Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thạch luận các đá peridotit núi nưa và mối quan hệ với quặng hoá cromit vùng cổ định, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHI ÊN
*******

Nguyễn Xuân Phú

THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ PERIDOTIT NÚI N ƯA VÀ MỐI QUAN HỆ
VỚI QUẶNG HOÁ CROMIT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHI ÊN
*******

Nguyễn Xuân Phú

THẠCH LUẬN CÁC ĐÁ PERIDOTIT NÚI N ƯA VÀ MỐI QUAN HỆ
VỚI QUẶNG HOÁ CROMIT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HÓA
Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60.44.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Ngô Xuân Thành
2. TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết

HÀ NỘI 2014




LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành trong sự cố gắng nỗ lực cao nhất của bản thân học
viên dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Ngơ Xn Thành - Khoa Địa chất,
Trường Đại học Mỏ Địa chất, TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết - Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhi ên, ĐHQGHN.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, học viên ln
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô thuộc Khoa Địa chất - Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Ngồi ra học viên cịn nhận được sự quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi rất lớn từ l ãnh đạo Khoa Địa chất Tr ường Đại học
Khoa học Tự Nhiên, lãnh đạo bộ mơn Ngun liệu khống – Khoa Địa chất –
Trường đại học Mỏ - Địa chất và các phòng ban chức năng. Nhân dịp này học
viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, tháng 09 năm 2014
Học viên

Nguyễn Xuân Phú


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. 5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Chương 1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ ................... 9
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên................................................................................. 9
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn ........................................................................... 10
1.3 Đặc điểm địa chất ......................................................................................... 11
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.................... 18

2.1. Khái quát về các đá siêu mafic, tổ hợp ophiolit và các kiểu ophiolit trên thế giới18
2.2. Một số khái niệm thường được sử dụng trong tổ hợp ophiolit ...................... 21
2.3 Khái quát về quặng cromit............................................................................ 22
2.4. Các phương pháp nghiên c ứu ......................................................................23
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI SIÊU MAFIC NÚI NƯA ................... 26
3.1. Đặc điểm thạch học khoáng vật ...................................................................26
3.2. Đặc điểm địa hoá của các khoáng vật .......................................................... 33
3.3. Đặc điểm địa hoá silicat v à nguyên tố hiếm vết ........................................... 37
Chương 4 LUẬN GIẢI VỀ BỐI CẢNH KIẾN TẠO HÌNH THÀNH CÁC THỂ
PERIDOTIT NÚI NƯA ......................................................................................... 43
4.1. Các cơ sở luận giải ...................................................................................... 43
4.2 Luận giải mức độ nóng chảy các đá peridotit Núi Nưa đã trải qua và môi trường kiến
tạo liên quan ........................................................................................................ 51
Chương 5 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ CROMIT NÚI N ƯA ................................ 54
5.1 Mối liên quan giữa quặng hóa với magma .................................................... 54


5.2 Đặc điểm quặng hoá Cromit Núi N ưa........................................................... 55
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Chương 1
Hình 1.1 Vị trí địa lý vùng Cổ Định – Thanh Hóa
Chương 2
Hình 2.1 Mơ hình quá trình đẩy trồi và trồi ngược lên phần rìa của ranh giới mảng
Hình 2.2 Cấu trúc điển hình từ dưới lên trên của đới ophiolit
Chương 3
Hình 3.1 Moong khai thác secpentin tại mỏ secpentin Nơng Cống

Hình 3.2 Ảnh chụp cận cảnh các ranh giới bao quanh các khối si êu mafic
Hình 3.3 Ảnh chụp vết lộ đá của hệ tầng Sơng M ã lộ ra có thành phần cát kết, bột
kết, phiến sét xen kẹp các tập đá phiến lục, các mạch thạ ch anh.
Hình 3.4 Ảnh chụp cận cảnh các đá bị tal hóa, sepentin hóa trong các khối siêu mafic
Hình 3.5 Ảnh chụp vết lộ đá trầm tích của hệ tầng Đồng Đỏ phủ l ên trên các đá
peridotit của phức hệ Núi Nưa.
Hình 3.6 Khống vật olivin trong các đá harzburgit dưới 1 và 2 Nicol
Hình 3.7 Pyroxen thoi dạng hạt tha hình nứt nẻ mạnh, phần rìa và khe nứt bị biến
đổi secpentin hóa.
Hình 3.8 Pyroxen xiên dạng hạt tha hình nằm rải rác trong đá harzburgit.
Hình 3.9 Cromit trong đá serpentinit khu vực Núi Nưa (dưới 1 nicol).
Hình 3.10 Cromit trong Dunit ( lát m ỏng) Ảnh: Cromit trong Dunit (m ài láng)
Hình 3.11 Khoáng vật lizardit bị biến dạng, định h ướng yếu, dạng nền .
Hình 3.12 Khống vật chrysotit dạng mạch, cấu tạo l ượn sóng.
Hình 3.13 Khống vật antigorit bị biến dạng dẻo, cấu tạo dạng lượn sóng, phân phiến.
Hình 3.14 Ảnh quét hạt khoáng vật cromit trong đá harzburgit bị sepentinit hố mạnh.
Hình 3.15 Biểu đồ tương quan hàm lượng giữa Mg# với các oxit tạo đá chủ yếu
Hình 3.16 Biểu đồ đa nguyên tố của các đá siêu mafic Núi Nưa chu ẩn hố với
manti ngun thuỷ
Hình 3.17 Biểu đồ các nguyên tố đất hiếm của các đá siêu mafic Núi Nưa chuẩn
hoá với chondrit.
Chương 4


Hình 4.1 Đới hút chìm và đường biến đổi nhiệt độ của chúng theo chiều sâu (theo
Tsujimori và nnk., 2006).
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa NiO - Mg# trong Olivin.
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa Mg# và Al2O3 trong khoáng vật
pyroxen thoi (Ortho-pyroxen). Trường peridotit của Johnson et al., 1990 v à Ishii
et al., 1992.

Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa Mg# và Al2O3 trong khoáng vật
pyroxen xiên (Clino-pyroxen). Trường peridotit của Johnson et al., 1990 và Ishii
et al., 1992.
Hình 4.5 Đường chuẩn so sánh mẫu với giá trị Chondrite (a) v à manti nguyên
thủy (b).Các trường harzburgit trước cung “Leg 125” theo Ishii et al. (1992),
harzburgit trước cung Sandwich theo Pearce et al. (2000)…
Hình 4.6 Biểu đồ tương quan giữa Mg# và Cr# trong khoáng vật chromspinel (a)
và Fo olivine và Cr# chromspinel (b) so sánh v ới các trường kiến tạo, mức độ
nóng chảy trải qua của manti.
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh nguyên tố hiếm vết với chondrite (giá trị theo Sun v à
McDonough, 1989). Các đường nóng chảy từng phần theo (Piccardo, nnk, 2007)
Chương 5
Hình 5.1 Cột địa tầng thể hiện các vị trí kiến tạo khác nhau trong tổ hợp ophiolit, các
đới với thành phần và cấu tạo khác nhau được thể hiện (Theo tài liệu của Mosier và
nnk., 2012)

Hình 5.2 a-b-c-d-e. Biểu đồ dự báo tiềm năng sinh quặng của các đá si êu mafic
Núi Nưa (theo A.L. Bogatrev và E.X. Oxborn).
Hình 5.3 Mẫu cromit mài láng khu vực núi Nưa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần hóa học của khống vật olivin trong đá Harzburgit v à Dunit
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của khống vật pyroxen thoi trong đá Harzburgit
Bảng 3.3 Thành phần hóa học của khống vật pyroxen xiên trong đá Harzburgit
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của cromit trong đá Harzburgit
Bảng 3.5: Thành phần hóa học của cromit trong đá Dunit
Bảng 3.6 Kết quả phân tích nguy ên tố chính của các đá siêu mafic Núi Nưa
Bảng 3.7 Kết quả phân tích các nguy ên tố vết, nguyên tố đất hiếm của thành tạo
siêu mafic Núi Nưa



CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
Atg

Tên đầy đủ
Antigorit

Chrsp:

Chromspinel

Cpx:

Clinopyroxen

Chr

Chrysotit

EPMA
Fo:
ICP-MS

Electron Probe Micro Analyzer: Hi ển vi điện tử vi dò
Fosterit
Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry: Ph ổ khối
lượng plasma cảm ứng.


Liz

Lizadit

Ol:

Olivin

Opx:

Ortopyroxen

P-T:

Áp suất-nhiệt độ

Px:

Pyroxen

Sp

Spinel

XRF:

X-ray fluorescence – Huỳnh quang tia Roentgen


MỞ ĐẦU

Các thành tạo siêu mafic ở Việt Nam đã được rất nhiều nhà địa chất trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu như Trần Tuấn Anh [11], Lê Duy Bách [1,2,3],
Bùi Ấn Niên [10], Ngô Duy Thắng [16] Nguyễn Văn Vượng [22], Ngô Xuân Thành
[5,15], Nakano [9]..., bởi chúng cung cấp một loạt thơng tin hữu ích về bối cảnh địa
động lực cổ cũng như tiến hóa kiến tạo của Trái đất và manti. Mặt khác, liên quan
tới các thành tạo mafic-siêu mafic kiểu ophiolit có nhiều loại khống sản khác nhau
như cromit, sulfur kim lo ại, kim loại nhóm platin, đá quý, sepentin, tan , nhóm
nguyên tố bạch kim, Au, asbet,......
Việc nghiên cứu các thành tạo siêu mafic kiểu ophiolit thường gặp nhiều khó
khăn bởi các đá này đã trải qua các giai đoạn biến chất, biến dạng mạnh. V ì vậy khi
nghiên cứu các đá này thì việc kết hợp nghiên cứu thành phần địa hóa tổng của đá
và nghiên cứu thành phần khống vật, hóa học, cấu tạo, kiến trúc có ý nghĩa rất
quan trọng trong luận giải thạch luận v à sinh khoáng của chúng.
Vùng Cổ Định cách thị xã Thanh Hoá khoảng 20km về phía tây nam, thuộc địa
phận ba huyện Nơng Cống, Triệu S ơn và Như Xuân. Khu vực Núi Nưa là một dãy Núi
cao được bắt nguồn từ dải Trường Sơn vươn về phía biển theo hướng tây bắc - đơng
nam, các đá peridotit phân bố trong khu vực này đã được nhiều nhà địa chất quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu kết hợp các phương pháp phân tích thạch học,
địa hóa, địa hóa khống vật ... sau đó sử dụng thuyết kiến tạo mảng để luận giải và đưa
ra những kết luận về môi trường kiến tạo liên quan đến sự thành tạo của tổ hợp ophiolit
trong khu vực là một vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề tr ên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Thạch luận
các đá peridotit Núi Nưa và mối quan hệ với quặng hố cromit v ùng Cổ Định,
Thanh Hóa” nhằm góp phần làm sáng tỏ vị trí, mơi trường kiến tạo của các đá
peridotit Núi Nưa trong tổ hợp ophiolit Sông Mã và mối liên quan của chúng với
khống hóa cromit khu vực Cổ Định.
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các đá peridotit khu vực Núi Nưa và quặng hóa
cromit liên quan.
Phạm vi nghiên cứu là diện tích khu vực phân bố khối siêu mafic Núi Nưa,

Thanh Hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
- Làm sáng tỏ mơi trường và vị trí kiến tạo của các thể peridotit khu vự c Núi
Nưa, Thanh Hóa.


- Làm rõ đặc điểm phân bố và mối liên hệ quặng hố cromit với các đá khu
vực. Giải thích vấn đề ophiolit v à sinh khoáng cromit liên quan.
- Nhiệm vụ của luận văn
+ Nghiên cứu đặc điểm thành phần thạch học, địa hóa của các đá peridotit
Núi Nưa.
+ Nghiên cứu đặc điểm quặng cromit khu vực Cổ Định v à quặng hoá trong
các đá peridotit.
+ Xử lý số liệu, sử dụng các mơ h ình địa hố khống vật, địa hoá tổng cho đá
peridotit trong các tổ hợp ophiolit.
3. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm 5 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận.
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT V ÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI SI ÊU MAFIC NÚI NƯA.
Chương 4: LUẬN GIẢI VỀ BỐI CẢNH KIẾN TẠO HÌNH THÀNH CÁC THỂ
PERIDOTIT NÚI NƯA.
Chương 5: ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ CROMIT NÚI NƯA.
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô
Xuân Thành – Trường Đại học Mỏ - Địa chất, TS. Nguyễn Thị Minh Thuyết –
Trường Đại học Khoa học Tự nhi ên.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ của
các thầy cơ giáo trong bộ mơn Ngun liệu khống, khoa Địa chất, Trường Đại học

Mỏ- Địa chất, các thầy cô trong Khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự nhi ên
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó !
Hà nội, tháng 9 năm 2014
Học viên

Nguyễn Xuân Phú


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG CỔ ĐỊNH, THANH HOÁ

1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Vùng Cổ Định thuộc địa phận ba huyện Nông Cống, Tr iệu Sơn và Như
Xuân, nằm trong khoảng toạ độ 105 o30’ đến 105o47’ kinh độ đông và 19o34’ đến
19o49’ vĩ độ bắc (Hình 1). Chiều dài 17 km theo phương tây b ắc (315 o), rộng từ 4
đến 6km, diện tích khoảng 10 km 2.
1.1.2 Địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu có xu hướng thấp dần từ phía tây bắc về phía
đơng nam, đỉnh cao nhất nằm ở khối Núi Nưa với độ cao 472m. Nhìn chung Núi bị
phân cắt mạnh, hàng loạt khe rãnh, thung lũng tạo nên những bậc địa hình phức tạp.
Bao quanh Núi Nưa về phía tây bắc, tây nam và một ít ở đơng nam là những dãy đồi
thấp, có một vài đồi sót nằm giữa đồng bằng ven Núi.
1.1.3 Mạng Sông suối
Trong vùng Cổ Định mạng lưới sông suối phát triển khá mạnh. Các sông lớn
là sông Mực và sông Nhà Lê. Hai con sông này chịu ảnh hưởng của thủy triều, mùa
mưa thường gây ra lũ lụt.
Các suối đổ vào các thung lũng ở phía đơng bắc và tây nam của Núi thường
ngắn và thẳng, có độ dốc khá lớn, l ượng nước thay đổi theo mùa. Mùa khô lượng

nước rất nhỏ, ở thượng lưu nhiều suối hầu như khơng có nước. Mùa mưa lượng
nước thường lớn, khi mưa to nước suối dâng lên rất nhanh có thể gây ra lũ.
Các suối phát triển ở sườn đông của Núi Nưa hầu hết là suối nhỏ và suối cạn.
Những suối này đều bắt nguồn từ sườn và phía bắc Núi Nưa nên hầu hết đổ vào
vùng hồ và đầm lầy tạo thành tuyến kéo dài sát chân Núi.
1.1.4 Khí hậu
Vùng Cổ Định có chế độ nhiệt đới gió m ùa với đặc trưng là nhiệt độ và độ
ẩm cao. Ngồi ra, vùng cịn chịu ảnh hưởng của gió Lào tạo nên khí hậu khơ nóng.


Nhìn chung trong một năm khí hậu của vùng có thể chia ra hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, l ượng mưa tập trung trong các tháng 8,
9, 10 thường gây ra lũ lụt. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 421 đến 1057mm,
lớn nhất tới 2778mm, nhỏ nhất 72 đến 528mm. Nhiệt độ t ương đối cao, trung bình
từ 25 đến 30°C, có khi lên tới 41°C.
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. M ùa này ít mưa và thường mưa
nhỏ, mưa phùn hay có mây mù, nhi ệt độ thấp, trung bình 15 đến 17°C đơi khi
xuống tới 5°C.
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1 Đặc điểm dân cư, kinh tế
Kinh tế trong vùng kém phát triển, chủ yếu là một nền kinh tế nông – lâm
nghiệp và khai thác khoáng sản.
Các huyện xung quanh vùng Núi Nưa đều có trường cấp I, II, III, nhà trẻ
mẫu giáo. Các xã đều có trạm xá, nhà hộ sinh song cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Gần trung tâm huyện lỵ, thị trấn có hiệu sách nhân dân, 20 – 30% số xã trong vùng
đã có hệ thống loa truyền thanh.
Đa số dân cư là người Kinh, ngồi ra cịn có người Mường, Thái sống rải rác
ở các thung lũng phía tây Núi Nưa. Ngồi số dân sống lâu năm ở v ùng này cịn có
đồng bào từ huyện miền xuôi lên tham gia xây dựng kinh tế - văn hóa miền Núi.
1.2.2 Giao thơng vận tải

Đường bộ: Có thể đi từ thành phố Thanh Hoá đến vùng nghiên cứu, các thị
trấn, huyện lỵ trong vùng bằng ô tô. Các đường ô tô được rải đá và một số nơi được
rải bê tơng, nhựa.
Ở phía Tây và phía tây bắc Núi Nưa, mặc dù địa hình có hiểm trở hơn song
đường sá cũng được mở mang và phát triển.
Đường xe lửa: từ vùng nghiên cứu ra ga Thanh Hoá khoảng 30km gặp tuyến
đường sắt bắc nam có khả năng vận chuyển rất tốt.
Nhìn chung việc đi lại trong vùng khá thuận tiện (Hình 1.1 ).


Khu vực
nghiên cứu

Hình 1.1 Vị trí địa lý vùng Cổ Định – Thanh Hóa
1.3 Đặc điểm địa chất
1.3.1. Địa tầng
Trên bản đồ địa chất và khoáng sản vùng Núi Nưa tỷ lệ 1:50.000 thành lập
theo tài liệu bản đồ địa chất 1:200.000 nhóm tờ Thanh Hóa của L ê Duy Bách, Đặng
Trần Quân (1995) địa tầng trong v ùng bao gồm các trầm tích có tuổi từ
Neoproterozoi đến Mezozoi với diện lộ th ường hẹp kéo dài theo phương đông bắc –
tây nam, phần lớn chúng bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ.
GIỚI PALEOZOI
HỆ CAMBRI, THỐNG GIỮA
Hệ tầng Sơng Mã ( 2 sm)
Hệ tầng do Trần Văn Trị, Phạm Kim Ngân (trong Trần Văn Trị v à nnk,
1977) xác lập năm 1977. Các đá của hệ tầng Sông Mã lộ thành dải hẹp kéo dài
phương tây bắc – đông nam.
Thành phần chủ yếu của hệ tầng là đá phiến thạch anh – sericit – chlorit, đá
phiến thạch anh – felspat – sericit – chlorit, đá phiến thạch anh – sericit màu xám,
xám xanh phân lớp mỏng xen cát kết dạng quarzit v à ít đá vơi phân dải, đá vơi hoa

hoá. Tổng chiều dày của hệ tầng là 630m.
Quan hệ trên và dưới của hệ tầng trong vùng chưa quan sát được. Dựa vào
các hóa đá Bọ ba thuỳ (Inouyia sp.) tìm thấy trong các lớp đá vơi phân lớp mỏng


của hệ tầng ở Hoằng Hoá, hệ tầng đ ược định tuổi Cambri giữa.
HỆ CAMBRI, THỐNG TRÊN – HỆ ORDOVIC, THỐNG DƯỚI
Hệ tầng Hàm Rồng (

3

– O1 hr)

Hệ tầng Hàm Rồng được coi như tương ứng với khối lượng hệ tầng trầm tích
Cambri trên do E. Saurin (1956), A. E. Đovjicop và nnk, (1965) đ ã mô tả. Trong
phạm vi vùng nghiên cứu, các đá của hệ tầng này phân bố rải rác ở Hà Trung và tây
nam Núi Nưa. Tại vùng Đơng Sơn có thể quan sát mặt cắt của hệ tầng từ cầu H àm
Rồng đến làng Đông Sơn dày 500 – 600m , gồm hai phần.
Phần dưới: là cát kết, bột kết xen kẹp đá vôi phân lớp màu xám đen hoặc màu
hồng, đôi khi xen sét vôi màu xám vàng chứa Billingsella sp., Chuangia sp., Obolus
blackưelderi. Chiều dày của phần này là 200 – 250m.
Phần trên: là đá vôi phân lớp dạng dải, đôi khi bị hoa hoá, quarzit hạt mịn
sáng màu chuyển lên cát kết xen ít đá phiến có hố đá Conodonta: Oneotdus sp.,
Drepanodus sp. tuổi Ordovic sớm do Phạm Kim Ngân phát hiện năm 1992. Chiều
dày của phần này là 300 – 350m.
Hệ tầng Hàm Rồng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Mã (

2

sm) và cũng


chỉnh hợp dưới hệ tầng Đông Sơn (O 1 đs). Trên cơ sở hoá đá và quan hệ địa tầng
nêu trên, hệ tầng được coi là có tuổi Cambri muộn – Ordovic sớm.
HỆ DEVON, THỐNG TRÊN
Hệ tầng Bản Cải (D 3 bc)
Hệ tầng Bản Cải do Nguyễn Xuân Bao (1969) xác lập theo mặt cắt ở th ượng
nguồn Sông Mua (hạ lưu SôngĐà).
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng được đặc trưng bởi các đá phiến sét silic,
đá vôi sét, vôi silic và đá vôi, dày 100 – 200m, lộ ra trên diện tích nhỏ ở phía Đơng
khối Núi Nưa. Ở đây Tạ Hồ Phương phát hiện được hố đá Răng nón Palmatolepis
glabra, P. minuta, Polygnathus glabra, P, mar ginifera, Stachyodes aff. costulata
tuổi Devon muộn.
HỆ CARBON – HỆ PECMI
Hệ tầng Bắc Sơn (C – P bs)


Hệ tầng Bắc Sơn do Phan Cự Tiến (1980) mô tả trên cơ sở loạt Bắc Sơn của
Nguyễn Văn Liêm (1968) ở miền đông Bắc Bộ, bao gồm một hệ tầng đá vơi d ày có
tuổi từ Carbon sớm đến Pecmi muộn.
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Bắc Sơn phân bố ở phía Đơng khối Núi
Nưa. Do hệ tầng lộ không liên tục nên không quan sát được mặt cắt đầy đủ của nó.
Mặt cắt từ Chợ Nưa về ga Yên Thái gồm 3 phần.
Phần dưới: silic màu xám đen phân lớp mỏng (3 – 10cm), bột kết màu tím,
bột kết chứa silic màu xám đen. Chiều dày của tập là 50m.
Phần giữa: đá vôi xám phân lớp dày (0.7 – 1m) xen với silic màu phớt hồng,
chứa San hô Lihostrotionidae gen. indet. Chiều dày của tập là 125m.
Phần trên: đá vôi xám đen, xám sáng, phân lớp dày, có chỗ phân lớp mỏng,
chứa phong phú Trùng lỗ: Eostaffe sp., Pseudostaffella sp., Dainella sp., Profusulinella
sp., và Rugosa: Aulophyllidae gen. indet,. Chiều dày của tập là 250m.
Chiều dày chung của hệ tầng đạt tới 425m.

HỆ PECMI, THỐNG TRÊN
Hệ tầng Yên Duyệt (P2 yd)
Hệ tầng do Phan Cự Tiến xác lập tr ên cơ sở những tài liệu hiệu đính loạt tờ
bản đồ địa chất Tây Bắc Bộ (Phan Cự Tiến v à nnk, 1977) và những tài liệu đo vẽ tờ
bản đồ địa chất Ninh Bình (Đinh Minh Mộng và nnk, 1978). Hệ tầng Yên Duyệt
phân bố ở rải rác ở phía bắc và tây bắc khu vực nghiên cứu. Thành phần của hệ tầng
gồm: đá vôi màu xám đen, phân lớp dày, đá phiến sét vôi, cát kết hạt trung m àu
xám xanh, sét kết chứa than màu nâu gụ, cát kết, sét kết màu xám đen…
Chiều dày chung của hệ tầng 150m.
Hệ tầng Yên Duyệt nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Cẩm Thuỷ và có quan hệ
kiến tạo với hệ tầng Cò Nòi (T1cn) nằm trên.
GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAT, THỐNG GIỮA, BẬC ANISI
Hệ tầng Đồng Trầu (T 2a đt)
Hệ tầng Đồng Trầu do A. I. Jamoida và A. M. Mareichev xác lập năm 1965. Hệ
tầng này phân bố rộng rãi ở phía tây nam của đứt gãy Sơng Mã, chiếm hầu hết diện tích


đới Sầm Nưa. Dựa trên đặc điểm thạch học có thể chia làm 2 phân hệ tầng.
Phân hệ tầng dưới (T2a đt1) phân bố thành nhiều dải có phương chung tây
bắc – đông nam. Phần dưới của mặt cắt lộ ra khá đầy đủ tr ên đường 15C, đoạn từ
Núi Khê ra Đồng Cao, từ dưới lên có 4 tập.
Tập 1: chủ yếu là kết tuf chứa ít cuội thạch anh, phần tr ên có một ít lớp mỏng
cát kết. Chiều dày của tập là 120m.
Tập 2: cát kết tuf, phần dưới xen vài lớp mỏng màu đen, phần trên xen ít lớp
silic. Chiều dày của tập là 500m.
Tập 3: cuội kết, sạn kết, cát kết, ít lớp mỏng bột kết m àu xám, chứa di tích
thực vật bảo tồn xấu. Chiều d ày của tập là 200m.
Tập 4: cát kết thạch anh – felspat chứa mica hạt vừa, hạt nhỏ xen các lớp cát
bột kết chứa hoá đá bảo tồn xấu. Chiều dày của tập là 250m.

Phân hệ tầng trên (T2a đt2) Trên đoạn Đồng Hông - Bát Văn cũng của đường
15C lộ tiếp phân hệ tầng trên gồm từ tập 5 đến tập 8.
Tập 5: cát bột kết phân lớp mỏng xen cát kết hạt nhỏ đến vừa. Tập n ày dày 200m.
Tập 6: Cát bột kết xen các lớp mỏng cát kết hạt nhỏ, cát bột kết chứa vật chất than,
chứa: Posidonia sp., Balatonites sp., Acrochordiceras sp., Costatoria curvirostris. Tập này
dày 600 - 700m.
Tập 7 : cát bột kết xen đá phiến sét màu xám chứa Posidonia mimer. Tập này dày 400m.
Tập 8 : cát bột kết và đá phiến sét xám xi măng, xám vàng. Tập này dày 200m.
Bề dày tổng cộng của hệ tầng ở mặt cắt này khoảng 2.000 - 2.100m.
Hệ tầng Đồng Trầu phủ khơng chỉnh hợp tr ên các trầm tích cổ hơn và nằm
chỉnh hợp dưới hệ tầng Quy Lăng, nh ưng trong phạm vi tờ Thanh Hố khơng quan
sát được các quan hệ trực tiếp. Tuổi Anisi của hệ tầng đ ược xác định dựa vào hoá đá
đã thu thập được, nhất là Cúc đá.
Hệ tầng Đồng Đỏ (T 3n-r đđ)
Hệ tầng do A.M. Mareichev (trong Đovjikov A. E. v à nnk, 1965) xác lập năm
1965. Hệ tầng này được chia thành hai phân hệ tầng, nhưng trong phạm vi vùng nghiên
cứu chỉ lộ ra phân hệ tầng dưới.
Phân hệ tầng dưới (T3n-r đđ1) lộ ra ở mặt cắt Núi Xước (Tĩnh Gia), từ dưới


lên gồm hai phần:
Phần dưới: gồm 4 nhịp dày 360m, thành phần thạch học chủ yếu là sạn kết,
cuội kết thạch anh, silic, ximăng l à cát, sét kết màu đỏ, kết thúc là cát kết màu đỏ.
Phần trên: có 23 nhịp với tổng chiều dày 1.460m, mỗi nhịp bắt đầu bằng
cuội kết, sạn kết thạch anh silic m àu xám sáng, phân lớp dày 1 - 2 m, chuyển lên cát
kết thạch anh, cát kết ít khống hạt trung bình đến thơ phân lớp dày 0,5 - 1 m. Các
nhịp thường thay đổi chiều dày hoặc đặc điểm thạch học theo đường phương. Tại
vùng nam Núi Xước, trong tập này gặp một thấu kính than antracit d ày 0,3 - 5m.
Hố đá tìm được gồm các di tích thực vật: Cycadites saladini, Taeniopteris
spathulata và Chân rìu Modiolus sp.

Chiều dày chung của phân hệ tầng dưới đạt tới 1820m.
HỆ CRETA, THỐNG TRÊN
Hệ tầng Yên Châu (K 2 yc)
Hệ tầng Yên Châu được Nguyễn Xuân Bao và Từ Lê xác lập năm 1964.
Trong phạm vi vùng nghiên cứu, hệ tầng này phân bố rải rác ở phía đơng và đơng
nam khối Núi Nưa. Hệ tầng được chia thành hai phần.
Phần dưới: cuội kết, tảng kết, xen cát kết màu đỏ, phân lớp dày 0.5 – 2m. Đá
phân lớp xiên thô, thế nằm thoải (10 0). Thành phần cuội là thạch anh, cát kết, silic, đá
vôi, ximăng là cát kết, bột kết màu đỏ. Chiều dày 50m.
Phần trên: cát kết hạt thô, hạt vừa xen cuội kết, sạn kết màu đỏ. Chiều dày 150m.
Bề dày chung của mặt cắt này là 200m.
GIỚI KAINOZOI
HỆ ĐỆ TỨ
Hệ tầng Hà Nội (Q2-3hn)
Thành phần trầm tích là sét, bột có chứa ít hạt cuội nhỏ, phân bố ở độ sâu từ
96 đến 100m, có chứa các bào tử phấn hoa như: Polypodium sp., Polypodiaceae
gen, indet, Cyathea sp.,…
Phần trên của hệ tầng Hà Nội thuộc trầm tích tướng aluvi gồm cát thơ, cuội,
sạn. Kích thước hạt cuội 1,5 - 2 cm, có chỗ 8 - 10 cm.


Chiều dày chung của hệ tầng Hà Nội: 15 - 40m.
Thống Pleistocen trên
Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q 3vp)
Thành phần thạch học có thể chia làm hai tập.
- Tập dưới là sét, bột, cát, cuội hạt nhỏ có nguồn gốc song biển hỗn hợp. Lớp
trầm tích có cấu tạo xiên chéo và có màu đặc trưng là nâu, đỏ loang lổ. Có di tích bào
tử phấn hoa như: Polypodiaceae gen. indet, Lygodium sp., Lythocarpus sp.,
Castanopsis sp., Querus sp., Antidesma sp.,…
- Tập trên là các trầm tích lục địa thuộc kiểu nguồn gốc aluvi với th ành phần là

cuội, sỏi, cát, chuyển dần lên hạt mịn hơn.
Chiều dày chung của hệ tầng từ 7 đến 50,0m.
Hệ Đệ tứ không phân chia (Q)
Các trầm tích này phân bố dọc các suối, ven chân Núi, tạo nên những bậc
thềm, bãi bồi, những bãi đá sườn tích, lũ tích, khơng xác định đ ược tuổi.
1.3.2. Các thành tạo magma
Phức hệ siêu mafic Núi Nưa (σPZ1 nn)
Khối Núi Nưa được chọn làm khối chuẩn của phức hệ nằm ở phía tây nam
thành phố Thanh Hố 20km, là thể siêu mafic lớn nhất Việt Nam có hình elip và
kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, diện lộ khoảng 50km 2, bị phân cắt mạnh
bởi các hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến.
Thành phần thạch học khối Núi Nưa bao gồm chủ yếu là các đá haburgit bị
secpentin hố, ít lerzolit và dunit b ị secpentin hố. Ngồi ra cịn gặp nhiều mạch
diabas, gabrodiabas xun c ắt và gây biến đổi các đá siêu mafic kể trên.
Phần tây bắc khối Núi Nưa bị bao bọc bởi một dải trầm tích biến chất hệ t ầng
Sơng Mã (

sm)

gồm các đá phiến thạch anh sericit , zoisit xen thấu kính mỏng đá

silic, đá hoa. Trong mặt cắt có các lớp mỏng hoặc thấu kính đá Núi lửa mafic đã bị
biến chất (đá phiến lục) xen kẹp.
Dọc rìa phía đơng khối Núi Nưa có mỏ sa khống cromit Cổ Định và các mạch
ổ của magnetit nằm trong các đá siêu mafic là quặng hoá liên quan đến phức hệ.


Ở phía nam của khối, nằm phủ khơng chỉnh hợp lên các đá siêu mafic là cuội
kết màu đỏ của hệ tầng Yên Châu ( K2 yc).
Phức hệ Núi Nưa được xếp vào Paleozoi sớm bởi lẽ các đá khối Núi Nưa và trầm

tích Paleozoi sớm vây quanh đều bị biến chất đến tướng đá phiến lục.
1.3.3. Khoáng sản
Trong vùng Núi Nưa có các khống sản như sau (Tài ngun khoáng sản tỉnh Thanh Hoá 2005).
Titan: tồn tại ở dạng khống vật ilmenit, sa khống ilmenit có ở tam giác châu Sông
Mã và Sầm Sơn, phân bố dọc ven biển phía nam cửa Sơng Mã. Ở Sơng Mã, diện phân bố có
chiều dài 6200m, rộng 100 - 150m. Ở Sầm Sơn, sa khoáng phân bố trong khoảng dài 2km,
rộng 10 - 30m. Sa khoáng ilmenit nằm trong các cồn cát ven biển thành lớp dày từ 0,5 đến
5m. Hàm lượng các khoáng vật nặng: ilmenit, rutil, leucoxene, zircon, monazit trong sa
khoáng đạt từ 18 - 24%. Trữ lượng ilmenit ở tam giác châu Sơng Mã khoảng 35 nghìn tấn.
Crom: hiện đã phát hiện được hai mỏ sa khoáng cromit là Cổ Định, Bãi Áng và
hai điểm quặng cromit gốc: Núi Nưa, Làng Mun.
Tại điểm quặng Núi Nưa đã phát hiện được 5 đới quặng xâm tán: Cổ Định, Tinh
Mễ, Mậu Lâm, Bãi Áng, Mỹ Cái. Các đới có diện tích từ 2 - 3km2 đến 10km2. Cromit
được thành tạo trong đá peridotit dạng xâm tán với h àm lượng 3 - 5%. Ngoài quặng
cromit xâm tán, ở một số khu vực đã phát hiện được các tảng lăn quặng đặc xít. Nhìn
chung quặng cromit gốc có hàm lượng Cr2O3 thấp.
Hai mỏ sa khống cromit phân bố ở đơng bắc và tây nam Núi Nưa. Tại mỏ Cổ Định
cromit phân bố trong các thung lũng Hòa Yên, Mỹ Cái, tại mỏ Bãi Áng cromit phân bố trong
Bãi Áng, Mậu Lâm. Mỗi thung lũng có diện tích 2 - 5km2, gồm nhiều lớp trầm tích bở rời. Các
thung lũng thường có từ 2 đến 3 lớp chứa quặng dày 1 - 7m với hàm lượng Cr2O3 từ trên 1% đến
7%. Ngoài Cr, trong thân quặng hoặc trong một số lớp trầm tích bở rời c ịn có Co, Ni với hàm
lượng khá cao. Hai mỏ sa khống cromit đều có quy mơ lớn với trữ l ượng 1 triệu đến trên 2 triệu
tấn Cr2O3. Mỏ Cổ Định đã được khai thác trong nhiều năm và hiện vẫn đang được khai thác.
Serpentinit: Mỏ Bãi Áng nằm về phía đơng nam khối Núi Nưa, trên địa phận xã
Tế Lợi, huyện Nông Cống. Quặng là sản phẩm biến đổi nhiệt dịch đá siêu mafic khối
Núi Nưa. Trong phạm vi mỏ đã khoanh định 4 thân quặng, thân lớn nhất có chiều d ày tới
25m, thân bé nhất có chiều dày 3-4m. Thành phần (%) CaO: 0,76; MgO: 27 - 40 ; Al2O3
+Fe2O3: 6-12. Đây là mỏ có trữ lượng lớn (trên 15 triệu tấn), chất lượng tốt, đảm bảo yêu
cầu phối liệu sản xuất phân lân nung chảy. Hiện mỏ đang đ ược khai thác.



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
2.1. Khái quát về các đá siêu mafic, tổ hợp ophiolit và các kiểu ophiolit trên
thế giới
2.1.1 Khái quát về đá siêu mafic
Đá siêu mafic [4] là những đá rất nghèo oxit silic, đồng thời rất giàu magiê
và sắt. Đá khơng chứa hoặc chứa rất ít felspat, nh ìn bằng mắt thường, đá có màu
sẫm, xám phớt lục, khi bị serpentin hố chúng có m àu lục xám.
Thành phần khống vật chính của c ác đá siêu mafic: Gồm có olivin, pyroxen
thoi và pyroxen xiên đơn. Khoáng vật thứ yếu có plagiocla baz ơ, mica-magiê sắt.
Khống vật phụ có cromit, picotit, manhetit.
Tùy theo lượng tương đối giữa olivin và pyroxen người ta phân loại các đá
siêu mafic thành:
Tên đá
Dunit

Lượng olivin (%)
100-85

Lượng pyroxen (%)
0-15

Olivinit

85-70

15-30

Peridotit

Pyroxenit

70-30
30-0

30-70
70-100

Dunit và olivinit là những đá hầu như đơn khống vì chỉ chứa chủ yếu là
olivin có lẫn cromit và hematit.
Tuỳ theo loại pyroxen, peridotit lại được phân làm nhiều loại. Loại chứa
olivin và pyroxen thoi gọi là harzburgit, loại chứa olivin và pyroxen xiên đơn gọi là
veclit. Loại chứa olivin và cả hai pyroxen gọi là leezolit.
2.1.2 Khái quát về tổ hợp ophiolit
Ophiolit là một phần của lớp vỏ đại dương của trái đất, tên gọi ophiolit ban đầu
được Alexandre Brongniart sử dụng để chỉ một tập hợp củ a các loại đá màu xanh lá
cây (serpentin, diabase) trong dãy Núi Alps.
Tổ hợp ophiolit hiện nay đ ược cho là một thể thạch quyển đại d ương cổ được
đẩy trồi nằm trên vỏ lục địa qua một quá tr ình đẩy trồi hoặc chờm trượt hình thành
trong q trình khép kín c ủa bồn đại dương, là kết quả của sự va chạm giữa hai lục
địa hoặc lục địa với đảo/cung đảo (H ình 2.1)


Tổ hợp ophiolit phổ biến tr ên thế giới thường chứa hai phần: Phần vỏ v à
phần manti trên cùng (hay cịn gọi là tổ hợp peridotit).

Hình 2.1 Mơ hình quá trình đẩy trồi và trồi ngược lên phần rìa của ranh giới mảng
(Nguồn ảnh: jgs.lyellcollection.org
Cấu trúc của trật tự ophiolit phụ thuộc một cách đáng kể v ào phần mặt cắt lộ
ra là gì và chúng ở vị trí nào. Hầu hết trật tự ophiolit bao gồm các đá đ ã bị biến

dạng hoặc tái kết tinh trong suốt quá tr ình nâng trồi.
Qua những mặt cắt chuẩn cũng nh ư nghiên cứu chi tiết các đá trong đới
ophiolit trên thế giới, R.C.Coleman (1981) [39] đã mô tả cấu trúc điển hình của đới
ophiolit (từ dưới lên trên) như sau (Hình 2.2):


Hình 2.2: Cấu trúc điển hình từ dưới lên trên của đới ophiolit
(nguồn ảnh )
- Đá bản địa (đá của phần mảng nằm d ưới đới va chạm).
- Đới mélange kiến tạo: đới dăm kết kiến tạo sinh ra do tr ượt chờm va chạm
giữa hai khối thạch quyển. Đới n ày mang tính lẫn lộn vật chất biến chất li ên quan
đến quá trình hút chìm, gồm các đá magma thuộc vỏ đại d ương hút chìm và trầm
tích trước cung, trầm tích đới nêm tăng trưởng.
- Đới biến chất: bao gồm các thể biến chất đ ược hình thành trong quá trình
hút chìm và va chạm.
- Đới kiến tạo sinh thành (manti): bao gồm các thể dunit, cromit, đai mạch


diaba và các thể harzburgit thuộc phần tr ên cùng của manti trên.
- Đới magma xâm nhập - phun trào: gồm các thể siêu mafic, gabro, đai mạch,
plagiogranit, gabro, bazan đ ặc xít, bazan cầu gối (thuộc phần vỏ đại d ương).
- Các trầm tích bản địa của mảng nằm tr ên.
2.1.3 Các kiểu ophiolit trên thế giới
Theo Stern (2004) [41], ophiolit có các kiểu sau:
- Ophiolit kiểu thạch quyển đại dương thực thụ (MOR) hình thành từ các
thạch quyển đại dương được thành tạo từ các sống Núi đại dương.
- Ophiolit trước cung (fore-arc) hình thành liên quan đến đới tách giãn trong
giai đoạn bắt đầu của hút chìm (tương tự như ở đới Izu-Bonin hiện tại).
- Ophiolit sau cung: Được hình thành từ các đới tách giãn sau cung magma
(tương tự như biển Nhật Bản hiện tại).

2.2. Một số khái niệm thường được sử dụng trong tổ hợp ophiolit
Chondrites (Địa hoá học - Nguyễn Văn Phổ - 2002): là các vật thể bao gồm
các mảnh đá và khoáng vật có cấu trúc hạt nhỏ, chúng chủ yếu bao gồm các hạt
dạng cầu (chondrules) được hình thành bởi các hợp chất khác nhau, th ường chiếm
từ 20 đến 80% thể tích thi ên thạch có đường kính khoảng từ <0,1 đến >20 mm gọi
là các thể vơ định hình. Một số hạt này được bắt nguồn từ các giọt thuỷ tinh sau đó
tái kết tinh tạo ra các khống vật khác nhau gồm olivin, pyroxen v à plagioclas. Việc
nghiên cứu chúng cung cấp đầu mối quan trọng trong việc hiểu biết về tuổi v à sự
hình thành ban đầu của hệ mặt trời, của sự tổng hợp các vật c hất hữu cơ, nguồn gốc
sự sống hoặc sự hiện diện của n ước trên trái đất.
Hàm lượng sắt và nikel của Chondrites thấp hơn so với các loại thiên thạch
khác, thiên thạch phi kim loại hoặc thi ên thạch khơng chứa các hạt chondrules được
hình thành gần đây.
Hiện có khoảng 27.000 loại Chondrite trong các bộ s ưu tập trên thế giới.
Viên lớn nhất được tìm thấy nặng 1770kg là 1 phần của thiên thạch Cát Lâm rơi
xuống năm 1976. Chondrites bị r ơi theo những thiên thạch khác trong những trận
mưa sao băng, tập hợp của hàng nghìn viên đá nhỏ như đã xảy ra trong trận mưa
thiên thạch Holbrook năm 1912, theo ước tính có khoảng 14.000 thi ên thạch rơi
xuống miền bắc Arizona.


Manti nguyên thuỷ: trong địa hoá, giả định là 1 tầng với các thành phần vỏ
trái đất và manti kết hợp lại.
Các giả thuyết khoa học hiện tại đ ược chấp nhận là trái đất được hình thành
bởi sự gia tăng của vật liệu có th ành phần là thiên thạch, vẫn đang trong giai đoạn
bồi tụ khác biệt với hành tinh ban đầu. Sự tăng lên của nhân trái đất, nơi nguyên tố
kim loại nặng ưa sắt tích luỹ. Xung quanh nó ( ở giai đoạn này) khơng có sự khác
biệt giữa manti, đây là manti nguyên thuỷ.
Sự khác biệt diễn ra sau đó, tạo n ên các tầng có sự khác biệt về th ành phần
hố học của lớp vỏ và manti, với sự tích luỹ các nguyên tố khơng tương thích trong

lớp vỏ trái đất. Q trình phân dị của trái đất vẫn đang diễn ra cho đến ngày nay.
+ Nóng chảy từng phần (Partial melting)
Có hai kiểu nóng chảy từng phần [17]: nóng chảy từng mẻ (batch melting) v à
nóng chảy từng mẻ gia tăng (incremental batch melting).
+Nóng chảy từng mẻ (cịn được gọi là nóng chảy từng phần cân bằng hay
đơn giản gọi là nóng chảy cân bằng) là mơ hình đơn giản nhất của nóng chảy từng
phần, trong đó pha lỏng nằm tại chỗ và thường xuyên tiếp xúc, cân bằng hoá học
với vật liệu tàn dư cho đến khi các điều kiện cho phép tách th ành “mẻ” ra khỏi
magma nguyên thuỷ.
+ Nóng chảy từng mẻ gia tăng (incremental batch melting)
Nóng chảy từng mẻ gia tăng (một dạng mở rộng của mơ hình nóng chảy từng
mẻ) là q trình nóng chảy ở đó các mẻ dung thể đ ược tách ra lặp đi lặp lại, mỗi mẻ
được xác định bởi một quá tr ình cân bằng từ cùng một nguồn (đôi khi được xem
như “nóng chảy phân đoạn”).
2.3 Khái quát về quặng cromit
Cromit hay chromspinel (FeCr 2O4): là một khoáng vật màu đen hoặc nâu
đen, có tỷ trọng thay đổi từ khoảng 4,6 đối với quặng có h àm lượng thấp. Nó có thể
xuất hiện ở dạng tinh thể 8 mặt m àu café hoặc màu sắt đen trong đá magma si êu
mafic như peridotit và serpentin. Cromit được phát hiện thường cộng sinh với các
khoáng vật khác như platin, vàng, magnetit titan - sắt, các khoáng vật nickel v à
coban, magnesit, asbet và talc. Qu ặng cromit đôi khi gồm các hạt cromit đ ược bao
bọc bởi silicat magie.


×