Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

dạy học tích hợp theo chủ đề lien môn văn sử giáo dục công dân âm nhạc chủ đề đức tính của Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.21 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THƯỜNG TÍN
TRƯỜNG THCS KHÁNH HÀ
Địa chỉ: Xã Khánh Hà – Huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Điện thoại: 04466868368
Email:
PHIẾU THÔNG TIN
VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Tuyết
Ngày sinh: 25/09/1968 - Giáo viên Văn
Điện thoại: 0988708759
Email:

Hà Nội , tháng 12 năm 2014
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1
CỦA GIÁO VIÊN DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
VĂN – SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN – ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ :


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
2

PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN


VĂN – SỬ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN – ÂM NHẠC
Bài 23 – Tiết 97
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
TÍCH HỢP CÁC BÀI:
Ngữ văn 7: Bài 22 – Cách làm bài văn nghị luận chứng minh. (Tập làm văn)
Bài 23 – Đức tính giản dị của Bác Hồ .
Ngữ văn 9: Bài 1 – Phong cách Hồ Chí Minh.
Lịch sử 9: Bài 16+18 – Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Giáo dục công dân: Bài 1 – Sống giản dị.
Âm nhạc: Bài 7 lớp 6
Kết hợp tuyên truyền Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Kiến thức , kĩ năng , thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là :
3
Môn Ngữ văn , môn Lịch sử , môn Giáo dục công dân , môn Âm nhạc và tuyên truyền
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn – Sử , Văn –
GDCD, Văn – Âm nhạc và lồng ghép tuyên truyền vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
1/ Kiến thức :
* Qua môn Ngữ văn:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm, trong lời nói và bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu
dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích và bình luận ngắn gọn mà
sâu sắc; cảm nhận được giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.

- Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Bác.
Nội dung: Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối
sống của Hồ Chí Minh; sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời
* Qua môn Lịch sử:
- Học sinh nắm được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài và con
đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn mà Người tìm được.
- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng
* Qua môn Giáo dục công dân, Âm nhạc:
- Nắm được biểu hiện của lối sống giản dị và ý nghĩa của giản dị trong đời sống hiện
nay
2/ Kĩ năng :
* Qua môn Ngữ văn:
Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Trình bày, phân tích được những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận.
Kĩ năng sống :
4
- Tự nhận thức được những đức đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác. Làm chủ
bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo
tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống giản dị của Bác.
* Qua môn Lịch sử:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh lịch sử.
- Biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
* Qua môn Giáo dục công dân, Âm nhạc:
- Hiểu và biết sống giản dị, hòa đồng với bạn bè và mọi người

3/ Thái độ :
* Qua môn Ngữ văn:
- Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Qua môn Lịch sử:
-Giáo dục học sinh lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Qua môn Giáo dục công dân, Âm nhạc:
- Biết yêu quý cái giản dị, phê phán sự xa hoa, lãng phí
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Học sinh khối 7 Trường THCS Khánh Hà ( Lớp 7A, 7B, 7C)
IV. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA BÀI HỌC:
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị
nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm
đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ
một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo
đức của Người. Nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là
tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ,
không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức
của Người, chúng ta mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân và học sinh Việt Nam cần rèn
luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ
nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì
ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý
tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay,
xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn
ngon mặc đẹp. Song là mỗi người dân chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của
cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội
chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.
5
Bài tích hợp liên môn trên đây gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ của các môn học
văn, sử, giáo dục, và âm nhạc với nhau giúp cho học sinh yêu thích môn học hơn và

biết sống giản dị phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, có trách nhiệm với bản thân, biết
rèn luyện, trau dồi đạo đức và nỗ lực học tập để mai sau xứng đáng là những chủ nhân
tương lai xây dựng đất nước giàu mạnh như lời Bác đã dạy.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
- Đèn chiếu, giáo án , phiếu học tập, tranh ảnh
- Học liệu:
+ SGK các môn học Ngữ văn 7,9, giáo dục công dân lớp 7, Lịch sử 9, Âm nhạc 6.
+ Phim tư liệu về Bác Hồ, nhà sàn của Bác
+ Clip về hiện vật, sự giản dị Bác Hồ
+ Những mẩu chuyện về Bác Hồ.
+ Bài hát: Đôi dép Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
+ Các bài thơ ca ngợi sự giản dị của Bác: Thơ Tố Hữu, Việt Phương…
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài 23 - Tiết 97:
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm, trong lời nói và bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu
dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích và bình luận ngắn gọn mà
sâu sắc; cảm nhận được giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
- Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ đề: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại
Nội dung: Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống
của Hồ Chí Minh; sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần
phong phú của Bác.

2.Kĩ năng:
*Kĩ năng chuyên môn:
6
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Trình bày, phân tích được những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận.
*Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức được những đức đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác. Làm chủ
bản thân: xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo
tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống giản dị của Bác.
3.Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường theo tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
B. CHUẨN BỊ
-GV: - SGK, SGV, chân dung tác giả Phạm Văn Đồng.
- Tranh, clip, bài thơ, mẩu chuyện về cuộc sống giản dị của Bác.
- Tìm hiểu kĩ nội dung bài, chuẩn kiến thức, soạn bài.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Soạn bài theo định hướng câu hỏi SGK và sự hướng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: Sĩ số?
2. Bài cũ:
Câu hỏi 1 :Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước
của nhân dân ta”?
Đáp án: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử
dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ
một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu

của ta”. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn
nghị luận.
Câu hỏi 2 : Lớp 6 em đã học bài thơ nào viết về Bác Hồ? Thông qua bài thơ ấy em
hiểu gì về Bác?
Đáp án: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ. Bác Hồ là Chủ tịch
nước phải lo trăm công nghìn việc nhưng Bác sống giản dị, gần gũi và yêu thương mọi
người. Đặc biệt qua bài thơ, chúng ta thật xúc động trước tình cảm cao đẹp mà Bác Hồ
đã dành cho nhân dân, bộ đội, dân công.
7
3. Bài mới: Ở lớp 6, các em đã được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ
Minh Huệ, ai nấy đều xúc động trước hình ảnh bình dị của:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một…
Hôm nay, thêm một lần nữa, chúng ta nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng – người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhiều năm với bác. Đó là
văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động 1 Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- HS đọc chú thích */SGK
H. Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng? -
GV: Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà
văn hóa lớn của dân tộc,ông từng giữ nhiều cương vị
quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng.Ông còn
người học trò, người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
H. Đoạn trích rút từ tác phẩm nào ? Đoạn trích rút từ
bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của

dân tộc, lương tâm của thời đại”
- > Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ
tịch HCM (1970).
- GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
- Chú ý các chú thích SGK. Ngoài 7 từ khó SGK đã
giải nghĩa, các em thấy cần giải thích thêm từ nào nữa?
(Nhất quán: thống nhất…)
H. Văn bản được viết theo thể loại văn gì? (Nghị luận
chứng minh ngoài ra còn kết hợp với giải thích và bình
luận.) ( Tích hợp bài 22- Tập làm văn 7)
H. Bài văn nghị luận về vấn đề gì? (Ca ngợi đức tính
giản dị của Bác Hồ ).
H. Theo em, bố cục của VB được chia làm mấy phần?
- Bố cục 2 phần:
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906-
2000), quê Quãng Ngãi.
- Nhà cách mạng nổi tiếng,
nhà văn hóa lớn của dân
tộc.
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: Đoạn trích rút
từ bài “Chủ tịch Hồ Chí
Minh tinh hoa và khí
phách của dân tộc, lương
tâm của thời đại”
- Thể loại: Nghị luận
chứng minh kết hợp giải

thích, bình luận.
- Bố cục: 2 phần
8
+ Từ đầu…-> cao đẹp: Nhận định chung về đức tính
giản dị của Bác Hồ.( Nêu vấn đề -mở bài)
+ Còn lại: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.
(GQVĐ)
H. Em có nhận xét gì về bố cục văn bản?
Gv: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần
như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận.
Bài chỉ có 2 phần MB và TB.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
* Phương pháp thảo luận, trao đổi, phân tích về đức
tính giản dị của Bác.
- HS đọc phần 1/SGK
H. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở
bài? (Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị
với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh ).
H. Em có nhận xét gì về cách trình bày luận điểm
chính? Tác dụng của cách trình bày luận điểm đó?(Nêu
vấn đề trực tiếp, lập luận tương phản để nhấn mạnh
luận điểm chính, hấp dẫn người đọc)
H. Bên cạnh việc nêu luận điểm chính, ở phần mở bài
còn có đoạn văn: “Thật kì diệu… tuyệt đẹp”. Em hãy
cho biết vai trò và ý nghĩa của đoạn văn đó? (Mở rộng,
giải thích cho luận điểm, dẫn dắt nối tiếp phần thân
bài)
GV: Trình chiếu và giới thiệu với HS về lối sống và
quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài,

khi về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng
Việt Nam. (Tích hợp lịch sử 9)
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Nêu vấn đề:
- Sự nhất quán giữa cuộc
đời hoạt động chính trị lay
trời chuyển đất với đời
sống bình thường giản dị
và khiêm tốn của Hồ Chủ
Tịch.
Nêu vấn đề trực tiếp,
lập luận tương phản.
9
H.
Lời
nhận
định
đó đã
thể
hiện
thái
độ gì
của tác giả ?
- HS đọc phần 2.
H. Để chứng minh cho luận điểm chính ở phần nêu vấn
đề tác giả đã phát triển thành những luận điểm nhỏ nào
ở phần thân bài?
+Sự giản dị trong sinh hoạt, việc làm, quan hệ với mọi
người của Bác.
+Sự giản dị trong lời nói, bài viết.

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm một câu, sử
dụng kĩ thuật thảo luận nhóm để học sinh thực hiện
các yêu cầu sau:
H. Tìm dẫn chứng về đức tính giản dị của Bác trong
sinh hoạt, việc làm, quan hệ với mọi người của Bác
được thể hiện trong bài văn? ( nhóm 1)
H. Qua việc tìm hiểu đoạn văn trên, em có nhận xét gì
về cách lập luận, cách nêu dẫn chứng, nhận xét, của tác
giả? ( nhóm 2).
- HS thảo luận nhóm (3 phút), đại diện trả lời, HS khác
nhận xét, bổ sung:
Nhóm 1:
+ Trong đời sống: bữa ăn vài ba món, ăn không để rơi
vãi, ăn xong bao giờ cái bát cũng sạch, thức ăn còn lại
được sắp xếp tươm tất.
=>Ngợi ca cuộc đời và
phong cách sống cao đẹp
của Bác.
2.Giải quyết vấn đề:
a.Giản dị trong đời sống
sinh hoạt, việc làm, quan
hệ .
- Bữa cơm: Thanh đạm,
giản dị, dân dã
- Nơi ở: Đơn sơ, thoáng
mát, tràn ngập cảnh sắc
thiên nhiên.
10
+ Trong sinh hoạt: Nhà sàn vẻn vẹn có vài ba phòng
luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương

thơm…
+ Trong việc làm: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày
làm việc, từ lớn đến nhỏ: cứu nước, cứu dân, trồng
cây,…
- Việc làm: Cẩn trọng, yêu
công việc.
- Quan hệ: Gần gũi, yêu
thương. Quan tâm
-> Dẫn chứng tiêu biểu,
phong phú, cụ thể, xác
thực, toàn diện, nhận xét,
bình luận sâu sắc, lập luận
11
+ Quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí.
Nói chuyện với các cháu miền Nam. Đi thăm nhà tập
thể công nhân, đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kỳ,
Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
GV: Chốt vấn đề và sử dụng các clip, tranh ảnh Và
tích hợp ngữ văn 9 – bài 1 (Phong cách Hồ Chí
Minh) để minh họa cho sự giản dị của bác trong đời
sống, sinh hoạt.
Nhóm 2: Dẫn chứng tiêu biểu, phong phú, cụ thể, xác
thực, toàn diện, nhận xét, bình luận sâu sắc thấm đượm
tình cảm chân thành, lập luận chứng minh kết hợp bình
luận, biểu cảm.
H. Từ đó giúp em cảm nhận được gì về đức tính giản dị
của Bác?
Vậy em hiểu giản dị là gì? Biểu hiện cụ thể của giản
dị? (Tích hợp môn GDCD 7)
H. Ngoài việc trình bày những dẫn chứng để chứng

minh, tác giả còn đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, bình
luận. Em hãy tìm những câu văn thể hiện điều đó?
- GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm , yêu cầu
HS thảo luận chung về những vấn đề sau:
H. Em hiểu gì về đoạn văn bình luận về ý nghĩa, giá trị
của đức tính giản dị của Bác? Nhà tu hành và những
bậc hiền triết sống ẩn dật có cuộc sống như thế nào?
H. Vì sao là một vị Chủ Tịch mà Bác lại sống giản dị
như vậy? Việc đánh giá nhận xét, bình luận như vậy có
tác dụng gì? (Tinh thần yêu nước, thương dân)
(Tích hợp tập làm văn, ngữ văn8, 9)
- Đại diện nhóm trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận
xét, bổ sung.
- GV khuyến khích HS tự do trình bày ý kiến về những
lời bình luận cũng như những suy nghĩ của cá nhân về
lối sống. Qua đó tăng cường kĩ năng tự nhận thức của
chứng minh kết hợp bình
luận, biểu cảm.
=> Giản dị là một trong
những phẩm chất thể hiện
tư tưởng, tình cảm cao đẹp
của Bác.
12
bản thân về lối sống lành mạnh, giản dị.
GV bình: Để làm rõ sự giản dị về đời sống vật chất
càng hòa nhập với đời sống tinh thần phong phú, sôi
nổi của Bác.
- GV: (Những nhà tu hành họ rời bỏ cuộc đời bình
thường để sống theo những qui định chặt chẽ của
một tôn giáo nào đó, những nhà hiền triết là những

người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết nhưng họ
sống xa lánh với xã hội và vui với cuộc sống an nhàn
của riêng mình. Còn sự giản dị của Bác không phải
sống khắc khổ như các nhà tu hành, hiền triết đời
xưa, Người sống giản dị về vật chất vì người có đời
sống tinh thần phong phú, sôi nổi, Người sống giữa
cuộc đời với bao bề bộn, lo toan. Người trải qua cụôc
kháng chiến gian khổ ác liệt của quần chúng nhân
dân. Chính vì thế Bác là người hiểu hơn ai hết sự
khó khăn của đất nước lúc bấy giờ-> Cuộc sống vật
chất giản dị càng làm nổi bật sự phong phú về đời
sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác. Sự giản
dị là biểu hiện của đời sống văn minh, lành mạnh mà
Bác đã nhiều lần nói đến: “Sáng ra bờ suối…thật là
sang” (Tức cảnh Pác Bó)… Một cuộc sống cao đẹp
về tinh thần, phong phú về tình cảm, không màng
đến vật chất tầm thường và cũng không vì thỏa mãn
cá nhân mà tất cả vì dân vì nước. Bác thực sự là một
tấm gương sáng cho ta học tập trong thời đại ngày
nay.
(Tích hợp tuyên truyền, vận động học tập làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.)
- GV chuyển ý – HS đọc đoạn tiếp theo (b)
H. Tác giả không chỉ cho chúng ta thấy được sự giản dị
trong đời sống, việc làm, quan hệ của Bác. Tác giả còn
chứng minh Bác giản dị ở phương diện nào nữa?
H. Tìm dẫn chứng để chứng minh? Nhận xét về dẫn
chứng tác giả đưa ra?
- GV liên hệ mở rộng: Trong phút giây thiêng liêng
b.Giản dị trong lời nói,

bài viết
- “Không có gì quí hơn
độc lập tự do”.
- “Nước Việt Nam là
một…không bao giờ thay
đổi”
13
của buổi tuyên ngôn độc lập, Bác cũng rất giản dị
nói: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Chính lời
nói giản dị đó đã làm xúc động hàng triệu trái tim
người Việt Nam…
-> Tác giả mới chứng minh sự giản dị trong lời nói mà
chưa có dẫn chứng trong bài viết.
H. Để bài viết được đầy đủ ý, Nếu được viết tiếp thì em
sẽ đưa ra những dẫn chứng nào? (Thảo luận nhóm)
+ Năm điều bác dạy.
+ Thơ chúc tết
+ Lời khuyên thanh niên
+ Bài thơ Cảnh khuya…
H. Nhận xét về dẫn chứng và cách lập luận ở đoạn văn
này?
H. Sự giản dị trong lời nói, trong bài viết của Bác có
tác dụng gì?
H. Qua bài văn em học tập được gì về cách trình bày
luận điểm, dẫn chứng, cách lập luận của tác giả?
H. Từ đó em cảm nhận được điều gì ở Bác?

- HS đọc ghi nhớ/ SGK
->Dẫn chứng tiêu biểu, cụ
thể, lập luận chứng minh

kết hợp bình luận, biểu
cảm.
=> Dễ hiểu, có sức tập
hợp, lôi cuốn, cảm hóa
lòng người.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
+ Lối viết đặc sắc, luận
điểm rõ ràng, luận cứ toàn
diện, dẫn chứng cụ thể,
xác thực, lập luận chứng
minh kết hợp bình luận,
biểu cảm.
+ Giọng văn sôi nổi, thiết
tha.
b. Nội dung: Đức tính
giản dị trong đời sống vật
chất của Bác hòa hợp với
đời sống tinh thần sôi nổi,
phong phú với tư tưởng,
tình cảm cao đẹp.
Ghi nhớ SGK
14
H. Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối
với Bác ?
Tác giả: Là người kính yêu ,cảm phục và trân trọng
Bác.Ca ngợi Bác một cách chân thành,nồng nhiệt.
H. Qua việc tìm hiểu bài văn, tác giả Phạm Văn Đồng
đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị
của Bác. Ngoài tác giả PVĐ còn có rất nhiều nhà văn,

nhà thơ ca ngợi sự giản dị của Bác. Em hãy đọc một
vài ví dụ? (GV phát phiếu học tập)
Cá nhân, nhóm trình bày:
- Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà (Tố hữu)
- Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ
Đã đi khắp nẻo quê nhà Bác ơi (Tạ Hữu Yên)
- Nhà nhỏ đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn (Tố Hữu)
Trong quan hệ với mọi người, mặc dù là một Chủ
Tịch nhưng rất đổi gần gủi thân thương: Rồi Bác đi
dém chăn. Từng người từng người một…(Minh Huệ)
H. Giản dị chỉ là một trong rất nhiều phẩm chất đạo
đức tốt đẹp của Bác, vậy em còn biết những phẩm chất
nào nữa? Bài hát nào thể hiện điều đó?
- Yêu thương con người
Em hãy thể hiện ca khúc này cho cả lớp nghe.
Cả lớp nghe hát: HS có thể hát bài Ai yêu Bác Hồ
Chí Minh hơn …nhi đồng– Âm nhạc lớp 6.
- GV cho HS nghe bài hát: Bác Hồ Một tình yêu bao
la- NSND Thu Hiền thể hiện) Tích hợp Âm nhạc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập, củng cố
H. Qua văn bản, em hiểu gì về đức tính giản dị và ý
nghĩa của nó trong đời sống? (GDCD 7)
H. Em học tập được gì về tấm gương đạo đức HCM?
Những việc làm cụ thể?
- GV liên hệ giáo dục kết hợp tuyên truyền, học tập.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống
giản dị của Bác.
IV. Luyện tập, củng cố

- HS trình bày trước lớp
học
- Kể mẩu chuyện ngắn
Về Bác.
- Bài tập về nhà: Viết
đoạn kết cho Văn bản.
15
- HS tự nhận thức được những đức đức tính giản dị
bản thân cần học tập ở Bác. Làm chủ bản thân, xác
định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của
bản thân theo tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống
giản dị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường theo
tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
H. Em hãy kể một câu chuyện nói về sự giản dị hay
tình yêu thương của Bác Hồ cho nhân dân ta?
* GV sử dụng kĩ thuật viết sáng tạo.
- Cho HS đọc bài tập 1, nêu yêu cầu cho HS đọc bài
đọc thêm “Hồ Chủ Tịch - hình ảnh dân tộc”
- Nếu được phép, hãy viết thêm phần kết cho bài văn.
- Hướng dẫn HS nêu nhận thức về lối sống (lành mạnh,
giản dị) của Bác, rút ra bài học cho bản thân, học và
làm theo tấm gương của Bác.
4. Hướng dẫn về nhà :
- Học, nắm vững nội dung bài học, thuộc ghi nhớ SGK.
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Hoc ôn tất cả các bài Tiếng Việt đã học từ HK II chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Đọc kỹ phần luyện tập SGK

VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC :
* Nội dung:
1.Về kiến thức:
Đánh giá ở 3 cấp độ :
Nhận biết:
- Sự giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong lối sống, trong quan hệ với mọi
người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết là một trong những phẩm chất cao đẹp.
- Nhận ra nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn
chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích và bình luận ngắn gọn mà sâu
sắc; cảm nhận được giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
Thông hiểu:
- Biểu hiện của giản dị và ý nghĩa của sự giản dị trong đời sống xã hội.
16
- Xác định luận điểm của văn bản nghị luận, cách dùng dẫn chứng trong văn chứng
minh. Xác đinh bố cục ba phần của văn bản.
Vận dụng:
- Có lối sống giản dị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh.
- Biết rèn luyện, trau dồi đạo đức, nỗ lực học tập vì ngày mai lập nghiệp.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ các tác phẩm nghị luận văn học.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống giản dị của Bác. Bản thân cần
học tập về sự giản dị của Bác.
- Trình bày, phân tích được những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
3. Về thái độ:
- Kính yêu và tự hào về Bác.
- Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường theo tấm gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Phê phán những biểu hiện không giản dị trong bạn bè, mọi người xung quanh.

*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm , tổ)
- GV đánh giá kết quả ,sản phẩm của học sinh
- GV chấm sản phẩm của từng nhóm và từng học sinh
VIII. CÁC SẢN PHẨM :
1. Sản phẩm đã thiết kế của giáo viên:
- Mô tả hoạt động dạy và học qua bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" - Chủ đề tích
hợp liên môn - Giáo án word
- Bài giảng điện tử : ""Đức tính giản dị của Bác Hồ"- Chủ đề tích hợp liên môn
- Video, clip minh họa cho các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh
17
2. Sản phẩm của Học sinh:
* Đại diện các nhóm trình bày:

18
Nhóm trưởng Nguyễn Đức Thịnh trình bày trước lớp
Nhóm trưởng Nguyễn Thị Lan Anh trình bày trước lớp
* Phiếu bài tập của các nhóm:
19
* Hình ảnh cả lớp hát tập thể bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi
đồng .
- Đoạn văn của cá nhân là bài tập về nhà.
Sau khi chấm phiếu bài tập kết hợp cùng ý kiến phát biểu cảm nhận của học
sinh về Bác, chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết vận dụng kiến thức của các bài học
đề giải quyết các bài tập nhóm, lựa chọn và đưa ra các đoạn văn, câu thơ nói về sự giản
dị của bác hồ. Thấy cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Kết quả đạt
được là rất tốt.
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào
một môn học nào đó là hết sức cần thiết, điều đó thực sự mang lại hiệu quả cho học
sinh. Giúp các em không những học giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp các kiến

thức liên môn học lại với nhau để phát triển thành một con người phát triển toàn diện.
Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp cho người giáo viên không ngừng
trau rồi kiến thức các bộ môn khác để dạy bộ môn của mình một cách hấp dẫn hơn và
hiệu quả cao hơn.
Trên đây là bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn của tôi, mặc dù
đã hết sức cố gắng xong do năng lực, thời gian và kinh nghiệm còn có hạn nên sản
phẩm của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý
báu từ các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo.
Xin trân trọng cảm ơn.
20

Hết




21

×