Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501 (thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.47 KB, 26 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



NGUYỄN THỊ THANH TÂM


HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
501 (THUỘC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 5)


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30


TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH




Đà Nẵng – Năm 2013


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MẠNH TOÀN



Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG

Phản biện 2: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN




Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đà Nẵng
vào ngày 24 tháng 9 năm 2013




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
-1-
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị là một trong những công cụ quản trị hiện
đại mà mỗi doanh nghiệp không thể thiếu trong sự phát triển, có

chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đưa ra các
quyết định kinh doanh, là công cụ hỗ trợ tốt cho nhà quản lý trong
việc điều hành doanh nghiệp.
Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả, chất lượng của công trình xây dựng
đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Cùng với
sự phát triển của đất nước, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
501 đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như sự cạnh tranh khốc liệt.
Công ty hiện nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua đấu thầu các công
trình với sự cạnh tranh mạnh mẽ của rất nhiều doanh nghiệp xây
dựng lớn trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, muốn tồn tại và
phát triển cần phải có rất nhiều các biện pháp khác nhau và kế toán
quản trị chi phí là một trong những nguồn thông tin cung cấp quan
trọng cho việc ra các quyết định của nhà quản trị. Nó là cơ sở dự báo
các phương án trong công tác đấu thầu, kiểm soát chi phí, xác định
mức đóng góp của từng bộ phận, phát hiện ra những bộ phận còn
yếu kém để điều chỉnh kịp thời. Đây là vấn đề rất cần thiết đối với
bất kỳ một công ty xây dựng và cũng như đối với Công ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng 501.
Trên thực tế, tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501 hệ
thống kế toán chi phí hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài
chính để lập các báo cáo tài chính là chủ yếu. Hệ thống kế toán chi
-2-
phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế
hoạch, kiểm soát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong nội bộ
Công ty còn hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ các thông tin phù hợp,
kịp thời cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị
Công ty. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng thông tin kế toán quản
trị, Công ty cần phải hoàn thiện kế toán quản trị mà đặc biệt là kế
toán quản trị chi phí phù hợp với đặc điểm của Công ty nhằm cung

cấp thông tin được đầy đủ, kịp thời giúp các nhà quản trị Công ty
có cơ sở đưa ra các biện pháp kiểm soát, nâng cao hiệu quả sử
dụng chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng 501 thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông
5” làm luận văn tốt nhiệp cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua phân tích thực trạng kế toán quản trị chi phí tại
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây dựng 501, đề xuất các giải pháp về
kế toán quản trị chi phí nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi
phí, tăng cường kiểm soát chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn đi sâu nghiên
cứu những nội dung thuộc kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp xây lắp, cụ thể là Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501,
tập trung chủ yếu vào công tác lập dự toán, kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phầm, lập báo cáo phục vụ công tác kiểm soát
chi phí.
-3-
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu kế toán
quản trị chi phí trong phạm vi Công ty Cổ phần đầu tư và xây
dựng 501, bao gồm toàn bộ các bộ phận, đơn vị tham gia trực tiếp
vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương
pháp: Phương pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp, phân
tích, so sánh, sử dụng các bảng biểu để minh họa Đối tượng
phỏng vấn là các nhân viên kế toán, kỹ thuật, quản lý có trình độ

chuyên môn, có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
vực xây dựng. Qua đó, đối chiếu những thông tin đã thu thập, suy
luận để đánh giá công tác quản trị chi phí tại Công ty cổ phần đầu
tư và xây dựng 501.
Ngoài ra luận văn còn kế thừa các kiến thức, kinh nghiệm
tiếp thu được từ các văn bản quy trình quản lý nghiệp vụ, các tài
liệu, công trình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến đề tài.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày thành
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong
doanh
nghiệp xây lắp.
Chương 2: Tình hình thực tế về công tác kế toán quản trị
chi phí tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501.
-4-
6. Tổng quan tài liệu
Để nghiên cứu cơ sở lý luận về KTQTCP, tác giả đã tìm
hiểu một số sách và giáo trình của những tác giả như: PGS.TS.
Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Giáo
dục, Hà Nội; TS. Phan Đức Dũng (2006), Kế toán chi phí giá
thành, NXB Thống kê, Hà Nội; PGS.TS. Phạm Văn Dược, TS.
Trần Văn Tùng (2011), Kế toán quản trị, NXB Lao động, Hà Nội;
TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải,
Hà Nội, Phan Văn Phúc (2008) nghiên cứu về “Hoàn thiện công
tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty vận tải đa phương thức”,
Trần Thị Kim Loan (2012) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi
phí tại Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết và dịch vụ in

Đà Nẵng”, Hoàng Nguyễn Kim Linh (2012) nghiên cứu về “Hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Đầu tư phát
triển xây dựng Hội An”. Trong các công trình nghiên cứu này, các
tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống KTQTCP
vào các ngành, công ty cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Qua các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã nêu cùng với
việc nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty cổ
phần đầu tư và xây dựng 501, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán
quản trị chi phí tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 501 thuộc
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5” làm đề tài nghiên
cứu.


-5-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Khái quát về sự ra đời của kế toán quản trị
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng trở nên đa
dạng, cấp thiết. Phần lớn những nhu cầu thông tin của nhà quản lý
được thỏa mãn thông qua các kênh thông tin trải suốt trong nội bộ
doanh nghiệp.Vì vậy, kế toán đòi hỏi phải phục vụ tốt hơn cho
công việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định.
Chính nhu cầu thông tin này đã hình thành nên chuyên ngành
KTQT.
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Kế toán chi phí vừa có trong hệ thống kế toán tài chính và
vừa có trong hệ thống KTQT, trong đó bộ phận kế toán chi phí

trong hệ thống KTQT được gọi là KTQTCP. Chính vì vậy, xét
một cách tổng quát, KTQTCP có bản chất là một bộ phận của hoạt
động quản lý và nội dung của KTQTCP là quá trình định dạng, đo
lường, ghi chép và cung cấp các thông tin của chi phí hoạt động
kinh tế của một tổ chức.
1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp
Nhiệm vụ cụ thể của KTQTCP trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi,
nội dung kế toán quản trị chi phí của đơn vị xác định theo từng
thời kỳ
-6-
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn
vị bằng báo cáo kế toán quản trị chi phí
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế
hoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp
1.1.4. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản trị
doanh nghiệp
Như phần trên đã trình bày, KTQTCP là một bộ phận của hệ
thống kế toán nhằm cung cấp cho các nhà quản lý thông tin về chi
phí để giúp nhà quản lý thực hiện các chức năng quản trị doanh
nghiệp. Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra - đánh giá việc thực
hiện kế hoạch và ra quyết định.
1.1.5. Nguyên tắc tổ chức kế toán quản trị chi phí
- Nguyên tắc thống nhất
- Nguyên tắc thích ứng
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
- Nguyên tắc trọng

1.2. VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp
Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc…có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp
lâu dài
Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình
mang tính đơn chiếc, riêng lẻ
-7-
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán (giá thanh
toán với bên chủ đầu tư) hoặc giá thỏa thuận với bên chủ đầu tư
hoặc giá trúng thầu.
1.2.2. Đặc điểm và phân loại chi phí trong doanh nghiệp
xây lắp
a. Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí sản xuất trong DN xây lắp là toàn bộ các khoản hao
phí vật chất mà DN chi ra để thực hiện công tác xây lắp, nhằm tạo ra
các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như
theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. Chi phí về lao động sống là
những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo
lương của người lao động.
b. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm: Chi phí sản xuất
và chi phí ngoài sản xuất.
- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Cách phân loại này chia chi phí sản xuất ra thành: biến phí,
định phí, chi phí hỗn hợp.
1.2.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp xây lắp

Nhiệm vụ của KTQT là phải dự toán cũng như tính toán
được chi phí SXKD phát sinh của từng loại sản phẩm, hàng hóa,
từng hoạt động kinh doanh hay từng địa điểm kinh doanh… cung
cấp thông tin cho nhà quản lý để từ đó có biện pháp kiểm soát,
kiểm tra và ra các quyết định.
-8-
1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác kế toán quản trị chi
phí trong doanh nghiệp xây lắp
a. Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
CPNVLTT
dự toán
=
Khối lượng công việc
theo kế hoạch
x
Định mức
CPNVLTT

Chi phí nhân công trực tiếp:
CPNCTT
dự toán
=
Khối lượng công việc
theo kế hoạch
x
Định mức
CPNCTT

Chi phí sử dụng máy thi công:

CPSDMTC dự toán =
Khối lượng công việc
theo kế hoạch
x
Định mức
CPSDMTC

Chi phí SXC
CPSXC dự toán =
Biến phí SXC
dự toán
+
Định phí SXC
dự toán

b. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất theo
công việc trong doanh nghiệp xây lắp
c. Công tác kiểm soát chi phí sản xuất
- Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Phân tích biến động giá
Ảnh hưởng về giá đến
biến động NVL
trực tiếp
=
Đơn giá NVL
trực tiếp thực tế
-
Đơn giá NVL
trực tiếp
dự toán

x
Lương NVL
trực tiếp
thực tế sử dụng

* Phân tích biến động về lượng:
Ảnh hưởng về lượng
đến biến động NVL
trực tiếp
=
Lượng NVL
trực tiếp
thực tế sử dụng

Lương NVL
trực tiếp dự toán
sử dụng
x
Đơn giá
NVL
trực tiếp
theo dự toán


-9-
- Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
* Phân tích biến động giá:
Ảnh hưởng về giá
đến biến động
CPNCTT

=
Đơn giá NCTT
thực tế
-
Đơn giá NCTT
dự toán
x
Thời gian
lao động thực tế

* Phân tích biến động về lượng:
Ảnh hưởng của
năng suất đến
biến động chi phí NCTT
=
Thời gian
lao động thực tế
-
Thời gian
lao động dự toán
x
Đơn giá
CNTT
dự toán

- Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công
* Phân tích biến động giá:

Ảnh hưởng về giá
đến biến động chi phí

MTC
=
Đơn giá ca
máy thực tế
-
Đơn giá
ca máy dự toán
x
Số ca máy
thực tế

* Phân tích biến động về lượng:
Ảnh hưởng về lượng
đến biến động chi phí
MTC
=
Số ca máy
thực tế sử dụng

Số ca máy
dự toán sử dụng
x
Đơn giá
ca máy
dự toán

- Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Biến động
chi phí SXC

=
Biến động
định phí SXC
+
Biến động
biến phí SXC

d. Tổ chức cung cấp thông tin chi phí theo yêu cầu quản

Để cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý, một công cụ
hữu hiệu được sử dụng trong KTQTCP đó là các báo cáo chi phí.
Trên cơ sở các thông tin về chi phí do KTTC thu thập và xử lý,
người làm KTQT phải xây dựng các báo cáo phù hợp với nhu cầu
thông tin của nhà quản trị

-10-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn, nội dung đi sâu nghiên cứu bản
chất, vai trò của KTQT chi phí và đặc thù của ngành xây lắp. Bên
cạnh đó, phân tích các nội dung cơ bản của KTQT chi phí, bao
gồm: lập dự toán chi phí SXKD, tập hợp chi phí tính giá thành sản
phẩm xây lắp, phân tích chi phí phục vụ yêu cầu kiểm soát và ra
quyết định, tổ chức hệ thống báo cáo chi phí nhằm cung cấp thông
tin phục vụ quản lý DN.
Đây là cơ sở lý luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực
trạng về KTQT chi phí và đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi
phí cũng như định hướng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện
KTQT chi phí tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 501.


-11-
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501
2.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp
a. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu Tư và Xây Dựng 501 tiền thân là
Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 501, được thành lập
theo quyết định số 2247/QĐ/TCCB–LĐ do Bộ trưởng Bộ Giao
Thông Vận Tải ra quyết định ngày 13/09/1997, là đơn vị hạng hai,
trực thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5.
b. Chức năng hoạt động theo giấy phép thành lập
Xây dựng công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp,
thủy lợi, công trình thủy điện, khai thác, chế biến, kinh doanh đá
xây dựng
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại doanh nghiệp
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay được tổ chức theo kiểu
trực tuyến chức năng, chịu trách nhiệm quản lý cao nhất tại Công
ty là Hội đồng quản trị.
b. Chức năng của các phòng ban
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 501 áp dụng hình thức kế
toán “Chứng từ ghi sổ”.
-12-
2.2. THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại Công Ty
Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 501
a. Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là giá trị các loại NVL tham gia trực tiếp vào sản xuất xây
lắp, khi khối lượng sản phẩm thay đổi thì chi phí này thay đổi theo.
CPNVLTT bao gồm các NVL chính (nguyên liệu, vật liệu cấu thành
thực thể chính của sản phẩm) như: cát, đá, xi măng, sắt thép, dầu
diezel, dầu mazut, gỗ ván, đinh…; chi phí nguyên vật liệu phụ và các
nhiên liệu, vật liệu khác liên quan trực tiếp đến sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp
Là chi phí lao động được tính trực tiếp vào giá thành xây
lắp: tiền lương chính của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng
công trình: công nhân mộc, nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt,
trộn bê tông, công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy thi
công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch tiền
lương phụ của công nhân trực tiếp xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí thường
xuyên và chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên: là những chi phí phát sinh gắn liền
với việc sử dụng máy thi công: tiền khấu hao máy móc thiết bị,
tiền thuê xe máy, lương chính của công nhân điều khiển, nhiên
liệu dùng cho máy hoạt động, phí tổn sửa chữa thường xuyên và
các chi phí khác liên quan.
-13-
Chi phí tạm thời: là chi phí liên quan đến việc tháo lắp, chạy
thử, vận chuyển máy, dựng lều bảo vệ máy trong thời gian ngừng sử
dụng… Chi phí này phân bổ dần theo thời gian máy sử dụng ở công

trình.
- Chi phí sản xuất chung
Là các chi phí liên quan đến việc quản lí công trình trong
phạm vi đội (tổ) sản xuất một hạng mục công trình nhất định. Bao
gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với các chi
phí khác liên quan đến nhân viên quản lý tổ (đội) sản xuất đó,
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, trực tiếp
điều hành máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý
công trình, chi phí lán trại công trình
b. Chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những chi phí của bộ máy quản lý hành chính và các chi
phí khác có tính chất chung, cụ thể:
Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Chi phí vật liệu quản lý: các vật liệu xuất dùng cho công tác
quản lý, dùng để sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận quản lý.
Chi phí công cụ dụng cụ: Đồ dùng văn phòng dùng cho công
tác quản lý.
Chi phí khấu hao TSCĐ: nhà cửa, văn phòng công ty…
- Chi phí bán hàng
Theo quyết định thành lập Công ty, ngoài chức năng XDCB
Công ty còn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công
-14-
nghiệp, khu đô thị, cụm dân cư; kinh doanh bất động sản; kinh
doanh vật tư, vật liệu xây dựng, các loại sản phẩm phục vụ cho sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp Vì vậy, tại đơn vị phát sinh
thêm chi phí bán hàng.
2.2.2. Công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 501
* Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Định mức CPNVLTT bao gồm định mức giá và lượng cho
một đơn vị thi công.
* Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp được tính riêng cho
từng nội dung công việc. Định mức ngày công xây lắp một hạng
mục công trình được quy định trong hệ thống dự toán định mức
của Bộ Xây Dựng.
* Định mức chi phí sử dụng máy thi công
* Định mức chi phí chung
Theo quy định của Bộ xây dựng, định mức chi phí chung
được tính theo tỷ lệ nhất định với các chi phí trực tiếp.
* Thu nhập chịu thuế tính trước
Là khoản thu nhập mà công ty nhận được khi nhận thầu
công trình và được tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) của chi phí trực
tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.
Đối với công trình Khu tái định cư Sơn Phô 1, hạng mục
giao thông và san nền, kinh phí xây dựng được tổng hợp như sau:
-15-
Bảng 2.8: Bảng tồng hợp kinh phí công trình khu tái định cư
Sơn Phô 1
Hạng mục giao thông và san nền
ĐVT: Đồng
TT Chi phí Cách tính Giá trị (đ) Ký hiệu
Chi phí theo đơn giá
Chi phí vật liệu 7.059.354.056 A
Chênh lệch vật liệu CLVL
Bù vận chuyển BVC
Chi phí nhân công 1.410.819.312 B

Chi phí máy xây dựng 221.257.243 C
I Chi phí trực tiếp
1 Chi phí vật liệu (A+CLVL+BVC)*1 7.059.354.056 VL
2 Chi phí nhân công B*1 1.410.819.312 NC
3 Chi phí máy xây dựng C*1 221.257.243 M
4 Trực tiếp phí khác (VL+NC+M)*1,5% 130.371.459 TT
Cộng chi phí trực tiếp VL+NC+M+TT 8.821.802.071 T
II Chi phí chung T*6% 529.308.124 C
Giá thành dự toán xây dựng T+C 9.351.110.195 Z
III
Thu nhập chịu thuế tính
trước
(T+C)*5,5% 514.311.061 TL

Giá trị dự toán xây lắp
trước thuế
T+C+TL 9.865.421.256 G
IV Thuế giá trị gia tăng G*10% 986.542.126 VAT

Giá trị dự toán xây lắp sau
thuế
G + VAT 10.851.963.382 G
XL

Làm tròn 10.851.963.000
-16-
2.2.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng 501
a. Hạch toán các khoản mục chi phí
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Định kỳ, đội thi công tập hợp tất cả các hóa đơn mua vật tư,
phiếu xuất kho thi công công trình về công ty để xin hoàn tạm
ứng. Trên cơ sở các chứng từ gửi về được Giám đốc duyệt cho
hoàn ứng, kế toán thanh toán lập chứng từ hoàn ứng cho đội, và
nhập dữ liệu vào máy theo từng công trình, máy tính sẽ tự động
cập nhật số liệu vào sổ chi tiết TK621 theo phần mềm kế toán đã
được cài đặt trong máy. Cuối kỳ, kết chuyển số liệu tổng hợp trên
sổ này do máy tự tổng hợp sang TK154 để tập hợp chi phí sản
xuất làm căn cứ tính giá thành công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền công, khoản bồi
dưỡng của công nhân trực tiếp thi công (hầu hết là công nhân thuê
ngoài), tiền lương của đội trưởng và kế toán đội. Khoản chi phí
này công ty giao khoán gọn cho đội. Do đó, đội xây dựng có trách
nhiệm tự huy động nguồn nhân lực, tổ chức chấm công và thanh
toán lương. Cuối tháng tập hợp chứng từ về phòng tài chính kế
toán xin hoàn tạm ứng.
CPNCTT không theo dõi cho từng nội dung công việc mà
chỉ theo dõi chung cho toàn bộ hạng mục công trình
Chi phí sử dụng máy thi công:
Mỗi công trình Công ty có tổ chức một đội máy thi công
riêng nhưng không phân cấp quản lý tài chính và tổ chức hạch
toán kế toán riêng cho đội máy.
-17-
Những chi phí phát sinh trong quá trình vận hành MTC như:
tiền lương công nhân trực tiếp điều khiển máy, nhiên liệu, động lực,
vật liệu vận hành MTC được tập hợp trực tiếp cho công trình. Đối
với chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trình như chi phí khấu
hao máy móc, thiết bị thì kế toán phân bổ cho từng công trình căn cứ
vào thời gian sử dụng trong nhật trình MTC

Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các khoản chi phí
phát sinh ở ban quản lý công trình như: chi phí vật liệu, chi phí
tiền lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của
đội thi công, chi phí dụng cụ và chi phí dịch vụ mua ngoài Các
khoản chi phí này phát sinh thuộc ban quản lý công trình nào được
hạch toán trực tiếp cho công trình đó.
b. Tập hợp chi phí sản xuất
Cuối kỳ, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết tài
khoản theo dõi chi phí phát sinh trong kỳ của từng công trình, kết
chuyển trực tiếp qua TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
làm cơ sở để tính giá thành.
c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là giá trị công trình, hạng
mục công trình chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa
được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Như
vậy, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là phần
còn lại sau khi đã phân bổ tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
có liên quan cho các giai đoạn công việc hoàn thành.

-18-
d. Tính giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp cuối cùng được xác định theo
phương pháp tính giá thành giản đơn trên cơ sở tập hợp chi phí
phát sinh từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành công trình.
2.2.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua các báo cáo chi
phí sản xuất kinh doanh
a. Báo cáo về chi phí vật tư
Khoản mục CPNVLTT được tập hợp riêng cho từng hạng mục
công trình. Trong quá trình vận động, dòng chi phí vật liệu gắn liền với

trách nhiệm của bộ phận có liên quan như: phòng vật tư, phòng kế toán
và đội thi công. Để cung cấp thông tin cho yêu cầu kiểm soát chi phí
vật liệu trong quá trình thi công và đánh giá trách nhiệm của các bộ
phận liên quan, báo cáo về chi phí vật tư được lập gồm: Bảng kê vật tư
mua vào, Bảng kê định mức thiết kế, Bảng kê vật tư xuất dùng.
b. Báo cáo chi phí nhân công
Báo cáo chi phí nhân công là các báo cáo liên quan đến lao
động. Chi phí lao động trực tiếp được tính dựa vào đơn giá tiền
lương nhân công dự toán của công trình, hạng mục công trình
được chi tiết theo từng cấp bậc trình độ tay nghề và khối lượng
thực tế thực hiện trong kỳ. Riêng chi phí nhân công cho bộ phận
quản lý được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng quỹ lương của đội
công nhân trực tiếp và được phân bổ cho từng công trình, hạng
mục công trình theo tiêu thức doanh thu nhận thầu.
c. Báo cáo chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí phục vụ cho xe, máy thi công tại đơn vị được theo
dõi theo từng công trình. Chi phí máy thi công tính theo số ca máy
và đơn giá mỗi ca máy thi công công trình. Định kỳ, đội trưởng
-19-
lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công tại công trình gửi
về Công ty để kiểm tra, đối chiếu.
2.2.5. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí tại công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501
a. Những kết quả đạt được
Công tác KTQTCP tại Công ty đã được chú trọng và vận
dụng nhằm giúp nhà quản trị điều hành tốt công tác quản lý Công
ty.
b. Những mặt hạn chế
Công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty đã được áp
dụng, triển khai song chưa thực hiện toàn diện, còn mang tính tổ

chức hệ thống kế toán tài chính nên chưa thực sự phát huy được
vai trò hữu hiệu của thông tin kế toán quản trị trong chức năng hỗ
trợ quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở tìm hiểu thực tế, chương 2 của luận văn đã giới
thiệu tổng quan về đặc điểm hoạt động kinh doanh, về cơ cấu tổ
chức quản lý, tổ chức kế toán tại Công Ty CP ĐT&XD 501, tìm
hiểu về thực trạng KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng.
Công tác KTQT chi phí tại Công ty được thể hiện qua việc nhận
dạng, phân loại chi phí SXKD, lập dự toán chi phí, tính giá thành
sản phẩm xây lắp, và lập các báo cáo bộ phận để theo dõi, kiểm soát
chi phí.
Qua nghiên cứu, khảo sát tác giả đã rút ra một số hạn chế
cần phải được tiếp tục hoàn thiện trong công tác KTQT chi phí tại
Công ty ở chương 3.
-20-
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 501

3.1. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC MÔ HÌNH KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ
Theo mô hình này, tổ chức bộ máy kế toán có sự kết hợp
giữa KTTC với KTQT theo từng phần hành: kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành, kế toán bán hàng… Kế toán viên theo dõi phần
hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả KTTC và KTQT phần hành đó.
Ngoài ra, DN bố trí người thực hiện các nội dung KTQT chung
khác, như: thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán
và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị

doanh nghiệp.
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN
XUẤT KINH DOANH
Để đáp ứng yêu cầu lập dự toán chi phí, kiểm soát thực hiện
và chủ động điều tiết chi phí phù hợp, cung cấp thông tin làm cơ sở
định hướng cho nhà quản trị đưa ra các quyết định mang tính chiến
lược thì Công ty cần hướng tới phân loại chi phí theo cách ứng xử
của chi phí.
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí SXKD được chia
thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Chi phí được xem là
biến phí, định phí còn phụ thuộc vào quan điểm nhận thức của nhà
quản trị trong từng mục tiêu và hoàn cảnh sử dụng chi phí khác
nhau.
-21-
Cách phân loại chi phí theo cách ứng xử là căn cứ để thiết
kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí –
khối lượng – lợi nhuận và đặc biệt là ra các quyết định dài hạn,
đồng thời giúp các nhà quản trị xác định đúng phương hướng và
biện pháp nâng cao hiệu quả của chi phí.
3.3. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO CHI PHÍ PHỤC
VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO YÊU CẦU QUẢN LÝ
3.3.1. Xây dựng trung tâm chi phí và tổ chức báo cáo chi
phí theo trung tâm
a. Mục tiêu, nhiệm vụ của trung tâm chi phí
b. Xây dựng hệ thống báo cáo chi phí theo chức năng,
nhiệm vụ của trung tâm chi phí
- Báo cáo dự toán chi phí
Báo cáo dự toán chi phí được xây dựng dựa theo các trung
tâm trách nhiệm. Báo cáo dự toán của các trung tâm trách nhiệm

hình thành nên một hệ thống các báo cáo xuyên suốt phục vụ cho
công tác quản trị từ cấp lãnh đạo thấp nhất đến cấp cao nhất. Tuy
nhiên, số lượng báo cáo còn hạn chế, chưa lập dự toán cụ thể cho
các yếu tố biến phí, định phí được phân loại theo cách ứng xử chi
phí cho từng nội dung công việc, hạng mục công trình, công trình.
- Báo cáo thực hiện chi phí
* Báo cáo chi phí vật tư
CPNVLTT thực tế chênh lệch so với số liệu dự toán do ảnh
hưởng của nhân tố lượng và nhân tố giá. Áp dụng phương pháp so
sánh có thể đánh giá chung mức độ biến động của CPNVLTT,
bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể xác định ảnh hưởng
-22-
của từng nhân tố. Sau khi cố định nhân tố khối lượng xây lắp, biến
động của CPNVLTT chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: định mức
tiêu hao NVL cho 1 khối lượng xây lắp và đơn giá NVL sử dụng
cho xây lắp.
* Báo cáo chi phí nhân công
Báo cáo chi phí nhân công hiện nay ở DN chỉ mới tập trung
vào cung cấp thông tin cho việc tính lương, chưa đi vào phân tích và
đánh giá nguyên nhân của sự biến động CPNCTT. Sự biến động của
CPNCTT chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: định mức hao phí ngày
công lao động cho một khối lượng xây lắp và đơn giá ngày công lao
động (theo từng bậc thợ). Áp dụng phương pháp so sánh có thể đánh
giá chung mức độ biến động của CPNCTT, bằng phương pháp thay
thế liên hoàn ta có thể xác định ảnh hưởng của từng nhân tố.
* Báo cáo chi phí máy thi công
Khoản mục CPSDMTC là chi phí hỗn hợp nên phân tích
biến động CPSDMTC theo hướng phân tích biến động biến phí
SDMTC và biến động định phí SDMTC.
* Báo cáo chi phí sản xuất chung

Với tình hình thực tế hiện nay tại Công ty, CPSXC chưa
được lập dự toán chi tiết và chưa lập các báo cáo thực hiện SXC
nên công tác phân tích chi phí SXC chưa hiệu quả. CPSXC không
làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, hạng mục công trình thi
công nhưng ảnh hưởng đến giá thành nên cần lập báo cáo thực
hiện CPSXC để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí.
3.3.2. Xây dựng báo cáo bộ phận cho hoạt động xây lắp
Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận được lập theo cách ứng
xử chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi phí, doanh thu của từng
-23-
công trình, hạng mục công trình riêng biệt trong DN. Làm cơ sở
để đánh giá kết quả hoạt động, kiểm soát công trình và quản lý đối
với chi phí, thu nhập của từng công trình, hạng mục công
trình Báo cáo này được lập ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều
phạm vi khác nhau (tổ, đội, công trình, toàn DN).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với thực trạng tổ chức KTQT chi phí tại Công ty CP
ĐT&XD 501, trong chương 3, luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí tại Công ty CP ĐT&XD
501 dựa trên những nhược điểm đã phân tích nhằm giúp cho công
tác KTQT chi phí trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho quản
lý. Các giải pháp tập trung vào việc tổ chức mô hình KTQT kết
hợp với KTTC trong bộ máy kế toán, hoàn thiện công tác phân
loại chi phí, và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo chi
phí của KTQT nhằm cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc
quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DN.








×