Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

cảm nhận các đoạn thơ ngữ văn 9 chọn lọc (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 161 trang )

1
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng




CẢM NHẬN CÁC ĐOẠN
THƠ NGỮ VĂN LỚP 9
2
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
CẢM NHẬN VỀ CHI TIẾT CÁI BÓNG
Đọc chuyện người con gái Nam Xương một chi tiết đặc sắc đó là
hình ảnh cái bong mà người đọc không thể nào quên.
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật snág tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. chi
tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụngt hắt nút câu chuyện(
đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bióng xuất hiện troing lời nói
đùa của vũ nương khi nói với người con. những ngày xa cách, bé đản
luôn hỏi về bố, VN chỉ cái bóng mình trên vách và nói vô tư con đó
là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về
người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàmg, chồng luôn ở bên
cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa
trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt
cuộc đời nàng.
chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện,
mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.
vũ nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đêm phòng
không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng bố mình trên vách nói rằng cha đản
lại dến. trương sinh bây mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ,
mâu thuẫn câu chuyện đã đựôc giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng
là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái
3


Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của trương
sinh.
Qua tác phẩm ta có cảm giác cái bóng đã quyết định số phận con
người, đây phải chăng là nét vô lí, li kì vẫn có trong các truyện cổ tích
truyền kì? Không chỉ dừng lại ở đó, cái bóng còn là tượng trưng cho
oan trái khổ đau, cho bất hạnh của biết bao người phụ nữ sống dưới
xã hội đương thời). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ
ảo, không bao giờ được sáng tỏ). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn
là cái xã hội phong kiến đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn,
bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến đường cùng không lối thoát. Để rồi
chính những người phụ nữ ấy trở thành “ cái bóng” của chính mình ,
của gia đình, của xã hội. Chi tiết “ cái bóng” được tác giả dùng để
phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công ngang trái
nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống
cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm
hồn người đọc. “ Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của
văn học, là viên ngọc soi sáng nhân cách con người. Bạn đọc căm
phẫn cái xã hội phong kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương
đồng cảm với Vũ Nương bấy nhiêu. “ Cái bóng” là sản phẩm tuyệt
vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ góp phần nâng câu chuyện
lên một tầm cao mới: chân thực hơn và yêu thương hơn.
4
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Chi tiết cái bong này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp
phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện
trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của Tác phẩm.
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM
XƯƠNG


Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta
ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt
Nam. Truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện
hay trong tác phẩm đó được trích trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở Nam Xương.
Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung
thuỷ, hầu hạ mẹ chồng,chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng
đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ,
người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không
thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang.
Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển) cứu
vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất
hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong
chốc lát rồi trở lại Long Cung.
5
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Chuyện ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong
sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện vờ
ghen vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến
cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua
đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn
là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy
chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất
hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ
Nương rót chén rượi đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói
về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi
xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người
chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ làm mọi người

trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung,
“cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn
mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì
nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng
là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn
sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ
mình).
6
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Rồi đằng đẳng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc
nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng
mình: “Thiếp vốn con kẻ khó mong chàng đừng một mực nghi oan
cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và
khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia
đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực
và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương thống
thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng đâu có thể lên núi vọng
phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời
nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng
giờ đây hoá đá Tuyệt vọng vì phải gành chịu nỗi oan khuất tày trời
không phương giải bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng
tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời khấn nguyện với thần linh vô
cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng,
vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Nga Mĩ.
Nhựợc bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi
cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi
người phỉ nhổ ” lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con
người rơi cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình
mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng dám.

Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa
7
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu
cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của vũ Nương, với những lời tự
thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na,
hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ
vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc
gia đình, lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một
cách oan uổng, đau đớn.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ
hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ
“nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi,
ghen tuông của chồng, thói hung bạo, gia trưởng của chồng đã làm
khổ đau bao cuộc đời những người phụ nữ.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình
đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội
phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Linh lại có
tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này
chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng
nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn
8
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương
Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng
đến.Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương
Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài

tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng
xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng
nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương
Sinh vô hình dung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.Hành
động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh
một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất
công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá
trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan của người thiếu
phụ Nam xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ
ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, người cung nữ trong “cung oán ngâm khúc” của Nguyễn
Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân
Hương.Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ
Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây
dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp
dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính,
9
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm
khốc.“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ
nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời.
Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ ;
bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm.
Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng,
phải kết thúc bi thảm trêm một dòng sông.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái
bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao
nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật

được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp
phần khắc hoạ diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ; lời nói của bà
mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải ; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ
cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình - lời của người
phụ nữ hiền thục, đoan chính ; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ,
thật thà.
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng
Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng
Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng
trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”,
10
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những
giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn
của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn
ước mơ của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, ngưởi tốt sẽ được đền bù.
Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập
trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang
cứu, Vũ Nương được ở lại Thuỷ Cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực
rỡ trên sông đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo
ra một thế giới nghệ thuật A thực xưa nay. Yếu tố hoang đường
truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ nương với số phận bi thảm
của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở
về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được.
Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo
và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân
phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh
trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc
sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp
hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh

phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội
của thời đại mới.

11
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
CẢM NHẬN BỨC TRANH XUÂN

Mùa xuân là đề tài bất tận của thi ca nói riêng và các lĩnh vực nghệ
thuật khác nói chung. Cái đẹp của mùa xuân là sự khám phá và sáng
tạo bất biệt của nghệ thuật. Thế nhưng cứ nhắc đến mùa xuân trong
thơ, ta không khỏi bồi hồi nhớ đến câu thơ của Đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nguyễn Du khi viết truyện Kiều đã tả bức tranh bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông. Cả bốn bức tranh đều chỉ bằng những nét gợi tả nhưng
cũng đủ vẽ ra cái thần thái của cảnh vật bốn mùa. Trong đó đáng chú
ý là bức tranh mùa xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân của Truyện
Kiều. Đoạn thơ Cảnh ngày xuân tả cảnh ngày xuân trong tiết
Thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân. Bức tranh khung cảnh
ngày xuân được tác giả gợi tả với hình ảnh cánh chim én. Chim én là
hình ảnh A giới quan của con người. Mùa xuân cánh chim én bay về
từ phương Nam xa xôi, mang theo không khí ấm áp của phương Nam
để xua đi cái giá lạnh của phương Bắc. Không biết từ lúc nào hình
ảnh cánh chim én đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng của
mùa xuân.Hình ảnh con én đưa thoi được tác giả sử dụng biện pháp
12
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
ẩn dụ nhân hoá. Ngày xuân với hình ảnh chim én bay đi, bay lại trong
bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi chạy trên khung cửi. Hình ảnh

thơ vừa có tác dụng tả cảnh. Gợi ra sự liên tưởng mùa xuân hình ảnh
con chim én đang dệt nên bầu trời mùa xuân. Không những thế biện
pháp tư từ ẩn dụ còn gợi cảm giác ngày xuân trôi qua rất nhanh. Đó
là một cảm giác nuối tiếc thời gian. Thời gian mùa xuân trôi quan rất
nhanh.Thiên tài Nguyễn Du không gợi tả bức tranh xuân vào thời
khắc chớm xuân, thời khắc của sự tinh khiết, trong trẻo và mơn mởn
nhất của mùa xuân. Ngược lại Nguyễn Du lựa chọn một khoảng thời
gian đặc biệt:
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Một mùa được tính gồm có chín mươi ngày, nhưng khi thời gian
đã ngoài sáu mươi có nghĩa đó là khoảng thời gian tháng ba, tháng
cuối cùng của mùa xuân. Không gian mùa xuân được gợi lên từ hình
ảnh “thiều quang” là một thứ ánh sáng đẹp. Ánh sáng đó gợi sự mênh
mông, thoáng đãng bởi ánh sáng đẹp của ngày xuân. Ở vào khoảng
thời gian cuối của mùa xuân nhưng không gian xuân vẫn tràn trề sự
trong trẻo của mùa xuân, giữ được sự tươi mát của mùa xuân. Những
yếu tố đó tạo ra bức tranh mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
13
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Tác giả lấy thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền
cho bức tranh xuân. Một bức tranh xuân với gam màu xanh non - một
màu xanh tràn đầy sức sống trải dài bất tận. Trên nền màu xanh non
điểm xuyết một vài bông lê trắng.Xét về màu sắc, bức tranh xuân có
sự hài hoà tuyệt diệu giữa màu xanh non và màu trắng. Hai gam màu
tạo nên sự trong trẻo lạ thường cho bức tranh.Xét về hình ảnh, tác giả
sử dụng những chất liệu quen thuộc của thơ cổ để vẽ nên bức tranh.
Đó là hình ảnh của cỏ non, cành lê và bầu trời. Đây là những hình
ảnh rát gần gũi, quen thuộc và có tính biểu tượng cho mùa xuân. Điều

đặc biệt của bức tranh xuân, tác giả vẽ được đường nét sống động của
bức trang xuân với các tính từ “tận” và động từ “điểm”. Một thảm cỏ
non xanh trải dài và những bông hoa lê đang điểm xuyết vào bức
tranh xuân.Trong văn học cổ thì trong thơ có vẽ và bức tranh xuân
của Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều đó. Nguyễn Du đã vẽ bức tranh
xuân bằng màu sắc, bằng đường nét và bằng các chất liệu cổ. Tuy
nhiên khi đọc câu thơ ta còn cảm giác đang bắt gặp họa sĩ Nguyễn Du
đang đưa từng nét bút để vẽ. Ông đang sử dụng thủ pháp điểm xuyết
mà ta thường gặp trong nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc của người
Trung Quốc - một trường phái nổi tiếng ngày xưa. Chỉ bằng những
nét phác họa thôi nhưng cũng đủ vẽ được cái thần thái, cái hồn của
bức tranh. Sự khác biệt của nhà họa sĩ Nguyễn Du và nhà thơ Nguyễn
14
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Du đó là ông vẽ bức tranh bằng ngôn từ. Bằng ngôn ngữ ông vẽ nên
bức tranh xuân với vẻ đẹp mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức
sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Một bức tranh
xuân tuyệt bích trong văn học. Đó chính là thiên tài của Nguyễn Du.
Vẽ bức tranh mùa xuân trên, Nguyễn Du đã tiếp thu và sáng tạo
từ thơ cổ.
Sự tài tình và khéo léo của Nguyễn Du là khi ông lấy cái màu
xanh non của cỏ để vẽ cái màu xanh trong mát của bầu trời. Không
cần tả trời xanh vậy mà bầu trời ấy vẫn hiện lên trong trẻo trong tâm
hồn người đọc bởi sự trải dài bất tận, không có khoảng cách giữa sự
vật và bầu trời. Bằng nghệ thuật đảo từ “trắng điểm” Nguyễn Du đã
để cho những bông hoa lê trắng điểm xuyết vào bức tranh giống như
một người họa sĩ đang vẽ từng đường nét cho bức tranh ấy. Sự sống
động của bức tranh không chỉ là cái hồn của cảnh mà ở đó còn lột tả
được cái hồn người say sưa, ngây ngất trước sự trong trẻo, tinh khiết
của mùa xuân.

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong truyện Kiều qua bức tranh
xuân tuyệt bích cũng là một nét nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Du miêu
tả thiên nhiên bằng bút pháp trực tiếp nhưng lại sử dụng thủ pháp
điêu luyện kết hợp với những nét phác họa và việc sử dụng những từ
ngữ đắt lột tả được cái hồn của cảnh vật.
15
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Vì thế trong văn học phong kiến nói chung và thơ ca dân tộc
hiếm có một bức tranh xuân nào tuyệt bích hơn thế. Một bức tranh
làm say lòng người đọc như đang chiêm ngưỡng người họa sĩ - thi sí
Nguyễn Du đang vẽ đường nét sống động của mùa xuân.
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN ĐÁNH CƯỚP
Đọc tác phẩm “Lục Vân Tiên” cuarNguyễn Đình Chiểu ta bắt
gặp nhiều nhân vật có tấm long sang ngời nhân nghĩa.Trong đó tiêu
biểu và được nhiều người biết đến nhất là Lục Vân Tiên . Đó là 1
đoạn thơ hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến
xưa được thể hiện Trong đoạn trích " Lục Vân Tiên Đánh Cướp " thật
là đặc sắc
Nhân vật chính trong tác phẩm là 1 nho sinh văn võ song tòan
đang trên đường lên kinh ứng thí , giữa đường bắt chợt gặp bọn cướp
Phong Lai đang hoành hành hại dân . Không màng đến thân mình
Lục Vân Tiên đã ra tay đánh cướp cứu người . Qua đó chúng ta thấy
nỗi bật phẩm chất đáng quý tinh thần hiệp nghĩa vong thân .
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Có cảm giác sự việc xảy ra qua nhanh chóng bất ngờ . Bất ngờ
16
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng

cũng phải thôi Vân Tiên chỉ mới dừng chân thôi mà đã gặp chuyện
bất bình . Chàng không kịp suy nghĩ gì cả đã "bẻ cây làm gậy" xông
vào bọn cướp . Chàng là ai! . Chỉ là 1 người nho sinh lên kinh ứng thí
. Nhưng tại sao lại có 1 dũng khí đến như vậy ? Do Lục Vân Tiên đã
hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các bậc " chính nhân quân tử "
xưa . Coi việc nghĩa trên hết quên cả bản thân mình.Nếu Vân Tiên
chỉ dừng lại 1 chút thôi để tính toán thiệt hơn thì có lẽ đã mất đi hình
tượng đẹp đẽ lay động lâu người này . Hình tượng " văn võ song tòan
" Phảng phất đâu đây cái chỉ của anh hùng " triệu tử " thời tam
quốc.Nhưng nó có nét khác biệt bởi Triệu Tử Long xông vào giữa
đám trăm vạn quân Tào Không quản than mình để cứu chúa thì Vân
Tiên xông vào giữa đám cướp không tiếc thân mình để cứu dân.
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
Bọn cướp khá đông mà Vân Tiên không hề e sợ . Xông pha
như Triệu Tử đột phá vòng vây vậy . thấy cướp " quen thói hồ đồ hại
dân " là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng dũng cảm , bằng võ
nghệ điêu luyện . Hình ảnh Vân Tiên hiên ngang xông vào giữa đám
thảo khấu giống như chính nghĩa đang trừng trị cáci ác cái xấu vậy .
Nhân nghĩa và can trừơng biết bao!
Chàng chỉ đánh cướp chỉ vì bản năng con người thôi ! Chứ không
17
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
tính toán thiệt hơn . Nhưng chàng cũng không ngờ rằng người mình
cứu được chính là Kiều Nguyệt Nga . Thái độ của chàng đối với giai
nhân thật thú vị ! Càng xông xáo đánh cướp bao nhiêu thì lại e dè ,
nhút nhát trước người con gái này bấ
y nhiêu :
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai

Dẫu chưa nguôi sợ hãi nhưng chắc hẳn Kiều Nguyệt Nga sẽ
mở miệng cười thầm đối với người con trai nhút nhát . Nếu thay vào
đó là 1 người con trái thạo đời thì chắc hẳn sẽ tấn công vồ vập với
người con gái tuyệt đẹp này . Nhưng Vân Tiên lại khác , chàng là con
ngừời biết giữ lễ nghĩa xưa . Điều đó càng nói lên bản chất của chàng
thật trong sáng và ẩn dấu trong đó là lòng dũng cảm . Đó chính là
mẫu mực của con người " văn võ song tòan "
Tuy nhiên không giống như Từ Hải " Vai năm tấc rộng , thân
mười thước cao " và " vao trong phong nhã ra ngòai hào hoa " như
Kim Trọng trong Kiều. Vân Tiên chỉ là 1 thư sinh thôi mà qua những
lời nói , việc làm của chàng . Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta những ấn
tượng khó phai
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
CẢM NHẬN HÌNH ẢNH ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO
18
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền
thoại đẹp. ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm
thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà
màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc
chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh
thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí
của mình.
Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu
súng trăng treo”. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh
thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.
Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực
và sinh động. Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa
đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng
giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng

vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hoà quyện vào
nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ
gợi, chỉ đưa hình ảnh khiến ta liên tưởng nhiều điều. Đêm thanh vắng
người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng
hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ…
Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu
sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả
19
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua”
hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người
nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là
một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung
bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như
thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể
là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”,
vẫn say sưa với ánh trăng.
Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng
toả sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng
chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì
lính. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh
cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ
đội Cụ Hồ.Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái
quát. Súng và trăng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu-
trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng
là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh
người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự
kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã
nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia.
Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng

20
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng
núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng
khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay
nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng
trưng cho tư thế lạc quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ
quốc.
Cái thần của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”,, làm tăng
thêm nét lãng mạn? Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng
treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một
đêm trăng “đứng chờ giặc tới”. Ta nên hiểu bài thơ dường như được
sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt
đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng
giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế
nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở
thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình
khối của không gian . Ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng
đều tồn tại trên một mặt phẳng trong hội hoạ nó mang tính biểu
tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng
bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên
trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một
nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay
21
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.Như đã nói ở trên, không phải ngẫu
nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề
cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu
hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng
nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của

mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng
mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc
sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế
lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ
Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu
súng trăng treo của Chính Hữu.
Chính Hữu bằng tâm huyết đã tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống
hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng
tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà
Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao
nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thưc.

CẢM NHẬN TÁM CÂU CUỐI KIỀU Ở LÀU NGƯNG BÍCH
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp ,giao hòa của hai yếu
tố cảnh vật và tâm trạng .Về cảnh vật có lầu cao ,có non xanh nước
biếc ,sơn thủy hữu tình .Nếu Thúy Kiều ở vào một hoàn cảnh khác
22
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
,trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp .Tuy nhiên tâm trạng
Kiều lại đang rất u ám ,sầu não : bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng
Bích ,Kiều da diết nhớ cha mẹ ,nhớ người yêu ,đồng thời lại rất đau
xót cho thân phận mình .Cảnh vật do đó nhuốm màu tâm trạng :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Từ đó ,ta thấy tám câu thơ cuối nằm trong số những câu thơ tả cảnh
hay nhất của Truyện Kiều .Chúng thể hiện rất rõ nét nghệ thuật " tả
cảnh ngụ tình " của Nguyễn Du :
Buồn trong cửa bể chiều hôm ,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trong ngọn nước mới sa ,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trong ngọn cỏ rầu rầu ,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Nếu tách ra riêng các yếu tố ngoại cảnh ra mà xét thì có thể thấy đó là
một khung cảnh thật thơ mộng và lãng mạn : có cánh buồm thấp
thoáng ,có man mác hoa trôi ,có nội cỏ chân mây mặt đất một màu
Thế nhưng khi đọc những câu thơ này chỉ khiến cho lòng người
thêm sầu muộn ,ảo não .Nguyên nhân là trước mỗi cảnh vật kia ,sừng
sững án ngữ cụm từ " buồn trông " .Không phải là ' xa trông " như
23
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
người ta vẫn nói ,cũng không phải "là ghé mắt trông "như Xuân
Hương đã từng tinh nghịch mà điền trước đền thờ Sầm Nghi Đống ,Ở
đây ,nhân vật trữ tình chỉ có một tâm thế duy nhất : buồn trông "
.Tâm trạng nàng đang ngổn ngang trăm mối : nhớ người yêu ,nhớ cha
mẹ ,cảm giác mình là người có lỗi và nhất là đang hết sức đau xót
cho thân phận mình .Bởi vậy cảnh vật ấy được cảm nhận theo con
mắt của Thúy Kiều :cánh buồm thấp thoáng nỗi trôi vô định ,hoa trôi
man mác càng gợn nỗi phân li ,nội cỏ không mơn mởn xanh mà " rầu
rầu " trong sắc màu tàn úa Nỗi bậc lên trong cảnh vật đó là những
âm thanh mê hoặc :
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi .
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cũng đã nhiều lần miêu tả âm thanh
.Nguyễn Du đặc biệt thành công khi ông tả tiếng đàn của Kiều .Tùy
theo tâm trạng ,mỗi lần tiếng đàn của Kiều cất lên là một lần nhười
nghe phỉ chảy nước mắt khóc cho số phận oan nghiệt của nàng .
Nguyễn Du không tả tiếng đàn mà tả tiếng sóng .Khung cảnh bát ngát
mênh mang ,tiếng song vỗ " ầm ầm ",nhà thơ đã đảo ngữ để cho ấn
tượng đó càng rõ hơn quả là một thứ âm thanh hết sức bất thường

.Dường như nó muốn phá vỡ khung cảnh nặng nề nhưng yên tĩnh ,nó
dứt Kiều ra khỏi dòng suy tư về gia đình ,người thân mà trả nàng về
24
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
với thực tại nghiệt ngã
Tám câu thơ ,mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm " Buồn trông
" là buồn mà nhìn xa ,nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì
mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại .Hình như nàng trong
một cánh buồm ,nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa ,không rã
,như một ước vọng mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại mỗi
lúc một xa .Nàng lại trong ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển
,ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu dạt ,không biết về đâu .Kiều ngồi
trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trôi trên dòng nước .Đây chỉ
là cảnh tưởng tượng về số phận mình .
Tám câu thơ câu nào cũng vừa thực vừa hư ,vừa là thực cảnh
vừa là tâm cảnh .Toàn là hình ảnh về sự vô vọng ,sự dạt trôi ,sự bế
tắc và sự chao đảo ,nghiêng đổ .Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều
trở nên mong manh và yếu đuối nhất ,là lúc mà nàng rất dễ rơi vào
cạm bẫy .
Nhìn chung tám câu thơ cuối của đoạn thơ này là những câu thơ tả
cảnh ngụ tình rất đặc sắc .Tả xung quanh cảnh là để tả tâm trạng Kiều
,nói lên tâm trạng đau buồn da diết của Thúy Kiều .Nguyễn Du đã
khắc họa được một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh
,trong đó nỗi lên tâm trạng Thúy Kiều bề bộn bao nỗi buồn đau ,chua
xot ,lo sợ ,vô vọng ,góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung ,hiếu thảo
25
Hoàng văn Dân Trường THCS Quỳnh Thắng
và nhân hậu ở Thúy Kiều cùng với tâm trạng cô đơn thương nhớ ở
hai phần trên .
CẢM NHẬN ĐOẠN CUỐI BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG

KÍNH
Ai đã đọc bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật chắc
không thể quên đươc đoạn thơ cuối cùng nói về.Lòng yêu nước một
động lực tạo nêný chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc
Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốccủa người lính lái xe :
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất
đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để
hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải
Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính,
bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân
thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn,
không mui, thùng xe bị xước Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần
như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn

×