Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tóm tắt lý thuyết các học thuyết lịch sử kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.31 KB, 47 trang )

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
Câu 1: hoàn cảnh ra đời, phương pháp luận và đại biểu
- Khái niệm: chủ nghĩa trọng thương là lý luận đầu tiên của kinh tế chính trị, là tư tưởng
kinh tế, cương lĩnh kinh tế của tư bản trong điều kiện tích lũy tư bản, tìm nguồn gốc của
cải trong thương nghiệp, bảo vệ lợi ích của tư bản thương nghiệp và giải thích cho sự ra
đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
A. Hoàn cảnh ra đời:
Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại, phát triển từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế
kỷ 17 ở Tây Âu trong hoàn cảnh:
• Đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và cũng chính là thời kỳ tích lũy nguyên thủy
của tư bản nhằm đẩy nhanh 2 điều kiện ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, một là: của cải được tập trung trong tay một số ít người để hình thành các xí
nghiệp tư bản chủ nghĩa, hai là: xã hội xuất hiện một tầng lớp được hoàn toàn tự do về
thân thể và đã bị mất hết tư liệu sản xuất (trần như nhộng)
• Thời kỳ khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học địa lý với những
phát kiến địa lý lớn. Giúp tư bản thương nghiệp mở rộng thị trường buôn bán, vơ vét của
cải, vàng bạc về trong nước
• Thời kỳ kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển, nhưng chỉ có lưu thông hàng hóa phát triển
còn sản xuất hàng hóa chưa có điều kiện phát triển (thiếu vốn). Vì vậy lý luận chỉ có thể
nhấn mạnh vào vai trò của thương nghiệp.
B. Đại biểu
Nước Đại biểu Thời kỳ Học thuyết
Anh W.Staffrod
(1554-1612)
Giữa thế kỷ 15-
đầu thế kỷ 16
- Học thuyết tiền tệ
- (giải thích nạn giá cả đắt đỏ ở Anh)
Th.Mun
(1571-1641)
Giữa thế kỷ 16-


đầu thế kỷ 17
- Bảng cân đối thương mại
- “TM là hòn đá thử vàng đối với sự
phồn thịnh của một quốc gia, không
có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ
TM"
Pháp Montehretren - “Hạnh phúc của con người ta là ở sự
(1575-1622) giàu có”
- “Nội thương là ống dẫn còn ngoại
thương là máy bơm, muốn có nhiều
của cải phải phát triển ngoại thương
nhập dần của cải qua nội thương”
JB. Kolbert
(1619-1683)
- Chính sách phát triển 100 năm
C. Học thuyết
1. Chủ nghĩa trọng thương ở Anh
a) Giai đoạn học thuyết tiền tệ- W.Staffrod (1554-1612) giữa thế kỷ 15- đầu thế kỷ 16.
Họ giải thích nguyên nhân của giá cả đắt đỏ ở Anh lúc bấy giờ là do:
- Nhà nước phát hành tiền không đủ giá trị. Từ đó, đưa ra những biện pháp hành chính để
khắc phục:
+ Nhà nước đình chỉ ngay phát hành tiền không đủ giá trị
+ Nhà nước quy định lại tỷ giá hối đoái để cho thương nhân nước ngoài vào Anh buôn
bán không được mang về nước một lượng tiền quá mức quy định
+ Khuyến khích kêu gọi tích lũy tiền trong nước, cấm xuất khẩu vàng
+ Đưa ra quy định tiêu dùng càng ít càng tốt, tích lũy tiền càng nhiều càng hay
+ Nhà nước quy định buộc thương nhân nước ngoài đến nước anh buồn bán phải tiêu
hết tiền ở nước Anh trước khi về nước
+ Nhà nước phải kiểm soát thương nhân, cấm xuất khẩu vàng, nhà nước độc quyền
mua bán vàng bạc.

b) Giai đoạn bảng cân đối thương mại (Th.Mun 1571-1641)
- Giữa thế kỉ 16- đầu thế kỷ 17
- đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là nội dung của cải của quốc gia là tiêu
chuẩn để phân biệt sự giàu có của quốc gia. Vì vậy, mục đích của các quốc gia là tạo ra
nhiều tiền
- Con đường duy nhất để quốc gia giàu có là phát triển thương mại đặc biệt là ngoại
thương
- “TM là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, không có phép lạ
nào khác để kiếm tiền trừ TM”
- Theo ông, nhiệm vụ chủ yếu của thương mại là xuất siêu (xuất khẩu lơn hơn nhập
khẩu, muốn vậy chỉ xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến, không xuất khẩu hàng hóa dưới
dạng NVL
- Chống lại quan điểm cấm xuất khẩu tiền của W.stafford vì: “theo ông để tiền trong
nước nhiều không những không có lợi mà còn có hại vì làm cho giá cả hàng hóa tăng lên,
mặt khác: xuất khẩu tiền còn là một thủ đoạn để buôn bán, để làm giàu vì tiền đẻ ra TM
và TM làm tiền tăng lên
- Trong thương mại, phải biết những thủ đoạn để buôn bán làm giàu như: buôn ít bán
nhiều, mua rẻ bán đắt, phải biết lừa gạt thậm chí là chiến tranh vì trong TM phải có một
người được, kẻ mất. Dân tộc này làm giàu phải biết hi sinh lợi ích của dân tộc khác
- Để phát triển thương mại cần phải biết chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường
láng riềng và các nước thuộc địa
- Phát triển thương mại dựa vào nhà nước
- Ông đánh giá cao vai trò của thuế quan bảo hộ
2. Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp
a) Montehretren (1575-1622)
- Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ kinh tế chính trị vào năm 1615. Kinh tế chính
trị là khoa học về của cải trong thương nghiệp mà nhiệm vụ của nó là mua ít bán nhiều,
mua rẻ bán đắt
- Đánh giá cao vai trò của tiền tệ: “hạnh phúc của con người ta là ở sự giàu có”
- Con đường giúp quốc gia giàu có là phát triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương.

Ông cho rằng: “ Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn có nhiều của
cải phải phát triển ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương”
- Đánh giá cao vai trò của thương nhân, coi thương nhân là cầu nối liền giữa những
người sản xuất với nhau.
- Lấy Thương mại là tiêu chuẩn để đánh giá các hình thức nghề nghiệp khác, theo đó,
ngành nào tạo ra nhiều tiền là ngành tích cực, ngành nào không tạo ra tiền là ngành tiêu
cực => TM là ngành tích cực, CN là ngành tiêu cực, NN là ngành trung gian
- Lợi nhuận trong thương nghiệp là mục đích của người kinh doanh => lợi nhuận
thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không nganh giá và lợi nhuận trong TN là hoàn
toàn chính đáng bởi nó bù đắp cho sự rủi ro trong trao đổi buôn bán
- Về sau ông chú ý tới SX công nghiệp để xuất khẩu và kêu gọi dân chúng sử dụng
hàng hóa trong nước sản xuất
b) JB.Kolbert (1619-1683)
- Về cơ bản cũng giống Th-Mun và Montehretren nhưng khác ở chỗ ông chủ trương
phát triển công nghiệp để xuất khẩu bằng cách hi sinh lợi ích của NN.
- Tư tưởng này thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế Pháp 100 năm ông chủ
trương:
+ Cấp tiền và thưởng lớn cho những người làm công nghiệp
+ Tăng thuế và hạ giá nông sản
- CNTT ở pháp bị phá sản đầu tk 18
Câu 2: Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương và nhận xét:
A. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu
Giới thiệu sơ lược về CNTT: chủ nghĩa trọng thương là lý luận đầu tiên của kinh
tế chính trị, là tư tưởng kinh tế, cương lĩnh kinh tế của tư bản trong điều kiện tích lũy tư
bản, tìm nguồn gốc của cải trong thương nghiệp, bảo vệ lợi ích của tư bản thương nghiệp
và giải thích cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa trọng
thương ra đời và tồn tại, phát triển từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17 ở Tây Âu với
những tư tưởng sau:
- Đánh giá cao vai trò của tiền tệ
Theo họ, tiền là nội dung của cải của quốc gia. Một quốc gia muốn giàu có không

có cách gì khác ngoài kiếm thật nhiều tiền. W.Staffrod chủ trương giữ vàng trong nước
càng nhiều càng tốt, “tiêu dùng càng ít càng tốt, tích lũy tiền càng nhiều càng hay”.
Th.Mun coi tiền tệ là nội dung của cải của quốc gia là tiêu chuẩn để phân biệt sự giàu có
của quốc gia, mục đích của các quốc gia là tạo ra nhiều tiền. Montehretren: “hạnh phúc
của con người ta là ở sự giàu có”, ông còn lấy tiền tệ làm tiêu chuẩn để đánh giá các
ngành nghề trong XH, ngành nào tạo ra nhiều tiền là ngành tích cực, ngành không tạo ra
tiền là ngành tiêu cực
- Con đường duy nhất để quốc gia có nhiều tiền là phát triển thương mại, đặc biệt là
ngoại thương
Theo họ, không có con đường nào khác ngoài thương mại để tạo ra nhiều tiền. Tuyệt đối
hóa vai trò của Thương mại và đặc biệt là Ngoại thương. Th.Mun: “Thương nghiệp là
hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, không có phép lạ nào kiếm tiền
trừ thương mại”. Ông coi vai trò của TM là xuất siêu (kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim
ngạch nhập khẩu) bằng cách xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến, không xuất hàng hóa
NVL. Montehretren cho rằng: “Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn
có nhiều của cải phải phát triển ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương”. Đánh giá
thấp vai trò của Sản xuất, tuyệt đối hóa vai trò của Thương nghiệp, họ cho rằng CN là
ngành tiêu cực, NN là ngành trung gian.
- Coi lợi nhuận là động lực, là lợi ích của Nhà kinh doanh
Th. Mun cho trong trong thương mại phải biết những thủ đoạn để buôn bán làm giàu như:
buôn ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt, phải biết lừa gạt thậm chí là chiến tranh vì trong TM
phải có một người được, kẻ mất. Dân tộc này làm giàu phải biết hi sinh lợi ích của dân
tộc khác. Lợi nhuận trong thương nghiệp là mục đích của người kinh doanh => lợi nhuận
thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không nganh giá và lợi nhuận trong TN là hoàn
toàn chính đáng bởi nó bù đắp cho sự rủi ro trong trao đổi buôn bán.
- Đề cao vai trò của Nhà nước
Họ chủ trương sử dụng các chính sách của nhà nước để quản lý lượng vàng trong nước,
W.Staffrod đề xuất nhà nước nên khuyến khích dân chúng tiêu dùng càng ít càng tốt, tích
tiền càng nhiều càng hay… Nhà nước phải có nhiệm vụ mở rộng thị trường cho nhà
buôn, hỗ trợ chi phí phát kiến địa lý… đây là lý luận mở đầu cho những lý luận về sau

khi đề cập tới tầm quan trọng của nhà nước.
B. Nhận xét
1. Ưu điểm
- Mặc dù còn mang ít tính lý luận nhưng những tư tưởng của KTTT tiến bộ hơn
nhiều so với tư tưởng thời kỳ trung cổ. Biểu hiện: Họ đã lý giải các hiện tượng
kinh tế bằng lý trí bằng kinh tế, thông qua các số liệu thống kê chứ không phải giải
thích bằng hiện tượng thần bí, siêu tự nhiên như thời kỳ trung cổ
- Họ đã chú ý đến vai trò của tiền tệ, TM đặc biệt là ngoại thương trong phát triển
kinh tế hàng hóa
- Họ đã đưa ra quan điểm làm giàu không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị- tiền tệ
- Họ kêu gọi tích lũy tiền là phù với với quá trình tích lũy nguyên thủy của tư bản
làm cho phương thức sx TBCN ra đời nhanh chóng
- Tư tưởng coi lợi nhuận là động cơ, vừa là mục đích của nhà kinh doanh đây là cơ
sở lý luận, lý thuyết và cơ chế thị trường sau này
- Và tư tưởng đề cao vai trò của Nhà nước, cũng như cơ sở cho lý thuyết vai trò
kinh tế của Nhà nước về sau này\
2. Hạn chế
- Mới chỉ nghiên cứu quá trình lưu thông hàng hóa và quá nhấn mạnh vai trò của
lưu thông coi lưu thông là nguồn gốc tạo ra sự giàu có, tạo ra của cải cho toàn xã
hội trong khi không thấy được vai trò của sản xuất trong kinh tế => như vậy họ
mới dừng ở nghiên cứu hiện tượng bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất bên trong
của quá trình phát triển thị trường hàng hóa
- Chưa biết và chưa thừa nhận quy luật kinh tế khách quan, chỉ dừng lại ở khái niệm
thực tiễn, chưa đi vào lý luận cụ thể
Câu 3: Luận điểm: “thương mại là hòn đá thử vàng cho phồn thịnh của một quốc gia,
không có phép lạ nào khác để kiếm tiền trừ thương mại”
1. Phân tích luận điểm
- TH.Mun (1571-1641) là nhà kinh tế học người anh, chủ công ty Đông-Ấn công ty cổ
phần đầu tiên trên thế giới và lớn nhất ở Anh thời đó. Ông là đại biểu tiêu biểu của chủ
nghĩa trọng thương

- Tư tưởng của ông đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là nội dung của cải của mỗi quốc
gia. Cách duy nhất để kiếm tiền là phát triển thương mại. Thương mại càng được mở
rộng thì càng nhiều cơ hội kiếm tiền, quốc gia càng giàu có. Phát triển của thương mại là
thước đo duy nhất đo sự phồn thịnh của một quốc gia
- Thương mại đẻ ra tiền và tiền lại đẻ ra thương mại, phải thực hiện bán nhiều hơn mua,
đặc biệt là ngoại thương với nhiệm vụ chính là xuất siêu hàng hóa (kim ngạch xuất khẩu
lơn hơn kim ngạch nhập khẩu) ông đề nghị: “chúng ta phải thường xuyên giữ vững
nguyên tắc là hằng năm bán cho người nước ngoài với số lượng hàng hóa lớn hơn số
lượng hàng hóa mà chúng ta phải mua của họ”.
- Ông lấy thương mại là ngành nghề tiêu chuẩn để đánh giá các ngành nghề khác, theo đó,
TM là ngành tích cực vì tạo ra nhiều tiền, CN là ngành tiêu cực, NN là ngành trung gian
- Tư tưởng cơ bản của luận điểm trên cho thấy, Th. Mun đã tuyệt đối hóa vai trò của
thương mại trong hoạt động kinh tế cũng như trong tích lũy tiền. Ông là đại biểu của
CNTT trong giai đoạn phát triển thật sự của nó
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Th.Mun đã phát hiện ra vai trò của thương mại trong quá trình tạo ra của cải. Thật vậy,
hàng hóa sản xuất ra với mục đích để bán. Nếu không có thương mại thì không thể thực
hiện được, không thể thu hồi chi phí sản xuất và tích lũy tiền tệ, do đó không thể tái sản
xuất nói chung cũng như tái sản xuất mở rộng nói riêng
- Trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO,
phát triển thương mại đặc biệt ngoại thương là một đòi hỏi tất yếu. Học thuyết của
Th.Mun chỉ ra những yêu cầu trong ngoại thương đó là xuất khẩu hàng hóa đã qua chế
biến, tránh xuất khẩu dưới hình thức NVL(bán tài nguyên, sức lao động). Nhằm đem lại
nguồn thu lớn cho đất nước, đóng góp vào GDP thông qua đó phân phối lại thu nhật xã
hội.
- Tuy nhiên, luận điểm của Th.Mun mang tính phiến diện chỉ nhìn thấy vai trò của thương
mại mà chưa nhìn thấy vai trò quyết định của sản xuất trong mối quan hệ sản xuất và lưu
thông. Trong tổ chức thương mại cần phát triển trên mối quan hệ mật thiết gắn bó với sản
xuất.
Câu 4: luận điểm: “Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn giàu có phải

phát triển ngoại thương, nhập dần của cải qua nội thương”
1. Phân tích quan điểm
Montehretren (1575-1622) là đại biểu của CNTT ở Pháp . Ông là người đầu tiên
đưa ra thuật ngữ kinh tế chính trị vào năm 1615. Kinh tế chính trị là khoa học về của cải
trong thương nghiệp mà nhiệm vụ của nó là mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt
Ông coi trọng tiền tệ, họ coi tiền tệ như là thước đo tiêu chuẩn của sự giàu có và
mọi sự hùng mạnh của một quốc gia. Do đó mục đích kinh tế của mỗi nước đó là phải
tăng khối lượng tiền tệ.
Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu có; họ coi hàng hoá chỉ là phương tiện
tăng khối lượng tiền tệ. Họ coi tiền là đại biểu duy nhầt của của cải, tiêu chuẩn để đánh
giá mọi hinh thức hành nghề hoạt động nghề nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp không
làm tăng khối lượng tiền tệ.
Nội thương chỉ có tác dụng di chuyển của cải trong nước chứ không thể làm tăng
của cải trong nưóc. Khối lượng tiền tệ chỉ có thể gia tăng bằng con đường ngoại thương.
Trong hoạt động ngoại thương phải thực hiện chính sách xuất siêu (kim ngạch xuất lớn
hơn kim ngạch nhập khẩu)
Học thuyết trọng thương cho rằng lợi nhuận tạo ra cho lĩnh vực lưu thông nó là kết
quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có v. Ngoại thương là động lực tăng kinh tế
chủ yếu của một nước, không có ngoại thương không thể tăng được của cải . Ngoại
thương được ví như máy bơm đưa lượng tiền nước ngoài vào trong nước.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
- Lý thuyết đã thấy được vai trò của Thương mại trong lưu thông hàng hóa và đặc biệt là
tác dụng của Ngoại thương
- Việt Nam cũng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, cần một lượng tiền lớn để phát
triển kinh tế => nên chú trọng phát triển ngoại thương, xuất khẩu hàng hóa đem về ngoại
tệ, lợi nhuận…
- Tuy nhiên, luận điểm của Montehretren mang tính phiến diện chỉ nhìn thấy vai trò của
thương mại mà chưa nhìn thấy vai trò quyết định của sản xuất trong mối quan hệ sản xuất
và lưu thông. Trong tổ chức thương mại cần phát triển trên mối quan hệ mật thiết gắn bó
với sản xuất.

- Quan điểm này đánh giá cao ngoại thương xem nhẹ nội thương vì ông chỉ chú ý đến lĩnh
vực lưu thông (T-H-T) mà chưa hiểu được toàn bộ quá trình sản xuất và bước chuyển của
việc tạo ra lợi nhuận đó là do gía trị sản xuất.
KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH
I. Hoàn cảnh ra đời và phương pháp luận
1. Hoàn cảnh
- Trường phái này ra đời và giữa thế kỷ 17 ở nước Anh trong điều kiện:
+ Chủ nghĩa trọng thương đã tích lũy được một khối lượng tiền nhất định tạo điều kiện
phát triển sản xuất. Do đó các công trường thủ công bắt đầu ra đời và phát triển do lợi
nhuận do sản xuất lại có xu hướng ngày càng tăng còn lợi nhuận do thương nghiệp đem
lại có xu hướng giảm và thị trường nước ngoài ngày càng hạn chế. Cần một lý luận mới
xuất hiện
2. Đặc điểm phương pháp luận
- Lần đầu tiên họ chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản
xuất ( ở trọng nông là sx nông nghiệp)
- Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp duy vật để nghiên cứu quá trình sản xuất nhưng họ
cũng chỉ dừng lại ở duy vật máy móc siêu hình
- Lần đầu tiên họ nghiên cứu một hệ thống các phạm trù các quy luật kinh tế khách quan
hoạt động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ, lợi
nhuận, lợi tức… các quy luật kinh tế khách quan: quy luật giá trị, cung-cầu, quy luật tiền
tệ- lưu thông tiền tệ
- Họ nhấn mạnh tư tưởng tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh,
tự do mậu dịch…) coi nền kinh tế là một hệ thống tự điều chỉnh theo các quy luật vốn có
của nó (nhấn vào vai trò của thị trường, nhấn mạnh bàn tay vô hình)
- Chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Theo họ, nhà nước không cần can thiệp
vào kinh tế vì nền kinh tế vận động theo quy luật khách quan (nhấn mạnh bàn tay vô
hình, xem nhẹ bàn tay hữu hình)
- Do phương pháp luận duy vật siêu hình => do đó phương pháp luận của họ mang tính hai
mặt. Một mặt đi sâu vào bản chất bên trong của các hiện tượng, các quy luật kinh tế để
rút ra kết luận chi phối sự vận động của chúng. Nhưng mặt khác họ thường xa đà vào

việc mô tả liệt kê có tính chất công thức những hiện tượng biểu hiện bề ngoài của xã hội
và những kết luận của họ rút ra còn mang tính phi lịch sử
II. Các lý thuyết kinh tế chủ yếu của petty (1623-1687)
1. Lý thuyết giá trị
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ giá trị-lao động (lao động quyết định giá trị), Mác đánh
giá W.Petty là người đầu tiên đặt nền móng cho lý luận giá trị-lao động và là cha đẻ của
kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
Trong tác phẩm: “bàn về thuế khóa và lệ phí”-1662 W.Petty nghiên cứu về giá cả, chia
giá cả làm 2 loại giá chính trị và giá tự nhiên
- Giá chính trị (giá thị trường) phụ thuộc vào yếu tố ngẫu nhiên, do đó khó xác định
- Giá cả tự nhiên (tức giá trị) do thời gian lao động hao phí quyết định và năng suất lao
động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó
 Ông là người đầu tiên đã tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động. Ông kết luận
rằng: “Số lượng lao động bằng nhau bỏ vào sản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hóa.
Giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc
 Tuy nhiên trong lý thuyết này ông chưa phân biệt được phạm trù giá trị, giá trị trao đổi
với giá cả
Ông chỉ mới nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị
trong lao động khai thác vàng và bạc. Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với
lao động khác, lao động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo ra
tiền tệ. Theo ông, “giá trị hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như sự phản
chiếu ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng của mặt trời vậy” => Đây là ảnh
hưởng của tư tưởng chủ nghĩa trọng thương rất nặng.
W.Petty lẫn lộn lao động với tư cách nguồn gốc của giá trị với lao động với tư
cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng => ông đồng nhất lao động trừu tượng với lao động
cụ thể. Ông định đo giá trị = lao động + đất đai. “Lao động là cha còn đất đai là mẹ của
của cải” Về phương diện của cải nói như vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc của giá trị sử
dụng. Nhưng sai lầm của ông đã coi 2 yếu tố xác định giá trị là lao động và tự nhiên.
2. Lý luận về tiền tệ (bàn về tiền tệ)
Ông cho rằng tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có. Vì thế

đánh giá tiền tệ quá cao là một sai lầm (chống lại tư tưởng của CNTT)
Ông nghiên cứu 2 thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng và bạc. Quan hệ tỷ lệ
giữa chúng (giá trị của chúng) là do số lượng lao động bỏ vào khai thác vàng và bạc
quyết định
W.Petty đánh giá chế độ song bản vị giống như nhận xét của C.Marx sau này: “ Sự
tồn tại 2 thước đo giá trị mâu thuẫn với thước đo giá trị”. Ông nêu ra luận điểm: “ giá cả
tự nhiên của tiền tệ là do giá cả của tiền tệ có giá trị đầy đủ quyết định. C.Marx cho rằng:
“bản thân các dấu hiệu của tiền tệ không phải là giá trị, chỉ có giá trị của vàng và bạc”
=> Ông là người đầu tiên trong chính trị kinh tế học nghiên cứu lượng tiền tệ cần
thiết cho lưu thông, ông xác định (tính toán tùy tiện) số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu
thông hàng hóa của nước Anh như sau: theo ông chỉ ần 1/10 số tiền cp trong 1 năm là
hoàn toàn đủ cho nước Anh. Trong cuốn: “bàn về tiền tệ” ông tính toán cụ thể rằng nước
Anh cần 1 số lượng tiền tệ để trả ½ địa tô hằng năm. ¼ tiền thuê nhà, toàn bộ số tiền chi
tiêu hàng tuần của dân số và khoảng 25% giá trị xuất khẩu.
W.Petty là người trước Marx nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đối
với lưu thông tiền tệ, thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu
thông càng nhiều
W.Petty chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương về tính trữ tiền tệ có có
hạn độ. Theo ông không cần thiết phải tăng số lượng tiền tệ đến mức vô tận, ông nhận xét
1 cách mỉa mai rằng: “nếu có thể dùng những mệnh lệnh của chính phủ để tăng gấp đôi
của cải trong nước, thì tại sao từ rất lâu chính phủ Anh lại không ra những mệnh lệnh như
thế” => ông bác bỏ mọi sự thao túng tiền tệ
3. Lý luận vê thu nhập: tiền lương, lợi nhuận, địa tô
Về tiền lương: Ông lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận tiền lương. Ông xác
định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Tiền
lương không thể vượt quá mức tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiêu. Nếu tiền lương nhiều
thì công nhân không muốn làm việc. Nói cách khác muốn cho công nhân làm việc thì
biện pháp là hạ thấp tiền lương đến mức tổi thiểu. Ông kịch liệt phản đối nếu tăng tiền
lương quá cao
- W.Petty cũng đã đi sâu phân tích mqh phụ thuộc lẫn nhau giữa tiền lương và giá cả

lúa mì (giá trị sinh hoạt)
 Ông rút ra kết luận: “tiền lương tỷ lệ nghịch với giá cả lúa mì(giá trị sinh hoạt)”
khác với K.Marx: “Tiền lương tỷ lệ thuận với sức lao động”
Tuy có những sai lầm song W.Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền lương là giá trị
của các tư liệu sinh hoạt.
Về địa tô: (CNTT bỏ qua vấn đề địa tô) W.Petty tìm thấy nguồn gốc của địa tô
trong sản xuất. ĐN: “địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (bao
gồm tiền lương và cp giống lúa)’. Theo đó, thực chất địa tô là giá trị rơi ra ngoài tiền
lương của công nhân. Ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, được
trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột.
 K.Marx nhận xét W.Petty là người nêu ra mầm mống lý luận về chế độ bóc lột, dự
đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dư
Về lợi tức: ông cho rằng lợi tức là địa tô của tiền và cho rằng nó lệ thuộc vào mức
địa tô. Trong cuốn bàn về tiền tệ, ông coi lợi tức là tiền thưởng, trả cho sự nhịn ăn tiêu coi
lợi tức cũng như tiền thuê ruộng. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự phát và
những điều kiện này quyết định vận mệnh của sản xuất nông nghiệp. W.Petty nói: “người
thầy thuốc giỏi sẽ không dùng thuốc quá liều để chữa cho bệnh nhân”
Về giá cả ruộng đất: W.Petty có công lao lơn, ông là người đã dùng lý luận giá trị
lao động để giải quyết giá cả ruộng đất. ông khẳng định một cách đúng đắn rằng, giá cả
ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt. vì người ta không sản xuất ra được đất
đai. Theo ông: “ nông dân là cơ sở của thu nhập tiền tệ, mua đất đai là khả năng sử dụng
tiền tệ tốt nhất. ông đã gắn liền giá cả ruộng đất với mức sinh lời của ruộng đất và ông kết
luận giá cả ruộng đất ngang giá với lượng địa tô hằng năm”. Ông đư ra cách tính giá cả
ruộng đất = (20 * địa tô)
Lợi nhuận: ông chưa đưa ra được khái niệm lợi nhuận nhưng theo cách lập luận
của ông, tiền lương là mức tối thiểu trả cho công nhân, phần còn lại chính là lợi nhuận
của địa chủ => ông đưa ra mầm mống của sự bóc lột
 Ông là người đầu tiên nhấn mạnh tính chất khách quan của những quy luật tác
động trong xã hội tư bản
 Đánh giá khái quát về W.Petty, F.Engels nói rằng: “Bón của W.Petty đã trùm lên

xã hội kinh tế chính trị trong suốt hơn nửa thế kỷ từ 1691 đến 1752 tất cả mọi nhà
kinh tế chính trị học dù tán thành hay phản đối ông đều lấy ông làm điểm xuất
phát”
III. Adam Smith (1723-1790)
Đặc điểm phương pháp luận: mang tính 2 mặt, lẫn lộn những yếu tố khoa học và tầm
thường
1. Lý thuyết về trật tự tự nhiên (lý thuyết “bàn tay vô hình”)
- Lý thuyết này thể hiện tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith
- Điểm xuất phát của ông là nghiên cứu “con người kinh tế”:ông cho rằng loài người là
liên minh của sự trao đổi. Trao đổi là đặc tính vốn có của con người, trao đổi tồn tại vĩnh
viễn cũng như loài người tồn tại vĩnh viễn. Khi trao đổi người ta chỉ biết tư lợi vì tư lợi và
làm theo tư lợi, nhưng khi làm theo tư lợi lại có một “bàn tay vô hình” buộc “người kinh
tế” đồng thời thực hiện một nhiệm vụ ngoài ý định của họ: “đôi khi còn tốt hơn khi họ có
ý định làm điều đó là vì lợi ích xã hội”
Theo ông “bàn tay vô hình” chính là các quy luật kinh tế khách quan hoạt động
một cách tự phát và chi phối sự vận động của con người kinh tế. Và ông gọi hệ thống các
quy luật kinh tế đó là trật tự tự nhiên => trật tự tự nhiên và bàn tay vô hình là một
Ông khẳng định lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích xã hội là lợi ích phụ thuộc
và lợi ích cá nhân là động lực làm cho nền kinh tế vận động một cách bình thường.
- Ông còn chỉ ra điều kiện để cho các quy luật kinh tế khách quan hoạt động là phải phát
triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, nên kinh tế phải phát triển theo tinh thần tự do kinh
tế. Đó là tự do sx, tự do kd, tự do mậu dịch và tự do cạnh tranh
- Ông phê phán gay gắt chế độ phong kiến, ca ngợi chế độ TBCN chống lại sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế. Theo ông, Xã hội bình thường là xã hội phát triển theo tinh
thần tự do kinh tế, không cần sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế => xã hội tư bản. XH
không bình thường là sản phẩm của sự độc đoán, cưỡng bức kinh tế => xã hội Phong
kiến. Vì vậy nhà nước không cần can thiệp vào kinh tế, nhà nước nên có các chức năng
sau:
+ Chống lại kẻ thù bên ngoài + Chống lại tội phạm bên trong + Bảo vệ quyền sở hữu
Tư bản + Nếu thực hiện chắc năng kinh tế chỉ khi nó đã vượt quá khả năng của tư nhân.

VD: làm đường, đắp đập, xây dựng bến cảng, kho tàng…
2. Lý thuyết về phân công lao động
3. Lý thuyết giá trị
- Ông phân biệt rõ được 2 thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Và cho rằng
giá trị sử dụng rất cần thiết nhưng không liên quan gì đến giá trị trao đổi. Giá trị hàng hóa
do hao phí lao động cần thiết chung nhất để tạo ra hàng hóa quyết định. Và mọi lao động
sản xuất hàng hóa đều tạo ra giá trị hàng hóa. Cũng như W.Petty ông thấy NSLĐ tỷ lệ
nghịch với lượng giá trị hàng hóa
- Ông phân biệt được lao động giản đơn và lao động phức tạp và khẳng định trong cùng 1
thời gian lđ thì lđ phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn (đúng)
- Ông đưa ra 2 định nghĩa về giá trị:
+ Định nghĩa 1: ông cho rằng giá trị hàng hóa do hao phí lao động sản xuất ra hàng
hóa quyết định. Lao động là thước đo thực thể duy nhất của giá trị => Đây là định nghĩa
đúng thể hiện tính khoa học của ông. Nhưng theo A.Smith định nghĩa này chỉ đúng với
sản xuất hàng hóa giản đơn, còn đối với sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa ông đưa ra
đn 2 như sau:
+ Định nghĩa 2: ông cho rằng giá trị hàng hóa do hao phí lao động mà người ta có thể
mua được bằng hàng hóa này quyết định. Tức là giá trị hàng hóa do các nguồn thu nhập
tạo thành. Ông viết tiền lương, lợi nhuận và địa tô là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi thu
nhập. Nhưng đồng thời cũng là 3 nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi.
Như vậy theo định nghĩa này, ông cho rằng giá trị hàng hóa gồm: tiền lương (v) + lợi
nhuận (p) + địa tô (r). Mà thực chất của p và r chính là m do đó giá trị của hàng hóa = v +
m (sai)
 Đây là định nghĩa sai lầm của ông chỉ thể hiện tính tầm thường vì ông không thấy được C
trong cơ cấu giá trị hàng hóa
• Nguyên nhân sai lầm:
+ Do ông không phân biệt được lao động và sức lao động
+ Không phân biệt được sự hình thành giá trị với sự phân phối giá trị thành các nguồn
thu nhập. Đây chỉ là sự phân phối giá trị
+ Không biết được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Ngoài ra ông phân biệt được giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá cả tự nhiên quy
đinh…
+ Giá trị nông nghiệp lơn lơn giá trị công nghiệp (sai)
4. Lý thuyết tiền tệ
Lúc đầu khi chống lại chủ nghĩa trọng thương thì ông cho rằng tiền như con đường
rộng mở trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì. Nhưng con đường không làm cho cỏ khô
và lúa mì tăng lên => ông mới chỉ thấy được chức năng lưu thông giản đơn của tiền tệ,
coi tiền là phương tiện kỹ thuật giản đơn trong trao đổi làm cho lưu thông hàng hóa thuận
tiện, nhanh chóng
Về sau khi nghiên cứu sản xuất tư bản chủ nghĩa ông lại cho rằng tiền là bánh xe
vĩ đại của lưu thông, là công cụ đặc biệt của trao đổi và thương mại => ông cũng chỉ
dừng lại ở chức năng lưu thông hàng hóa nhưng lại quá đề cao vai trò của chức năng đó
=> như vậy, trong lý luận tiền tệ của ông, ông mới chỉ thấy được tiền tệ là một hàng hóa
tách ra => thấy được bản chất kinh tế, hàng hóa của tiền tệ nhưng ông lại không biết được
hàng hóa chuyển hóa thành tiền tệ ntn vì ông không biết được các hình thái giá trị
Tiền tệ ra đời là kết quả của 4 hình thái giá trị:
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên
- Hình thái đầy đủ hay mở rộng
- Hình thái chung của giá trị
- Hình thái tiền tệ của giá trị
Đồng thời ông cũng không biết được bản chất xã hội của tiền tệ đó là biểu hiện
quan hệ sản xuất xh, qh giữa những người sản xuất với nhau. Ông cũng không biết được
các chức năng của tiền tệ (5: phương tiện lưu thông, thước đo giá trị, thanh toán, cất trữ
giá tị, tiền tệ thế giới)
Tuy nhiên ông cũng đã đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ chống lại thuyết số lượng
tiền tệ với nội dung số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông được quy định bởi giá trị
của hàng hóa mua vào và bán ra hằng năm của một nước
5. Lý thuyết thu nhập (phân phối)
a. Tiền công: ông cho lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả của lao động (s)
(w.petty tiền công là giá trị lao động h2)

Ông ủng hộ quy định trả lương cao cho công nhân. Nếu trả lương thấp cho công
nhân là thảm họa dân tộc, giả tiền lương cao => công nhân hăng hái lao động => phát
triển đất nước
b. Lợi nhuận
- Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào lao động công nhân
- Lợi nhuận, lợi tức, địa tộ chỉ là hình thức biểu hiện khác nhau của giá trị thặng dư do lao
động tạo ra
- Ông thấy được mâu thuẫn giữa tiền công và lợi nhuận
- Ông thấy được khuynh hướng hiện tượng lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm
- Nhưng ông lại cho lợi nhuận là do toàn bộ tư bản để ra, không thấy được sự khác nhau
giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư
c. Địa tô
- Là khoản khấu trừ thứ nhất
- Độc quyền sở hữu ruộng đất là điều kiện chiếm lĩnh địa tô
- Lúc đầu ông cho địa tô là yếu tố cấu thành giá trị, là nguyên nhân của giá cả, nhưng về
sau ông lại cho là khoản dôi ra của giá trị và là hậu quả của giá cả
- Ông thấy được địa tô chênh lệch 1, chưa hiểu được địa tô chênh lệch 2 và phủ nhận địa tô
tuyệt đối
IV. David ricardo (1772-1823)
1. Lý thuyết giá trị
Ông chủ yếu phê phán, loại bỏ, sửa chữa những sai lầm của Adam Smith đồng thời
kế thừa, phát triển những tư tưởng khoa học của Adam Smith về lý luận giá trị
- Ông phân biệt rõ 2 thuộc tính của giá trị là giá trị sử dụng và giá trị và cho rằng giá trị sử
dụng rất cần thiết vì vậy không có giá trị sử dụng thì không có giá trị trao đổi.
- Giá trị hàng hóa do hao phí lao động tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết
định. Nhưng ông cho rằng hao phí lao đọng tương đối cần thiết do điều kiện sản xuất xấu
nhất quyết định (đúng là do đk sx trung bình quyết định)
- Ông gạt bỏ định nghĩa 2 của Adam về giá trị hàng háo và khẳng định định nghĩa 1 đúng
cho cả sx hàng hóa giản đơn lẫn sx hàng hóa tbcn

- Ông đã chứng minh được nslđ tăng lên thì lượng giá trị hàng hóa giảm nhưng thế nào.
Theo ông, nslđ tăng thì số lượng sản phẩm do các công nhân đó tạo ra tăng vài lần trong
khi giá trị do các công nhân đó tạo ra vẫn như cũ. Do đó nslđ tăng đi liền với giá trị hàng
hóa giảm
- Nếu adam cho rằng giá trị hàng hóa do tiền lương, lợi nhuận và địa tô tạo thành thì
ricardo sửa thành giá trị hàng hóa được phân phối thành tiền lương, lợi nhuận và địa tô
- Nếu adam không thấy được C (tư bản bất biến) trong cấu thành giá trị hàng hóa thì
Ricardo đã thấy được giá trị của tư liệu sản xuất c trong cấu thành giá trị hàng hóa nhưng
mới thấy được c1 (tư bản cố định –giá trị máy móc, nhà xưởng) mà không thấy được c2
(giá trị nguyên nhiên vật liệu)
- Ông cho rằng giá trị hàng hóa không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn do lao động
cần thiết trước đó nước như máy móc nhà xưởng => ông cho rằng: gthh= c +v +m. song
ông không biết được giá trị của máy móc nhà xưởng (c1) chuyển sang sản phẩm ntn vì
ông không biết được tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Ông phân biệt được giá cả và giá trị
2. Lý thuyết tiền tệ
- Ông cho rằng vàng bạc là hàng háo và giá trị của tiền tệ do hao phí lao động khai thác ra
vàng bạc quyết định
- Vàng bạc là cơ sở của lưu thông tiền tệ
- Tiền giấy không có giá trị nội tại nhưng tiền giấy ưu điểm hơn tiền vàng, do đó, quan
điểm của ông là sử dụng tiền giấy thay thế cho tiền vàng
- Ông đưa ra lý thuyết về tiền tệ nhưng trong lý thuyết này tính hai mặt: một mặt dựa trên
cơ sở lý luận giá trị ông cho rằng giá trị của tiền tệ do hao phí lao động khai thác ra tiền
tệ quyết định. Nhưng mặt khác do ảnh hưởng thuyết số lượng tiền tệ ông cho rằng giá trị
tiền tệ phụ thuộc vào số lượng của chúng => nếu số lượng tiền tăng thì giá trị của tiền
giảm. Vậy ông đã lẫn lộn giữa quy luật lưu thông tiền vàng và quy luật lưu thông tiền
giấy. Thực chất đây là 2 quy luật, mặt thứ nhất đây chính là ql lưu thông tiền vàng, mặt
thứ 2 là ql lưu thông tiền giấy
 Kết luận: thấy được bản chất hàng hóa tiền tệ nhưng chưa thấy được quy luật lưu
thông tiền vàng và tiền tệ

3. Lý thuyết thu nhập
a. Tiền lương (gần giống W.petty)
b. Lợi nhuận
c. Địa tô (giống adam)
4. Lý thuyết về tư bản và tái sản xuất
- Lý thuyết về tái sản xuất (phủ nhận khủng hoảng)
Trong chủ nghĩa tư bản sản xuất càng tăng => lợi nhuận càng cao => tích lũy tư
bản càng lớn làm cho cầu về lao động tăng => tiền tương tăng (cao) => thu nhập công
nhân tăng lên => sức mua trên thị trường (cầu hàng hóa) tăng => giá cả hàng hóa tăng lên
=> sản xuất tăng
Ông kết luận: trong chủ nghĩa tư bản, cung tăng dẫn đến cầu tăng làm cho cung
luôn phù hợp với cầu => không có khủng hoảng kinh tế
CHƯƠNG 5: KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN TẦM THƯỜNG
I. Đặc điểm phương pháp luậ và hoàn cảnh ra đời
1. Hoàn cảnh ra đời: đầu thế kỷ 19 cuộc cách mạng chủ nghĩa hoàn thành
2. Đặc điểm phương pháp luận:
- Họ chỉ xem xét hiện tượng từ bên ngoài của xã hội
- Họ dùng phương pháp duy tâm chủ quan, giải thích sai lệch những hiện tượng
kinh tế trong CNTB nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản một cách có ý thức
II. Các lý thuyết kinh tế chủ yếu
1. T.R.Malthus (1766-1834)
a. Lý thuyết về nhân khẩu
Ông vận dụng quy luật sinh giới để nghiên cứu xã hội loài người. Ông cho rằng
sinh giới có khả năng sinh sôi nảy nở vô hạn, trong khi tự nhiên lại “tiết ước” về thức ăn
chỗ ở. Do đó, một số đơn vị sinh giới sẽ bị thừa ra và phải chết đi => loài người cũng
tuấn theo quy luật đó, đối với xã hội loại người thì dân số thường xuyên sinh sôi nảy nở
vượt quá tư liệu sinh hoạt – ông gọi đó là quy luật nhân khẩu. Do đó, sự bất hạnh của con
người không phải do xã hội gây nên mà do sự “say đắm” của con người
- Dân số tăng theo cấp số nhân, của cải tăng theo cấp số cộng
 Ông đưa ra giải pháp hành chính cưỡng bức: để giảm gia tăng dân số ví dụ, tăng

thói hư tật xấu, tăng cường độ cưỡng bức sức lao động, khuyến khích dùng rượu
mạnh đặc biệt với phụ nữ có thai, tăng dịch bệnh, chống lại y học hiện đại
Hạn chế:
- Phương pháp luật võ đoán quy luật sinh giới và quy luật xã hội
- Coi quy luật của ông là vĩnh viễn
- Không dự kiến được sự tăng khoa học kỹ thuật làm của cải tăng lên và dân số
giảm đi
2. Jean Baptite Say (1766-1832)
Sinh ra trong một gia đình thương nhân ở London pháp
a. Lý thuyết về giá trị
- Ông đưa ra thuyết tính hữu dụng để phân tích giá trị “sản xuất tạo ra tính hữu dụng (giá
trị sử dụng) còn tính hữu dụng truyền giá trị cho các vật. Tính hữu dụng càng cao thì giá
trị càng lớn, sản phẩn càng nhiều thì tổng giá trị càng cao”. Ông viết: “giá cả của hàng
hóa là thước đo của giá trị” giá trị là thước đo của lợi ích, ích lợi càng nhiều thì giá trị
càng cao. Như vậy, thực chất lý luận của ông: “là giá trị sử dụng quyết định giá trị => so
với trường phái cổ điển Anh, lý luận giống hay khác?
- Say và Ricardo có cuộc tranh cãi nảy lửa “vàng đắt hơn sắt 2000 lần…”
b. Lý thuyết 3 nhân tố sản xuất
Trong nền sản xuất TBCN có 3 nhân tố cùng tham gia:
+ Thứ nhất: là lao động
+ Thứ hai: là tư bản
+ Thứ ba: là đất đai hay là tự nhiên
3 nhân tố này đều có công phục vụ như nhau, dó đó đều có công phục vụ tương xứng với
công phục vụ đó, lao động có thu nhập tương xứng là tiền lương, TB có thu nhập tương
xứng là lợi nhuận, đất đai có thu nhập tương ứng là địa tô. Thực chất trong lý luận này
ông thừa kế phát triển định nghĩa 2 của Adam smith về giá trị.
c. Lý thuyết về bù trừ hay bồi hoàn (phủ nhận thất nghiệp trong CNTB)
- Ông giải thích nguyên nhân nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
- Việc máy móc ra đời và ứng dụng máy móc vào sản xuất sẽ thay thế một bộ phận công
nhân (công nhân không có việc làm) nhưng đó chỉ là hiện tượng tạm thời. còn về lâu về

dài, thì sử dụng máy móc càng nhiều thì số công nhân được làm việc sẽ ngày một nhiều
lên và sử dụng máy móc nhiều làm cho hàng hóa rẻ đi, vì vậy việc sử dụng máy móc
công nhân sẽ là người có nhiều lợi nhất. Vì vậy công nhân phải chú ý việc phát triển sử
dụng máy móc
d. Lý thuyết thực hiện (tiêu thụ) ơhur nhận khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa
tư bản)
Trong chủ nghĩa tư bản xét trên quy mô toàn xã hội thì không có hiện tượng sản
xuất thừa (tức là sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng của XH)
Do đó, không có khủng hoảng kinh tế. Vì sản phẩm bao giờ cũng được tiêu dùng
bằng sản phẩm
Người ta chỉ mua hàng hóa này bằng tiền do bán hàng hóa khác vì vậy mỗi hàng
hóa sản xuất ra vừa tạo ra lượng cung, vừa tạo ra lượng cầu vừa mở thị trường tiêu thụ.
Cho nên cung luôn phù hợp với cầu. Nếu có trường hợp cung vượt quá cầu thì đó chỉ là
việc xảy ra ở những hàng hóa đơn lẻ và xảy ra trong chốc lát
CHƯƠNG VI: KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƯ SẢN
I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận
1. Hoàn cảnh ra đời
Vào đầu thế kỷ 19 ở Tây Âu (Anh, Pháp) do cuộc cách mạng công nghiệp phát
triển mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, tích lũy tư bản
ngày càng cao. Làm cho giai cấp công nhân ngày càng bần cùng hóa. Thất nghiệp và phá
sản ngày càng lớn, do đó, xuất hiện lý luận mới nhằm bảo về những người sản xuất nhỏ
2. Đặc điểm phương pháp luận
- Họ dùng phương pháp duy tâm chủ quan để phân tích các hiện tượng kinh tế trong chủ
nghĩa tư bản
- Họ chỉ xem xét, phân tích các hiện tượng bề ngoài, không đi vào bản chất bên trong. Do
đó, họ không thấy được sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan.
- Họ coi kinh tế chính trị là khoa học về đạo đức và phẩm giá của con người
- Phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản theo lập trường của giai cấp tiểu tư sản đó là: “một
mặt họ cho CNTB là nguyên nhân sinh ra khủng hoảng, thất nghiệp, bần cùng hóa và phá
sản… Nhưng mặt khác lịa cho CNTB làm cho lực lượng sản xuất phát triển quá nhanh,

làm cho những người sản xuất nhỏ bị phá sản hàng loạt. Do đó, họ kêu gọi xóa bỏ CNTB,
xóa bỏ sx lớn
- Họ bảo vệ những người sản xuất nhỏ, quay về phát triển sx nhỏ, lý tưởng hóa nên sx nhỏ
II. Các lý thuyết kinh tế chủ yếu
1. J.Sismondi (1773-1842) Thụy Sĩ
a. Phê phán CNTB
- Đối tượng của kinh tế chính tị học là phúc lợi vật chất, là đạo đức là phẩm hạnh
của con người, không phải là quan hệ sản xuất
- Muốn xây dựng xã hội công bằng, không thấy sự tồn tại của quy luật khách
quan… chủ yếu nghiên cứu về phân phối sản phẩm
- “hạnh phúc của con người cũng như xã hội, không phải là phát triển sản xuất, lực
lượng sản xuất mà phân phối đúng đăn những của cải đã tạo ra”
- Do sự phân phối bất công nên máy móc đã trở thành tai họa đối với người nghèo
và gây lên sự bất công càng lớn trong xã hội
- Ông phê phán CNTB cho rằng CNTB là nguyên nhân sinh ra khủng hoảng, thật
nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa, làm cho những người sản xuất nhỏ phá sản hàng
loạt. Do đó, phải xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, chống lại sản xuất lớn bằng máy móc,
phát triển sản xuất nhỏ. Ông nói: “SX nhỏ đẹp như đóa hồng”
b. Lý thuyết giá trị
Lao động là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị. Người đầu tiên đưa ra: Thời gian xã
hội cần thiết
c. Lý luận về thu nhập phân phối
d. Lý thuyết về thực hiện (lý thuyết về khủng hoảng trong chủ nghĩa tư bản)
Ông dùng lý luận tiêu dùng không đầy đủ để giải thích khủng hoảng, theo ông:
- Mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, sản xuất phù hợp với thu nhập (sx nhiều thu nhập
nhiều, sản xuất ít thu nhập ít) mà thu nhập quyết định tiêu dùng. Do đó, kết luận sản xuất
phải phù hợp với tiêu dùng.
- Nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng tức là tiêu dùng không đủ sẽ làm cho một bộ phận sản
xuất bị thừa ra (một số không tiêu thụ được) không thực hiện được siêu giá trị => khủng
hoảng kinh tế.

- Trong chủ nghĩa tư bản sản xuất ngày càng phát triển tích lũy tư bản ngày càng tăng, thì
công nhân bị bần cùng hóa và những người sản xuất nhỏ càng nhiều phá sản, làm cho thu
nhập của công nhân và những người sản xuất nhỏ bị giảm sút dần dẫn đến thị trường tiêu
thụ hàng hóa trong nước bị thu hẹp => tiêu dùng không đủ => khủng hoảng kinh tế
- Muốn tránh khủng hoảng kinh tế phải phát triển ngoại thương, ông nói “ngoại thương là
lỗ thông hơi của CNTB” Nhưng nước nào cũng phát triển ngoại thương thì việc tiêu thụ
sản phẩm vẫn khó khăn => giải pháp tốt nhất để tránh khủng hoảng kinh tế là phải tăng
tầng lớp người thứ 3 đó là những người sản xuất nhỏ - g/c tiểu tư sản để tăng tiêu dùng
trong nước
 Kết luận: nguyên nhân khủng hoảng kinh tế là do những người sản xuất nhỏ bị phá
sản, muốn tránh khủng hoảng kinh tế thì phải phát triển sản xuất nhỏ. Đề nghị nhà
nước tư sản phải can thiệp vào kinh tế để bảo vệ lợi ích cho những người sản xuất
nhỏ
 Lý luận này đi ngược lại bánh xe lịch sử
CHƯƠNG VII: CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG Ở TÂY ÂU THẾ KỶ 19
I. Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là lý luận phê phán gay gắt CNTB kêu gọi xóa bỏ
CNTB xây dựng xã hội tương lai (XHCN) nhưng bằng cách thức, con đường không thể
trở thành hiện thực
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời giữa những năm đầu thế kỷ 19 do cách mạng cn
phát triển mạnh, sản xuất lớn phát triển mạnh mẽ làm cho giai cấp vô sản ngày càng bị
bần cùng hóa và đã xuất hiện những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại CNTB
nhưng nó mới chỉ dừng lại ở đấu tranh kinh tế và chưa trở thành phòng trào tự giác. Do
đó, xuất hiện một lý luận mới => CNXH không tưởng
- Đại biểu: sami simo (1760-1828), Charles Founer (1772-1837) Robert Owen (1771-
1858)
II. Những công lao và hạn chế
1. Những công lao
- Họ đã có quan điểm lịch sử đúng đắn (simon, founer)
- Họ thấy được tính quy luật của sự phát triển của xã hội, đã có những yếu tố của CN duy

vật lịch sử- gắn với các giai đoạn phát triển xã hội với sản xuất, chia lịch sử phát triển xã
hội thành 4 giai đoạn (4 chế độ: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh) mỗi giai đoạn
bao gồm 4 thời kỳ (thơ ấu, niên thiếu, trưởng thành, già cỗi) mỗi thời kỳ lại bao gồm
những yếu tố quá khứ và những mầm mống của tương lai về theo hộ chủ nghĩa tư bản là
giai đoạn cuối cùng của chế độ văn minh. Sau đó sẽ là một xã hội tương lai đầy công
bằng và hấp dẫn
- Phê phán CNTB theo quan điểm mới (qđ kinh tế). Họ cho rằng CNTB là nguyên nhân
sinh ra mọi tội lỗi trong XH, đó là khủng hoảng, thất nghiệp, bần cùng hóa, phá sản,
nghèo đói, bất công. Vì vậy, CNTB đã kìm hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất.
- Do đó, chủ nghĩa TB phải bị xóa bỏ, thay thế bằng xã hội tương lai (XHCN)
- Họ hình dung ra một xã hội tương lai thay thế CNTB. Họ coi đó là XH-XHCN tốt đẹp,
công bằng và hấp dẫn. XH đó dựa trên chế độ công hữu hoặc có thể chỉ là xã hội dựa trên
chế độ tư hữu nhưng đã được cải tạo để phục vụ cho toàn xã hội, đầy là xã hội dựa trên
nền sản xuất lớn đại công nghiệp (sx=máy móc, tư bản hiện đại)
- Mục đích của xã hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi thành viên trong toàn xã
hội. XH trong đó, mọi người đều lao động bình đẳng và phân phối theo lao động
 Đây là nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động, xã hội do các nghệ sĩ,
nhà bác học và công nhân cùng điều hành đất nước. Và theo Foner đó là xã hội
làm cho mọi người đều đạt đến sự vui sướng của cuộc đời
2. Những hạn chế
- Họ phê phán CNTB, kêu gọi xóa bỏ CNTB, xây dựng XH tương lai nhưng họ lại không
phát hiện ra được quy luật nội tại trong CNTB (không phát hiện ra quy luật sản xuất giá
trị thặng dư)
- Họ không phát hiện ra được một lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản
xây dựng thành công xã hội tương lai là giai cấp công nhân
- Họ chủ trương xóa bỏ CNTB xây dựng xã hội tương lai bằng những con đường cách thức
không thể trở thành hiện thực như: tuyên truyền, giác ngộ, trong chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ
của các nhà tư sản lương thiện, theo con đường làm gương (owen) xây dựng mô hình
xhcn tương lai trong lòng tư bản
CHƯƠNG 9: TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương pháp luận
1. Hoàn cảnh ra đời
Cuối TK 19 đầu TK 20 chủ nghĩa tư bản vẫn gặp khó khăn vì kinh tế như khủng
hoảng, thất nghiệp, lạm phát gia tăng làm cho lý luận của trường phái cổ điển bất lực
trước các hiên tượng kinh tế đó. Hơn nữa thời kì này chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn phát triển cao hơn đó là giai đoạn độc quyền ( từ tự do cạnh tranh => độc quyền) và
xã hội lý luận chủ nghĩa Mác. Để giải thích những hiện tượng quá trình đó=> làm xã hội
lý luận mới là trường phái tân cổ điển
2.Đặc điểm lý luận
- Họ chuyển đối tượng nghiên cứu vào lĩnh vực lưu thông trao đổi. Họ coi nhu cầu
của con người đóng vai trò quyết định
- Họ dựa vào tâm lý chủ quan của các chủ thể kinh tế( các nhà kinh doanh để phát
triển kinh tế)
- Họ nhấn mạnh đề cao vai trò của thị trường, của cơ chế thị trường, coi nên kinh
tế là hệ thống tự điều chỉnh.
- Chống lại sự can thiệp của nhà nước về kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu của họ là đi từ những đơn vị kinh tế riêng biệt để rút ra
kết luận chung cho toàn xã hội=> đi từ vi mô=> vĩ mô
- Họ thể hiện kinh tế học hiện đại=> vận dụng công cụ toán học trong phân tích
kinh tế và họ thường kết hợp các phạm trù kinh tế với toán học để đưa ra các khái niệm
mới như sản phẩm giới hạn, ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, giá trị giới hạn=> còn
gọi là trường phái giới hạn => là cơ sở của kinh tế học vi mô
- Họ muốn biến kinh tế chính trị thành kinh tế học đơn thuần
II. Các lý thuyết kinh tế chỷ yếu
1. Các lý thuyết kinh tế của trường phái giới hạn ở Áo
Các đại biểu: Bohm Bawerk, Carl Menger
a. Các lý thuyết ích lợi giới hạn
- Lý thuyết ích lợi giới hạn dựa trên cơ sở định luật về nhu cầu của H. Gossen(Đức).
Gossen cho rằng sản phẩm dùng để thỏa mãn nhu cầu của con người, cường độ nhu cầu
sẽ giảm dần nếu sản phẩm tiêu dùng tăng lên và nhu cầu sẽ bằng 0 nếu sản phẩm tiêu

dùng được thỏa mãn một cách tột độ
- Con người ta tự ý thức được nhu cầu của mình và thứ tự thỏa mãn nhu cầu đó nếu thu
nhập thấp thì tiêu dùng hẹp vào những như cầu sơ đẳng và cấp thiết nhất, thu nhập cao
người tiêu dùng xa xỉ hơn
- => Trên cơ sở định luật này các nhà kinh tế học trường phái giới hạn Áo cho rằng: Với đà
tăng lên của vật phẩm thì mức bão hòa vật phẩm tăng lên còn mức độ cấp thiết của nhu
cầu giảm xuống với số lượng vật phẩm có hạn thì vật phẩm càng về sau ích lợi hơn vật
phẩm trước đó, vật phẩm cuối cùng là vật phẩm giới hạn, ích lợi của nó là ích lợi giới hạn
và quyết định ích lợi các vật phẩm khác.
- VD: 1 người dùng 4 thùng nước
1 thùng tiêu dùng cấp thiết nhất (ăn)=>ích lợi=5 cao nhất
Thùng 2 dùng dể uống=> ích lợi =4
Thùng 3 dùng để tắm=> ích lợi=3
Thùng 4 dùng để tưới=>ích lợi =2 => sản phẩm giới hạn
=> 2 là ích lợi giới hạn và quyết định ích lợi của các sản phẩm khác
b. Lý thuyết về giá trị
Theo các nhà kinh tế học ở Áo họ cho rằng ích lợi quyết định giá trị, ích lợi giá trị
quyết định giá trị giới hạn và quyết định giá trị các vật phẩm khác. Theo như ở trên
=>2 là giá trị giới hạn và quyết định 4 thùng nước đều có giá trị là 2=> KL sản phẩm

×