Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ảnh hưởng của phun chế phẩm kali aba2 lên lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây lạc (arachis hypogaea l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 48 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -



HOÀNG THỊ HOA



ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
KALI ABA2 LÊN LÁ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC
(Arachis hypogaea L.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật





HÀ NỘI, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -





HOÀNG THỊ HOA


ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM
KALI ABA2 LÊN LÁ ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY LẠC
(Arachis hypogaea L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật


Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH



HÀ NỘI, 2014



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Đính đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và những góp ý của ThS. La Việt
Hồng – Trợ lý thiết bị khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 giúp tôi

hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong tổ Sinh lý thực vật –
Hoá sinh, các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện cùng sự đóng góp
của các bạn sinh viên Khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
đã động viên khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học chắc chắn đề tài của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp của các thầy cô giáo và
bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hoà, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thị Hoa







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Đính. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong khoá luận là trung thực và chưa được ai công bố.
Xuân Hoà, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Hoàng Thị Hoa




MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Giới thiệu chung về cây lạc 4
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học của cây lạc 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 7
1.1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam 9
1.2. Khái quát về chế phẩm phân bón lá 12
1.3. Các nghiên cứu về sử dụng chế phẩm phân bón lá 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.2. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18


2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm 18
2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 19
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 20
CHƯƠNG 3. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến các chỉ tiêu sinh trưởng 21
3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến chiều cao cây 21
3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến tổng số nhánh/cây 22
3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy sinh khối
tươi, khô của thân và lá giống lạc L14 24
3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất 29
3.3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm Kali ABA2 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
1. Kết luận 33
2. Kiến nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 38















DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần các chất dinh dưỡng trong một số loại hạt cây có
dầu 6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới (2007 - 2012) 8
Bảng 1.3.
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc một số nước trên thế giới
(2010- 2012) 9
Bảng 1.4.
Diễn biến sản xuất lạc ở nước ta 10
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các vùng trọng điểm ở
Việt Nam năm 2008 11
Bảng 1.6. Tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng khi phun qua lá 13
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến chiều cao cây của
giống lạc L14 21
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến số nhánh của giống
lạc L14 23
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy
sinh khối tươi, khô của thân của giống lạc L14 25
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy
sinh khối tươi, khô của lá của giống lạc L14 27
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất giống lạc
L14. 29
Bảng 3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2
phun lên lá giống lạc L14 31








DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến chiều cao cây của giống
lạc L14 22
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến số nhánh của giống lạc
L14 23
Hình 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy sinh
khối tươi của thân của giống lạc L14 26
Hình 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy sinh
khối khô của thân của giống lạc L14 26
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy sinh
khối tươi của lá của giống của lạc L14 28
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng tích lũy sinh
khối khô của lá của giống lạc L14 28
Hình 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất tươi của giống
lạc L14 30
Hình 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất khô của giống
lạc L14 30













DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu
Giải nghĩa
CS
Cộng sự
ĐC
Đối chứng
NSTT
Năng suất thực thu
Nxb
Nhà xuất bản
TN
Thí nghiệm
VNĐ
Việt Nam đồng








MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận lợi
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây công nghiệp ngắn ngày. Sản
xuất cây công nghiệp ngắn ngày đã trở thành tập quán sản xuất của bà con
nông dân Việt Nam. Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản
xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị trí rất quan trọng.
Cây lạc có nguồn gốc ở Nam Mỹ nhưng hiện tại được trồng trọt trên 80
nước từ 40 vĩ độ

Bắc đến 40

vĩ độ Nam thuộc vùng nhiệt đới và các vùng ấm
áp trên thế giới [10]. Lạc vừa là cây công nghiệp ngắn ngày vừa là cây thực
phẩm và cũng là cây có dầu có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, trong số các
loại cây có dầu ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích
và sản lượng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về
nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về nguồn protein cung cấp cho người.
Ở Nước ta cây lạc được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao về nhiều mặt:
Thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công
nghiệp, nông sản xuất khẩu, cây luân canh cải tạo đất… [25]. Cũng như các
cây họ đậu khác, lạc là cây có khả năng cố định nitơ sinh học rất quan trọng
cho cây trồng. Ước tính có khoảng 72 - 120 kgN/ha/năm cố định được sau khi
canh tác lạc. Bên cạnh đó, còn có một khối lượng sinh học lớn của thân, lá lạc
bị phân huỷ sau khi thu hoạch đã để lại một lượng mùn đáng kể có tác dụng
cải tạo đất, bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
luân xen canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với những
vùng đất xám, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng. Xét về dinh dưỡng thì lạc là
một trong những nguyên liệu quý đóng góp tỷ lệ đáng kể vào thành phần chất
béo, protein quan trọng cho khẩu phần ăn hằng ngày của con người. Dầu lạc

có thể thay thế mỡ động vật và có tác dụng tốt cho sức khoẻ, có khả năng làm
giảm hàm lượng cholesterol trong máu nên có thể ngăn ngừa những bệnh xơ


cứng động mạch, cao huyết áp, suy dinh dưỡng… Bên cạnh đó lạc còn là một
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu
100.000 - 135.000 tấn (65 - 120 triệu USD) [29].
Cây lạc cũng như những loại cây trồng khác không những cần hấp thụ
chất dinh dưỡng qua rễ mà còn cả qua lá. Lá là một bộ phận quan trọng, đảm
nhận nhiệm vụ quang hợp cho cây. Dùng phân bón lá mang lại nhiều ưu
điểm: Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống
khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất
dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân
bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố
trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg, và các chất kích thích sinh
trưởng. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón lá đến các loại cây trồng khác nhau như: Lúa [26], ngô [9], đậu tương
[18] … và đã khẳng định được vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất
lượng nông sản.
Trên thị trường hiện có nhiều chế phẩm phân bón lá: Phân bón lá cao
cấp Đầu Trâu, NitraMa, Bortrac, Thiên nông, YOGEN (Con én đỏ), K-
HUMATE… [32]. Trong đó chế phẩm Kali ABA2 đang được bán rộng rãi ở
thị xã Phúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, nhưng bằng chứng
khoa học và thực nghiệm về chế phẩm này chưa được nghiên cứu. Chính vì lí
do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của phun chế phẩm Kali ABA2 lên
lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây lạc (Arachis hypogaea
L.)” nhằm đánh giá hiệu quả và vai trò của chế phẩm này đến sinh trưởng và
năng suất cây lạc, làm cơ sở cho sản xuất của người nông dân.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Kali ABA2 đến khả năng sinh

trưởng, năng suất của giống lạc L14 hiện đang được người nông dân trồng
phổ biến ở Vĩnh Phúc làm cơ sở khuyến cáo cho người sản xuất.


3. Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của phun chế
phẩm Kali ABA2 đến:
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Chiều cao cây, tổng số cành,
khả năng tích lũy sinh khối tươi, khô của thân và lá.
- Ảnh hưởng của phun chế phẩm Kali ABA2 đến năng suất (g/cây) và
yếu tố cần thiết.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm Kali ABA2 phun lên
lá cho cây lạc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm phân bón lá Kali ABA2 đến sinh trưởng và năng suất đối
với cây lạc.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở, bằng chứng khoa học cho việc sử dụng chế phẩm Kali
ABA2 nhằm tăng khả năng sinh trưởng và năng suất của cây lạc L14. Trên cơ
sở đó, hướng dẫn, khuyến cáo cho người nông dân sử dụng chế phẩm này một
cách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.












NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây lạc
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học của cây lạc
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ Đậu thuộc họ Cánh bướm
(Fabacecae), chi Arachis và có đến 70 loài khác nhau. Nguồn gốc chính của
loài lạc trồng (Arachis hypogaea L.) ở châu Mỹ, tuy nhiên về trung tâm khởi
nguyên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo Candoble (1982), Arachis
hypogaea L. được thuần hóa ở Granchaco phía Tây Nam Brazil. Theo
Krapovickas (1968), Cardenas (1969) cho rằng vùng thượng lưu sông Plata
Bolivia là trung tâm khởi nguyên của A.Hypogaea. Vào thế kỷ 16 người Bồ
Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn
Độ. Cũng trong thời gian này người Tây Ban Nha đã du nhập lạc vào Tây
Thái Bình Dương như Trung Quốc, Indonesia, Madagascar và sau đó lan rộng
ra khắp châu Á. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và có tính chịu hạn
tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến
40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991).
Ở Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn
đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây lạc. Nếu căn cứ vào
tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” là từ
mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập
vào nước ta khoảng thế kỷ 17 – 18 [29].
Về đặc điểm hình thái, cây lạc có 3 bộ phận chính là: rễ, thân và lá.
Rễ cái do rễ mầm của hạt lớn lên và tạo thành. Rễ cái có thể đâm sâu xuống
đất 2 m. Rễ nhánh và rễ con tập trung phần lớn ở gần mặt đất. Cũng như

nhiều rễ của các cây họ đậu khác, rễ cây lạc có nhiều nốt sần, được tạo nên do
sự cộng sinh của vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Thân cây lạc lúc còn non


có hình tròn, đến lúc già có cạnh và rỗng ruột. Trên thân có lông ngắn và
nhiều lông tơ. Theo Minkevic (1968) thân lạc có thể có chiều cao tới 2 m.
Những quan sát ở nước ta cho thấy những giống có dạng bụi thường có chiều
cao đạt 70 - 150 cm, dạng đứng có chiều cao 40 - 80 cm, dạng bò 15 -30 cm.
Tốc độ sinh trưởng chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng (thời kỳ cây con) và đạt cao nhất trong thời kỳ hoa rộ (khoảng 10 - 15
ngày). Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài
từ 4 - 9 cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6 - 8 lá chét. Lá
chét không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình
trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ
theo giống. Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt. Hoa lạc màu vàng,
không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị
cái. Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2 - 7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa
mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ.
Quả lạc gồm vỏ quả và có 1 - 4 hạt. Kích thước của quả phụ thuộc các điều
kiện bên ngoài như: Độ tơi xốp của đất, kĩ thuật chăm sóc, phân bón, các điều
kiện khí hậu lúc quả hình thành. Hạt lạc hay còn gọi là nhân lạc. Hạt lạc bao
gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài, bên trong hạt có phôi với hai lá mầm và một
trục thẳng. Kích thước và màu sắc hạt thay đổi tuỳ theo giống, thời vụ gieo
trồng và chế độ chăm sóc, [3], [4], [10], [27].
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, lạc được chia thành ba nhóm chính:
Nhóm chín sớm có thời gian sinh trưởng 120 ngày, nhóm chín trung bình có
thời gian sinh trưởng từ 130 - 140 ngày, nhóm chín muộn có thời gian sinh
trưởng >150 ngày. Các giống lạc được gieo trồng ở Việt Nam chủ yếu là
nhóm chín sớm, các giống lạc chín muộn thường được dùng để trồng xen
trong các vườn cây lâu năm để làm cây phủ đất [2] .



Ở nước ta, lạc được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá
trị đa dạng. Trước hết, với giá trị dinh dưỡng cao nên lạc là cây thực phẩm
quan trọng của nhân dân ta (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Thành phần các chất dinh dưỡng trong một số loại hạt
cây có dầu
Các loại
hạt cây có
dầu


Thành phần các chất dinh dưỡng
Chất béo
(%)
(lipit)
Chất đạm
(%)
(Protein)
Chất xơ
(%)
(Xenlulo)
Chất đường
(%)
(Gluxit)
Chất khoáng
(%)
Lạc
0,2 - 60,7
20,0 - 33,7

2,0 - 4,3
6,0 - 22,0
1,8 - 4,6
Vừng
46,2 - 61,0
17,6 - 27,0
2,7 - 7,5
6,7 - 19,6
3,7 - 7,0
Thầu dầu
50,7 - 74,0
21,0 - 29,0
0,9 - 1,6
-
2,3 - 3,1
Đậu tương
10,0 - 25,0
35,0 - 52,0
5,0 - 6,1
-
4,4 - 6,0
Hướng
dương
40,0 - 67,8
21,0 - 30,4
6,0
2,0 - 6,5
3,2 - 5,4

Hàm lượng chất béo trong lạc trung bình 50%, hàm lượng chất đạm

trung bình 20%. Đáng chú ý trong hạt lạc còn có nhiều loại axit amin không
thay thế. Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên
năng lượng cung cấp rất lớn, 100 gam hạt lạc cung cấp tới 590 cal. Ngoài các
chất dinh dưỡng chính như lipit, protein, lạc còn bổ sung nhiều nguyên tố
khoáng như phốt pho (P), canxi (Ca), magiê (Mg), kali (K), và một số vitamin
A, E, K, B. Do có giá trị dinh dưỡng cao, từ lâu lạc đã được sử dụng như một
nguồn thực phẩm quan trọng: Sử dụng trực tiếp (quả non: luộc, quả già: rang,
nấu ), ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm
khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến


thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như: Rút dầu, bơ lạc, pho
mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc
Khô dầu lạc là loại thức ăn tinh cung cấp đạm rất tốt cho gia súc, đứng
hàng thứ 3 trong các loại khô dầu thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu
đậu tương và bông). Ngoài ra thân lá của lạc có thể dùng chăn nuôi gia súc.
Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để
nuôi lợn, gà, vịt công nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng
khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp
phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi.
Ngoài giá trị kinh tế, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do
khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại cây họ đậu khác, rễ lạc
có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là
vi khuẩn Rhizobium vigna. Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có
thể đặt 72 - 124 kgN/ha/vụ. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của
prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác.
Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của
đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật
háo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng sau.
1.1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Lạc là một trong số những cây lấy dầu quan trọng trên thế giới, có hơn
100 nước trồng lạc. Lạc là cây đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồng
cũng như sản lượng. Năm 2010, diện tích trồng lạc của thế giới đạt 25,48 triệu
hecta, năng suất bình quân đạt 16,54 tạ/ha và sản lượng đạt 42,14 triệu tấn
(bảng 1.2). So với năm 1992, diện tích lạc tăng 23,63%, năng suất tăng
37,32% và sản lượng tăng 64,06%. Châu Á đứng đầu về diện tích và sản
lượng (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới).




Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới (2007 - 2012)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
2007
22,6589
16,386
37,1286
2008
24,2167
15,659
37,9209
2009
23,9709

15,253
36,5637
2010
25,478
16,54
42,1416
2011
24,6223
16,299
40,1309
2012
24,7094
16,668
41,1859
(Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT, 2012) [31]
Trong những năm trở lại đây từ 2007 - 2012 diện tích đất trồng lạc của
thế giới có xu hướng giảm. Năm 2007 diện tích là 22,6589 triệu ha. Đến năm
2010 diện tích đất trồng lạc tăng lên 25,478 triệu ha. Năm 2012 diện tích giảm
xuống còn 24,7094 triệu ha. Năng suất của thế giới năm 2007 đạt 16,386
tạ/ha, đến 2010 năng suất tăng lên 16,54 tạ/ha, sản lượng đạt 42,1416 triệu
tấn. Năm 2012 diện tích giảm nhưng năng suất tăng nhanh đạt 16,668 tạ/ha và
sản lượng đạt 41,1859 triệu tấn.










Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc một số nước trên
thế giới (2010 - 2012)
Nước
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010
2011
2012
Thế giới
25,478
24,6223
24,7094
16,54
16,299
16,668
42,1416
40,1309
41,1859
Trung
Quốc
4,5479
4,604

4,724
34,541
34,998
35,686
15,709
16,114
16,857
Argentina
0,2188
0,265
0,307
27,923
26,516
22,324
0,611
0,702
0,686
Brazil
0,0943
0,107
0,110
27,717
29,196
30,283
0,261
0,311
0,334
Ấn Độ
5,860
5,310

4,900
14,104
13,115
11,794
8,265
6,964
5,779
(Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT. 2012) [31]
Về diện tích, Ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất thế giới 5,860 triệu
ha (năm 2010), tuy nhiên năng suất tương đối thấp 14,104 tạ/ha, do vậy sản
lượng thấp 8,265 triệu tấn (năm 2010). Trung Quốc là nước có năng suất cao
nhất thế giới đạt từ 34,541 - 35,686 tạ/ha, Argentina năng suất đạt 22 - 27
tạ/ha, Braxin năng suất đạt từ 27,717 - 30,283 tạ/ha.
1.1.3. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Lạc được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam.
Diện tích trồng lạc chiếm 28% tổng diện tích cây công nghiệp hằng năm (đay,
cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá) [2].
Lạc được trồng rộng rãi khắp trong nước, trên nhiều loại đất và địa hình
khác nhau. Diện tích trồng lạc ở nước ta đặc biệt trong những năm gần đây có
xu hướng giảm. Năm 2003 diện tích là 243,8 nghìn ha, năm 2012 giảm xuống
còn 220,5 nghìn ha. Trong 10 năm trở lại đây (2003 - 2012) năng suất cao
nhất là 21,3 tạ/ha (năm 2012), thấp nhất là 16,7 tạ/ha (năm 2003) (bảng 1.4).
Như vậy, có thể nhận thấy rằng diện tích giảm, năng suất tăng.



Bảng 1.4. Diễn biến sản xuất lạc ở nước ta
Năm
Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2003
243,8
16,7
406,2
2004
263,7
17,8
469,0
2005
269,6
18,1
489,3
2006
246,7
18,7
462,5
2007
254,5
20
510,0
2008
255,3
20,8
530,2
2009
245,0

20,9
510,9
2010
231,4
21,1
487,2
2011
223,8
20,9
468,7
2012
220,5
21,3
470,6
(Nguồn: Niên giám thống kê 2012) [22]
Theo số liệu thống kê năm 2008 của cục thống kê, Việt Nam hiện nay
có 8 vùng trồng chính (bảng 1.5).



Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của các vùng trọng
điểm ở Việt Nam năm 2008
Chỉ tiêu
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản Lượng
(nghìn tấn)

Cả nước
251,10
17,5
505,10
Đồng bằng sông Hồng
31,10
20,3
73,70
Đông Bắc
36,00
17,0
63,90
Tây Bắc
9,00
10,2
11,40
Bắc Trung bộ
72,00
20,4
147,60
Nam Trung bộ
25,40
20,0
44,80
Tây Nguyên
19,50
10,6
32,00
Đông Nam Bộ
35,50

20,4
88,00
Đồng Bằng sông Cửu Long
12,50
21,2
35,90
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2008) [21]
Vùng Bắc trung Bộ, có diện tích lớn nhất (72 nghìn ha), năng suất đạt
20,4 tạ/ha cao hơn năng suất trung bình của cả nước, sản lượng lớn nhất so
với cả nước đạt 147,6 nghìn tấn. Vùng Đông Bắc, có diện tích đứng thứ 2 sau
Bắc trung Bộ, năng suất đạt 17 tạ/ha. Vùng Đông Nam Bộ, diện tích đứng thứ
3 và năng suất đạt 20,4 tạ/ha, sản lượng 88 nghìn tấn. Vùng đồng Bằng sông
Hồng có năng suất cao đạt 20,3 tạ/ha diện tích gieo trồng 31,10 ha. Vùng
Đồng Bằng sông Cửu Long, diện tích chỉ có 12,5 ha năng suất đạt 21,2 tạ/ha
cao nhất so với cả nước. Nhưng sản lượng thấp do diện tích ít. Vùng Tây Bắc
năng suất thấp nhất so với cả nước.





1.2. Khái quát về chế phẩm phân bón lá
Chi phí về phân khoáng chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng
số chi phí của nhà nông, song nó lại có ảnh hưởng quyết định đến năng suất.
Tuy nhiên không phải cứ bón phân nhiều là thu được năng suất cao. Phân bón
chỉ có lợi khi được bón đúng cách. Các nghiên cứu cho thấy cây không phải
chỉ hút các chất khoáng từ rễ mà lá và các cơ quan trên mặt đất khác kể cả vỏ
thân cũng có thể hút thức ăn một cách trực tiếp qua các mô bề mặt. Có thể coi
việc bón phân qua lá là một biện pháp bổ sung, cung cấp tương đương như
một mũi tiêm trong y học, cho phép ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cây.

Vào giữa những năm 1950 các nhà khoa học tại trường Đại học
Michigan Mỹ đã báo cáo trước Tiểu Ban Năng Lượng Nguyên tử của Quốc
hội Mỹ về việc cây trồng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng qua lá với
tốc độ khác nhau và theo tất cả các hướng. Việc sử dụng phân bón lá, mặc dù
với lượng phân bón rất nhỏ nhưng có tác dụng làm tăng quá trình phát triển
của cây, giảm được lượng phân bón vào đất và còn có khả năng tăng chất
lượng sản phẩm. Sau đó, các nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra
rằng phun qua lá tăng hiệu quả hơn bón qua gốc từ 8 - 10 lần và có thể cung
cấp vi lượng qua lá như phun kẽm, sắt, magiê, phốt pho, và hiệu quả của nó
có thể lên tới 20:1.
Do sử dụng phân bón phun qua lá và phân bón có nguồn gốc hữu cơ
dạng lỏng cho nên đã làm tăng đáng kể sản lượng và chất lượng nông sản
đồng thời với việc giảm rất đáng kể phân bón truyền thống và thuốc bảo vệ
thực vật độc hại, khó phân hủy.
Các công trình nghiên cứu cũng đã xác định được tốc độ hấp thụ của
các chất dinh dưỡng khác nhau, bảng 1.6 cho biết một số tốc độ hấp thụ của
chất dinh dưỡng khi được phun qua lá trong cây trồng.




Bảng 1.6. Tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng khi phun qua lá
Chất dinh dưỡng
Thời gian để hấp thụ 50%
Nitơ (sử dụng ure)
1/2 - 2 h
Phốt pho
5 - 10 ngày
Kali
10 - 24 h

Can xi
10 - 24 h
Magiê
10 - 24 h
Lưu huỳnh
5 - 10 ngày
Clo
1 - 4 ngày
Sắt
10 - 20 ngày
Kẽm
1- 2 ngày
Molibden
10 - 20 ngày
Nguồn: Trường Đại học Michigan, Mỹ [35]
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá
đạt tới 95%. Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so
với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. Khi dùng
phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm
chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học vào đất. Hạt thóc
cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể, làm cho gạo của
Philippin phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ
tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố
đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như
Fe, Zn, Cu, Mg, các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò
rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó,
khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân
đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng
giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường

hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố
trung, vi lượng. Ngoài ra, phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng,


tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu
trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường
khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh [30], [33].
Bón phân qua lá có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp sau:
- Rễ không hấp thu được dinh dưỡng: Rễ còn đầy đủ nhưng cây không
hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động
hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các
chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ
nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH
cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất
(sự đối kháng giữa các ion như K
+
và Ca
++
); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự
hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và
đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).
- Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công
hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).
- Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng
vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.
- Nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây
vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.
Các chế phẩm phân bón lá hiện nay trên thị trường rất phong phú. Tuy
nhiên có thể chia ra làm 3 nhóm [28]:
1. Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp

hoặc riêng rẽ.
2. Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín hoặc làm mau ra rễ.
3. Nhóm các loại thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh được phối trộn theo
tỷ lệ thích hợp.


Chế phẩm Kali ABA2 thuộc nhóm thứ 2 ở trên. Chế phẩm này là sự kết
hợp giữa các yếu tố đa lượng, vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng ở
một tỷ lệ nhất định có tác dụng: Giúp cây tăng năng suất, rút ngắn thời gian
thu hoạch, nâng cao chất lượng nông phẩm.
1.3. Các nghiên cứu về sử dụng phân bón và các chế phẩm bón lá cho cây
Hiện nay, các chế phẩm phân bón lá đang được nghiên cứu ngày càng
sâu, rộng trên nhiều đối tượng khác nhau để giúp cho cây sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao, cải thiện chất lượng nông sản.
Theo JemesL. và cộng sự (1990) cho thấy nguyên tố Kali và các yếu tố
dinh dưỡng phụ có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất củ khoai tây. Nếu
thiếu Kali thì lá có sự biến đổi mầu sắc và hình dạng rất rõ rệt có thể nhìn
thấy bằng mắt thường giữa công thức thí nghiệm (bổ sung Kali phun lên lá)
với đối chứng. Do vậy, năng suất củ của công thức thí nghiệm cao hơn được
rõ rệt (theo Nguyễn Văn Đính) [8]. Từ năm 1997 - 1999, các nhà khoa học
Washingtơn tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón KCl và K
2
SO
4
lên
lá cây khoai tây trên bình nguyên Colombia cho thấy phun KCl và K
2
SO

4
làm
tăng năng suất nhưng không làm tăng kích thước củ rõ rệt (theo Nguyễn Văn
Đính) [7].
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá cũng được
tiến hành trên nhiều đối tượng.
Theo Trần Thị Ngọc, phun chế phẩm Pomior làm tăng tốc độ tăng
trưởng mầm dâu, tăng tốc độ ra lá và các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất lá dâu. Cụ thể tăng năng suất lá dâu từ 18,73% - 44,95 % ở vụ xuân hè và
12,41% - 55,11% ở vụ hè thu [20].
Theo Nguyễn Tấn Lê (2010) trong điều kiện nhiệt độ cao ở vụ hè tại Đà
Nẵng khi trồng vừng có thể sử dụng dung dịch gibberellin với nồng độ 1,5 ppm
để ngâm hạt giống và phun vào lá làm cho quá trình sinh trưởng phát triển (chiều
cao cây, diện tích lá, trọng lượng tươi, trọng lượng khô, thời điểm ra hoa), năng


suất (số quả/cây, số hạt chắc/cây, trọng lượng 1.000 hạt, năng suất trên đồng
ruộng) và hiệu quả kinh tế của cây vừng tăng lên so với đối chứng [13].
Theo Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Như Khanh (2005): Phun bổ sung
KCl (2g/l) lên lá có tác dung làm tăng hàm lượng diệp lục, tăng số củ/khóm,
khối lượng củ/khóm và tăng năng suất 113,77% ở giống KT3 và 104,07 %
của giống khoai tây Mariellaso so với đối chứng [8].
Võ Minh Kha: Cây lấy củ, hạt như lúa, ngô, khoai tây, khoai lang nhu
cầu kali lớn hơn cây thu hoạch bằng lá. Nhu cầu bón kali cho cây còn tuỳ
thuộc từng loại đất, kĩ năng thâm canh với năng suất khác nhau thì nhu cầu
bón kali cũng khác nhau, với ruộng hai vụ lúa và một vụ mầu với năng suất
dự tính 4,5 tấn/ha trở lên nhất thiết phải bón kali cho cây qua lá [12].
Hoàng Thị Hà xử lý Zn (ZnSO
4
) và Mn (MnSO

4
) với các nồng độ:
0,03%; 0,04%; 0,05% bằng cách ngâm hạt trong 5h và phun lên lá đã khẳng
định Mn và Zn làm tăng hàm lượng diệp lục, diện tích lá tốt nhất là xử lý Zn,
Mn ở nồng độ 0,05% [9].
Võ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh và CS, khi nghiên cứu ảnh hưởng
của các chất chứa K (KCl, KClO
4
) trên các đối tượng khác nhau như lúa, đậu
tương bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc bón bổ sung kali có ảnh hưởng
tích cực đến khả năng sinh trưởng, hàm lượng diệp lục, cường độ quang hợp
và năng suất cây trồng [26].
Nguyễn Văn Thắng: Khi phun chế phẩm Komix cây lúa thoát khỏi tình
trạng nghẹn rễ, lá to bản và dày hơn, cứng hơn, chống đổ tốt hơn, trỗ tập
trung, không bị nghẹt đòng, lá đòng còn vàng sáng [23].
Theo Nguyễn Đình Thi và cộng sự phun bổ sung B, Zn và Mo đã làm
tăng số lượng và khối lượng nốt sần của lạc. Công thức xử lý phối hợp 0,03%
B + 0,03% Mo + 0,03% Zn có tác dụng tốt đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất lạc: Tăng năng suất sinh vật, năng suất kinh tế và hệ số kinh tế
(năng suất kinh tế tăng 22,40% so với đối chứng) [24].

×