Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

TIỂU từ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.45 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Mục lục ……………………………………………………………… ……… 1
Lời cảm ơn………………………………………………………………………3
Lời cam đoan……………………………………………………………………4
Danh mục các bảng biểu……………………………………………………… 6
Mở đầu………………………………………………………………………… 7
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……………10
1.1. Vấn đề tình thái………………………………………………………………… 10
1.1.1. Quan niệm của một số tác giả về tính tình thái………………………….10
1.1.2. Quan niệm tính tình thái của luận văn………………………… 11
1.1.3. Các phương tiện biểu thị tình thái trong Tiếng Việt…………………….11
1.2. Hành động nói…………………………………………………………… 14
1.2.1. Khái niệm hành động nói……………………………………………… 14
1.2.2. Phân loại các hành động ngôn ngữ…………………………………… 15
1.3. Sự hành chức của TTTT qua hành động nói…………………………………… 15
1.3.1. TTTT cuối phát ngôn thực hiện hành động nói trực tiếp……………… 16
1.3.2. TTTT cuối phát ngôn thực hiện hành động ngôn trung gián tiếp……….16
1.4. Khái niệm phát ngôn…………………………………………………………… 18
1.5. Vấn đề phương ngữ……………………………………………………………….18
1.5.1. Khái niệm phương ngữ………………………………………………….18
1.5.2. Phương ngữ trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân…………………… 19
1.6. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Quang Sáng…………………………………………20
1.7. Tiểu kết chương I…………………………………………………………………20
Chương II: NHẬN DIỆN CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG…………………………….22
2.1. Vai trò của tiểu từ tình thái……………………………………………………… 22
2.1.1. Chức năng liên nhân…………………………………………………… 22
2.1.2. Tạo các kiểu phát ngôn theo các kiểu mục đích nói khác nhau…………22
2.1.3. Biểu thị quan hệ xã hội………………………………………………… 22
2.1.4. Chức năng hướng thoại………………………………………………….22


2.2. Tiêu chí nhận diện tiểu từ tình thái cuối phát ngôn……………………………….23
2.2.1. Tiêu chí nhận diện của các tác giả đi trước…………………………… 23
2.2.2. Tiêu chí nhận diện tiểu từ tình thái của luận văn……………………… 24
2.3. So sánh tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng việt toàn dân và trong một số
tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng……………………………………………………24
2.4. Tiểu kết chương II……………………………………………………………………….37
Chương III: PHÂN TÍCH CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔN TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG…………………………….38
3.1. Phân loại các tiểu từ tình thái theo phạm trù hành động ngôn ngữ……………….38
3.2. Phân loại các tiểu từ tình thái theo từng phạm trù……………………………… 39
3.2.1. Hành động thuộc phạm trù điều khiển………………………………… 39
1
3.2.2. Hành động thuộc phạm trù trình bày…………………………………….44
3.2.3. Hành động thuộc phạm trù biểu cảm……………………………………46
3.2.4. Hành động thuộc phạm trù tuyên bố……………………………………50
3.2.5. Hành động thuộc phạm trù cam kết…………………………………… 52
3.3. Tiểu kết chương III……………………………………………………………….53
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………53
- Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 55
- Nguồn tư liệu trích dẫn………………………………………………………………56
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, khúc
mắc do khả năng hạn chế, tài liệu tham khảo chưa nhiều,… Nhưng nhờ sự động viên
của các thầy cô giáo, của tập thể lớp ĐHSVAN08 – L2 ĐHVL, đặc biệt là sự động
viên, hướng dẫn nhiệt tình của Thạc Sĩ Trần Thanh Vân đã giúp chúng tôi hoàn thành
khoá luận. Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa khoa
học xã hội và nhân văn, Ban Giám Hiệu trường Đại học Đồng Tháp, đặc biệt là sự kính
trọng và lòng biết ơn đến cô Trần Thanh Vân. Với khả năng còn hạn chế nên trong khi
thực hiện khoá luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận

được sự góp ý chân tình của thầy cô. Xin chân thành cảm ơn !
3
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
H ồ Thị Thuý Oanh
L ê Thị Thuỳ Dương
4
CÁC QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. HĐ hành động
2. HĐNT hành động ngôn trung
3. TTTT tiểu từ tình thái
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu: Tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời
sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời,
phong phú; bởi kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Tiếng Việt phản ánh sự hình thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập
thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp: đẹp như thế nào là điều khó nói. Có lẽ Tiếng Việt
của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt nam ta rất đẹp; bởi vì đời sống, cuộc
đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại.
Tiếng Việt có hai nguồn giàu và đẹp. Một là tiếng nói của quần chúng nhân dân lao
động đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc, âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa.
Hai là ngôn ngữ của văn học. văn nghệ mà những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc đã
nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ
thường. Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên chất giá trị, bản sắc tinh hoa của Tiếng Việt,

kết quả của một quá trình và biết bao công sức dồi mài.
1.2. Cùng với những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Quang Sáng - một
nhà văn Nam Bộ - đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về
nghệ thuật và ngôn từ. Lâu nay, khi nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Quang Sáng,
các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc nhìn văn học là chủ yếu. Dưới góc nhìn
ngôn ngữ, đây vẫn là một vấn đề mới mẻ và lý thú. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài Tiểu
từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng với mong
muốn tìm ra những nét riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn đồng thời qua
đó thấy rõ hơn phong cách sáng tác của ông. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho
việc dạy và học tác phẩm Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình cho rằng việc vận dụng tiểu từ tình thái cuối phát
ngôn trong tác phẩm là một sự sáng tạo trong cách tân nghệ thuật, tạo sự gần gũi giữa
tác giả, tác phẩm với người đọc. Cho nên tiểu từ tình thái cuối phát đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều tác giả. Tình thái là một bộ phận làm nên nghĩa tất yếu của
mọi phát ngôn. Bất kể một câu nói nào cũng mang một tình thái nhất định.
Trong tiếng Việt, tiểu từ tình thái là lớp từ có nhiều tên gọi khác nhau:Tiểu từ tình
thái, tiểu tố tình thái, toán tử logic – tình thái, ngữ khí từ, Trợ từ, hư từ, tình thái ngữ.
Nhìn chung đó là vấn đề rộng có tính bao quát với những nét sắc thái hết sức phong
phú. Về tình hình nghiên cứu tiểu từ tình thái, có thể nhận thấy một số hướng sau:
Trước năm 1960, các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê… thường gộp chung tiểu từ tình thái cuối phát ngôn với thán từ vào
cùng một loại. Các tác giả này có những tên gọi khác nhau như phụ từ tận cùng, tiểu từ
kết thúc, tiểu từ hậu tứ, hư từ ở cuối, trợ ngữ từ, ngữ khí từ, trợ từ. Ở đây các công
trình ngữ pháp tiếng việt của họ chỉ dừng lại ở mức độ giới hạn khái quát các đặc điểm
và ý nghĩa cơ bản của một số tiểu từ tình thái và chứng minh sự có mặt cả nhóm này
trong tiếng Việt nhưng chưa xác định số lượng các tiểu từ tình thái là bao nhiêu.
Sau năm 1960, các tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Phan Mạnh Hùng,
Diệp Quang Ban, Phạm Hùng Việt, gộp những từ chuyên dùng chỉ thái độ cảm xúc của
6

người nói với những từ chuyên dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa của một bộ phận nào
đó trong phát ngôn trong đó có cả phụ từ và đại từ.
Năm 1996, Nguyễn Thị Lương trong Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc
biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt đã tập trung vào nghiên cứu khả năng
biểu hiện các hình vi ngôn ngữ của tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi. Nhưng chỉ
dừng lại là từ toàn dân.
Năm 2001, Lê Thị Hoài Dương trong Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với vấn
đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bước đầu vạch ra vấn đề miêu tả lõi nghĩa của
chúng mang tính chất từ điển.
Năm 2005, Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đề cập khá cụ thể về
tiểu từ tình thái cuối phát ngôn nhưng cũng chỉ dừng lại ở lớp từ toàn dân.
Nhìn chung, việc nghiên cứu các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn của các tác giả trên
vẫn còn tồn tại vì chưa đi sâu vào đặc điểm cơ bản của chúng, đặc trưng ngữ nghĩa,
chức năng… các vấn đề này có tầm quan trọng như thế nào trong các lớp từ tiếng Việt.
Và một số tác tiêu biểu nữa cũng nghiên cứu về vấn đề này như: Đỗ Thị Kim Liên,
Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Hùng Việt,…
Có thể nói, các tác giả đã có những phát hiện tinh tế, sâu sắc khi nghiên cứu về lớp
từ tình thái trong tiếng Việt. Đó là những cơ sở lý luận thiết thực giúp ích rất nhiều cho
chúng tôi khi nghiên cứu lớp từ này trong những sáng tác văn học cụ thể.
Riêng việc nghiên cứu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của
Nguyễn Quang Sáng thì vẫn là một mảnh đất màu mỡ, chưa được cày xới, cần có cái
nhìn hệ thống hơn để thấy chức năng của nó khi hành chức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận của chúng tôi hướng đến các mục đích chính sau đây:
- Xác định số lượng Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của
Nguyễn Quang Sáng để thấy được các tiểu từ tình thái có vai trò, chức năng quan trọng
trong việc biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc của các nhân vật trong từng tác phẩm.
Qua đó, thấy được những đặc điểm riêng của lớp từ này trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Mặc khác, việc nghiên cứu Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong những tác phẩm của
Nguyễn Quang Sáng còn cho chúng ta thấy được, hiểu được đặc điểm của con người

Nam Bộ.
- Giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá con người Nam
Bộ - một vùng quê chất phát, bình dị.
- Thấy được sự đa dạng, phong phú của phương ngữ Nam Bộ xét về mặt ý
nghĩa.
- Cung cấp nguồn tư liệu về tiểu từ tình thái cuối phát ngôn, điều mà lâu nay
người ta ít quan tâm và nhắc nhở đến.
- Chỉ ra sắc thái, đặc trưng riêng của từng vùng qua phân tích các tiểu từ tình
thái trong những tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong
một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. Những từ này có vai trò biểu thị các ý nghĩa
tình thái nghi ngờ, cầu khiến, trình bày, cam kết, bộc lộ cảm xúc,…
7
Qua khảo sát 32 tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chúng tôi thống kê được có
1075 lần xuất hiện tiểu từ tình thái đứng ở vị trí cuối phát ngôn. Đây là đối tượng để
chúng tôi phân tích, mô tả…Các phát ngôn có TTTT mà chúng tôi liệt kê ở các chương
của luận văn thuộc nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận
văn này là ngôn ngữ giao tiếp của các nhân vật và người kể chuyện trong một số tác
phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê, phân loại các tiểu từ tình thái và
các hành động lời nói có sự xuất hiện của các tiểu từ tình thái trong lời thoại của các
nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
5.2. Phương pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh tiểu từ tình thái tiếng địa phương
với tiểu từ tình thái toàn dân, so sánh các tiểu từ tình thái tiếng địa phương có âm gần

giống nhau với nhau.
5.3. Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nhằm phân tích rõ các loại tiểu từ tình thái
được sử dụng trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Nhận diện các TTTT cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn
Quang Sáng.
Chương 3: Phân tích các TTTT cuối phát ngôn trong một số tác phẩm của Nguyễn
Quang Sáng.
8
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Vấn đề tính tình thái
1.1.1. Quan niệm của một số tác giả về tính tình thái
Nói đến tính tình thái, trước hết phải nhắc đến Charles Bally, nhà ngôn ngữ học
hàng đầu của Pháp. Ông đã dùng thuật ngữ ditum và modus khi bàn về sự phân tích cá
mặc logic của câu. Theo ông câu là hình thức đơn giản nhất có thể có của việc thông
báo ý nghĩ. Và ý nghĩ là phản ánh biểu tượng cùng với việc xác nhận sự có mặt của nó
là thuộc về sự phán đoán, sự đánh giá nó là thuộc về tình cảm, sự mong muốn ( không
mong muốn ) thuộc về ý chí. Tác giả cho rằngTình thái là linh hồn của câu; cũng như
ý nghĩ, nó được tạo thành chủ yếu do kết quả của một thao tác tích cực của chủ thể
nói. Cho nên không thể đem lại cái giá trị câu cho một phát ngôn, nếu trong nó không
phát hiện được một chút nào cách diễn đạt tình thái”. [dẫn theo 14 trang 27] . Như
vậy theo Chales Bally tình thái là phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu được của
câu, không có tình thái thì không có câu, chỉ có biểu tượng về sự việc. Tính tình thái
của câu gắn với sự đánh giá của người nói về sự việc được đánh giá.
Benveniste ( 1966) cho rằng tình thái là một phạm trù rộng lớn, khó có thể phạm

trù hoá được… nó gắn với những chờ đợi, mong muốn, đánh giá thái độ của người nói
với nội dung phát ngôn, với người đối thoại, với những kiểu mục đích phát ngôn: Hỏi,
cầu khiến, trần thuật… và có thể được thể hiện bằng những phương tiện đủ loại: thức
của động từ, quán ngữ… [ dẫn theo 6 trang 17 – 18] .
Oswld Ducrot trên cơ sở quan niệm tính tình thái Charles Bally đã trình bày ngắn
gọn các nhà logic và các nhà ngôn ngữ luôn luôn cho là cấn thiết phải phân biệt trong
một hành động phát ngôn, một nội dung thuộc về sự biểu hiện, đôi khi được gọi là dic
tum (đặt trong mối quan hệ của một vị ngữ với chủ ngữ) và một thái độ của chủ thể nói
đối với nội dung đó. [ dẫn theo 14 trang 28].
Ở Việt Nam, tính tình thái được các tác giả bắt đầu đề cập từ những năm 60 của thế
kỷ XX như: Nguyễn Kim Thản, Hoàng Phê, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Cao
Xuân Hạo, Đỗ Thị Kim Liên…
Tác giả Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt ( sơ khảo ngữ pháp chức năng) quyển 1
năm 1991 cho rằng Trong logic học nội dung của một mệnh đề được chia làm hai
phần, phần thứ nhất gọi là ngôn liệu (lexis hay dictum), tức các tập hợp gồm sở thuyết
(vị ngữ logic) và các tham tố của nó được xét như một mối liên hệ tiềm năng. Phần thứ
hai gọi là phần tình thái (modalité) là cách thức thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối
liên hệ là có thật (hiện thực) hay là không có thật ( phủ định nó, coi nó là phi hiện
thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể hay không có thể có được [dẫn theo8
trang 50].
Còn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996) cho rằng Tính tình thái là
phạm trù ngữ pháp - ngữ nghĩa biểu thị quan hệ của người nói đối với phát ngôn, và
quan hệ của nội dung phát ngôn với hiện thực khách quan. Tính tình thái là một phổ
niệm ngôn ngữ, nó thuộc phạm trù cơ bản của các ngôn ngữ tự nhiên. Nội dung của
phát ngôn có thể hiểu như hiện thực, mong muốn hoặc không mong muốn, có thể hoặc
không có thể, tất yếu hoặc ngẫu nhiên…Tính tình thái được biểu hiện bằng các phương
9
tiện ngữ pháp và từ vựng ( hình thái “ thức”, từ tình thái, tiểu từ, ngữ điệu). Tính tình
thái có thể chia ra từ [dẫn theo Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 19 trang
297].

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong Giáo trình ngữ dụng học (2005) thì cần chỉ rõ
nghĩa trong phần nội dung mệnh đề ( nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái biểu hiện trong
phát ngôn gắn với lời nói của người nói trong tình huống giao tiếp cụ thể. Nghĩa tình
thái trong lời nói cá nhân hết sức đa dạng và tinh tế mà nhiệm vụ của người nghe,
người tiếp nhận phát ngôn cần phải nắm bắt những biểu hiện tinh tế đó.[11 trang 28].
Từ đó tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã định nghĩa tình thái trong mối quan hệ của người
nói với hiện thực được thông báo Tình thái là một bộ phận trong cấu trúc nội dung
ngữ nghĩa của phát ngôn (bên cạnh nghĩa miêu tả) biểu thị cảm xúc thái độ, sự đánh
giá của người nói đối với hiện thực được thông báo. [11 trang 285].
Đỗ Hữu Châu trong Ngữ nghĩa học hệ thỗng và ngữ nghĩa học hoạt động phát biểu
một cách rõ ràng: … tình thái sẽ bao gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng
học và sẽ hợp lại thành thông điệp bộc lộ kèm lõi P của câu. [3 trang 16].
Tóm lại mặc dù có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau nhưng các tác giả trên
đều xoay quanh đặc trưng cơ bản của tình thái, xem tình thái là một phạm trù những
hiện tượng ngữ nghĩa - chức năng rộng lớn, đa dạng và phức tạp mà đặc trưng chung
nhất của chúng là phản ánh những mối quan hệ khác nhau của một nội dung thông tin
miêu tả trong phát ngôn với thực tế cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và
định tính khác nhau của người nói đối với nội dung miêu tả trong câu, xét trong mối
quan hệ với người nói người nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên vấn đề nghĩa
tình thái cần phải được nghiên cứu và bổ sung điều chỉnh thêm.
1.1.2. Quan niệm tình thái của khoá luận
Trên đây chúng tôi đã trình bày các quan niệm tình thái. Trong khoá luận này,
chúng tôi quan niệm nghĩa tình thái là một bộ phận trong cấu trúc nội dung của phát
ngôn (bên cạnh nghĩa miêu tả) biểu thị cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói, thể
hiện quan hệ của người nói đối với nội dung thông báo và quan hệ của nội dung thông
báo đối với hiện thực, cho biết hiện thực đó là có thật hay không có thật là tiềm năng
hay đã xảy ra, là giả định ước muốn, đồng tình hay nghi vấn, phủ định hay bác bỏ…
Ví dụ:
Ta có động từ “đi” và danh từ “ chợ” là phần ngôn liệu để tạo nên phát ngôn. Tuy
nhiên, để có thể tạo nên các phát ngôn mang nghĩa tình thái khác nhau phụ thuộc vào

thái độ của người nói khác nhau như:
(1) Đi chợ nhé!
(2) Đi chợ đã !
(3) Đi chợ rồi.
(4) Đã đi chợ đâu !
(5) Đi chợ đi.
(6) Đã đi chợ chưa ?
(7) Đi chợ thôi.
(8) Đi chợ hả ?
(9) Đi chợ à ?
(10) Đi chợ nhỉ ?
10
(11) Đi chợ mà !
(12) Đi chợ hén !
(13) Đi chợ nghen.
Các phát ngôn trên mang nghĩa khác nhau, được người nghe lĩnh hội khác nhau
không phải do yếu tố từ vựng đưa lại mà do các yếu tố tình thái.
Một phát ngôn bao giờ cũng có hai phần. Phần thứ nhất là nội dung chứa đựng
thông tin về sự kiện, sự việc, tình trạng… mang nghĩa miêu tả, phần này do các yếu tố
từ vựng đưa lại nên còn được gọi là phần ngôn liệu. Phần thứ hai là phần biểu thị cảm
xúc, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo và quan hệ của nội
dung thông báo đối với hiện thực, cho biết hiện thực đó là có thật hay không có thật, là
tiềm năng hay đã xảy ra, là giả định ước muốn, đồng tình hay nghi vấn, phủ định hay
bác bỏ, thành phần này gọi là thành phần tình thái. Cách hiểu tình thái trong ngôn ngữ
học mặc dù có những bộ phận nào đó khác biệt, nhưng đều gặp nhau ở điểm chung tình
thái là quan điểm và thái độ của người nói đi kèm với cái được nói đến.
1.1.3. Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt
Trong ngôn ngữ học có nhiều phương tiện biểu thị tình thái, người ta gọi là toán tử
tình thái. Toán tử tình thái là những phương tiện ngôn ngữ mà khi tác động đến các
đơn vị ngôn ngữ thuộc cùng một cấp độ nào đó thì cho ta những đơn vị ngôn ngữ mới,

có thể nói rằng có toán tử ở tất cả các cấp độ.
1.1.3.1.Ở bình diện ngữ âm
Theo tác giả Hoàng Phê thanh điệu được xem như là toán tử tình thái tác động đến
nguyên âm hoặc phụ âm đầu + nguyên âm, hoặc nguyên âm + phụ âm cuối để tạo nên
âm tiết có nghĩa. Vậy, trong tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu tác động đến phần vần.
1.1.3.2. Ở bình diện từ vựng
Có thể có những phương tiện biểu thị tình thái sau đây:
- Dùng thủ pháp iếc hoá: Người nói kết hợp tử gốc nào đó với láy lại phụ âm
đầu của nó cùng yếu tố “ iếc” để thể hiện thái độ chê bai, hàm nghĩa xấu hoặc chê.
Ví dụ:
Học với hiếc, thi với thiếc, xe đạp xe điếc, câu lạc bộ câu lạc biếc,…
- Dùng thủ pháp lặp lại âm tiết gốc và thêm yếu tố “ là” hoặc “ơi là” thể hiện
thái độ theo chiều hướng tăng mức độ, hoặc khen hoặc chê.
Ví dụ:
Vui vui là, xấu xấu là, giỏi ơi là giỏi, ngốc ơi là ngốc, nhanh ơi là nhanh.
1.1.3.3.Ở bình diện ngữ pháp
Có thể có những phương tiện tình thái sau:
a. Trật tự từ
Trật tự từ được xem là phương tiện ngữ pháp dùng để thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ:
(14) Nó không chịu ăn cơm.( là một phát ngôn miêu tả) nhưng nếu đổi trật tự
(15) Cơm mà nó cũng không chịu ăn! ( thể hiện thái độ trách móc, mỉa mai)
b. Dùng ngữ điệu
11
Ngữ điệu là âm điệu của câu nói, thể hiện ở chỗ câu nói được phát âm cao hay thấp
nhanh hay chậm, liên tục hay ngắt quãng. Việc thay đổi ngữ điệu trong câu sẽ làm cho
ý nghĩa tình thái của câu khác đi.
Ví dụ: ( 16) Học.
Học!

Học ?
Đây là 3 phát ngôn do các yếu tố từ vựng như nhau tạo nên, tuy nhiên chúng lại
mang nghĩa tình thái khác nhau, thể hiện thái độ của người nói khác nhau. Điều này do
ngữ điệu câu đưa lại. Phát ngôn thứ nhất là phát ngôn miêu tả thể hiện tình thái của
người nói là khẳng định một hành động. Phát ngôn thứ hai thể hiện một hành động cảm
thán. Phát ngôn thứ ba thể hiện tình thái nghi vấn.
c. Dùng các toán tử tình thái kết hợp trong phát ngôn nhằm tạo nghĩa tình thái
khác nhau, thể hiện các sắc thái tình cảm đa dạng của lời nói. Sau đây là các nhóm
chính xét theo vị trí và chức năng.
- Toán tử tình thái đứng ở vị trí đầu phát ngôn
Nhóm này thể hiện thái độ cảm xúc, chủ quan của người nói như kêu ca, than
phiền, ngạc nhiên, vui mừng… gồm các từ tình thái hoặc tổ hợp tình thái như:
Ôi, chao ôi, trời ơi, ái chà, ơ, hỡi ơi, than ôi,… để thể hiện tình thái.
- Toán tử tình thái đứng ở giữa phát ngôn
+ Nhóm có vị trí tách biệt với nội dung miêu tả của phát ngôn bởi ngữ điệu.
+ Nhóm có toán tử tình thái do các phụ từ, đại từ hông, cứ, lại, vẫn, đâu…
có, thế…mà nhằm tạo nghĩa phủ định. Trong khi các ngôn ngữ biến hình việc
thể hiện tình thái được biểu hiện trong hình thái của động từ ( thời, thể, thức )
thì trong các ngôn ngữ không biến hình (điển hình là tiếng Việt ), việc thể hiện
tình thái luôn luôn thể hiện rõ. Nhóm này có thể chia thành các nhóm nhỏ sau:
. Nhóm phụ từ, đại từ biểu thị ý nghĩa phủ định đi trước động từ, tính từ
Để thể hiện tình thái phủ định người ta thường sử dụng phụ từ tình thái:
Không, chưa, chẳng. Chúng thường đứng trước động từ, tính từ phủ định hành
động miêu tả. Loại này thường xuất hiện ở các câu văn miêu tả, câu văn kể
chuyện. Đồng thời nó cũng xuất hiện ở cả câu thoại của nhân vật trao lời cũng
như đáp lời. Các phụ từ không, chẳng được dùng với nghĩa gần nhau, thể hiện
tình thái phủ định một hành động, một nhận thức nào đó, phụ từ “ chưa” phủ
định một hành động gì đó ở thời điểm hiện tại còn trong tương lai hành động đó
có thể thay đổi. Ngoài ra còn có các đại từ như: đâu…có, có…đâu, đâu mà, làm
gì, sao mà, nào có,…Những tổ hợp từ này thường đứng trước động từ tạo nghĩa

phủ định với tình thái bác bỏ.
. Nhóm các phụ từ cầu khiến – thúc giục đi trước động từ, tính từ
Các toán tử tình thái đi với động từ, tính từ thể hiện các tình thái của hành
động phát ngôn: hãy, đừng, chờ, cứ, vẫn.
. Nhóm động từ tình thái làm trung tâm
Chúng không có khả năng đứng độc lập, thể hiện các hành vi thuộc về ý chí:
muốn, toan, định, nỡ, đành, hòng, buộc,…
- Các tiểu từ tình thái đứng cuối phát ngôn
Chúng ta thường bắt gặp các nhóm:
12
+ Các TTTT thể hiện thái độ nghi vấn như: à, ư, nhỉ, nhé,…
+ Các TTTT thể hiện thái độ thúc giục, mệnh lệnh cầu khiến như: đi, lên, đã,

+ Các TTTT thể hiện thái độ giải trình, giải thích nhằm làm rõ một điều gì
cho người nghe như: thôi mà, cơ mà,…
+ Các TTTT đứng cuối phát ngôn trần thuật thể hiện thái độ khẳng định hay
bác bỏ như: cơ mà, kia mà, mà lại, mà lị,…
Do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ đi vào phân tích mô tả đặc điểm , ý nghĩa,
sự hành chức của nhóm tiểu từ tình thái đứng ở cuối phát ngôn trong những sáng tác
của Nguyễn Quang Sáng. Đây cũng là nhóm sẽ được tìm hiểu kỹ ở chương 2 và
chương 3.
d. Dùng tổ hợp từ tình thái
Nhóm toán tử tình thái này thường gồm một số từ kết hợp với nhau khá chặt
chẽ, thành một tổ hợp cố định như: Quả thật, theo ý tôi, xin lỗi đi, cũng nên, đứt đuôi
con nòng nọc, không chừng, là cái chắc, hẳn là,…
Nhìn chung các toán tử tình thái thường đa dạng, phong phú do thái độ của
người nói phức tạp, tuy nhiên ta thường gặp các toán tử tình thái biểu thị các nhóm ý
nghĩa sau:
- Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa khẳng định như: gì thì gì, quả, đứt đuôi,, là
cái chắc…

Ví dụ:
Nó thua là cái chắc.
- Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa phủ định như: gì nào, đâu có, đâu mà, có…
đâu, làm gì, sao đâu, dể gì,…
Ví dụ
(17) Lan dễ gì bị điểm kém.
- Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa nghi vẫn như đại từ: gì, ai, thế, sao, tại sao,
để làm gì, bao nhiêu, bao lâu, bao giờ,…
Ví dụ
( 18) Anh đến bao giờ ?
Các tình thái cuối câu như: Chăng, ư, nhỉ, a, à, hở, chở, hả, nhé, nhá, nghe,
nghen,…
Ví dụ
( 19) Thà tôi không đi, đã đi thì tôi phải làm nhiệm vụ giao liên của tôi chớ.
[ 1,trang 25 ]
( 20) Vậy mà anh cũng báo công với tôi à ? [ 1, trang 43 ].
- Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa lấp lửng như: Hình như, có thể, có lẻ, biết
đâu đấy,…
Ví dụ
(21) Có thể tôi sẽ đến muộn.
- Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa biểu cảm ngạc nhiên, vui mừng, giận dữ,
than phiền, trách cứ,…như: Trời ơi, than ôi, sao mà, gớm, ôi dào ôi, chết cha, trời đất
ơi, úi chà !
Ví dụ
13
Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này.
(22) - Toán tử tình thái thể hiện ý nghĩa điều kiện giả thuyết như: hễ, giá mà,
nếu, nếu như,…
Ví dụ
(23) Mai kia các con dẫn nó vào thầy xem. Nếu quả thật nó ngoan thì thầy sẽ

nhận làm con nuôi.
- Toán tử tình thái thể hiện ý nhượng bộ như: đã đành, dù, tuy, dần, cho dù, dẫu
rằng, thà,…
Ví dụ
(24) Đã đành thế nhưng còn nợ ? [ 13, trang 674].
Tóm lại có nhiều phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, do phạm vi đề tài chúng
tôi chỉ đi sâu tìm hiểu phương tiện biểu thị tình thái cuối phát ngôn trong các tác phẩm
của Nguyễn Quang Sáng.
1.2. Hành động nói
1.2.1. Khái niệm hành động nói
Hệ thống ngôn ngữ hình thành và tồn tại không phải với tư cách là một hệ thống tĩnh
mà luôn vận động và phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội loài
người. Hệ thống ngôn ngữ được sinh ra để thực hiện chức năng hướng thoại - chức
năng làm công cụ giao tiếp.
J.L. Austin là người đầu tiên xây dựng lý thuyết về hành động lời nói, sau này được
J.Searle và một số người khác kế thừa và phát triển đã chỉ ra: nói năng tức là một hành
động.
Theo Đỗ Hữu Châu thì Hành động ngôn ngữ là hành động thực hiện khi tạo ra một
phát ngôn ( diễn ngôn ) trong một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải có
điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác là quan trọng nhất, là đích như mọi
hành động khác của con người ý thức [ 4, trang 55]
Nói năng là một dạng hành động đặc biệt của con người, hành động lời nói khác với
hành động vật lý của con người như vác gạo, cuốc đất…Để thực hiện một hành động
lời nói ít nhất có hai hoặc nhiều người gọi là người nói và người nghe. Như vậy giao
tiếp là một dạng hành động xã hội của con người được thực hiện bằng ngôn ngữ.
Hành động nói mà con người thực hiện hàng ngày trong giao tiếp có số lượng
phong phú và hình thức biểu hiện đa dạng như: miêu tả, tường thuật, nghi vấn, khẳng
định, yêu cầu, khuyên nhủ, đe doạ, khen ngợi,…
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ.
Austin cho rằng có 3 loại hành động ngôn ngữ:

- Hành động tạo lời
- Hành động mượn lời
- Hành động ở lời
1.2.2.1. Hành động tạo lời
Hành động tạo lời là hành động vận động các cơ quan phát âm, sử dụng các yếu tố
của ngôn ngữ như ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp theo những quan hệ cú pháp thích
hợp để tạo thành những phát ngôn (đúng về hình thức và cấu trúc ) rồi tổ chức các phát
ngôn thành diễn ngôn…Nhờ hành động tạo lời nói chúng ta hình thành nên những biểu
thức có nghĩa.
14
1.2.1. 2. Hành động ở lời ( hành động ngôn trung )
Hành động ở lời là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu
quả của chúng gây ra những tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây phản ứng với
người nghe. Sở dĩ ta gọi là hành động ngôn trung vì khi ta nói là đồng thời thực hiện
luôn một hành động ở trong lời, được gọi là đích ngôn trung hay đích giao tiếp. Nhờ
đích giao tiếp mà các hành động ở lời được phân biệt với nhau.
Ví dụ
(25) Cơm xong rồi.
Khi nghe phát ngôn này có người xếp sách vở, có người dọn bàn ăn, người đang đói
thì vui, người đang mải mê làm việc thì bực bội vì phải ngừng công việc…Đó là những
hiệu quả mượn lời của phát ngôn.
1.2.1.3. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, hay nói cách khác
là mượn các phát ngôn để tạo ra sự tác động hay hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó đối
với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những người nghe khác nhau.
Ví dụ
( 26) Tôi mời Bác vào nhà.( thực hiện ngay ở hành động mời )
(27) Toà tuyên án N 10 tháng tù giam. ( thực hiện ngay ở hành động tuyên án )
1.3. Sự hành chức của tiểu từ tình thái qua hành động nói
Gần đây nhiều tác giả như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thiện Giáp,

Hoàng Phê, Đỗ Thị Kim Liên…đã đi sâu vào phân tích cách sử dụng các tiểu từ tình
thái trên những ngữ liệu cụ thể. Tiếp thu và tổng hợp ý kiến của các tác giả, chúng tôi
thấy TTTT có khả năng tham gia một số hành động lời nói khác nhau gồm các hành
động nói trực tiếp và các hành động nói gián tiếp.
1.3.1. Các TTTT cuối phát ngôn thực hiện hành động nói trực tiếp
Các TTTT cuối phát ngôn trong tiếng Việt có thể tham gia vào thực hiện các cấu
trúc của một số hành động lời nói như: điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép),
biểu cảm…
a. Các tiểu từ tình thái xuất hiện trong cấu trúc hành động hỏi à, ư, hả, hử, chứ,
hở…
Ví dụ
(28) Đến đây mà các anh cứ quen như ở Rờ, cá mắm gì cũng phải mua, ở đây có sẵn cho
các anh rồi, cá ở trên mái kìa, anh không nhìn thấy à ? [1, trang 35 ].
(29) Tôi nói thiệt với mấy người nếu không có mấy thằng con của tôi, nếu không có những
người chồng của những người đàn bà đang nheo nhóc ở đây thì ai lấy lại được cái đất này hả
? [1, trang 57 ]
b. Các tiểu từ tình thái xuất hiện trong các cấu trúc hành động cầu khiến đã, đi, nhé,
nhá, nghen…
Ví dụ
( 30)Vậy thì con kí tên cha trong tờ cam kết đó đi. [ 2, trang 212]
(31) Anh chú ý xem nhá ! [ 2, trang 32]
(32) Để chú giảng giải cho con nghe nhé ! [ 4, trang 79 ]
(33) Thấy anh chút vậy được rồi, em đi nghe ! [ 1, trang 79 ]
c. Các tiểu từ tình thái xuất hiện trong các cấu trúc hành động trần thuật kia, đấy…
15
Ví dụ
(35) Nó nói thế là nó tự giới thiệu, nó lớn rồi đấy. [ 2, trang 142]
1.3.2. Các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn thực hiện các hành động ngôn trung
gián tiếp
Các TTTT cuối phát ngôn có thể tham gia biểu thị một số kiểu sau đây:

a. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là nhắc nhở, thúc giục
Ví dụ
(36) Thế mà cô không đoán đạn của ai kia à ? [ 1, trang 253]
b. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là cảch cáo, đe nẹt
Ví dụ
( 37) Ra ngoài bây giờ cho trực thăng nó rỉa à ? [ 1, trang 17]
(38) Cô định nói xỏ tôi hả ? [ 2, trang 83].
c. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là đánh giá
Ví dụ:
( 39) Anh ta đánh nhau giỏi như vậy, lận đận như vậy có bao nhiêu là chuyện hay,
nhưng tôi lại sợ anh bị thất bại anh ạ ! [ 2, trang 97]
(40) Đêm nào nó cũng nói chuyện ăn anh ạ . [ 2, trang 199]
(41) Tình thế có thể thay đổi đồng chí ạ ! [ 2, trang 242]
d. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là nhắc lại
(42) Sao chị biết nó xì ke, nó đang hút à ? [ 5, trang 14]
(43) Mày đi liền bây giờ à ? [ 2, trang 213]
e. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là chào
Ví dụ
(44) Tho hả [ 2, trang 66]
(45) Khánh - … Tôi sẽ ở lại với các anh thêm một thời gian
( Lê Sơn xuất hiện )
Lê Sơn – Khánh đấy à ?
f. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là khẳng định
Ví dụ
(46) Em thấy em cần phải đi anh ạ. [ 2, trang172]
(47) Mày viết báo công cho tao hả Quang ? [ 2, trang 175 ]
g. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là mỉa mai, chê trách
Ví dụ
(48) Sao lại là Mỹ hề, hả ? [ 1, trang 134]
(49) Anh làm gì mà như cọp vồ mồi vậy ? [ 1, trang 176]

h. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là xác nhận
Ví dụ
(50) Anh em mình mạnh hết hả Sáu ? [ 1, trang 176]
k. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là than vãn
Ví dụ
(51) Thiệt là bất tiện, làm thân con gái như tụi em khổ vậy ? [ 1, trang 276]
(52) Trời ơi ! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu hở trời ?
L. Hiệu lực hỏi nhưng gián tiếp là đề nghị kết thúc cuộc thoại
Ví dụ
16
(53) Lát nữa gặp lại vậy há !
m. Hiệu lực khảo nghiệm nhưng gián tiếp là giải thích
Ví dụ
(54) Minh: - Sao hôm nọ đồng chí bảo anh Nhân hẹn thế nào cũng đến ?
Ngà: - Anh ấy nói với tôi chắc chắn thế à. Không biết bận gì mà lại
không đến
Số lượng các hành động lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp mà các TTTT tham gia biểu
thị ở trên tuy chưa đầy đủ nhưng cũng đã cho thấy sự đa dạng phong phú của tính hiệu
lực do các hành động nói gây nên trong đó có sự tham gia của TTTT. Do giới hạn của
phạm vi đề tài, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở chương 2 và chương 3.
1.4. Khái niệm phát ngôn
Về hình thức, phát ngôn có thể có hình thức là một câu, có thể là một cụm từ, thậm
chí là một cử chỉ nào đó như lắc đầu, gật đầu…
Ví dụ
(55) - Không thấy mặt mà yêu nhau à ?
Anh gật gù:
- Đúng. [ 2, trang 11 ]
Nếu đặt câu cụ thể vào ngữ cảnh thì một câu có thể do nhiều người nói, nói trong
những hoàn cảnh khác nhau, với những đích khác nhau trong những cuộc giao tiếp
khác nhau thì thành những phát ngôn khác nhau. Cùng một câu đồng nhất về cú pháp,

về nghĩa của các từ nhưng do bao nhiêu người nói ra, nói trong bao nhiêu ngữ cảnh thì
có bấy nhiêu phát ngôn. Ví dụ câu nói xe cấp cứu đưa T đến bệnh viện. Có thể nói
trong những ngữ cảnh khác nhau như một vụ tai nạn giao thông, một vụ ẩu đã, hay
người nhà của bệnh nhân nói với người quen thì có những ba phát ngôn khác nhau.
Trong thực tế chúng ta chỉ gặp phát ngôn trong giao tiếp, phát ngôn là hiện thực hoá
của câu. Phát ngôn là câu được làm bằng những đơn vị từ vựng cụ thể, có thể dùng ở
những ngữ cảnh khác nhau nhằm nhiều mục đích khác nhau.
1.5. Vấn đề phương ngữ
1.5.1. Khái niệm phương ngữ
Ngôn ngữ loài người trước hết và đầu tiên phải là ngôn ngữ thành tiếng. Ngữ âm
hay âm thanh ngôn ngữ đảm bảo cho quá trình trao đổi và truyền đạt thông tin. Những
tiêu chí, đặc trưng ngữ âm đã làm nên diện mạo, sắc thái của từng ngôn ngữ, ngữ hệ,
loại hình ngôn ngữ, phía sau ngữ âm là đặc trưng văn hoá dân tộc, khu vực hay từng
vùng. Vì vậy nhờ vào đặc điểm ngữ âm chúng ta nhận diện văn hoá ( quê quán, dân
tộc, khu vực …). Ngay cùng một ngôn ngữ cũng có sự thống nhất đa dạng mà dễ nhận
ra ngay đó là giọng của từng vùng, từng địa phương. Vì vậy mà chúng ta đi đâu, ở đâu
cũng có thể hiểu được nhau và nhận ra nhau bởi giọng Bắc, giọng Huế, giọng Quảng,
giọng Nam…
Thuật ngữ “ phương ngữ” có từ rất sớm trong ngôn ngữ học. Ở Việt Nam “ phương
ngữ” đồng nghĩa với các thuật ngữ lâu nay đã dùng: tiếng địa phương, phương ngôn.
Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn
dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân
hay với một phương ngữ khác.
17
Trong giao tiếp hàng ngày ở các vùng miền, chúng ta đều nhận thấy bên cạnh lớp từ
toàn dân còn có một lớp từ riêng của từng vùng miền, người ta gọi là từ địa phương.
Theo Ănghen, “ phương ngữ ( hay phương ngôn ) là biến dạng địa phương của một
hệ thống ngôn ngữ đã được hình thành trong quá trình lịch sử” [ dẫn theo Nguyên tắc
phân định từ loại tiếng Việt “ Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á” 10, trang 53].
Đây là quan niệm được nhiều người chấp nhận. Chúng tôi sử dụng định nghĩa này cho

nghiên cứu của mình. Một số tác giả khác như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân,
Nguyễn Quang, Vương Toàn chú ý thêm tính hệ thống và các phương tiện thể hiện của
phương ngữ:
Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng
biệt, được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội, hẹp hơn là ngôn ngữ. Là một hệ
thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có ngôn ngữ chung với hệ thống khác được gọi là
ngôn ngữ ( cho toàn dân tộc ) các phương ngữ ( có người gọi là tiếng địa phương,
phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là vốn từ vựng. [ 12,
trang 275].
1.5.2. Quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân
Quá trình hình thành ngôn ngữ dân tộc diễn ra là sự phản ánh quy luật phân tán và
thống nhất của ngôn ngữ. Quy luật đó của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã
hội và phương ngữ là hiện tượng không thể tách rời của qúa trình hình thành và thống
nhất của ngôn ngữ dân tộc nên phương ngữ ra đời cũng gắn liền với điều kiện lịch sử
xã hội của từng quốc gia trong từng thời kỳ cụ thể.
Nếu như ngôn ngữ xã hội ở thời kỳ thị tộc là thống nhất do sự tiếp xúc của các
thành viên trong thị tộc là thường xuyên nên những biến đổi của ngôn ngữ không tạo
được sự khác biệt trong thị tộc, không tạo nên phương ngữ thì sang giai đoạn bộ lạc
phát triển, do sự xa cách nhau về địa lý của các bộ lạc mà ngôn ngữ của bộ lạc này
không lan truyền sang bộ lạc khác. Giữa các bộ lạc bắt đầu có sự khác nhau về ngôn
ngữ, sự khác nhau đó ngày càng góp phần củng cố sự khác biệt giữa các bộ lạc. Vậy là
phương ngữ trong từng vùng xuất hiện sớm hay muộn, mức độ khác nhau nhiều hay ít
là tuỳ thuộc vào độ biến đổi ngôn ngữ và thực tế giao tiếp, tiếp xúc của cộng đồng bộ
lạc. Như vậy bộ lạc làm xuất hiện phương ngữ và ngược lại sự ra đời của phương ngữ
càng củng cố sự tồn tại của bộ lạc.
Khi nhà nước ra đời, như một tất yếu, phải có công cụ giao tiếp chung đó là ngôn
ngữ toàn dân, và ngôn ngữ toàn dân ra đời trên cơ sở của các ngôn ngữ bộ lạc nên xu
hướng thống nhất ngôn ngữ cũng là một tất yếu như một quy luật khách quan của sự
phát triển. Song, có điều như nhiều nhà ngôn ngữ nhận xét, do phương ngữ có tính bền
vững nhất định của nó nên quá trình thống nhất ngôn ngữ quốc gia không phải diễn ra

một cách nhanh gọn. Như đã nói trên, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, ngôn ngữ dân
tộc hay ngôn ngữ toàn dân mang tính thống nhất như một quy luật phát triển, như một
đòi hỏi của xã hội. Tuy vậy trong biểu hiện lại phải chấp nhận tình trạng có sự tồn tại
của các phương ngữ như là một thực tế hiển nhiên của tính đa dạng ngôn ngữ.
Trong từng thời kỳ lịch sử, tuỳ theo chế độ xã hội của từng quốc gia, trong lòng
ngôn ngữ toàn dân thống nhất vẫn xảy ra hiện tượng các phương ngữ được hình thành
và củng cố dần do tình trạng cát cứ, tình trạng phân tán, cách biệt của các khu địa lý
dân cư của các quốc gia phong kiến. Như vậy, con đường hình thành của ngôn ngữ
18
toàn dân gắn chặt với sự phát triển của xã hội. Ngôn ngữ là sản phẩm của một thời đại
lịch sử nhất định, thời đại hình thành thống nhất dân tộc, ở các mặt biểu hiện, trên các
vùng địa lý dân cư khác nhau, phương ngữ vẫn tồn tại. Chính vì vậy nghiên cứu
phương ngữ phải đặt chúng trong quan hệ với ngôn ngữ toàn dân – ngôn ngữ dân tộc –
ngôn ngữ phổ thông.
Tóm lại khi nghiên cứu phương ngữ, chúng ta chỉ ra nét riêng, nét khác so với ngôn
ngữ toàn dân trên một số phương diện. Chúng làm nên bản sắc, nét văn hoá độc đáo
của vùng miền. Tuy vậy giữa ngôn ngữ và phương ngữ toàn dân lại có mối quan hệ gắn
bó mật thiết, có sự tác động tương hỗ.
1.6. Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
1.6.1. Tiểu sử
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng ( năm 1966 đi B làm văn nghệ Giải phóng mang bút
danh là Nguyễn Sáng ) sinh ngày 12.01.1932, quê ở Mỹ Luông, Chợ mới, An Giang,
anh là hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam 1957.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một trong những gương mặt điển hình của những
nhà văn sinh ra trên miền đất Phương Nam của Tổ quốc. Con một chủ tiệm vàng - tức
là gia đình có của ăn, của để, nhưng anh đã tự nguyện đi kháng chiến. Tháng 4 năm
1946, mới 14 tuổi, anh xung phong vào bộ đội làm liên lạc cho đơn vị Liên chi. Sau đó
được đơn vị cho đi học bổ túc văn hoá ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn
Tố. Năm 1950 về phòng chính trị Bộ tư lệnh phân khu Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên
cứu Phật giáo và Hoà hảo. Năm 1955 tập kết ra Bắc, chuyển ngành về làm cán bộ biên

tập phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Anh tập tành viết lách từ năm 1952 nhưng
đến 1956 truyện ngắn đầu tay Con chim vàng mới được in trên tuần báo văn nghệ Đài
tiếng nói Việt Nam. Hai năm sau xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Con chim vàng.
Năm 1966 vô chiến trường B, công tác tại hội văn nghệ giải phóng. Năm 1972. anh trở
ra Bắc, tiếp tục làm việc ở Hội nhà văn. Sau giải phóng Nguyễn Quang Sáng làm Tổng
thư ký Hội Nhà văn TPHCM khoá 1,2,3. Anh là uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam
khoá 2,3 là phó Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá 4.
1.6.2. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng
- Tiểu thuyết: Nhật ký ở rừng ( 1962 ), Đất lửa ( 1963 ), Mùa gió chướng ( 1975 ).
- Truyện ngắn: Chiếc lược ngà ( 1968 ), Bông cẩm thạch ( 1969 ), Tôi thích làm vua
( 1988 ), Bàn thờ tổ của một cô đào ( 1985 ), Người con đi xa ( 1977 ), Con mèo Fujita
( 1911).
- Truyện vừa: Câu chuyện bên trận địa pháo ( 1966 ), Cái áo thằng hình rơm ( 1973 ).
Trong lĩnh vực điện ảnh, với tư cách là người viết kịch bản, Nguyễn Quang Sáng là
một trong những nhà văn rất thành công: Mùa gió chướng ( 1977 ), Cánh đồng hoang
( 1978 ), Pho tượng ( 1981 ), Cho đến bao giờ ( 1982 ), Mùa nước nổi ( 1986 ), Dòng
sông hát ( 1988 ), Thời thơ ấu ( 1995 ),… Bộ phim Cánh đồng hoang được tặng huy
chương vàng liên hoan phim Matxcơva 1981.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng được tặng nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng
Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
1.6.3. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đậm chất Nam Bộ. Ông được các nhà văn, nhà thơ
đánh giá rất cao về vấn đề này. Nhà thơ Tố Hữu từng nói Nguyễn Quang Sáng là
19
người Nam Bộ nhất trong văn chương , `còn nhà văn Tô Hoài nhận xét Nguyễn Quang
Sáng sống ở miền Bắc lâu mà vẫn giữ cốt cách Nam Bộ, không chỉ là nhà văn Nam Bộ
mà còn là nhà văn của cả nước. Một số nhà văn khác cho rằng ông Sáng là người
xương Nam thịt Bắc . Sở dĩ có những nhận xét nêu trên bởi lẻ nơi chôn nhao cắt rốn
của nhà văn là ở miệt vườn miệt ruộng. Ông đi theo bộ đội kháng chiến, họ cũng là dân
miệt ruộng, ở nhà dân cũng là dân làm ruộng. Ngôn ngữ dân gian của miệt ruộng Nam

Bộ đã thấm vào da thịt của ông. Cho đến khi ra Hà Nội cũng không pha tiếng, ông vẫn
thuỷ chung với cái giọng đặc Nam Bộ “ ruộng” của mình. Đó là thứ ngôn ngữ dân
gian. Và ông đã phấn đấu tự học, tự rèn, tự sáng tạo để từ đó chuyển tải thứ ngôn ngữ
dân gian Nam Bộ thành ngôn ngữ văn chương đậm chất Nam Bộ. Ông vẫn cho là chưa
đủ, cần phải mang cho nhân vật tính cách người Nam Bộ, đến hình dạng của nhân vật
cũng phải khớp với tính cách. Người như thế nào thì tính cách như thế đó.
Bên cạnh đó, văn chương của Nguyễn Quang Sáng còn chịu ảnh hưởng của đất Bắc.
Đó là chất trữ tình lãng mạng.
Trong những tác phẩm của ông, ông luôn dành sự ưu ái cho các nhân vật nữ, nhất là
hình ảnh của các cô giao liên. Họ hiện lên trong tác phẩm thật dũng cảm, gan dạ, sẵn
sàng hi sinh chẳng thua kém gì nam nhân.
Với hơn năm mươi năm cầm bút, ông cho ra đời hàng trăm tác phẩm gồm nhiều thể
loại nhưng ta lại không bắt gặp trong những sáng tác của ông những nhân vật phản
diện. Đây cũng là nét riêng của nhà văn so với các nhà văn khác.
1.7. Tiểu kết chương 1
Ở chương I, chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề lý luận: tính tình thái, hành động
nói – môi trường hoạt động của nghĩa tình thái, vai trò của TTTT trong việc thực hiện
hành động ngôn trung ( HĐNT ), vấn đề phương ngữ. Qua phân tích chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
- Tính tình thái là một vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh cãi. Tuy vậy, theo chúng tôi,
thành phần tình thái – tính tình thái – là thành phần biểu thị cảm xúc, thái độ, sự đánh
giá của người nói thể hiện quan hệ của người nói đối với nội dung thông báo và quan
hệ của nội dung thông báo đối với hiện thực, cho biết hiện thực đó là có thật hay không
có thật, tiềm năng hay đã xảy ra, là giả định ước muốn, đồng tình hay nghi vấn, phủ
định hay bác bỏ.
- Số lượng phương tiện tiểu từ tình thái phong phú, đa dạng. Mỗi phương tiện có sắc
thái và vai trò riêng. Do phạm vi đề tài chúng tôi chỉ khảo sát TTTT cuối phát ngôn
trong một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
- Giữa phương ngữ và ngôn ngữ toàn dân có mối quan hệ gắn bó mật thiết, có sự tác
động tương hỗ. Chúng có liên hệ mật thiết với ngôn ngữ toàn dân nhưng đồng thời thể

hiện bản sắc, văn hoá độc đáo của từng vùng.
20
CHƯƠNG II
NHẬN DIỆN CÁC TIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT
NGÔN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
2.1. Vai trò của tiểu từ tình thái
Khi nghiên cứu về các TTTT, Đình Văn Đức ( 1986 ) đã nhận xét rằng khác với các
từ loại khác, TTTT gắn chặt với việc biểu đạt mục đích phát ngôn, gắn chặt với các
kiểu phát ngôn – câu cho nên được sử dụng rất rộng rãi trong khẩu ngữ, có tần số xuất
hiện cao trong phong cách nói. Ngay trong việc sử dụng, cũng có thể thấy là khả năng
hoạt động của tiểu từ rất biến báo, cơ động. [ 7, trang 191]
TTTT là một phương tiện ngôn ngữ mang nghĩa tình thái thường đi kèm với nghĩa
miêu tả trong lời nói có vai trò rất quan trọng. Các TTTT cuối phát ngôn tiếng Việt là
một trong những phương tiện quan trọng để thực tại hoá câu ( cùng với trật tự từ và
ngữ điệu ).
Thử xem xét các phát ngôn sau:
(56) Chị ăn cơm.
(57) Chị ăn cơm à ?
(58) Chị ăn cơm sao ?
(1) là một phát ngôn mang thông tin miêu tả chứa nội dung thông báo. Cả hai phát
ngôn (2), (3) đều là phát ngôn nghi vấn, tuy vậy chỉ có phát ngôn (2) là sử dụng
phương tiện – TTTT cuối câu, phát ngôn (2) thể hiện thái độ nghi vấn, ngạc nhiên nhờ
TTTT “ à ”.
Nói chung, TTTT đảm nhận vai trò biểu đạt nghĩa tình thái, thành phần nghĩa này
chủ yếu thực hiện chức năng liên nhân. Khi thực hiện chức năng liên nhân, các TTTT
đồng thời thể hiện nhiều vai trò cụ thể khác nhau, đó là:
2.1.1. Chức năng liên nhân
Chức năng liên nhân là chức năng xác lập mối quan hệ giữa các vai giao tiếp trong
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể như thân sơ, gần gũi, thân thiện hay xa lạ…

TTTT là phương tiện có khả năng biểu thị nghĩa liên nhân tức là có khả năng biểu
thị được tư cách của người trao đổi. Chẳng hạn, khi sử dụng nhỉ trong phát ngôn
Nói thế nào cho anh tin được nhỉ ?[ 2, trang 146], người nói tỏ thái độ thắc mắc trước
một hành động việc làm nào đó của người nghe.
Khi sử dụng nhé trong phát ngôn Anh đi bộ đội em nhé ! [ 4, trang 73 ], người nói
thể hiện tình cảm thân mật đối với người nghe.
Sử dụng chăng trong phát ngôn Mình là quỷ dương thật chăng ? [ 1, trang 442 ] thể
hiện thái độ băn khoăn của người nói đối với người nghe.
2.1.2. Tạo các kiểu phát ngôn theo những mục đích nói khác nhau
TTTT có khả năng tham gia tạo các kiểu phát ngôn theo những mục đích nói khác
nhau như nghi vấn, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc.
2.1.2.1. Tạo phát ngôn nghi vấn
Các TTTT tham gia tạo phát ngôn nghi vấn như à, ạ, ư, hử, hả, nhỉ, chăng…
21
Ví dụ
(59) Để làm anh hùng à ? [( 4, trang 188)]
(60) Sao mày cứng đầu quá vậy hả ? [5, trang35]
(61) Có lẽ vì vậy mà anh được người con gái yêu chăng ? [5, trang 51]
2.1.2.2. Tạo phát ngôn cầu khiến
Các TTTT tham gia tạo phát ngôn cầu khiến như đi, nào, thôi…
Ví dụ
(62) Ừ, đi, mày đi trước đi. [1, trang 259]
(63) Kể lại tỉ mỉ cho tôi nghe nào ! [ 1, trang 228 ]
(64) Mà ở Sài gòn thì cũng vậy thôi. [1, trang 313]
2.1.2.3. Tạo phát ngôn bộc lộ cảm xúc
TTTT có khả năng bộc lộ tình thái của câu, tức là biểu lộ tình cảm, cảm xúc của
người nói đối với người nghe hoặc với nội dung thông tin được nêu ra trong câu.
Theo tác giả Diệp Quang ban nghĩa tình thái sẽ hết sức phức tạp, một số sắc thái
nghĩa tình thái thường gặp:
a) Bày tỏ một hướng khác của ý, hướng không lường trước, khi dùng kia như trong:

Họ đào hầm ở sau sân vườn kia [1, trang 30].
Bày tỏ sự miễn cưỡng, không thoải mái thì dùng vậy như trong: Ông uống rượu mà
như uống thuốc độc vậy ? [5, trang 57].
Bày tỏ sự phân trần, giải thích, nài nỉ thì dùng từ mà ( mà lại, mà lị ) như trong:
Cháu vừa thứ hai, vừa thứ út vì là con một mà ! [5,trang 45]
2.1.3. Biểu thị quan hệ xã hội
TTTT có khả năng thể hiện mối quan hệ xã hội của người nói đối với người
nghe. Mối quan hệ này sẽ được bộc lộ qua sắc thái tình cảm, qua cách sử dụng TTTT,
vị thế của các nhân vật hội thoại cũng được xác định. Vị thế đó là các quan hệ xã hội
như thứ bậc, tuổi tác, địa vị…được bộc lộ rất rõ ràng trong giao tiếp của người Việt. Ví
dụ từ “ạ” xuất hiện trong phát ngôn “Đất sanh cỏ, già sanh tật anh ạ ! [3, trang101]
chứng tỏ người nghe có vị thế, thứ bậc, tuổi tác cao hơn người nói. Từ “ hả” xuất hiện
trong phát ngôn: Mày quên cái tính chất Nam Bộ rồi hả ? [3, trang 113] thể hiện người
nói có quyền hạn, vị thế cao hơn người nghe.
2.1.4. Chức năng hướng thoại
Khi thực hiện chức năng liên nhân trong hội thoại các TTTT không chỉ thực hiện
các chức năng trên mà còn có một nhiệm vụ cũng hết sức quan trọng là hướng thoại
khi tham gia hội thoại. Những người thực hiện cuộc thoại sẽ đưa ra các lời trao – đáp
và những lời trao – đáp ấy bao giờ cũng hướng tới đối tượng cụ thể nào đó. Người
được hướng tới có trách nhiệm lắng nghe, tiếp nhận lưòi trao và có lời đáp tương ứng.
Ví dụ
(65) Anh đến đấy ư ? [1, trang 87]
2.2. Tiêu chí nhận diện tiểu từ tình thái cuối phát ngôn
2.2.1. Tiêu chí nhận diện của tác giả đi trước
Về tiêu chí nhận diện TTTT có thể có nhiều ý kiến khác nhau nhưng chủ yếu là
dựa vào chức năng, vai trò của TTTT trong câu.
22
Trương Văn Chình cho rằng tiểu từ tình thái Giúp cho lời nói ý nhị, mạnh mẽ,
linh hoạt thêm hoặc cho lời nói cục cằn, cộc lốc ( Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến
Lê… [5]).

Nguyễn Kim Thản thì tiểu từ tình thái Không làm thành phần câu (…) tạo hình thức
của các câu nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán hoặc bày tỏ thái độ của người nói. [16]
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng tiểu từ tình thái đưa lại cho đoản ngữ không phải một
dấu ấn về phân tố mà về sắc thái tình cảm…những từ à, ư, nhỉ, nhé có vị trí sau: đưa
lại tính tình thái cho đoản ngữ, biến đoản ngữ thành câu… [2]
Tiểu từ tình thái không làm phần đề , phần thuyết của nồng cốt, cũng không làm
chính tố, phụ tố của ngữ(…) biểu thị thái độ … biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa
mai, vui mừng, lễ phép hay sự khẳng định đặc biệt ( Các tác giả ngữ pháp tiếng Việt,
[18]).
Phạm Mạnh Hùng quan niệm TTTT Không đi vào thành phần của nhóm thực từ.
Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc câu (…) biểu thị quan hệ của người
nói đối với thực tại hoặc đối với đối tượng của lời. [9]
Tóm lại, dù có những ý kiến khác nhau nhưng các nhà Việt ngữ đều khẳng định
TTTT là một trong những phương tiện biểu thị tình thái. Vai trò của TTTT là chuyên
dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái ( thái độ, cảm xúc…) xét trong quan hệ giữa chủ thể
phát ngôn với người nghe, với nội dung phản ánh cũng như có chức năng cấu tạo các
dạng hành động nói: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán…
2.2.2. Tiêu chí nhận diện Tiểu từ tình thái của luận văn
Từ phân tích trên, để nhận diện TTTT theo chúng tôi:
- Phải có phát ngôn miêu tả ( lõi miêu tả ) ở dạng tiềm năng. Phát ngôn này giống
như một hằng số, chưa thể hiện các tình thái khác nhau ( kể cả dạng tường thuật ).
- Phải có một vai nói, có một thái độ như thế nào đó hướng đến vai nghe với một
mục đích nào đó.
- Đặt trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cụ thể.
- TTTT xuất hiện cuối phát ngôn ( lõi miêu tả ) có tác dụng biến phát ngôn ở dạng
tiềm năng thành hiện thực, bộc lộ hướng thoại: nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, bác bỏ,
từ chối…
Ví dụ: Anh về à !.
Anh về đi.
Anh về mà.

Anh về vậy.
2.3. So sánh Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong Tiếng Việt toàn dân và trong
một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng
2.3.1. Về số lượng tiểu từ tình thái cuối phát ngôn
a. Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng toàn dân
Dựa vào đặc điểm của TTTT vừa nêu ra ở mục trên, chúng tôi đưa ra số lượng
TTTT toàn dân của tiếng Việt gồm 25 từ, danh sách cụ thể và ví dụ điển hình được thể
hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Danh sách TTTT trong tiếng toàn dân
TT TTTT Ví dụ
23
1 a
- Hải a ?
- Dạ. [1, trang 299]
2 à
Anh Năm, anh không ngủ được à ? [1, trang 101]
Anh không phải là người xứ này à ? [2, trang 31 ]
3 ạ
Người còn sống dũng cảm như vậy anh ạ [4, trang 175]
Bom đạn nó chê tôi bác ạ ! [2, trang 96 ]
4 ấy
Anh cứ chú ý một lúc anh sẽ thấy, anh nhìn những con
thằng lằn đứt đuôi ấy. [2, trang 32]
5 chắc
Tuấn không dám nói chắc. [4, trang 182]
6 chăng
Đứa bé lai trong căn nhà ấy là con của Linh Đa chăng ?
[3, trang 86]
7 cho
Vâng, xin cụ thúc giục đi cho !

8 chứ
Lại còn khen ảnh của em giống hơn ảnh của người khác
chứ ! [3, trang 168]
9 cơ
Mẹ bế con cơ.
10 đã
Thôi vào đây uống nước cái đã. [1, trang 83]
11 đây
Người Đảng viên ấy chính là ông Chín đây. [3, trang213]
12 đấy
Con của đồng chí Đắc đấy. [2, trang 135 ]
13 đi
Chẳng mấy chốc thì tôi thiếp đi. [1, trang 62]
14 hả
Bây giờ mầy viết thơ xin lỗi hả ? [1, trang 270]
15 hẳn
Anh lại quên rồi hẳn ?
16 hử
Nói mãi vẫn thế hử ?
17 kia
Mà cả rắn cũng đứt đuôi nữa kia [2, trang 31]
18 mà
Ừ, phải đó, có người mới mà. [3, trang 49]
19 nào Vậy mà lớn lên anh chẳng đi ở cho ai một ngày nào.
[1, trang 200]
24
20 nhé
Đây là lá cây che kín, đừng đội nhé ! [5, trang 42]
21 nhỉ
Lúc ấy nói thế nào cho anh tin được nhỉ ? [2, trang 164]

22 thôi
Cháu không ưa Tây, chuyện đó cũng dễ hiểu thôi
[1, trang 93]
23 ư
Hạnh cũng sắp đi sơ tán ư ? [2, trang 172 ]
24 vậy
Cô ấy là ai vậy ? [3, trang 89]
25 với
Liên ơi chờ tôi với.
Theo bảng thống kê, TTTT trong tiếng toàn dân có số lượng là 25, có thể chia các
TTTT trên thành hai nhóm:
Nhóm 1: Các TTTT chuyên dụng trong một hành động phát ngôn
Các TTTT chuyên dùng để tạo hành động hỏi: a, à, chắc, chăng, đây, hả, hẳn, hử.
Ví dụ:
(66) Hải a ? [1, trang 299]
(67) Còn chớ anh, Bé Ba không nói gì với anh à ? [1, trang 79]
(68) Ba cháu gởi cho cháu cây lược này đây [1, trang 46]
(69) Xin Bác cái nữa cho chắc ? [1, trang 241]
(70) Hoá ra tôi mà không biết, có lẽ vì không biết nên mê chăng ? [3, trang 159]
(71) Anh nhớ ra rồi hả ? [1, trang 118]
(72) Anh lại quên rồi hẳn ?
(73) Nói mái vẫn thế hử ?
Các TTTT chuyên dùng để tạo hành động cầu khiến: đi, với, cho, đã, nào
Ví dụ:
(74) Thôi ta về đi ! [2, trang 106]
(75) Chờ tôi với !
(76) Vâng, xin cụ thúc giục đi cho !
(77) Nhớ không được cặp bồ với bất cứ tay chạy bàn nào ! [5, trang 14]
(78) Hai chú vào đây uống nước cái đã ! [1, trang 82]
Các TTTT chuyên dùng để tạo hành động trần thuật: đấy, kia

Ví dụ:
(79) Nó nói thế là nó tự giới thiệu nó lớn rồi đấy. [1, trang 142]
(80) Tho đã đến rồi, đến từ lâu kia. [3, trang 228]
Nhóm 2: Các TTTT đa năng tuỳ theo tình huống được sử dụng mà chúng có thể
biểu thị các hành vi phát ngôn khác nhau.
Thuộc về nhóm này là các TTTT cuối câu ạ, ấy, chứ, nhé, nhỉ, vậy, thôi, cơ mà.
Trường hợp xuất hiện hành động hỏi
Ví dụ:
(81) Bạn bắn từ phía nào ạ ? [1, trang 257]
25

×