Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tổng quan về Viettinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.64 KB, 42 trang )

Bài tìm hiểu Doanh Nghiệp môn Quản trị chiến lược
NGÂN HÀNG VIETINBANK
Phần I: Phân tích đánh giá Ngân hàng CP Công Thương Việt Nam qua các nội
dung lý thuyết chương 1 – 2 -3
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, mọi ngành kinh doanh trong đó có
tài chính ngân hàng đều chịu những ảnh hưởng to lớn và phức tạp từ môi trường
kinh doanh. Những cơ hội phát triển cũng như những nguy cơ và thách thức luôn là
vấn đề quan trọng với ngành ngân hàng nói riêng và tất cả các ngành kinh doanh nói
chung. Để vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội qua đó nâng cao
vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, các ngân hàng phải đưa ra chiến lược
kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển; phù hợp với
xu thếtoàn cầu trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích của
Ngân hàng. Với chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam (VietinBank) đã giữ vững vị trí dẫn đầu của mình và được đánh
giá là Ngân hàng có vai trò đầu tàu và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống
Ngân hàng Việt Nam , góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất
nước trong thời kỳ đổi mới.
1. Giới thiệu chung:
- Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng
thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt
Nam.
- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh,
trên 900 phòng giao dịch/ Qu] tiết kiệm, 6 Công ty hạch toán độc lập (Công
ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH
MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm,
Công ty TNHH MTV Quản lý Qu], Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý)
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 1
và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ,
Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.


- Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn
thế giới.
- Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng
Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ
chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
2. Tầm nhìn:
“Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong
nước và Quốc tế “
Viễn cảnh tương lai:
Xây dựng NHTMCP Công Thương VN thành Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng
với 2 trụ cột chính là Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư trên cơ sở áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng
và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng
đầu tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới.
Sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương sẽ tiến hành cổ phần hoá các công ty con,
đông thời tiếp tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác thông qua hình thức
liên doanh, liên kết ở mức các công ty con nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu,
tận dụng kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, đặc biệt là các đối tác chiến
lược nước ngoài nhằm góp phần xây dựng và phát triển NHTMCP CTVN.
NHTMCP CTVN cùng với các công ty con sẽ tạo thành nhóm công ty hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Giai đoạn tiếp theo, NHTMCP CTVN sẽ
tiếp tục các bước chuyển đổi để thành lập Tập đoàn tài chính Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
Giá trị cốt lõi
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 2
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được

quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp –
được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
3. Sứ mệnh:
Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng,
cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc
sống.
4. Triết lý kinh doanh
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
- Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
5. Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
Đến với Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về
chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình
với phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại"
6. Sử dụng mô hình khung 3 chiều của Derek để giải thích vì sao Vietinbank
được thành lập:
a. Ai được thỏa mãn:
Đó chính là các khách hàng mà Vietinbank đang phục vụ mà mong muốn hướng tới
như :
-Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, Các doanh nghiệp và các tổ
chức có đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt
Nam.
- Cá nhân.
- Hộ gia đình.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 3
- Tổ hợp tác.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài….
Nói cách khác đối tượng phục vụ của Vietinbank là rất đa dạng phong phú, họ gồm

tất cả những ai (có đủ điều kiện) có nhu cầu thỏa mãn vs dịch vụ của DN
b. Nhu cầu được thỏa mãn:
Theo đúng những gì mà triết lý kinh doanh và hệ tư tưởng cốt lõi của Vietibnbank
hướng tới khách hàng, với phong cách phục vụ chuyên nghiệp Ngân hàng sẽ đem lại
cho khách hàng những giá trị tốt nhất mà Ngân hàng có. Các dịch vụ mà Vietinbank
cung cấp không chỉ đa dạng, phong phú mà còn đảm bảo chất lượng cao như :
- Huy động vốn
- Cho vay, đầu tư
- Bảo lãnh
- Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Ngân qu]
- Thẻ và ngân hàng điện tử
- Hoạt động khác
Thỏa mãn nhu cầu như thế nào:
Vietinbank sẽ đáp ứng với sự chuyên nghiệp, tận tình nhất với các cơ sở và năng lực
độc đáo sau
- NH sở hữu quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất tại VN và ứng dụng công nghệ
tiên tiến nước ngoài trong quá trình hoạt động kinh doanh
- Năng lực tài chính và giá trị thương hiệu mạnh, luôn nằm trong top thương hiệu uy
tín nhất tại VN
- NH đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài
bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối
toàn diện, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi
trườngkinh doanh hiện tại và mang tính hội nhập cao
- Mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc, nâng tầm hoạt động vượt ra ngoài
lãnh thổ VN và vươn xa ra thế giới.
=> Mục tiêu chiến lược
“Trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam,một ngân hàng tỷ đô
ngang tầm với khu vực và vươn xa tầm hoạt động ra thế giới”
7. Phân tích mục tiêu chiến lược của Vietinbank.

Vietinbank đã đề ra cho mình những mục tiêu chiến lược trong thời gian tới. Cụ thể:
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 4
a. Nâng cao chất lượng tín dụng
• Tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo chỉ thị của chính phủ yêu cầu
hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn hiện nay,
• Mặt khác, tín dụng cá nhân vẫn chưa được mở rộng trở lại do còn nhiều e ngại.
• Năm 2011, Vietinbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 5.100 tỷ đồng.
b. Mở rộng quy mô tài sản:
Vietinbank đặt mục tiêu tăng quy mô tổng tài sản đạt 550 ngàn tỷ đồng (27,5 tỷ
USD) cuối năm 2012 và tăng gấp đôi trong 5 năm tới với quy mô khoảng 50 tỷ
USD.
c. Nâng cao chất lượng quản trị của ngân hàng.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị ngân hàng cũng như các khả năng quản trị rủi ro,
vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các khoản vay, các tài sản sinh lời khác.
d. Khai thác các nguồn lợi thế:
Tổng diện tích đất Vietinbank hiện đang quản lý và sử dụng tính đến cuối tháng 9 là
563.284 m2. Trong dài hạn, tận dụng nguồn tài sản này để phát triển mở rộng
thêm các chi nhánh, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động
sản.
e. Tiêu chuẩn hóa công tác quản trị.
Tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ thông tin như xây dựng hệ thống chỉ
số cảnh báo rủi ro, hệ thống Balance Scorecard, v.v. nhằm nâng cao công tác quản
trị rủi ro.
f. Mở rộng phạm vi hoạt động:
Sau khi mở một ngân hàng với đầy đủ hoạt động dịch vụ của một ngân hàng hiện đại
tại Frankfurt, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động quốc tế tại các
trung tâm tài chính của thế giới hoặc các quốc gia có hoạt động thương mại sôi động
với Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu, Hồng Kông, Singapore,
v.v. . Trong thời gian sắp tới, Vietinbank sẽ khai trương chi nhánh Berlin và đầu
năm 2012 sẽ mở chi nhánh tại Lào.

g. Đa dạng hóa các mảng hoạt động của ngân hàng:
Vietinbank sẽ phát triển mạnh mảng ngân hàng đầu tư với chiến lược phân bổ tài sản
70/30 vào hai lĩnh vực chính là cho vay và đầu tư, nhằm đảm bảo tính thanh khoản
của cả hệ thống và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
h. Nâng cao năng lực và an toàn vốn:
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 5
• Ngân hàng đang tích cực đàm phán để phát hành 15% vốn cổ phần cho Ngân
hàng Nova Scotia. Hai bên đang cố gắng để hoàn tất giao dịch này trong thời gian
sớm nhất.
• Phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế. Vietinbank đã chọn được đơn vị
tư vấn là liên doanh HSBC và Barclays. Hiện đang chọn nhà tư vấn luật trong nước
và quốc tế để thực hiện các thủ tục chào bán.
8. Phân tích môi trường vĩ mô:
a. Môi trường kinh tế:
- Cơ hội:
+ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi
Việt Nam gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam làm ăn
hợp tác với các đối tác nước ngoài. Nhờ hội nhập quốc tế, Ngân hàng đã tiếp cận thị
trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng
vốn sẽ tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng và loại hình hoạt động. Các ngân
hàng trong nước sẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo
tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi
ro.
+ Nền kinh tế tăng trưởng cao (tốc độ phát triển trung bình năm 2007 là 7.5%),
thu nhập bình quân của dân chúng tăng, kéo theo nhu cầu tiết kiệm tiền, chuyển
khoản, vay vốn làm ăn… cũng tăng lên, làm cho hoạt động của ngân hàng ngày
càng sôi động.
+ Tình hình kinh tế của Việt Nam ổn định, không có biến động lớn dù cả trong
khủng hoảng
+ Tỉ lệ lãi suất đã được cố định hàng năm, áp dụng trần lãi suất đối với các ngân

hàng.
+Tý giá hối đoái ổn đinh, không có biến động nhiều trong thời gian gần đây.
- Thách thức
+ Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, gia nhập WTO, càng ngày
càng có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước
+ Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng nhưng chưa cao, tỉ lệ lạm phát cao =>
ảnh hưởng tới xu hướng gửi tiết kiệm, vay vốn làm ăn của người dân….
b. Môi trường Công nghệ:
- Cơ hội:
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 6
+ Đã ứng dụng các hệ thống máy móc hiện đại trên thé giới vào trong giao dịch.
- Thách thức
+ Tuy nhiên, các hệ thống, hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán
lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng
kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Số lượng máy ATM lớn, trong đó số camera giám sát có hạn => không giám sát
theo dõi được hết các hoạt động giao dịch => đôi lúc còn gặp nhiều trục trặc như cậy
máy ATM lấy tiền, rút tiền nhưng khách hàng không nhận được trong khi tài khoản
thì vẫn bị trừ
c. Môi trường văn hóa xã hội
- Cơ hội:
+ Số dân đông, ý thức tiết kiệm cao => là một thị trường khá tiềm năng
+ Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao => sử dụng các dịch vụ chất lượng
cao
+ Giao lưu văn hoá, làm ăn buôn bán với các quốc gia trên thế giới => nhu cầu về
chuyển khoản quốc tế, thanh toán quốc tế qua ngân hàng là rất lớn.
d. Môi trường chính phủ, luật pháp, chính trị:
- Cơ hội:
+ Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, điều này tạo sự an tâm cho các
khách hàng trong và ngoài nước

+ Hệ thống các chính sách, luật pháp về dịch vụ Ngân hàng của Việt Nam tương
đối đầy đủ và ổn định
- Thách thức
+ Một số luật vẫn chưa đáp ứng được => ảnh hưởng đến vấn đề quản lý đối với
các ngân hàng trong việc thả nổi lãi suất trên thị trường
+ Thủ tục hành chính còn rườm rà, quan liêu, năng lực quản lý điều hành của
NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế.
+ Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân
hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.
9. Phân tích môi trường ngành
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 7
a. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Có thể nói, cạnh tranh trong ngành NH là một cuộc chiến khốc liệt. Các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của Vietinbank trên thị trường hiện nay bao gồm các Ngân hàng
thương mại quốc doanh, Các ngân hàng thương mại cổ phần, một số ngân hàng nước
ngoài và các tổ chức tín dụng khác.
Sự gia tăng về số lượng NH nước ngoài xin thành lập chi nhánh tại VN cũng như các
DN muốn đầu tư vào thị trường NH càng làm sự cạnh tranh trên thị trường trở nên
mạnh mẽ. Đánh giá cụ thể về mức độ cạnh tranh được thể hiện qua các phân tích
dưới đây.
• Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành:
o Số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh:
Về số lượng: Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh
chóng về số lượng. Từ 9 ngân hàng năm 1991 lên 80 ngân hàng năm 2007, bao gồm
5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 33 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Giữa các nhóm ngân hàng
này có sự phân hóa rõ nét về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như
chiến lược phát triển.
-> Sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước
và quốc tế

Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 8
Về Quy mô và năng lực tài chính
Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm
qua đã có sự tăng trưởng mạnh. Khối NHTMQD có quy mô vượt trội, chiếm ưu thế.
Về thị phần hoạt động: Thị phần giữa các khối ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh
từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP trong những năm gần đây, đặc biệt là hai
năm 2006 và 2007.
Khối NHTMQD:
- Hiện vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất trên các mảng hoạt động chính.
- Thị phần đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối
NHTMCP, NHNN&LD.
Khối NHTMCP:
- Thị phần tăng nhanh-> phát triển nhanh chóng và sức cạnh tranh ngày càng mạnh
mẽ.
Khối NHNN&LD:
- Có sự tăng trưởng nhanh và khá đều đặn về số lượng ngân hàng.
- Thị phần hoạt động của khối NHNN & LD khá ổn định.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 9
o Đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành:
Hệ thống Ngân Hàng Việt Nam có tốc phát triển nhanh chóng. Bên cạnh sự phát
triển về số lượng NH, quy mô hoạt động của hệ thống cũng tăng trưởng mạnh
mẽ.Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng bằng
hơn 130% GDP 2007. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở
mức rất cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002 - 2007. Điều
này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tiềm năng phát triển của hệ thống Ngân hàng VN là rất lớn. Bên cạnh mảng hoạt
động tín dụng, mảng hoạt động dịch vụ cũng có những bước phát triển nhanh chóng.
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ rất cao.Bên cạnh đó, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, hoạt động ngân hàng đầu tư cũng có tiềm năng tăng trưởng mạnh cùng với sự
tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể nói, Hoạt động ngân hàng vẫn là mảnh đất màu

mỡ cho các doanh nghiệp khai thác và phát triển.
• Phân tích đối thủ cạnh tranh, tương quan thế lực giữa các đối thủ cạnh tranh:
o Chiến lược các đối thủ:
Khối NHTMQD:
- Thực hiện quá trình tái cấu trúc để cổ phần hóa
- Chiến lược phát triển: trở thành các tập đoàn tài chính đa năng cung cấp đầy đủ
các sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng.
- Tập trung khai thác đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn
kinh tế và đầu tư dự án.
Khối NHTMCP:
- Hầu hết các NHTMCP đều có chiến lược phát triển tập trung vào thị trường ngân
hàng bán lẻ.
- Một số NHTMCP dẫn đầu như ACB, STB có định hướng mở rộng thành các tập
đoàn tài chính đa năng trong đó ngân hàng thương mại là cốt lõi.
- Đối tượng khách hàng chủ yếu của khối này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
khách hàng cá nhân.
- Một số ngân hàng cổ phần đã thực hiện bán cổ phần cho đối tác chiến lược là các
Ngân hàng lớn trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính và quản
trị.
Khối NHNN&LD:
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 10
- Các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam hiện tại đều là những tên tuổi
nằm trong Top 100 ngân hàng lớn nhất thế giới như Citibank, HSBC, ANZ,…
- Chiến lược tập trung vào đối tượng khách hàng đặc thù là các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, các doanh nghiệp Quốc doanh lớn và
các khách hàng cá nhân nước ngoài và các đối tượng khách hàng cá nhân có thu
nhập cao.
- Triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại nhằm thu hút khách hàng
như dịch vụ cho vay qua mạng, qua điện thoại di động, tài trợ mua nhà và các sản
phẩm thẻ tín dụng quốc tế.

o Đánh giá điểm mạnh yếu các đối thủ:
Nhóm Ngân Hàng Đặc điểm
1 AGRI, BIDV,
VCB
• Có quy mô vốn, Tổng tài sản, mạng lưới hoạt động lớn nhất
trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
• Tốc độ tăng trưởng ổn định.
• Nắm giữ thị phần chi phối các mảng nghiệp vụ chính.
• Nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ phía Chính phủ nên có nội lực
phát triển mạnh mẽ.
• Tạo được vị thế trong lòng khách hàng với lực lượng khách
hàng trung thành đông đảo
• Lĩnh vực hoạt động đa dạng, vị thế hàng đầu về chất lượng dịch
vụ.
• Đang trong tiến trình cổ phần hóa, mở rộng phạm vi hoạt động
lên tầm quốc tế.
• Các chỉ tiêu sinh lời (ROAA, ROAE) của các ngân hàng còn
thấp, Tỉ lệ nợ xấu cao, chất lượng tín dụng chưa thực sự đảm
bảo (hệ số vốn an toàn CAR >8%)
• Trình độ quản trị chưa tương xứng với quy mô.
2 ACB, STB,
TCB
• Có quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động lớn nhất
trong khối NH thương mại cổ phần tại Việt Nam.
• Tốc độ tăng tổng tài sản, doanh thu lợi nhuận ở mức cao và ổn
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 11
định.
• Các chỉ tiêu sinh lời cao, tỉ lệ nợ xấu thấp, chất lượng tín dụng
tốt.
• Có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đoàn lớn trên

thế giới.
3 EIB, MB,
EAB, VIB
• Có quy mô vốn, tổng tài sản ở mức trung bình trong nhóm NH
thương mại cổ phần so sánh.
• Tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao.
• Khả năng sinh lời và mức độ rủi ro ở mức trung bình trong khối
NH thương mại cổ phần ở Việt Nam.
• Đang từng bước đặt quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược
nước ngoài.
4 VPB, HBB,
SeaBank,
ABB…
• Có quy mô vốn, tổng tài sản ở mức thấp hơn trung bình trong
nhóm NH thương mại cổ phần so sánh.
• Tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận cao
nhưng không ổn định.
• Khả năng sinh lời ở mức thấp và mức độ rủi ro cao hơn mức
trung bình trong khối NH thương mại cổ phần ở Việt Nam.
• Đang từng bước đặt quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược
nước ngoài.
• Chưa thực sự tạo được tiếng vang trên thị trường.
5 ANZ, HSBC,
Citibank…(các
NH nước
ngoài)
• Có uy tín chất lượng mang tầm vóc quốc tế.
• Có phân khúc thị trường và nhóm khách hàng riêng biệt.
• Không vướng phải những rào cản mà hiện nay nhiều ngân hàng
trong nước đang mắc phải, điển hình là hạn mức cho vay chứng

khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản.
• Hạ tầng dịch vụ cao, Chất lượng dịch vụ khách hàng chuyên
nghiệp, Công nghệ cao…
• Khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của
ngân hàng ngoại.
• Còn xa lạ với đại bộ phận dân cư, thiếu am hiểu thị trường Việt
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 12
Nam.
o Tương quan về thế lực giữa các đối thủ cạnh tranh:
Cuối năm 2008, tổng tài sản của các NH TMQD và NH TMCP Việt Nam là hơn
1.700 ngàn
tỷ đồng.
Trong đó 4
ngân hàng
lớn nhất có
tổng tài sản
1.063 ngàn
tỷ đồng,
chiếm hơn
60% tổng tài
sản cả khối.
Tổng vốn
điều lệ của 4
ngân hàng
này cũng
chiếm tỷ
trọng 40% tổng vốn điều lệ của cả khối (40.000 tỷ đồng/101.000 tỷ đồng).
Hiệu quả hoạt động Mặc dù có quy mô lớn nhưng các NHTMQD hoạt động không
hiệu quả bằng các NHTMCP quy mô nhỏ hơn như ACB, STB, MB, SCB,… Đáng
chú ý là ACB có ROE vượt bậc so với các ngân hàngcòn lại, giữ vị trí dẫn đầu trong

Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 13
khối. Tiếp đó là STB. Tuy nhiên khoảng cách giữa các ngân hàng top đầu và cuối
vẫn còn khá xa.
• Rào cản gia nhập ngành
- Từ cuối 2008 chính phủ đã tạm ngừng cấp phép cho ngân hàng mới và việc cấp
phép cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài vẫn còn khá dè dặt.
- Điều kiện gia nhập ngành(vốn điều lệ phải đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng,phải có tối
thiểu 3 cổ đông là tổ chức có tiềm lực kinh tế lớn với vốn chủ sở hữu tối thiểu
500 tỷ đồng và có lãi trong 3 năm gần nhất) là trở ngại rất lớn.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 14
- Quy mô lớn của Vietinbank cũng là một rào cản khá lớn khi các ngân hàng nhỏ
gia nhập ngành, gây trở ngại cho các công ty có ý đồ gia nhập ngành do việc cạnh
tranh với các ngân hàng có quy mô và độ phủ lớn như Vietinbank là vô cùng khó
khăn.
- Các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững,
với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở
khách hàng đông đảo và trung thành. Bên cạnh đó, Các ngân hàng thành lập sau
này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc thành lập hệ thống phân phối, tìm địa
điểm đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao. Chi phí
chuyển đổi để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao ->
phải cân nhắc thật k] trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không.
b. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ mới:
Kể từ ngày 01/04/2007, Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100%
vốn nước ngoài với nhiều điều kiện hạn chế và khắt khe. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về
tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức
trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới.
Đối với các tổ chức trong nước. Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh
tranh từ các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính
thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy

động vốn); các công ty Chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân
hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư …) Tuy nhiên trong
tương lai nếu các mô hình này thành công, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực
tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động. Và cụ thể, trong năm 2007, có hơn
30 hồ sơ và đề nghị xin thành lập ngân hàng mới từ các doanh nghiệp lớn như: Tập
đoàn Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Dầu khí, Tập
đoàn Dệt may, v.v
Đối với các tổ chức nước ngoài. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng nhà nước đã
tiếp nhận 5 hồ sơ xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và 19 hồ sơ xin
cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, mặc dù
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 15
rào cản ra nhập thị trường ngân hàng rất khắt khe nhưng thị trường ngân hàng vẫn
thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức lớn, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài với
tiềm lực tài chính mạnh, hạ tầng dịch vụ vượt trội, công nghệ ngân hàng hiện đại ,
Thương hiệu mạnh, uy tín và mạng lưới hoạt động trên nhiều nước. Do đó trong
thời gian tới sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt.
c. Phân tích sức ép của nhà cung ứng
Hiện nay, Vietinbank huy động vốn từ các nhà cung ứng như : dân chúng, cổ đông,
các doanh nghiệp, các ngân hàng khác, các đối tác liên minh chiến lược … và chịu
sự tác động trực tiếp từ các nhà cung ứng này.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: không chỉ riêng Vietinbank mà cả hệ thống
Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách của NH
Nhà nước thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, chính sách tỷ giá,
chính sách về lãi suất và quản lý dự trữ ngoại tệ … Ngoài ra do mức độ tập trung
ngành của ngành ngân hàng, đặc điểm hàng hoá/dịch vụ, tính chuyên biệt hoá sản
phẩm/dịch vụ và khả năng tích hợp của Vietinbank mà quyền lực thương lượng
lúc này nghiêng về NHTW.
- Các tổ chức, khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng. Mặc dù vai trò của các tổ
chức và khách hàng cá nhân gửi tiền tại ngân hàng là rất lớn đối với hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nhưng quyền lực thương lượng của họ lại không cao

do mức độ tập trung không cao và đặc điểm sản phẩm hàng hoá/dịch vụ.
- Vietinbank cũng có sự liên doanh, liên kết với nhiều ngân hàng khác để hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Những ngân hàng đầu tư vào Vietinbank với số vốn lớn có
thấy gây áp lực với Vietinbank nhưng nhìn chung Vietinbank là ngân hàng hàng
đầu nên quyền lực thương lượng vẫn nghiêng về họ.
- Công ty chịu trách nhiệm về hệ thống thiết bị công nghệ được sử dụng trong
Vietinbank cũng có thể gây sức ép cho NH. Do tốn một khoản chi phí khá lớn
vào đầu tư hệ thống, NH hầu như không muốn thay đổi nhà cung cấp vì chi phí
tốn kém-> tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.
d. Phân tích áp lực của khách hàng:
Khách hàng của Vietinbank thường có hai loại. Đó là khách hàng đi vay vốn và
khách hàng đóng vai trò là nhà cung cấp vốn – tức người đi gửi tiền.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 16
Đối với khách hàng đóng vai trò cung cấp vốn thì quyên thương lượng là khá
mạnh. Bởi sự phát triển và tồn tại của ngân hàng luôn dựa trên đồng vốn huy động
được của khách hàng. Trong khi đó, nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam,
đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng
gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng
và đầu tư vào một nơi khác.
Đối với khách hàng đi vay vốn lại khác, quyền lực thương lượng của họ yếu hơn so
với các Ngân hàng. Việc có vay được vốn hay không còn phải phụ thuộc vào quyết
định của Ngân hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể đánh giá thấp quyền lực của
khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Mảng tín dụng khách hàng cá nhân
của Vietinbank phát triển chưa mạnh, phần lớn tín dụng của Vietinbank là từ các
doanh nghiệp, trong đó đa phần tín dụng đến từ khối doanh nghiệp nhà nước. Trong
số các doanh nghiệp này có những doanh nghiệp rất lớn và có ảnh hưởng mạnh cũng
như có hậu thuẫn từ nhà nước. Họ có khả năng trong việc đàm phán lãi suất và do
vậy có thể vay với biểu lãi suất thấp hơn thị trường
e. Phân tích nguy cơ của sản phẩm thay thế:
Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng có thể xếp vào 5 loại:

• Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…)
• Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…)
• Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán
• Là nơi cho vay tiền
• Là nơi hoạt động kiều hối
Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do
đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các
gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 17
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho
người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi
có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng
muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng.
Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá
nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo
hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là
chưa kể các hình thức không hợp pháp như “chơi hụi”, cho vay nặng lãi. Không phải
lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng.
Ngoài ra còn phải kể đến các dịch vụ cho thuê tài chính và khả năng các doanh
nghiệp lớn có thể tự phát hành giấy ghi nợ và thương phiếu. Tuy nhiên, trong tương
lai gần có thể thấy xác suất các sản phẩm này thay thế dịch vụ ngân hàng là không
cao.
f. Phân tích SWOT:
Strengths
• Một trong 4 ngân hàng thương mại Quốc doanh lớn nhất Việt Nam nên được
Chính phủ hộ trợ rất nhiều về vốn, Công nghệ kĩ thuật, đội ngũ quản lý….
• Mạng lưới kinh doanh lớn thứ 2 Việt Nam với 138 chi nhánh dày đặc phủ
khắp 63 tỉnh thành, 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 03 Công ti con, 188
phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 qu] tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự
động (ATM); 02 văn phòng đại diện nước ngoài. Ngoài ra, Vietinbank hiện có

quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng, định chế tài chính tại 90 quốc gia trên
toàn thế giới.
• Là ngân hàng đa năng, kinh doanh đa dạng. Thế mạnh trong các hoạt động tín
dụng như cho vay, tiền gửi, thanh toán quốc tế và chuyển tiền.
• Có sự hỗ trợ từ phía chính phủ.
• Đã tạo dựng được uy tín trong nước, Có đội ngũ khách hàng trung thành
• Đủ sức chống đỡ với khủng hoảng kinh tế và có tiềm lực phát triển.
Weaknesses
• Lợi nhuận phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động cho vay.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 18
• Chất lượng đội ngũ nhân sự cần được củng cố và tăng cường hơn nữa.
Oppotunities
• Chưa đến 17% dân số có tài khoản ngân hàng cá nhân, dịch vụ ngân hàng bán
lẻ còn chưa phát triển . Điều này hứa hẹn sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian
tới.
• Hoạt động đầu tư của ngân hàng mới trong giai đoạn đầu phát triển.
• Nền kinh tế đang dần hồi phục và chuyển đổi sau khủng hoảng, hứa hẹn
những cơ hội cho sự tăng trưởng ổn định và vững chắc trong ngành ngân hàng
tài chính.
Threats
• Thị phần có nguy cơ sụt giảm do sự gia tăng cạnh tranh từ các ngân hàng
trong nước cũng như nước ngoài. Số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài
và CN NHNN ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây. Đối lập với
những điểm yếu của ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài có tiềm
lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu đời cùng cơ chế quản trị tốt.
• Nhiều khả năng Thu nhập từ các khoản vay sẽ bị sụt giảm do sự giới hạn tín
dụng của chính phủ.
• Sự cạnh tranh từ các thể chế tài chính không phải ngân hàng và các qu] đầu tư
hoạt động ở Việt Nam với tư cách là một kênh cấp vốn cho doanh nghiệp .
• Tỉ lệ lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản có nguy cơ

sụt giảm-> rủi ro tiềm ẩn về sư gia tăng nợ xấu.
• Các ngân hàng lớn tại Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ nhằm bắt kịp xu thế
toàn cầu hóa kinh tế.
• Tỉ lệ cho vay /Huy động tiền gửi ở hầu hết các ngân hàng đều ở mức rất cao
dẫn đến căng thẳng nguồn vốn và thanh khoản cục bộ giữa các ngân hàng.
Phần II: Phân tích đánh giá Ngân hàng CP Công Thương Việt Nam qua
các nội dung lý thuyết chương 4-5-6
A. Phân tích nội bộ doanh nghiệp- xác định các điểm mạnh, điểm yếu
1. Các nguồn lực cơ bản của Doanh nghiệp:
• Nguồn lực tài chính.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 19
So với các NH khác trong ngành, Vietinbank là một trong những NH có năng lực
tài chính vững mạnh. Qua 8 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản của VietinBank đạt
425.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.434 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy
động tăng 13% so với cuối năm 2010%.
Vietinbak cũng thuộc thành phần 5 doanh nghiệp có vốn hóa trên dưới 1 tỷ USD
(gồm: vietcombank, sabeco, Habeco và mobifone). Ban lãnh đạo NHTMCP Công
Thương đã xác định, huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
kinh doanh và góp phần vào sự thành công chung của ngân hàng. VietinBank là
ngân hàng luôn đi đầu trong tài trợ và điều hòa vốn cho nhiều dự án trọng điểm quốc
gia.
• Nguồn lực từ các mối quan hệ:
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
Là đối tác của rất nhiều khách hàng lớn như
• Nguồn lực công nghệ - cơ sở vật chất kĩ thuật.
Về cơ sở hạ tầng, Vietinbank có mạng lưới các chi nhánh và đơn vị kinh doanh
lớn thứ 2 cả nước, trải khắp trên 63 tỉnh thành với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và
trên 700 điểm/phòng giao dịch. 4 Công ty hạch toán độc.Các chi nhánh, văn phòng
đại diện và đơn vị kinh doanh đều rất khang trang, nằm ở những vị trí đẹp, thuận tiện

cho giao thông.
Về công nghệ, Vietinbank sở hữu quy trình công nghệ hiện đại bậc nhất tại VN và
ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Ngoài hệ thống mạng lưới máy ATM phủ kín cả nước, ngân hàng còn áp dụng
các trang thiết bị hiện đại, các phần mềm ứng dụng mới nhất trong các nghiệp vụ
giao dịch, chuyển tiền, thanh toán, quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ nhân viên, đánh
giá kết quả làm việc của nhân viên và toàn hệ thống…
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 20
• Nguồn lực nhân sự
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao, Hội đồng Quản trị đã quyết định nâng cấp Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ thành
Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-
NHCT ngày 19/9/2008 của Ngân hàng Công thương Việt nam. Nhiệm vụ trọng tâm
của Trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Việt
nam; quản lý và tổ chức hoạt động khoa học; cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính; thực
hiện các hoạt động hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác do Ban Lãnh đạo Ngân
hàng Công thương Việt nam giao.
Với sứ mệnh Cung cấp sản phẩm đào tạo, khoa học và dịch vụ tư vấn tài chính
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của ngành ngân hàng” NHNT đã và đang từng
bước xây dựng đội ngũ cán bộ có tuổi đời bình quân trẻ, được đào tạo bài bản về
lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường tương đối toàn diện,
có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh
hiện tại và mang tính hội nhập cao.
2. Phân tích đánh giá theo các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp:
a. Đánh giá công tác Marketing của DN:
Có thể thấy rằng trong thời gian qua, Vietinbank đã rất tích cực trong việc tiến
hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo
thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương
tiện thông tin đại chúng, liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo ra những kết quả
nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực

và quốc tế.
Hiện nay, Vietinbank đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: quảng
cáo trên báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, đặt băng rôn, áp phích trên các
phương tiện giao thông công cộng, các tuyến đường quốc lộ, hay các con đường có
đông dân cư qua lại, gửi thư trực tiếp, quảng cáo trên Internet, qua điện thoại Với
số lượng phương thức đa dạng, Vietinbank đã có các chiến lược quảng cáo có hiệu
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 21
quả sâu rộng hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Thời điểm quảng cáo
cũng được Vietinbank chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niêm thành lập
ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới, Điều này đã thu hút được sự chú
ý đặc biệt của khách hàng. Nội dung quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ mới của
ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, internet banking, sms
banking cũng đã bước đầu thu hút được khách hàng
Bên cạnh đó, trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành của
thương hiệu Ngân Hàng Công thương Việt Nam. Tại Lễ trao giải Chất lượng quốc
tế năm 2010, giải thưởng quốc tế uy tín cho những doanh nghiệp hàng đầu thế giới
với cam kết về chất lượng và quảng bá Văn hóa Chất lượng trong cộng đồng do tổ
chức Business Initiative Directions ( B.I.D) trao tặng. VietinBank đã vinh dự nhận
Giải Vàng về chất lượng quốc tế dành cho doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ về
chất lượng, khả năng lãnh đạo, công nghệ và đổi mới. Với việc nhận được giải
thưởng uy tín này, VietinBank là điển hình cho thành công của doanh nghiệp Việt
Nam trên thương trường quốc tế, sánh vai cùng các thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới khác như Turner Construction International LLC (M]), Ansaldo Energia (Italy),
RAO – Unified Energy Systems (Nga), KEPCO (Hàn Quốc), China Steel (Trung
Quốc)
Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi,
Vietinbank đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi khác nhau đem lại lợi ích
thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các
điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bạc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp
khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới Vietinbank cũng đẩy

mạnh việc liên kết với các cơ quan trường học để đặt máy ATM gần các đơn vị trên
đồng thời áp dụng chính sách mở thẻ ATM miễn phí cho sinh viên, cán bộ.
Nhận thức được thực tế chưa có nhiều trường lớp đào tạo chính quy chuyên ngành
Marketing ở Việt Nam và nguồn nhân lực về Marketing còn non trẻ và khan hiếm.
Vietinbank đã chú trọng tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 22
về Marketing thông qua trường đào tạo nguồn nhân lực Vietinbank cũng như các
lớp đào tạo nghiệp vụ được mở ra hàng tháng, hàng quý.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn 1 số hạn chế cần khắc phục:
 Chi phí cho hoạt động Marketing bị giới hạn và thấp hơn nhiều so với chuẩn
quốc tế. Các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chủ yếu tạo ra
do mối quan hệ của Ngân hàng với các đối tác báo chí chứ chưa phải vì mục tiêu
kinh doanh.
 Sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với
các chi nhánh, và giữa các NHTM với nhau, làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt
động Marketing ngân hàng.
b. Đánh giá công tác tài chính kế toán của DN:
Vietinbank là ngân hàng lớn thứ hai tại Việt Nam sau Argibank xét quy mô tổng
tài sản. Tổng tài sản đạt 425 ngàn tỷ vào tháng 9/2011 và dự báo đến cuối năm sẽ
đạt 450 ngàn tỷ VND (22 tỷ USD). Hiện Vietinbank có 150 chi nhánh và 941 phòng
giaodịch trên toàn quốc.
Vietinbank cũng là ngân hàng đầu tiên thành lập một chi nhánh với đầy đủ các
dịch vụ của một ngân hàng hiện đại tại Frankfurt (Đức) bên cạnh 3 VPĐD diện tại
các trung tâm tài chính của thế giới. Chiến lược của Vietinbank sẽ tiếp tục mở
các“full banking service house” tại các thị trường M], Anh, Nhật Bản, Singapore,
Hong Kong nơi các hoạt động giao thương với Việt Nam đang phát triển rất mạnh.
Vietinbank là một trong số ít ngân hàng duy trì được chất lượng tín dụng tốt trong
bối cảnh kinh tế khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của Vietinbank đến tháng 9/2011
theo công bố của ngân hàng là 1.2% trong khi bình quân của ngành đến cuối tháng 7
là 3.04% theo công bố của Ngân hàng Nhà nước. So với 3 ngân hàng nằm trong

nhóm “Big 4 Banks” thì Vietinbank có NPL thấp hơn nhiều: Agribank (5.68 %),
BIDV (2.59%) và Vietcombank (3.47%). Cuối năm 2010, NPL của Vietinbank là
0.66% trong khi toàn ngành là 2.5%.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 của Vietinbank đạt 2.919 tỷ đồng, tăng
76% so với cùng kỳ năm 2010 và đạt trên 76% so với kế hoạch. Mức tăng lợi nhuận
này vẫn chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng vốn chiếm hơn 80% tổng thu nhập của
Vietinbank. Trong khi dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 12.6% trong 6 tháng năm
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 23
2011, nhưng lợi nhuận tín dụng tăng cao do sự cải thiện chênh lêch lãi suất cho vay
và huy động (đạt 4%) và chỉ số NIM đạt 2.46% riêng trong 6 tháng 2011.
Hệ số an toàn vốn CAR của Vietinbank tăng lên 9.8% vào 30/6/2011 (2010: 8%)
do số vốn thu được hơn 300 triệu USD (bao gồm cả vốn vay) sau khi phát hành 10%
cho IFC. Theo tính toán của chúng tôi, chỉ số này sẽ tiến sát tới mức 12% theo
chuẩn quốc tế khi Vietinbank hoàn tất thương vụ phát hành tiếp 15% cổ phần cho
Bank of Nova Scotia của Canada dự kiến vào cuối năm nay.
Vietinbank, là ngân hàng thực hiện tốt nhất công tác quan hệ cổ đông và công bố
thông tin hiện nay. Nhiều thông tin thậm chí nhạy cảm như dư nợ cho vay Vinashin,
nợ xấu theo chuẩn quốc tế, v.v
Theo đó: Dư nợ cho vay bất động sản của Vietinbank được công bố ở mức khoảng
8%, tương đương khoảng 21.000 tỷ đồng. Con số của toàn ngành đến hết tháng
6/2011 ước đạt 245.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Dư nợ phi sản xuất
của Vietinbank cũng được công bố ở mức 8%, thấp hơn nhiều so với quy định 22%
của NHNN tại thời điểm 30/6 và 16% vào cuối năm nay.
Dư nợ cho vay Vinashin của Vietinbank, theo ông Phạm Huy Hùng, hiện nay là
gần 1.000 tỷ đồng. Các khoản vay này chủ yếu cho các công ty con của Vinashin
vay hoạt động đóng và sửa chữa tàu và đang thực hiện trả gốc, lãi bình thường.
c. Đánh giá công tác quản trị nhân sự:
Vietinbank luôn đặt nguồn lực con người ở vị trí cao nhất trong sự phát triển của
ngân hàng. Chính vì vậy công tác nhân sự luôn được Vietinbank coi trọng và tích
cực củng cố.

Thứ nhất, trong tuyển dụng Vietinbank là một trong những ngân hàng có chất lượng
đầu vào cao với các sinh viên đã tốt nghiệp đại học bằng Khá trở lên, đã có kinh
nghiệm làm việc trong các ngân hàng.
Thứ hai, để củng cố năng lực nhân viên, Ngân hàng đã xây dựng trường đạo tạo,
phát triển nguồn nhân lực cho riêng mình với các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ
cho cán bộ công nhân viên.
Thứ ba, Tính cạnh tranh và đào thải trong môi trường làm việc của Vietinbank
được đánh giá rất cao. Điều này thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên cũng như
nâng cao tinh thần học hỏi, không ngừng vươn lên của họ.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 24
Thứ tư, để chuẩn hóa hoạt động nhân sự, Vietinbank đã đưa vào ứng dụng các
phần mềm quản lý nhân sự hàng đầu thế giới như People Soft giúp các nhà quản trị,
chấm điểm và đánh giá chính xác kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Một ưu
điểm lớn của People Soft là tính năng Self-Service giúp nhân viên và cán bộ quản lý
có thể truy cập và tương tác trực tiếp trên hệ thống. Nhân viên có thể truy cập vào hệ
thống để cập nhật hồ sơ của mình, xem bảng lương, tự đánh giá công việc, xem ý
kiến đánh giá của cán bộ quản lý, đưa ra yêu cầu đào tạo cho riêng mình Cán bộ
quản lý có thể theo dõi quá trình công tác của nhân viên, đánh giá nhân viên trực
tuyến, phê duyệt hồ sơ nhân viên, phê duyệt bảng lương Vì vậy giúp giảm tải công
việc, giảm thủ tục giấy tờ phát sinh và giảm chi phí (65-67%) cho đơn vị.
d. Đánh giá công tác nghiên cứu phát triển:
Nhìn chung, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ của Vietinbank
tương đối tốt. Ngân hàng đã và đang cung cấp cho khách hàng hệ thống dịch vụ đa
dạng, phong phú, đi kèm rất nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi đặc biệt. Điều
này đã làm nên nét riêng, độc đáo của Vietinbank. Cụ thể:
Dịch vụ thẻ: dịch vụ mở thẻ ATM, thẻ E-partner với nhiều loại thẻ như G-card, C-
card, S-card, Pink card và 12 con giáp. Bên cạnh đó là các loại thẻ tín dụng quốc tế
như Master card, visa card phục vụ cho các hoạt động thanh toán quốc tế cá nhân tại
rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Song song với dịch vụ là các chương trình
khuyến mại lớn như:

 Đặt vé máy bay giá rẻ thông qua thẻ E- partner
 Thứ sáu cuồng nhiệt cùng thẻ Vietinbank tại bigC
 Miễn phí dịch vụ mở thẻ+ Cơ hội học bổng và sổ tiết kiệm đến 50 triệu đồng
với thẻ E-partner.
 Mua hàng Citimart trúng Ipad 2 cho thẻ Cremium và Visa card.
 Giảm lãi suất thẻ tín dụng Cremium…
Dịch vụ Tiết kiệm: khách hàng có nhiều lựa chọn trong việc gửi tiết kiệm tại ngân
hàng với các hình thức không kì hạn, có kì hạn, hình thức khác với tỉ lệ lãi suất cạnh
tranh nhưng vẫn tuân thủ tiêu chuẩn do NHNN VN quy định.
Thêm vào đó là các chế độ tính lãi suất tiền gửi khác nhau, thủ tục nhanh gọn, đơn
giản giúp tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
Bài tìm hiểu DN- Nhóm 1_ Lớp Quản trị chiến lược (111)_03 Page 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×