Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tên hồ sơ dạy học TRỒNG cây BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.38 KB, 23 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà nội
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh trì
Trường THCS Thị trấn Văn Điển
Địa chỉ: Khu đô thị mới Tứ Hiệp - Thanh trì – Hà Nội.
Điện thoại: 043.6815383 Email:
Thông tin về giáo viên
Họ tên: PHẠM THỊ HƯƠNG
Ngày sinh: 08/07/1986. Môn Sinh - Hóa
Điện thoại: 0979. 658. 974 Email:
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 1
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. Tên hồ sơ dạy học: TRỒNG CÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH
(TRỒNG CÂY KHÔNG CẦN ĐẤT)
Trích Bài 2 tiết 2 Sách Công nghệ lớp 7. (Hình 2b SGK Công nghệ 7- trang 7)
2. Mục tiêu dạy học:
 Về kiến thức:
 Dựa vào kiến thức môn Sinh học 6 về chức năng của rễ, thân, lá và các
quá trình sống của cây như : hút nước và muối khoáng của cây,…, HS
hiểu được cơ sở khoa học của pp thủy canh
 Môn Công nghệ: Từ vai trò của đất trồng , đưa ra được các bước cơ bản
để trồng cây bằng phương pháp thủy canh (cách đơn giản)
 Môn Lịch Sử: Hiểu được lịch sử phát triển, cơ sở khoa học, ưu điểm,
những thành tựu của phương pháp trồng cây không cần đất đem lại.
 Môn Hóa học: Biết được thành phần dinh dưỡng trong dung dịch thủy
canh.
 Môn Vật lí: Trên cơ sở hiểu rõ tính chất các vật liệu, HS liệt kê được các
vật liệu cần thiết để trồng được cây bằng pp thủy canh. như trấu, xơ dừa,
đất nung, …
 Môn Toán học: Nắm được cách tính toán mật độ cây, tính được lượng
dung dịch cần thiết cho một thùng cây.


 Về kĩ năng:
 Môn Công nghệ: Biết tự thiết kế được 1 chậu trồng cây theo phương
pháp thủy canh theo đúng chuẩn.
 Trồng được cây theo phương pháp thủy canh
 Môn Tin học : Tra cứu, thu thập thông tin qua Internet .
 Thuyết trình trước đám đông.
 Vận dụng các kiến thức giải quyết tình huống thực tế.
 Môn Toán học : Đong, pha chính xác dung dịch trồng cây.
 Quan sát, theo dõi sự phát triển của cây.
 Thái độ :
 Học sinh yêu thích môn học, say mê tìm tòi nghiên cứu khoa học.
 Mạnh dạn vận dụng kiến thức Sinh học vào cuộc sống sản xuất.
 Từ những thành phần chất dinh dưỡng cho cây, HS tò mò và hào hứng
chờ học môn Hóa học lớp 8.
 Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
 Có ý thức về tình yêu Biển đảo đất nước.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 2
 Có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm trong công việc chung và bảo vệ
môi trường.
 Nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
3. Đối tượng dạy học :
HS lớp 7A1. Số lượng 36 em.
HS lớp 7 đã hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể
thực vật ở chương trình Sinh học 6
4. Ý nghĩa của bài học
 Với thực tiễn dạy học : HS có cơ hội tham gia giải quyết 1 vấn đề đã đặt ra
bằng những hoạt động trải nghiệm. Qua đó, HS có thêm tự tin, hứng thú vào
việc học tập và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
 Thực tế đời sống xã hội :
Nhu cầu có rau sạch là nhu cầu cấp thiết của mọi gia đình trước tình

trạng rau bẩn (rau nhiễm thuốc trừ sâu, rau bị phun chất kích thích) như
hiện nay.
Trồng cây không cần đất là hướng đi mới cho các gia đình giải quyết
nhu cầu rau sạch, đặc biệt là các gia đình ở thành phố.
Việc trồng cây sau giờ học ở nhà cũng là một thú vui lành mạnh giúp
các em giải trí sau các giờ học căng thẳng.
Như vậy qua bài học này, học sinh đã đưa các kiến thức từ sách vở
đến gần hơn với thực tế. Học sinh đã được tìm hiểu từ lí thuyết đến thực
hành. Học sinh được hướng dẫn để làm sao để có thể giải quyết được các
vấn đề gặp trong cuộc sống.
Việc tích hợp kiến thức liên môn càng giúp học sinh hiểu rõ hơn mối
liên hệ giữa các môn học trong nhà trường từ đó học sinh càng có ý thức
học đều các môn. Như vậy khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học đã
giúp cho các em HS tránh tình trạng học lệch, đồng thời đem lại niềm vui
cho các em khi đến trường.
5. Thiết bị dạy học :
 Giáo viên : Hình 2- trồng cây trong môi trường nước, máy tính, máy chiếu
projector, máy chiếu đa vật thể, 1 bộ trồng thủy canh, hạt giống, cây giống
nhỏ, bình xịt, dung dịch dinh dưỡng thủy canh.
 Học sinh :
 HS tìm hiểu, thu thập các thông tin về thủy canh từ Internet
 Bộ trồng cây thủy canh : thùng xốp bọc nilong đen, nắp thùng đã khoan lỗ,
cốc nhựa đục lỗ, giá thể, cây giống.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 3
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
Thời lượng : 2 tiết (ngoài giờ chính khóa)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phương pháp thủy canh
Mục tiêu :
 Bằng kiến thức môn Sinh học 6, học sinh nhớ lại vai trò của từng cơ
quan rễ, thân, lá. Từ đó, nhắc lại được các vai trò chính của rễ cây.

 Qua kiến thức môn Công nghệ 7, HS nêu được vai trò của đất trồng.
 Bằng hiểu biết bản thân, HS đề xuất được cách trồng không cần đất.
 Dựa vào kiến thức Lịch Sử, HS biết được pp thủy canh bắt nguồn từ
đâu, từ bao giờ.
 Dựa vào kiến thức Vật lí, HS trao đổi nhóm đưa ra các vật liệu để có
thể trồng thủy canh đơn giản tại nhà.
Phương pháp dạy học : Trực quan, Vấn đáp tìm tòi nghiên cứu, động
não.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của pp thủy canh
Mục tiêu
 Từ những biện pháp cải tạo, sử dụng đất ở môn Công nghệ 7, HS tự
nêu được ý nghĩa của phương pháp thủy canh.
 Từ cơ sở cách trồng thủy canh, HS nêu được những nơi có thể áp
dụng được phương pháp này.
 Qua lợi ích của pp thủy canh, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
HS, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, và Biển đảo Việt nam.
Phương pháp dạy học : Vấn đáp
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 4
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các bước trồng cây theo pp thủy canh.
Mục tiêu
 HS tính toán được mật độ gieo trồng cây, tỉ lệ pha dung dịch dinh
dưỡng.
 Dựa vào kiến thức Sinh học 6, HS xác định được các loại cây phù hợp
với pp thủy canh.
 Dựa vào kiến thức môn Công nghệ, HS tính toán được thời gian bổ
sung dinh dưỡng cho cây
 HS hiểu rõ hơn về thành phần hóa học của dung dịch dinh dưỡng thủy
canh, vai trò của các chất khoáng.
Phương pháp dạy học : Vấn đáp tìm tòi, thực hành
Hoạt động 4 : Thực hành

Hoạt động 5 : Kiểm tra đánh giá
7. Kiểm tra đánh giá kết qủa học tập
a. Cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
GV đánh giá kết quả học tập qua:
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh.
- Tài liệu thu thập được của học sinh
- Sản phẩm HS thực hành.
- Qua phiếu thu hoạch của HS
b. Tiêu chí đánh giá
- HS không vận dụng được kiến thức môn Công nghệ: dưới 5
- HS vận dụng được kiến thức môn Công nghệ: 5, 6.
- HS vận dụng được kiến thức môn Công nghệ + 1 môn học khác: 7 – 8.
- HS vận dụng được kiến thức môn Công nghệ + 2 – 3 môn khác: 9 – 10
điểm.
8. Các sản phẩm của học sinh
- HS nêu được các vật liệu cần dùng để trồng cây bằng pp thủy canh.
- HS biết tính toán và pha dung dịch dinh dưỡng theo đúng tỉ lệ.
- HS trồng được cây theo pp thủy canh với đầy đủ các bước tại lớp.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 5
*Kết quả kiểm tra đánh giá khi dạy sử dụng kiến thức liên môn
• Kết quả phỏng vấn trực tiếp
Câu hỏi phỏng vẫn: Em có thích trồng cây bằng phương pháp
thủy canh không?
Rất thích Thích Bình thường Không thích
10/36 15/36 11/36 0
• Tài liệu thu thập của HS
Dựa vào sự chuẩn bị các tài tiệu đã tìm hiểu ở nhà
Chuẩn bị 1 nội dung Chuẩn bị từ 2 nội
dung trở lên
Không chuẩn bị

10/36 26/36 0
• Sản phẩm HS thực hành
100% HS biết trồng cây vào rọ.
• Kết quả phiếu thu hoạch của học sinh
Bảng kết quả dựa vào tiêu chí thang điểm đánh giá.
Giỏi
(8 -10)
Khá
(6.5 – 7.5)
TB
(5 – 6.5)
Yếu
(<5)
28/36 7/36 1/36 0/36
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 6
KẾT LUẬN
Trước khi nói lời kết tôi xin trích một vài đoạn cảm nghĩ của học sinh như sau:
“Quả là học không tốn công. Sau khi học và thực hành trồng cây bằng pp
thủy canh, em đã rút ra cho mình những trải nghiệm thực sự lí thú” (Em Vân
Anh – 7 A1)
“Em thích nhất là trồng được cây trên cả những bức tường. Giờ đây không
còn những bức tường trống trơn nữa mà thay vào đó là các vườn rau xanh
biếc” (Huyền Linh 7A1)
“Ôi , trồng thủy canh hay thật đấy! Một điều em chưa bao giờ nghĩ ra”
(Minh Ánh)
Còn vô số những đoạn cảm nghĩ của HS mà tôi vô cùng xúc động. Sau khi
đọc xong tôi thực sự thấy công việc dạy học của tôi càng có ý nghĩa, và trong tôi
đang trào dâng một niềm vui thật khó tả.
Khi tích hợp dạy học kiến thức liên môn để giảng dạy cho học sinh, nhìn
học sinh hào hứng thực hiện, hào hứng tìm hiểu, tôi thấy giờ đây “ với các em ,

mỗi ngày đến trường đúng là một ngày vui thực sự”.
Trên đây là phần mô tả dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn của tôi, với
sự trau dồi kiến thức và học hỏi đồng nghiệp, tôi đã cố gắng hoàn thành hồ sơ dạy
học trên. Tuy nhiên, trong bài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các
thầy cô, đồng nghiệp ủng hộ, góp ý giúp tôi, để bài dạy của tôi đạt hiệu quả cao
hơn nữa trong giảng dạy.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 7
Họ và tên: ………………………Lớp …
PHIẾU THU HOẠCH
1. Phương pháp trồng cây không cần đất là phương án có thể thực hiện tại nhà.
Đúng hay Sai? …………………
2. Phương pháp thủy canh có những ưu điểm gì?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Nêu các bước cơ bản để trồng thủy canh tại nhà? (môn Công
nghệ)
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Những cây nào trồng bằng phương pháp thủy canh cho kết quả cao?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Ta có thể sử dụng những vật liệu đơn giản nào để có thể trồng cây bằng
phương pháp thủy canh tại nhà? (môn Vật lí)
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
6. Tỉ lệ pha dung dịch dinh dưỡng thủy canh với nước là: ………………
(môn Toán)
7. Các nguyên tố hóa học chính có trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh là ?

……………………………….(môn Hóa học)
8. Điểm khác biệt chính khi trồng rau theo phương pháp thủy canh với phương
pháp trồng đất thông thường là:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
9. Những nơi như các vùng hải đảo, trạm nghiên cứu trong không gian, có thể
tự giải quyết vấn đề rau xanh bằng cách nào? ……………….
10. Em thấy tâm đắc nhất điều gì qua bài học này?
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 8
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 9
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 10
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 11
KẾT QUẢ KIỂM TRA CỦA HỌC SINH SAU BÀI HỌC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH SƯU TẦM
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 12
TRANG TRẠI XÀ LÁCH
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 13
VƯỜN CÂY TREO TƯỜNGCÂY CẢI TRỒNG THỦY CANH
VƯỜN RAU TREO TƯỜNG
CÀ CHUA TRỒNG THỦY CANH
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 14
CÂY CẢNH TRỒNG THỦY CANH
DÂU TÂY TRỒNG THỦY CANH
DUNG DỊCH TRỒNG THỦY CANH
CÂY CẢI TRỒNG THỦY CANH
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 15
HƯỚNG DẪN TRỒNG THỦY CANH
SẢN XUẤT THỦY CANH TRONG QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TRỒNG RAU TRÊN NÓC Ô TÔ

HỒ SƠ DẠY HỌC
Tên hồ sơ dạy học: TRỒNG CÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH
(TRỒNG CÂY KHÔNG CẦN ĐẤT)
Trích Bài 2 tiết 2 Sách Công nghệ lớp 7. (Hình 2b SGK Công nghệ 7- trang 7)
MỤC TIÊU: chi tiết ở mục 2 trong Phiếu mô tả hồ sơ
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 Giáo viên : Hình 2- trồng cây trong môi trường nước, máy tính, máy chiếu
projector, máy chiếu đa vật thể, 1 bộ trồng thủy canh, hạt giống, cây giống
nhỏ, bình xịt, dung dịch dinh dưỡng thủy canh (để trồng mẫu)
- Câu chuyện về trang trại xà lách, các hình ảnh về thành tưuj của thủy
canh ở Việt nam
 Học sinh :
 HS tìm hiểu, thu thập các thông tin về thủy canh từ Internet
 Bộ trồng cây thủy canh : thùng xốp bọc nilong đen, nắp thùng đã khoan lỗ,
cốc nhựa đục lỗ, giá thể, cây giống.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Kế hoạch : 2 tiết
Tiết 1 : Hoạt động 1 +2
Tiết 2+ 3 : Hoạt động 3, 4 , 5.
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phương pháp thủy canh
Mục tiêu :
 Bằng kiến thức môn Sinh học 6, học sinh nhớ lại vai trò của từng cơ
quan rễ, thân, lá. Từ đó, nhắc lại được các vai trò chính của rễ cây.
 Qua kiến thức môn Công nghệ 7, HS nêu được vai trò của đất trồng.
 Bằng hiểu biết bản thân, HS đề xuất được cách trồng không cần đất.
 Dựa vào kiến thức Lịch Sử, HS biết được pp thủy canh bắt nguồn từ
đâu, từ bao giờ.
 Dựa vào kiến thức Vật lí, HS trao đổi nhóm đưa ra các vật liệu để có
thể trồng thủy canh đơn giản tại nhà.

 Nắm được một số thành phần có trong dung dịch dinh dưỡng
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 16
Phương pháp dạy học : Trực quan, Vấn đáp tìm tòi nghiên cứu, động
não.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hãy cho biết chức năng
của các cơ quan sinh
dưỡng của thực vật?
GV ghi tóm tắt chức năng
của rễ, thân, lá ra góc
bảng.
GV nhấn bằng phấn màu
chức năng của rễ.
Rễ còn giúp cây bám
đất, Vậy đất trồng có vai
trò gì?
GV ghi lại vai trò của
đất trồng trên bảng
? Khi trồng cây, Tôi có
thể thay thế đất trồng
bằng cách không dùng
đất được không? Tại
sao?
GV thông báo: Nếu thay
thế đất trồng tôi có thể
trồng cây trong nước.
Treo tranh cây trồng
trong nước.
? Khi không có đất, ta
phải làm gì để cây đứng

vững mà không bị đổ?
GV thông báo: Phương
pháp trồng cây trong
Bằng kiến thức môn Sinh
học 6, HS nêu được
Thân: vận chuyển nước
và muối khoáng; giúp cây
vươn lên và tạo cành mới,
lá mới.
Lá: quang hợp để tổng
hợp chẩt hữu cơ nuôi cây.
Rễ: hút nước và muối
khoáng; giúp cây bám đất
Bằng kiến thức môn Công
nghệ 7, HS nêu được vai
trò của đất trồng.
Đất trồng là môi trường
cung cấp nước, chất dinh
dưỡng, khí oxi và giữ cho
cây đứng thẳng.
Bằng kiến thức bản thân,
HS dự đoán: Có. Vì nước,
chất dinh dưỡng và khí
oxi, ta có thể cung cấp
cho cây.
HS quan sát tranh
HS phát biểu: dung giá đỡ
(giá thể)
1. Cơ sở của phương
pháp thủy canh

Rễ - hút nước và muối
khoáng
- Bám đất.
Đất trồng;
-Nước
-Chất dinh dưỡng
-Khí oxi
-giữ cho cây đứng vững.
 giá thể để giữ cây.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 17

thể
cung
cấp
nước còn gọi là pp thủy
canh. Đây là phương
pháp sản xuất tiên tiến
trong nông nghiệp
? Trong lịch sử, nơi nào
trên thế giới đã được ghi
nhận là nơi trồng cây
trong nước đầu tiên? Từ
bao giờ?
Lịch sử đã ghi nhận
cách trồng cây của họ
như thế nào?
? Theo em, tại sao Cát
và sỏi lại được dùng ở
đây để trồng cây
GV thông báo: Ngày

nay, ngoài cát và sỏi ra,
người ta còn có thể dùng
nhiều các chất khác để
làm giá thể khi trồng
cây.
? Theo em, ta có thể sử
dụng những vật liệu nào
để làm giá thể cho cây?
Các vật liệu phải có các
đặc tính gì?
Dựa vào tài liệu đã tìm
hiểu ở nhà, HS nêu được:
Vườn treo Babylon, vườn
nổi Arter Mexico từ vài
ngàn năm trước công
nguyên.
Các cây được trồng trong
hỗn hợp không có đất mà
chỉ gồm cát và sỏi.
HS: Cát và sỏi để giúp
cây đứng vững.
HS trao đổi nhóm, dựa
vào kiến thức vật lí nêu
được:
Các vật liệu nhẹ, sạch,
không có mầm bệnh, giữ
ẩm, giữ nước tốt.
Như: rơm rạ, trấu hun, xơ
dừa,… bông, mút,…
Các vật liệu giúp cây

đứng vững: sỏi, đá răm ,

Giá thể: nhẹ, sạch, giữ
nước,…như: cát sỏi, đá
răm, xỉ, xơ dừa, …
Bên cạnh giá thể, nước
trồng cây là nước đã
được pha các chất dinh
dưỡng.
? Các chất dinh dưỡng
là những chất nào?
HS dựa vào kiến thức đã
học ở Sinh học 6 nêu
được:
Cây cần N, P, K, … và
các nguyên tố vi lượng
Thành phần dung
dịch dinh dưỡng:
N, P, K và các
nguyên tố vi lượng
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 18
GV giới thiệu dung dịch
dinh dưỡng
? Như vậy để trồng cây
thủy canh, yêu cầu
những gì?
Phải pha dung dịch dinh
dưỡng với tỉ lệ bao
nhiêu?
Cần tính mật độ gieo

trồng cây ra sao để đáp
ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng của cây?
HS trả lời:
Giá thể.
Thùng xốp chứa dd dinh
dưỡng
Dung dịch dinh dưỡng
Cây giống (hạt giống)
Yêu cầu HS về nhà tìm
hiều tiếp, trả lời ở tiết 2
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của pp thủy canh
Mục tiêu
 Từ những biện pháp cải tạo, sử dụng đất ở môn Công nghệ 7, HS tự
nêu được ý nghĩa của phương pháp thủy canh.
 Từ cơ sở cách trồng thủy canh, HS nêu được những nơi có thể áp
dụng được phương pháp này.
 Qua lợi ích của pp thủy canh, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
HS, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, và Biển đảo Việt nam.
Phương pháp dạy học : Thảo luận nhóm + Vấn đáp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Như vậy trồng thủy
canh không cần đất, khi
đó trong trồng trọt sẽ
bớt được nhiều khâu.
Theo em, có những
thuận lợi nào khi ta áp
dụng pp thủy canh
trong nông nghiệp?
GV hướng dẫn HS tự

rút ra ý nghĩa.
? Vì trồng cây không
cần đất, vậy pp thủy
canh có thể áp dụng
HS trao đổi nhóm 5’.
Đại diện các nhóm lên
trình bày
Các nhóm khác bổ sung
HS độc lập trả lời:
Ở những nơi không có đất
như ban công, hải đảo,
vùng rừng núi, …
2. Ý nghĩa của thủy
canh
- Không phải làm đất,
không phải tưới cây
hằng ngày.
- Không phải làm cỏ,
không tốn sức lao
động
- Không gây ô nhiễm
môi trường

CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 19
trồng ở những nơi nào?
Nêu Ý nghĩa của pp
thủy canh
Thủy canh không sử
dụng thuốc diệt cỏ,
thuốc trừ sâu, … Vậy pp

thủy canh có tác dụng
như thế nào đến môi
trường?
Em có thích trồng cây
theo pp này không?
Dặn dò: Về nhà các em
tiếp tục tìm hiểu về các
bước để trồng thủy
canh. Chuẩn bị dụng cụ,
cây để trồng tại lớp
Như vậy với pp thủy
canh, giờ đây các anh lính
ở ngoài đảo đã có thể tự
phục vụ nhu cầu rau xanh
hằng ngày, và các anh có
thể yên tâm thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền biển đảo của đất
nước
Hằng ngày, các gia đình
có thể tự trồng rau sạch
tại nhà…
HS: Thủy canh là pp sạch,
không gây ô nhiễm môi
trường
HS: có
Tiết 2 + 3:
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các bước trồng cây theo pp thủy canh.
Mục tiêu
 HS tính toán được mật độ gieo trồng cây, tỉ lệ pha dung dịch dinh

dưỡng.
 Dựa vào kiến thức Sinh học 6, HS xác định được các loại cây phù hợp
với pp thủy canh.
 Dựa vào kiến thức môn Công nghệ, HS tính toán được thời gian bổ
sung dinh dưỡng cho cây
Phương pháp dạy học : Vấn đáp tìm tòi, thực hành
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
GV chiếu nội dung + hình
ảnh câu chuyện: Trồng xà
lách thật đơn giản
? Qua câu chuyện trên,
em hãy
HS nêu được
Vật dụng: vỉ xốp, hộp
nhựa nhỏ, dung dịch
3. Các bước trồng
ray thủy canh
Các bước chính trồng
thủy canh
 Khoan lỗ hộp xốp để
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 20
- Liệt kê các vật
dụng cần thiết để
trồng thủy canh.
- Hình dung và mô
tả các bước trồng
rau thủy canh?
Yêu cầu HS chốt các
bước làm
Nếu trồng cây bằng

thùng xốp, ta phải trồng
với mật độ là bao nhiêu
thì hợp lí? Biết Hộp xốp
có kích thước
30cmx40cmx10cm
? Tính tỉ lệ dung dịch
dinh dưỡng cần cho 1
thùng cây? Biết 1 lít
nước pha 3ml dung dịch
? Trong thực tế ta có
nên đổ dung dịch vào
đầy thùng xốp không?
Nếu chỉ đổ dung dịch,
dinh dưỡng cách 2cm từ
miệng thùng, vậy ta phải
pha bao nhiêu dd dinh
dưỡng cho 1 thùng xốp?
TA làm tròn là 2l
dinh dưỡng, cây
Các bước:
- Trồng cây vào hộp
nhựa nhỏ với giá
thể là xơ dừa.
- Pha dung dịch
dinh dưỡng
HS chốt các bước
làm
Hs tính được:
Dung tích hộp:
30x40x10=12 lít

Diện tích : 30x40
=1.2m
2
 Trồng 12 cây/ 1
thùng xốp.
HS tính được: pha là
3x12 = 36 ml
HS : Dựa vào kiến thức
sinh học 6 trả lời. Không
vì rễ cây còn thở
HS tính : dung tích
thùng không chứa
nước : 2.4l
 Thùng chứa 10l
 Lượng dung dịch
dinh dưỡng : 3x10
= 30ml
 Còn lại nước lấy
gần đầy miệng
thùng
cho cốc trồng rau vào.
 Cho xơ dừa vào cốc.
 Tra hạt vào cốc mật
độ từ 1-3 hạt tuỳ loại
rau.
 Pha dung dịch theo tỷ
lệ 3ml dung dịch cho
1 lít nước.
Những cây nào phù hợp
với trồng thủy canh?

HS dựa vào kiến thức
sinh học 6 nêu được: các
Các cây phù hợp thủy
canh: các cây rau ngắn
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 21
cây ngắn ngày như cây
rau, …
ngày, …
? Bao nhiêu lâu ta phải bổ
sung thêm dinh dưỡng
cho cây?
Dựa vào tài liệu tìm
được, HS trả lời
Bổ sung dinh dưỡng
định kì.
Phải lưu ý những gì khi
trồng thủy canh
HS trình bày Lưu ý: tránh mưa,
sương, nơi quá nóng,
quá lạnh.
Hoạt động 4 : Thực hành
Các vật liệu cần thiết được chuẩn bị trước.
• Các giá thể: Trấu hun, xơ dừa, rơm rạ luộc kĩ, … Có thể kết hợp rơm rạ với
trấu hun vì trấu hun có mầu đen đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển
• Cốc nhựa hoặc rọ nhựa: đã đục lỗ xung quanh để rễ có thể đâm qua lỗ vào
dung dịch.
• Nắp thùng xốp: được đục lỗ cách đều nhau
• Thùng xốp bọc nilông đen hoặc sơn đen để tạo môi trường cho rễ phát triển
• Một số loại cây có thể dùng bông hoặc xốp để cố định cây.
- HS thực hiện đúng các bước

- GV mời HS lên trồng thử.  Cho HS nhận xét, rút kinh nghiệm cách
trồng
- Yêu cầu HS pha dung dịch theo như tính toán
- Các nhóm thực hành theo phân công
Hoạt động 5 : Kiểm tra đánh giá
Yêu cầu HS hoàn thành phiếu thu hoạch
Câu chuyện: Trồng xà lách thật đơn giản
Trồng xà lách thuỷ canh khá đơn giản, chỉ cần thùng xốp bọc nilon đen có khả
năng chứa 15 cm nước, vỉ xốp và các hộp nhựa nhỏ. Hộp nhựa được đục lỗ, nhồi
giá thể xơ dừa, trồng cây con hoặc gieo hạt rồi nhét vào vỉ xốp. Chất dinh dưỡng
được pha loãng với nước theo đúng tỷ lệ quy định, đổ ngập thùng xốp rồi đậy vỉ
xốp vào sao cho ngập các hộp nhựa khoảng 2 cm. Thời gian đầu khi cây còn nhỏ
chưa tự hút chất dinh dưỡng cần tưới phun, sau 1 tuần thì cây đã phát triển bộ rễ
khá tốt và tự sinh trưởng.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 22
Chị Nguyễn Thị Tuyết, kỹ thuật viên của trang trại cho biết, trồng xà lách theo
phương pháp thuỷ canh thấy cây phát triển nhanh hơn, cây mập mạp hơn so với
trồng ngoài đất. Sau 3 tuần xuống giống, lứa xà lách thuỷ canh sắp sửa được thu
hoạch nhưng chưa phải phun bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào cũng như
vườn hoàn toàn không có cỏ. Chị Tuyết đánh giá, khi thu hoạch cũng rất dễ dàng
bởi cây có bộ rễ sạch, không hề dính chất bẩn hay đất nên không cần rửa, chỉ việc
rút cây khỏi hộp nhựa, cắt gốc và xuất bán.
CÔ PHẠM THỊ HƯƠNG – TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN 23

×