Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Xuân Quảng

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Xuân Quảng

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG

Hà Nội – Năm 2014




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứ ......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của Quy hoạch sử dụng đất................................................ 5
1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. .....................................................................5
1.1.2. Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất. .....................................................................5
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất. .....................................................6
1.1.4. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. ...............................................................7
1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch chuyên ngành
khác. ...................................................................................................................................................7
1.2. Quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới. ............................... 8
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất Nhật Bản. .......................................................................................8
1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất Trung Quốc................................................................................. 13
1.2.3. Kinh nghiệm của các nước về quy hoạch sử dụng đất và khả năng áp dụng cho Việt
Nam................................................................................................................................................. 15
1.3. Quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam ....................................................... 16
1.3.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................................................... 16
1.3.2. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất cả nước .................................................................. 17
1.3.3. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Hưng Yên ............................................... 20
CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ÂN
THI - TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 ........................................................... 26
2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................................... 26
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 26

2.1.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................................................... 28
2.1.3. Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu...................................................................... 30
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Ân Thi ............................................. 31
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dich cơ cấu kinh tế......................................................... 31
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế............................................................................ 31
2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập. ........................................................................... 33

i


2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.............................................. 34
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. .................................................................................. 35
2.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ........................................................ 40
2.3.1. Tình hình quản lý đất đai.................................................................................................... 40
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và năm 2013 của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.. 44
2.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 và giai
đoạn 2011-2013 của huyện Ân Thi............................................................................................. 51
2.3.4. Kết quả điều tra điểm về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 20012010 và biến động sử dụng đất 2011-2013. ............................................................................... 69
2.3.5. Đánh giá những nguyên nhân, tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 20012010 của huyện Ân Thi. ............................................................................................................... 93
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................ 95
3.1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2011-2020 .................................................................................................. 95
3.1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch
2011-2020 ...................................................................................................................................... 95
3.1.2. Quan điểm sử dụng đất....................................................................................................... 95
3.1.3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 2011 - 2020 ....................................................... 96
3.2. Đề xuất giải pháp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2020 .................................................................................................. 97
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản lý và chính sách tài chính ........................................................ 97

3.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................................................. 98
3.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội .................................................................................................. 98
3.2.4. Nhóm giải pháp về kỹ thuật ............................................................................................... 99
3.2.5. Một số giải pháp khác......................................................................................................... 99
3.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 ............. 100
3.3.1. Công bố quy hoạch sử dụng giai đoạn 2011-2020........................................................ 100
3.3.2. Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch........................................................................ 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 102
1. Kết luận................................................................................................................. 102
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 104

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Quảng

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành q trình luận văn, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn của mình đến

thầy TS. Nguyễn Đình Bồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn. Tơi cũng xin gửi lời chân thành đến thầy PGS.TS Trần Văn Tuấn
và các thầy, cô giáo trong Bộ môn Địa chính của Khoa Địa Lý thuộc Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã góp ý cho tơi những kiến thức q báu trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân thành tới lãnh đạo, cán bộ phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn được cảm ơn những người thân trong gia đình tơi đã ln
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi thực hiện cơng trình nghiên cứu này./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Quảng

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2001 – 2010)----------------17
Bảng 2: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2001 – 2010) tỉnh Hưng
Yên ----------------------------------------------------------------------------------------------------21
Bảng 3: Kết quả thực hiện sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2013 -------------------------------23
Bảng 4: Cơ cấu kinh tế qua các năm của huyện Ân Thi ---------------------------------------31
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010 và năm 2013 huyện Ân Thi ---------------44
Bảng 6: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 -----------------------------------------51
Bảng 7: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010 huyện Ân Thi ---------59
Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu thực hiện đến năm
2013 huyện Ân Thi ---------------------------------------------------------------------------------63
Bảng 9: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 thị trấn Ân Thi ----------------------69

Bảng 10: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010 của thị trấn Ân Thi -72
Bảng 11: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu thực hiện đến năm
2013 thị trấn Ân Thi --------------------------------------------------------------------------------75
Bảng 12: Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001-2010 xã Hồng Quang ----------------------79
Bảng 13: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2010 của xã Hồng Quang 81
Bảng 14: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2013 xã
Hồng Quang -----------------------------------------------------------------------------------------84
Bảng 15: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 của xã Phù Ủng --------------------86
Bảng 16: Kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 xã Phù Ủng ----------88
Bảng 17: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu đến năm 2013 xã
Phù Ủng ----------------------------------------------------------------------------------------------91

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch năm 2010 của cả nước---------------- 19
Biểu đồ 2: Cơ cấu đất đai thời kỳ (2010 – 2010) của tỉnh Hưng Yên --------------------- 22
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất đai năm 2010 và năm 2013 của huyện Ân Thi --------------------- 45
Biểu đồ 4: Cơ cấu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2010-2015) và thực hiện đến năm
2013 của huyện Ân Thi -------------------------------------------------------------------------- 64

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức,
quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất với các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân

bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng theo các
đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất là bản “tổng phổ” của phát triển, trong đó phản ánh
cụ thể các ý tưởng về tương lai của các ngành các cấp nhịp nhàng và cân đối, thơng
qua những trình tự hành chính và pháp lý nhất định để trở thành quy chế xã hội, mọi
người đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Quá trình tổ chức thành lập, thực hiện
điều chỉnh quy hoạch là quá trình huy động lực lượng xã hội vào sự nghiệp công
cộng theo phương thức dân chủ, nên đó cũng là q trình xây dựng và củng cố
chính quyền dân chủ nhân dân. Do đó quy hoạch sử dụng đất vừa là phương thức để
phát triển vừa là công cụ để xây dựng và củng cố Nhà nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quan trọng của Nhà nước để thực
hiện quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của quốc gia dựa trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường; Quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt
là cơ sở pháp lý, căn cứ để thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai.
- Xác lập cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
- Xác lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm;
- Căn cứ để Nhà nước giao đất, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất
phục vụ quốc phịng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội, đời sống của nhân dân;
- Căn cứ để thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
- Căn cứ để tiến hành đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân;
- Ngăn chặn tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất;
Huyện Ân Thi đã xây dựng Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 20012010 đó là căn cứ quan trọng để huyện triển khai thực hiện các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn bộc lộ một số sự tồn tại nhất định. Đặc biệt sau khi
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện, tình hình
theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng

“quy hoạch treo” hoặc khơng điều chỉnh kịp thời những biến động về sử dụng đất
trong quá trình thực hiện quy hoạch tại địa phương.
1


Huyện Ân Thi là vùng hiện đang trong thời kì phát triển kinh tế địi hỏi
huyện có phương án hợp lý nhất là đối với việc sử dụng đất hợp lý mang lại hiệu
quả không chỉ cho phát triển xu hướng phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp nơng thơn mà cịn mang lại hiệu quả bền vững đi với đó là bảo vệ mơi
trường nơng thơn.
Xuất phát từ tình hình trên tơi chọn đề tài luận văn “Đánh giá việc thực hiện
quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001-2010”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2001-2010;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng lập quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2001-2010 và thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.
- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất (đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) theo phương án quy hoạch sử
dụng đất đã được duyệt.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001-2010:
lập, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất và kết quả thực hiện phương án quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt;

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011-2020, giải pháp và tổ chức thực hiện.
4.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất tự nhiên với các nhóm đất nơng nghiệp, phi nông nghiệp
và chưa sử dụng trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên;
- Một số xã điểm đại diện cho các tiểu vùng tự nhiên - kinh tế của huyện Ân
Thi, tỉnh Hưng Yên (gồm thị trấn Ân Thi, xã Hồng Quang, xã Phù Ủng).
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
1) Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu có liên quan tới khu vực
nghiên cứu:
2


+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng để thu thập thông
tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tài liệu, số liệu về hiện trạng, quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 và các loại bản đồ có liên quan.
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra tình hình lập và kết
quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các xã, trị trấn trên địa bàn huyện.
2) Phương pháp kế thừa:
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được
xây dựng trên địa bàn.
3) Phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh và dự báo;
4) Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng;
5) Phương pháp bản đồ và minh họa bằng hình ảnh;
6) Phương pháp chuyên gia: Kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia hoạt
động trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất ở trung ương và địa
phương.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
- Luật Đất đai năm 2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
của tỉnh Hưng Yên;
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020;
- Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23/5/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh
Hưng Yên;
- Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của ủy ban nhân dân về
việc phê duyệt xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) huyện Ân Thi;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ân Thi nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Nghị quyết số 60/2013/NQ-HĐND huyện Ân Thi ngày 13 tháng 12 năm
2013 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ân Thi đến năm 2020.
- Báo cáo tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai đoạn
3


2010 - 2015 của huyện Ân Thi;.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2001, 2005, 2010, 2013 huyện Ân
Thi và tỉnh Hưng Yên
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi năm 2005, 2010.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi đến năm 2010, 2020.
- Quyết định số 3619/QĐ-CTSV ngày 30/12/2010 của Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên về công nhận là học viên cao học.
- Các giáo trình cơ sở địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai, tài
liệu quy hoạch sử dụng đất, đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng.
- Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia.
- Tài liệu thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương.

4


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của Quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Về mặt thuật ngữ, “quy hoạch” là việc xác định một cách trật tự nhất định
như phân bố, bố trí, tổ chức, sắp xếp... “Đất đai” là một phần của lãnh thổ nhất định
(vùng đất, khoanh đất, mảnh đất,...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất
tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ
văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất hố, lý,...), tạo ra
những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy,
để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng
tạo nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự
sử dụng đất nhất định cho giai đoạn tương lai[9].
Về mặt bản chất của quy hoạch sử dụng đất được xác định dựa trên quan
điểm nhận thức: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu
sản xuất” phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất là một hiện
tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kỹ thuật, pháp lý và kinh tế.
Trong đó cần hiểu:
- Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn như điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, xử lý số liệu....
- Tính pháp lý: xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo

quy hoạch nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
- Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
Có thể định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu
sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị
hành chính trong một khoảng thời gian xác định[3].
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian
để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất[3].
1.1.2. Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.
a) Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Các
giai đoạn phát triển của quy hoạch sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển của
nền sản xuất xã hội. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất luôn biến đổi và hoàn
thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
5


b) Quy hoạch sử dụng đất mang tính nhà nước, thể hiện ở các điểm sau.
+ Đất đai của nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
bằng quy hoạch, pháp luật và công cụ kinh tế.
+ Quy hoạch sử dụng đất thực hiện trên cơ sở pháp luật do Nhà nước quy
định, là công việc do các cơ quan chức năng của Nhà nước.
+ Việc thực hiện theo phương án quy hoạch là bắt buộc đối với chủ sử dụng
đất hay nói cách khác là các phương án quy hoạch sau khi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt có hiệu lực pháp lý.
+ Kinh phí để thực hiện quy hoạch sử dụng đất (bao gồm cả công tác điều
tra, khảo sát) do Nhà nước cấp và dựa vào ngân sách của các địa phương.
c) Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp.

Để xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất cần có những tài liệu,
số liệu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến việc
sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng
hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thổ nhưỡng, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi
trường, dân số, kinh tế-xã hội,...
d) Quy hoạch sử dụng đất mang tính chính sách.
Các phương án quy hoạch thể hiện các chính sách của Nhà nước trong sử
dụng đất đai và thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân.
e) Quy hoạch sử dụng đất mang tính khả biến.
Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thường thay đổi theo
từng giai đoạn nên cần có sự chỉnh lý, hoàn thiện của giải pháp và điều chỉnh quy
hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các
vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6


6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi

ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt[3].
1.1.4. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b) Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp
xã;
c) Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
d) Xác định diện tích các loại đất (phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã) đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
đ) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất (Chuyển đất trồng
lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối; chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn,
đất làm muối, đất ni trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; chuyển đất rừng
đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác
trong nhóm đất nơng nghiệp; chuyển đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở) thì thể hiện chi tiết đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
e) Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất[3].
2. Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện bao gồm:
a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất[3].

1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch
chuyên ngành khác.
1.1.5.1. Quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội.
7


- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, xác
định mục tiêu phát triển các ngành trong phạm vi lãnh thổ, làm căn cứ để xây dựng
các quy hoạch chuyên ngành, trong đó vấn đề sử dụng đất ở mức độ phương hướng.
- Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch chuyên ngành, lấy quy hoạch tổng thể
làm căn cứ, là sự cụ thể hoá quy hoạch tổng thể với đối tượng là tài nguyên đất đai
và nhiệm vụ là xác định qui mô và cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phân bố các loại đất
cho các mục đích khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch nông nghiệp
(Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Quy hoạch phát triển và bảo vệ
rừng, Quy hoạch bảo tồn các vùng ngập nước).
Quy hoạch phát triển nông nghiệp căn cứ vào tiềm năng đất đai, các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương và đặc điểm sinh thái của cây trồng xác
định phương hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp, phân bố các loại hình sử dụng
đất nơng nghiệp hợp lý và đề xuất các biện pháp kinh tế, xã hội để thực hiện các
mục tiêu đó.
Quy hoạch phát triển nơng nghiệp là một trong những căn cứ của quy hoạch
sử dụng đất để xác định diện tích, cơ cấu và phân bố các loại đất phục vụ cho mục
đích phát triển nơng nghiệp và các mục đích khác.
1.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị,
khu công nghiệp, quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch sử dụng đất ở khu đô thị, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ
tầng là một bộ phận của quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng
có nhiệm vụ xác định cơ cấu đất đai và phân bố đất cho các mục đích sử dụng khác

nhau trong khu vực đô thị, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.1.5.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các ngành sử dụng đất
chuyên dùng khác (quy hoạch hệ thống du lịch, khai thác sử dụng tài nguyên nước,
quy định về bảo vệ tài nguyên môi trường).
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ
tương hỗ. Quy hoạch các ngành là cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch sử
dụng đất đai, nhưng lại chịu sự khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai[1].
1.2. Quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới[2].
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất Nhật Bản.
1.2.1.1 Cơ sở pháp lý của Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia
1. Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ nhất
Vào tháng 10 năm 1962 Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ
nhất được triển khai với các mục tiêu:
8


- Đạt được sự cân bằng về phát triển quốc gia - mục tiêu chính;
- Hướng dẫn cho sự phát triển đất đai quốc gia cho đến những năm 1970;
- Ngăn ngừa cho các thành phố từ sự tác động của việc tăng dân số quá mức,
sự thiếu hụt thu nhập giữa các vùng;
Đối với sự phát triển các ngành cơng nghiệp chủ yếu có chọn lọc đã được
định vị hầu hết ở các thành phố lớn. Để thúc đẩy sự cân bằng phát triển giữa các
vùng khác nhau, các sắc luật về phát triển Vùng đã được ban hành:
- Luật về phát triển vùng xây dựng nhà ở đô thị mới (1963);
- Luật Định giá Bất động sản (1963);
- Luật Quy hoạch đô thị mới (1968);
- Luật Vùng khuyến khích Nơng nghiệp (1969).
2. Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ hai
Vào tháng 05 năm 1969 Quy hoạch phát triển đất quốc gia tổng thể lần thứ
hai được triển khai với các mục tiêu sau:

- Mở rộng khả năng phát triển vùng với cân bằng về phát triển quốc gia đối
với các vùng đã được Nội các thông qua;
- Hướng dẫn cho sự phát triển đất đai quốc gia đến đích vào năm 1985;
- Quy hoạch nhằm mục tiêu mở rộng khả năng phát triển đối với các vùng
địa phương trong sự cân bằng về cấu trúc quốc gia mạng giao thông và thông tin
liên lạc và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp quy mô lớn ở các vùng kém phát
triển.
Để đạt được mục tiêu; Nhà nước đã ban hành các sắc luật:
- Luật về Các biện pháp khẩn cấp đối với vùng dãn dân (1970);
- Luật khuyến khích giới thiệu cơng nghiệp đối với vùng nơng thơn (1971);
- Luật khuyến khích di dời các cơ sở công nghiệp và xây dựng thị trấn Hàn
lâm Tsukuba mới (1972);
- Việc ban hành Luật quy hoạch sử dụng đất quốc gia và việc thành lập hạng
đất quốc gia (1974) đóng vai trị quan trọng trong chính sách liên quan đến đất đai.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia lần thứ ba
Vào tháng 10 năm 1977 Quy hoạch phát triển đất quốc gia tổng thể lần thứ 3
đã được phê chuẩn, bao trùm chính sách phát triển đất đai trong 10 năm với các
mục tiêu sau:
- Mục tiêu cung cấp một môi trường tổng thể bền vững cho cuộc sống của
con người với những nhu cầu cơ bản, như chính sách nhà ở lâu bền; hỗ trợ văn hóa
và truyền thống, phấn đấu hài hòa các hoạt động của con người với tự nhiên, nâng
cao sức khỏe và văn hóa cho con người, cung cấp điều kiện sống nâng cao đối với
nhà ở nông thôn.
Để đạt được mục tiêu; Nhà nước đã ban hành các sắc luật:
Luật về sử dụng đất nông nghiệp (1980);
4. Quy hoạch phát triển đất quốc gia tổng thể lần thứ tư
Vào tháng 06 năm 1987 Quy hoạch phát triển đất quốc gia tổng thể lần thứ 4
đã được phê duyệt với mục tiêu chính sau:
9



- Hướng dẫn cho sự phát triển đất đai quốc gia cho đến thế kỷ 21;
- Thiết kế cho giai đoạn tập trung cao độ dân cư và các chức năng ở Tokyo
và sự trầm trọng về việc làm của địa phương.
- Quy hoạch đã thiết kế để tạo ra các trung tâm phân tán đa cực ở vùng nông
thôn, điều chỉnh sự tập trung vào cực tổng hợp đối với vùng đô thị Tokyo.
Để đạt được mục tiêu; Nhà nước đã ban hành các sắc luật:
- Luật về Thiết lập đất quốc gia cho cấu trúc đa cực (1988);
- Luật về phát triển vùng Nghỉ dưỡng và luật Cải thiện các vùng cộng đồng
ngoại ô (1987);
- Luật đất đai cơ bản (1989).
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia và quy
hoạch sử dụng đất quốc gia
Quy hoạch như một hướng dẫn hoạt động phát triển vùng, cho cả 3 cấp hành
chính Nhà nước. Tuy nhiên mỗi cấp có những hoạt động với quy mô riêng, được thể
hiện như sau:
a. Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia.
Các chính sách liên quan đến đất đai bao trùm nhiều lĩnh vực sử dụng và dự
trữ tài nguyên đất quốc gia và được hoạch định trong Quy hoạch tổng thể phát triển
đất quốc gia. Đó là quy hoạch cơ bản nhất liên quan đến đất đai quốc gia, định
hướng chung, dài hạn cho những nhu cầu của con người, các ngành công nghiệp và
của cải xã hội. Quy hoạch này được xây dựng theo quy định của Luật Phát triển
tổng thể đất đai quốc gia 1950.
- Cấp Quốc gia: Quy hoạch ở cấp quốc gia là Quy hoạch tổng thể phát triển
quốc gia được quyết định bởi Thủ tướng sau khi hỏi ý kiến của các Bộ trưởng liên
quan và tham vấn Hội đồng phát triển đất quốc gia;
- Cấp Vùng: Để giải quyết các vấn đề như sự tập trung cao độ các chức
năng quan trọng và dân số trong khu vực đô thị và xây dựng các vùng đó phù hợp
với sự thay đổi kinh tế, xã hội như hội nhập quốc tế và nâng cấp hệ thống thông tin
liên lạc.

Các quy hoạch trên căn cứ vào Luật phát triển vùng Thủ đô; Luật phát triển
vùng được quy hoạch như vùng Kinky, vùng Chubu.
Các quy hoach trên được quyết định bởi Thủ tướng sau khi hỏi ý kiến của
các Bộ trưởng liên quan, các quận liên quan và tham vấn Hội đồng phát triển đất
quốc gia;
Các Quy hoạch tổng thể phát triển vùng hoặc Thiết kế tổng thể quy hoạch
vùng, là Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia ở cấp vùng, phải đăng ký trong
danh mục quy hoạch vùng. Quy hoạch được thiết kế bởi sự hợp tác có hiệu quả của
các quận khác nhau có liên quan và phải thơng qua hội đồng quận; sau đó Tỉnh
trưởng trình Thủ tướng thông qua Bộ trưởng phụ trách Cục Đất đai Quốc gia. Thủ
tướng xem xét, sau khi hỏi ý kiến của tham vấn Hội đồng phát triển đất quốc gia và
gửi các Bộ trưởng liên quan.
10


- Cấp quận: Quy hoạch tổng thể phát triển quận như là Quy hoạch tổng thể
phát triển đất quốc gia ở cấp quận, có thể được thiết kế bởi quận, nhưng không nhất
thiết phải thiết kế như một quy hoạch; Quy hoạch này, sau khi xây dựng, tỉnh
trưởng trình Thủ tướng thông qua Bộ trưởng phụ trách Cục Đất đai Quốc gia. Thủ
tướng xem xét sau khi hỏi ý kiến của tham vấn Hội đồng phát triển đất quốc gia và
các Bộ trưởng liên quan, các ý kiến này được gửi tới Bộ trưởng phụ trách Cục Đất
đai Quốc gia. Quy hoạch này chưa được thực hiện từ khi có Luật
b. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Luật Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã quy định tổng thể và hệ thống sử
dụng đất và thiết lập khung cho chính sách đất đai. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch quận và quy hoạch đô thị; là quy
hoạch dài hạn cho việc sử dụng đất quốc gia và quy định khái quát cơ bản về sử
dụng đất quốc gia, quy mô của các mục tiêu, trách nhiệm rõ ràng đối với mục đích
sử dụng đất quốc gia, và đưa ra các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu Quy hoạch
sử dụng đất quốc gia được thiết lập theo Luật định

- Cấp quốc gia:
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là quy hoạch nền tảng liên quan đến hiện
trạng sử dụng đất. Chính phủ quy định khái quát, cơ bản, và quy mô mục tiêu cho
mỗi loại sử dụng đất, theo phân loại sử dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp.
- Đất Lâm nghiệp.
- Đồng cỏ.
- Nước mặt.
- Đường.
- Đất xây dựng (Đất nhà ở, đất công nghiệp và đất xây dựng khác).
- Đất pha tạp.
Thủ tướng chuẩn bị với sự tham vấn của Hội đồng phát triển đất quốc gia và
các thành viên chính phủ để thơng qua Nội các.
- Cấp Vùng:
Quy hoạch cấp Vùng được thiết lập bởi sử dụng quy hoạch quốc gia như một
hướng dẫn riêng cho các vùng. Tỉnh trưởng quy định cụ thể những khái niệm cơ bản
và quy mô mục tiêu cho mỗi loại sử dụng đất, theo phân loại sử dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp.
- Đất Lâm nghiệp.
- Đồng cỏ;
- Nước mặt.
- Đường.
- Đất xây dựng (Đất nhà ở, đất công nghiệp và đất xây dựng khác).
- Đất pha tạp.
Quy định về quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vấn đề liên quan đến
trách nhiệm của Tỉnh trưởng; Sau khi quy hoạch được Hội đồng thông qua, Tỉnh
trưởng trình lên Thủ tướng xem xét quyết định cuối cùng.
11



- Cấp địa phương (thành phố, thị xã)
Theo mạch quy hoạch sử dụng đất quốc gia, mỗi địa phương có thể xây dựng
quy hoạch đơ thị riêng cho mình, trên cơ sở Quy hoạch vùng và Quy hoạch cơ sở
theo quy định của Luật tự quản địa phương; Quy hoạch cần công khai trước khi Hội
đồng Đô thị thông qua; sau đó trình lên Thị trưởng để thơng báo với công chúng .
c. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất:
Công cụ thứ 2 của Quy hoạch sử dụng đất cấp Vùng là Quy hoạch tổng thể
sử dụng đất. Quy hoạch tổng thể (The Master Plan) bao gồm bản đồ, trong đó thể
hiện 5 vùng: đơ thị, nơng nghiệp, lâm nghiệp, công viên tự nhiên, bảo tồn tự nhiên
của quận. Quy hoạch tổng thể được thiết kế, quy định và xem xét trong mối quan
hệ liên quan đến sử dụng đất tổng thể;
Ranh giới 5 vùng trong quy hoạch tổng thể được thiết kế theo quy định sau:
Đối với vùng quy hoạch thành phố theo Luật quy hoạch thành phố; vùng quy hoạch
khuyến khích nơng nghiệp theo Luật khuyến khích các vùng nông nghiệp; các vùng
lâm nghiệp quốc gia và các vùng lâm nghiệp khác theo Luật Lâm nghiệp; các công
viên tự nhiên theo luật công viên tự nhiên; các vùng hoang dã, các vùng bao tồn tự
nhiên, các vùng bảo tồn tự nhgiên quận theo Luật Bảo vệ môi trường tự nhiên;
Quy hoạch tổng thể được thiết lập bởi chính quyền sau khi tham vấn Hội
đồng về quy hoạch sử dụng đất và các thị trưởng; và có thể dựa trên cơ sở Quy
hoạch quốc gia và quy hoạch vùng về quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Sau khi Quy
hoạch tổng thể được Thủ tướng phê duyệt, Tỉnh trưởng phải công khai cho công
chúng.
d. Quy hoạch thành phố:
Luật quy hoạch thành phố đã quy định cho việc thiết kế các vùng quy hoạch
thành phố và thiết kế quy hoach thành phố cho việc xây dựng và phát triển các thiết
bị quy hoạch thành phố và các dự án phát triển đô thị khi cần thiết
Quy hoạch thành phố trong hầu hết các trường hợp được thiết lập bởi Tỉnh
trưởng cho các vùng quy hoạch thành phố; được thiết kế với vùng hành chính đơ
thị, thậm chí vượt ra ngồi ranh giới hành chính trong trường hợp cần thiết. Quy
hoach thành phố phải công khai trước dân chúng trước khi thông qua. Quy hoạch

thành phố được Tỉnh trưởng phê chuẩn sau khi tham vấn hội đồng địa phương và
quận.
Quy hoạch thành phố cũng có thiết lập cho mỗi địa phượng với sự tuân thủ
quy hoạch khái quát cơ bản; Trong trường hợp này chính quyền địa phương quyết
định sau khi được tỉnh trưởng chấp nhận.
e. Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển nơng nghiệp.
Luật vùng khuyến khích phát triển nơng nghiệp đã quy định việc thiết kế các
vùng khuyến khích phát triển nơng nghiệp. Quy hoạch các vùng khuyến khích phát
triển nơng nghiệp được xem xét bởi chính quyền địa phương Quy hoạch phát triển
cần phù hợp với quy hoạch định hướng các vùng khuyến khích phát triển nơng
nghiệp do Tỉnh trưởng thiết lập và Quy hoạch khái quát.
12


Quy hoạch phát triển được quyết định bởi chính quyền địa phương có liên
quan với sự chấp thuận của tỉnh trưởng, sau đó trình lên Bộ trưởng Bộ Nơng
nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.
g. Quy hoạch cơ sở.
Mỗi Hội đồng địa phương đều đòi hỏi thiết kế Quy hoạch cơ sở, theo quy
định của Luật Tự quản địa phương 1947. Quy hoạch này là một công cụ chủ yếu
cho quy hoạch cấp địa phương và là cơ sở cho tất cả các quy hoạch địa phương
khác.
h. Quy hoạch cải tạo các vùng cộng đồng ngoại ô.
Đối với các vùng cộng động ngoại ơ khó khăn với sản xuất nơng nghiệp và
môi trường đô thi, Luật cải tạo các vùng cộng đồng ngoại ô năm 1987 đã quy định:
phải thiết lập quy hoạch định hướng cho việc cải tạo các vùng ngoại ô, thiết lập quy
hoạch các vùng cộng đồng cấp huyện, trong quan hệ với quy hoạch thành phố và
thiết lập quy hoạch phát triển các vùng khuyến khích nơng nghiệp cộng đồng.
Những Quy hoạch này được thiết lập cho cộng đồng cả vùng quy hoạch thành phố
và vùng khuyến khích nơng nghiệp

Tỉnh trưởng phê dut Quy hoạch định hướng sau khi tham vấn chính quyền
địa phương có liên quan và được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy
sản và Bộ Cơng trình Cơng cộng chấp thuận. Phù hợp với Quy hoạch định hướng,
tỉnh trưởng hoặc chính quyền địa phương quyết định các quy hoạch cộng đồng cấp
huyện, quy hoạch phát triển các vùng khuyến khích nơng nghiệp cộng đồng[2].
1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất Trung Quốc.
Nhiệm vụ Quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc:
- Xây dựng quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất và phát triển tài nguyên đất đai
dự trữ trên cơ sở kế hoạch quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội;
- Quản lý quy hoạch, báo cáo để thông qua và chuẩn bị cho việc thực thi;
giám sát việc thực hiện theo đúng quy hoạch - kế hoạch.
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất là viện Đo đạc
bản đồ và quy hoạch sử dụng đất đai.
1.2.2.1 Tóm lược tình hình thực hiện:
Năm 1987 lập Quy hoạch sử dụng đất đai Quốc gia lần thứ nhất.
- Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất quốc gia lần thứ nhất:
+ Thực hiện theo quy định Luật quản lý đất đai
+ Quản lý bởi Cục Quốc Thổ;
+ Mục tiêu bố trí sử dụng đất;
+ Cịn nột chút ảnh hưởng của kinh tế kế hoạch hóa.
Năm 1998 lập Quy hoạch sử dụng đất đai Quốc gia lần thứ hai.
- Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất quốc gia lần thứ hai:
13


+ Thực hiện theo quy định Luật quản lý đất đai
+ Quản lý bởi Bộ Đất đai và Tài nguyên;
+ Mục tiêu phân vùng sử dụng đất, bảo tồn đất đai, bảo vệ môi trường
Năm 2003 lập Quy hoạch sử dụng đất đai Quốc gia lần thứ ba.
- Cơ sở:

+ Thực hiện theo dự án thử nghiệm tại một số thành phố của Trung Quốc;
+ Định hướng thị trường;
+ Chính sách phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất:
+ Thúc đẩy sử dụng hợp lý đất đai;
+ Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường chất lượng môi trường, thúc
đẩy sử dụng đất bền vững;
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
+ Thúc đẩy sự quản lý tốt.
- Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay:
+ Thiết kế sử dụng đất hợp lý, giảm thiểu sự xung đột với các lợi ích kinh tế,
xã hội;
+ Bảo tồn đất canh tác, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác , cũng như
các di sản văn hóa và tự nhiên;
+ Đảm bảo và bố trí hợp lý đất sử dụng cho các mục đích cơng cộng;
+ Ngăn chặn tình trạng mở rộng đô thị lộn xộn; nâng cao chất lượng sống và
môi trường tự nhiên của con người;
+ Khai thác và củng cố tài sản đất đai đến mức cần thiết để thúc đẩy hiệu quả
kinh tế tăng cường sự quản lý.
1.2.2.2 Các dạng quy hoạch sử dụng đất:
- Quy hoạch tổng thể: Thực hiện theo quy định pháp luật, có tính chất chiến
lược, tổng thể và chính sách;
- Quy hoạch chuyên đề: Quy hoạch đơn tính, chuyên biệt;
- Quy hoạch chi tiết: Thiết kế vị trí
1.2.2.3 Hệ thống quy hoạch sử dụng đất
- Thứ nhất: QHSDĐ Quốc gia: Quy hoạch định hướng (chính sách) ở cấp cao
nhất. Chính phủ phê duyệt.
- Thứ hai: QHSDĐ cấp tỉnh: Quy hoạch định hướng ở cấp cao. Chính phủ
phê duyệt


14


- Thứ ba: QHSDĐ cấp hạt- vùng: Quy hoạch liên kết giữa cấp tỉnh và cấp
huyện. Quy hoạch định hướng ở cấp địa phương. Chính quyền địa phương cấp tỉnh
phê duyệt
- Thứ tư: QHSDĐ cấp huyện: Quy hoạch định hướng ở cấp địa phương
Chính quyền địa phương cấp tỉnh phê duyệt;
- Thứ năm: QHSDĐ cấp cơ sở: Là quy hoạch thực hiện, đất đai được khoanh
vùng theo từng thửa đất, rõ ràng cho sử dụng;
+ Quy hoạch vùng trung tâm đô thị.
+ Quy hoạch nông thôn: Quy hoạch kiểm tra, đất đai được khoanh vùng theo
mục đích sử dụng và được thiết kế chi tiết;
- Quy hoạch chuyên đề:
+ Quy hoạch cải tạo đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
+ Dự án thực hiện cải tạo đất[2].
1.2.3. Kinh nghiệm của các nước về quy hoạch sử dụng đất và khả năng
áp dụng cho Việt Nam
1.2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về lập quy hoạch sử dụng đất của Nhật Bản
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đầu
tiên lấy từ Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia, sau 04 giai đoạn thực hiện
triển khai quy hoạch tổng thể quốc gia một số sắc luật về phát triển Vùng được ban
hành, kèm theo đó là các mục tiêu được đề ra để thực hiện, lấy lợi ích cân bằng về
phát triển quốc gia là mục tiêu chính.
Mối quan hệ giữa Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia và quy hoạch
sử dụng đất quốc gia
- Quy hoạch tổng thể phát triển đất quốc gia được lập tại các cấp sau:
+ Cấp Quốc gia.
+ Cấp vùng.

+ Cấp quận.
- Quy hoạch sử dụng đất được lập ở các cấp sau:
+ Cấp quốc gia.
+ Cấp vùng.
+ Cấp địa phương (thành phố, thị xã).
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đó là quy hoạch sử dụng đất cấp vùng thể
hiện 5 vùng: đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, công viên tự nhiên, bảo tồn tự nhiên
của quận.
- Quy hoạch thành phố.
- Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển nơng nghiệp.
15


- Quy hoạch cơ sở.
- Quy hoạch cải tạo các vùng cộng đồng ngoại ô.
1.3.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về lập quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc
Quy hoạch sử dụng đất của nước Trung Quốc được thành lập tại 5 cấp trên
cả nước với các mục tiêu cụ thể:
- Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Quy hoạch sử dụng đất cấp hạt - vùng: Quy hoạch liên kết giữa cấp tỉnh và
cấp huyện.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở: Quy hoạch thực hiện đất đai được
khoanh vùng theo từng thửa đất.
- Quy hoạc được lập từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở, được thể hiện chi tiết đến
từng thửa đất, ngồi ra Trung Quốc có quy hoạch cấp hạt - vùng đó quy hoạch liên
kết cấp tỉnh và cấp huyện, ở nước ta chưa có quy hoạch cấp này.
1.3. Quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam
1.3.1. Cơ sở pháp lý

- Trong hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
tại điều 18 chương II đã qui định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
- Luật đất đai năm 2003 xác định một trong những nội dung quản lý nhà
nước về đất đai là quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; qui định căn cứ để
quyết định giao đất, cho thuế đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
1. Quy định, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
- Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước.
- Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về
kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của cả nước.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng.
16


- Các văn bản khác:
+ Các chiến lược, chương trình, dự án trọng điểm quốc gia.
+ Chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng trọng điểm.
+ Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010.
+ Hiện trạng sử dụng đất theo kết quả kiểm kê đất đai và biến động sử dụng
đất trong thời kỳ 2001 - 2010.
1.3.2. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất cả nước
1.3.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất thời kỳ (2001 – 2010) theo Nghị quyết số 29/2004/QH11 của Quốc hội
về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005
của cả nước. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất được Quốc hội duyệt đến
năm 2010 như sau:
Bảng 1: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2001 – 2010)
TT

Chỉ tiêu



(1)
I
1
-

(2)
ĐẤT NƠNG NGHIỆP
Đất sản xuất nơng nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP
Đất ở
Đất ở tại nơng thơn
Đất ở tại đơ thị
Đất chun dùng
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình SN

(3)
NNP
SXN
CHN
LUA
LUC
CLN
LNP
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS


2

3
4
5
II
1
2
2.1

Diện tích (nghìn ha)
Tỷ lệ
HT
NQQH
HT
thực hiện
năm
đến năm
năm
(%)
2000
2010
2010
(4)
(5)
(6)
(7)=(6)/(5)*100
21.532
26.220
26.226

100,02
10.126
109,59
9.570
9.240
6.438
97,80
6.760
6.583
3.998
103,55
4.268
3.861
3.147
3.312
3.297
99,55
2.810
2.657
3.689
138,84
11.575
16.244
15.366
94,59
5.795
88,30
5.398
6.563
2.139

108,14
1.443
1.978
7.432
96,49
4.734
7.703
368
700
690
98,57
19
21
18
85,71
26
162,50
15
2.850
4.021
3.705
92,14
443
1.035
684
66,09
371
925
550
59,46

134
120,72
72
111
1.824
107,11
1.072
1.703
20
68,97
19
29
17


×