Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Xây dựng quy trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.88 KB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi số liệu và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Hoài Hiên
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi tới giáo viên hướng dẫn
TS. Văn Lệ Hằng lời cảm ơn chân thành nhất! Trong suốt thời gian
qua cô đã không quản ngại khó khăn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài và thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Sinh lý người động
vật cùng các thầy cô giáo khoa Sinh học, phòng Sau đại học, Ban giám hiệu -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn
vật nuôi – Viện Chăn Nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc và các cán bộ, công nhân
viên tại trung tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Một lần
nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bạch Mạnh Điều - Phó giám
đốc trung tâm người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực
hiện đề tài tại trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự quan tâm, động viên, khích lệ của gia đình,
bạn bè, người thân, đó là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp tôi vượt qua
khó khăn để hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Hoài Hiên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ĐKC: Đỏ khoang cổ
- EID
50
(Embryo infeetive dose): Liều gây nhiễm 50% phôi gà
- ELD
50
(Embryo lethal dose): Liều gây chết 50% phôi gà
- FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức lương thực và Nông
nghiệp của Liên hợp quốc.
- HA (Haemagglutination test): Phản ứng ngưng kết hồng cầu.
- HI (Haemagglutination inhibition test): Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu.
- ICPI (Intracerebral pathogenicity index): Chỉ số gây bệnh trên não gà 1 ngày tuổi
- Ig (Immunoglobulin): Globulin miễn dịch
- IVPI (Intravenous pathogenicity index): Chỉ số gây bệnh cho gà 6 tuần tuổi.
- MDT (Mean death time): Thời gian trung bình gây chết phôi
- NXB: Nhà xuất bản
- VN91: Chủng virus Newcastle phân lập trên gà ở Việt Nam năm 1991.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (PHASIANUS COLCHICUS) 3
1.1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ 3
CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ (PHASIANUS COLCHICUS) THUỘC LỚP CHIM (AVES), BỘ GÀ (GALLIFORMES), HỌ
TRĨ (PHASIANIDAE) 3
3

1.1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 4
1.1.2.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH 4
1.1.2.2. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN 4
1.1.2.3. SỨC ĐỀ KHÁNG 4
1.2. BỆNH NEWCASTLE 6
1.2.1. VIRUS NEWCASTLE 6
1.2.1.1. HÌNH THÁI – PHÂN LOẠI – ĐỘC LỰC 6
1.2.1.2. SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA VIRUS 8
1.2.1.3. ĐẶC TÍNH SINH HỌC 8
1.2.2. TRUYỀN NHIỄM HỌC 10
1.2.2.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH 10
1.2.2.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC 10
1.2.2.3. CƠ CHẾ SINH BỆNH 11
1.2.2.4. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH 12
1.2.2.5. PHÒNG BỆNH 13
1.2.2.6. TRỊ BỆNH 14
1.3. MIỄN DỊCH 14
1.3.1. KHÁI NIỆM MIỄN DỊCH 14
1.3.2. PHÂN LOẠI MIỄN DỊCH 15
1.3.2.1. MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN(MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU) 15
LÀ LOẠI MIỄN DỊCH NÀY ĐÃ CÓ SẴN KHI CƠ THỂ SINH VẬT MỚI ĐƯỢC SINH RA VÀ NÓ ĐƯỢC DI TRUYỀN
TỪ THẾ HỆ NÀY SANG THẾ HỆ KHÁC 15
1.3.2.2. MIỄN DỊCH THU ĐƯỢC (MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU) 15
1.3.3. MIỄN DỊCH BỆNH NEWCASTLE 17
1.4. VACXIN 21
1.4.1. KHÁI NIỆM 21
VACXIN LÀ MỘT CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ CHÍNH MẦM BỆNH CẦN PHÒNG CỦA MỘT
BỆNH TRUYỀN NHIỄM NÀO ĐÓ (MẦM BỆNH NÀY CÓ THỂ LÀ VI KHUẨN, VIRUS, ĐỘC TỐ, HOẶC VẬT LIỆU DI
TRUYỀN,…) ĐÃ ĐƯỢC LÀM GIẢM ĐỘC LỰC HAY VÔ ĐỘC BẰNG CÁC TÁC NHÂN VẬT LÝ, HÓA HỌC, SINH
HỌC HAY SINH HỌC PHÂN TỬ 21

1.4.2. PHÂN LOẠI 21
1.4.3. KỸ THUẬT SỬ DỤNG VACXIN 22
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 23
1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 23
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NEWCASTLE 23
1.2. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE 31
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 34
CHƯƠNG II 40
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 40
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN VẬT LIỆU 40
1.2. THỜI GIAN 40
1.3. ĐỊA ĐIỂM 40
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.1. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 41
ĐỂ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI, CHÚNG TÔI CHIA LÀM 4 THÍ NGHIỆM: 41
3.1.1. THÍ NGHIỆM 1: 41
3.1.2. THÍ NGHIỆM 2: 41
3.1.3. THÍ NGHIỆM 3: 42
3.2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VACXIN 43
3.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ 43
3.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG BẢO HỘ 48
LÔ THÍ NGHIỆM LÀ CHIM TRĨ ĐÃ ĐƯỢC DÙNG VACXIN, LÔ ĐỐI CHỨNG LÀ CHIM TRĨ KHỎE MẠNH CÓ HI
ÂM TÍNH ĐƯỢC CÔNG CƯỜNG ĐỘC BẰNG CHỦNG VN91, TIÊM DƯỚI DA VỚI LIỀU 104LD50 0,5ML CHO 1
CON. THEO DÕI 10 NGÀY SAU KHI CÔNG 48
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 48
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
1. KHẢO SÁT BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ ĐKC MỚI NỞ ĐỂ LỰA CHỌN THỜI ĐIỂM
PHÒNG VACXIN LẦN ĐẦU CHO CHIM NON 49

2. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐƯA VACXIN NEWCASTLE PHÙ HỢP Ở GIAI ĐOẠN CHIM NON 51
2.1. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND – IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỎ
MẮT, MŨI 52
LÔ 1A: THÍ NGHIỆM DÙNG VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỎ MẮT, MŨI, ĐỊNH KỲ LẤY MÁU KIỂM
TRA KHÁNG THỂ 7 NGÀY 1 LẦN 52
2.2. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO
UỐNG 53
2.3. SO SÁNH DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND – IB BẰNG PHƯƠNG
PHÁP NHỎ MẮT, MŨI VỚI PHƯƠNG PHÁP CHO UỐNG 55
3. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM VÀ LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG 3 LOẠI VACXIN ND-IB, NEWCASTLE HỆ 1 VÀ VACXIN
NHŨ DẦU ND-IB-EDS 57
3.1. XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÒNG VACXIN ND-IB LẦN 1 CHO CHIM TRĨ 57
ĐỂ XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG VACXIN THÍCH HỢP CHO CHIM TRĨ, CHÚNG TÔI TIẾN HÀNH NHỎ VACXIN ND-IB
LẦN 1 QUA ĐƯỜNG NIÊM MẠC MẮT, MŨI LÚC CHIM ĐƯỢC 7 NGÀY TUỔI VỚI 3 MỨC LIỀU Ở 3 LÔ THÍ
NGHIỆM RIÊNG BIỆT. SAU KHI NHỎ VACXIN CHÚNG TÔI TIẾN HÀNH LẤY MÁU ĐỂ THEO DÕI DIỄN BIẾN
HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CÁC THỜI ĐIỂM 7, 14, 21 VÀ 28 NGÀY SAU KHI DÙNG VACXIN. MỖI ĐỢT LẤY
10 MẪU/LÔ ĐỂ KIỂM TRA. KẾT QUẢ ĐƯỢC TRÌNH BÀY Ở BẢNH 5 VÀ HÌNH 6 57
3.2. XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÒNG VACXIN ND-IB LẦN 2 CHO CHIM TRĨ 60
3.3. XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÒNG VACXIN NEWCASTLE HỆ 1 CHO CHIM TRĨ 63
3.4. XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÒNG VACXIN NHŨ DẦU ND-IB-EDS CHO CHIM TRĨ 65
4. KẾT QUẢ CÔNG CƯỜNG ĐỘC 67
5. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 69
5.1. PHÒNG BỆNH BẰNG VACXIN 70
5.2. VỆ SINH THÚ Y 70
5.2.1. KIỂM SOÁT NGUỒN BỆNH XÂM NHẬP TỪ NGOÀI VÀO 70
5.2.2. KIỂM SOÁT NGUỒN BỆNH TẠI KHU VỰC CHĂN NUÔI 71
5.3. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 72
5.4. CHẨN ĐOÁN PHÁT HIỆN BỆNH 72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ ĐKC 49
BẢNG 2. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ ĐKC KHI DÙNG 53
VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỎ MẮT, MŨI 53
BẢNG 3. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ ĐKC KHI DÙNG 53
VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO UỐNG 54
BẢNG 4. SO SÁNH DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG
PHÁP NHỎ MẮT, MŨI VÀ CHO UỐNG 55
BẢNG 5. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN ND-IB LẦN I 58
BẢNG 6. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN ND-IB LẦN 2 61
BẢNG 7. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI SỬ DỤNG 63
VACXIN NEWCASTLE HỆ 1 63
BẢNG 8. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ SAU KHI SỬ DỤNG 66
VACXIN NHŨ DẦU ND-IB-EDS 66
BẢNG 9. KẾT QUẢ THEO DÕI 2 LÔ THÍ NGHIỆM 4 SAU KHI CÔNG CƯỜNG ĐỘC 68
BẢNG 10. BỆNH TÍCH CỦA CHIM TRĨ SAU KHI CÔNG CƯỜNG ĐỘC 69
BẢNG 11.LỊCH SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH NEWCASTLE CHO CHIM TRĨ ĐKC 70
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1. CHIM TRĨ ĐKC TRỐNG HÌNH 2. CHIM TRĨ ĐKC MÁI 3
HÌNH 3. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA VIRUS NEWCASTLE 6
HÌNH 4. ĐỒ THỊ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ Ở CHIM TRĨ ĐKC 50
HÌNH 5. DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ CHIM TRĨ DÙNG VACXIN ND-IB BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỎ
MẮT, MŨI VÀ CHO UỐNG 56
HÌNH 6. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ NEWCASTLE SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN ND-IB LẦN
1 60
HÌNH 7. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ NEWCASTLE SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN ND-IB LẦN
2 62
HÌNH 8. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ NEWCASTLE 65
SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN NEWCASTLE HỆ 1 65
HÌNH 9. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN HÀM LƯỢNG KHÁNG THỂ NEWCASTLE SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN NHŨ DẦU

ND-IB-EDS 67
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những chương trình hành động quốc gia về tăng cường kiểm
soát buôn bán động vật hoang dã của Chính phủ là “xây dựng và thực hiện
chương trình gây nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã
để tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo tồn đa
dạng sinh học” (Lê Anh Tuấn, 2004) [44].
Mô hình nuôi chim Trĩ ra đời trong những năm gần đây là một mô hình
chăn nuôi mới góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm (đặc biệt chim Trĩ đỏ
khoang cổ vốn có tên trong sách đỏ Việt Nam), cung cấp con giống cho các khu
bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Tuy nhiên phát triển nuôi chim Trĩ theo hướng sản xuất hàng hóa là vấn
đề còn rất mới ở Việt Nam. Việc sản xuất con giống theo hình thức ấp nhân
tạo trong sản xuất cũng chỉ mới được phát triển từ năm 2010 đến nay. Chim
Trĩ đỏ khoang cổ đang trở thành vật nuôi mới trong chăn nuôi nông nghiệp,
việc nuôi dưỡng và chăm sóc chúng gặp một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề
phòng trừ dịch bệnh. Cũng như gia cầm, chim Trĩ rất dễ nhiễm bệnh
Newcastle nên cần có một công trình khoa học nghiên cứu về quy trình phòng
bệnh cho nhóm đối tượng này. Nhưng cho đến nay, phòng bệnh cho chim Trĩ
đỏ khoang cổ nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi mới chỉ ở
giai đoạn làm theo kinh nghiệm (như cách phòng bệnh Newcastle cho gà),
chưa phải là một quy trình được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu khoa
học đầy đủ. Chính vì thế việc nghiên cứu xác định liều lượng và thời điểm sử
dụng vacxin ND-IB, vacxin H1 phòng bệnh Newcastle cho chim Trĩ đỏ
khoang cổ để tạo khả năng bảo hộ tối ưu cho chúng là rất cần thiết.
Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài:“ Xây dựng quy
trình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho Chim trĩ đỏ khoang cổ tại
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi”
1

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định thời điểm phòng vacxin Newcastle cho chim Trĩ theo độ tuổi.
- Xác định được liều lượng vacxin thích hợp phòng bệnh Newcastle
cho chim Trĩ.
- Từ kết quả thu được xây dựng quy trình phòng bệnh Newcastle cho
chim Trĩ đỏ khoang cổ trong điều kiện nuôi nhốt.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Việc xác định thời điểm phòng vacxin Newcastle căn cứ kết quả khảo
sát biến động hàm lượng kháng thể ở chim non sau khi nở cho phép chọn thời
điểm đưa vacxin phòng lần đầu thích hợp nhất. Các kết quả khảo sát biến
động hàm lượng kháng thể sau khi phòng vacxin cho phép xác định mức độ
bảo hộ an toàn sau khi phòng vacxin và thời điểm cần phòng nhắc lại để bảo
hộ an toàn với virus Newcastle cho chim Trĩ đỏ khoang cổ.
- Do chim Trĩ đỏ khoang cổ là đối tượng vật nuôi mới, để có kết luận
sử dụng liều lượng phòng thích hợp cần có các mức liều tham khảo cao hơn
và thấp hơn mức khuyến cáo sử dụng cho gà. Từ đó có kết luận về sử dụng
liều lượng vacxin thích hợp cho chim Trĩ đỏ khoang cổ.
- Kết quả đạt được từ nghiên cứu phòng bệnh Newcastle cho chim Trĩ
đỏ khoang cổ tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi là cơ sở xây
dựng quy trình phòng bệnh Newcastle cho chim Trĩ đỏ khoang cổ trong điều
kiện nuôi nhốt tại nước ta giúp chăn nuôi đối tượng vật nuôi mới này an toàn
với bệnh Newcastle
- Góp phần vào sự đa dạng sinh học (giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và
giá trị tài nguyên môi trường), đa dạng di truyền, đa dạng loài, bảo tồn và phát
triển nguồn gen chim Trĩ tại Việt Nam.


2
PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Giới thiệu về chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus)
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) thuộc lớp chim (Aves), bộ gà
(Galliformes), họ trĩ (Phasianidae).

Hình 1. Chim trĩ ĐKC trống Hình 2. Chim trĩ ĐKC mái
Theo National Geographic (2012) chim Trĩ ĐKC có nguồn gốc từ
Trung Quốc và Đông Á. Tại Trung Quốc, chim Trĩ ĐKC có mặt tại vùng
Đông Nam (Vân Nam). Từ Trung Quốc, loài Trĩ này được du nhập đi khá
nhiều nơi trên thế giới, (vì thế cũng được gọi là Chim Trĩ ĐKC Trung Quốc).
Tại Việt Nam, theo Delacour (1927) (trích theo Võ Quý, 1975), chim Trĩ
ĐKC có ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh (Võ Quý, 1975)[34].
Theo Polish Birds Directory (2009), đầu thế kỷ XVIII, chim Trĩ ĐKC
đã được du nhập vào Mỹ và cuối thế kỷ XVIII đã phát triển rất nhiều tại đây.
Cũng theo tài liệu này, thế kỷ X, chim Trĩ ĐKC cũng được du nhập vào
Canada, Đông Tây Âu, đảo Hawai, Chilê, Australia và nhiều nước khác.
Chim Trĩ ĐKC được du nhập đến nước Anh khoảng thế kỷ thứ X và đã
bị tuyệt chủng vào thế kỷ XVII. Mãi đến năm 1830 được nhập trở lại và được
nhân rộng, phát triển cho đến ngày nay (Polish Birds Directory, 2009).
3
Có 35 loài Trĩ nhưng loài Trĩ được biết nhiều nhất là chim Trĩ ĐKC.
Loài này có mặt ít nhất trên 66 nước (Avian Web, 2012).
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học
1.1.2.1. Đặc điểm ngoại hình
Chim Trĩ đực trưởng thành có màu lông sáng, đầu và cổ có màu xanh
nhạt với một khoang trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực là một màu
đỏ tía đậm, các vùng bên cạnh có màu sáng hơn, hai bên sườn có màu vàng
nhạt với các vết đen trên diện rộng, lông đuôi có các màu vàng ôliu với các

sọc ngang rộng màu đen. Trong khi đó, con cái có nhiều vết đốm rõ rệt, các
lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc quanh chỏm đầu, với các đường viền có màu
hạt dẻ, phần lông phía sau lưng và ngực có màu lốm đốm, phần giữa có màu
nâu đen, vùng bụng có màu nâu nhạt. Các lông đuôi rất rõ rệt với các đường
gợn sóng dày khít có màu vàng sẫm và đen. Chim Trĩ non rất khó phân biệt
trống mái, đến hơn 3 tháng mới phân biệt được dựa vào màu lông.
1.1.2.2. Sức sống và khả năng sinh sản
Chim Trĩ có sức sống cao và khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi
trường. Ngoài 8 tháng là Trĩ mái bắt đầu đẻ trứng, mỗi con mái trưởng thành
trong một năm có khả năng đẻ 90-100 quả trứng. Nuôi nhốt trong điều kiện
thiếu các phương tiện ấp trứng nhân tạo thì khó thành công vì chim Trĩ đỏ
không nhớ bản năng ấp trứng. Tại miền Bắc, chim Trĩ sinh sản kéo dài từ
tháng 2 đến tháng 9 trong năm.
1.1.2.3. Sức đề kháng
Chim Trĩ đỏ khoang cổ là loài chim có nguồn gốc hoang dã, vì vậy
chúng có sức đề kháng cao với bệnh tật và có sức chịu đựng tốt với điều kiện
nắng nóng nhưng chịu lạnh kém.
4
Trong quá trình chăn nuôi, chim Trĩ đỏ mắc một số bệnh và các bệnh
này đều gặp trên gia cầm, cụ thể là gà. Các bệnh gặp ở chim Trĩ là: bệnh
Salmonella, bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử do Clostridium spp; tụ huyết
trùng và một số bệnh do virus như bệnh Newcastle, bệnh Gumboro,
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Phước, bệnh Newcastle vẫn là mối quan tâm
hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi gà của tất cả các nước trên thế giới. Cũng
theo Nguyễn Vĩnh Phước, Newcastle ở Châu Á thường do các chủng virus có
độc lực cao gây ra, bệnh lây lan nhanh và tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Đối với chim Trĩ, trong điều kiện chăn nuôi nhân tạo, ở khu vực phía
Bắc vào mùa đông nhiệt độ thấp, đô ẩm cao nên người chăn nuôi thường che chăn
gió cho chim, do đó không khí trong chuồng không được thông thoáng, môi trường
dễ bị ô nhiễm, dễ dẫn đến chim Trĩ bị mắc bệnh. Vào mùa nắng nóng, mật độ

chuồng cao, vệ sinh không tốt cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
Như vậy, trong điều kiện nuôi nhốt tập trung với số lượng lớn, nhất là
có mùa đông lạnh như miền Bắc nước ta, chim càng có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn, đặc biệt là bệnh Newcastle vì con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là qua
đường tiêu hóa và hô hấp.
5
Bệnh Newcastle có thể lây truyền từ các nhóm gia cầm khác sang chim
Trĩ, đặc biệt là từ gà, ngay cả với đàn chim Trĩ nuôi tại Trung tâm thực
nghiệm và Bảo tồn giống vật nuôi mặc dù năm nào trung tâm cũng tiến hành
tiêm vacxin nhưng bệnh Newcastle vẫn luôn là mối đe dọa thường xuyên.
Bệnh cũng có thể lây truyền từ các cá thể trong một đàn giữa con ốm và con
khỏe. Mặc dù có sức đề kháng cao với bệnh nhưng khả năng mắc bệnh ở
nhóm động vật này trong điều kiện nuôi nhốt bảo tồn là khá cao. Khi đã mắc
bệnh, tỷ lệ sống sót là rất thấp. Như vậy, mặc dù đã tiêm phòng nhưng nếu
không nghiên cứu hệ thống về liều lượng, mức độ đáp ứng miễn dịch sẽ
không cho hiệu quả phòng bệnh tốt. Do đó, chúng tôi thấy rằng rất cần thiết
phải có một quy trình phòng bệnh Newcastle cho chim Trĩ.
1.2. Bệnh Newcastle
1.2.1. Virus Newcastle
1.2.1.1. Hình thái – phân loại – độc lực
Hình 3. Hình thái và cấu trúc của virus Newcastle
Virus Newcastle thuộc họ Paramyxoviridae, là một ARN virus cấu tạo
xoắn, kích thước trung bình 180 nm (Nguyễn Như Thanh, 1997) [37]. Khi
nghiên cứu cấu trúc capsid của virus Newcastle, người ta thấy virus có 6 loại
6
protein cấu trúc:
+ HN (Haemagglutinin - Neuraminidase): Chiếm số lượng lớn trong
tổng số protein cấu trúc của virus. Loại protein này có đặc tính ngưng kết
hồng cầu và hoạt tính của men Neuraminidase, có tác dụng cắt đứt các thụ thể
hồng cầu.

+ F (Fusion protein): Là phần nhô ra nhỏ trên bề mặt hạt virus, có vai
trò liên hợp các tế bào bị nhiễm virus Newcastle lại với nhau, hình thành tế
bào khổng lồ đa nhân.
+ NP (Nucleocapsid protein): Giống như Histin, là một protein bảo vệ
RNA.
+ P (Nucleo protein Phospho): Chưa rõ chức năng.
+ M (Matrix protein): Có tác dụng gắn RNA của virus với vỏ bọc.
+ L(Large protein): Là một RNA polymerase liên kết với nucleocapsid.
Virus Newcastle có nhiều chủng, các chủng này có độc lực khác nhau,
căn cứ vào tính độc và khả năng gây bệnh người ta chia làm 3 nhóm:
- Nhóm Velogen: gồm các chủng có độc lực cao, đó chính là virus
cường độc tự nhiên.
- Nhóm Mesogen gồm các chủng có độc lực vừa, là những virus chỉ
gây bệnh nhẹ cho gà trên 6 tuần tuổi như chủng H (Herfoshire), chủng M
(Mukteswar), hai chủng này khi tiêm cho phôi gà 10-11 ngày, làm chết phôi
thai và xuất huyết toàn phôi thai.
- Nhóm Lentogen: là các chủng có độc lực thấp gồm những virus
không có khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ cho gà con mới nở như
chủng B1, chủng lasota, chủng F.
Để đánh giá độc lực của virus Newcastle, theo FAO cần căn cứ vào các
chỉ số sau đây:
- MDT (Mean deal time) chỉ số thời gian gây chết phôi trung bình
7
- EID50 (Embryo Infective Dose): chỉ số liều gây nhiễm cho 50% phôi
gà.
- ICPI (Intra – Cerebral – Pathogenicity – Index): chỉ số gây chết khi
tiêm vào gà 1 ngày tuổi.
- IVPI (Intra – Veina – Pathogenicity - Index): chỉ số gây chết khi tiêm
vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi.
1.2.1.2. Sức đề kháng của virus

Do virus Newcastle có màng bọc ngoài là lipid nên rất mẫn cảm với các
chất hoá học như: ete, cồn, formol và fenol, làm mất khả năng gây nhiễm
nhưng không gây ảnh hưởng tới tính miễn dịch của virus.
Virus Newcastle có sức đề kháng tương đối yếu. Trong điều kiện khô
ráo virus có thể sống được nhiều ngày. Nhưng trong thịt thối rữa, phân và xác
chết ủ kỹ virus không tồn tại quá 24 giờ. Trong ổ rơm và nền chuồng ẩm ướt
virus bị tiêu diệt nhanh. Ở nhiệt độ 60
o
C virus bị tiêu diệt trong 30 phút, ở
100
o
C trong 1 phút, từ 4 - 20
o
C virus có thể tồn tại trong 1 tháng.
Ở độ pH < 2 hoặc pH > 10 virus mất khả năng gây nhiễm, virus dễ bị
diệt bởi các tia tử ngoại, formol 1% diệt virus nhanh chóng. Ở dung dịch
glycerine 50% có thể giữ virus trong bệnh phẩm được 7 ngày ở 37
o
C.
Các thuốc kháng sinh và các hoá dược khác hiện nay không có tác dụng
với virus.
1.2.1.3. Đặc tính sinh học
* Đặc tính gây ngưng kết hồng cầu
Tất cả các chủng virus Newcastle đều có khả năng ngưng kết hồng cầu
gà, người, chuột lang, chuột bạch. Chỉ một vài chủng có khả năng gây ngưng
kết hồng cầu bò, dê, cừu, lợn, ngựa. Hiện tượng ngưng kết hồng cầu là do
hồng cầu ngưng kết với các điểm quyết định kháng nguyên trên bề mặt virus
(Rott, 1964) [87]. Quá trình ngưng kết xảy ra qua 2 giai đoạn (Trần Minh
Châu, 1988; Ackermann, 1964) [5].
8

- Virus tìm điểm cảm thụ trên bề mặt của hồng cầu – Haemagglutinin
làm ngưng kết hồng cầu.
- Virus tách khỏi bề mặt của tế bào do men Neuramidase phá hủy thể
thụ cảm trên bề mặt hồng cầu.
* Đặc tính dung giải hồng cầu
Cũng như các virus khác thuộc nhóm Paramyxovirus, virus Newcastle
có dung huyết tố, có khả năng làm dung giải hồng cầu mà chúng gây ngưng
kết. Khi làm đông tan, chiết rút thì hoạt tính dung huyết của virus tăng lên
(Brandly C.A, 1965) [58]. Nồng độ muối, pH của dung dịch và nhiệt độ là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus.
* Ức chế ngưng kết hồng cầu
Virus Newcastle bị trung hòa bởi huyết thanh dương tính Newcastle,
khi bị trung hòa virus không còn khả năng gây ngưng kết hồng cầu; bằng
phản ứng HI sẽ phát hiện kháng thể làm ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà. Dựa
vào đặc tính này để phát hiện gián tiếp sự nhiễm virus Newcastle của đàn gà,
xác định hiệu giá đáp ứng miễn dịch Newcastle với vacxin và để phân biệt các
chủng virus Newcastle. Sự khác nhau giữa các chủng virus phụ thuộc vào
nguồn gốc phát sinh bệnh.
Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA) và phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu gà (HI) được sử dụng để phát hiện kháng nguyên và kháng thể
Newcastle.
* Sự nhân lên của virus Newcastle trong tế bào
Ở những tế bào mẫn cảm của virus Newcastle, trong tế bào bước tấn
công đầu tiên của virus là thụ thể của tế bào với sự giúp đỡ của protein HN.
Màng tế bào sẽ hấp thụ virus nhờ hoạt động của protein F, sau đó toàn bộ
Nucleocapsid xâm nhập vào trong tế bào. Virus thực hiện quá trình nhân lên
tại nguyên sinh chất. Tại đây sẽ diễn ra quá trình tổng hợp ARN và protein
của virus. Với protein F, protein đầu tiên được tổng hợp là F
0
không có chức

9
năng, sau đó nhờ protease của vật chủ cắt thành F
1
và F
2
. Với protein HN của
một vài chủng virus Newcastle có thể cũng đòi hỏi sự phân cắt sau khi phiên
mã. Protein của virus sau khi được tổng hợp sẽ vận chuyển đến gần màng tế
bào rồi kết hợp với ARN của virus thành virus hoàn chỉnh rời khỏi tế bào.
Virus Newcastle có thể cấy truyền trên gà, phôi gà hoặc môi trường tế bào.
* Hấp phụ hồng cầu trên tế bào (Haemadsorption)
Hiện tượng những tế bào bị nhiễm virus Newcastle có thể hấp phụ hồng
cầu gà trên bề mặt tế bào gọi là Haemadsorption.
Khả năng hấp phụ hồng cầu được đánh giá bằng số lượng hồng cầu hấp
phụ trên tế bào, thời gian xuất hiện khoảng 4 giờ sau khi virus nhiễm vào tế bào.
* Hiện tượng cản nhiễm
Virus Newcastle có khả năng cản trở sự nhân lên của virus khác hoặc
ngược lại bị một số virus khác cản trở sự nhân lên của chúng trong cơ thể vật
chủ, như virus viêm phế quản truyền nhiễm. Cho nên, khi gà bị nhiễm virus
Newcastle kết hợp với các loại virus khác, bệnh không biểu hiện rõ rệt, đồng
thời làm giảm phản ứng miễn dịch.
1.2.2. Truyền nhiễm học
1.2.2.1. Khái niệm về bệnh
Bệnh Newcastle hay bênh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
lây lan mạnh ở gà do một loại virus thuộc nhóm paramyxoviridae gây ra với
đặc điểm xuất huyết và chảy máu ở hệ thống hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa.
1.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ học
Trong tự nhiên, virus Newcastle gây bệnh cho các loài lông vũ: gà, gà
tây, bồ câu, chim sẻ… gà cảm thụ bệnh mạnh nhất rồi đến gà tây. Còn vịt,
ngan, ngỗng cũng có thể mắc bệnh nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Người cũng có thể bị nhiễm virus Newcatle, thời gian nung bệnh từ 1 -
4 ngày với biểu hiện viêm kết mạc mắt, đôi khi có sốt và nhức đầu.
10
Gà ở lứa tuổi nào cũng mắc nhưng mắc nhiều nhất là gà từ 2 - 5 tháng
tuổi. Tuổi gà càng tăng tính cảm thụ càng giảm. Gà con nở từ trứng gà mẹ
khỏi bệnh thường có tính kháng bệnh trong vài tuần lễ đầu. Trong những
trứng gà này sau khi ấp từ ngày thứ 15 đã có đủ khả năng kháng virus vì
kháng thể mẹ truyền cho lòng đỏ đã bắt đầu đi vào máu. Còn 15 ngày ấp đầu
tiên loại trứng này cũng cảm thụ với bệnh như tất cả trứng gà bình thường
khác. Bào thai gà 9-12 ngày tuổi thích nghi nhất cho việc nuôi cấy virus. Sau
khi tiêm 36-48 giờ toàn bộ bào thai và nước trứng chứa virus.
Trong phòng thí nghiệm: Dùng gà dò để gây bệnh, sau khi tiêm truyền
virus gà sẽ có triệu chứng bệnh tích giống như gà mắc bệnh tự nhiên, có thể
dùng bồ câu gây bệnh bằng cách tiêm virus vào bắp thịt, sau 6-8 ngày bồ câu
bị tê liệt và chết sau 15-16 ngày, ngoài ra cũng có thể tiêm vào óc và phúc
mạc chuột bạch, chuột chết sau 3-6 ngày.
1.2.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Thông thường căn bệnh lây theo đường tiêu hoá để xâm nhập vào cơ
thể. Virus thường lây nhiễm qua niêm mạc hầu họng rồi vào máu, virus gây
nhiễm trùng huyết. Cũng trong thời gian đó căn bệnh đi vào hầu hết các cơ
quan tổ chức của cơ thể và gây ra viêm hoại tử. Nội mô thành huyết quản bị
phá hoại gây ra xuất huyết và thâm nhiễm dịch xuất vào các xoang trong cơ
thể. Virus không trực tiếp gây viêm phổi song bệnh thường gây ra khó thở
nghiêm trọng. Nguyên nhân theo Poten (1950) là do virus tác động gây rối
loạn hệ tuần hoàn và trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương.
Phần lớn gà nhiễm bệnh thường chết ở thời kỳ nhiễm trùng huyết. Đó
là thể cấp tính. Trường hợp bệnh kéo dài hơn, thường ở giai đoạn cuối dịch
hoặc bệnh ở những loài ít cảm thụ như thuỷ cầm, virus sẽ biến mất khỏi máu
rồi đến các cơ quan phủ tạng để vào ký sinh trong tổ chức thần kinh trung
11

ương. Kết quả dẫn đến thể bệnh mãn tính, phản ứng thuốc khi tiêm vacxin
cũng là trạng thái của bệnh này.
1.2.2.4. Triệu chứng và bệnh tích
* Thể quá cấp tính
Bệnh tiến triển nhanh, con vật chưa kịp biểu hiện triệu chứng thì đã
chết trong thời gian ngắn, bệnh tích biểu hiện không rõ, chỉ có dấu hiệu xuất
huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực và niêm mạc đường hô hấp.
* Thể cấp tính
Thể này biểu hiện triệu chứng, bệnh tích rất điển hình. Gà ủ rũ, kém ăn
hoặc bỏ ăn, gà con đứng tụ lại thành từng đám, gà lớn tách thành đàn, gà ỉa
chảy phân trắng lỏng, đôi khi có những vệt máu. Gà uống nhiều nước, mào
yếm tím bầm, nhợt nhạt, thức ăn ở diều không tiêu. Nếu cầm chân gà dốc
ngược xuống thấy chảy ra nước có mùi chua khắm.
Xoang mũi miệng của gà có chứa nhiều chất dịch màu đục. Niêm mạc
hầu họng, khí quản của gà bị xuất huyết và được phủ một lớp màng giả fibrin.
Có trường hợp quan sát thấy tổ chức liên kết dưới da vùng đầu, cổ, hầu bị phù
thũng thấm nhiễm dịch vàng dễ đông đặc ngoài không khí.
Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hóa. Niêm mạc dạ dày tuyến
xuất huyết lấm chấm màu đỏ, tròn như đầu đinh ghim, mỗi điểm xuất huyết
tương ứng với lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp xuất huyết thành
vệt ở đoạn đầu và đoạn cuối dạ dày, đôi khi có vết loét. Có trường hợp chưa
bóc lớp sừng keratin đã thấy vết loét ăn sâu, lõm xuống. Nếu lột lớp keratin
thì thấy trên bề mặt của dạ dày có những đám tụ máu, loét, các vết hình tròn,
hình trứng… màu mận chín. Mổ ra thấy vết loét dày cộm lên, trên bề mặt
niêm mạc màu nâu sẫm, dễ bóc.
Niêm mạc ruột non có những vết loét. Khi chưa rạch ruột, quan sát bên
ngoài tương mạc thấy có những nốt hình bầu dục hay hình hạt đậu màu tím
bầm như quả mồng tơi chín. Nếu rạch ruột ra, những chỗ đó là nốt loét, trên
12
bề mặt có phủ một ít bựa, gạt đi thấy đáy màu đỏ. Có khi nốt loét giống như

hình cúc áo. Các vết loét này có thể lan tới tận ruột già. Ngoài ra, ở hậu môn
thấy có xuất huyết lấm chấm màu đỏ.
Lách gà không sưng. Gan có một số đám thoái hóa mỡ màu vàng. Thận
có thể bị phù nhẹ, màu nâu xám. Buồng trứng bị dính chặt với ống dẫn trứng.
Trứng non bị vỡ, lòng đỏ tích đầy trong xoang bụng.
Những biến đổi trên hệ thống thần kinh trung ương không quan sát
được bằng mắt thường. Kiểm tra vi thể có thể thấy biến đổi của hệ thần kinh
trung ương, đặc biệt là tiểu não. Đó là hiện tượng thoái hóa mỡ của các nơron
thần kinh và sự thâm nhiễm của tế bào lympho xung quanh mạch quản. Bệnh
tích tương tự cũng có thể thấy ở các tế bào thần kinh tủy sống.
* Thể mãn tính
Thường có ở cuối ổ dịch với các bệnh biến do rối loạn thần kinh trung
ương. Virus tấn công vào hệ thần kinh, mô thần kinh bị tổn thương, thoái hóa,
hoại tử, gia cầm bị liệt chân, xã cánh, ngoẹo đầu sang một bên, nghênh
nghênh, đi vòng xoay tròn. Gà mổ nhiều lần vẫn không trúng thóc. Trường
hợp bị kích thích bởi va chạm hay tiếng động mạnh gà có thể lăn ra đất lên cơn
động kinh co giật, các cơn động kinh thường mãnh liệt lúc sáng sớm. Bệnh
thường kéo dài nhiều tuần. Gà chết do đói hoặc kiệt sức. Gà khỏi bệnh nhưng vẫn
còn mắc một chứng thần kinh trong thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch
suốt đời.
1.2.2.5. Phòng bệnh
* Vệ sinh phòng bệnh
Nguyên tắc chung là ngăn chặn kịp thời không cho dịch lây lan tại các
vùng có lưu hành dịch bệnh và tạo miễn dịch cho đàn gà chống lại virus
Newcastle tại các địa phương, các cơ sở chăn nuôi.
Ở nước ta chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình vẫn còn là mô hình
chăn nuôi phổ biến, vì vậy việc phòng bệnh Newcastle có ý nghĩa đặc biệt để
13
bảo vệ và phát triển chăn nuôi gia cầm. Biện pháp chủ yếu để phòng dịch là
vận động nhân dân thực hiện “Kết ước phòng toi”.

Nội dung của “ Kết ước” có 6 điểm như sau:
+ Hưởng ứng tiêm phòng cho gia cầm đầy đủ và đạt hiệu quả cao.
+ Tăng cường nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm trong gia đình.
+ Thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại.
+ Không bán chạy gà ốm. Gà chết dịch phải chôn sâu.
+ Không mua gà bệnh về ăn.
+ Không mang gà bệnh và các sản phẩm của gà ra khỏi vùng đang có dịch.
* Vacxin phòng bệnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vacxin phòng bệnh Newcastle
có chất lượng rất tốt, giá trị sử dụng cao được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các
châu lục.
1.2.2.6. Trị bệnh
Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Có thể dùng kháng huyết thanh Newcastle, thuốc trợ sức, trợ lực và có
thể dùng vacxin can thiệp trực tiếp vào ổ dịch.
1.3. Miễn dịch
1.3.1. Khái niệm miễn dịch
Petrop,1968 (dẫn theo Nguyễn Vĩnh Phước) [31] đã định nghĩa miễn
dịch như sau: “Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể chống lại các chất
và các thể sống khác có mang trên mình chúng những thông tin di truyền lạ”.
Đáp ứng miễn dịch có thể chia làm 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn
dịch thu được. Theo tiến hóa thì miễn dịch tự nhiên có trước và là cơ sở để
sau này miễn dịch thu được phát triển nhưng thực tế 2 loại đáp ứng miễn dịch
này song song tồn tại và liên quan với nhau rất chặt chẽ (Vũ Triệu An và
Jean, 1998) [1].
14
1.3.2. Phân loại miễn dịch
1.3.2.1. Miễn dịch tự nhiên(Miễn dịch không đặc hiệu)
Là loại miễn dịch này đã có sẵn khi cơ thể sinh vật mới được sinh ra và
nó được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những yếu tố cấu thành miễn dịch tự nhiên gồm: các yếu tố cơ học ở
biểu mô, surfactans, lactoferrin, lysozyme, tallow, axít được tiết ra trong dạ
dày, transferrin, bổ thể, C-reactive protein, interferon, các tế bào thực bào…
1.3.2.2. Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)
* Khái niệm: là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với
kháng nguyên. Miễn dịch thu được có 2 đặc điểm khác cơ bản với miễn dịch
tự nhiên là khả năng nhận dạng và trí nhớ về kháng nguyên.
* Các giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu:
Đây là một quá trình rất phức tạp nhưng tuân theo một quy luật chặt
chẽ. Kết quả tốt hay xấu, mạnh hay yếu, nhanh chóng hay bền vững đều phụ
thuộc rất lớn vào kháng nguyên kích thích, sức đề kháng của cơ thể và điều
kiện ngoại cảnh.
Quá trình này chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: là giai đoạn phát sinh, phát triển và thuần thục các tế bào
có thẩm quyền miễn dịch.
Các tế bào lympho B rời túi Fabricius, các tế bào lympho T rời tuyến
ức đến cư ngụ tại hạch, lách hoặc lưu thông trong máu, sắn sàng tiếp xúc với
kháng nguyên.
Các nguyên đại thực bào phát triển thành tế bào đại thực bào trưởng
thành, sẵn sàng thực bào kháng nguyên, mở đầu cho quá trình đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn nhận diện kháng nguyên. Khi một kháng
nguyên xuất hiện trong cơ thể, nó kích thích các tế bào đại thực bào làm
15
nhiệm vụ thực bào rồi phân tích kháng nguyên thành siêu kháng nguyên, đưa
lên bề mặt, tiếp xúc và trình diện các thông tin về kháng nguyên này với các
tế bào lympho B và lympho T.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cảm ứng. Sau khi tiếp xúc với kháng nguyên, các
tế bào có thẩm quyền miễn dịch được hoạt hóa, tiết lymphokin tương tác lẫn
nhau, phát triển biệt hóa tạo ra các lympho T mẫn cảm (kháng thể tế bào) các tế

bào plasma tiết kháng thể dịch thể và các dòng tế bào có “trí nhớ miễn dịch”.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc. Thời kì này kể từ khi các tế bào
lympho đã được mẫn cảm với kháng nguyên để sản xuất kháng thể, các kháng
thể này lưu thông trong máu, dịch tiết của cơ thể hoặc gắn trên mặt các tế bào
tổ chức cho đến khi kháng thể kết hợp với kháng nguyên ấy sau khi kết hợp
lần sau để tiêu diệt chúng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định kết quả của
quá trình đáp ứng miễn dịch.
Có 2 khả năng xảy ra:
* Nếu phản ứng kháng nguyên + kháng thể có tác dụng loại trừ yếu tố gây
bệnh, bảo vệ cơ thể, không gây độc. Đó là sự kết thúc miễn dịch bằng trạng thái
sinh lý hay còn gọi là miễn dịch sinh lý, miễn dịch có lợi cho cơ thể.
* Nếu phản ứng kháng nguyên + kháng thể cũng có tác dụng loại trừ
yếu tố gây bệnh nhưng không có lợi cho cơ thể, gây độc tế bào và gây ra tác
động bệnh lý cục bộ hoặc toàn thân, quá trình này gọi là miễn dịch bệnh lý,
thường xảy ra trong trường hợp kháng thể tế bào kết hợp với kháng nguyên
đặc hiệu.
* Phân loại: Miễn dịch thu được chia làm 2 loại: miễn dịch chủ động
và miễn dịch thụ động.
* Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch cơ thể tiếp thu từ bên ngoài.
Nếu quá trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn tự nhiên như trong trường
16
hợp thú con tiếp nhận kháng thể từ con mẹ qua sữa đầu được gọi là miễn dịch
thụ động tự nhiên. Còn miễn dịch thụ động có được do con người tạo ra như
trường hợp tiêm huyết thanh để phòng và trị bệnh, được gọi là miễn dịch thụ
động nhân tạo.
* Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà tự bản thân cơ thể sinh vật
tạo ra khi có thể tiếp xúc với kháng nguyên. Nếu miễn dịch chủ động mà
trong đó có sự tham gia của con người như trường hợp chủng ngừa vacxin để
phòng bệnh, được gọi là miễn dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động do
cơ thể sinh vật tiếp thu tự nhiên trong môi trường sống được gọi là miễn dịch

chủ động tự nhiên. Trường hợp này xảy ra khi động vật qua khỏi sau trận
dịch, có khả năng không mắc lại chính bệnh đó khi bị tái nhiễm mầm bệnh.
Trong hệ thống miễn dịch tự nhiên cũng như miễn dịch thu được đều
có cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
1.3.3. Miễn dịch bệnh Newcastle
Khi kháng nguyên (virus, vi trùng, ) xâm nhập vào cơ thể, sẽ kích thích
cơ thể sản sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại chúng. Miễn dịch đặc
hiệu được chia làm 2 loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
Đối với bệnh Newcastle, khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ
thể sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể. Burnet (1942)[59] là người đầu tiên
phát hiện ra tính gây ngưng kết của virus Newcastle và kháng thể đặc hiệu
gây ức chế hiện tượng này.
Trong cơ thể, có 2 nhóm tế bào lympho chủ yếu tham gia vào quá trình
đáp ứng miễn dịch, các tế bào này có chức năng khác nhau.
- Nhóm tế bào lympho T: nhóm tế bào phụ thuộc tuyến ức
- Nhóm tế bào lympho B: nhóm tế bào phụ thuộc túi Fabricius.
Túi Fabricius chỉ có ở loài chim, nằm ở phía trên trực tràng, sát hậu
môn, là cơ quan như dạng lympho trung ương, làm biệt hóa dòng tế bào B.
17

×