận
chuyển), các điều ước quốc tế, cũng như pháp luật của các quốc gia đều xem
xét tới các yếu tố này (sẽ được nói tới dưới đây). Khoảng cách chuyên chở

6
bằng đường hàng không ngắn hơn so với các phương thức vận chuyển khác từ
15% đến 20%, do đó được xem là một lợi thế quan trọng.
Thứ ba, việc vận chuyển được thực hiện một cách nhanh chóng. Đây là
một trong những ưu thế của vận chuyển hàng không so với các dạng vận
chuyển mặt đất khác do việc vận chuyển không phụ thuộc vào địa hình và tốc
độ của tàu bay mang lại. Bởi vậy các nhà làm luật thường thể hiện chính sách
của quốc gia liên quan tới giao lưu quốc tế và phát triển công nghiệp vận
chuyển trong các văn bản pháp luật về hàng không. Mặc dù khối lượng hàng
hoá được vận chuyển bằng tàu bay không lớn, nhất là trong thương mại quốc
tế (chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá di chuyển), nhưng đối với
các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, có tính thời vụ, hàng tươi sống và hàng có
tính khẩn cấp… thì vận chuyển hàng không đứng ở vị trí số một so với các
dạng vận chuyển khác.
Thứ tư, việc vận chuyển hàng không qua lại biên giới và vào sâu trong
lãnh thổ của các quốc gia một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Đặc
điểm này cũng thường là mối quan tâm của các nhà làm luật khi xây dựng các
văn bản pháp luật về hàng không. Hiện nay ở tất cả các nước vận chuyển
hàng không là phương thức vận chuyển quan trọng không chỉ trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia, mà đặc biệt trong cả phạm vi quốc tế. Vận chuyển hàng
không được đơn giản hoá về chứng từ và thủ tục vì vận chuyển thẳng với tốc
độ cao, ít qua các trạm kiểm soát, kiểm tra.
Tuy có các điểm lợi nhất định so với các dạng vận chuyển mặt đất khác
do các đặc điểm của vận chuyển hàng không mang lại, nhưng bên cạnh đó

vận chuyển hàng không cũng có những điểm bất lợi. Trước hết, chi phí vận
chuyển cao nhất so với các dạng vận chuyển khác do chí phí trang thiết bị, chi
phí sân bay và cảng hàng không, chi phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ
cao. Vì vậy buôn bán qua đường hàng không khiến người ta phải lựa chọn

7
những mặt hàng phù hợp. Thứ hai, vận chuyển hàng không hạn chế đối với
những hàng hoá cồng kềnh, khối lượng lớn, nên cũng khiến cho lượng hàng
hoá được vận chuyển qua đường hàng không ít hơn so với các dạng vận
chuyển khác.
Đối với Việt Nam hiện nay, vận chuyển hàng không đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng trong việc thực hiện
chính sách mở cửa, và là một trong các ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn cần
phải đi trước để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với một
lãnh thổ không lớn và địa hình không quá phức tạp như Việt Nam thì vận
chuyển hàng không nội địa không phải là vấn đề trọng yếu. Tuy nhiên vận
chuyển hàng không quốc tế có vai trò rất lớn trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam, bởi Việt Nam nằm ở khu vực xa các thị trường truyền thống và các
thị trường đang mong muốn hướng tới (chẳng hạn như Châu Âu, Mỹ, và Châu
Phi…), cũng như đang khuyến khích đầu tư từ các nước ở xa.
Không chỉ được chú trọng về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và hội nhập
quốc tế, hàng không dân dụng ở Việt Nam còn được chú trọng bởi sự liên
quan của nó tới các vấn đề chủ quyền quốc gia và an ninh lãnh thổ. Việc ngăn
chặn các hành vi sử dụng không phận gây thiệt hại cho đất nước, và việc trao
đổi lợi ích về việc sử dụng không phận để vận chuyển hàng không đòi hỏi
phải được tính toán kỹ lưỡng từ những người thiết kế chính sách, xây dựng
pháp luật cho tới những người thi hành pháp luật. Các vấn đề chung này của
vận chuyển hàng không có những ảnh hưởng lớn tới việc điều tiết vận chuyển
hàng không nói chung và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói

riêng.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không

8
Ở trên đã nói tới hàng không dân dụng với tính cách là một ngành kinh
tế - kỹ thuật, bao hàm các mục tiêu và các hoạt động liên quan trực tiếp và
gián tiếp diễn ra ở đó. Việc điều tiết các hoạt động này cần phải nhờ tới các
qui định của cả luật công và luật tư, luật quốc gia và luật quốc tế. Tổng thể
các qui định này điều tiết các mối quan hệ sau: (1) Quan hệ giữa quốc gia này
với quốc gia khác trong việc quốc gia này cho phép người (thể nhân và pháp
nhân) của quốc gia khác sử dụng không phận của mình cho hoạt động hàng
không, và ngược lại; (2) quan hệ giữa quốc gia và người nước ngoài liên quan
tới hoạt động hàng không; (3) quan hệ giữa người của các nước khác nhau
trong hoạt động hàng không; (4) quan hệ giữa nhà nước và người của nước
mình liên quan tới hoạt động hàng không; và (5) quan hệ giữa người ở cùng
một nước trong hoạt động hàng không. Có thể hiểu một cách đơn giản, hoạt
động hàng không là các hoạt động khai thác tàu bay và các dịch vụ hỗ trợ.
Trong các hoạt động này có hoạt động vận chuyển hàng không. Tuy nhiên
hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ biểu hiện về mặt pháp lý là mối
quan hệ của luật tư, có nghĩa là mối quan hệ giữa các thể nhân và pháp nhân
liên quan tới việc di chuyển người và đồ vật từ nơi này tới nơi khác trong
không trung, mà còn biểu hiện là mối quan hệ của luật công (chẳng hạn nhà
nước cho phép khai thác các thương quyền hàng không, và kiểm soát các hoạt
động vận chuyển nhằm mục đích an toàn và an ninh, vận chuyển nhằm mục
đích quân sự, vận chuyển nhằm mục đích cứu trợ ). Thế nhưng mối quan hệ
giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không được biểu hiện về mặt
pháp lý là mối quan hệ hợp đồng. Nói cách khác, quan hệ pháp lý giữa người
gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không là quan hệ hợp đồng.
Vậy hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không là sự thoả

thuận giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển hàng không, theo đó người

9
vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển đồ vật từ địa điểm này tới địa điểm khác,
và trao đồ vật đó cho người có quyền nhận.
Định nghĩa này xác định khái niệm hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng
đường hàng không với tính cách là một khái niệm rộng mà trong đó bao hàm
khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Vì vậy hợp đồng
vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không cần phải được phân loại để có thể
hiểu một cách sâu sắc về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng được hàng
không. Tuy nhiên trước tiên cần nghiên cứu đặc điểm chung của hợp đồng
vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không, bởi các phân loại hợp đồng vận
chuyển đồ vật đều có thể mang đặc điểm chung này.
Hợp đồng vận chuyển đồ vật là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Thực chất hợp đồng được giao kết giữa người gửi đồ vật và người vận chuyển
hàng không, nhưng cũng có hiệu lực đối với người nhận. Ở đây cần lưu ý rằng
người nhận trên thực tế có thể là người gửi hoặc một người khác. Nhưng về
mặt pháp lý, thông thường người ta xây dựng qui chế pháp lý riêng một cách
tương đối cho người nhận. Do đó trong trường hợp một người vừa là người
gửi, đồng thời vừa là người nhận, thì khi hành động với tư cách là người
nhận, người này được áp dụng qui chế của người nhận.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không là
việc di chuyển đồ vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng tàu bay. Đồ vật
nói ở đây là các động sản hữu hình có kích cỡ và có thể nắm giữ với tính cách
vật lý.
Hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không có thể được phân
loại như sau:
(1) Căn cứ vào tính chất có đi có lại liên quan tới lợi ích vật chất, người
ta chia hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng đường hàng không thành hợp đồng
vận chuyển đồ vật được trả công (hợp đồng có đền bù) và hợp đồng vận


10
chuyển đồ vật không được trả công (hợp đồng không có đền bù). Điều 1,
Công ước Thống nhất một số qui tắc về vận chuyển hàng không quốc tế được
ký kết tại Montreal ngày 28/5/1999 (Công ước Montreal) qui định phạm vi áp
dụng của Công ước này như sau:
“Công ước này áp dụng đối với tất cả vận chuyển quốc tế hành khách,
hành lý hoặc hàng hoá bằng tàu bay để lấy tiền. Công ước cũng được áp dụng
đối với vận chuyển miễn cước do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực
hiện bằng tàu bay”.
Như vậy có thể thấy phân loại hợp đồng như trên được pháp luật quốc
tế chú ý tới.
(2) Căn cứ vào việc vận chuyển cùng với người gửi hay không trong
hợp đồng vận chuyển hàng không có đền bù, người ta phân loại hợp đồng vận
chuyển đồ vật bằng đường hàng không thành hợp đồng vận chuyển hàng hoá
và hợp đồng vận chuyển hành lý [28, tr. 41]. Vận chuyển hành lý thực chất là
vận chuyển đồ vật, nhưng đi kèm với hành khách (người gửi đồ vật đó) trong
cùng một chuyến bay.
Khi nói tới hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không,
mọi người thường hiểu là nói tới hợp đồng thương mại, mà trong đó hàng hoá
là các động sản hữu hình. Vì vậy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không là hợp đồng có đền bù. Bởi vậy Luật Hàng không dân dụng Việt
Nam 2006 định nghĩa:
“Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận
chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận
chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận;
người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển” (Điều
128, khoản 1, đoạn 1).

11

Để giải nghĩa thêm cho tính chất thương mại của hợp đồng theo định
nghĩa này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 có qui định thêm:
“Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng
đường hàng không” (Điều 128, khoản 1, đoạn 2).
Có thể hiểu hợp đồng thương mại là hợp đồng do thương nhân giao kết
và thực hiện trong khi tiến hành nghề nghiệp của mình. Vì vậy các hợp đồng
thương mại thường là các hợp đồng có đền bù, bởi thương nhân là những
người chuyên thực hiện các hành vi thương mại hay luôn luôn nhằm các mục
tiêu lợi nhuận trong các hoạt động của mình.
1.1.3. Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không
Tới lượt mình, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không lại được
phân loại theo các cách thức khác nhau. Các cách phân loại này xuất phát từ
các hoạt động thực tế của vận chuyển hàng không có tính khách quan, và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các hợp đồng vận chuyển hàng
không [32. tr. 35]. Người ta thường nhắc tới các loại vận chuyển như: Vận
chuyển hàng không quốc tế và vận chuyển hàng không nội địa; vận chuyển
hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ. Tất nhiên
xét từ góc độ hình thức pháp lý, có các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá
tương ứng với các loại vận chuyển nêu trên, bao gồm: hợp đồng vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không và hợp đồng vận chuyển hàng hoá
nội địa bằng đường hàng không; hợp đồng vận chuyển hàng hoá thường lệ
bằng đường hàng không và hợp đồng vận chuyển hàng hoá không thường lệ
bằng đường hàng không [31, tr. 431]. Tuy nhiên hợp đồng là hình thức pháp
lý của các hoạt động vận chuyển này, do đó khi nói về các qui chế pháp lý
tương ứng với các loại hợp đồng vận chuyển này, người ta thường chỉ nhắc
tới tên của các dạng hoạt động vận chuyển như vậy.

12
1.1.3.1. Vận chuyển hàng hoá quốc tế và vận chuyển hàng hoá nội địa

Vận chuyển hàng không có khuynh hướng quốc tế ngay từ khi mới xuất
hiện, bởi tốc độ của tàu bay và sự chật hẹp của lãnh thổ quốc gia. Vận chuyển
hàng không nội địa tuy nhiên cũng có vai trò rất quan trọng ở các nước có
lãnh thổ rộng lớn (như Nga, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc…), hoặc ở những
nước có địa hình tương đối phức tạp (như Phillipines, Indonesia…). Vận
chuyển hàng không quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia về vùng trời, và
vấp phải rào cản về sự khác biệt về pháp luật ở mỗi nước mà tàu bay đi qua.
Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có một qui chế pháp lý thống nhất ở các quốc gia
cho hoạt động này nhằm đáp ứng cho việc vận chuyển nhanh chóng, an toàn
và thuận tiện. Và như vậy mỗi nước hầu như có hai qui chế pháp lý tương ứng
cho vận chuyển hàng không quốc tế và vận chuyển hàng không nội địa [29, tr.
21].
Vận chuyển hàng không quốc tế thường được điều tiết bởi các điều ước
quốc tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên, và tại đó có xác
định thế nào là vận chuyển hàng không quốc tế. Công ước Montreal 1999 có
định nghĩa:
“Nhằm mục đích của Công ước này, vận chuyển hàng không quốc tế là
bất kỳ việc vận chuyển nào mà theo sự thoả thuận giữa các bên, nơi đi và nơi
đến, không phụ thuộc vào việc bị gián đoạn vận chuyển hay vận tải, nằm
trong phạm vi lãnh thổ của hai Quốc gia thành viên hoặc nằm trong phạm vi
lãnh thổ của một Quốc gia thành viên, nếu có một nơi dừng thoả thuận nằm
trong lãnh thổ của một Quốc gia khác, dù Quốc gia đó không phải là Quốc gia
thành viên. Vận chuyển giữa hai điểm trong phạm vi lãnh thổ của một Quốc
gia thành viên mà không có một nơi dừng thoả thuận trong lãnh thổ của một
Quốc gia khác không phải là vận chuyển quốc tế đối với mục đích của Công
ước này” (Điều 1, khoản 2).

13
Như vậy hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng
không là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng hoá và người vận

chuyển mà trong đó tàu bay lấy hàng hoá từ lãnh thổ của quốc gia này bỏ
xuống lãnh thổ của quốc gia khác, hoặc nơi lấy hàng hoá và trả hàng hoá đều
nằm trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhưng các bên có thoả thuận có
một điểm dừng vận chuyển trong lãnh thổ của một quốc gia khác, dù có hay
không gián đoạn vận chuyển hoặc chuyển tải. Ngoài hợp đồng vận chuyển
hàng hoá có các yếu tố đó, có thể hiểu là hợp đồng vận chuyển hàng hoá nội
địa bằng đường hàng không.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không quốc tế như trên đã nói liên
quan tới chủ quyền của quốc gia khác, do đó người vận chuyển hàng không bị
giới hạn bởi các thương quyền hàng không hay các quyền tự do không trung.
Các thương quyền này có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh vận
chuyển hàng không. Thương quyền chính là quyền vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hoá, và bưu kiện riêng biệt hoặc kết hợp từ địa điểm ở lãnh thổ
của quốc gia này đến địa điểm ở lãnh thổ của quốc gia khác. Theo Công ước
Chicago 1944 và hai Hiệp định bổ sung cho Công ước là Hiệp định về các
chuyến bay quá cảnh quốc tế và Hiệp định về vận tải hàng không quốc tế,
thương quyền hàng không được chia thành năm loại như sau:
Thương quyền 1: Quyền bay qua lãnh thổ của Quốc gia khác không hạ
cánh.
Thương quyền 2: Quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của một quốc gia khác
không nhằm mục đích vận chuyển thương mại (hạ cánh có tính cách kỹ thuật
để tiếp nhiên liệu, vệ sinh máy bay, thay đổi phi hành đoàn…).
Thương quyền 3: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện từ lãnh thổ của Quốc gia mà tàu bay mang quốc tịch đến lãnh thổ
của Quốc gia khác.

14
Thương quyền 4: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện từ lãnh thổ của quốc gia khác đến lãnh thổ của quốc gia mà tàu bay
mang quốc tịch.

Thương quyền 5: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, và
bưu kiện giữa các quốc gia ký kết khác và quốc gia thứ ba.
Hai thương quyền đầu (thương quyền 1 và thương quyền 2) là các
quyền có tính chất kỹ thuật làm cơ sở cho giao lưu hàng không quốc tế. Ba
thương quyền sau là các quyền có tính chất thương mại, có nghĩa là có chúng
thì mới có vận chuyển hàng không quốc tế [22, tr. 91- 92]. Trên cơ sở năm
thương quyền trên, quyền vận chuyển thương mại của các hãng hàng không
còn có sự kết hợp giữa thương quyền 3 và 4 để tạo nên thương quyền 6. Nếu
ở thương quyền 5, hãng hàng không thực hiện quyền tự do để vận chuyển
hành khách, hành lý, hàng hoá, và bưu kiện giữa hai quốc gia với điều kiện
phải có điểm đến hoặc điểm đi tại lãnh thổ quốc gia mà hãng hàng không
mang quốc tịch, thì thương quyền 7 là quyền tự do chuyên chở giữa hai quốc
gia mà không có liên hệ với quốc gia mà hãng hàng không mang quốc tịch
[25, tr. 216- 217].
Việc quy định các thương quyền kể trên chủ yếu là vì lý do an ninh
quốc phòng và vấn đề kinh tế. Các quốc gia đều có chủ quyền đối với khoảng
không gian bao trùm trên lãnh thổ của mình nên có toàn quyền trong việc ấn
định ra các giới hạn về thực hiện các thương quyền. Nhưng vấn đề là cần phải
xem xét và cân đối giữa việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích giao lưu quốc tế về
vận tải hàng không thương mại. Vì vậy trong giao lưu hàng không quốc tế,
các quốc gia thường cho lẫn nhau các thương quyền trên nguyên tắc có đi có
lại thông qua hiệp định hàng không song phương ký kết giữa các quốc gia
này.

15
Các hiệp định hàng không song phương thường có khuynh hướng kiểm
soát chặt chẽ các vấn đề liên quan tới địa điểm đi và đến trong vận chuyển
hàng không, chỉ định hàng hàng không, tần suất các chuyến bay, năng lực
chuyên chở của tàu bay và giá cước để bảo đảm cho nguyên tắc bình đẳng về
cơ hội khai thác vận chuyển cho các hãng hàng không của hai quốc gia cho

lẫn nhau các thương quyền thông qua hiệp định. Như vậy nó có các tác động
nhất định tới hợp đồng vận chuyển hàng không.
Đối với vận chuyển nội địa, có nước thiết lập chính sách độc quyền vận
chuyển hàng không, và có nước thiết lập chính sách cạnh tranh trong vận
chuyển hàng không. Nhưng dù có chính sách cạnh tranh, thì việc phân phối
các thương quyền vận chuyển trong nội địa và kiểm soát cạnh tranh để bảo
đảm đỡ gây tốn kém cho xã hội vẫn luôn được đặt ra. Điều đó cũng có tác
động tới vận chuyển hàng không.
1.1.3.2. Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ
Vận chuyển thường lệ và vận chuyển không thường lệ liên quan tới
khái niệm chuyến bay thường lệ và chuyến bay không thường lệ, bởi các
chuyến bay này có thể thực hiện việc vận chuyển. Trong tiếng Anh người ta
thường dùng thuật ngữ như “scheduled and non- scheduled air services” hoặc
“scheduled and non- schedulel air traffic”. Đôi khi cách gọi “scheduled and
non- scheduled flights” cũng được sử dụng [22. tr. 85].
Ngày 28/3/1952, ICAO đã thông qua định nghĩa về chuyến bay quốc tế
thường lệ (được ghi nhận trong ICAO Doc. 7278- C -841) như sau:
“Chuyến bay quốc tế thường lệ là một loạt các chuyến bay mà có tất cả
các đặc tính sau:
a. Thực hiện qua khoảng không trên lãnh thổ của nhiều quốc gia;

16
b. Được thực hiện bởi tàu bay vận chuyển hành khách, bưu kiện hoặc
hàng hoá nhằm mục đích thu lợi mà mỗi chuyến bay được mở ra cho công
chúng sử dụng;
c. Được khai thác để dịch vụ giao thông giữa hai hay nhiều điểm, hoặc
i. Phù hợp với một lịch bay đã được công bố, hoặc
ii. Với các chuyến bay đều đặn hoặc thường xuyên mà tạo thành một
loạt các chuyến bay có hệ thống có thể được thừa nhận”.
Thực ra đây là một định nghĩa khái niệm còn nhiều điểm chưa rõ. Vì

vậy một số quốc gia đã liệt kê những chuyến bay nào mà họ cho là chuyến
bay không thường lệ như: chuyến bay vì các nguyên nhân khẩn cấp, vì mục
đích nhân đạo, bay taxi, thuê chuyến , nhưng với điều kiện là các chuyến bay
đó không thường xuyên, đều đặn [22. tr. 86- 87]. Từ việc phân loại này, có
thể thấy hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không có thể được
thực hiện bằng các chuyến bay thuê chuyến hoặc các chuyến bay thường lệ.
Do vậy nội dung của hai loại hợp đồng này có thể khác nhau.
1.2. Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không
Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra một quan niệm rất rộng về giao kết hợp
đồng được thể hiện tại Mục 7, Chương XVII (các Điều từ 388 tới 411). Theo
các điều luật này giao kết hợp đồng bao gồm các vấn đề liên quan tới đề nghị
giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm và địa
điểm giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng, điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu, phân loại hợp đồng, và
giải thích hợp đồng. Tuy nhiên có thể hiểu giao kết hợp đồng là một quá trình
thể hiện và thống nhất ý chí của các bên làm phát sinh ra quyền và nghĩa vụ
liên quan. Vì vậy giao kết hợp đồng, khi nghiên cứu, ít nhất phải đề cập tới

17
việc thể hiện đề nghị và chấp nhận, hình thức của sự thoả thuận, nội dung chủ
yếu của sự thoả thuận, và điều kiện có hiệu lực của sự thoả thuận.
1.2.1. Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không
Giống như các chủng loại hợp đồng khác, hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không cũng có khởi đầu bằng việc một bên đề nghị giao
kết hợp đồng để mong muốn được bên kia chấp nhận. Tuy nhiên việc phân
biệt ai là người đưa ra đề nghị và ai là người chấp nhận trong mối quan hệ
giữa người gửi hàng hoá và người vận chuyển thì không phải là không có
tranh luận.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý định giao kết hợp đồng ra
bên ngoài và với một số điều kiện nhất định để khi người được đề nghị chấp
nhận, thì hợp đồng được thiết lập. Bộ luật Dân sự 2005 định nghĩa: “Đề nghị
giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng
buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”
(Điều 390, khoản 1). Tuy nhiên đối với vận chuyển hàng hoá thông qua thuê
chuyến (bay không thường lệ) thì khó có thể xác định ai là người đưa ra đề
nghị và ai là người chấp nhận, bởi hợp đồng vận chuyển trong trường hợp này
là hợp đồng ưng thuận. Các bên đàm phán với nhau, có nghĩa là mỗi trong các
bên liên tục đưa ra đề nghị và chấp nhận cho tới khi thoả thuận hoàn tất và ký
kết. Trong khi đó đối với vận chuyển hàng hoá không thông qua thuê chuyến
thì hợp đồng vận chuyển liên quan được xem là hợp đồng gia nhập. Như vậy
có thể thấy, bên gửi hàng là người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, và người
vận chuyển là người chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mặc dù người vận
chuyển có đưa ra lời mời chào cho việc gửi hàng thì điều đó chỉ được xem là
lời mời đàm phán với tính cách là một nghệ thuật kinh doanh. Người vận
chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hoá, do vậy người vận chuyển

18
không thể là người đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng, bởi đã đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về đề nghị đó, có nghĩa là không
được từ chối vận chuyển.
1.2.2. Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 đã thống nhất hoá các qui
tắc của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế liên quan tới hình thức của
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Việc hợp đồng vận
chuyển hàng không nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không nói riêng là hợp đồng trọng hình thức. Pháp luật buộc hợp đồng
phải lập thành văn bản và phải tuyên bố giới hạn trách nhiệm của người vận

chuyển liên quan tới thiệt hại xảy ra đối với hành khách hoặc người gửi hành
lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Nếu như hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường hàng
không được thể hiện bằng vé máy bay và thẻ hành lý, thì hình thức của hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là vận đơn hàng không
(the air waybill) hoặc biên lai hàng hoá (the cargo receipt). Các chứng từ này
luôn luôn được xem là chứng cứ đầu tiên về việc giao kết hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, về việc chấp nhận hàng hoá để vận
chuyển và về các điều kiện vận chuyển được xác định trong đó. Theo nội
dung này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 qui định: “Vận đơn
hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và là
bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các
điều kiện của hợp đồng (Điều 129, khoản 1).
Việc thiết lập vận đơn hàng không hay cách thức giao kết hợp đồng
được tiến hành theo một qui trình luật định nhằm xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của các bên trong vận chuyển, nhất là hoạt động vận chuyển qua lãnh thổ

19
của các quốc gia khác nhau. Vận đơn hàng không phải do người gửi hàng hoá
lập thành ba phần. Phần thứ nhất do người gửi hàng hoá ký, và được giao cho
người vận chuyển. Phần thứ hai do người gửi hàng hoá và người vận chuyển
cùng ký, và được giao cho người nhận hàng hoá. Và phần thứ ba do người
vận chuyển ký, và được giao cho người gửi hàng sau khi người vận chuyển đã
nhận hàng hoá để vận chuyển. Hành vi ký vào vận đơn có thể được thực hiện
bằng việc in hoặc đóng dấu, miễn là phải có như vậy để xác nhận việc giao
kết hợp đồng và thiết lập vận đơn. Để thuận tiện và nhanh chóng trong việc
thiếp lập vận đơn, bởi đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định, Công ước
Montreal 1999 qui định trường hợp người gửi hàng hoá yêu cầu người vận
chuyển thiếp lập vận đơn thì người vận chuyển được xem là hành động nhân
danh người gửi hàng hoá, trừ khi có chứng cứ ngược lại (Điều 7, khoản 4).

Đây là một quy trình rất cần thiết. Nó góp phần làm tăng thêm giá trị pháp lý
của vận đơn hàng không, cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết
hợp đồng. Ngoài ra, việc vận đơn hàng không được lập thành nhiều phần như
vậy cho thấy vận đơn không những là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển
giữa người gửi hàng hoá và người vận chuyển, là bằng chứng về việc nhận
hàng hoá để vận chuyển, mà nó còn là chứng từ thanh toán cước phí, bảo
hiểm, kê khai hải quan, và hướng dẫn thi hành nghiệp vụ đối với nhân viên
hàng không… Tuy nhiên, khác với vận tải đường biển, trong vận chuyển hàng
không, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận
đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này có thể là do tốc độ
vận chuyển hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc
nhanh chóng và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến trong một khoảng thời
gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua
ngân hàng của họ tới ngân hàng của người nhập khẩu để rồi ngân hàng của

20
người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do đó mà vận đơn
hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá.
Vận đơn hàng không có thể được chia thành nhiều loại. Căn cứ vào
người phát hành, vận đơn hàng không được chia thành hai loại: Vận đơn của
hãng hàng không (airline air waybill) là vận đơn này do hãng hàng không
phát hành và trên đó có in biểu tượng và ký hiệu nhận dạng của người chuyên
chở; và vận đơn trung gian (neutral air waybill) là vận đơn này thường do đại
lý của người vận chuyển hay người giao nhận hàng hoá phát hành và trên đó
không có biểu tượng hay ký hiệu nhận dạng của người vận chuyển. Căn cứ
vào việc gom hàng, vận đơn được chia thành: Vận đơn chủ (master air
waybill) là vận đơn do người vận chuyển hàng không cấp cho người gom
hàng hoá nhận hàng hoá ở sân bay đến, được dùng để điều chỉnh mối quan hệ
giữa người vận chuyển và người nhận hàng hoá; và vận đơn của người gom
hàng (house air waybill) là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng

hoá lẻ khi nhận hàng hoá từ họ để các chủ hàng hoá lẻ có vận đơn đi nhận
hàng ở nơi đến [36, tr. 455].
Ngày nay do sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta dự liệu
trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin được sử dụng để thay thế cho việc
lập vận đơn hàng không thì người vận chuyển phải đưa cho người gửi hàng
hoá biên lai hàng hoá theo yêu cầu của người này nhằm mục đích nhận biết
hàng hoá. Có thể hiểu biên lai hàng hoá thay thế cho chức năng của vận đơn
hàng không liên quan tới đơn giản hoá thủ tục.
1.2.3. Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không
Nói tới nội dung của hợp đồng là nói tới các điều kiện của hợp đồng
mà các bên cam kết thi hành. Các điều kiện của hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không được thể hiện trong hai loại văn bản - Đó là

21
chứng từ vận chuyển (vận đơn hoặc biên lai hàng hoá), và Điều lệ vận chuyển
hàng không. Ngoài ra các qui định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển
hàng không cũng chứa đựng các điều kiện của hợp đồng. Điều lệ vận chuyển
hàng không là nơi chứa đựng các điều kiện áp dụng chung cho tất cả các loại
hợp đồng vận chuyển, riêng cho các hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Còn
chứng từ vận chuyển hàng hoá xác định các điều kiện có tính cách cá biệt cho
một hợp đồng vận chuyển hàng hoá cụ thể.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, tại Điều 111, khoản 1 có
qui định: “Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển
hàng không, qui định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận
chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường
hàng không”.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã đưa ra mẫu vận đơn
hàng không với các yêu cầu về hình thức và nội dung. Mỗi bản vận đơn hàng
không gồm có hai mặt. Mặt trước của các vận đơn giống hệt nhau, không kể

đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới (ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở
phía dưới là “Bản gốc số 1 dành cho người vận chuyển phát hành vận đơn”;
còn bản số 4 thì ghi là “Bản số 4 dùng làm biên lai giao hàng”. Mặt sau của
bản vận đơn khác nhau. Với những bản phụ, mặt sau để trống. Bản gốc có các
quy định liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Mặt
trước gồm các cột để trống để người gửi hàng hoá và người vận chuyển điền
vào những thông tin cần thiết như: Số vận đơn (air waybill number); sân bay
xuất phát (airport of departure); tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn
(issuing carrier’s name and address), tham chiếu đến các bản gốc (reference to
originals); tham chiếu đến các điều kiện của hợp đồng (reference to
conditions of contract); người gửi hàng hoá (shipper) và người nhận hàng hoá
(consignee); đại lý của người vận chuyển phát hành (issuing carier’s agent);

22
tuyến đường bay (routing); thông tin thanh toán (acounting infomation); tiền
tệ (currency); mã cước (charges codes) và cước phí (charges); giá trị khai báo
vận chuyển (declare value for carriage); số tiền bảo hiểm (amount of
insurance); thông tin bao gói (handling infomation); các chi phí khác (other
charges); cước trả trước (prepaid); cước trả sau (collect); ô xác nhận của
người vận chuyển - nơi ký vận đơn, chữ ký của người vận chuyển hay đại lý;
ô dành cho người vận chuyển ở nơi đến; cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi
đến
Bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó có ba bản gốc và một số bản
copy với những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Mặt sau gồm hai nội dung
chính được quy định phù hợp với các quy định của pháp luật - Đó là: Thông
báo có liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển và các điều
kiện của hợp đồng vận chuyển gồm các điều khoản liên quan đến vận chuyển
hàng hoá được ghi ở mặt trước của vận đơn như: thông báo giao hàng, cước
phí, trọng lượng tính cước, giá trị kê khai, thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách
nhiệm, giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển, thời hạn khiếu nại, luật áp

dụng
Bên cạnh những nội dung kể trên, khi đối tượng vận chuyển là hàng
hoá đặc biệt mà thông thường được gọi là hàng hoá nguy hiểm như: vũ khí,
hàng hoá có chất phóng xạ, hàng hoá có từ tính cao, hàng hoá là thực phẩm
tươi sống…, thì cần phải có một số điều kiện khác thêm vào theo qui định của
pháp luật hoặc qui tắc nghề nghiệp. Chẳng hạn: hàng hoá là vũ khí, đạn dược
thì không thể thiếu được là phép của cơ quan có thẩm quyền; hàng hoá là chất
phóng xạ thì cần các điều kiện đặc biệt về bao gói; hàng hoá là thực phẩm
tươi sống thì cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt
Hệ thống Công ước Warsaw đã đưa ra yêu cầu hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường hàng không cần có các điều kiện chủ yếu sau:

×