Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn nhận thức về môi trường sống quanh ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.28 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Năm học: 2014 -2015
Trường: THCS Đồng Tâm – Mỹ Đức – Tp Hà Nội
Đ/c: Thôn Đồng Mít xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức tp Hà Nội
Điện thoại: 0433734121
Email:
Tên tình huống
“ Nhận thức về môi trường sống quanh ta”

Môn học chính được vận dụng trong giải quyết tình huống:
Giáo dục công dân.
Các môn học tích hợp: Văn học, Sinh học, Địa lí, Hóa học…
Thông tin về học sinh:
1: Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Ngày sinh: 14/08/2000 Lớp 9A
2: Họ và tên: Bùi Thị Trang Ngân
Ngày sinh: 03/02/2000 Lớp 9A
1
1: Tên tình huống : “ Nhận thức về môi trường sống quanh ta”
Vấn đề thực tiễn xảy ra đó là:
Sáng nay, là một buổi sáng mùa thu, trời trong xanh nắng nhẹ, thi thoảng chị
gió đi qua phe phảy khiến những tà áo trắng của các bạn học sinh trong sân trường
tung bay như những cánh bướm xinh xinh. Lúc này, ngay ở cổng trường, các bạn
học sinh trường THCS Đồng Tâm cũng đang vui chơi cười nói ríu ran chờ trống
truy bài. Bỗng thấy một nhóm các bạn học sinh sau khi ăn sáng xong vứt luôn túi
ni lông , giấy bọc … ra trước cổng trường.
Thấy vậy Ánh nói: Ơ, sao các cậu lại vứt rác ra cổng trường thế kia? Làm


mất mĩ quan quá!
Anh Đức vừa xả rác nói: Có ảnh hưởng gì tới ai, có phải tớ xả rác trong sân
trường đâu, đây là cổng trường mà. Cậu này cứ dỗi hơi kiếm chuyện.
Ánh nói:
Cổng trường là bộ mặt của nhà trường đi vào trong trường chúng ta chẳng
phải đi qua cổng còn gì?
Anh Đức lại bảo:
Cậu nhiễu sự vừa thôi, không chỉ vứt rác đâu, lát ra về bọn tớ còn rủ nhau ra
bắt tổ chim trên cây nhãn, cây nhãn thấp thôi tớ chỉ cần với tay là bắt được mấy
con chim non rồi. Ha ha sướng quá!
Bạn Ngân nghe thấy thế bảo:
Chiều qua lớp 9a vừa tổng vệ sinh khu vực này, nếu ai cũng như các bạn xả rác ra
như vậy thì cổng trường mình thành bãi rác rồi chứ làm gì được xanh –sạch –đẹp như
bây giờ. Còn chuyện bắt chim, chim non phải để cho chim mẹ mớm mồi chứ các bạn bắt
nó về nó sẽ chết là chúng ta giết nó. Con chim sinh ra là để cất cao tiếng hót trên bầu trời.
Những buổi sáng đến trường nghe tiếng chim hót líu lo, chúng xà xuống sân vui chơi
cùng chúng mình các cậu không thích sao? Hai nữa chúng ta học về bảo vệ môi trường
tài nguyên thiên nhiên rồi, những việc làm phá hoại chứng tỏ ta chưa cư xử có văn hóa
với môi trường các bạn ạ!
Không cần Ngân nói thêm, ban nào bạn nấy đều đi nhặt rác mình vừa vứt ra
và nói: Chúng tớ hiểu rồi, chúng tớ không xả rác, không bắt chim và sẽ chăm chỉ
tưới cây, nhổ cỏ cùng các cậu để ngôi trường mình thêm đẹp hơn.
Ngân đưa ra ý kiến:
Mai chủ nhật lớp mình cùng rủ nhau ra khu nghĩa trang liệt sĩ tổng vệ sinh các
bạn đồng ý không? Cả nhóm vỗ tay hưởng ứng. Cùng lúc đó trống trường đã điểm
cả nhóm tung tăng đi vào lớp nói cười ríu ran chẳng khác gì những chú chim non
hót líu lo trên vòm cây.
2: Mục tiêu của vấn đề môi trường
Thứ nhất: Nhận thức môi trường sống rộng rãi và phong phú đối với sự sống.
Thứ hai: Để nhận thức và bảo vệ được môi trường sống của mình không thuộc về

trách nhiệm riêng của một cá nhân nào, mà đối với mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức cộng
2
đồng xã hội. Để mọi người cùng học tập, nhận thức, bảo vệ tuyên truyền về môi trường
sống đến cộng đồng, để từ đó cùng chung tay hành động.
Thứ ba: Với học sinh chúng em khi giải quyết tình huống này, sẽ phải vận dụng kiến
thức ở trường qua các môn học: Sinh học, Văn học, Giáo dục công dân, Địa lí, Hóa
học… Để từ đó có sự hiểu biết sâu rộng, làm tăng khả năng của mình trong việc vận dụng
kiến thức môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn trong đời sống.
3: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Để giải quyết được tình huống trên nhóm chúng em đi vào tìm hiểu và nhận thấy
mình có thể vận dụng kiến thức của các môn học trong nhà trường, để giải quyết hợp lý,
khoa học tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là ở các môn:
Môn Giáo dục công dân: Vai trò, trách nhiệm và ý thức của mỗi học sinh, mỗi
người trong cuộc sống và cộng đồng.
Môn Sinh học: Cây xanh và môi trường sống.
Môn Địa lí: Các vấn đề gây ô nhiễm môi trường ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung.
Môn Hóa học: Phân tích nguyên nhân ô nhiễm môi trường khí, nước.
Môn Ngữ Văn: Đặt vấn đề , Giải quyết vấn đề và liên hệ thực tế.
4: Giải pháp giải quyết tình huống
a: Khái niệm về môi trường ? Nêu tầm quan trọng về môi trường đối với sự sống.
b: Những nhận thức lệch lạc, chưa đúng về môi trường sống
c: Những hành vi làm hại, phá hủy môi trường sống.
d: Nêu một số dẫn chứng về bảo vệ môi trường sống và không bảo về môi trường sống.
e: Mặt lợi – hại khi bảo vệ môi trường và không bảo vệ môi trường.
g: Trách nhiệm của mọi người về bảo vệ môi trường.
5: Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức môn Sinh học:
Theo em hiểu "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”


Ảnh minh họa môi trường xanh sạch đẹp
3
Vận dụng kiến thức môn Địa lí:
Ngày nay: Trong quá trình phát triển kinh tế và sinh hoạt của số dân ngày càng đông
trên thế giới đã tác động lớn đến môi trường, làm cho môi trường đang bị suy giảm
nghiêm trọng.

Ảnh minh họa môi trường bị suy giảm
Theo những thống kê cho thấy hiện nay diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm
nghiêm trọng, môi trường sinh sống của các sinh vật bị mất dần, một số loài còn có nguy
cơ bị tuyệt chủng.

Ảnh minh họa tài nguyên rừng bị giảm sút
Chúng ta thử suy ngẫm nếu môi trường bị ô nhiễm, thiên nhiên bị phá hoại trầm
trọng thì con người sẽ làm sao?.
4
Vận dụng kiến thức môn Sinh học:
Theo những thống kê thì cho thấy khi môi trường: không khí, nước, đất bị ô nhiễm
sẽ gây ra hàng loạt các căn bệnh lạ ngày càng nguy hiểm cho con người như:
Bệnh về đường hô hấp:
Nhẹ bị cảm cúm, bệnh lao phổi , nặng có thể gây ung thư phổi.


Bệnh ngoài da và tay chân miệng:

Khi môi trường bị ô nhiễm nó còn tác động đến các loài sinh vật khác, thiệt hại lớn
về kinh tế mà còn tạo mầm mống gây bệnh cho con người như: các dịch cúm gia cầm
H5N1, bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
aVới sự tổng hợp các yếu tố môi trường bị suy giảm đã làm xuất hiện

nhiều hơn các bệnh ung thư theo thống kê thì hàng năm trên thế giới có 2/3 số người chết
vì bệnh ung thư. Còn ở Việt Nam có tới 75000 người chết do căn bệnh quái ác này, nó
5
gấp tới 7 lần số người tử vong do tai nạn giao thông. Nguy hiểm hơn ngày nay càng xuất
hiện nhiều căn bệnh lạ như bệnh E bô la ở các nước thuộc khu vực Tây Phi Phi, nó còn
tiềm tang nguy cơ phát tán cao lây trên diện rộng có thể là toàn thế giới.
Vận dụng kiến thức môn Địa lí:
Vậy những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường: Các nhà máy, công ty,
khu công nghiệp thải khí thải, nước thải, rác thải trong sinh hoạt, đồng thời cũng do
các hoạt động trong nông nghiệp( thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ), nạn chặt
phá rừng bừa bãi làm cho diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm … là những
nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt
hay xấu đều có tác động đến môi trường. Nhưng thực tế hiện nay môi trường lại đang bị
xuống cấp nặng nề. Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường ở Hà Lan
vào cuối năm 2000 thì các nước có lượng khí rác thải bình quân trên đầu người như:
Hoa Kỳ: 281421000 người. Tổng: 5628420000 tấn.
Pháp: 593300000 người. Tổng: 355980000 tấn.
Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, bình
quân mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ 10%
- 16%. Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại cả đô thị bình quân cả nước chỉ đạt
khoảng 70% - 85%.
Đáng lưu ý khác là hiện nay, không chỉ ở các đô thị lớn mà các vùng nông
thôn cũng đã bắt đầu ngập rác; trong khi đó, những khu vực này lại thiếu bãi chôn
lấp và công nghệ xử lý. Do đó, phần lớn chưa tổ chức thu gom, xử lý chất thải , các
chất thải ở khu vực này chủ yếu vứt bừa bãi ra môi trường tự nhiên như ao, hồ,
sông ngòi



Ảnh minh họa nguồn nước bị ô nhiễm do rác thải, nước thải
6
Theo em dự đoán với tốc độ phát triển hiện nay thì chỉ một thời gian ngắn nữa,
VN sẽ không thể giải quyết và khó kiểm soát được lượng rác thải phát sinh. Không
những vậy khi môi trường đất bị ô nhiễm còn nguy hại đến môi trường nước chúng
ta cùng quan sát mô hình sau:

Mô hình nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm ở nước ta
Qua mô hình ta thấy những nước thải của nhà máy xí nghiệp, cùng hoạt động
sản xuất sinh hoạt của con người, có tác động to lớn đến nguồn nước mà đặc biệt là
nguồn nước ngầm.
Vận dụng kiến thức môn Hóa học:
Khi các khí thải của các nhà máy xí nghiệp mang theo nhiều chất hóa học như:

Hình vẽ minh họa về tác động của khí thải đến môi trường nước
7
Theo kiến thức môn Hóa học em thấy các loại khí thải trong môi trường có thể
phản ứng hình thành một số loại a xít như:
2SO
2
+ O
2
 2SO
3

SO
3
+ H
2
O  H

2
SO
4
sau đó hòa vào với nước mưa làm cho nguồn nước có thể
chứa hàm lượng a xít Ô nhiễm môi trường làm cho bầu không khí nặng nề u ám,
gây ra các trận mưa axít, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, trái đất nóng lên gây hiệu
ứng nhà kính, phá hủy tầng ô dôn, đang dần phá hủy môi trường sống quanh ta.
Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân:
Trở lại với tình huống ban đầu, khi Anh Đức và một số bạn làm thế là không
đúng, những hành động đó dù nhỏ nhưng đã gây ra tác hại lớn, gây ô nhiễm môi
trường và làm thiên nhiên xuống cấp nhưng bạn ấy đã biết sửa sai và rút ra kinh
nghiệm. Vậy bạn cùng tôi chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường quanh ta?, từ
những việc làm nhỏ như: Không vứt rác thải bừa bãi, phá hoại cây xanh, trông thấy
rác thì chúng ta nhặt để vào nơi qui định… chúng ta có thể trồng và chăm sóc cây
trong khu vực trường, nhà mình, nơi mình sinh sống để môi trường được trong lành
xanh – sạch – đẹp hơn.


Ảnh minh họa các bạn học sinh trồng cây xanh
Không những vậy tôi và các bạn cùng tuyên truyền cho những người thân
trong gia đình, cộng đồng nơi ta sinh sống để nâng cao ý thức môi trường thiên
nhiên trong mỗi con người, toàn xã hội bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta. .
Không những vậy chúng ta cần kêu gọi, tuyên truyền cho các bạn, cho mọi người
trong cộng đồng nơi ta sinh sống về ý thức trách nhiệm bảo vệ, môi trường, bởi môi
trường không phải chỉ của riêng tôi, mà còn của các bạn, mọi người và của toàn xã
hội.
8
Nào chúng ta cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất – Ngôi nhà
chung của chúng ta.


Ảnh minh họa chúng ta cùng chung tay để trái đất giữ mãi được mầu xanh
6: Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với tình huống trên, chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả các bạn học sinh nói chung và các bạn trường THCS Đồng Tâm nói
riêng sẽ có những ý nghĩa quan trọng. Các bạn sẽ có ý thức tự bảo vệ môi
trường sống ngôi nhà chung của chúng ta. Từ đó các bạn thấy rằng tất cả
những điều chúng ta được học từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn
trong đời sống. Không kiến thức nào, không môn học nào gọi là kiến thức
hoặc môn học không quan trọng nữa. Như vậy tự các bạn sẽ có ý thức học tốt
hơn ở tất cả các môn, không xem nhẹ, coi thường môn học nào. Và hơn thế
nữa, thông qua cách vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống, các
hiện tượng mà các bạn thường gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích
tính tò mò, ham học hỏi, đồng thời xác định rõ là việc học tập quan trong như
thế nào. Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập trong mỗi học sinh và
mỗi nhà trường.
Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà chúng em học sinh
trường THCS Đồng Tâm đã gặp và giải quyết. Trong quá rình giải quyết tình
9
huống có thể còn có những hạn chế nhất định, rất mong sự góp ý của các thầy cô và
các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Học sinh1: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Học sinh 2: Bùi Thị Trang Ngân
10

×