Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ảnh hưởng của phun chế phẩm điền mĩ lên lá đến quang hợp và năng suất lạc (arachis hypogaea l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 48 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -


NGUYỄN THỊ QUÝ


ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
ĐIỀN MĨ LÊN LÁ ĐẾN QUANG HỢP VÀ
NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật







HÀ NỘI, 2014





TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -


NGUYỄN THỊ QUÝ


ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
ĐIỀN MĨ LÊN LÁ ĐẾN QUANG HỢP VÀ
NĂNG SUẤT LẠC (Arachis hypogaea L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật


Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH





HÀ NỘI, 2014





LỜI CẢM ƠN


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Đính – người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực
hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy trong Ban Giám Hiệu trường
ĐHSP Hà Nội 2 cùng các Thầy, Cô trong Ban Chủ Nhiệm khoa Sinh – KTNN
trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện trong thời gian em học tập và
hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Tập thể cán bộ Trung tâm hỗ trợ Nghiên cứu
Khoa học & Chuyển giao Công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và những góp ý của ThS. La Việt Hồng
– Trợ lý thiết bị khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 giúp em hoàn
thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh
động viên, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Quý








LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phun chế phẩm
Điền Mĩ lên lá đến quang hợp và năng suất lạc” là kết quả nghiên cứu của
riêng em, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Đính. Những số
liệu này là trung thực, không trùng lặp hoặc sao chép kết quả của một đề tài
khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Quý

















DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến diện tích lá của giống lạc
L14.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến hàm lượng diệp lục của
giống lạc L14.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang ổn định F
0

của giống lạc L14.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang cực đại F
m
của
giống lạc L14.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang biến đổi F
vm

của giống lạc L14.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất của giống lạc
L14.
Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Điền Mĩ đến năng
suất của giống lạc L14.


















DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ diện tích lá của giống lạc L14.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến hàm lượng diệp lục của
giống lạc L14.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang ổn định F
0
của
giống lạc L14.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang cực đại F
m
của
giống lạc L14.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đế huỳnh quang biến đổi F
vm

của giống lạc L14.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất tươi của giống
Lạc L14.
Hình 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất khô của giống Lạc
L14.















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
NỘI DUNG 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu chung về cây lạc 4
1.1.1. Sơ lược về cây lạc 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc 5
1.1.3. Thời vụ 7
1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 8
1.1.5. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây lạc 9
1.2.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam …………………11
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 11

1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam…………………………… 11
1.3. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu về phân bón lá………… 12
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 17
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………… 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu………………………… 18
2.2.2. Bố trí thí nghiệm……………………………………………………….18
2.2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 20



Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến các chỉ tiêu quang hợp 22
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến diện tích lá của giống lạc L14
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến hàm lượng diệp lục tổng số giống
lạc L14……………………………………………………………………… 24
3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến huỳnh quang diệp lục của giống
lạc L14……………………………………………………………………… 26
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất giống lạc L14………30
3.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ phun lên lá
giống lạc L14 33
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
4.1. Kết luận 35
4.2. Đề nghị 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36






1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu
có giá trị kinh tế cao. Thuộc họ phụ cánh bướm (Pailionodeae), bộ đậu
(Legumilo) có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Cây lạc được gieo trồng phổ
biến ở 115 nước trên thế giới với diện tích 25,6 triệu ha. Hạt lạc chứa từ 40%
đến 50% chất béo; 24% đến 27% protein và nhiều chất khoáng như Ca, Fe,
Mg, K, Zn cùng với nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B [10]. Hạt lạc là
nguyên liệu chính để sản xuất dầu ăn, bánh kẹo, phomats và là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị. Các phụ phẩm của lạc (khô dầu, thân, lá) dùng làm thức
ăn cho gia súc đều rất tốt và rẻ tiền. Trồng lạc có tác dụng cải tạo đất tốt và
phù hợp với cơ cấu chuyển đổi kinh tế nông nghiệp hiện nay [18],[19].
Diện tích lạc của cả nước hiện nay khoảng 256.000 ha (năm 2010),
phân bố ở nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau, nhưng chủ yếu ở đồng
bằng Sông Hồng; trung du và miền núi phía Bắc; Bắc trung bộ và Duyên hải
miền trung [15]. Tuy nhiên, năng suất lạc ở Việt Nam còn thấp so với một số
nước (ở Việt Nam năng suất trung bình 2,09 tấn/ha, I.Ixraen 6,8 tấn/ha, Iran
3,5 tấn/ha…) [2]. Hơn nữa, năng suất cây trồng nói chung và năng suất cây
lạc nói riêng là kết quả tổng hợp của các quá trình sinh lý bên trong cây như
quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, trao đổi khí… Trong đó, quá trình quang
hợp có ảnh hưởng nhiều đến các quá trình khác và là một yếu tố quyết định
đến năng suất của cây.
Ở thực vật rễ là cơ quan hút nước và khoáng chính của cây. Ngoài ra,
chúng còn có khả năng hấp thụ một số chất từ thân, lá. Chính vì vậy, trong
sản xuất con người đã sử dụng một số chế phẩm như phân khoáng, các chất
kích thích sinh trưởng phun lên lá nhằm bổ sung một số chất cần thiết cho cây
trồng gọi chung là phân bón lá. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: chất dinh


2

dưỡng được cung cấp nhanh hơn bón gốc, hiệu xuất sử dụng phân bón cao
hơn, chi phí thấp, ít ảnh hưởng đến môi trường và làm tăng nhanh các quá
trình sinh lí trong cây. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh
hưởng của phân bón lá đến các loại cây trồng khác nhau như đậu
,[9],[11],[12],[13],[14]; khoai tây [5],[6],[7],[8] Các công trình đó cho thấy,
sử dụng phân bón lá làm tăng năng suất và chất lượng nông sản. Do lợi ích
của phân bón lá đã được khẳng định, nên hiện nay trên thị trường đã bán rất
nhiều các chế phẩm dùng phun lên lá như: phân bón lá cao cấp Đầu Trâu,
NitraMa, Bortrac, Đầu trâu 502, Thiên nông, YOGEN (Con én đỏ), YOGEN,
K- HUMATE…[21].
Các chế phẩm này được sử dụng trên nhiều các đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cây trồng đều có phản ứng như nhau và cũng
sử dụng với liều lượng như nhau. Dùng phân bón lá như thế nào để có hiệu
quả cao nhất, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung
còn ít các tài liệu bàn đến [22],[23].
Chế phẩm kích thích đậu quả Điền Mĩ hiện đang được bán rộng rãi tại
các cửa hàng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng trong tỉnh Vĩnh Phúc nói
chung và thị xã Phúc Yên nói riêng. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu hiệu quả
của loại chế phẩm này đối với quang hợp và năng suất cây lạc làm cơ sở
khuyến cáo cho người sản xuất chưa được nhiều mức đề cập.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Ảnh hưởng của phun chế phẩm Điền Mĩ lên lá đến quang hợp và năng suất
lạc”.

3

2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của phun chế phẩm Điền Mĩ lên lá đến quang hợp
và năng suất của giống lạc L14 hiện đang được người nông dân trồng phổ
biến ở Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến các chỉ tiêu quang
hợp: diện tích lá, hàm lượng diệp lục, huỳnh quang diệp lục.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế phẩm Điền Mĩ đến năng suất quả
tươi/cây và năng suất quả khô/cây.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm Điền Mĩ trên cây
lạc L14.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tài
liệu về đặc điểm sinh trưởng của cây lạc, đánh giá vai trò chế phẩm Điền Mĩ
đến sinh trưởng và năng suất cây lạc.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp bằng chứng khoa học và thực nghiệm
đển người nông dân sử dụng chế phẩm Điền Mĩ nhằm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế của cây lạc L14

4

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây lạc
1.1.1. Sơ lược về cây lạc
Những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đầu tiên đến châu Mỹ đã
thấy dân bản xứ trồng lạc cùng với những cây lương thực khác. Hiện nay,
cây lạc được trồng phổ biến trên thế giới và Việt Nam [5].
Lạc thuộc họ Đậu (Leguminosae), chi Arachi, phân họ Cánh bướm
phượng (Papillonacea), có tên khoa học là Arachis hypogaea L. và có bộ
nhiễm sắc thể 2n = 40. Về đặc điểm hình thái, cây lạc có 3 bộ phận chính

là: rễ, thân và lá [3],[23].
Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877)
tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần Lima, thủ đô Peru.
Người ta đã phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi,
xung quanh là những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác
nhau, còn được bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều vại đựng quả lạc. Những mẫu
vật về lạc phát hiện ở An Côn có liên quan với văn hoá trước An Côn được
xác định vào khoảng 750-500 năm trước công nguyên. Theo tài liệu của
Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây
khoảng 3800 năm [23].
Hiện nay, lạc được trồng trên 100 nước và sản lượng đạt 53,38 triệu
tấn. Châu Á là nơi có diện tích trồng và sản lượng lạc cao nhất, chiếm trên
60% sản lượng của thế giới. Châu Phi đứng thứ hai chiếm 30%, các châu lục
khác rất ít (châu Mỹ 5%, châu Âu 0,22%). Sản lượng lạc (trên 60%) tập
chung ở một số nước như Ấn Độ (chiếm 31% sản lượng lạc toàn thế giới),
Trung Quốc (15%), Xenegan, Nigieria và Mỹ [20].

5

Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc (trên 8 triệu
ha) nhưng năng suất thấp (6,9 - 9,89 tạ/ha), sản lượng hàng năm chỉ đạt 5,4
triệu tấn. Nói chung, năng suất lạc ở Ấn Độ không đồng đều, có vùng chỉ
đạt 0,5 tấn/ha, có vùng lại đạt tới 3 tấn/ha [15]. Trung Quốc là nước đứng
thứ hai về diện tích trồng lạc. Diện tích trồng lạc ở Trung Quốc có xu
hướng tăng (năm 1993 tổng diện tích là 3379,0 nghìn ha, đến năm 2002
tổng diện tích là 4920,7 nghìn ha). Năng suất lạc ở Trung Quốc khá đồng
đều ở các vùng. Nhiều năm nay, sản phẩm lạc Trung Quốc là một trong
các mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Vào
năm 60 của thế kỉ XX, năng suất lạc toàn quốc trung bình đạt 3,0 tấn/ha.
Sản lượng lạc hàng năm đạt 11,89 triệu tấn, đứng đầu thế giới. Mỹ là nước

trồng lạc không lớn (0,59 triệu ha), nhưng năng suất lạc cao nhất thế giới
(3,1 tấn/ha), sản lượng đạt 1,8 triệu tấn (số liệu năm 2003). Điều đó chứng tỏ
Mỹ là nước đứng đầu về áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật [15].
Ở Việt Nam, cây lạc được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, thành
trong cả nước và được chia theo các vùng sinh thái ở hai miền Nam, Bắc.
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc không ngừng phát triển. Năm 2000,
diện tích lạc chỉ đạt 24,1 nghìn ha, với năng suất 1450 kg/ha, đạt sản lượng
349,0 nghìn tấn nhưng đến năm 2007 diện tích lạc ở nước ta đã lên 27,99
nghìn ha, năng suất 1980 kg/ha, với sản lượng 554,2 nghìn tấn. Do lạc là cây
trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, hơn nữa yêu cầu về đất đai không quá khắt khe
nên phù hợp với điều kiện nước ta.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lạc
Lạc là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3–50 cm. Lá mọc
đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng
1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài
2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm,

6

chứa 1-4 hạt, và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển [3],[4],[23].

Thân-cành
Thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có
cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15 - 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở
giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên
thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện
ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di
truyền giống.
+ Cành cấp 1: thường có 4 - 6 cành. Mọc từ nách lá thân chính. Hai
cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm. Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành

này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng
thời. Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi
chúng như cặp cành đầu tiên. Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2 - 3 lá thật.
Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2
thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3, 4 gần nhau hơn và tạo thành cặp
cành thứ 2 và cành 5, 6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cặp cành thứ 3.
+ Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu
tiên. Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1. Như vậy,
thường chỉ có 4 cành cấp 2. Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5, 6 lá trên
thân chính.
Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả. Các cành mô tả trên đều
là cành quả. Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành
cấp 2) chiếm khoảng 50-70% tổng số hoa, quả/cây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm
20-30% và tầng cành 3 thường dưới 10% số hoa, quả.


7

 Rễ
Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng. Quan
sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5 cm. Sau
gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10 cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5
lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20 cm, hệ rễ con
phát triển với rẽ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm.
 Lá
Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1 –
7 cm và rộng 1 – 3 cm.
 Hoa, Quả
Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa,
tràng hoa, nhị đực và nhị cái. Khi cây có từ 9 - 10 lá thật thì hoa nở. Khi hoa

nở là đã thụ phấn xong, sau đó cuống nhụy mọc dài, nghiêng xuống, đầu bầu
nhụy cắm vào đất. Quá trình phân hoá hoa kéo dài nên quá trình nở hoa
cũng kéo dài.
Quả lạc là loại quả khô thường có 2 - 3 hạt. Quả lạc hình kén, dài 1-8
cm, rộng 0,5- 2 cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa
thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt quả lạc bao gồm gốc quả, mỏ quả và eo quả. Eo rõ
hay không rõ, vỏ quả có gân hay không có gân là đặc điểm khác nhau giữa
các giống. Hạt lạc bao gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài, bên trong hạt có phôi
với hai lá mầm và một trục thẳng.
1.1.3. Thời vụ
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng,
ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, sự phân bố các yếu tố đó lại không đều trong năm
và ở từng vùng trồng nên ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây lạc. Vì
vậy, tùy từng vùng khác nhau mà tiến hành trồng theo các vụ khác nhau, để

8

tăng năng suất và tăng hệ số sử dụng đất [2],[3]. Cây lạc thường được gieo
trồng vào 2 vụ chính là:
- Vụ Đông – Xuân: Trồng vào tháng 1 - 2 thu hoạch vào tháng 5 - 6.
- Vụ Hè – Thu: Trồng vào tháng 6 - 7 thu hoạc vào tháng 10 - 11.
1.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Trong các yếu tố khí hậu: nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lạc. Cũng chính các yếu tố khí hậu là
nhân tố quyết định sự phân bố lạc trên thế giới [2],[3],[4],[23].
 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng
của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là 25 - 33
0
C và

thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho
thời kì nảy mầm là 25 - 30
0
C, thời kì sinh dưỡng 20 - 33
0
C, thời kì ra hoa 24-
33
0
C, thời kì chin 25 - 28
0
C.
 Độ ẩm
Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc
thường được xem là loại cây trồng chịu hạn song thực ra lạc chỉ có khả năng
tương đối chịu hạn ở 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định. Độ ẩm đất trong suốt
thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng
ruộng. Yêu cầu này cao hơn một chút ở thời kì ra hoa kết quả (80 - 85%) và
giảm vào thời kì chín của hạt.
Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc từ khi
gieo đến khi thu hoạch (không kể thời gian nảy mầm) là 450 - 700 mm.
 Ánh sáng
Lạc là cây trồng ngắn ngày song phản ứng với quang chu kì là rất yếu và
đối với nhiều trường hợp phản ứng là trung tính với quang chu kì. Số giờ

9

nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình
nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng.
 Đất đai và dinh dưỡng
Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc diểm sinh lí của

lạc đất trồng phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành
phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi
xốp và có độ pH từ 5,5 - 7 nhằm thỏa mãn 4 yêu cầu của cây lạc:
 Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang.
 Đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm.
 Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.
 Dễ thu hoạch.
1.1.5. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây lạc
Giá trị dinh dưỡng
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức
ăn giầu về dầu lipit và prôtêin [3],[25].
 Về chất lượng, prôtêin hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (arachin và conrachin)
hợp thành chiếm 95%.
 Thành phần axít amin, prôtêin của lạc có đủ 8 axít amin không thay thế
so với chỉ tiêu của FAO đề ra về hàm lượng các axít amin không thay thế
trong thành phần prôtêin thực phẩm thì prôtêin của lạc có 4 axít amin có số
lượng thấp hơn tiêu chuẩn
 Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên
năng lượng cung cấp rất lớn như: trong 100 gam hạt lạc, cung cấp 590 cal,
cũng lượng như vậy trong hạt đậu tương cung cấp 411 cal, gạo tẻ cung cấp
353 cal, thịt lợn nạc cung cấp 286 cal, trứng vịt cung cấp 189 cal

10

 Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một
nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già rang,
nấu ) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm
khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến
thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho
mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc

Giá trị kinh tế
Trong Nông ngiệp:
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu
lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khô
dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác.
Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30 % trọng lượng quả. Trong chế
biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản
phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có
thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt rất
tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám
vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc phất
triển chăn nuôi.
Lạc có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N)
của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do
vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna.
Rhizobium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì
tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả. Vì vậy sau khi thu
hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm
trong đất tăng.

11

Trong công nghiệp:
Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực
phẩm và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi
mực in, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô
dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia
cầm. Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột
mịn, thô, đạm cô đặc), khô dầu lạc, đỗ tương có thể chế biến thành hơn 300
sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên 300 loại sản

phẩm công nông nghiệp.
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan
trọng. Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ
mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép dầu
lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Max xây) bắt đầu nhập cảng lạc từ
Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công
nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên
toàn thế giới. Hướng sản suất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ
phát triển sẽ chậm hơn so với những năm trước. Trong tương lai, sự tác động
của công nghệ sinh học, di truyền học phân tử đối với cây trồng có thể mở ra
1 tiềm năng mới có thể làm tăng năng suất cây lạc.
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc đã được nông dân ta trồng từ lâu đời và được trồng trên nhiều
loại đất khác nhau. Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền
núi và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ và miền Đông

12

Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm đến 3/4 diện tích và sản lượng, còn lại rải rác
ở một số vùng. Việc sử dụng những giống mới có năng suất cao, kỹ thuật
thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy năng suất và sản
lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng.
1.3. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu về phân bón lá
Để tăng năng suất cây trồng, các nhà khoa học đã có nhiều cách tiếp
cận khác nhau như lai tạo giống mới, cải tiến các biện pháp kĩ thuật, có chế độ
chăm sóc hợp lí đặc biệt chú ý đến nước, dinh dưỡng cung cấp cho cây
trồng… trong đó có biện pháp sử dụng phân bón qua lá nhằm cung cấp cho
cây trồng các nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng, các chất điều hòa sinh

trưởng thực vật.
Thuật ngữ phân bón được hình thành và giao tiếp trong quá trình làm
việc. Từ phân bón dùng để chỉ các chất để bón vào đất hoặc bổ sung lên lá
nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đầy đủ cho cây.
Phân bón lá là loại phân bón nhằm cung cấp các nguyên tố cần thiết và các
chất điều hòa sinh trưởng cần thiết cho cây qua bộ lá của chúng, mặc dù cây
trồng vẫn phải được cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng từ đất qua bộ rễ. Sử
dụng phân bón qua lá là biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng.
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) [16], Vũ Hữu Yêm và Võ Minh Kha thì
phân bón lá trên thị trường trong nước và thế giới rất phong phú, thường được
sản xuất dưới dạng các chế phẩn bón qua lá, có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm chỉ có các yếu tố đa lượng và vi lượng phối hợp hoặc riêng rẽ.
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng, nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín hoặc làm mau ra rễ.

13

- Nhóm có các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh được phối hợp
trộn với tỷ lệ thích hợp.
Chế phẩm Điền Mĩ thuộc nhóm thứ 2 ở trên. Chế phẩm này là sự kết hợp
giữa các yếu tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng ở một tỷ
lệ nhất định có tác dụng: cung cấp chất dinh dưỡng, nở hoa nhiều, đậu quả
nhiều, chống rụng hoa – quả non, quả to, hạt chắc sáng cho năng suất cao,
tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh.
Chế phẩm phân bón lá hiện nay đã được bán nhiều trên thị trường và được
người dân sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng cho thấy có nhiều ưu điểm
như: chất dinh dưỡng được cung cấp nhanh, hiệu quả sử dụng phân bón cao
hơn, chi phí thấp và ít ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời, làm tăng các quá
trình sinh lý trong cây. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất

dinh dưỡng qua lá đạt 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá tăng năng suất lúa
1,5 lần so với sử dụng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,5 lần khi không bón
phân. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất
[16]. Việc sử dụng phân bón lá đã có từ thế kỉ thứ 17 (1676). Lúc mà ông E.
Mairotte (Pháp) đã tìm thấy lá cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài. Năm
1916, ông M.O.Johnson (Mỹ) phun chất Sunfat sắt lên cây dứa có lá vàng làm
cho cây xanh trở lại trong vài tuần lễ [20].
Phân bón lá được xem như phương pháp bón phân bổ sung hoặc dùng
chữa trị các loại bệnh sinh lí thực vật do sự sáo trộn hoặc thiếu chất dinh
dưỡng đất đai, làm ảnh hưởng đến các chất kích thích tố trong cây [20]. Phân
bón lá được sử dụng rất nhiều tại các nước phát triển, nhưng còn chưa được
phổ biến rộng rãi tại các nước chậm tiến. Tùy theo mục đích và yêu cầu có thể
bổ sung chế phẩm kích thích sinh trưởng theo các phương pháp sau [19].

14

- Phun lên cây: Dùng để phun cho các cây trồng lấy lá, hoa, quả và
thân. Nồng độ phun được tính bằng mg/lít. Tùy từng giai đoạn phát triển
của cây mà có nồng độ phun thích hợp. Trong một đời cây có thể phun
nhiều lần.
- Ngâm củ, cành vào dung dịch: Để tăng thời gian tiếp xúc và khả năng
hấp thụ, người ta có thể ngâm các củ, cành vào dung dịch có chứa chế
phẩm sinh trưởng với nồng độ thích hợp.
- Bôi lên cây: Khi hai phương pháp trên không thực hiện được thì
người ta dùng phương pháp bôi trực tiếp dung dịch có nồng độ đậm đặc
hơn lên cây.
- Tiêm trực tiếp lên cây: Phương pháp này chủ yếu dùng trong công tác
nghiên cứu ứng dụng.
Trên thực tế, thực vật có khả năng hấp thụ với số lượng nhiều hay ít
khác nhau từ môi trường xung quanh tất cả các nguyên tố của hệ thống tuần

hoàn. Các nguyên tố trong cây thường được phân loại dựa theo hàm lượng
của chúng. Các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố vi lượng và các nguyên tố
siêu vi lượng.
Như đã biết, các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc cải
thiện năng suất cây trồng. Cây trồng vẫn hút các nguyên tố đa lượng và vi
lượng từ đất nhờ bộ rễ là chủ yếu. Tuy nhiên, do hàm lượng các nguyên tố
quá nhỏ, hơn nữa vào những giai đoạn cây trồng có những biến động mạnh
như phân cành, ra hoa, tạo quả thì nhu cầu các nguyên tố này tăng. Vì vậy,
các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã sử dụng các nguyên tố
đa lượng và vi lượng đơn lẻ hay phối hợp với nhau để phun lên lá giúp cây
sinh trưởng tốt, tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng chống chịu (hạn,
úng) của các cây trồng như đậu xanh, đậu tương, lạc

15

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyên Văn Đính sử dụng KCl (2%)
phun lên lá cho khoai tây đã tăng hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp và
năng suất các giống khoai tây KT3, Mariella [7].
Theo Trần Thị Áng (1996) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi
lượng đối với năng suất và phẩm chất một số cây trồng thì: phân vi lượng đã
làm tăng năng suất lúa từ 15 - 20% so với đối chứng, ngô tăng từ 7 - 26%.
Hơn nữa phân vi lượng còn làm tăng phẩm chất nông sản, làm hàm lượng tinh
bột tăng 4 - 7%, làm tăng lượng protein tổng số trong hạt ngô VMI 14% [1].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Mã cũng cho thấy: phân
vi lượng có tác động mạnh đến sự hình thành nốt sần ở rễ đậu tương, làm tăng
hoạt tính enzim nitrogenase từ 20 - 30% làm tăng năng suất và hàm lượng
protein từ cây đậu tương. Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Mã khi phun dung dịch vi lượng qua lá ở nồng độ 0,02% vào lúc ra hoa
làm tăng khả năng chịu hạn và năng suất của cây đậu xanh so với đối chứng.
Xử lý hạt giống với nồng độ 0,005% và phun lên lá với nồng độ 0,02% cũng

có kết quả tương tự [11],[12].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã đã
khẳng định: phun phân vi lượng dưới dạng chế phẩm Vilado có ảnh hưởng tới
khả năng chịu hạn của đậu xanh và cũng khẳng định khi phun Vilado vào thời
kỳ ra hoa và cành có thể làm tăng năng suất đậu xanh từ 10 - 13%, tăng hàm
lượng protein 15 – 35% [9].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Minh (2011) về hiệu lực của
molypden tẩm vào hạt và phun trên lá cây đậu xanh cho thấy: khi sử dụng ở
các nồng độ 1, 5, 10, 20 mg/l Mo tẩm vào hạt làm tăng đáng kể tỷ lệ nảy mầm
của đậu xanh, còn khi sử dụng dung dịch bổ sung molypden phun qua lá ở các
giai đoạn 7 lá, 9 lá, ra hoa và tạo quả đều làm tăng chiều cao cây, tăng diện

16

tích lá, giảm cường độ thoát hơi nước, tăng khả năng giữ nước, tăng hàm
lượng diệp lục, năng suất quang hợp thuần túy ở cây đậu xanh [14].
Trên đối tượng cây dâu, nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc (2011)
đã tiến hành thí nghiệm phun chế phẩm bón lá Pomior lên cây dâu với 3
ngưỡng nồng độ 0,4%; 0,5%; 0,6% và khoảng cách giữa 2 lần phun là 10
ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Chế phẩm Pomior đã có tác dụng làm tăng
khả năng sinh trưởng của cây dâu, từ đó tăng năng suất lá dâu từ 18,73% đến
44,95% ở vụ xuân hè và 12,41% đến 55,11% ở vụ hè thu. Chế phẩm Pomior
cũng có tác dụng làm tăng chất lượng lá dâu qua kết quả nuôi tằm, làm tăng
năng suất kén tằm từ 9,59% đến 16,67% ở vụ xuân hè và 10,51% đến 27,17%
ở vụ hè thu. Trong các nồng độ thí nghiệm thì kết quả cao nhất ở nồng độ
0,6%; tiếp là nồng độ 0,5%; cuối cùng là nồng độ 0,4 % [17].
Như vậy, việc sử dụng các loại phân và chế phẩm bón lên lá cho cây
trồng đang được nghiên cứu ngày càng sâu, rộng trên nhiều đối tượng khác
nhau để giúp cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, cải thiện chất lượng
nông sản. Tuy nhiên, các chế phẩm hiện đang được bán tại các cửa hàng dịch

vụ nông nghiệp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cần có những thực nghiệm
cụ thể.



17

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Mẫu thực vật: Giống lạc L14 đang được trồng phổ biến ở Vĩnh Phúc.
Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ – Viện KHNN chọn
lọc từ tập đoàn giống nhập nội Trung Quốc, đã được Bộ NN và PTNN
công nhận giống Quốc gia năm 2002.
Đặc điểm giống:
 Thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm, kháng bệnh lá
(đốm nâu, đốm đen, gỉ sắt ) khá cao, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh )
khá;
 Quả to, eo nông, gân quả nông, vỏ lụa màu hồng;
 Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-125 ngày; Vụ thu và thu đông:
100-110 ngày;
 Chiều cao thân chính 30 –35 cm, khối lượng 100 quả 155-165 g, khối
lượng 100 hạt 60 – 65 g, tỷ lệ nhân/quả 72-75 %, giống có hàm lượng dầu
cao 52,4%, hàm lượng protein 31,2%, quả to, eo nông, có gân quả nông,
vỏ lụa màu hồng, hạt căng đều;
 Chịu thâm canh, năng suất trung bình 40 - 45 tạ/ha, năng suất cao đạt
50 - 55 tạ/ha.
- Chế phẩm Điền Mĩ: Là chế phẩm giúp kích thích đậu quả.
 Thành phần: (% ppm)
N
P

2
O
5

K
2
O
Bo
MgO
Ca
Fe
Cu
Zn
Mn
5
4
1
90
500
1000
600
600
500
900

Và các chất phụ gia đặc hiệu

×