Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống dành cho học sinh trung học nâng cao nhận thức của học sinh thpt về biến đổi khí hậu toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.64 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT VÂN TẢO

Bài dự thi:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học
Tên tình huống:
“ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
HỌC SINH THPT VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TOÀN CẦU”
Học sinh thực hiện:
1. Bùi Thị Huyền - Lớp 10V
2. Bùi Thành Trung - Lớp 10V
HÀ NỘI, Tháng 1/2015
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
1
- Trường THPT Vân Tảo.
- Địa chỉ : Thôn Vân Hòa - Xã Vân Tảo - Huyện Thường Tín - Hà Nội.
- Email : c3vantao.edu.vn
- Tên tình huống :
« Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về
vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu »
- Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết tình huống :
môn Địa lí.
- Các môn học tích hợp : Giáo dục công dân, Tin học, Hóa học
- Thông tin học sinh :
1. Họ và tên : Bùi Thị Huyền
Ngày sinh : 12/05/1999 Lớp 10V
2. Họ và tên : Bùi Thành Trung
Ngày sinh : 4/10/1999 Lớp 10V
BÀI DỰ THI


2
CUỘC THI VẬN DỤNG KIÊN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC
1.Tên tình huống
‘Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vấn đề biến
đổi khí hậu. Từ đó các bạn ý thức được tầm quan trọng của vấn đề biến đổi
khí hậu toàn cầu và có những hành động góp phần chống lại biến đổi khí hậu
toàn cầu.
- Với địa bàn xã Vân Tảo chúng em mong sau khi giải quyết tình huống
này sẽ giúp người dân có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, giảm sử dụng các
nguyên liệu hóa thạch. Qua đó góp phần giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính
và làm chậm lại quá trình nóng lên của Trái Đất.
- Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ tìm hiểu sâu
rộng về kiến thức các môn học như Giáo dục công dân, Địa lý, Tin học, Hóa
học,… và từ đó em tăng khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các
môn học vào đời sống thực tế. Ngoài ra, khi thực hiện tình huống này em còn
rèn luyện các kỹ năng rất cần thiết như : thuyết trình, ứng dụng công nghệ
thông tin, thu thập thông tin xử lý dữ liệu, cách làm bài khoa học và hợp lý,…
3. Tổng quan
3.1. Về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Vào những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà nghiên cứu khoa học đầu
nghành như GS. Nguyễn Đức Ngữ, GS. Nguyễn Trọng Hiệu đã tiến hành
nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này chỉ thực sự
được quan tâm từ sau năm 2000.
- Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết nhiệt độ bề mặt các đại
dương cao là nguyên dân chính dẫn đến nhiệt độ trong năm 2014 có thể được

ghi nhận là cao nhất từ trước đến nay. Nhiều khả năng, 2014 sẽ là năm nóng
nhất trong lịch sử, vượt lên trên cả năm 1998, 2005 và 2010.
- Trong một cuộc khảo cứu mới được đăng tải trên tạp chí Science, một
nhóm nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, sự đa dạng sinh học hiện thời của Trái
đất, sản phẩm của 3,5 tỉ năm tiến hóa "thử và sai", là thành quả cao nhất trong
3
lịch sử sự sống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện cảnh báo, sự đa dạng này
đã đạt đến điểm tới hạn.
- Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến các cơn bão, siêu
bão, lốc xoáy? Sự ảnh hưởng này có thể tính toán được không? Báo The
Guardian của Anh đã đặt ra những câu hỏi và câu trả lời cho hiện tượng này.
- Bão, siêu bão và các cơn bão nhiệt đới thu hút phần lớn năng lượng
của chúng từ sự ấm lên của biển. Giáo sư Will Steffen của trường Đại học
Quốc gia Australia, nói: "Chúng ta biết nhiệt độ mặt nước biển ấm lên khá
nhiều trên khắp hành tinh, vì vậy sự biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp
vào bản chất của cơn bão".
3.2. Về kiến thức các môn học được sử dụng trong quá trình giải quyết
tình huống
Để giải quyết tình huống này, em đã tìm hiểu và vận dụng kiến thức
các môn học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống
mà em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là môn giáo dục công dân , địa lý, hóa học, tin
học, tiếng anh,…
- Với môn tiếng anh : trong phần nhan đề tình huống ( viết dưới hình
thức như một khẩu hiệu song ngữ )
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
( AWARENESS RAISING HIGHT SCHOOL STUDENT ABOUT
GLOBAL CLIMATE CHANGE )
- Với môn Địa lý : môn địa lý giúp em có them hiểu biết về khí hậu của
các nước trên thế giới. Qua đó em biết được khí hậu đó có thay đổi và ảnh

hưởng như thế nào đến kinh tế cũng như cuộc sống của người dân trong khu
vực đó. Nó cho chúng em biết về Thành phần cấu tạo của môi trường: đất,
nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi
trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Thứ hai, nó
còn cho em biết được vị trí tâm bão cũng như cường độ của các cơn bão đó
tăng hay giảm so với các lần trước đồng thời nó để lại hậu quả gì cho con
người trong cuộc sống.
- Với môn Tin học: Lên Google để tìm những thông tin và số liệu có
liên quan đến vấn đề khi đi xe đạp điện, xe máy điện.
4
- Về môn Giáo dục công dân : lồng ghép về vấn đề môi trường cũng
như tình trạng môi trường hiện nay vào giờ học ngoại khóa. Bên cạnh những
bài học lý thuyết cần có những giờ học sinh thực hành vịêc bảo vệ môi trường
bằng cách đi thu lượm rác thải ở sân trường sau đó phân loại rác thải theo
đúng quy định.
4.Giải pháp giải pháp tình huống
- Dựa trên các tài liệu các môn học có liên quan xây dựng bài thuyết
trình về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như ở Việt Nam.
- Thuyết trình về vấn đề biến đổi khí hậu với đối tượng học sinh khối
10. Thông qua bài thuyết trình, giúp các bạn học sinh nâng cao nhận thức về
vấn đề biến đổi khí hậu với các nội dung chủ yếu như sau :
+ Hiểu biết của học sinh THPT về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
+ Những tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam.
+ Trách nhiệm của công dân học sinh với vấn đề chống lại biến đổi khí
hậu toàn cầu.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1 : Lựa chọn tình huống :
Sau khi nghe nhà trường phát động cuộc thi : vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn dành cho học sinh THPT em quyết
định lựa chọn tình huống “ Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ

thông về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu”. Bởi biến đổi khí hậu có tác hại
hết sức nghiêm trọng đối với Việt Nam nói riêng và toàn khu vực trên thế giới
nói chung. Hầu hết mọi học sinh đều không hiểu cái thuật ngữ biến đổi khí
hậu. Cũng có một số người biết đến thực không quan tâm gì đến mặc cho nó
có ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc sống của nhân loại. Em quyết định vận dụng
các kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề này nhằ nâng cao nhận thức của
các bạn học sinh và để cho mọi người có được cuộc sống trong lành và tốt
đẹp hơn không chịu những tác hại của biến đổi khí hậu.
5.2 : Thu thập và tìm kiếm thông tin và xây dựng bài thuyết trình
1. Thế nào là biến đổi khí hậu
“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi hệ thống khí hậu, thủy sinh,
sinh quyển, thạch quyển hình thành trong tương lai bởi các nhân tố tự nhiên
và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hoặc hàng triệu
5
năm. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong trong một vùng nhất định hay
có thể xuất hiện trên toàn địa cầu.”
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân tự nhiên :
+ Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ
sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động
núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.
- Nguyên nhân do con người:
Nguyên nhân chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải
khí nhà kính :
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ( than, dầu, khí) và là
nguồn khí thải chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển.
+ CH4 thải ra từ các bãi rác lên men thức ăn trong ruột động vật nhai
lại , hệ thống khí dầu tự nhiên và khai thác than.
+ NO2 phát sinh ra từ phân bón và hoạt động công nghiệp
+ Các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí như sinh khối,

rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
+ Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ
(N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền
công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các
chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm
nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn
bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công
nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
3. Tác động của biến đổi khí hậu
a. Thế giới
- Tác động tới thời tiết, khí hậu:
+ Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu tăng lên: 1906 – 2005, nhiệt
độ không khí toàn cầu tăng 0,74
0
C.
+ Hạn hán nặng hơn và kéo dài hơn.
+ Mưa lớn tăng lên, có những trận mưa kỉ lục hiếm thấy.
+ Mực nước biển dâng lên khoảng 15cm trong thế kỷ 20.
- Mất đa dạng sinh học
+ Các hệ sinh thái đang bị biến đổi, nhiều loài hoặc di chuyển đến
những nơi lạnh hơn hoặc bị chết. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối
6
mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng lên từ
1,1 đến 6,4
0
C.
- Tác động tới sức khỏe cộng đồng:
+ Dịch bệnh tăng: nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo ra
điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột, sinh
sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của con người bộ

phận dân số trên thế giới.
+ Số trường hợp bị chết tăng lên do nắng nóng kéo dài.
- Gây thiệt hại về kinh tế:
+ Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng
tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí
nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ
cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt
các nền kinh tế.
+ Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người
dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ
phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút
đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ
rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng
thẳng về đường biên giới.
b. Việt Nam
Việt Nam ý thức được mình là “quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương
trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu” do từ hơn hai thập kỷ
qua, trung bình hàng năm thiên tai liên quan tới khí hậu gây thiệt hại ước tính
1,3% GDP và cướp đi sinh mạng của khoảng 450 người.
- Kinh tế
+ Đồng Băng sông Cửu Long : diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm
mặn cục độ và gây thiệt hại về mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng
+ Phần lớn diện tích đồng bằng song Cửu Long sẽ bị ngập trắng nhiều
thời gian trong năm và thiệt hại ước tính là 17 tỷ USD
+ Vỡ đê => ngập úng , mất mùa.
+ Khan hiếm lương thực, nước ngọt.
- Môi trường
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh và phát triển các chủng loại
vi-rut gây bệnh mới đối với cả con người và các hệ động thực vật
7

Hạn hán có xu hướng mở rộng , đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ
(trong đó có Khánh Hòa) => hiện tượng sa mạc hóa
Gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường biển, môi trường nước.
- Xã hội :
Ảnh hưởng nguồn nước ngầm , nước sinh hoạt cũng như nước và đất
sản xuất nông – công nghiệp
Xuất hiện nhiều vụ trộm cắp lương thực thực
4. Trách nhiệm của công dân học sinh
Để giảm tải số tác hại của biến đổi khí hậu mỗi con người hãy có ý thức
bảo vệ môi trường bằng những việc nhỏ sau :
- Xử lý rác thải một cách hợp lý
- Sử dụng lại giấy đã viết để gói thức ăn
- Hạn chế việc sử dụng nilon
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch
- Tham gia vào việc vệ sinh đường làng, ngõ xóm cùng câu lạc bộ
- Tích cực đi bộ hay đi xe đạp thay vì việc để bố mẹ đưa đi bằng xe
máy và ô tô.
5.3. Tổ chức tọa đàm về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu với các bạn học
sinh các lớp
Sau khi xây dựng bài thuyết trình, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và
sự hợp tác của các lớp, chúng em tổ chức thuyết trình về biến đổi khí hậu toàn
cầu. Trong các buổi thuyết trình, em đã nhận được nhiều câu hỏi của các bạn
về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Cùng với sự cố vấn của thầy cô, chúng
em đã trả lời câu hỏi của các bạn. Các bạn học sinh tham gia rất nhiệt tình và
buổi thuyết trình đã thành công tốt đẹp. Thông qua đó, các bạn được nâng cao
nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Một số hình ảnh tọa đàm về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu
8
Ảnh 1. Các bạn nhiệt liệt hưởng ứng bài
thuyết trình

Ảnh 2. Các bạn học sinh chăm chú
theo dõi
Ảnh 3. Các bạn đặt câu hỏi về biến đổi
khí hậu toàn cầu
Ảnh 4. Các bạn chăm chú theo dõi
phần thuyết trình
Ảnh 5. Các bạn đặt câu hỏi về biến đổi
khí hậu toàn cầu
Ảnh 6. Thông điệp chung tay bảo vệ
môi trường
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
* Ý nghĩa về mặt học tập:
9
- Rèn luyện khả năng sử dụng kiến thức của nhiều môn học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
- Thông qua giải quyết tình huống nâng cao các kĩ năng về thu thập số
liệu, thu thập thông tin, phân tích xử lí thông tin ,…
- Giúp em biết cách trình bày báo cáo về một vấn đề.
* Ý nghĩa về thực tiễn, đời sống, kinh tế-xã hội:
- Nâng cao nhận thức cửa người dân trong việc phòng chống những tác
hại của biến đổi khí hậu
- Giúp cho môi trường trở nên xanh sạch đẹp hơn
- Thông qua đó giúp đất nước phát triển vững mạnh hơn
10

×