Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.6 KB, 51 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
MỤC LỤC
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
DANH MỤC BẢNG , BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Ngành, nghề kinh doanh đăng ký của Công ty
Bảng 1.2. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012 phân theo giới tính
Bảng 1.3. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012 phân theo trình độ
Bảng 1.4. Tổng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.6. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.7. Doanh lợi doanh thu bán hàng của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.8. Sản lượng các nhóm mặt hàng chủ yếu của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.9. Phân phối sản phẩm tại các bệnh viện của Công ty năm 2012
Bảng 1.10. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu dây truyền dịch sang thị trường nước
ngoài của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Bảng 1.11. Tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008-2012
Bảng 1.12. Nộp thuế của Công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 2.1. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty giai đoạn
2008-2012
Bảng 2.2. Các khách hàng lớn tại thị trường Đức của Công ty giai đoạn 2010-2012
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính năm 2012
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty theo trình độ giai đoạn 2008- 2012
Biểu đồ 1.3. Thu nhập bình quân người lao động của Công ty giai đoạn 2008-2010
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu sang thị trường
Đức của Công ty


Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới hiện
nay, nó mở ra nhiều cơ hội lớn cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa giúp cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ,
thúc đẩy các nước mở cửa hội nhập, mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương
mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để
điều chỉnh thương mại quốc tế.
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới và chịu những tác động tích cực
cũng như những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Những tác động đó ảnh hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có hoạt động thương mại quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, hoạt
động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu đóng
góp quan trọng vào giá trị của GDP của Việt Nam, có vai trò to lớn đối với sự phát triển
kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2012 (từ 16/12 đến 31/12) đạt
10,65 tỷ USD, tăng 13,1% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2012. Với kết
quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2012 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả
nước năm 2012 lên gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm
2011.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 đạt
132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu
vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%.
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc

tế là một xu hướng chung của các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con
đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở
rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, có mặt ở thị trường nước ngoài; tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự
trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển; phát huy cao độ tính năng động sáng
tạo của cán bộ phòng xuất nhập khẩu; đồng thời buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn
đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh
tranh, buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất
khẩu, tiết kiệm các nguồn lực.
Hoạt động xuất khẩu có sự phức tạp đặc biệt, mang nhiều rủi ro, mỗi doanh nghiệp
gặp phải đối mặt với những khó khăn khác nhau. Trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH B.Braun Việt Nam, em đã tập trung tìm hiểu hoạt động xuất khẩu sang Đức về
hoạt động nghiên cứu thị trường, tiến hành ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, tổ
chức vận chuyển, hoạt động thanh toán, giải quyết khiếu nại.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Đức, sản phẩm đã
bước đầu đạt được uy tín trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn còn
nhiều hạn chế, khá khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực, và khoảng cách này
còn xa hơn nếu không có giải pháp để mang lại những biến chuyển cơ bản, mang tính
động lực cho hoạt động xuất khẩu.
Từ thực tế trên, em chọn đề tài chuyên đề thực tập là:
“ Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty TNHH
B.Braun Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Từ các tài liệu, báo cáo về kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận… từ năm
2008- 2012, cùng với quá trình tìm hiểu trực tiếp, dựa trên cở sở đó phân tích để nhận rõ

điểm mạnh, điểm yếu trước những nguy cơ và thách thức.
Sau đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra được các đề xuất, giải pháp
hợp lý , hiệu quả đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức.
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu của Công ty B. Braun Việt Nam, trên
cơ sở phân tích kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Phạm vi nghiên cứu: quá trình hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường
Đức trong những năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2008- 2012
Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tính toán, tổng hợp
Ngoài các phần mở đầu, phụ lục bảng biểu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu
chính của chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH B. Braun Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty
TNHH B.Braun Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức
của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam
Do những hạn chế về thời gian và trình độ trong nghiên cứu, chuyên đề của em
vẫn còn tồn tại những hạn chế và sai sót, em kính mong nhận được sự nhận xét, đóng
góp từ thầy,cô để em có thể hoàn thiện một cách tốt nhất.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Việt Lâm đã hướng dẫn, chỉ
bảo em tận tình, chi tiết trong từng bước làm đề tài, cùng các anh chị trong công ty
B.Braun Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập làm việc, học hỏi,
tìm hiểu về công ty… giúp em hoàn thành chuyên đề.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH B.BRAUN
VIỆT NAM

1.1.1. Lịch sử ra đời của Công ty B.Braun Việt Nam
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM
- Tên giao dịch: B. BRAUN VIETNAM CO., LTD.
- Tên viết tắt: B. BRAUN VIỆT NAM
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên
- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất các loại dịch truyền, dung dịch lọc thận,
lọc máu và chất diệt khuẩn; sản xuất các thiết bị y tế bằng nhựa dùng trong truyền
dịch và lọc máu, lọc thận
- Địa chỉ trụ sở chính: Cụm Công nghiệp Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 2&3, số 13+13 Bis, đường Kỳ
Đồng, phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện tại Huế: Số 15 Chu Văn An, phường Phú Hội, thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên- Huế
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 326 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: S16 khu A, phố Mậu Thân, phường Xuân
Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Vốn điều lệ: 33.479.000 USD (ba mươi ba triệu, bốn trăm bảy mươi mốt ngàn
đôla Mỹ)
- Mã số thuế: 0100114064
- Điện thoại: (+84)435 110088
- Fax: (+84)435 110098
- E-mail:
- Website: www.bbraun.com
- Tổng Giám đốc/ Giám đốc: Ông Jonathan Panahon Catahan
- Nhãn mác sản phẩm: B.Braun
Công ty được thành lập vào ngày 22/3/1996, theo Giấy Chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp đồng thời là Giấy phép đầu tư số 1519/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp:
số 01104000085 (chứng nhận lần đầu: ngày 01/02/2007 và chứng nhận lần thứ 12: ngày
31/8/2011).

Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.1.2. Các giai đoạn phát triển
1.1.2.1. Giai đoạn 1, năm 1992- 1995
Công ty B.Braun bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ đầu những năm
1990. Đầu tiên, Công ty tiến hành mở các văn phòng đại diện tại các thành phố lớn
như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, sau đó mở các đại lý bán các sản phẩm y
tế mang nhãn hiệu của B.Braun.
Văn phòng đại diện đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1992, tại tầng 2&3, số 13+13 Bis, đường Kỳ Đồng, phường 9, quận 3. Sau đó 1 năm,
năm 1993, Công ty tiếp tục mở thêm văn phòng đại diện tại Hà Nội. Các văn phòng đại
diện có chức năng liên lạc, tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, xúc
tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam, đồng thời thúc
đẩy việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận về mua bán các sản phẩm và thiết bị y tế.
Sau khi đã mở các văn phòng đại diện tại Việt Nam, Công ty bắt đầu mở hệ thống
các đại lý. Đại lý đầu tiên được mở tại Đà Nẵng vào năm 1995, tại số 326 Hoàng Diệu,
thành phố Đà Nẵng, bắt đầu cung cấp các sản phẩm y tế mang nhãn hiệu B.Braun tới các
bệnh viện và cơ sở y tế.
1.1.2.2. Giai đoạn 2, năm 1995- 2006
Từ ngày 22/03/1996, Công ty bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm và
trang thiết bị y tế tại số 170 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà
Nội. Phía xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội mà đối tác chủ quản là Sở Y Tế Hà Nội đưa ra
mặt bằng đất đai và một số máy móc trang thiết bị. Còn phía công ty B.Braun đầu tư về
máy đóng chai và một số máy móc trong việc kiểm nghiệm.
Công ty dược phẩm B. Braun Việt Nam được thành lập cùng thời điểm đó vào ngày
22/03/1996 là liên doanh với tập đoàn công nghiệp dược phẩm Sdn., Bhn., Malaysia
(trụ sở chính của B.Braun tại Châu Á Thái Bình Dương) và Xí nghiệp Dược phẩm Hà
Nội.
Đến năm 1997, nhà máy sản xuất tại La Thành - Hà Nội được khánh thành . Công

ty dược phẩm B. Braun trực tiếp đi vào hoạt động với một máy đóng chai với công xuất
trên 3 triệu chai một năm.
Hệ thống đại lý của B.Braun Việt Nam tiếp tục được mở rộng trên cả nước. Năm
1998, Công ty B.Braun mở đại lý tại Cần Thơ, năm 2004 mở đại lý ở Thừa Thiên Huế,
sau đó năm 2006 mở thêm đại lý mới tại Cần Thơ và đại lý mới tại Đà Nẵng. Hệ thống
đại lý của B.Braun Việt Nam đã có mặt tại cả ba miền Việt Nam.
1.1.2.3. Giai đoạn 3, từ năm 2007 đến nay
Ngày 27/4/2007, Công ty bắt đầu được phê duyệt xây dựng nhà máy sản xuất thiết
bị y tế tại Thanh Oai - Hà Nội. Tại các cơ sở này, Công ty B.Braun quan hệ với các nhà
nhập khẩu địa phương để cung cấp các sản phẩm của mình đến các bệnh viện lớn mà chủ
yếu là dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Nhà máy sản xuất thiết bị y tế tại Thanh Oai là nhà máy sản xuất thiết bị y tế lớn
nhất Việt Nam và đến tháng 10/2011, nhà máy được chính thức đưa vào hoạt động, nâng
cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm cho B.Braun Việt Nam.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Công ty đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp các ngành kinh doanh:
Bảng 1.1. Ngành, nghề kinh doanh đăng ký của Công ty
Stt Mã ngành Tên ngành
1
Sản xuất các loại dịch truyền, dung dịch lọc thận, lọc máu và
chất diệt khuẩn;
2
Sản xuất các thiết bị y tế bằng nhựa dùng trong truyền dịch và
lọc thận, lọc máu;

3
Sản xuất các bộ truyền tĩnh mạch, bộ thở ôxy, các bộ dây,
dụng cụ dùng trong chạy thận và các phụ kiện;
4 Cho thuê các thiết bị lọc thận nhân tạo;
5
Thực hiện quyền nhập khẩu: trang thiết bị y tế,dụng cụ phẫu
thuật, linh phụ kiện, dụng cụ tiêu hao, dược phẩm, thực phẩm
dinh dưỡng và chế phẩm diệt khuẩn (thuộc mã HS 3808), chế
phẩm tẩy rửa (thuộc mã HS 3402201900), chế phẩm dưỡng da
(thuộc mã HS 3304999000);
6
Thực hiện quyền bán buôn, bán lẻ không gắn với thành lập cơ
sở bán buôn, lẻ trang thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật, linh phụ
kiện, dụng cụ tiêu hao và thực phẩm dinh dưỡng , các chế
phẩm diệt khuẩn (thuộc mã HS 3808), chế phẩm tẩy rửa
(thuộc mã HS 3402201900), chế phẩm dưỡng da (thuộc mã
HS 3304999000);
(Nguồn: Giấy phép đầu tư số 1519/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp:
số01104000085 )
Trên thực tế, lĩnh vực kinh doanh chia thành 4 phân ngành chính :
- Hospital care: chuyên bán bơm tiêm điện, các loại dịch truyền và một số loại thuốc viên
- Aseculap: chuyên bán dụng cụ phẫu thuật dùng cho phẫu thuật thông thường và phẫu
thuật nội soi cho tất cả các phân ngành phẫu thuật
- OPM: chuyên bán các máy móc theo dõi tình trạng sức khỏe
- Avitum: chuyên bán máy chạy thận nhân tạo
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH B.BRAUN VIỆT NAM
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức
1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lí của công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ

chặt chẽ với nhau, được phân thành các khâu, các cấp quản lí với những chức năng và quyền
hạn nhất định nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh đề ra.
Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo mô hình quản lí trực tuyến chức
năng nên ban giám đốc của công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một các
kịp thời, tạo điều kiện giúp Tổng Giám đốc công ty thấy rõ được thực trạng của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Sơ đồ tổng quan cơ cấu tổ chức của công ty TNHH B.Braun Việt Nam:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Xưởng
thuốc viên
Xưởng dịch
truyền
Xưởng
hóa chất
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam)
1.2.1.2. Đặc điểm và chức năng của từng phòng ban
Nhằm tạo ra sự năng động trong sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng tổ
chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban sao
cho phù hợp với giai đoạn mới như sau:
Phòng kinh doanh
Là phòng có chức năng tham gia trực tiếp vào hoạt động bán hàng thông qua các
kênh phân phối khác nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của
phòng này kiêm luôn với hoạt động marketing để đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh
doanh của công ty.
Các nhân viên phòng kinh doanh phải chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển,
mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Phòng kinh

doanh thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ lực
và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại tới các bệnh
viện, cơ sở y tế, tham gia hội thảo, hội chợ tìm kiếm đối tác, thực hiện liên doanh, liên
kết mở rộng mạng lưới kinh doanh xuyên các tỉnh trong cả nước và phát triển đến nhiều
nước trên thế giới.
Phòng kinh doanh phải chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết các đơn chào hàng,
trao đổi thông tin với khách hàng trong quá trình giao dịch cho đến khi đi đến ký kết hợp
đồng kinh doanh với công ty.
Ngoài ra, phòng này còn chuyên soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh
doanh đã được ký kết.
Phòng xuất nhập khẩu
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 9
Ban
Giám đốc
Phòng
nhân sự
Phòng
kế toán
Phòng
xuất nhập khẩu
Phòng
kiểm nghiệm
Phòng
kinh doanh
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Phòng có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu thị trường trong nước và quốc tế
để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất, nhập khẩu, kế hoạch chiến
lược và kế hoạch có liên quan của công ty. Phòng nghiên cứu, đánh giá khả năng tiềm lực

của các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Các nhân viên phòng xuất nhập
khẩu liên tục khảo sát thị trường, cải tiến mẫu mã, giá cả hàng hóa, đảm bảo được giá cả
tốt.
Ngoài ra, phòng quản lý việc giao nhận, quản lý kho hàng và phân phối hàng tới
các bệnh viện, các cơ sở y tế. Phòng quản lý chặt chẽ việc nhập nguyên vật liệu từ nước
ngoài về cho sản xuất cũng như xuất bán các mặt hàng của công ty ra nước ngoài. Vì thế,
phòng cần phải thực hiện các công tác mở tờ khai, làm việc với văn phòng hải quan để
hoàn thành công việc xuất, nhập từ nước ngoài.
Thêm vào đó, phòng xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch
sản xuất cho công ty theo từng tháng sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, mục đích đề ra.
Trưởng phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kinh doanh xuất khẩu lên
cấp trên, đồng thời tư vấn, và tham mưu cho ban giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính
sách xuất nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam, pháp luật quốc tế về hoạt động kinh doanh
của mặt hàng dịch truyền sang các nước trên thế giới.
Phòng kế toán
Là bộ phận có chức năng điều hành, giám sát các hoạt động tài chính trong công
ty, lập các quỹ cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện công tác hạch toán, thống kê,
so sánh kế toán, xác định lỗ lãi cho từng thời kỳ kế toán chi phí đầu vào, và xác dịnh giá
thành sản phẩm của công ty.
Kế toán thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với nhà nước như đóng thuế, lệ phí
và thanh toán các khoản tiền liên quan đến hợp đồng của công ty như: trả phí ủy thác
nhập khẩu, thanh toán các hóa đơn nhập nguyên liệu, thanh toán hóa đơn vận tải.
Phòng nhân sự
Có chức năng tuyển chọn, đào tạo các cán bộ quản lý và nguồn nhân lực cho
công ty, ký kết hợp đồng lao động và các thỏa ước lao động tập thể, sắp xếp, sa thải lao
động. Phòng nhân sự có nhiệm vụ chấm công cho toàn thể cán bộ công nhân viên
công ty, đồng thời thanh toán tiền lương và tiền công lao động cho nhân viên, thực hiện
và đảm bảo các quyền lợi về chế độ bảo hiểm, nghỉ phép, y tế và sức khỏe đối với
người lao động.
Phòng kiểm nghiệm

Phòng kiểm nghiệm có vai trò đảm bảo chất lượng của các nguyên phụ liệu đầu
vào cũng như thành phẩm đầu ra. Đây cũng là bộ phận nghiên cứu để đưa ra các sản
phẩm mới cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.2.2. Đặc điểm đội ngũ lao động
1.2.2.1. Sự thay đổi về số lượng lao động, cơ cấu lao động
Bảng 1.2. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012
phân theo giới tính
Giới
tính
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượn
g
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Số
lượn
g
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Số
lượn
g

ngườ
i
Tỷ lệ
%
Số
lượn
g
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Số
lượn
g
ngườ
i
Tỷ lệ
%
Nam 975
82,6
3
1017
82,5
5
1029
82,4
5
1538
82,5
1

1635
82,6
2
Nữ 205
17,3
7
215
17,4
5
219
17,5
5
326
17,4
9
344
17,3
8
Tổng số 1180 100 1232 100 1248 100 1864 100 1979 100
(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính năm 2012
Số lượng lao động của công ty B. Braun Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm:
- Từ năm 2008 tới năm 2010: số lượng lao động có tăng, nhưng tương đối ít. Năm
2008, số lượng lao động là 1180 người, năm 2009 tăng lên 1232 người, năm 2010 tăng
lên 1248 người. Số lượng lao động thay đổi không nhiều, do công ty vẫn giữ mức sản
xuất đều đặn.
- Từ năm 2011 tới năm 2012: số lượng lao động tăng nhanh chóng. Năm 2011,
lượng lao động tăng lên tới 1864 người, tăng thêm hơn 600 lao động, do nhà máy sản
xuất thiết bị y tế tại Thanh Oai - Hà Nội, được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2011. Năm
2012, để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất từ năm 2011, công ty tiếp tục tuyển dụng, và

số lượng lao động tăng theo hơn 100 người, lên mức 1979 lao động.
Cơ cấu giới tính của công ty cũng không có sự thay đổi nhiều từ năm 2008-2009:
- Số lượng lao động năm chiếm khoảng 82,4- 82,6% tổng số lao động, số lao
động nữ chiếm khoảng 17,4 -17,6% tổng số lao động.
- Số lượng lao động nam gấp khoảng 4,8 lần số lao động nữ do tính chất của công
ty là đơn vị sản xuất công nghiệp, cơ cấu trên là hợp lý. Việc vận hành dây chuyền sản
xuất theo ca, kíp không phù hợp với sức khỏe của lao động nữ, lao động nữ chủ yếu làm
việc thuộc khối hỗ trợ - gián tiếp.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Trong 5 năm, từ 2008-2012, số lượng lao động của công ty tăng lên gần 1,7 lần,
nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực để mở rộng sản xuất, khi nhà máy xây dựng thiết bị y
tế tại cụm công nghiệp Thanh Oai hoàn thành và đưa vào vận hành.
1.2.2.2. Sự thay đổi về chất lượng lao động
Bảng 1.3. Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2008- 2012
phân theo trình độ
Trình độ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
người
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
người
Tỷ lệ
(%)
Số

lượng
người
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
người
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
người
Tỷ lệ
(%)
Trên đại học 8 0,68 9 0,73 13 1,04 18 0,97 21 1,06
Đại học 248 21,02 271 22,99 284 22,76 485
26,0
2
550 27,79
Cao đẳng 72 6,10 76 6,17 84 6,73 112 6,01 117 5,91
Trung cấp,
sơ cấp, CNKT
782 66,30 826 67,04 851 68,19 1222
65,4
5
1256 63,47
Lao động
phổ thông
70 5,93 50 3,07 16 1,28 27 1,55 35 1,77
Tổng số 1180 100 1232 100 1248 100 1864 100 1979 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty giai đoạn 2008- 2012
Trong 5 năm, từ năm 2008 tới năm 2012, quy mô lao động của B. Braun đã tăng
đáng kể với khoảng 97% lao động đã qua đào tạo.
- Số lượng lao động có trình độ trên đại học có xu hướng tăng mạnh trong 5 năm,
năm 2012 tăng gấp gẩn 2.6 lần so với năm 2008, chiếm khoảng 0,7-1,0%. Cùng với đó
lượng lao động có trình độ đại học chiếm khoảng 23- 27% tổng số lao động, cũng tăng
mạnh vào năm 2011 và 2012, nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động trình độ cao để quản lý
các dây chuyền phức tạp và hiện đại mới đưa vào hoạt động năm 2011.
- Số lượng lao động trình độ cao đẳng ít, chỉ chiếm khoảng 6% tổng số lao động,
và thay đổi không đáng kể qua các năm với xu hướng giảm, công ty có kế hoạch không
tuyển dụng thêm lao động trình độ cao đẳng, chỉ duy trì, sử dụng những lao động đã
tuyển dụng trước đây, và tạo điều kiện cho lao động nâng cao trình độ lên trình độ đại
học.
- Số lượng lao động trình độ trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm số lượng
nhiều nhất khoảng 64-68% tổng số lao động và có xu hướng giảm dần, do công ty yêu
cầu chất lượng lao động ngày càng động ngày một cao.
- Số lượng lao động phổ thông chiếm khoảng 2 % và có xu hướng giảm nhanh
chóng, vì hoạt động chủ yếu chỉ ở những bộ phận hỗ trợ.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Sự tăng trưởng về quy mô lao động hoàn toàn tương xứng với sự mở rộng quy mô
hoạt động của công ty từ 1 nhà máy lên 2 nhà máy với công suất 150 triệu sản
phẩm/năm.
1.2.3. Đặc điểm tình hình tài chính
1.2.3.1. Sự thay đổi về quy mô, cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Tổng số vốn đầu tư: 54.026.500 USD (năm mươi tư triệu, hai mươi sáu ngàn, năm
trăm đô la Mỹ chẵn).
Công ty tăng vốn điều lệ từ 30.171.000 USD (ba mươi triệu một trăm bảy mốt

ngàn đô la Mỹ) lên 33.479.000 USD (ba mươi ba triệu bốn trăm bảy mươi mốt ngàn đôla
Mỹ).
Trong đó:
- Công ty B. Braun Medical Industries Sdn.Bhd (Malaysia) góp tiền mặt và thiết bị
4.876.000USD (bốn triệu tám trăm bảy mươi sáu ngàn đô la Mỹ) xong trước tháng
11/2006.
- Số vốn 16.000.000 USD (mười sáu triệu đô la Mỹ) được góp bằng máy móc thiết bị và
tiền mặt để thực hiện dự án tại Cụm công nghiệp Thanh Oai trong vòng 36 tháng kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (do UBND tỉnh Hà Tây cũ cấp) ngày 27/4/2007.
- Số vốn 9.295.000 USD (chín triệu hai trăm chín mươi lăm ngàn đô la Mỹ) được góp
bằng máy móc thiết bị trước ngày 15/8/2011.
- Số vốn tăng thêm 3.300.000 USD (ba triệu ba trăm năm ngàn đô la Mỹ) được góp bằng
tiền mặt và máy móc thiết bị trước ngày 31/7/2014.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 1.4. Tổng vốn kinh doanh của Công ty
giai đoạn 2008- 2012
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
USD
Tỷ
lệ
%
USD
Tỷ
lệ
%
USD
Tỷ

lệ
%
USD
Tỷ
lệ
%
USD
Tỷ
lệ
%
Vốn vay 25.071.500
51,
7
26.960.500
52,
8
29.020.000
53,
8
30.100.000
45,
9
32.211.900
46,
8
Vốn chủ
sở hữu
23.381.000
48,
3

24.080.000
47,
2
24.956.000
46,
2
35.471.000
54,
1
36.645.000
53,
2
Tổng
vốn
48.452.500
100
51.040.500
100
53.976.000
100
65.571.000
100
68.856.900
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam năm 2012)
Vốn chủ sở hữu của Công ty B. Braun Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn
từ 2008-2012, tăng từ 23.381.000USD năm 2008 lên tới 36.645.000USD năm 2012,
trong giai đoạn này Công ty nhận được tiền đầu tư xây dựng nhà máy, trang bị thêm máy
móc hiện đại từ công ty mẹ và việc mở rộng sản xuất, xuất khẩu của Công ty liên tục phát
triển, doanh thu tăng đều từ việc xuất khẩu chai truyền dịch.

Trong 5 năm từ 2008-2012, vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh nhất vào năm
2011. Năm 2010 vốn chủ sở hữu gần 25.000.000USD thì tới năm 2011 tăng lên tới gần
35.500.000USD, khi nhà máy sản xuất thiết bị y tế sắp hoàn thành đi vào sản xuất, được
lắp đặt hàng loạt máy móc trang thiết bị, dây chuyền công suất lớn hiện đại nhập khẩu từ
Đức. Năm 2012, vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng lên 36.645.000USD, do nhà
máy sản xuất thiết bị y tế tại Thanh Oai đã đi vào hoạt động được hơn 1 năm đem lại
nguồn doanh thu lớn cho công ty.Vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh trong 5 năm liên
tiếp, nâng cao năng lực tài chính cho công ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh so
với các đối thủ cùng ngành.
Về vốn vay của Công ty cũng theo xu hướng tăng dần đều theo sự phát triển của
hoạt động kinh doanh và sản xuất. Công ty sử dụng nguồn vốn vay chủ yếu để nâng cấp
dây chuyền sản xuất, mua sắm máy móc trang thiết bị, hoàn thành xây dựng nhà máy và
đưa nhà máy sản xuất đi vào hoạt động, mua các nguyên liệu đầu vào, thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu lớn… Từ năm 2009-2010 và 2011-2012 lượng vốn vay của Công ty tăng
đáng kể.
Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu không chênh
lệch nhau nhiều. Từ năm 2008-2010, tỷ lệ vốn vay chiếm hơn 50%, khoảng từ 51,7-
53,8%, nhưng từ năm 2011-2012, tỷ lệ vốn vay giảm xuống chỉ còn chiếm khoảng 45,9-
46,8%, do vốn chủ sở hữu tăng mạnh.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.2.3.2. Đánh giá tình trạng tài chính
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng
vốn, đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời.
Bảng 1.5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty

giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận ròng(USD)
(1)
2.864.400 2.881.200 3.042.000 3.264.000 3.276.000
Vốn chủ sở hữu (USD)
(2)
23.381.000 24.080.000 24.956.000 35.471.000 36.645.000
ROE(%)
(3)= (1)/(2)
12,25 11,97 12,19 9,20 8,94
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Tỷ lệ ROE của Công ty trong giai đoạn 2008-2012 có xu hướng giảm dần từ
12,25- 8,94%, cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty cũng giảm dần, chưa
khai thác được hết các lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô,
ít thu hút được các nhà đầu tư lớn.
Tỷ lệ ROE từng năm từ 2008-2012 nhỏ hơn lãi vay ngân hàng tương ứng với mỗi
năm, lợi nhuận của Công ty thu được chủ yếu dành để trả lãi vay ngân hàng, cho thấy
Công ty sử dụng đồng vốn chưa thực sự hiệu quả, chưa cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở
hữu và vốn vay.
Lợi nhuận trên tài sản- ROA
Chỉ tiêu tài chính ROA cung cấp thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng
vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và
vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của
công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua chỉ tiêu
tài chính ROA.
Bảng 1.6. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) của Công ty
giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận ròng (USD)

(1)
2.864.400 2.881.200 3.042.000 3.264.000 3.276.000
Tổng vốn kinh doanh (USD)
(2)
48.452.500 51.040.500 53.976.000 65.571.000 68.856.900
ROA(%)
(3)= (1)/(2)
5,91 5,64 4,64 4,98 4,76
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Tỷ lệ ROA của Công ty trong giai đoạn 2008-2012 có xu hướng giảm dần từ
5,91% xuống 4,76% , do Công ty đạt được mức doanh thu thấp hơn chi phí đã đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất. Mức lãi suất mà Công ty phải trả cho các khoản vay nợ cũng cao
hơn tỷ lệ ROA, Công ty không thu được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu
tư.
Doanh lợi doanh thu
Bảng 1.7. Doanh lợi doanh thu bán hàng của Công ty
giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu bán hàng (USD)
(1)
28.876.200 29.400.700 30.274.000
31.756.00
0
32.057.000
Lợi nhuận ròng (USD)
(2)
2.864.400 2.881.200 3.042.000 3.264.000 3.276.000

Doanh lợi doanh thu
bán hàng (%)
(3)= (2)/(1)
9,92 9,80 10,05 10,28 10,22
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Doanh thu của Công ty năm 2008 là 28.876.200USD và lợi nhuận ròng là
2.864.400USD. Tới năm 2012 doanh thu lên tới 32.057.000USD, lợi nhuận ròng là
3.276.000USD. Chỉ số doanh lợi doanh thu bán hàng của công ty B.Braun Việt Nam từ
năm 2008- 2012 trong khoảng 9,92- 10,28 % cho thấy công ty kinh doanh liên tục có lãi,
khả năng tài chính tăng mạnh.
Chỉ số doanh lợi doanh thu của công ty trong mức 9,92- 10,28 % cao hơn so với
chỉ số của ngành dược phẩm- y tế hiện nay là 7,77%, chứng tỏ khả năng tài chính của
doanh nghiệp tốt, tình hình bán hàng và các khoản chi phí của công ty không có vấn đề gì
lớn.
Chỉ số doanh lợi doanh thu bán hàng chỉ là một trong các chỉ số về lợi nhuận,
nhưng nó cũng phản ánh hiệu quả về khả năng tài chính của công ty. Với tình hình kinh
doanh trong 5 năm gần đây, chỉ số doanh lợi doanh thu cao cho thấy công ty B.Braun
Việt Nam có tình hình tài chính khả quan.
1.2.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
1.2.4.1. Công nghệ sản xuất
Nhà máy sản xuất chất diệt khuẩn trên dây chuyền riêng biệt, không tổ chức sản
xuất các sản phẩm chất diệt khuẩn trên dây chuyền sản xuất dịch truyền.Việc vận hành
dây chuyền tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất dịch truyền và sản xuất chất diệt
khuẩn.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Kho hàng chỉ được sử dụng để lưu kho, cất giữ sản phẩm do công ty nhập khẩu
trực tiếp, kho không dùng cho chức năng bán lẻ hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng. Hoạt động lưu kho, cất giữ tuân thủ đúng các quy định hiện hành về vấn đề vệ

sinh môi trường, chế độ bảo quản.
Công ty TNHH B. Braun Việt Nam là công ty đầu tiên có nhà máy sản xuất dịch
truyền tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP ( Good
Manufactuing Practice)-của ASIAN do bộ Y tế Việt Nam cấp. Đây có thể coi là một điểm
mạnh trong hoạt động xuất khẩu dây truyền dịch sang thị trường Đức so với các doanh
nghiệp trong nước khác khó cạnh tranh được.
1.2.4.2. Tình hình hiện nay của cơ sở vật chất
Do các nhà máy đều được mới xây dựng và đưa vào hoạt động nên cơ sở vật chất
của Công ty hiện còn khá mới, hiện đại, các xưởng sản xuất, hỗ trợ sản xuất được xây
dựng hợp lý, khoa học và đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Hệ
thống nhà xưởng bao gồm các khu chính như: khu bảo quản nguyên vật liệu , khu sơ chế
dược liệu, khu sản xuất , khu kiểm tra chất lượng, hệ thống phụ trợ,…
Khu bảo quản
Khu vực bảo quản rộng, phù hợp với quy mô sản xuất, có sự phân biệt và cách ly
phù hợp đối với nguyên liệu ban đầu, nguyên liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán
thành phẩm và thành phẩm, sản phẩm biệt trữ, sản phẩm đã được phép xuất xưởng, bị
loại bỏ, bị trả về hay sản phẩm bị thu hồi. Khu vực bảo quản được thiết kế đảm bảo điều
kiện bảo quản tốt, phòng chống được sự xâm nhập của côn trùng, các loài gặm nhấm và
các động vật khác, phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng lan truyền các vi sinh vật theo
vào cùng dược liệu và ngăn ngừa sự nhiễm chéo. Khu vực bảo quản sạch sẽ, khô ráo, đủ
ánh sáng và duy trì ở nhiệt độ phù hợp với đối tượng bảo quản hoặc theo hướng dẫn của
nhà sản xuất. Có đủ dụng cụ hoặc thiết bị theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và phải có hồ sơ ghi
chép theo dõi hàng ngày.
Ngoài ra, còn có khu vực dành riêng để bảo quản các chất có yêu cầu bảo quản
đặc biệt như dung môi, nguyên liệu dễ cháy, nổ, chất độc và các chất tương tự. Các dược
liệu được bảo quản trong khu vực riêng, thoáng mát khô ráo và thông khí tốt, có kiểm
soát về nhiệt độ và độ ẩm, được sắp xếp có hệ thống, có dán nhãn. Trước khi nhập kho,
dược liệu phải được kiểm tra chất lượng về mặt cảm quan và độ ẩm cùng các chỉ tiêu có
liên quan, có hồ sơ theo dõi và định kỳ kiểm tra, ghi chép quá trình xuất, nhập và tồn kho
dược liệu. Đối với bảo quản dịch chiết, cao chiết hay các loại chế phẩm khác phải tuân

theo những điều kiện phù hợp về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng; những điều kiện này phải
được duy trì và được giám sát trong suốt quá trình bảo quản.
Khu sơ chế, xử lý và chế biến dược liệu
Khu vực này riêng biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác. Các khu vực sơ chế
dược liệu như: làm tinh sạch và loại bỏ tạp chất, đất cát, các bộ phận không dùng đến;
rửa; cắt; sấy khô và xử lý dược liệu thô.
Khu vực sơ chế, chế biến dược liệu dễ vệ sinh, thông thoáng, đảm bảo an toàn vệ
sinh và thao tác thuận lợi, có hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu nước uống được
để xử lý dược liệu đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Khu sản xuất
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Nhà xưởng sản xuất sử dụng công nghệ sản xuất dây chuyền và đóng chai hiện đại
nhất hiện nay được đặt ở vị trí trung tâm của nhà máy, thuận lợi vận chuyển, được thiết
kế, xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng phù hợp với các thao tác trong quá trình sản xuất và
phù hợp với quy mô sản xuất tại cơ sở.
Nhà xưởng có vị trí thích hợp, không bị ô nhiễm, được thiết kế, xây dựng đảm bảo
vận hành tiện lợi, bảo dưỡng và làm sạch phù hợp, tránh được các ảnh hưởng bất lợi của
thời tiết. Nhà xưởng được thiết kế, bố trí các phòng sản xuất đảm bảo nguyên tắc một
chiều đối với việc lưu chuyển của nguyên liệu, nhân viên, sản phẩm, rác thải nhằm mục
đích ngăn ngừa các sản phẩm có thể bị trộn lẫn và/hoặc nhiễm chéo hoặc khi thao tác sản
xuất có sinh bụi.
Nhà xưởng sản xuất được xây dựng, bảo dưỡng và bảo vệ phòng chống được các
loại côn trùng, động vật gậm nhấm và các động vật khác xâm nhập và làm tổ.
Nhà xưởng có hệ thống thiết bị chiếu sáng được thiết kế và lắp đặt đầy đủ đảm bảo
các công việc được tiến hành chính xác, đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ, được bảo trì, bảo
dưỡng ở tình trạng tốt và được làm vệ sinh và tẩy trùng theo các quy trình chi tiết.
Khu vực sản xuất được chia nhỏ thành 3 phân xưởng chính: xưởng thuốc viên,
xưởng hóa chất, xưởng dịch truyền.

Khu kiểm tra chất lượng
Khu vực kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc được tách biệt khỏi khu vực sản
xuất. Phòng kiểm tra chất lượng được thiết kế phù hợp với các hoạt động, có diện tích đủ
rộng để tránh sự lẫn lộn, nhiễm chéo, và đủ để bảo quản mẫu, chất chuẩn, dung môi,
thuốc thử và hồ sơ kiểm nghiệm.
Khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh cách biệt nhau, có riêng thiết bị xử lý
không khí và các thiết bị khác.
Hệ thống phụ trợ
Hệ thống xử lý không khí được đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý không khí, điều hòa
tách riêng cho các khu vực sản xuất như: sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản, khu vực kiểm
nghiệm vi sinh, khu vực sản xuất các chất nhạy cảm, độc tính mạnh.
Hệ thống xử lý nước để có nguồn nước dùng cho mục đích sản xuất đạt tiêu chuẩn
tối thiểu nước uống, ngoài ra còn đáp ứng các tiêu chuẩn nước dùng phù hợp với yêu cầu
của từng dạng bào chế thuốc. Nhà máy đang được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết cấp cho các bộ phận sản xuất thuốc.
Công ty cũng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất phế thải, phế liệu
phù hợp với quy mô sản xuất tại cơ sở, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Cơ sở trang bị đủ dụng cụ, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các thiết bị, dụng cụ
phòng cháy chữa cháy luôn duy trì còn hiệu lực.
Nhà máy sản xuất phải được trang bị đủ các thiết bị cần thiết phù hợp cho việc sản
xuất các mặt hàng thuốc được phép sản xuất tại cơ sở. Các thiết bị sản xuất được thiết kế,
lựa chọn, chế tạo, bố trí lắp đặt và bảo dưỡng thích hợp đảm bảo thuận lợi, an toàn khi
vận hành, dễ làm vệ sinh và bảo dưỡng; đảm bảo tránh được sự nhiễm chéo, tích tụ bụi
và bẩn, tránh được các tác động bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cân và các
thiết bị đo lường được hiệu chuẩn theo quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Việc cân nguyên vật liệu ban đầu được thực hiện ở khu cân riêng biệt được thiết
kế cho mục đích cân nằm trong khu vực bảo quản.

Khu vực vệ sinh cá nhân và giải lao tách biệt khỏi các khu vực sản xuất hoặc kiểm
nghiệm thuốc. Phòng thay và giữ quần áo, khu vực tắm rửa vệ sinh dễ dàng tiếp cận và
phù hợp với số người sử dụng. Nhà vệ sinh không thông trực tiếp với khu vực sản xuất và
bảo quản thuốc.
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008-
2012
1.3.1. Sản xuất và cung cấp sản phẩm
Quy mô nhà xưởng sản xuất thiết bị y tế đạt khoảng 150 triệu sản phẩm/ năm.
Sản phẩm của Công ty TNHH B. Braun được chia thành 4 nhóm chính:
Nhóm sản phẩm thứ nhất: dịch truyền cơ bản
+ Thành phẩm Glucose các nồng độ 5%, 10%, 20%, 30%
+ Các dung dịch điện giải như: Ringer Lactate, muối và các dung dịch hỗn hợp
giữa: R/ L và G5%, Nacl 0.9% + G5%, Nacl 0.18% + G4.3%, Nacl 0.18% + G10%
Nhóm sản phẩm thứ 2: nhóm dung dịch thẩm phân phúc mạc và dung dịch lọc
thận nhân tạo (Hemodialysis – HD ) từ 4 đến 13: HD 1A, HD 1B, HD M4, HD M6, HD
M8, HD M13…
Nhóm sản phẩm thứ 3:nhóm dung dịch thẩm phân phúc mạc CAPD (Continuous
Ambulatory Peritoneal Dialysis): CAPD GLU 1.5, CAPD GLU 2.5, CAPD GLU 4.2…
Nhóm sản phẩm thứ 4: dây truyền dịch (IV SET)
Bảng 1.8. Sản lượng các nhóm mặt hàng chủ yếu Công ty
giai đoạn 2008-2012
Tên các nhóm mặt
hàng chủ yếu
Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Dịch truyền
cơ bản
(chai)
40.472.000 43.494.500 45.024.000 50.376.200 54.222.000
2. Nhóm dung dịch lọc

thận nhân tạo
(Hemodialysis-HD)
(chai)
10.804.600 12.556.400 13.033.800 13.351.000 15.027.200
3.Nhóm dung dịch
thẩm phân
phúc mạc CAPD
(chai)
9.970.200 12.297.500 12.765.000 13.213.400 14.872.300
4.Dây truyền dịch
(IV SET)
(bộ)
49.333.200 61.099.600 63.547.200 60.699.400 70.798.500
Tổng
110.580.000 129.448.000 134.370.000
137.640.00
0
154.920.000
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Nhóm sản phẩm dịch truyền cơ bản và dây truyền dịch chiếm số lượng lớn trong
tổng số sản phẩm được sản xuất. Sản phẩm dịch truyền cơ bản chiếm khoảng 35-
37% trong tổng số sản phẩm được sản xuất, dây truyền dịch cũng được sản xuất với
số lượng lớn khoảng 40-42% trong tổng số sản phẩm.
Nhóm sản phẩm dung dịch thẩm phân phúc mạc và dung dịch lọc thận nhân tạo
chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số sản phẩm, khoảng 9,5-10% tổng số sản phẩm, do quy
trình sản xuất các loại dung dịch này phức tạp hơn nhiều so với sản xuất dịch truyền cơ
bản.
1.3.2. Kết quả phát triển thị trường

1.3.2.1. Kết quả phát triển thị trường trong nước
Không chỉ dừng lại việc phân phối sản phẩm tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như
Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức,…trong 5 năm từ 2008-2012, Công ty còn
cung cấp cho thêm các Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh
Nhàn,…
Trong năm 2012, sản phẩm của Công ty còn được phân phối tới nhiều bệnh viện
đa khoa của các tỉnh thành chủ yếu ở miền Bắc như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh,
Hưng Yên, Ninh Bình…Ngoài ra, Công ty cũng phân phối tới một vài bệnh viện tại miền
Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…
Bảng 1.9. Phân phối sản phẩm tại các bệnh viện của Công ty năm 2012
Tên các bệnh viện Địa chỉ
Sản phẩm chủ yếu
Dịch truyền cơ bản
(chai)
Dây truyền dịch
(bộ)
Bệnh viện Bạch Mai
Đường Giải Phóng, Đống Đa,
Hà Nội
865.000 1.452.000
Bệnh viện Hữu Nghị
Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà
Trưng, Hà Nội
280.500 306.000
Bệnh viện Việt Đức
Số 40, Tràng Thi, Hoàn
Kiếm, Hà Nội
508.000 790.600
Bệnh viện Thanh Nhàn
Số 42, Thanh Nhàn, Hai Bà

Trưng, Hà Nội
146.000 190.100
Bệnh viện đa khoa Bắc
Ninh
Nguyễn Quyền, Võ Cường,
Bắc Ninh
328.900 398.000
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Ninh Bình
Phúc Thành, Ninh Bình 370.000 412.000
Bệnh viện Hữu Nghị đa
khoa Nghệ An
Số 138 Nguyễn Phong Sắc,
Tp.Vinh, Nghệ An
440.500 510.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH B.Braun Việt Nam)
Các bệnh viện đa khoa tại Hà Nội và các tỉnh thành chủ yếu sử dụng các mặt hàng
thuộc nhóm dịch truyền cơ bản, và dây truyền dịch. Hệ thống phân phối của B.Braun
đang dần mở rộng và thương hiệu ngày càng được khẳng định.
Công ty cũng cung cấp sản phẩm tới thêm nhiều nhà thuốc đạt tiêu chuẩn quy định
của Bộ Y tế như:
- Hiệu thuốc số 2 (356A Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội)
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Hiệu thuốc số 3 (Quầy số 3, C9 – Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ, HN)
- Hiệu thuốc số 5 (P.6, C1 – Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ, Hà Nội)
- Hiệu thuốc số 6 (Quầy số 17, C9 – Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ, HN)
- Hiệu thuốc số 8 (Quầy số 9, TT Dịch vụ TM Dược mỹ phẩm, 95 Láng Hạ, HN)
- Nhà thuốc CPC1 (bán lẻ) 356A đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Nhà thuốc CPC1 tại Bắc Giang (bán lẻ) (Lô 42 + 43, N12, đường Hoàng Văn Thụ, TP
Bắc Giang)
1.3.2.2. Kết quả phát triển thị trường nước ngoài
Doanh thu từ việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài đóng góp một phần không
nhỏ vào lợi nhuận của Công ty, giúp thu được nguồn ngoại tệ lớn, nâng cao sức mạnh tài
chính Troong giai đoạn 5 năm từ 2008-2012, Công ty không ngừng đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu và đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Bảng 1.10. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu dây truyền dịch
sang thị trường nước ngoài của Công ty giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị: USD)
Thị trường Năm 2008 Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đức 248.970 268.204 291.890 332.740 350.460
Malaysia 212.231 252.100 276.310 305.205 312.231
Trung Quốc 101.320 109.300 128.966 147.018 168.368
Kuwait 92.980 95.060 97.540 101.927 107.699
Indonesia 60.510 61.298 67.290 70.855 72.185
Thái Lan 44.620 45.907 50.961 52.890 55.707
Philippine 28.720 30.180 32.972 36.610 38.162
Australia 25.505 26.079 28.008 30.970 31.578
Singapore 19.010 20.615 21.668 22.704 24.079
Tổng 833.866 908.743 995.605 1.100.919 1.160.469
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2008-
2012, tăng từ 833.866USD năm 2008 lên tới 1.160.469USD năm 2012.
Thị trường nước ngoài lớn nhất của Công ty là Đức, tới cuối năm 2012 tổng kim
ngạch xuất khẩu sang Đức đạt 350.460USD, chiếm hơn 30%. Sau đó là thị trường
Malaysia, Trung Quốc, Kuwai. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu sang Indonesia,
Thái Lan, Philipine, Australia, Singapore.
Các thị trường mà Công ty xuất khẩu sang khá đa dạng và rộng khắp, chủ yếu ở
Châu Âu, châu Á, ngoài ra còn ở Châu Úc, các thị trường này đều có sức cạnh tranh lớn

nhưng Công ty đã chiếm được thị phần nhất định.
1.3.3. Kết quả doanh thu, lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động tài chính, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, là động lực giúp doanh nghiệp khẳng định mình trong môi trường cạnh
tranh gay gắt.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 1.11. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị: USD)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 28.876.200
29.400.70
0
30.274.000 31.756.000 32.057.000
Lợi nhuận
trước thuế
3.110. 380 3.157.210 3.400.140 3.629.970 3.652.120
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn 2008 – 2012, doanh thu và lợi nhuận của
Công ty liên tục tăng nhanh. Doanh thu của Công ty năm 2008 ở mức 28.876.200USD
nhưng tới năm 2012 tăng lên tới 32.057.000USD, một mức tăng doanh thu đáng mơ ước
với nhiều doanh nghiệp cùng ngành trong tình hình kinh tế sau khó khăn.
Đặc biệt trong năm 2011- 2012, Công ty đã xây dựng hoàn thành nhà máy sản
xuất, tăng mạnh số lượng sản phẩm sản xuất ra và xuất khẩu thu ngoại tệ, nên lợi nhuận
trước thuế tăng lên mức trên 3.600.000USD.
1.3.4. Kết quả nộp Ngân sách Nhà nước và thu nhập bình quân của người lao động
1.3.4.1. Kết quả nộp Ngân sách Nhà nước
Doanh nghiệp kinh doanh đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy

định của Nhà nước. Công ty B.Braun Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
với Nhà nước, mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước hàng năm của Công ty là không
nhỏ.
Bảng 1.12. Nộp thuế của Công ty giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị: USD)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận
trước thuế
3.110. 380 3.157.210 3.400.140 3.629.970 3.652.120
Các khoản trừ
thuế
245.980 276.010 358.140 365.970 376.120
Lợi nhận ròng 2.864.400 2.881.200 3.042.000 3.264.000 3.276.000
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Trong giai đoạn 2008-2012, Công ty kinh doanh liên tục có lãi, nộp Ngân sách
Nhà nước khoảng 1-1,5 tỷ VNĐ. Tới năm 2011 và 2012, hoạt động xuất khẩu của Công
ty được đẩy mạnh, doanh thu lớn hơn, nộp Ngân sách Nhà nước tăng lên mức khoảng 1,
3- 1,5 tỷ VNĐ, cho thấy rõ những đóng góp, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên
trong Công ty vào sự phát triển của đất nước, cũng như phản ánh được kết quả kinh
doanh đáng ghi nhận của Công ty trong giai đoạn này
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.3.4.2. Thu nhập bình quân của người lao động
Biểu đồ 1.3. Thu nhập bình quân người lao động của Công ty giai đoạn 2008-2012
(Đơn vị: triệu VNĐ/người/tháng)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH B. Braun Việt Nam)
Thu nhập bình quân của người lao động tại Công ty liên tục tăng trong 5 năm liên
tiếp từ năm 2008-2012, từ 3.457.000 – 4.465.000 VNĐ/ người/ tháng, đời sống của người
lao động liên tục được cải thiện, tạo động lực làm việc tốt. Công ty luôn chú trọng tới đời

sống của người lao động, hệ thống lương thưởng của công ty được xây dưng hợp lý, có
các quy định thưởng phạt rõ ràng, trả lương tăng ca theo đúng quy định.
Năm 2011-2012, doanh thu của Công ty tăng cao nên thu nhập bình quân lao động
cũng tăng lên nhanh hơn so với các năm trước đó, đảm bảo đời sống cho hơn cán bộ công
nhân viên.
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC
2.1.1. Giá cả sản phẩm
Giá cả là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới các hoạt động xuất khẩu của B.Braun
Việt Nam sang thị trường Đức trong môi trường cạnh tranh mạnh như hiện nay. Các công
ty dược phẩm, cung cấp thiết bị y tế trên thế giới đều có thế mạnh riêng của mình, chuyên
nghiệp trong việc xác định giá, đưa ra mức giá xuất khẩu. Các công ty nhập khẩu tại Đức
trong lĩnh vực Y- Dược có nhiều sự lựa chọn về giá các sản phẩm
Nguyên liệu dược, tá dược, bao bì dược mà B.Braun Việt Nam sử dụng thường
được nhập khẩu từ nước ngoài, để phục vụ sản xuất tại Công ty. Vì vậy giá của các yếu tố
đầu vào này ảnh hưởng không nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công
ty B.Braun Việt Nam. Công ty không chủ động được về nguồn nguyên liệu và giá thành
đầu vào của dược phẩm vì thế mà giá cả nhập khẩu ảnh hưởng rất nhiều tới giá xuất
khẩu.
Trong nước, các công ty dược phẩm lâu đời như: Công ty Dược và Trang thiết bị y
tế Bình Định(Bidiphar), Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung Ương 2 (CODUPHA)
đã xây dựng được những vùng trồng cây dược phẩm phục vụ sản xuất, chủ động được về
nguồn nguyên liệu, và mức giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu,
nên khi xuất khẩu cùng mặt hàng dược phẩm các công ty này đặt mức giá thấp hơn so với
Công ty B.Braun Việt Nam. Vì vậy, nhiều công ty dược phẩm tại Đức khi có nhu cầu về

dược phẩm đã chọn các công ty này do mức giá cạnh tranh hơn.
Ngoài nước, các công ty chuyên sản xuất dược phẩm, trang thiết bị y tế lớn của
Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philipin cũng đặt mức giá xuất khẩu sang thị trường
Đức về các mặt hàng chuyên dụng tương đối thấp, do sản phẩm được sản xuất trên
những dây chuyền lớn, hiện đại, nên giá thành trên sản phẩm thấp. Mức giá mà các công
ty dược phẩm ở Châu Á đưa ra chào hàng tại Đức thường được chấp nhận dễ dàng hơn
mức giá của B.Braun Việt Nam đưa ra.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đức, tăng khối lượng xuất
khẩu, tăng kim ngạch, mở rộng thị trường , B.Braun không thể bỏ qua những tác động,
ảnh hưởng lớn từ nhân tố giá cả.
2.1.2. Chất lượng sản phẩm
Dược phẩm, trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc biệt, để bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe con người, vì vậy chất lượng dược phẩm được quan tâm hơn hết. Sản phẩm dược
khi xuất khẩu chịu những quy định về chất lượng nghiêm ngặt đặt ra từ các tổ chức trên
khu vực và thế giới như Tổ chức Y tế thế giới WHO, các tiêu chuẩn quản trị chất lượng
theo tiêu chuẩn khu vực GMP- ASEAN, GMP- EU , các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
ISO
Sinh viên: Nguyễn Thủy Vân
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B 25

×