Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TRẮC NGHIỆP đáp án kế TOÁN tài CHÍNH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.56 KB, 26 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KTTC2 - 2014
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Mua 1 TSCĐ hữu hình, giá thanh toán 440.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%, chưa
thanh toán cho bên bán. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt 2.200.000đ (gồm thuế
GTGT 10%). Hoa hồng trả cho người môi giới mua tài sản 1.500.000đ. Nguyên giá
TSCĐ trên là:
a. 445.500.000
b. 403.500.000
c. 402.000.000
d. 442.700.000
2. Nhập khẩu thiết bị dùng cho quản lý doanh nghiệp với giá 8.000 USD, thuế nhập khẩu
20%, thuế GTGT 10%. Tất cả đã trả bằng chuyển khoản. Chi phí hải quan, thuê kho bãi,
vận chuyển là 1.100.000đ (trong đó thuế GTGT 10%), đã trả bằng tiền tạm ứng. Biết tỷ
giá 20.000 VND/USD. Nguyên giá TSCĐ trên là:
a. 212.200.000
b. 212.300.000
c. 209.000.000
d. 193.000.000
Sử dụng nội dung sau để trả lời câu hỏi 8, 9, 10:
Nhập khẩu 1 TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, giá mua 30.000 USD, thuế nhập khẩu 3%, thuế GTGT 10%. Doanh
nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ và các khoản thuế. Tỷ
giá giao dịch thực tế khi nhập khẩu là 20.500VND/USD. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng
tiền mặt 2.100.000đ (đã có thuế GTGT 5%).
3. Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu
a. 63.555.000
b. 63.545.000
c. 63.345.000
d. 64.345.000
4. Nguyên giá của TSCĐ này:
a. 635.550.000


b. 635.450.000
c. 694.950.000
d. 696.050.000
5. Thuế GTGT được khấu trừ:
a. 63.445.000
b. 63.655.000
c. 63.645.000
d. 64.445.000
6. Mua 1 TSCĐ hữu hình, giá thanh toán 330.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%, chưa
thanh toán cho bên bán. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt 1.100.000đ (gồm thuế
GTGT 10%). Hoa hồng trả cho người môi giới mua tài sản 1.500.000đ. Nguyên giá
TSCĐ trên là:
a. 332.500.000
b. 302.500.000
c. 332.600.000
d. 302.600.000
7. Nhập khẩu thiết bị dùng cho quản lý doanh nghiệp với giá 10.000 USD, thuế nhập khẩu
20%, thuế GTGT 10%. Tất cả đã trả bằng chuyển khoản. Chi phí hải quan, thuê kho bãi,
vận chuyển là 2.200.000đ (trong đó thuế GTGT 10%), đã trả bằng tiền tạm ứng. Biết tỷ
giá 20.000 VND/USD. Nguyên giá TSCĐ trên là:
a. 242.200.000
b. 202.000.000
c. 202.200.000
d. 242.000.000
Sử dụng nội dung sau để trả lời câu hỏi 18, 19, 20:
Nhập khẩu 1 TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, giá mua 20.000 USD, thuế nhập khẩu 3%, thuế GTGT 10%. Doanh
nghiệp đã dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ và các khoản thuế. Tỷ
giá giao dịch thực tế khi nhập khẩu là 20.500VND/USD. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng
tiền mặt 1.050.000đ (đã có thuế GTGT 5%).

8. Thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu
a. 41.000.000
b. 42.330.000
c. 42.230.000
d. 42.335.000
9. Nguyên giá của TSCĐ này:
a. 464.300.000
b. 423.300.000
c. 464.350.000
d. 452.000.000
10.Thuế GTGT được khấu trừ:
a. 42.280.000
b. 42.000.000
c. 43.330.000
d. 43.335.000
ĐỌC THÔNG TƯ Số: 45/2013/TT-BTC, ngày 25 tháng 4 năm 2013
11.Nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
a. Đánh giá lại giá trị TSCĐ
b. Đầu tư nâng cấp TSCĐ
c. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được
quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.
d. Các trường hợp trên đều đúng
12.Đánh giá lại giá trị TSCĐ được thực hiện trong các trường hợp:
a. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp,
chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán,
khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần,
chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
c. Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
d. Các trường hợp trên đều đúng

13.Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định:
a. Không được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch
toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
b. Được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó và được hạch toán các chi
phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
c. Được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán
các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
d. Không có đáp án nào đúng
14.Các chi phí sửa chữa tài sản cố định:
a. Được tính tăng nguyên giá TSCĐ và được hạch toán trực tiếp hoặc phân
bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
b. Không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp
hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.
c. Không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà không được hạch toán trực
tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
d. Không có đáp án nào đúng
15.Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá
một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động
ban đầu:
a. Được ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
b. Được ghi tăng chi phí khác trong kỳ.
c. Không được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ.
d. Được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ.
16.Đối với TSCĐ thuê hoạt động:
a. Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo
các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.
b. Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo
các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí
hoạt động tài chính trong kỳ.

c. Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý
TSCĐ cho thuê.
d. Đáp án a và c đúng.
17.Đối với TSCĐ thuê tài chính:
a. Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi
thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
b. Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực
hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
c. Đáp án a và b đúng.
d. Đáp án a và b sai.
18.Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ là: Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải
trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
a. TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh.
b. TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
c. TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của
doanh nghiệp.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
19.Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ là: Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải
trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
a. TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của
doanh nghiệp
b. TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của
doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước
sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao
động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây
dựng).
c. TSCĐ được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh

nghiệp.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
20.Đối với TSCĐ thuê tài chính:
a. Doanh nghiệp thuê phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc
sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
b. Doanh nghiệp cho thuê phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ
thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
c. Doanh nghiệp thuê phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc
sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại
tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu
hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
21.Doanh nghiệp được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ:
a. Một lần đối với một tài sản.
b. Hai lần đối với một tài sản.
c. Không được thay đổi đối với mọi tài sản.
d. Được phép thay đổi nhiều lần tùy quyết định của doanh nghiệp.
22.Doanh nghiệp được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ:
a. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt
quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ
b. Không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ
hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.
c. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt
quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
23.Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao:
a. Được khấu hao nhanh, tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định
theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.

b. Doanh nghiệp được trích khấu hao nhanh, tối đa không quá 2 lần mức
khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công
nghệ. Nếu vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ, thì phần trích
vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính
thuế thu nhập trong kỳ.
c. Doanh nghiệp được trích khấu hao nhanh gấp 2 lần mức khấu hao xác
định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Nếu vượt 2
lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ, thì phần trích vượt mức khấu
hao nhanh (quá 2 lần) tiếp tục được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
trong kỳ.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
24.TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là:
a. Máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
b. Thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu
năm
c. Máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và
phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm
d. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp.
25.Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh
trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch
địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép
chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh:
a. Đều là TSCĐ vô hình.
b. Không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp.
c. Không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của
Luật thuế TNDN.
d. Không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 5 năm theo quy định của

Luật thuế TNDN.
KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
26.Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là các hoạt động:
a. Đầu tư về vốn vào doanh nghiệp khác nhằm mục đích sinh lợi
b. Đầu tư về hoạt động bán hàng nhằm mục đích sinh lợi
c. Góp vốn tham gia liên doanh, liên kết
d. Tất cả các hoạt động trên
27.Theo mức độ đầu tư (mức độ nắm giữ quyền kiểm soát hay quyền biểu quyết), được coi
là đầu tư vào công ty con khi công ty mẹ nắm giữ:
a. Trên 50% đến 70% quyền biểu quyết
b. Trên 70% đến 100% quyền biểu quyết
c. Trên 20% đến 50% quyền biểu quyết
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
28.Quyền kiểm soát của công ty mẹ ở công ty con là:
a. Quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con
nhằm thu được lợi ích từ hoạt động của công ty con.
b. Quyền được hưởng các khoản thu nhập từ công ty con.
c. Quyền được miễn trừ rủi ro từ hoạt động của công ty con.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
29.Trường hợp người vay thanh toán chậm, số tiền thu được do phạt nợ quá hạn sẽ ghi:
a. Tăng doanh thu tài chính
b. Tăng thu nhập khác
c. Tăng chi phí khác
d. Tăng chi phí tài chính
30.Đầu tư góp vốn liên doanh là:
a. Thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện
hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên
doanh.
b. Thỏa thuận bằng hợp đồng của hai bên để cùng thực hiện hoạt động kinh
tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.

c. Thỏa thuận bằng hợp đồng của nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động
kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
31.Theo mức độ đầu tư (mức độ nắm giữ quyền kiểm soát hay quyền biểu quyết), được coi
là đầu tư vào công ty con khi công ty mẹ nắm giữ:
a. Dưới 20% quyền biểu quyết
b. Từ 20% đến 50% quyền biểu quyết
c. Trên 50% quyền biểu quyết
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
32.Quyền đồng kiểm soát là:
a. Quyền được góp vốn và quyền được hưởng thu nhập từ liên doanh.
b. Quyền yêu cầu liên doanh cung cấp thông tin hoạt động.
c. Quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách
tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp
đồng.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
33.Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể được thể hiện qua:
a. Có đại diện trong hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của
công ty liên kết.
b. Có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, hoặc có các
giao dịch quan trọng giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư.
c. Có sự trao đổi về cán bộ quản lý, hoặc có sự cung cấp thông tin kỹ thuật
quan trọng.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
34.Trên BCTC riêng của nhà đầu tư, khoản đầu tư tài chính được kế toán theo:
a. Phương pháp giá gốc
b. Phương pháp vốn chủ sở hữu
c. Kết hợp cả phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
35.Trên BCTC hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư tài chính được kế toán theo:

a. Phương pháp giá gốc
b. Phương pháp vốn chủ sở hữu
c. Kết hợp cả phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
36.Khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con được ghi nhận theo:
a. Giá mua
b. Giá gốc
c. Giá trị thuần của khoản đầu tư
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
37.Quyền kiểm soát của công ty mẹ được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn
50% quyền biểu quyết tại công ty con trong các trường hợp:
a. Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền
biểu quyết.
b. Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo
quy chế thỏa thuận.
c. Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên
HĐQT hoặc cấp quản lý tương đương; hoặc công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại
các cuộc họp của HĐQT hoặc cấp quản lý tương đương.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
38.Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể là nhà đầu tư:
a. Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết
b. Có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài
chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.
c. Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên HĐQT hoặc cấp
quản lý tương đương
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
39.Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể là nhà đầu tư:
a. Nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết
b. Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên HĐQT hoặc cấp
quản lý tương đương

c. Nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất từ
20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư trừ khi có quy định hoặc
thỏa thuận khác.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
40.Đầu tư tài chính là khoản đầu tư:
a. Nhà đầu tư chỉ nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết mà không có thỏa
thuận nào khác.
b. Góp vốn tham gia liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
mà nhà đầu tư có hoặc không có quyền đồng kiểm soát.
c. Đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư tài chính khác.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
41.Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp:
a. Ghi nhận khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc.
b. Điều chỉnh tăng hoặc giảm khoản đầu tư ban đầu tương ứng với phần sở
hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư.
c. Điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản đầu tư khi lợi ích của nhà đầu tư thay
đổi do có sự thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản
ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
d. Bao gồm tất cả các điểm trên
42.Phương pháp giá gốc là phương pháp:
a. Ghi nhận khoản đầu tư ban đầu theo giá gốc.
b. Ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các khoản được
chia từ lợi nhuận thuần lũy kế từ việc đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư.
c. Ghi nhận khoản giảm trừ giá gốc đầu tư các khoản khác mà nhà đầu tư
nhận được ngoài lợi nhuận được chia.
d. Bao gồm tất cả các điểm trên
43.Giá gốc khoản đầu tư vào công ty là:
a. Giá mua khoản đầu tư.
b. Giá trị thuần của khoản đầu tư.
c. Giá thực tế khoản đầu tư (Giá mua + Các chi phí liên quan đến việc

mua).
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
44.Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình đầu tư vào công ty con được kế toán
ghi:
a. Tăng giá gốc đầu tư vào công ty con.
b. Tăng chi phí hoạt động tài chính.
c. Giảm doanh thu hoạt động tài chính.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
45.Số cổ tức hay lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư vào công ty con, kế toán ghi:
a. Tăng giá trị khoản đầu tư.
b. Tăng doanh thu hoạt động tài chính.
c. Tăng doanh thu bán hàng.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
46.Số lãi khi thu hồi vốn đầu tư vào công ty con được ghi:
a. Tăng doanh thu hoạt động tài chính.
b. Tăng giá trị khoản đầu tư.
c. Tăng kết quả kinh doanh.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
47.Số lỗ khi thu hồi vốn đầu tư vào công ty con được ghi:
a. Giảm doanh thu hoạt động tài chính.
b. Tăng chi phí hoạt động tài chính.
c. Giảm giá trị khoản đầu tư.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
48.Trong hình thức kinh doanh đồng kiểm soát, các khoản chi phí chung phát sinh (nếu có)
liên quan đến hoạt động liên doanh được kế toán:
a. Mở sổ theo dõi riêng.
b. Định kỳ lập bảng phân bổ chi phí chung để phân bổ khoản chi phí chung
cho các bên tham gia liên doanh.
c. Bao gồm đáp án a và b.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.

49.Chi phí phát sinh từng bên tham gia liên doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh
đồng kiểm soát được kế toán:
a. Tập hợp chung cùng với chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
b. Tập hợp riêng chi tiết cho hoạt động liên doanh.
c. Giao toàn bộ chứng từ cho bên liên doanh theo dõi.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
50.Các khoản chi phí phát sinh chung mà các bên tham gia liên doanh phải cùng gánh chịu
được:
a. Kế toán tại đơn vị phát sinh chi phí chung phân chia cho các bên liên
doanh ngay từ khi chi phí phát sinh.
b. Kế toán tại đơn vị phát sinh chi phí chung tập hợp qua các tài khoản liên
quan rồi sau đó, dựa vào hợp đồng, kế toán phải lập bảng phân bổ chi phí phát sinh
chung cho các bên góp vốn liên doanh khác.
c. Các bên liên doanh có bộ phận kế toán theo dõi riêng.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
KẾ TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Sử dụng dữ liệu sau để làm các câu 51, 52, 53
- Số dư đầu tháng TK112.2: 20.980.000đ (1.000 USD).
- Trong tháng:
+ Thu được 1.000 USD do bán hàng, tỷ giá thực tế 21.000 VND/USD.
+ Chi 1.320 USD để mua vật liệu, trong đó thuế GTGT 10%, tỷ giá thực tế
21.001 VND/USD.
51.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân:
a. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.201.200 (1.200 × 21.001)
Nợ TK133: 2.520.120 (120 × 21.001)
Có TK112.2: 27.706.800 (1.320 × ĐGBQ: 20.990)
Có TK515: 14.520
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.188.000 (1.200 × 20.990)
Nợ TK133: 2.518.800 (120 × 20.990)

Nợ TK635: 14.520
Có TK112.2: 27.721.320 (1.320 × ĐGBQ: 21.001)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK152: 27.721.320 (1.320 × 21.001)
Nợ TK133: 2.721.320 (10% × 27.721.320)
Có TK112.2: 27.706.800 (1.320 × ĐGBQ: 20.990)
Có TK515: 2.735.840
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK152: 27.706.800 (1.320 × 20.990)
Nợ TK133: 2.770.680 (10% × 27.706.800)
Nợ TK635: 2.756.160
Có TK112.2: 27.721.320 (1.320 × ĐGBQ: 21.001)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
52.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập trước xuất
trước (FIFO):
a. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.201.200 (1.200 × 21.001)
Nợ TK133: 2.520.120 (120 × 21.001)
Có TK112.2: 27.713.600 (1.000 × 21.000 + 320 × 20.980)
Có TK515: 7.720
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.201.200 (1.200 × 21.001)
Nợ TK133: 2.520.120 (120 × 21.001)
Có TK112.2: 27.700.000 (1.000 × 20.980 + 320 × 21.000)
Có TK515: 21.320
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK152: 27.721.320 (1.320 × 21.001)
Nợ TK133: 2.721.320 (10% × 27.721.320)
Có TK112.2: 27.700.000 (1.000 × 20.980 + 320 × 21.000)
Có TK515: 2.742.640
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD

d. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.180.000 (1.000 × 20.980 + 200 × 21.000)
Nợ TK133: 2.520.000 (120 × 21.000)
Nợ TK635: 21.320
Có TK112.2: 27.721.320 (1.320 × 21.001)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
53.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập sau xuất
trước (LIFO):
a. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.201.200 (1.200 × 21.001)
Nợ TK133: 2.520.120 (120 × 21.001)
Có TK112.2: 27.700.000 (1.000 × 20.980 + 320 × 21.000)
Có TK515: 21.320
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK152: 27.721.320 (1.320 × 21.001)
Nợ TK133: 2.721.320 (10% × 27.721.320)
Có TK112.2: 27.700.000 (1.000 × 20.980 + 320 × 21.000)
Có TK515: 2.742.640
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.201.200 (1.200 × 21.001)
Nợ TK133: 2.520.120 (120 × 21.001)
Có TK112.2: 27.713.600 (1.000 × 21.000 + 320 × 20.980)
Có TK515: 7.720
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK152: 25.180.000 (1.000 × 20.980 + 200 × 21.000)
Nợ TK133: 2.520.000 (120 × 21.000)
Nợ TK635: 21.320
Có TK112.2: 27.721.320 (1.320 × 21.001)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.320 USD
Sử dụng dữ liệu sau để làm các câu 54, 55, 56
- Số dư đầu tháng TK112.2: 20.980.000đ (1.000 USD).
- Trong tháng:

+ Ngày 2/4: Thu được 1.000 USD do bán hàng, tỷ giá thực tế 21.000 VND/USD.
+ Ngày 8/4: Đơn vị đã chi 1.500.
+ Ngày 19/4: Chuyển khoản bán 400 USD thu bằng tiền mặt VND. Tỷ giá thực tế
21.010 VND/USD.
54.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân:
a. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.396.000 (400 × ĐGBQ: 20.990)
Nợ TK635: 8.000
Có TK112.2: 8.404.000 (400 × 21.010)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.404.000 (400 × 21.010)
Có TK112.2: 8.396.000 (400 × ĐGBQ: 20.990)
Có TK515: 8.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.396.000 (400 × ĐGBQ: 20.990)
Nợ TK635: 4.000
Có TK112.2: 8.400.000 (400 × 21.000)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.400.000 (400 × 21.000)
Có TK112.2: 8.396.000 (400 × ĐGBQ: 20.990)
Có TK515: 4.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
55.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập trước xuất
trước (FIFO):
a. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.400.000 (400 × 21.000)
Nợ TK635: 4.000
Có TK112.2: 8.404.000 (400 × 21.010)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.392.000 (400 × 20.980)
Nợ TK635: 12.000
Có TK112.2: 8.404.000 (400 × 21.010)

+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.404.000 (400 × 21.010)
Có TK112.2: 8.400.000 (400 × 21.000)
Có TK515: 4.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.404.000 (400 × 21.010)
Có TK112.2: 8.392.000 (400 × 20.980)
Có TK515: 12.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
56.Kế toán ghi sổ trong trường hợp đơn vị xuất ngoại tệ theo phương pháp nhập sau xuất
trước (LIFO):
a. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.400.000 (400 × 21.000)
Nợ TK635: 4.000
Có TK112.2 : 8.404.000 (400 × 21.010)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.392.000 (400 × 20.980)
Nợ TK635: 12.000
Có TK112.2: 8.404.000 (400 × 21.010)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.404.000 (400 × 21.010)
Có TK112.2: 8.400.000 (400 × 21.000)
Có TK515: 4.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK111.1: 8.404.000 (400 × 21.010)
Có TK112.2: 8.392.000 (400 × 20.980)
Có TK515: 12.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 400 USD
57.Số dư đầu tháng TK112.2: 1.000 USD, tỷ giá 20.980 VND/USD
Trong tháng: Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng 1.100 USD (đã bao gồm thuế xuất
khẩu 10%), tỷ giá thực tế thời điểm thu tiền 20.000 VND/USD.

a. + Bút toán 1: Nợ TK112.2: 22.000.000 (1.100 × 20.000)
Có TK511: 22.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK511: 2.000.000 (22.000.000/1,1 × 10%)
Có TK333.3: 2.000.000
+ Bút toán 3: Nợ TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.000 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK112.2: 22.000.000 (1.100 × 20.000)
Có TK511: 22.000.000 (1.100 × 20.000)
+ Bút toán 2: Nợ TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.000 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK112.2: 22.000.000 (1.100 × 20.000)
Có TK511: 22.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK511: 2.000.000 (22.000.000/1,1 × 10%)
Có TK333.3: 2.000.000
d. + Bút toán 1: Nợ TK112.2: 23.078.000 (1.100 × 20.980)
Có TK511: 23.078.000
+ Bút toán 2: Nợ TK511: 2.098.000 (23.078.000 /1,1 × 10%)
Có TK333.3: 2.098.000
+ Bút toán 3: Nợ TK007 (Tiền gửi ngân hàng): 1.000 USD
58.Dịch vụ do bên ngoài cung cấp cho hoạt động quản lý doanh nghiệp thanh toán bằng
tiền mặt 2000 USD. Tỷ giá thực tế: 20.005VND/USD, tỷ giá xuất ngoại tệ:
20.003VND/USD.
a. + Bút toán 1: Nợ TK642: 40.006.000 (2000 × 20.003)
Nợ TK635: 4.000
Có TK111.2: 40.010.000 (2000 × 20.005)
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền mặt): 200 USD
b. + Bút toán 1: Nợ TK642: 40.006.000 (2000 × 20.003)
Nợ TK635: 4.000
Có TK111.2: 40.010.000 (2000 × 20.005)
+ Bút toán 2: Nợ TK007 (Tiền mặt): 200 USD
c. + Bút toán 1: Nợ TK642: 40.010.000 (2000 × 20.005)
Có TK111.2: 40.006.000 (2000 × 20.003)

Có TK515: 4.000
+ Bút toán 2: Có TK007 (Tiền mặt): 200 USD
d. + Bút toán 1: Nợ TK642: 40.010.000 (2000 × 20.005)
Có TK111.2: 40.006.000 (2000 × 20.003)
Có TK515: 4.000
+ Bút toán 2: Nợ TK007 (Tiền mặt): 200 USD
59.Nhập khẩu TSCĐ giá mua 10.000 USD chưa thanh toán, thuế nhập khẩu được hải quan
xác định 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, tỷ giá thực tế 20.000 VND/USD. Đơn vị nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
a. + Bút toán 1: Nợ TK211: 220.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK133: 22.000.000
Có TK333.1.2: 22.000.000
b. + Bút toán 1: Nợ TK211: 220.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK133: 20.000.000
Có TK333.1.2: 20.000.000
c. Nợ TK211: 242.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000 + 22.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
Có TK333.1.2: 22.000.000
d. Nợ TK211: 240.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
Có TK333.1.2: 20.000.000
60.Nhập khẩu TSCĐ giá mua 10.000 USD chưa thanh toán, thuế nhập khẩu được hải quan
xác định 20.000.000đ, thuế GTGT 10%, tỷ giá thực tế 20.000 VND/USD. Đơn vị nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

a. + Bút toán 1: Nợ TK211: 220.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK133: 22.000.000
Có TK333.1.2: 22.000.000
b. + Bút toán 1: Nợ TK211: 220.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
+ Bút toán 2: Nợ TK133: 20.000.000
Có TK333.1.2: 20.000.000
c. Nợ TK211: 242.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000 + 22.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
Có TK333.1.2: 22.000.000
d. Nợ TK211: 240.000.000 (10.000 × 20.000 + 20.000.000 + 20.000.000)
Có TK331: 200.000.000 (10.000 × 20.000)
Có TK333.3: 20.000.000
Có TK333.1.2: 20.000.000
61.Đồng tiền chức năng:
a. Là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt
động.
b. Là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.
c. Là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt động
hoặc là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.
d. là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt động
và là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.
62.Đồng tiền trình bày:
a. Là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt
động.
b. Là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.

c. Là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt động
hoặc là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.
d. là đồng tiền của môi trường kinh tế chủ yếu nơi doanh nghiệp hoạt động
và là đồng tiền được sử dụng để trình bày BCTC.
63.Trường hợp nào dưới đây cơ sở hoạt động ở nước ngoài được coi là phần mở rộng của
doanh nghiệp báo cáo:
a. Hoạt động nước ngoài chủ yếu là bán hàng hóa được nhập khẩu từ DN
báo cáo
b. Kết quả hoạt động ở nước ngoài được chuyển lợi nhuận về cho DN báo
cáo.
c. Hoạt động nước ngoài chủ yếu là bán hàng hóa được nhập khẩu từ DN
báo cáo & chuyển lợi nhuận về cho DN báo cáo.
d. Cơ sở nước ngoài có tích lũy tiền và các khoản mục tiền tệ khác, đồng
thời phát sinh chi phí, tạo ra doanh thu & đi vay chủ yếu bằng đồng tiền bản tệ.
64.Trường hợp nào dưới đây cơ sở hoạt động ở nước ngoài được xem là một chủ thể hoạt
động độc lập:
a. Hoạt động nước ngoài chủ yếu là bán hàng hóa được nhập khẩu từ doanh
nghiệp báo cáo
b. Kết quả hoạt động ở nước ngoài được chuyển lợi nhuận về cho doanh
nghiệp báo cáo.
c. Hoạt động nước ngoài chủ yếu là bán hàng hóa được nhập khẩu từ doanh
nghiệp báo cáo & chuyển lợi nhuận về cho doanh nghiệp báo cáo.
d. Cơ sở nước ngoài có tích lũy tiền và các khoản mục tiền tệ khác, đồng
thời phát sinh chi phí, tạo ra doanh thu & đi vay chủ yếu bằng đồng tiền bản tệ.
65.Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái
phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí
sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là:
a. 3 năm.
b. 4 năm.
c. 5 năm.

d. 6 năm.
66.Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ
kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại:
a. Thời điểm đầu kỳ.
b. Thời điểm cuối kỳ.
c. Ngày lập BCTC.
d. Ngày giao dịch.
67.Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán: Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo
cáo theo:
a. Tỷ giá hối đoái đầu kỳ
b. Tỷ giá hối đoái cuối kỳ
c. Tỷ giá thực tế phát sinh
d. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
68.Cơ sở ở nước ngoài là đơn vị:
a. Hoạt động kinh doanh độc lập với doanh nghiệp báo cáo, có tư cách
pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế
toán.
b. Hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào doanh nghiệp báo cáo, có tư cách
pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế
toán.
c. Hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào doanh nghiệp báo cáo, có tư cách
pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của doanh nghiệp báo cáo làm đơn vị
tiền tệ kế toán.
d. Hoạt động kinh doanh độc lập với doanh nghiệp báo cáo, có tư cách
pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của doanh nghiệp báo cáo làm đơn vị
tiền tệ kế toán.
69.Những đặc điểm nhận biết một cơ sở ở nước ngoài:
a. Các hoạt động ở nước ngoài được tiến hành với mức độ độc lập cao với
doanh nghiệp báo cáo; các giao dịch với doanh nghiệp báo cáo chiếm tỷ trọng không
lớn trong các hoạt động ở nước ngoài.

b. Các hoạt động ở nước ngoài tự tài trợ là chính hoặc từ các khoản vay tại
nước ngoài hơn là từ doanh nghiệp báo cáo; các chi phí về lao động, nguyên vật liệu
và các bộ phận cấu thành khác của sản phẩm hoặc dịch vụ của hoạt động ở nước
ngoài được chi trả và thanh toán chủ yếu bằng đồng tiền của nước sở tại hơn là đơn
vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo.
c. Doanh thu của hoạt động ở nước ngoài chủ yếu bằng các đơn vị tiền tệ
khác với đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo; lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp báo cáo là biệt lập với các hoạt động hàng ngày của hoạt động ở nước ngoài,
không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động của hoạt động ở nước ngoài.
d. Bao gồm tất cả các đặc điểm trên.
70.Ngày lập báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài phải phù hợp với ngày lập báo cáo tài
chính của doanh nghiệp báo cáo. Trường hợp không thể lập được báo cáo tài chính cùng
ngày thì cho phép tổng hợp báo cáo tài chính có ngày khác biệt không quá:
a. 2 tháng
b. 3 tháng
c. 4 tháng
d. 5 tháng
KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
71."Chênh lệch vĩnh viễn" và "Chênh lệch tạm thời" là hai cụm từ mô tả sự chênh lệch
trong cách ghi nhận giữa kế toán tài chính và kế toán thuế về:
a. Doanh thu
b. Chi phí
c. Doanh thu và chi phí
d. Lợi nhuận
72.Kế toán tài chính ghi nhận tất cả doanh thu và chi phí theo:
a. Nguyên tắc phù hợp.
b. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Nguyên tắc phù hợp và quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
d. Tất cả các đáp án đều sai
73.Kế toán thuế ghi nhận doanh thu và chi phí theo:

a. Nguyên tắc phù hợp.
b. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Nguyên tắc phù hợp và quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp.
d. Tất cả các đáp án đều sai
74.Chênh lệch vĩnh viễn bao gồm:
a. Những khoản doanh thu và chi phí mà theo luật thuế thì phải ghi nhận
ngay nhưng theo nguyên tắc phù hợp của kế toán thì nó được chia ra làm nhiều kỳ.
b. Những khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ và các khoản chi phí không
được trừ quy định trong các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Bao gồm cả a và b.
d. Cả a và b đều sai.
75.Chênh lệch tạm thời là:
a. Những khoản doanh thu và chi phí mà theo luật thuế thì phải ghi nhận
ngay nhưng theo nguyên tắc phù hợp của kế toán thì nó được chia ra làm nhiều kỳ.
b. Những khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ và các khoản chi phí không
được trừ quy định trong các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Bao gồm cả a và b.
d. Cả a và b đều sai.
76.Chênh lệch tạm thời là:
a. Sự khác biệt về cách ghi nhận doanh thu và chi phí chỉ là tạm thời. Sau
một hoặc vài chu kỳ kế toán, sự chênh lệch sẽ không còn.
b. Là chênh lệch cố định, không thể nào rút ngắn được.
c. Bao gồm cả a và b.
d. Cả a và b đều sai.
77.Doanh nghiệp A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp ký hợp
đồng thực hiện dịch vụ trong 5 tháng, đã xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng
110.000.000đ/5 tháng (đã bao gồm 10% thuế GTGT). Vậy kế toán thuế ghi nhận doanh
thu là:
a. 100.000.000đ
b. 110.000.000đ

c. 20.000.000đ
d. 22.000.000đ
78.Doanh nghiệp A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp ký hợp
đồng thực hiện dịch vụ trong 5 tháng, đã xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng
110.000.000đ/5 tháng (đã bao gồm 10% thuế GTGT). Vậy kế toán tài chính ghi nhận
doanh thu là:
a. 100.000.000đ
b. 110.000.000đ
c. 20.000.000đ
d. 22.000.000đ
79.Các khoản chi phí được kế toán tài chính ghi nhận là chi phí nhưng kế toán thuế lại loại
khoản này ra khỏi chi phí tính thuế thì:
a. Lợi nhuận kế toán không thay đổi so với lợi nhuận theo quy định của
thuế vì việc làm trên chỉ tác động tới doanh thu và chi phí, còn lợi nhuận vẫn giữ
nguyên.
b. Lợi nhuận kế toán cao hơn lợi nhuận theo quy định của thuế.
c. Lợi nhuận kế toán thấp hơn lợi nhuận theo quy định của thuế.
d. Cả a, b và c đều sai.
80.Chênh lệch tạm thời chịu thuế:
a. Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế
b. Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
81.Chênh lệch tạm thời được khấu trừ:
a. Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế
b. Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
82.Công thức nào sau đây đúng:
a. Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế – Chi phí không hợp


b. Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí không hợp

c. Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán sau thuế – Chi phí không hợp lý
d. Thu nhập chịu thuế = Lợi nhuận kế toán sau thuế + Chi phí không hợp lý
83.Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp năm hiện
tại gánh nặng hơn so với các năm trong tương lai. Đây là khoản:
a. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
b. Chênh lệch tạm thời chịu thuế
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
84.Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nghĩa vụ nộp thuế của DN năm hiện tại giảm
nhẹ hơn so với các năm trong tương lai. Đây là khoản:
a. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
b. Chênh lệch tạm thời chịu thuế
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
85.Khi NVKT PS làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế < Thu nhập tính thuế. Trường hợp
này xảy ra khi:
a. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) > DT, thu nhập (Thuế)
b. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) = DT, thu nhập (Thuế)
c. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) < DT, thu nhập (Thuế)
d. Cả a, b và c đều sai.
86.Khi NVKT PS làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế < Thu nhập tính thuế. Trường hợp
này xảy ra khi:
a. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) > Chi phí (Thuế).
b. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) <Chi phí (Thuế).
c. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) = Chi phí (Thuế).
d. Cả a, b và c đều sai.
87.Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế > Thu nhập tính

thuế. Trường hợp này xảy ra khi:
a. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) > DT, thu nhập (Thuế)
b. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) = DT, thu nhập (Thuế)
c. NVKT PS làm cho DT, thu nhập (kế toán) < DT, thu nhập (Thuế)
d. Cả a, b và c đều sai.
88.Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho Lợi nhuận kế toán trước thuế > Thu nhập tính
thuế. Trường hợp này xảy ra khi:
a. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) > Chi phí (Thuế).
b. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) <Chi phí (Thuế).
c. NVKT PS làm cho Chi phí (kế toán) = Chi phí (Thuế).
d. Cả a, b và c đều sai.
89.Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là:
a. Số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế
TNDN của năm hiện hành.
b. Số thuế TNDN thu hồi được.
c. Số thuế TNDN phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thuế
và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.
d. Cả a, b và c đều sai.
90.Thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế:
a. Đều được xác định trên cơ sở lấy doanh thu trừ (-) chi phí cộng (+) thu
nhập khác
b. Doanh thu & chi phí để tính thu nhập chịu thuế & lợi nhuận kế toán
được quy định trong chế độ/chuẩn mực khác với quy định của thuế.
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
91.Theo quy định của thuế, trường hợp doanh nghiệp bán hàng không thu tiền ngay thì:
a. Doanh thu theo giá trị ghi trên hóa đơn bán hàng.
b. Doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của khoản
tiền sẽ thu được trong tương lai về giá trị hiện tại tại thời điểm hạch toán doanh thu
theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.

c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
92.Theo chuẩn mực kế toán, trường hợp doanh nghiệp bán hàng không thu tiền ngay thì:
a. Doanh thu theo giá trị ghi trên hóa đơn bán hàng.
b. Doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của khoản
tiền sẽ thu được trong tương lai về giá trị hiện tại tại thời điểm hạch toán doanh thu
theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
c. Bao gồm cả a và b
d. Cả a và b đều sai
93.Theo quy định của thuế, chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá được sử dụng
vào sản xuất kinh doanh:
a. Tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
b. Được tính và hạch toán chi phí này theo thực tế sử dụng và sản xuất kinh
doanh.
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.
d. Cả a, b và c đều sai.
94.Theo chuẩn mực kế toán, chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá được sử
dụng vào sản xuất kinh doanh:
a. Tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
b. Được tính và hạch toán chi phí này theo thực tế sử dụng và sản xuất kinh
doanh.
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.
d. Cả a, b và c đều sai.
95.Theo quy định của thuế, chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh
tiết:
a. Doanh nghiệp được tính theo số thực chi nhưng tối đa không quá 15%
chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp được tính theo số thực chi, không quy định mức khống
chế, doanh nghiệp tự quyết định trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả.
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.

d. Cả a, b và c đều sai.
96.Theo chuẩn mực kế toán,
a. Doanh nghiệp được tính theo số thực chi nhưng tối đa không quá 15%
chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp được tính theo số thực chi, không quy định mức khống
chế, doanh nghiệp tự quyết định trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả.
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.
d. Cả a, b và c đều sai.
97.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là:
a. Thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế & ưu đãi về
thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.
b. Thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế & ưu đãi về
thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
98.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả là:
a. Thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế & ưu đãi về
thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.
b. Thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản chênh
lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế & ưu đãi về
thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Đọc Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính; Luật số:
32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.
99.Công ty May 10 tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty tổ chức hội nghị

khách hàng, quà tặng cho 1.000 khách hàng đến tham dự hội nghị là áo sơ mi May 10.
Giá vốn 400.000đ/áo; giá bán 550.000đ/áo (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Công ty May
10 kê khai doanh thu tính thuế TNDN của áo sơ mi tặng:
a. 400.000.000đ
b. 500.000.000đ
c. 550.000.000đ
d. Không phải kê khai doanh thu tính thuế TNDN của áo sơ mi tặng.
100. Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà
1 năm là 100.000.000đ, đơn vị không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của
hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ. Vậy số thuế
TNDN trong năm là:
a. 100.000.000 x 1% = 1.000.000.
b. 100.000.000 x 2% = 2.000.000.
c. 100.000.000 x 5% = 5.000.000.
d. Có thể rơi vào 1 trong 3 mức trên, tùy theo số năm hoạt động của đơn vị.
101. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung
ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời
điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch
vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế
được tính theo:
a. Thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.
b. Thời điểm dịch vụ hoàn thành.
c. Việc lựa chọn thời điểm xác định doanh thu tính thuế là do thỏa thuận
giữa hai bên cung ứng dịch vụ và nhận dịch vụ.
d. Cả a, b và c đều sai.
102. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bán theo phương
thức trả góp, trả chậm là:
a. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả trả góp, trả chậm.
b. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp nhận được trong lần đầu tiên

giao hàng hoá, dịch vụ.
c. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, cộng tiền lãi trả góp, tiền lãi
trả chậm trả trong lần đầu tiên giao hàng hoá, dịch vụ.
d. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả
góp, tiền lãi trả chậm.
103. Hoá đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của
hoá đơn này được tính vào:
a. Tháng 12
b. Tháng 1
c. Tháng 2
d. Doanh nghiệp có thể chọn a hoặc b.
104. Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu thỏa mãn điều kiện:
a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp
luật.
c. Bao gồm cả điều kiện a và b.
d. Một trong hai điều kiện a hoặc b.
105. Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh
hoá tự nhiên không được bồi thường thì:
a. Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b. Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
c. Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế khi
doanh nghiệp lập đủ minh chứng theo quy định.
d. Cách xử lý khác.
106. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ:
a. Được miễn thuế vô điều kiện.
b. Được miễn thuế nhưng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa

học có thẩm quyền xác nhận.
c. Được miễn thuế nhưng phải có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên
cứu khoa học.
d. Bao gồm b và c
107. Năm 2011 doanh nghiệp B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2012 doanh nghiệp
B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 15 tỷ đồng thì:
a. Doanh nghiệp B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập chịu
thuế năm 2012.
b. Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, doanh nghiệp B phải theo dõi và chuyển toàn bộ
liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2011 nêu trên vào các năm tiếp theo,
không khống chế thời gian.
c. Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, doanh nghiệp B phải theo dõi và chuyển toàn bộ
liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2011 nêu trên vào các năm tiếp theo,
nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
d. Bao gồm a và c.
108. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp A có phát sinh:
- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh
doanh) là 2 tỷ đồng.
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp A là:
a. 2 tỷ (Do bù trừ lỗ 1 tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của
hoạt động kinh doanh máy tính hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán).
b. 3 tỷ (Cộng lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính và lãi 2 tỷ
đồng của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; lỗ 1 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất
phần mềm sẽ được chuyển lỗ trong năm 2013).
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 108 có thể hỏi khác đi như sau:
109. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp A có phát sinh (đơn vị: 1.000.000đ):

- Lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1.000.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1.000.
- Lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh
doanh) là 2.000.
Thu nhập tính thuế mà doanh nghiệp A phải nộp là:
a. 440 (2.000 × 22%).
b. 660 (3.000 × 22%).
c. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn a hoặc b.
d. Cả a và b đều sai.
110. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp C có phát sinh (đơn vị: 1.000.000đ):
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2.000 (hoạt
động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế
là 2.000.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt
động kinh doanh) là 1.000.
Kỳ tính thuế năm 2011, doanh nghiệp C có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1.000.
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp C là:
a. 2.000.
b. 3.000.
c. 4.000.
d. Cả a, b và c đều sai.
Câu 110 có thể hỏi khác đi như sau:
111. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp C có phát sinh (đơn vị: 1.000.000đ):
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2.000 (hoạt
động này đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế
là 2.000.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt
động kinh doanh) là 1.000.

Kỳ tính thuế năm 2011, doanh nghiệp C có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1.000.
Thuế TNDN doanh nghiệp C phải nộp là:
a. 200 (2.000 × 10%).
b. 440 (2.000 × 22%).
c. 300 (3.000 × 10%).
d. 400 (4.000 × 10%).
112. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp D có phát sinh (đơn vị: 1.000.000đ):
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2.000 (hoạt động này
đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2.000.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh
doanh) là 1.000.
Kỳ tính thuế năm 2011, doanh nghiệp D có lỗ là 2.000, doanh nghiệp không tách riêng được
khoản lỗ này là của hoạt động nào.
Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp D là:
a. 1.000.
b. 2.000.
c. 3.000.
d. 4.000.
Câu 110 có thể hỏi khác đi như sau:
113. Trong kỳ tính thuế năm 2012, doanh nghiệp D có phát sinh (đơn vị: 1.000.000đ):
- Lãi từ hoạt động sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2.000 (hoạt động này
đang áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% ).
- Lãi từ hoạt động kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2.000.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh
doanh) là 1.000.
Kỳ tính thuế năm 2011, doanh nghiệp D có lỗ là 2.000, doanh nghiệp không tách riêng được
khoản lỗ này là của hoạt động nào.
Thuế TNDN doanh nghiệp C phải nộp là:
a. 100 (1.000 × 10%).

b. 220 (1.000 × 22%).
c. 440 (2.000 × 22%).
d. 660 (3.000 × 22%).
114. Khi xuất kho hàng hóa khuyến mãi cho khách hàng, kế toán:
a. Không phải lập hóa đơn thuế GTGT.
b. Phải lập hóa đơn thuế GTGT.
c. Chỉ lập hóa đơn thuế GTGT khi khách hàng nhận quà khuyến mãi yêu
cầu.
d. Cả a, b và c đều sai.
115. Xuất bán thành phẩm cho công ty A với giá xuất kho 100.000.000đ, giá bán chưa
bao gồm thuế GTGT 10% là 120.000.000đ. Công ty A đã chuyển khoản thanh toán tiền
nhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
a. Nợ TK131: 132.000.000
Có TK511: 120.000.000
Có TK333.1: 12.000.000
b. Nợ TK113: 132.000.000
Có TK511: 120.000.000
Có TK333.1: 12.000.000
c. Nợ TK113: 132.000.000
Có TK131: 132.000.000
d. Cả a, b và c đều sai.
116. Công ty B tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu của số hàng
bán đại lý là:
a. Giá bán trên hóa đơn GTGT chưa có thuế GTGT.
b. Giá bán trên hóa đơn GTGT gồm cả thuế GTGT.
c. Giá bán trên hóa đơn GTGT chưa có thuế GTGT đã trừ hoa hồng phải
trả cho các đại lý.
d. Giá bán trên hóa đơn GTGT gồm cả thuế GTGT đã trừ hoa hồng phải trả
cho các đại lý.
117. Khi tiêu thụ sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng

là:
a. Giá bán của sản phẩm trừ đi phần thuế xuất khẩu.
b. Giá xuất kho của sản phẩm.
c. Giá bán của sản phẩm đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt.
d. Cả a, b và c đều sai.
118. Khi xuất khẩu hàng hóa, thuế xuất khẩu là khoản:
a. Không nằm trong doanh thu.
b. Chi phí bán hàng.
c. Giảm trừ doanh thu.
d. Cả a, b và c đều đúng.
119. Khi công ty sử dụng sản phẩm, hàng hóa để trả lương cho người lao động thì giá
ghi trên hóa đơn là:
a. Giá bán nội bộ.
b. Giá thành sản xuất hay giá vốn.
c. Giá bán thông thường.
d. Cả a, b và c đều sai.
120. Công ty bán hàng theo phương thức trả góp, khoản lãi trả góp được hưởng sẽ ghi:
a. Toàn bộ vào doanh thu chưa thực hiện và phân bổ dần vào doanh thu
hoạt động tài chính của các kỳ sau.
b. Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
c. Toàn bộ 1 lần vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
d. Tăng thu nhập khác.
121. Công ty bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng, doanh thu bán hàng được ghi
theo:
a. Giá trên hóa đơn của hàng mang đi.
b. Giá trên hóa đơn của hàng nhận về.
c. Giá vốn của hàng xuất kho mang đi.
d. Cả a, b và c đều sai.
122. Trong tháng 4, công ty vận tải Hiếu Hiền bán được rất nhiều vé liên tỉnh của các
chuyến xe ngày 2 tháng 5 với tổng số tiền là 980.000.000đ. Số tiền này sẽ được công ty:

a. Ghi nhận ngay vào doanh thu của tháng 4.
b. Ghi nhận vào doanh thu của tháng 5.
c. Ghi nhận 50% cho tháng 4 và 50% cho tháng 5.
d. Cả a, b và c đều sai.
123. Công ty Hoàng Ân hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào
ngày 20/4. 50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán trong tháng 4, phần còn lại trả dần
trong 2 tháng tiếp theo. Doanh thu dịch vụ tư vấn của công ty Hoàng Ân sẽ được ghi
nhận trên BCTC của:

×