Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP HÀNG THEO PHƯƠNG PHÁP FCLFCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VIETRANSTIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.27 KB, 48 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP HÀNG THEO PHƯƠNG
PHÁP FCL/FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG
THỨC VIETRANSTIMEX
Giảng viên hướng dẫn : Trương Thị Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Sen
Chuyên ngành : Thương mại quốc tế
Lớp : 06NT6.1
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
1

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho em xin được gửi đến quý thầy cô giáo đang giảng dạy và làm việc tại
trường Cao Đẳng Thương Mại, thầy cô giáo bộ môn Thương mại quốc tế lời chúc sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như trong mọi lĩnh vực đời
sống.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Th.s
Trương Thị Thanh Thủy, người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm cho em trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành báo cáo này
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô chú ,anh chị
tại công ty cổ phần Vận tải đa phương thức VIETRANSTIMEX, đặc biệt là các anh
chị phòng kinh doanh nơi em trực tiếp thực tập đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em được tiếp xúc với thực tế và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mà các
anh chị đã làm, giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo cũng như tránh bỡ ngỡ khi bước
vào công việc sau này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế


nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
Thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng,tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực tập
Lê Thị Sen
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- FCL : Full Container load
- Cont : Container
- XNK : Xuất nhập khẩu
- B/L : Vận đơn
- NK : Nhập khẩu
- CTCP : Công ty cổ phần
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG
Bảng 2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của
công ty
17
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất của công ty 18
Bảng 2.3 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2012-
2014
19
Bảng 2.4 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh 19
Bảng 2.5 Bảng báo giá của công ty Vietranstimex 25
4
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT TÊN SƠ ĐỒ TRANG
Sơ đồ 2.1 Hệ thống Vietranstimex group 13

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 14
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
FCL/FCL
23
5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC
FCL/FCL
1.1 Những vấn đề chung về giao nhận
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm giao nhận
1.1.1.2 Khái niệm người giao nhận
1.1.1.3 Khái niệm container
1.1.2 Vai trò của người giao nhận
1.1.2.1 Đại lý
1.1.2.2 Môi giới hải quan
1.1.2.3 Người kinh doanh vận tải đa phương thức
1.1.3 Nhiệm vụ của các bên tham gia vào giá trình tiếp nhận hàng nhập khẩu theo
phương thức FCL/FCL
1.1.3.1 Cảng
1.1.3.2 Người giao nhận
1.1.3.3 Hải quan
1.1.4 Các hình thức giao nhận
1.1.4.1 Giao nhận bằng đường biển

1.1.4.2 Giao nhận bằng đường bộ
1.1.4.3 Giao nhận bằng đường hàng không
1.1.4.4 Giao nhận bằng đường sắt
1.2 Giới thiệu về hoạt động giao nhận theo phương thức FCL/FCL
1.2.1 Khái niệm giao nhận theo phương thức FCL/FCL
1.2.2 Quy trình giao nhận theo phương thức FCL/FCL
1.2.3 Chứng từ trong giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức FCL/FCL
1.2.3.1 Vận đơn (B/L)
1.2.3.2 Hóa đơn thương mại
1.2.3.3 Bản kê chi tiết hàng hóa
6
1.2.3.4 Tờ khai hải quan
1.2.3.5 Giấy phép xuất nhập khẩu
1.2.3.6 Bản kê hàng thừa thiếu với tàu (Certificate of shortlanded Cargo- CSC)
1.2.3.7 Biên bản kết toán nhận hàng từ tàu (Report on receipt of cargo-ROROC)

1.3 Nguồn luật điều chỉnh
1.3.1 Luật quốc gia
1.3.1.1 Luật Thương mại 2005 quy định về việc mua bán ,cung ứng dịch vụ và các
hoạt động trung gian thương mại
1.3.1.2 Luật Hàng hải 2005 quy định về hàng hải
1.3.2 Luật quốc tế
1.3.2.1 Công ước Brussel 1924
1.3.2.2 Công ước Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đường biển
1.3.3 Tập quán quốc tế
1.3.3.1 Incoterms 2010 áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
1.3.3.2 UCP 600 quy định về hoạt động thanh toán quốc tế
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC VIETRANSTIMEX

2.1 Giới thiệu về CTCP vận tải đa phương thức VIETRANSTIMEX
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1 Chức năng
2.1.3.2 Nhiệm vụ
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
2.1.5 Tầm nhìn, sứ mệnh
2.1.5.1 Tầm nhìn chiến lược
2.1.5.2 Sứ mệnh
2.1.6 Nguồn lực kinh doanh
2.1.6.1 Nguồn nhân lực
2.1.6.2 Cở sở vật chất
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
7
2.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh tại công ty
2.2.3 Khách hàng của công ty
2.2.4 Đối thủ cạnh tranh
2.3 Thực trạng về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức
FCL/FCL tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức VIETRANSTIMEX
2.3.1 Sơ đồ quy trình
2.3.2 Diễn giải quy trình
2.4 Đánh giá chung về giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức FCL/FCL
2.4.1 Kết quả đạt được
2.4.2 Những tồn tại
2.4.3 Nguyên nhân
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
3.1 Kết luận
3.2 So sánh lý thuyết và thực tế quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo phương
thức FCL/FCL
3.3 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu theo phương
thức FCL/FCL
3.3.1 Hoàn thiện khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng
3.3.2 Rút ngắn thời gian chuyên chở
3.3.3 Xử lý các chứng từ
3.4 Một số kiến nghị hoạt động chung của công ty
3.4.1 Nghiên cứu thị trường
3.4.2 Đẩy mạnh công tác Marketing nhằm thu hút khách hàng
3.4.3 Phát triển nguồn nhân lực
3.4.4 Đầu tư phương tiện vận chuyển
3.4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
DANH MỤC TỜ LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN
PHỤC LỤC
8
LỜI MỞ ĐẦU
Hòa cùng với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế với sự phát triển
mạnh mẽ của các nền kinh tế thị trường, các nền kinh tế có sự phát triển phụ thuộc lẫn
nhau. Vai trò của hoạt động ngoại thương là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia
cũng như trên toàn thế giới.
Với lợi thế là một trong số các quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km thuận tiện
cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.Việt Nam đã đang chú trọng đầu tư
vào lĩnh vực này. Hoạt động xuất nhập khẩu trở thành hoạt động chủ lực để phát triển,
nâng cao giá trị nền kinh tế, có vai trò quyết định trong hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam .Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao cần phải có chiến lược phát triển

hợp lý. Một trong số đó là hoạt động nhập khẩu
Một dấu hiệu đáng mừng là thị trường giao nhận nước ta một vài năm trở lại đây
có nhiều đổi mới. Hoạt động giao nhận phát triển mạnh mẽ, có nhiều công ty giao
nhận, vận tải lớn mạnh. Hoạt động giao nhận vận tải là khâu không thể thiếu trong quá
trình kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc giao nhận nói chung và việc giao nhận hàng
nguyên container nói riêng ra đời để gánh vác phần công việc của người gởi, người
nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa kết hợp với
kiến thức tìm hiểu được tại công ty cổ phần Vận tải đa phương thức
VIETRANSTIMEX, em quyết định chọn đề tài “NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC VIETRANSTIMEX”
Kết cấu đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giao nhận hàng theo phương thức FCL/FCL
Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức
FCL/FCL tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức
Chương 3: Một số kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng
nhập khẩu theo phương thức FCL/FCL tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức
Vì thời gian thực tập có hạn chế, năng lực và trình độ chuyên môn của bản thân
còn mang tính lý thuyết nên bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Vì
vậy em rất mong nhận được sự thông cảm cũng như ý kiến đóng góp của thầy cô, để
bài viết của em trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Sen
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL
1.1. Những vấn đề chung về giao nhận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm giao nhận

Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận tải
nhằm đưa hàng đến đích an toàn
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải, nhằm
mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi người gởi đến nơi người nhận.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu
kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn
hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Luật Thương Mại Việt Nam 2000 gọi là dịch vụ giao nhận, nhưng theo Luật
Thương Mại của Việt Nam năm 2005 Điều 233 thì gọi là dịch vụ logistics. Theo đó
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ
tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với
khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch
vụ lô-gi-stíc.”
“Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi Thương mại, theo đó người làm dịch
vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển , lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận
theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận
khác (gọi chung là khách hàng) - Điều 136 Luật Thương mại ”.
Như vậy: Giao nhận là bao gồm các nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá
trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng)
đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.1.1.2. Khái niệm người giao nhận
Người giao nhận là người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh
nghiệp giao nhận là NGN (Forwader, Freight Forwarder, Forwarding Agent).
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA ):
“Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy

thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận thực
hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung
chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
Trong xu thế thương mại toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận
tải mới trong những thập niên qua. Ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa
giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao
10
nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chổ
đóng hàng, nơi dùng để kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện
những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu
vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa, vv… và đỉnh cao là hoạt động logistic.
1.1.1.3. Khái niệm container
Trong quá trình phát triển vận tải, người ta tìm mọi cách để tăng khả năng
chuyên chở, giảm bớt thời gian bốc dỡ, hạ giá thành đơn vị vận tải. Một trong những
hướng cải tiến là đơn vị hàng hóa vận chuyển tức là xếp thành nhiều thứ hàng khác
nhau, gộp vào với nhau nhưng vẫn gữi nguyên hình dáng, kích thước của nó. Trải qua
thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát minh, chế tạo ra container.
Container với nghĩa cơ bản là thùng chứa được thiết kế thành nhiều loại, có
nhiều tác dụng khác nhau: Container kín, container lạnh, container mỡ, container
khung, container gấp, container phẵng, container có bánh lăn …
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thật của tổ chức ISO (International Standarzing
Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay các nước trên
thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo ISO, container là một dụng cụ vận
tải có các đặc điểm :
Có hình dáng cố định, bền chắc, được sử dụng nhiều lần.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều
phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này
sang công cụ vận tải khác.
Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng ra.

Có dung tích không ít hơn 1 m
3
.
Ngày nay, vận tải hàng đóng container phát triển, cách thức gởi hàng ngày càng
đa dạng, phong phú hơn. Người gởi hàng có thể gởi hàng theo các phương thức:
Gởi hàng nguyên container (FCL/FCL) tức là full container load: Người chuyên
chở nhận nguyên container vận chuyển đến cảng đích rồi trả nguyên container.
Gởi hàng lẻ container (LCL/LCL) tức là less container load: Người chuyên chở
nhận các lô hàng lẻ, tiến hành việc đóng chung vào một container theo từng loại ở
cảng xếp, ở cảng đến, giao lẻ các lô hàng cho người nhận hàng
Gởi hàng kết hợp (FCL/LCL –LCL/FCL)
Gởi nguyên, giao lẻ FCL/LCL
Gởi lẻ, giao nguyên LCL/FCL
1.1.2. Vai trò của người giao nhận
1.1.2.1. Đại lý
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người
chuyên chở. Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và
người chuyên chở, như là một đại lý của người gửi hàng hoặc người chuyên chở.
Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các
11
công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan trên
cở sở hợp đồng ủy thác.
1.1.2.2. Môi giới hải quan
Trước đây, người giao nhận chỉ hoạt động trong nước. Nhiệm vụ của
người giao nhận lúc bấy giờ chỉ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu như
một môi giới hải quan. Sau đó người giao nhận mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng
xuất khẩu và dành chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo
sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua
bán.
1.1.2.3. Người kinh doanh vận tải đa phương thức :

Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi
suốt (hoặc còn gọi là vận tải từ cửa tới cửa) thì người giao nhận đã đóng vai trò là
người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và
chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trước chủ hàng.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về những thiệt
hại do mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa, cũng như chậm giao hàng nếu sự cố gây ra
mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hành khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của người
kinh doanh vận tải đa phương thức
1.1.3. Nhiệm vụ của các bên tham gia vào quá trình tiếp nhận hàng nhập khẩu theo
phương thức FCL/FCL
1.1.3.1. Cảng
Cảng có nhiệm vụ ký hợp đồng bốc dở, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa
với người giao nhận. Khi tàu đến cảng nhận hàng NK từ tàu và kết toán với tàu về việc
giao nhận hàng hóa, lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng.
Sau đó, cảng có nhiệm vụ giao hàng NK cho người giao nhận trong nước theo sự ủy
thác của chủ hàng ngoại thương. Đồng thời cảng phải chịu trách nhiệm về tổn thất
hàng hóa do cảng gây ra trong quá trình giao nhận, vận chuyển, bốc dở. Hàng hóa lưu
kho bãi của cảng bị hư hỏng tổn thất thì cảng phải bồi thường trừ khi cảng chứng minh
được là mình không có lỗi. Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu
bao kiện hoặc xấu xí, do ký mã hiệu sai hoặc không rõ ràng.
1.1.3.2. Người giao nhận
Theo sự ủy thác của chủ hàng. Người giao nhận ký kết hợp đồng ủy thác giao
nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng và tiến hành giao nhận hàng NK với
cảng. Bên nhận ủy thác ký hợp đồng giao nhận với cảng chủ hàng ngoại thương ký
hợp đồng bốc dở, vận chuyển, lưu kho hàng hóa. Người giao nhận cung cấp đầy đủ
thông tin về hàng hóa và tàu cũng như những thứ cần thiết (lượt khai hàng hóa, sơ đồ
xếp hàng, chi tiết hầm tàu, vận đơn đường biển trước khi tàu đến cầu cảng 24 giờ….)
cho cảng để cảng giao nhận hàng.
Người giao nhận sẽ phải thường xuyên theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết
những vấn đề phát sinh. Đồng thời lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận

để có cơ sở khiếu nại với các bên có liên quan.
1.1.3.3. Hải quan
12
Thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hóa
XNK như sau:
- Đảm bảo thực hiện các quy định của nhà nước về XNK
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn điều tra và xử lý hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa ngoại hối, tiền Việt Nam qua
cảng biển.
- Ngoài ra, trong quá trình giao nhận hàng còn nhiều cơ quan tham gia như đại lý
tàu biển, chủ hàng nội địa …với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
1.1.4. Các hình thức giao nhận
1.1.4.1. Giao nhận bằng đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương tiện vận tải khác. Ngay từ
thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường
giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển
được phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải
quốc tế.
Giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển là
nghiệp vụ phức tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực
hiện được khi hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu
là hợp đồng thay đổi quyền sở hữu sang quyền sở hữu di chuyển như thế nào, phải cần
đến giao nhận và vận tải.
Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong buôn bán quốc tế.
Tuy nhiên, phương thức này cũng có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Các tuyến đường vận tải biển hầu hết là tuyến đường giao thông tự nhiên
- Khả năng và năng lực thông qua của vận tải biển rất lớn sức chở không hạn chế
- Gía cước vận tải biển thấp, chỉ cao hơn giá cước đường sắt
- Có thể vận chuyển được hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm

Nhược điểm:
- Quy trình chuyên chở phức tạp, tốc độ chậm
- Đi qua nhiều khu vực chính trị, xã hội khác nhau, do đó chịu nhiều sự chi phối
bởi các luật lệ, tập quán các nước, các khu vực khác nhau.
- Quản đường chuyên chở xa, do đó gặp nhiều rủi ro trên đường vận chuyển.
1.1.4.2. Giao nhận bằng đường bộ
Dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ bao gồm:
- Bốc xếp và sắp đặt hàng hóa
- Giao nhận vận tải hàng trọn gói
- Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời và hàng đặc biệt
- Vận chuyển hàng quá cảnh
- Vận chuyển hàng tạm nhập - tái xuất và tạm xuất - tái nhập
13
Ưu điểm:
- Linh hoạt trong việc vận chuyển
- Giám sát trực tiếp hàng hóa
- Chủ động trong việc giao hàng
Nhược điểm:
- Lượng hàng vận chuyển không lớn
- Giao thông không thuận lợi
1.1.4.3. Giao nhận bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong
buôn bán quốc tế.
Tốc độ vận tải hàng không rất lớn, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển
nhanh.
An toàn hơn so với các phương tiện khác
Sử dụng công nghệ cao.
Ưu điểm :
- Tuyến đường vận chuyển thuận lợi, phương thức giao nhận nhanh chóng, thuận
lợi.

- Kiểm soát được trọn thời gian giao hàng
Nhược điểm:
- Cước vận chuyển đắt đỏ và chi phí phát sinh cao
- Kén chọn hàng hóa vận chuyển
1.1.4.4. Giao nhận bằng đường sắt
Dịch vụ giao nhận đường sắt bao gồm:
- Dịch vụ vận chuyển hàng theo hình thức FCL, LCL
- Bốc xếp, sắp hàng vào toa xe
- Vận tải trọn gói
- Vận chuyển bằng các toa tàu chuyên dụng phù hợp với hàng rời và hàng siêu
trường
- Thủ tục hải quan
- Lưu kho và phân phối hàng
Ưu điểm:
- Vận chuyển tất cả loại hàng hóa
- Phương thức vận chuyển dễ dàng, phù hợp
- Kiểm soát được hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Nhược điểm:
- Tính linh động không cao
14
1.2. Giới thiệu về hoạt động giao nhận theo phương thức FCL/FCL
1.2.1. Khái niệm giao nhận theo phương thức FCL/FCL
Phương thức giao nhận hàng theo phương thức FCL/FCL: Là
phương thức hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và người nhận
hàng chịu chi phí trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng ra khỏi container.
1.2.2. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức FCL/FCL
Bước1: Chuẩn bị để nhận hàng
+ Khai thác chứng từ
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thông báo giao hàng
của người bán

+ Lập phương án giao nhận hàng
+ Chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốc xếp
+ Thông báo bằng lệnh giao hàng để các chủ hàng nội địa kịp làm thủ tục giao
nhận tay ba dưới cần cẩu cảng
Bước 2: Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải:
Làm thủ tục hàng nhập khẩu
Theo dõi quá trình dỡ hàng và nhận hàng với người vận tải
+ Hàng không lưu kho, bãi cảng: chủ hàng nhận trực tiếp từ tàu và lập các giấy
tờ cần thiết trong quá trình nhận hàng, chủ hàng có thể đưa hàng về kho riêng và mời
hải quan kiểm hóa. Nếu hàng không còn niêm phong kẹp chì phải mời hải quan áp tải
+ Hàng lưu kho bãi cảng:
Cảng nhận hàng từ tàu: dỡ hàng và nhận hàng từ tàu, lập các giấy tờ cần thiết
trong quá trình giao nhận, đưa hàng về kho bãi cảng.
Cảng giao hàng cho chủ hàng: khi nhận được thông báo hàng đến, người nhận
phải mang B/L giấy giới thiệu đến hãng tàu để làm lệnh giao hàng. Khai báo hải quan
và nộp thuế nhập khẩu, nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai, xuất trình biên lai
nộp phí, 3 bản lệnh giao hàng cùng vận đơn và bản liệt kê hàng đến văn phòng quản lý
tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng, mang 2 bản lệnh giao hàng
còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho đến
kho cảng để nhận hàng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu, chở hàng về kho
riêng của mình
+ Hàng nhập nguyên container: khi nhận được thông báo hàng đến, người nhận
hàng mang vận đơn theo lệnh và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy lệnh
giao hàng, mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng
kí kiểm hóa, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng
từ đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận lệnh giao hàng, lấy phiếu xuất kho và nhận
hàng
Bước 3: Lập các chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng:
Biên bản kiểm tra sơ bộ
Thư dự kháng

15
Biên bản hàng đổ vỡ
Biên bản quyết toán nhận hàng với tàu
Giấy chứng nhận hàng thiếu so với được khai
Biên bản giám định
Bước 4: Quyết toán
Thanh toán các chi phí liên quan đến công tác giao nhận
Tập hợp các chứng từ cần thiết liên quan tiến hành khiếu nại các cơ quan có liên
quan về tổn thất hàng hóa và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.
1.2.3. Chứng từ trong giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức FCL/FCL
1.2.3.1. Vận đơn (B/L)
Chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng
nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận là được vận chuyển.
Chức năng của vận đơn
- Là biên lai của người chuyên chở xác nhận là hàng hóa đã được nhận để chở.
- Là bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển đã
được kí kết.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa trong đó qui định hàng hóa sẽ giao cho ai ở
cảng đến.
1.2.3.2. Hóa đơn thương mại
- Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người
mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn thương mại. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng
hóa, đơn giá và tổng trị giá hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh
toán, phương thức chuyên chở hàng hóa.
1.2.3.3. Bản kê chi tiết hàng hóa
Là một chứng từ trong đó tổng hợp tất cả các loại hàng và các mặt hàng của một
lô hàng hoặc của một hợp đồng nào đó chứa đựng trong một kiện hàng, thùng hàng,
container. Nó có tác dụng bổ sung cho nội dung hợp đồng, cho hóa đơn thương mại
khi thể hiện chi tiết hơn về từng loại hàng cho từng lô hàng. Tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình giao nhận, kiểm tra, làm thủ tục hải quan.

Nội dung và hình thức của bản kê chi tiết không những phụ thuộc vào đặc điểm
của hàng hóa mà còn phụ thuộc vào yêu cầu Hải quan của nước người mua.
1.2.3.4. Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo xuất
trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh
thổ quốc gia.
Bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu gồm 2 bản, một bản để hải quan lưu và một
bản hỗ trợ doanh nghiệp nhận hàng và lưu có nội dung giống hệt nhau.
1.2.3.5. Giấy phép xuất nhập khẩu
16
Là chứng từ do bộ thương mại cấp, cho phép hàng hóa được phép xuất khẩu hoặc
nhập khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định, có cùng tên hàng, từ môt nước nhất
định, trong thời gian nhất định.
Nội dung của giấy phép nhập khẩu bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người bán hoặc người mua
- Tên và địa chỉ của người xin xuất (nhập) khẩu
- Số hiệu và ngày tháng hợp đồng
- Tên của cửa khẩu giao nhận
- Phương tiện vận tải
- Tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, số lượng hoặc trọng lượng
- Gía đơn vị và tổng trị giá
- Thời hạn hiệu lực của giấy phép
1.2.3.6. Bản kê khai hàng thừa thiếu với tàu (Certificate of shortlanded Cargo –CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hóa trên ROROC chênh lệch so
với trên lược khai hàng hóa thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa
thiếu. Như vậy, biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên
bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
1.2.3.7. Biên bản kết toán nhận hàng từ tàu (Report on receipt of cargo –ROROC)
Đây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ
lô hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng quy định

Văn bản này có tính chất đối kịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng
thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ
để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm
(nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm). Đồng thời, đây cũng là căn cứ để tiến hành
giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã
hoàn thành việc giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế
đã nhận với người chuyên chở
1.3. Nguồn luật điều chỉnh
1.3.1. Luật quốc gia
1.3.1.1. Luật Thương mại 2005 quy định về việc mua bán, cung ứng dịch vụ và các
hoạt động trung gian thương mại
Luật Thương mại nêu lên định nghĩa dịch vụ giao nhận, quyền và nghĩa vụ của
các bên có liên quan.
Điều 167 luật Thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của người giao nhận.
1.3.1.2. Luật Hàng hải năm 2005 quy định về hàng hải
Việc giao nhận hàng được thực hiện giữa chủ hàng (hoặc người ủy thác) với
người vận tải hoặc với cảng. Nếu không lưu kho lưu bãi cảng, chủ hàng sẽ giao nhận
trực tiếp với người vận chuyển (theo các quy định tại chương V, mục B và E, của Bộ
luật Hàng hải Việt Nam). Chủ hàng phải ký kết trực tiếp với người vận chuyển và chỉ
17
thỏa thuận với cảng về địa điểm, thanh toán cước xếp dỡ hàng và các phí phát sinh liên
quan đến cảng.
1.3.2. Luật quốc tế
1.3.2.1. Công ước Brussel 1924
Đây là công ước quốc tế để thống nhất về một số nguyên tắc về vận tải đơn, công
ước Brussel được ký ngày 2/8/1924 tại Bỉ gồm 24 điều và bổ sung nghị định thư Visby
Rule năm 1968 gồm 17 điều miễn trách cho người chuyên chở. Các công ước này
nhằm thể hiện phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở cũng như người gửi hàng.
1.3.2.2. Công ước Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đường biển
Điều 4 mục 1 và mục 2 của công ước Hamburg 1978 quy định trách nhiệm của

người chuyên chở đối với hàng hóa, theo Công ước này, bao gồm khoảng thời gian mà
người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình
chuyên chở và ở cảng dỡ hàng.
1.3.3. Tập quán quốc tế
1.3.3.1 Incoterms 2010 áp dụng trong hoạt đông mua bán hàng hóa quốc tế
Incoterms (viết tắt của Intrernational CommerceTerms- các điều khoản thương
mại quốc tế) do phòng thương mại quốc tế phát hành là một bộ các quy tắc thương mại
quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Bộ điều kiện giao nhận hàng xác định theo địa điểm dưới dạng viết tắt các điều
kiện trong đó quy định nghĩa vụ trách nhiệm của hai người (người bán, người mua)
liên quan đến các vấn đề: Thủ tục hải quan, thuế, lệ phí, bốc dỡ, vận chuyển, bảo hiểm.
1.3.3.2. UCP 600 quy định về hoạt động thanh toán quốc tế
UCP 600 quy định quyền hạn của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng
chứng từ giúp các hoạt động XNK trở nên thuận tiện hơn.
18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU THEO
PHƯƠNG THỨC FCL/FCL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG
THỨC VIETRANSTIMEX
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vận tải đa phương thức VIETRANSTIMEX
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
VIETRANSTIMEX hiện là một trong những nhà thầu vận tải hàng đầu Việt Nam
trong lĩnh vực vận chuyển, xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án và thiết bị
toàn bộ, vận chuyển hang kết hợp đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng
không, dịch vụ giao nhận, kho bãi, môi giới tàu biển, đại lý hàng hải, ủy thác xuất
nhập khẩu, khai báo hải quan và quản lý kho bãi, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ
logistic và các dịch vụ phụ trợ nhằm phục vụ khách hàng dịch vụ vận tải trọn gói.
Tên công ty: Công ty vận tải đa phương thức
Tên giao dịch: Vietranstimex (VIETNAM MULTIMODAL TRANSPORT
COMPANY)

Địa chỉ: 80-82 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Điện thoại: (0511)3822057 - 3827715
(0511)3810286 - 3822478
Website: www.vietranstimex.com.vn
Gmail:
Logo:

Công ty cổ phần vận tải đa phương thức (gọi tắc là Công ty Cổ phần) là doanh
nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, tổ chức theo mô hình Công ty Mẹ -Công
ty (Holding Company).
Công ty cổ phần được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp số
05/QH11 ngày 29/11/2005 điều lệ tổ chức và hoạt động được đại hội đồng Cổ đông
thông qua.
Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau theo giấy chứng nhận đăng
ký số 11-09/GP-GTVT do Bộ Giao Thông vận tải cấp ngày 04/11/2009.
19
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển
Năm Thành lập và phát triển
1976
Ngày 27/03/1976:Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
1313-QĐ - TC về việc thành lập Công ty Đại lý Vận tải Đà Nẵng trực
thuộc Bộ GTVT đảm nhận công tác đại lý vận tải hàng hóa tại các khu
vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và các tỉnh lân cận theo kế hoạch
Bộ GTVT giao
1979
Ngày 17/05/1979, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
1096/QĐ - TC về việc đổi tên Công ty Đại lý Vận tải Đà Nẵng thành
công ty Đại lý Vận tải Khu vực II trực thuộc Bộ GTVT đảm nhiệm công
tác đại lý vận tải hàng hóa tại các tỉnh Miền Trung từ Bình Trị Thiên cũ
đến Phú Khánh

1983
Ngày 20/04/1983 Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
855/QĐ - TCCB về việc đổi tên công ty Đại lý Vận tải Khu vực II thành
Xí nghiệp đại lý Vận tải Đà Nẵng trực thuộc Đại lý Vận tải đường biển
Viêt Nam
Ngày 01/08/1983: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
1561 QĐ/TCCB về việc đổi tên Xí nghiệp đại lý Vận tải Đà Nẵng thành
Công ty Vận tải đường biển II trực thuộc Tổng cục đường biển Việt Nam
1987
Ngày 16/12/1987: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
2339b/TCCB về việc chuyển công ty Vận tải đường biển II thành Vận tải
đường biển II trực thuộc bộ GTVT để đảm nhận nhiệm vụ tổ chức liên
hiệp vận chuyển và thực hiện các loại dịch vụ vận tải
1993
Ngày 11/03/1993: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
385/QĐ/TCCB-LĐ về việc thành lập DNNN - Công ty Dịch vụ Vận tải
II trực thuộc Bộ GTVT theo qui chế về thành lập và giải thể DNNN ban
hành kèm theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng
Bộ trưởng (Nay là chính phủ)
1995
Ngày 27/11/1995: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
4896/TCCB - IĐ về việc chuyển Công ty Dịch vụ Vận tải II thành Công
ty Dịch vụ Vận tải Đà Nẵng trực thuộc Tổng công ty Dịch vụ Vận tải
1997
Ngày 15/05/1995: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
127QĐ/TCCB-LĐ về việc chuyển Công ty Dịch vụ Vận tải Đà Nẵng
thành Công ty Vận tải II trực thuộc Bộ GTVT
2003
Ngày 21/10/2003: Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
3097/QĐ - BGTVT về việc đổi tên Công ty Dịch vụ Vận tải II thành

Công ty Vận tải đa phương thức trực thuộc Bộ GTVT và hoạt động theo
mô hình
2008
Ngày 11/03/2008, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
598/QĐ - BGTVT về việc phê duyệt danh sách doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hóa.
Ngày 06/06/2008, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
1612/QĐ-BGTVT về việc quyết định về giá trị doanh nghiệp để cổ phần
20
hóa công ty cổ phần vận tải đa phương thức .
2010 Ngày 20/04/2010, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quyết định số
1612/QĐ - BGTVT về việc quyết định về giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa công ty cổ phần vận tải đa phương thức .
Quyết định số 1454/QĐ - BGTVT ngày 28/05/2010 của Bộ GTVT
về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Cổ phần vận tải đa
phương thức .
Sơ đồ 2.1: Hệ thống VIETRANSTIMEX GROUP
Như vậy, hệ thống kinh doanh Vietranstimex có mặt ở khắp miền ,trải dài từ Bắc
đến Nam và ra cả nước ngoài, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi một
cách hiệu quả và thuận lợi nhất.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1. Chức năng
Công ty Vietranstimex có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở
nguồn vốn của các cổ đông một cách có hiệu quả, đảm bảo cổ tức cho cổ đông mà đại
hội cổ đông đã đề ra. Thực hiện tổ chức đáp ứng nhu cầu vận tải và các nhu cầu khác
để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Nắm bắt thông tin thường xuyên để xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn phù
hợp với khả năng và cơ chế thị trường

21
Chi
Nhánh
Cty
CPVT
ĐPT
Cty –
VTĐP
T1
Cty
CPVT
ĐPT
Chi
Nhán
h
VTĐ
PT2
Côn
g Ty
VT
ĐPT
9
Chi
Nhá
nh
Cty
CPV
TĐP
T tại
Quã

ng
Ngãi
Công
Ty
VTĐ
PT 7
Chi
Nhán
h Cty
CPV
TĐP
T
Tại
Miền
Tây
VP
Đại
diện
Cty
CPV
TĐP
T
Tại
Lào
Chi
Nhánh
Cty
CPVT
ĐPT
Tại


Nội
VP
Đại
diện
Cty
CPV
TĐP
T tại
Camb
odia
VIETRANSTIMEX GROUP
Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề quy định theo pháp luật nhà nước
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng để kí kết hợp đồng
Thực hiện chế độ sổ sách kế toán đầy đủ theo chế độ hiện hành. Lập và nộp đầy
đủ, kịp thời các báo cáo theo chế độ
Thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận mà đại hội cổ đông hằng
năm đã quyết định.
Có nghĩa vụ nộp thuế và thực hiện chế độ thuế và các chế độ khác
Thực hiện phân phối kết quả theo thành quả lao động, chăm lo và từng bước cải
thiện cuộc sống vật chất, tinh thần đồng thời bồi dưỡng và đào tạo, nâng cao trình độ
văn hóa cho toàn bộ công nhân. Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn xã hội và công tác quốc phòng, góp phần xây dựng vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Ghi chú:


Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ hỗ trợ:
22
Hội đồng quản trị
Ban Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Văn
Phòng
Công Ty
Phòng Tổ
Chức Lao
Động
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng Kỹ
Thuật Dự
Án
Phòng Tài
Chính Kế
Toán
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Văn phòng công ty chịu trách nhiệm làm các công tác hậu cần cho công ty
Phòng Tổ chức lao động: chịu trách nhiệm về tình hình nhân sự, theo dõi, quản lý
nhân sự, tổ chức tuyển dụng, báo trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải
nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại
giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan tới công
ty.
Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền
thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động và đóng bảo hiểm lao động

xã hội theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty.
Phòng kinh doanh: đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong
công ty. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của công ty cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ
chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng.
Cung cấp thông tin, dịch thuật tài liệu, phiên dịch cho ban lãnh đạo. Theo dõi,
đôn đốc tiến độ thực hiện công việc của các phòng ban, để kịp tiến độ cho khách hàng.
Lập và phân bổ kế hoạch kinh doanh hằng năm cho Công ty, hằng quý, hằng
tháng. Đề xuất các biện pháp Marketing phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
công ty.
Phòng Kỹ thuật dự án:
Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng,
kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo
công việc diễn ra suôn sẻ
Phòng tài chính kế toán:
Chịu trách nhiệm toàn bộ các khoản thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy
đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu …. Và lập phiếu
thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về
xuất nhập theo quy định của công ty
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện
có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong công ty. Thực hiện các chính
sách, chế độ theo quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hằng tháng, hằng quý,
hằng năm để báo cáo Ban giám đốc .
Phối hợp với phòng Hành chính, nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán
bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền
thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công
nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.
2.1.5. Tầm nhìn, sứ mệnh
2.1.5.1. Tầm nhìn chiến lược
Mục tiêu của công ty chúng tôi trở thành một doanh nghiệp vận tải xếp dỡ với
công nghệ tiên tiến, quản lý chuyên nghiệp và đổi mới liên tục, toàn diện .

Chính sách của công ty được thể hiện rõ thông qua các chính sách chất lượng,
quản lí nguồn nhân lực ( nhân lực, tài chính, thiết bị, công nghệ, vật tư) và xây dựng,
quản lý khoa học nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất đảm bảo an
23
toàn. Đúng tiến độ và giá cả hợp lý theo đúng các cam kết, tuân theo tiêu chuẩn
nghiêm ngặt quy trình chất lượng vận tải theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008
Mục tiêu Công Ty Cổ Phần vận tải Đa phương thức đã và đang thực hiện thành
công trong nhiều lĩnh vực. Công ty Cổ Phần vận tải Đa phương thức luôn có đội ngũ
nhân viên dày dạn kinh nghiệm người vận chuyển hàng đầu.
Hai yếu tố thiết yếu trong kinh doanh “Dịch vụ linh hoạt và giá cả hợp lý. Nếu
lựa chọn chúng tôi là người vận chuyển hàng hóa bạn sẽ được hướng dẫn dịch vụ tốt
nhất và giá cả cạnh tranh”. Đây chính là tiêu chí kinh doanh của công ty.
Biện pháp thực hiện: Quá trình sản xuất thường xuyên được xem xét để cán bộ
công nhân viên được đào tạo theo phương thức thích hợp để tối đa hóa các điều kiện
sản xuất.
Thiết bị được thường xuyên đổi mới ứng dụng theo công nghệ tiêu chuẩn, sửa
chửa bảo dưỡng một cách hợp lý nhằm đảo bảo khả năng phục vụ sản xuất.
Các nhà thầu phụ, nhà cung cấp được đánh giá, lựa chọn một cách hợp lý để họ
cung cấp các vật tư và dịch vụ với chất lượng ổn định.
Hệ thống quản lý khoa học, giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất xây dựng
trên nền tảng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008 nhằm đảo bảo tuyệt đối trong sản
xuất giao hàng an toàn đúng tiến độ
Cam kết thực hiện cam kết tạo mọi điều kiện và những cơ hội cần thiết để toàn
thể cán bộ công nhân viên có thể phát huy khả năng của mình nhằm thực hiến chính
sách chất lương của công ty, đáp ưng yêu cầu cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ
thống quản lí chất lượng
Chính sách chất lượng này sử dụng cho mục đích định hướng cho việc thiết lập
các mục tiêu chất lượng của đơn vị và được xem xét tại các cuộc họp lãnh đạo để đảm
bảo thích hợp của chính sách từng giai đoạn của công ty
2.1.5.2. Sứ mệnh

Cung cấp cho khách hàng các giải pháp tối ưu trong lĩnh vực dịch vụ vận
chuyển, giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế.
Với phương châm: “Mang đến cho khách hàng sự an toàn, tin cậy tuyệt đối,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong ngôi nhà chung
Vietranstimex, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
24
2.1.6. Nguồn lực kinh doanh
2.1.6.1. Nguồn nhân lực
Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của công ty.
S
TT
Cán bộ chuên môn và kỹ thuật Số
lượng
Thâm niên trong
nghề bình quân (năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
Tổng số: thạc sĩ, đại học, cao đẳng
Kỹ sư giao thông đường bộ
Kỹ sư giao thông đường sắt
Kỹ sư máy tàu biển
Kỹ sư khai thác tàu biển
Kỹ sư điện tàu biển
Kỹ sư cơ khí động lực
Kỹ sư cơ khí chế tạo máy
Kỹ sư cơ khí ô tô
Cử nhân kinh tế vận tải biển
Cử nhân kinh tế
Cử nhân ngoại ngữ
Cử nhân luật
Cử nhân tin học
Đại học khác
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp hàng hải
Trung cấp vô tuyến điện
Trung cấp sửa chữa ô tô
Trung cấp kế toán thống kê
Trung cấp xây dựng
Trung cấp khác
206

4
8
5
9
8
2
20
19
4
6
85
24
2
9
68
6
4
14
24
5
15
Trên 20 năm
Trên 20 năm
12 năm
12 năm
20 năm
13 năm
10 năm
10 năm
15 năm

10 năm
7 năm
4 năm
5 năm
10 năm
Trên 5 năm
10 năm
Trên 15 năm
8 năm
Trên 10 năm
Trên 15 năm
6 năm
Trên 5 năm
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Riêng đối với phòng kinh doanh thì có 1 đội ngũ cán bộ có nhiều năng lực với số
lượng là 12 người trong đó có 1 cử nhân tiếng trung, 3 cử nhân ngoại ngữ, 1 cử nhân
kinh tế + tin học, 1 cử nhân kinh tế thống kê tin học, 1 thạc sĩ kinh tế, 1 cử nhân quản
trị kinh doanh, 1 kỹ sư vận tải và 3 cử nhân kinh tế. Mỗi cán bộ đều có trình độ chuyên
môn riêng đã tạo nên một nguồn nhân lực lớn mạnh đã góp phần vào sự phát triển của
công ty.
Qua số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ nam nữ chênh nhau khá nhiều, phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của công ty.
25

×