Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chính sách tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.91 KB, 19 trang )

Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Chính sách tỷ giá hối đoái
Tài Chính Quốc Tế
(International Finance)
Nội dung
Các hệ thống tỷ giá hối đoái theo
phân loại truyền thống
Các hệ thống tỷ giá hối đoái theo
phân loại của IMF
Can thiệp của NHTW trong chính
sách tỷ giá
Hệ thống TGHĐ truyền thống
1.Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định (Fixed exchange
rate system)
2.Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn/tự do
(Completely/Freely floating exchange rate system)
3.Hệ thống tỷ giá hối đoái hỗn hợp, pha trộn giữa cố
định và thả nổi (Mixed exchange rate system)
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Trong một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá hối
đoái hoặc được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép
dao động trong một phạm vi rất hẹp.
Nếu một khi tỷ giá hối đoái bắt đầu dao động quá
nhiều, chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối
đoái trong vòng giới hạn của phạm vi cho phép.
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Từ 1944 đến 1971, tỷ giá hối đoái được cố định theo một
hệ thống hoạch định tại hội nghị Bretton Woods.
Mỗi đồng tiền được định giá theo vàng. Vì tất cả các
đồng tiền đều được định giá theo vàng, giá trị của chúng
đối với nhau cố định.


Các chính phủ đã can thiệp vào các thị trường ngoại hối
để đảm bảo tỷ giá hối đoái không dao động quá 1% cao
hơn hay thấp hơn tỷ giá đã định ban đầu.
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Mỹ có thâm hụt cán cân mậu dịch, điều này cho thấy giá trị
của đồng đô la quá cao, giá trị của một vài đồng tiền cần
được điều chỉnh để tái lập một dòng thanh toán cân bằng
hơn giữa các nước.
Tháng 12/1971, hiệp định Smithsonian được thiết lập
đã yêu cầu đồng đô la Mỹ giảm giá khoảng 8% so với
các đồng tiền khác. Biên độ của dao động giá trị của các
đồng tiền được nới rộng đến ± 2,25% của tỷ giá ấn định.
Tháng 3 năm 1973, hiệp định Smithsonian chấm dứt, kết
thúc kỷ nguyên Bretton Woods.
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Trong một hệ thống tỷ giá thả nổi tự do, tỷ giá sẽ được
các lực thị trường ấn định mà không có sự can thiệp
của chính phủ. Ưu điểm của hệ thống tỷ giá thả nổi tự do
so với cố định:
•Ngăn cản sự lây lan của các căn bệnh kinh tế, giúp duy
trì sự ổn định chung của thị trường thế giới.
•Giảm bớt áp lực can thiệp cho NHTW.
•Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính.
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Hệ thống tỷ giá hối đoái hỗn hợp, pha trộn giữa cố
định và thả nổi:
 Hệ thống dãi băng tỷ giá
 Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ
 Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
 Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ

Hệ thống TGHĐ truyền thống
18.000
Biên độ
trên
16.200
Biên độ
dưới
19.800
Vùng tỷ giá
mục tiêu
Hệ thống dải băng tỷ giá
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ
A
1,98
2,0
F
G
D
C
B
S($/£)
Thaùng
1 2 3
Hệ thống TGHĐ truyền thống
Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý
Hệ thống nằm đâu đó giữa cố định và thả nổi tự do.
Giống hệ thống thả nổi tự do ở điểm các tỷ giá được cho
phép dao động hàng ngày và không có các biên độ
chính thức.

Giống hệ thống cố định ở điểm các chính phủ có thể và
đôi khi đã can thiệp để tránh đồng tiền nước họ không đi
quá xa theo một hướng nào đó.
Hệ thống TGHĐ theo phân loại của IMF
1.Neo cố định (hard peg)
2.Neo linh hoạt (soft peg)
3.Thả nổi (floating)
Hệ thống TGHĐ theo phân loại của IMF
Cơ chế tỷ giá neo cố định điển hình hiện nay trên thế
giới là “chuẩn tiền tệ” (currency board).
Các quốc gia đã từng áp dụng cơ chế này là
Achentina, Estonia, Lithuania.
Hệ thống TGHĐ theo phân loại của IMF
Cơ chế tỷ giá neo linh hoạt, có thể chia thành neo tỷ
giá cố định truyền thống, trong cơ chế này tỷ giá chỉ
dao động trong một biên độ hẹp, khoảng 1%.
hoặc
Theo kiểu con rắn tiền tệ, trong cơ chế này tỷ giá có
thể dao động trong biên độ rộng hơn.
Hệ thống TGHĐ theo phân loại của IMF
Nhóm cơ chế tỷ giá thả nổi chia thành 2 loại:
(1) Thả nổi có điều tiết không công bố trước
(managed floating with no preannounced
path for the exchange rate).
(2) Thả nổi hoàn toàn (independent floating).
Can thiệp tỷ giá của NHTW
Hành động can thiệp của NHTW được thực hiện khi
xuất hiện các biến động tỷ giá hối đoái mang tính đột
biến tức thời nhằm ổn định thị trường ngoại hối.
Đôi khi các can thiệp cũng cần thiết để duy trì tỷ giá

hối đoái trong một vùng biên độ ẩn nào đó theo mục
tiêu chính sách của Chính phủ.
Một cách tổng quát thì can thiệp của NHTW được
chia làm hai nhóm: can thiệp trực tiếp và can thiệp
gián tiếp.
Can thiệp tỷ giá trực tiếp
 Can thiệp không đạt mục tiêu
 Can thiệp đạt mục tiêu
 Can thiệp không vô hiệu hóa
 Can thiệp vô hiệu hóa
Can thiệp tỷ giá trực tiếp
 Can thiệp vô hiệu hóa là NHTW thực hiện can
thiệp lên tỷ giá hối đoái nhưng vẫn không làm thay
đổi lượng cung tiền trong lưu thông bằng cách sử
dụng cùng một lúc hai nghiệp vụ, một nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, một
nghiệp vụ dùng để bù trừ lại lượng cung cầu tiền
bị thay đổi bởi nghiệp vụ can thiệp tỷ giá.
 Can thiệp không vô hiệu hóa chỉ đơn thuần là một
nghiệp vụ can thiệp tỷ giá trực tiếp và có làm thay
đổi lượng cung tiền trong lưu thông.
Can thiệp tỷ giá gián tiếp
 Can thiệp gián tiếp thông qua chính sách của
chính phủ.
 Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của
chính phủ.

×