Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mùa xuân ở thiên nhiên và trong lòng Mị Hình tượng 2 bức tranh mùa xuân trong truyện vợ chồng A Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.46 KB, 10 trang )

Mùa xuân ở thiên nhiên và trong lòng Mị Hình
tượng 2 bức tranh mùa xuân trong truyện vợ
chồng A Phủ
Là một cây bút văn xuôi đương đại khá thành
công, Tố Hữu là nhà văn có một lượng tác
phẩm khá đồ sộ và phong phú trong các nhà
văn hiện đại. Với một khả năng phân tích diễn
biến tâm trạng nhân vật một cách tài hoa, khéo
léo, độc đáo, Tố Hữu đã đem lại cho văn học
Việt Nam những nhân vật truyện ngắn đa sắc,
đa hình. Trong đó, ta không thể kể đến hình
tượng một cô gái người Mèo là Mị trong “Vợ
Chồng A Phủ” của Tô Hoài với hình ảnh hai
hình ảnh mùa xuân đặc sắc.
Tô Hoài (1920) là một nhà văn có sức sáng tạo
dồi dào với trên 160 đầu sách qua hơn 60 năm
cầm bút với rất nhiều thể loại khác nhau.
Truyện “Vợ Chồng A Phủ” là một truyện ngắn
đặc sắc được trích từ tập Truyện Tây Bắc cùng
với 2 truyện ngắn khác là Cứu đất cứu Mường
và Chuyện Mường giơn. Đó là một câu chuyện
kể về cuộc đời gian lao, khổ cực của 2 con
người lao động miền núi A Phủ và Mị qua 2
quãng đời – tương ứng với 2 phần truyện - ở
Hồng Ngài và ở Phiềng Sa.
Mị là một cô con dâu gạt nợ sống ở nhà thống
lí Pá Tra để trả món nợ truyền đời – truyền
kiếp là 20 đồng bạc trắng mà bố mẹ Mị vay bố
Pá Tra để đến với nhau. Quãng đời của MỊ ở
Hồng Ngài thật sự là một chuỗi ngày đen tối
nhất của một người đàn bà ở giữa chốn đia


ngục trần gian. Tuy là mang tiếng con dâu của
vua xứ Mèo mà lại phải làm việc quần quật,
thời gian sống lại tính bằng những công việc
liên tiếp “mùa nào việc nấ”. Cố thật sự đã bị
cướp đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc.
Lẽ nhiên, khi bị dồn vào đường cùng, con
người tất yếu sẽ tìm đến cái chết. Nhưng vì là
một cô con gái có hiếu, Mị đã ném đi nắm lá
ngón, cùng với ý định tự tử để trả món nợ
hạnh phúc cho cha mẹ. Chính vì thế “sống lâu
trong cái khổ, quen với cái khổ, Mị nghĩ mình
là thân trâu thân ngựa”. Mị đã tự giam lỏng cả
thể xác, tinh thần của mình vào cái chốn địa
ngục trần gian với cái phòng tối chỉ có một ô
cửa số mà lúc nào nhìn ra cũng “mờ mờ trăng
trắng” không rõ là ngày hay là đêm. Và sự
chịu đựng nhẫn nhục ấy đã dẫn Mị rơi vào bi
kịch đánh mất sức sống bản năng hay là “tê
liệt tinh thần phản kháng”.
Tưởng đâu đấy sẽ là một dấu chấm hết cho
cuộc đời của người đàn bà Mèo ấy, nhưng
đằng sau cái đống tro tàn của lòng Mị, vẫn còn
thấp thoáng đâu đó những tia lửa nhỏ của khát
vọng sống. Và chỉ cần một cơn gió tác động,
nó sẽ bừng lên thành lửa ngọn – ngọn lửa của
sự khát khao mãnh liệt được sống – chứ không
chấp nhận tồn tại với thân phận nô lệ như vậy.
Và cũng vì thế, người ta khó có thể nào quên
cái mùa xuân muộn năm ấy ở Hồng Ngài. Khi
những dấu hiệu của Tết đang đến gần: ngọn

khói, tấm váy hoa xòe được đem phơi, lũ trẽ
ầm ĩ chơi quay trong sân, tiếng sáo gọi bạn
tình văng vẳng đến trước ngõ mỗi nhà… thì tất
cả mọi người dân đã sẵn sàng cho một cái Tết
thật sôi nổi, đầm ấm.
Cái không khí mùa xuân sặc sỡ đa thanh đa
sắc ấy đã phần nào tác động đến tâm hồn giá
lạnh nơi Mị. Cùng với men rượu ngà ngà của
buổi cúng ma của nhà Thống Lý, Mị như lịm
đi bên mâm rượu thầm nhớ về ngày xưa – cái
ngày Mị còn nghe văng vẳng tiếng sáo gọi bạn
tình, ngày mà Mị còn được tự do với tình yêu
của mình. Càng nghĩ về ngày xưa, Mị lại càng
thấm thía được nỗi đau thân phận nô lệ nhục
nhã, tủi hổ như đang len lỏi vào từng suy nghĩ
của mình. Càng nghĩ, càng tủi, Mị lại muốn
tìm một sự giải thoát nơi chén rượu ấy với
từng bát “ực” như một sự phản kháng của
riêng mình. Và như nhận thức được bản thân,
Mị lại tìm đến căn buồng tối ấy – như một sự
tìm kiếm đến một không gian riêng. Mị nhận
ra cái cuộc hôn nhân không tình yêu đó đã đày
đọa đời Mị biết bao lâu. Cái cảm giác muốn
được chết đã quay lại nơi Mị cùng với sự thấp
thoáng của tiếng sao văng vẳng đâu đây: “Anh
ném pao, em không bắt – Em không yêu, quả
pao rơi rồi”. Ngày xưa, Mị cũng là một cô gái
trẻ, tràn đầy sức sống, cũng là con người tài
hoa với việc thổi kèn lá, kèn môi rất giỏi. Vì
thế, ta không ngạc nhiên gì khi tiếng sáo văng

vẳng nơi xa kia, cùng với hơi rượu nồng nàn
đã khơi dậy nơi Mị những bổi hổi, bồi hồi về
những ngày trước kia. Mị cảm thấy phơi phới,
cảm thấy mình còn trẻ lắm, còn rất trẻ và
muốn đi chơi,cũng muốn hòa nhập bản thân
mình vào lễ hội tưng bừng ấy. Nghĩ là làm, Mị
đến góc nhà, “lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ
thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Hành động nhỏ
ấy nhưng đã cho ta thấy được biết bao nhiêu
điều: Mị đã dần nhận thức được không gian
mình đang sống, đang cần một chút ánh sáng –
dù chỉ heo hắt – để soi sáng con đường, soi
sáng cả cuộc sống tối tăm mù mịt của mình
nơi địa ngục trần gian ấy. Ngay sau đó là
những hành động liên tiếp nhau: “mị quấn lại
tóc, Mị với tay lấy cáo váy hoa vắt ở trong
vách”. Mị làm tất cả một cách nhanh chóng,
không mở một lời như một sự quyết liệt, bình
thản, khi mà trong đầu cô chỉ còn “rập rờn
tiếng sao”. Bây giờ, Mị chỉ còn biết đi theo
một con đường- nơi có tiếng gọi của sự sống,
của tình yêu đang vẫy gọi ngoài kia.
Vậy mà ý định giải thoát ấy đã không thành
khi có sự xuất hiện của A Sử. Nó biết rằng Mị
muốn đi chơi khi phát hiện ra những hành
động ấy. Với một bản tính ác độc, độc đoán,
vô tình, vô nghĩa, nó đã thẳng tay trói cô lại,
lại còn quấn mái tóc lên cái cột làm MỊ không
cúi, không nghiêng được nữa. Thế nhưng, nó
đâu biết rằng, nó chỉ có thể trói được thể xác

của người đàn bà kia mà không hề biết rằng
Mị vẫn đang mơ màng, hướng tới cái sự sống
ngoài kia: Mị như không biết mình đang bị
trói, vẫn đưa mình theo tiếng sáo, theo những
cuộc chơi, đám chơi. Và cứ như thế - một
mình – trói buộc nơi cái cột đó với hơi rượu
tỏa – tiếng sáo – tiếng chó sủa xa xa…
Thành công của Tố Hữu chính là việc khắc
họa nội tâm nhân vật của yếu bằng tâm trạng.
Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay
đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi
bản làng, người đọc như thấy được nó đã tác
động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của
người đàn bà kia. Cả trong đêm ấy, hành động
của Mị được tác giả miêu tả rất ít, ngắn gọn,
những nó đã thật sự gây hứng thú cho người
đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng
việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy. Có
thể nói, Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình
vào nơi Mị mới có thể gây cho người đọc một
sự đồng cảm sâu sắc đến vậy.
Với sự trỗi dậy – dù chỉ trong khoảnh khắc –
của khát khao sống, ta nhận ra rằng cô Mị “lùi
lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa”, đã không
còn nữa; mà thay vào đó là một cô gái luôn âm
ỉ trong mình một ngọn lửa được sống – chứ
không phải tồn tại như một cái xác không hồn
như trước kia. Qua đó, ta cũng thấy được giá
trị hiện thực được tác giả tô đậm như một bản
tố khổ về một hình ảnh chốn địa ngục trần

gian đã đày đọa một người con gái đang tuổi
thanh xuân vào thân phận nô lệ chờ ngày chết.
Hay đó cũng là một sự khám phá và khẳng
định về sức sống mãnh liệt của người dân
miền núi hết sức quyết liệt và mạnh mẽ để tìm
ra cho mình một con đường sống. Và dù cái ý
định giải thoát ấy có bị dập tắt đi chăng nữa,
thì nó chăng đã trở thành một ngọn sóng ngầm
luôn thường trực trong tâm hồn người đàn bà
ấy, sẵn sàng tuôn trào ra, mãnh liệt hơn lúc
nào hết! .

×