Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế em học bài 5 – các nước đông nam á – lịch sử lớp 9 như thế nào để hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.68 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GD & ĐT QUẬN HOÀNG MAI


- Trường: THCS Lĩnh Nam
- Địa chỉ: P. Lĩnh Nam- Q. Hoàng Mai- Hà Nội
- Điện thoại: 043 6446243
- Email:
Thông tin về học sinh:
Họ và tên : Đỗ Yến Chi
Ngày sinh : 20/10/2000
Lớp : 9A1

Năm học 2014 - 2015
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
TÌNH HUỐNG DỰ THI:
Em học
Bài 5: Các nước Đông Nam Á – Lịch sử lớp9
như thế nào để hiệu quả
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
1. Tình huống:
- Em học bài 5 – Các nước Đông Nam Á – Lịch sử lớp 9 như thế nào để hiệu quả
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Hiện nay nhiều học sinh không thích học lịch sử vì cho rằng học nó nhàm chán. Vậy
em đã học lịch sử như thế nào để không bị nhàm chán. Với các phương pháp dạy học
lịch sử của giáo viên hiện nay, em đã tích hợp kiến thức liên môn Địa lí, công dân vào
học lịch sử, qua đó em thấy giờ học không khô khan, có hứng thú và rất yêu thích bộ


môn, nhất là phần lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay. Mỗi bài học giúp em có
kiến thức, kĩ năng để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống. Bài 5 – Các nước Đông Nam
Á đã giúp em vững tin hơn để có thể hội nhập với các nước trong khu vực trong thời
gian tới.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Để học được bài 5 – Các nước Đông Nam Á có hiệu quả em đã vận dụng kiến
thức liên môn Địa lí, GDCD cho bài học lịch sử như sau:
• Môn Địa lí – Bài 15 (lớp 8): Đặc điểm cư dân xã hội Đông Nam Á
• Môn Lịch sử lớp 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939),
phần Đông Nam Á.
• Môn GDCD 9:
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Bài 6: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
• Mạng Internet
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Quá trình học tập bộ môn lịch sử lớp 9 em đã vận dụng kiến thức của môn địa
lý và môn giáo dục công dân trong khi sưu tầm tư liệu, tìm hiểu xây dựng kiến thức
cho bài học. Môn Địa lí giúp em tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm dân cư xã hội, nền
văn hóa các nước. Mạng Internet giúp em biết các hoạt động của đờ sống. Môn
GDCD giúp em thấy được trách nhiệm công dân học sinh trong cuộc sống hiện đại và
tương lai. Đặc biệt, em thấy được mình phải có thái độ và hành động như thế nào khi
thời đại hội nhập với thế giới và khu vực ngày càng mở rộng cho mỗi người dân và
đất nước, dân tộc Việt Nam.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Khi được giáo viên hướng dẫn sưu tầm tư liệu cho bài “ Các nước Đông Nam
Á” (lớp 9) với yêu cầu: Tìm hiểu về các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến nay. Em
đã liên hệ với kiến thức đã học ở môn Địa lí lớp 8, bài 15: Đặc điểm cư dân, xã hội
Đông Nam Á cùng với kiến thức môn Lịch sử lớp 8, bài 20: Phong trào độc lập dân
tộc ở châu Á (1918 – 1939), phần II: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông

Nam Á để chuẩn bị cho bài học tới.
5.1. Chuẩn bị bài cụ thể:
Qua môn Địa lí, em đã biết các nước Đông Nam Á nằm ở khu vực Đông Nam
châu Á, chủ yếu là quốc đảo ở biển Thái Bình Dương, có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
tài nguyên phong phú, dân đông, vị trí chiến lược quan trọng. Đặc biệt là các nước có
chung nền văn minh nông nghiệp – cây lúa nước, sau này được lấy làm biểu tượng
ASEAN. Các nước có đặc điểm đa tôn giáo nhưng chủ yếu là đạo Hồi ở In đô nê xi a,
Ma-lai-xi-a; đạo Phật: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma … Phong trào độc lập dân
tộc trước chiến trang đã diễn ra sôi nổi, hình thức phong phú như ở khu vực Đông
Dương, In đô nê xi a nhưng chưa giành thắng lợi.
Đặc biệt, khi tìm hiểu trên Internet em đã biết được các hoạt động của hiệp hội
các nước ASEAN có liên quan rất nhiều đến Việt Nam như: hiện nay có 10 nước, Việt
Nam tham gia năm 1995, là thành viên thứ 7. Các nước ASEAN giải quyết mọi vẫn đề
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thường xuyên trao đổi văn hóa, thể dục thể thao.
Đặc biệt, ASEAN còn tổ chức các hội nghị: ASEAN+1 (Trung Quốc); ASEAN+ 2
(Trung Quốc, Nhật Bản) …., tổ chức ASEM, ARF… và Việt Nam có nhiều hoạt động
trao đổi, giao lưu…

5.2. Trên lớp:
Với nhiều phần chuẩn bị và những hình ảnh trên mạng em đã rất tự tin khi giới
thiệu những điều em biết về các nước Đông Nam Á, hoặc những hoạt động của
ASEAN mà em biết. Đặc biệt, khi nói về biểu tượng của ASEAN là hình ảnh cây lúa
nước, em thấy tự hào khi có một phần văn hóa của Việt Nam trong biểu tượng, đó
chính là cây lúa nước. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác mà Việt Nam tham gia
tích cực như: ASEM, SEAGAME ….
Khi giáo viên đưa ra tình huống: Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên
thềm lục địa của Việt Nam, chúng ta đã kiên trì giải quyết bằng mọi biện pháp hòa
bình. Theo em, tại sao chúng ta lại có chủ trướng đó. Từ bài học về những hoạt động
của ASEAN, cô giáo giảng kết hợp với môn GDCD là phải bảo vệ hòa bình, em đã
hiểu được vì sao chúng ta lại giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Có bạn cho rằng

chúng ta là nước nhỏ, phải sợ nước lớn nhưng em cho rằng chúng ta dựa trên những
hoạt động của ASEAN là duy trì hòa bình, ổn định khu vực nên chúng ta phải kiên trì
dựa vào những điều khoản của tổ chức khu vực và luật pháp quốc tế để giải quyết.
Như vậy, chúng ta đã thực hiện đúng, nghiêm túc hoạt động của ASEAN đồng thời
vẫn giữ được quan hệ tốt với các nước láng giềng. Ý kiến đó đã được cô giáo khen và
em được điểm 10, làm em rất phấn khởi. Em cho rằng đây không phải là môn học
khó, mà chúng ta chưa biết phương pháp học như thế nào cho hiệu quả.

Biểu tượng của ASEAN
Với câu hỏi SGK: Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “ Một
chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” được trao đổi, thảo luận
trên cơ sở kiến thức bài đã học cùng với những kiến thức công dân: Hợp tác cùng phát
triển; tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới … Em đã tự rút ra những bài học về
thời cơ và thách thức khi ra nhập ASEAN của Việt Nam. Nếu ASEAN là một thị
trường mậu dịch tự do thì bản thân em có dự định gì cho tương lai. Với câu hỏi mở cô
giáo cho chúng em được phát biểu, tự do tranh luận những dự kiến cho nghề nghiệp
của mình, vốn ngoại ngữ để hội nhập nhưng điều mà em thấy cần lưu ý là làm gì cũng
phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc ngay trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô
và ngoài xã hội. Em hiểu tương lai rộng mở nhưng những khó khăn thách thức cũng
không nhỏ. Vì vậy, em cần chuẩn bị cho mình hành trang để sau này bước vào cuộc
sống khi thế giới hội nhập.
Qua bài học, em thấy xu thế của thế giới là hội nhập và bài công dân “Tình hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới” và bài 6: “Hợp tác cùng phát triển” đã giúp em
hiểu thêm được sự phát triển của mỗi dân tộc cần có sự giao lưu, hợp tác để cùng phát
triển. Do đó, nước ta hội nhập với thế giới là rất đúng đắn, phù hợp. Tuy nhiên, sự hòa
nhập đó phải tùy vào hoàn cảnh trong nước, nhất là về kinh tế nếu không sẽ bị lệ
thuộc, khi đó độc lập dân tộc sẽ bị đe dọa.

Việt Nam hợp tác cùng các nước ASEAN
Ngày hội Văn hóa của các nước ASEAN

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc sử dụng kiến thức Sử, Địa, CD và mạng Internet đã làm cho việc học lịch
sử không khô khan, nhàm chán. Mỗi dân tộc và khu vực trên thế giới đều có những
nét chung và điểm riêng. Khi học chúng ta cần nhớ những đặc điểm nổi bật thì rất dễ
nhớ, dễ học, như: Liên Xô và Đông Nam Á là XHCN, các nước Á, Phi, Mĩ la tinh là
phong trào giải phóng dân tộc; Mĩ: giàu mạnh; Nhật là sự phát triển thần kì; Tây Âu là
liên minh EU; quan hệ quốc tế là chiến tranh lạnh…
Bên cạnh đó là những bài học kinh nghiệm em rút ra được từ những bài học lịch
sử trên lớp. Khi tích hợp liên môn trong học lịch sử, em có đầy đủ sự tự tin để giới
thiệu về các nước, các khu vực một cách ngắn gọn, khái quát nhất. Đó cũng là hành
trang sau này giúp em bước vào cuộc sống.

×