Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao để làm nổi bật giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Bài làm
Với Chí Phèo, Nam Cao đã xuât hiện trong văn học
như một tác giả tiêu biểu nhất của văn học hiện
thực phê phán 1940 -1945, thời kỳ mới đầy thử
thách với dòng văn học đó. Cũng như các cây bút
lớp trước, Nam Cao đặc biệt quan tâm thể hiện số
phận khốn khổ trăm chiều của những người nghừo
bị áp bức bóc lột đương thời. Có điều, trong cảm
hứng “vạch khổ” hcugn của mọi nhà văn
hiện thực, ngòi bút Nam cao có những khám phá
riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình
tượng nhân vật Chí Phèo - một điển hình nghệ
thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam – đã thể hiện
đầy đủ cái nhìn mới mẻ ,độc đáo, có chiều sâu cua
Nam Cao trong việc thể hiện nỗi khổ của người cố
nông.
Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, không họ
hàng thân thích, không nhà cửa, không tấc căm dìu,
cả đời không hề biết đến bàn tay chăm sóc của đàn
bà nếu không gặp Thị Nở…Hắn ra đời trong một
cái lò gạch cũ hoang, trong chiếc váy chụp; tuổi thơ
của hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này đến đi ở cho
nhà nọ, đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho
nhà giàu…
Đó là cuộc đời khốn khổ của một kể thuộc hạng
“cùng đơn cả dân cùng” ở nông thôn trước cách
mạng. Nhưng nỗi khổ ghê gớm của Chí Phèo được
ngòi bút Nam Cao tập trung thể hiện không phải ở
những cái đó mà ở chỗ khác: người nông dân cùng
hơn cả dân cùng ấy không được sống ngay cả một
cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình,
mà anh đã bị những thế lực đen tối cướp đi cả bộ
mặt người cùng linh hồn để trở thành một con quỷ
dữ, và bị loại khỏi xã hội loài người. Mở đầu
truyện là hình ảnh hết sức sống động, đầy ấn tượng:
Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Nhưng phải
đằng sau tiếng chửi lảm nhảm của Chí Phèo, có cái
gì như sự vật vã tuyệt vọng của một con người
thèm khát được giao tiếp với đồng loại mà không
thể được. Trong cơn say đến mất cả lí trí, con
người khốn khổ ấy vẫn cảm nhận thấm thía “nông
nỗi” của thân phận mình: đó là cái cô đơn khủng
khiếp của một con người bị xã hội dứt khoát cự
tuyệt, không được coi là người. Hắn thèm được
người ta chửi vì chửi dù sao cũng là một hình thức
giao tiếp, đối thoại, chửi lại hắn tức là còn thừa
nhận hắn là người. Nhưng hắn cứ chửi, xung quanh
vẫn cứ là “sự im lặng đáng sợ”. Chí Phèo vẫn có
một mình trong sa mạc cô đơn: hắn cứ chửi rồi lại
nghe, chỉ có ba con chó dữ với một thằng say
rượu!
Thực ra đâu phải Chí Phèo vốn là kẻ lưu manh, nát
rượu. Khi còn trai trẻ, anh canh điền nàh Bá Kiến
ấy đã áo ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con
lơn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào
ruộng làm, tức là mơ ước một cuộc sống hạnh phúc
hết sức bình dị bằng lao động. Khi ấy, tuy còn rất
trẻ trung, anh cũng phân biệt tình yêu chân chính
và thói dâm dục xấu xa khi bị gọi lên bóp chân cho
cái bà ba “quỷ quái”, anh chỉ thấy được nhục chứ
không yêu đương gì! Nhưng bản chất lương thiện,
trong tróng ấy của anh bị hủy hoại. Lão cường hào
cào già Bá Kiến vì ghen tuông vu vơ đã cho giải
Chí lên huyện rồi sau đó phải ngồi tù. Cái nhà tù
thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh
Chí lương thiện, vô tội để thả ra một anh Chí Phèo
hung ác, lưu manh, tức là đã biến một người lao
động lương thiện thành một con quỷ dữ. Trở về
làng Vũ Đại đầy bọn cường hào độc ác “ăn thịt
người không tanh” đó, nều Chí Phèo hiền lành nhìn
nhục thì càng bị đạp giúi xuống, không ngóc đầu
lên được. Hắn sống thì phải gây gổ, cướp giật, ăn
vạ. Muốn thế phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy,
Chí Phèo tìm rượu. Thế là
Chí Phèo luôn luôn say, và hắn say thì hắn làm bất
cứ điều gì người ta sai hắn làm. Chính xã hội ấy đã
vằm nát bộ mặt con người, cướp đi linh hồn người
của anh. Trở về làng lần này, Chí Phèo trở nên xa
lạ với mọi người, là con quỷ của làng Vũ Đại, để
tác quái cho bao nhiêu người dân làng…và thế là
hắn không còn được mọi người coi là người nữa, ai
cũng tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua. Qua việc miêu
tả hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một
hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông
thôn Việt Nam xưa: người lao động lương thiện bị
xã hội đẩy vào chỗ cũng đã quay lại chống trả bằng
con đường lưu manh để tồn tại. Trước Chí Phèo,
làng Vũ Đại đã có chuyện Năm Thọ, rồi Binh
Chức. Sau khi Chí Phèo, hiện tượng ấy chắc gì đã
chấm dứt. Chi tiết kết thúc truyện (nghe tin Chí
Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và bỗng
thấy thoáng hiện cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà
cửa và vắng không người qua lại…, có nhiều ý
nghĩa: rất có thể, từ cái lò gạch cũ bỏ không, lại có
một “Chí Phèo con”ra đời để nối nghiệp bố Điều
chắc chắn là chừng nào còn bọn cường hào ức hiếp
dân lành, không cho họ được sống, thì chừng đó
còn những người lao động phải rơi vào con đường
lưu manh để giành lấy miếng ăn, tức là bị hủy diệt
nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người.
Truyện Chí Phèo cho thấy cái qui luật tàn bạo đó
trong xã hội cũ.
Tình trạng lưu manh hóa của Chí Phèo là một biểu
hiện nỗi đau khôn cùng của con người sinh ra là
người mà không được làm người. Có điều, khi Chí
Phèo hầu như tê liệt về ý thức sống, sống mù tói
trong kiếp sống không còn là người thì anh không
cảm nhận rõ rệt nỗi đau thân phận bi đát đó của
mình. Nhưng đến khi bản chất người lao động
lương thiện trong Chí Phèo trở về, Chí Phèo bỗng
thềm vô hanh được hòa với mọi người. Bị xã hội
lạnh lùng cự tuyệt, Chí Phèo mới thật sự rơi vào
một bi kịch đau đớn trong tâm hồn và dẫn đến thảm
kịch.
Trong một cơn say rượu, cảm thấy bức rứt, ngứa
ngáy da thịt, Chí Phèo đã gặp Thị Nởvà đã xông tới
người đàn bà xấu xí đó một cách rất … Chí Phèo.
Nhưng điều kì diệu là, nếu như lúc đầu, thị Nở chỉ
khơi dậy bản năng sinh vật của gã đàn ông say
rượu Chí Phèo, thì sau đó, sự chăm sóc giản dị đầy
ân tình và tình yêu thương mộc mạc, chân thành
cua thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện
trong anh. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh
hồn trong Chí Phèo sau lần gặp với thị nở là đoạn
tuyệt bút, đầy chất thơ. Sáng hôm ấy, sau khi tỉnh
dậy. Chí Phèo thấy lòng bâng khuâng mơ hồ buồn.
Bên ngoài là tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười của
những người đàn bà đi chợ về…những âm thanh
bình thường quen thuộc ấy bỗng trở thành tiếng
gọi của sự sống và lay động sâu xa tâm hồn. Cuộc
gặp gỡ Thị Nở như một tia chớp trong cuộc đời tối
tăm dằng dặt của anh. Anh bỗng nhận ra tất cả tình
trạng của số phận mình. Tình yêu thương đã thức
tỉnh anh, và linh hồn của anh bấy lâu nay đã bán
cho quỷ để đổi lấy miếng ăn thì giờ anh đã trở về.
Anh bỗng thẫy “Thèm” lương thiện, muốn làm hòa
với mọi người biết bao! Tức là anh vô cùng khao
khát được mọi người nhận anh trở lại vào cái xã hội
bằng phẳng, thân thiện của những người lương
thiện. Tình yêu của thị Nở đã mở đường cho anh
Chí Phèo trở lại làm người. Câu trả lời của thị Nở
đã quyết định số phận của anh.
Nhưng con đường trở lại làm người của Chí Phèo
vừa được hé mở ra thì đã bị đóng sầm lại. Bà cô thị
Nở không cho phép cháu bà đi lấy một thằng chỉ có
một nghề là rạch mặt ăn vạ. Nhưng trách gì bà ta!
Cách nhìn của bà ta cũng là cách nhìn của mọi
người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí Phèo. Tất cả
quen coi anh là quỷ dữ mất rồi. Hôm nay, linh hồn
anh trở về nhưng không ai nhận ra.
Thế là Chí Phèo lại rơi vào một bi kịch tinh thần
đau đớn. Khi hiểu ra rằng xã hội dứt khóat cự tuyệt
mình. Chí Phèo vật vã trong cơn đau đớn, tuyệt
vọng. Hắn lại uống, lại uống…nhưng càng uống
càng tỉnh ra để thấm thía nỗi đau vô hanh của thân
phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức cho đến
khi uống say mêm và lại xách dao ra đi, lại vừa đi
vừa chửi…như mọi lần. Nhưng lại khác hẳn mọi
lần, trong cơn đau tuyệt vọng, Chí Phèo càng thấm
thía tội ác của kẻ thù và tình trạng tuyệt vọng vô
phương cứu chữa của đời mình. Anh đến trước mặt
Bá Kiến, đanh thép kết án lão và giết chết lão, sau
đó, anh tự sát. Anh không muốn sống nữa vì giờ
đây, ý thức về nhân phẩm đã trở về, anh không thể
sống kiểu lưu manh, sống như thú vật được nữa,
nhưgn xã hội không cho anh sống cuộc sống của
con người! Vậy thì anh phải chết! Anh đã chết trên
ngưỡng cửa trở về cuộc đời, khi cánh cửa cuộc đời
đóng chặt trước anh. Chí Phèo chết quằn quại trên
vũng máu tươi của mình, chết trong niềm đau
thương tột cùng vì nỗi khát khao mãnh liệt, thiêng
liêng của anh là được sống làm người đã không trở
thành hiện thực. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo
“Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi chất chứ phẫn
uất, đau đớn, còn làm ray rứt người đọc đên hôm
nay.
Câu hỏi ấy đã cô đúc cả giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo của tác phẩm một cách sâu sắc và thắm
thía. Làm thế nào để con người được sống của con
người trong cái xã hội tàn bạo ngột ngạt, vùi dập
nhân tính ấy? Qua hình tượng Chí Phèo, ngòi bút
nhân đạo Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là
một vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao và đưa Chí
Phèo lên những tác phẩm hay nhất có giá trị nhất
trong văn học hiện đại.