Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tuyển tập bộ câu hỏi thi công chức môn kiến thức chung mới nhất có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 81 trang )

Ketnooi.com ket noi cong dan dien tu
BÀI SOẠN TỪ CÂU 10- CÂU 16
Câu 10: Điều 2 Hiến Pháp 1992 xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cấp
công nhân với gia cấp nông dân và tầng lớp trí thức
(sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25
tháng 12 năm 2001) thay tầng lớp trí thức = đội ngũ trí thức và bổ sung
Câu 11: Quốc hội là gì?Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 12. Chính phủ là gì ?Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn .
Câu 13: Văn bản vi phạm pháp luật và phạm vi ban hành văn bản vi phạm
pháp luật của HĐND, UBND.
Câu 14: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
Câu 15. Các khóa Quốc hội và Hiến pháp

Câu 16: Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp


BÀI SOẠN


Câu 10: Điều 2 Hiến Pháp 1992 xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp cấp
công nhân với gia cấp nông dân và tầng lớp trí thức
(sửa đổi bổ sung tại Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 ngày 25
tháng 12 năm 2001) thay tầng lớp trí thức = đội ngũ trí thức và bổ sung
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Thể hiện trên 5 nội dung :
* Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời. Đó là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, là Nhà nước
kiểu mới, về bản chất khác hẳn với các kiểu Nhà nước trong lịch sử. Bản chất bao
trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính
nhân dân của Nhà nước. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 xác định “ Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức “(HP 1992 là tầng lớp trí
thức) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp .

* Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước .

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng,
trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân
tự mình lập nên Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
nay là Nhà nước do nhân dân mà nòng cốt là lien minh công – nông – trí thức tự tổ
chức tành, tự mình định đoạt quyền lực của nhà nước.


Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực của Nhà nước, thực
hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là
nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6
Hiến pháp năm 1992 quy định “ Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên
vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” .

* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của tất cả
các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết
dân tộc .
Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài, là
nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường
và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và
tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 1992 khẳng định :

“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất
của dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân
tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc .

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nới, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và
phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình …”
* Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân .

Trước đây, trong các kiểu Nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân
là mối quan hệ lệ thuộc người dân bị lệ thuộc vào Nhà nước.


Ngày nay, khi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thì quan hệ giữa nhà
nước và công dân đã thay đổi, công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ trước Nhà nước. Pháp
luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân: quyền
của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân là
quyền của Nhà nước.
* Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam .
Dân chủ hóa đời sống Nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của
thời đại, mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc nảy sinh từ bản chất dân chủ của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thu hút những người lao động
tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của Nhà
nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ
hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời phải cụ thể hóa tư
tưởng dân chủ thành các quyền cua công dân, quyền dân sự, chính trị cũng như
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày
càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của Nhà nước .

Những đặc điểm mang tính chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
và được pháp luật chế định một cách chặt chẽ.

Tóm lại, Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân từ pháp luật, cơ chế,
chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước đó cũng mang
tính dân tộc tính nhân dân sâu sắc. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân .




Câu 11: Quốc hội là gì?Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn .

Điều 83: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp .
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu
về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tòan bộ hoạt động của
Nhà nước.

Điều 84: Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây .
1.Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định
chương trình xây dựng, pháp lệnh;
2.Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến Pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
3.Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4.Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,quyết định dự tóan ngân
sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết tóan ngân sách
Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bải bỏ các thứ thuế .
5. Quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, chính phủ,
tòa án nhân dân, Việt kiểm soát nhân dân và chính quyền địa phương.
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên thường vụ Quốc hội, Thủ
tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm soát
nhân dân tối cao, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng

quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác
của Chính phủ.
8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính
phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt .
9. Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối
cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
10.Quyết định đại xá.
11.Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp
ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương
và danh hiệu vinh dự Nhà nước .
12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khắc bảo đảm Quốc phòng và an ninh quốc gia
13.Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các
điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
14. Quyết định việc trưng cầu dân ý .



Câu 12. Chính phủ là gì ?Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn .
Điều 109:Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Chinh phủ thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của Nhà nước, bảo đảm hiệu lực của
bộ máy Nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm, việc tôn trọng và chấp hành Hiếp
pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
nhân dân .

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 112: Chính phủ có 11 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1.Lãnh đạo công tác của Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện tòan hệ thống nhất bộ máy
hành chính Nhà nước từ TW đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra; tạo điều kiện để Hội
đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, đào tạo, bồi
dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước .
2. Bảo dảm việc thi hành Hiếp Pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh
đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân .
3. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban
thường vụ Quốc hội .
4.Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực
hiện chính sách, tiền tệ quốc gia, quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả thuộc sở
hữu tòan dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước .
5. Thi hành biện pháp các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều
kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản,
lợi ích của Nhà nước và của xã hội, bảo vệ môi trường .
6. Củng cố và tăng cường nền Quốc phòng tòan dân, an ninh nhân dân, bảo
đảm an ninh quốc gia và trật tự, an tòan xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang
nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện
pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước.
7.Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác
thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân .
8. Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia,
phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia; bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước
ngoài .
9. Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo.
10. Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dước cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc TW .
11. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đòan thể nhân dân trng khi
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt
động .
Câu 13: Văn bản vi phạm pháp luật và phạm vi ban hành văn bản vi phạm
pháp luật của HĐND, UBND.
Điều 1. Văn bản quy pháp pháp luật của HĐND, UBND.
1.Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND là văn bản do HĐND,
UBND ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do luật này quy định, trong đó
có nguyên tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định
hướng xã hội chủ nghĩa .
2. Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành dưới hình thức
nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của BND được ban hành dưới hành thức
quyết định, chỉ thị .

Điều 2 : Phạm vị ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND
.
1.Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những
trường hợp sau đây :
a/ Quyết định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi
hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên .
b/Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an
ninh địa phương .
c/Quyết định biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân,
hòan thành nhiệm vụ cấp trên giao cho .

d/Quyết định phạm vị, thẩm quyền được giao những chủ trương, biện pháp
có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa
phưưong nhằm phát huy tiềm năng của địa phương, nhưng không trái với các văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên .
đ/Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho HĐND quy định một vấn
đề cụ thể .
2. UBND ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhữung trường hợp
sau đây :
a/ Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh.
b/ Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn .
c/Văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho UBND quy định một số
vấn đề cụ thể .

Câu 14: Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
Điều 41. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện.
1.Dự thảo quyết định, chỉ thị UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND phân
công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND soạn thảo. Cơ quan
soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị .
2. Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan
soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác
động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn
bản trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị .
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần
lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến và dành ít nhất 5 ngày, kể từ ngày tổ

chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định chỉ
thị .
Điều 42 .Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị UBND cấp huyện .
1. Dự thảo quyết định, chỉ thị của UBND cấp huyện phải được cơ quan tư
pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình UBND. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày
UBND tổ chức họp, cơ quan soạn thảo phải gởi dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ
quan tư pháp để thẩm định. Phạm vi thẩm định bao gồm :
+ Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo QĐ, chỉ
thị.
+ Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị
với hệ thống pháp luật .
+ Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định,
chỉ thị .
2. Chậm nhất là 7 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan tư pháp gởi báo cáo
thẩm quyền đến cơ quan soạn thảo .
Điều 43.Hò sơ dự thảo quyết định, chỉ thị trình UBND cấp huyện .
1.Cơ quan soạn thảo gởi hồ sơ soạn thảo quyết định, chỉ thị đến UBND
chậm nhất là 5 ngày trước ngày UBND họp .
2.Chủ tịch UBND chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo QĐ, chỉ thị để chuyển
đến các thành viên UBND chậm nhất là 3 ngày trước ngày UBND họp. Hồ sơ dự
thảo QĐ, chỉ thị bao gồm : + Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thị.
+ Báo cáo thẩm định
+ Bản tổng hợp ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị
+ Các tài liệu có lien quan
Điều 44. Trình tự xem xét thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị của UBND cấp
huyện.
1.Việc xem xét, thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị tại phiên họp UBND được
tiến hành theo trình tự sau :
+ Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo QĐ, chỉ thị.

+ Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định.
+ UBND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo QĐ, chỉ thị
2. Dự thảo QĐ, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên
UBND biểu quyết tán thành .
3.Chủ tịch UBND thay mặt UBND ký ban hành quyết định, chỉ thị.


Câu 15. Các khóa Quốc hội và Hiến pháp

Hỏi:
Từ năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã tham gia bầu cử bao nhiêu khóa Quốc hội?
Trong 60 năm qua, Hiến pháp nước VNDCCH và ngày nay là nước CHXHCNVN
đã mấy lần được sửa đổi, bổ sung? Bản Hiến pháp được thông qua năm nào có
câu: "Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân"?

Trả lời:
Từ năm 1945 đến nay, nước ta đã qua 11 khóa bầu cử Quốc hội:
1. Quốc hội khóa 1
Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, bầu ra Nghị viện nhân dân
(Quốc hội khóa 1).
Quốc hội khóa 1 đã ban hành Hiến pháp đầu tiên, "Hiến pháp nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa năm 1946" (thông qua Kỳ họp thứ nhất ngày 9-11-1946) và "Hiến
pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959" ngày 31-12-1959.
2. Quốc hội khóa 2 (8-5-1960 – 26-4-1964)
3. Quốc hội khóa 3 (26-4-1964 – 11-4-1971)
4. Quốc hội khóa 4 (11-4-1971 – 6-4-1975)
5. Quốc hội khóa 5 (6-4-1975 – 25-4-1976)
6. Quốc hội khóa 6 (25-4-1976 – 26-4-1981), Quyết định đổi tên nước ta thành
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

7. Quốc hội khóa 7 (26-4-1981 – 19-4-1987)
8. Quốc hội khóa 8 (19-4-1987 – 19-7-1992), thông qua bản Hiến pháp nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại kỳ họp ngày 15-4-1992.
9. Quốc hội khóa 9 (19-7-1992 – 20-7-1997)
10. Quốc hội khóa 10 (20-7-1997 – 19-5-2002), kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị
quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992.
11. Quốc hội khóa 11 (19-5-2002 - tới nay).

Từ năm 1946 đến nay, nước ta có 4 bản Hiến pháp.
Nội dung các bản Hiến pháp đã khẳng định ngay từ đầu tính chất cơ bản của Nhà
nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Điều này đã được thể
hiện cụ thể:
* Hiến pháp 1946: Về mặt chính thể đã khẳng định: "Nước Việt Nam là một nước
Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân".
Nghĩa vụ và quyền lợi công dân được ghi nhận rõ ràng. "Tất cả công dân Việt Nam
đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều 6). "Tất cả
công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc…" (Điều 8). "Nam nữ bình quyền về mọi phương diện" (Điều 9).
"Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và
hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước" (Điều 10).
- Thực hiện chế độ bầu cử, phổ thông đầu phiếu tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín
(Điều 17). Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu mình đã bầu ra, có quyền phủ
quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21).
- Nghị viện nhân dân là do công dân Việt Nam bầu ra, là cơ quan có quyền cao
nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nghị viện có quyền lập hiến và lập
pháp.

* Hiến pháp 1959: Kế thừa những điều đã quy định ở Hiến pháp 1946 và xác định
rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tính chất của Nhà nước ta.

- Điều 4, ghi: "Tất cả quyền lực trong nước VNDCCH đều thuộc về nhân dân.
Nhân dân sử dụng quyền của mình thông qua Quốc hội và HĐND các cấp do nhân
dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".
Quốc hội, HĐND các cấp và các cơ quan Nhà nước đều thực hành nguyên tắc tập
trung dân chủ.
- Điều 5, ghi: "Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có thể bị cử tri bãi
miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân
dân".
- Điều 6, ghi: "Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ
chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân".
Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ
nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Các thành viên của Hội đồng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hay cho
nhân dân.

×