Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tổng hợp câu hỏi và đáp án triết học cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.97 KB, 33 trang )

Tổng hợp câu hỏi và đáp án triết học cao học
Câu 1 Trình bày khái quát triết học Ấn Độ cổ đại; qua đó, chứng minh rằng nó là sản phẩm tinh thần của
đời sống hiện thực xã hội đó. (STT: 38)
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Triết học Ấn Độ là sự phản ánh xã hội
Ấn Độ cổ đại – xã hội rất coi trọng và đề cao tôn giáo, một xã hội rất mê triết lý với những đặc điểm sau:
- Do chịu ảnh hưởng bởi tinhsadsfSA thần Vêđa mà Triết học Ấn độ Cổ Đại không thể phần chia rõ
ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng và phép siêu hình, mà chủ yếu chia
thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống. Trong các trường phái triết học cụ thể luôn có
sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình với
nhau, song xu hướng chung là biến đổi từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị
nguyên. Các trường phái triết học thường kế tục mà không gạt bỏ trường phái triết học trước đó
- Do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học Ấn Độ cổ đại thường là một bộ
phận lý luận quan trọng tạo nên nộ dung giáo lý của các tôn giáo lớn. Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ có
xu hướng hướng nội đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn cá
nhân con người. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ - Trung đại mang nặng tính chất duy tâm chủ quan và thần bí.
- Triết học Ấn Độ Cổ - Trung Đại đã đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề. Khi bàn đến vấn đề bản thể
luận, các trường phái xoay quanh vấn đề “tính không”, đem đối lập “không” và “có”, quy cái “có” về cái
“không” thể hiện một trình độ tư duy trừu tượng cao. Song, vấn đề quan tâm nhiều nhất lại là vấn đề
thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ của con người) dưới góc
độ tôn giáo với xu hướng “hướng nội” nhằn tìm kiếm phương tiện, con đường, cách thức giải thoát chúng
sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khắc nghiệt.
- Triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa dạng. Thống nhất ở chỗ dù trực tiếp
hay gián tiếp nó đều bị chi phối bởi quan niệm đồng nhất thể của Upanishad; hầu hết các trường phái đều
hướng đến giải thoát; một số nguyên lý chung có ở nhiều trường phái. Đa dạng ở chỗ triết học Ấn Độ chia
thành nhiều khuynh hướng, nhiều nhánh nhỏ; trừ chủ nghĩa duy vật, mỗi trường phái là những con đường
khác nhau để đi đến giải thoát; nhiều vấn đề khác nhau được đặt ra ở những trường phái khác nhau.
Trong thời kỳ này toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ được chia thành 9 trường phái:
• Sáu trường phái “chính thống” là:
+Vedanta: xuất hiện vào thế kỷ II TCN đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình
thành thế giới (vũ trụ và vạn vật)
+ Samkhya: xuất hiện vào những năm 350-250 TCN. Lý luận cơ bản của phái này là học thuyết duy


vật về bản nguyên của thế giới
+ Yoga: xuất hiện vào thế kỷ thứ II TCN. Tư tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận
nguyên lý hợp nhất của vũ trụ nơi mỗi cá thể và thông qua các phương pháp yoga mà mỗi cá thể có thể
tập luyện để khai thác được sức mạnh của vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới làm chủ
môi trường, và sau cùng, vươn tới sự giải thoát.
+ Mimansa: xuất hiện vào thế kỷ thứ II TCN. Mimansa đưa ra các ý kiến nhằm biện hộ, củng cố và
tuyên truyền cho các nghi thức được đề cập đến trong Vêđa nói chung, trong giáo lý đạo Bàlamôn-Hinđu
nói riêng
1
+ Vaisesika: xuất hiện vào thế kỷ II TCN. Nội dung tư tưởng của phái này và phái Nyaya có nhiều
điểm giống nhau. Tư tưởng chủ đạo của phái này tập trung trong nguyên tử luận, logic học và nhận thức
luận.
+ Nyaya: xuất hiện vào thế kỷ III TCN Lý luận cơ bản của phái này bao gồm 3 bộ phận là nguyên tử
luận, logic học và nhận thức luận
• Ba trường phái “không chính thống” là:
+ Lokayata: trường phái triết học vô thần, duy vật, chủ trương khoái lạc duy nhất ở Ấn Độ
+ Jaina: xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN. Tư tưởng triết học cơ bản của phái này là thuyết về sự
tương đối, cố dung hòa quan niệm về thực thể bất biến với quan niệm vô thường.
+ Buddha (Phật giáo): xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V TCN. Kinh điển của Phạt giáo chia thành
Tam tạng (Kinh, Luật, Luận). Tam tạng lại được chia làm 2 loại là Đại thừa và Tiểu thừa. Tư tưởng triết
học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật thích ca-
triết lý về cái khổ và con đường diệt khổ.
Những đặc điểm cơ bản trên của triết học Ấn Độ là do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ấn Độ
cổ đại quy định. Do các điều kiện tự nhiên, về con người, về xã hội, về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn
giáo, tâm linh, nền triết học Ấn Độ đã trải qua nhiều bước thăng trầm, tạo nên nét đặc sắc mang bản chất
rất Ấn Độ, rất phương Đông. Triết học Ấn Độ ra đời và phát cũng như các nền triết học khác đều dựa trên
những cơ sở nhất định, nó là sản phẩm tinh thần của đời sống hiện thực xã hội:
- Sự phát triển của triết học Ấn Độ là sự đấu tranh giữa các trường phái và suy cho cùng nó phản ánh
nhu cầu của đời sống xã hội trong đó tôn giáo là trung tâm điểm. Mặt khác, sự phát triển của triết học Ấn
Độ chủ yếu đi theo hướng tuần tự thay đổi về lượng, tức những nguyên lý nền tảng đã được đặt ra từ thời

cổ xưa, về sau chỉ phát triển, bổ sung, hoàn thiện.
- Biện chứng trong triết học Ấn Độ mang tính chất ngây thơ, duy tâm; sự phát triển đi theo vòng tròn,
tuần hoàn. Điều này do công xã nông thôn biệt lập, khép kín ở Ấn Độ quy định. Khác với triết học Trung
Quốc, tư duy trong triết học Ấn Độ không trọng cái cụ thể, hữu hạn; họ muốn vượt cái này để đi đến cái
tuyệt đối. Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn và chế độ quốc hữu hóa ruộng đất là hai đặc điểm
lớn nhất, chi phối và ảnh hưởng tới toàn bộ các mặt lịch sử của Ấn Độ, nhất là ảnh hưởng đến sự phát của
văn hóa và triết học. Trên cơ sở “phương thức sản xuất châu Á”, xã hội Ấn Độ được kết cấuvới ba nhóm
cơ bản: nhóm (thực chất là quan hệ gia đình, dòng họ), cộng đồng tự trị làng – xã và bang (tiểu quốc) với
chế độ đẳng cấp ngặt nghèo. Xét trong điều kiện tồn tại xã hội như vậy thì triết học của Ấn Độ gắn chặt
với vấn đề tôn giáo và tâm linh cũng là yếu tố khách quan
- Quan hệ đẳng cấp ở Ấn Độ đã đã làm cho kết cấu xã hội - giai cấp thêm phức tạp. Theo kinh điển
Bàlamôn và Bộ luật Manu của Ấn Độ, trong xã hội có bốn đặc cấp lớn: Tăng lữ; các đạo sỹ (Brahman);
quý tộc; vương công, tướng sĩ, võ sư (Ksatriya); tự do: thương nhân, điền chủ, thường dân (Vaisya); nô lệ
và tiện dân (Ksudra). Ngoài ra còn có hạng “cùng đinh” được coi là ngoài lề xã hội (Paria).Sự phân biệt
về đẳng cấp, chủng tộc, dòng dõi, tôn giáo, nghề nghiệp tạo ra những xung đột ngấm ngầm trong xã hội
nhưng bị kiềm giữ bởi sức mạnh vật chất và tinh thần của nhà nước - tôn giáo.
- Điều kiện địa lý của môi trường của Ấn Độ rất đa dạng, phức tạp như núi non hiểm trở, sa mạc khô
cằn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán liên miên; thêm vào đó, chiến tranh liên tục xảy ra đã làm cho
2
dân cư và các bộ tộc ở Ấn Độ bị phân hóa hết sức phức tạp. Đây là những yếu tố tác động, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, tâm tư, tình cảm của người dân Ấn Độ; điều đó đã buộc họ phải tìm đến, cầu xin các
lực lượng siêu nhiên, bên ngoài là Thượng đế cứu giúp. Các vấn đề tôn giáo, tâm linh nảy sinh, tồn tại và
phát triển trên mảnh đất hiện thực này.
- Triết học Ấn Độ không chỉ nảy sinh từ những cơ sở nêu trên mà còn gắn với các thành tựu của khoa
học, kỹ thuật và văn hóa của Ấn Độ. Các biến động lớn các điều kiện về tự nhiên, về con người, về xã
hội, về kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo, tâm linh làm xuất hiện các trường phái trong hai hệ thống
triết học nêu trên.
Câu 23: Anh / Chị hãy giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là
học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép chứng, nhưng
điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và sự phát triển thêm” (STT: 14)

Trả lời:
- PBC là hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ và sự
vận động, phát triển của thế giới vật chất.
* Nguyên lý là những luận điểm xuất phát, những tư tưởng chủ đạo của một học thuyết hay lý luận mà
tính chân lý của chúng là hiển nhiên, không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn
với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết hay lý luận đó phản ánh.
- Với tính cách là một học thuyết triết học, PBCDV được xây dựng dựa trên 2 nguyên lý cơ bản: NL
về mối liên hệ phổ biến và NL về sự phát triển.
- NL về mối liên hệ phổ biến: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của MLH xảy ra trong các lĩnh
vực khác nhau của thế giới, NL về mối liên hệ phổ biến có nội dung như sau:
+ Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn MLH ràng
buộc qua lại lẫn nhau.
+ Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của SV, HT, QT trong thế giới có MLH phổ
biến. MLH phổ biến tồn tại khách quan – phổ biến, nó chi phối một cách tổng quát sự VĐ và PT của mọi
SV, HT, QT trong thế giới.
- NL về sự phát triển: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển xảy ra trong các lĩnh
vực khác nhau của thế giới, NL về sự phát triển có nội dung như sau:
+ Mọi SV, HT trong thế giới đều không ngừng VĐ và PT.
+ PT mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất do việc
giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.
* Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, chung, lặp lại giữa các sự vật, hiện
tượng và chi phối sự vận động, phát triển của chúng. PBCDV gồm 3 quy luật cơ bản sau:
1 – QL thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
- Mặt đối lập: SV là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với môi trường. Kết quả
của sự tương tác này là các yếu tố tạo nên bản thân SV có một sự biến đổi nhất định, trong đó có một vài
yếu tố biến đổi trái ngược nhau. Những yếu tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố giống hay khác
nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập trong SV. MĐL tồn tại k.quan và phổ biến.
3
- Thống nhất của các mặt đối lập là các MĐL kg tách rời nhau tức MĐL này lấy MĐL kia làm điều

kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình; là các MĐL đồng nhất nhau tức trong chúng chứa những yếu tố
giống nhau cho phép chúng đồng tồn tại trong SV; là các MĐL tác động ngang nhau, tức sự thay đổi
trong MĐL này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong MĐL kia, và ngược lại.
- Đấu tranh của các MĐL: Dù tồn tại trong sự thống nhất, song các MĐL luôn đấu tranh với
nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định hay loại bỏ lẫn nhau. Hình thức và
mức độ đấu tranh của các MĐL rất đa dạng, trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đặc biệt của các
MĐL.
- Mâu thuẫn BC, tức sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL, tồn tại k.quan phổ biến và đa
dạng (MT bên trong – MT bên ngoài; MT cơ bản – MT kg cơ bản; MT chủ yếu – MT thứ yếu; MT trong
tự nhiên – MT trong xã hội – MT trong tư duy). Sự tác động lên bản thân sự vật là nguồn gốc, động lực
của mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới.
- Chuyển hóa của các MĐL (giải quyết MTBC): sự thống nhất mang tính tương đối gắn liền
với sự ổn định của SV; sự đấu tranh mang tính tuyệt đối gắn liền với sự VĐ, thay đổi của SV. MTBC phát
triển tương ứng với quá trình thống nhất các MĐL chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu
tranh các MĐL chuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt từ đó làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của
các MĐL. Khi đk k.quan hội đủ, một trong khả năng đó biến thành hiện thực, các MĐL tự thực hiện quá
trình chuyển hóa. MTBC sẽ được giải quyết khi các MĐL tự phủ định chính mình để biến thành cái khác.
Với hai phương thức chuyển hóa như sau: MĐL này chuyển hóa thành MĐL kia ở trình độ mới và cả hai
MĐL cùng chuyển hóa thành một cái thứ 3 nào đó.
- Nd quy luật: Các MTBC khác nhau tác động kg giống nhau đến quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Mỗi MTBC đều trải qua các giai đoạn từ sinh thành (sự xuất hiện của các MĐL)
sanh hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL), rồi giải quyết (sự chuyển hóa của các MĐL).
MTBC được giải quyết, cái cũ mất đi cái mới ra đời với những MTBC mới hay thay đổi vai trò tác động
của MTBC cũ. MTBC là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển. Do đó, VĐ và PT trong thế giới
vật chất là tự bản thân nó.
-> Phép biện chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một cách cụ thể, xem xét những
mối quan hệ cụ thể. Đây cũng là bản chất của sự đồng nhất mang tính biện chứng, sự đồng nhất có chứa
đựng các yếu tố khác biệt.
-> Nhấn mạnh tính chất quan trọng của sự thống nhất của các mặt đối lập, V.I.Lênin đưa ra
một định nghĩa nữa về phép biện chứng: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự

thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi
hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm”. Phép biện chứng là sự phát triển của nó, các
mặt đối lập và mâu thuẫn - hạt nhân của phép biện chứng.
2 – QL chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại: Mọi SV
đều được đặc trưng bằng sự thống nhất giữa lượng và chất. SV bắt đầu bằng sự thay đổi về lượng một
cách liên tục hay tiệm tiến); nếu lượng chỉ thay đổi trong độ; chưa vượt quá điểm nút thì chất kg thay đổi
căn bản; khi lượng thay đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì chất sẽ thay đổi căn bản, bước nhảy nhất định
sẽ xảy ra. Bước nhảy làm cho chất thay một cách gián đoạn hay đột biến; chất cũ mất đi chất mới ra đời.
4
Chất mới gây ra sự thay đổi về lượng. Sự thay đổi về lượng gây ra sự thay đổi về chất và sự thay đổi về
chất gây ra sự thay đổi về lượng là phương thức VĐ, PT của SV trong thế giới.
3 – QL phủ định của phủ định: Mọi SV đều liên hệ lẫn nhau và luôn vận động phát triển. Phát triển là
một chuỗi các lần phủ định BC có gắn liền với việc giải quyết mâu thuẫn và thực hiện bước nhảy về chất
xảy ra bên trong SV. PĐBC man tính k.quan – nội tại, kế thừa – tiến lên. Qua một số lần PĐBC xuất hiện
PĐ của PĐ, xác lập cái cũ ở một trình độ cao hơn. PĐ của PĐ vạch ra khuynh hướng phát triển xoắn ốc
tiến lên của mọi SV trong thế giới.

* Ngoài những nguyên lý và QL, PBC còn có sáu cặp phạm trù: cái riêng và các chung, nguyên nhân
và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
Tóm lại, PBC DV là hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, là hệ thống các
phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống các giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh các
hành vi trong hoạt động của mình.
37. Định nghĩa về giai cấp của Lênin và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa (STT: 16)
C. Mác đã từng xác nhận, tình trạng phân chia xã hội thành các giai cấp không phải do ông phát hiện
mà do nhiều nhà sử học tư sản như Chie, Ghidô, Minhê phát hiện ra. Hai phát minh của C. Mác: Chủ
nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư là cơ sở lý luận khoa học, làm sáng tỏ bản chất của
quan hệ giai cấp.
Năm 1919, trong tác phẩm sáng kiến vĩ đại, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp: “Người ta
gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này

được pháp luật quy định và thừa nhận), đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà
họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập
đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Từ định nghĩa giai cấp của V.I. Lênin có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về quan hệ giai cấp:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định.
Giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù kinh tế- xã hội có tính lịch sử. Giai
cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của những hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử. Mỗi hệ thống giai cấp tương ứng với một hệ thống sản xuất xã hội, về bản chất là
thể thống nhất của các mặt đối lập. Do đó không thể hiểu được đặc trưng của từng giai cấp cụ thể nếu
không đặt nó trong hệ thống, tức là trong mối quan hệ với giai cấp đối lập với nó. Nói đến giai cấp là nói
5
đến sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống kinh tế- xã hội nhất định. Trong
hệ thống kinh tế xã hội đó, tập đoàn người này là tập đoàn thống trị, tập đoàn người kia là tập đoàn bị trị.
Đó là các giai cấp. Đây là đặc trưng chung nhất.
- Các giai cấp có quan hệ khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
Đây là sự khác nhau cơ bản nhất và cũng là đặc trưng cơ bản nhất. Giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến,
tư bản là những tập đoàn giữ địa vị thống trị trong hệ thống kinh tế xã hội mà họ là đại biểu, do các tập
đoàn này chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội để chi phối lao động của các tập đoàn người khác, không có tư
liệu hoặc có ít tư liệu sản xuất. Những tập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất: nô lệ, nông nô, vô sản buộc
phải phụ thuộc vào các tập đoàn thống trị.
- Các giai cấp khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, tổ chức quản lý sản xuất.
Tập đoàn người nào (giai cấp) chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạt
động sản xuất và lưu thông trên quy mô toàn xã hội cũng như từng đơn vị kinh tế.
- Các giai cấp khác nhau về phương thức và qui mô thu nhập của cải xã hội.
Giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và lãnh đạo sản xuất, tập đoàn đó có đủ điều kiện để thực
hiện mục đích là chiếm đoạt lao động thặng dư của các giai cấp lao động. Trong xã hội nô lệ, giai cấp nô
lệ phải sống như súc vật. Trong xã hội phong kiến giai cấp nông nô chỉ được hưởng 20% của cải do mình
làm ra 80% phải cống nộp cho địa chủ và nhà nước phong kiến. Trong xã hội tư bản giai cấp công nhân
và tầng lớp trí thức làm thuê nhận được một phần sản phẩm lao động của mình dưới hình thức tiền lương.

Đó là tiền bán sức lao động. Ngày nay đã có nhà tư bản sở hữu tài sản với giá trị trên 50 tỷ USD, và sẽ
100 tỷ và nhiều trăm tỷ USD Nghĩa là sự bất bình đẳng trong xã hội tư bản tiếp tục gia tăng.
Trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng ngoài hai giai cấp cơ bản - đối kháng còn có những giai
cấp, tầng lớp xã hội trung gian.
Trong cơ cấu giai cấp- xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí
thức và các tầng lớp nhân dân lao động còn có tầng lớp tư sản; tầng lớp này có điều kiện phát triển trong
nền kinh tế thị trường. Vì kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều
thành phần, tầng lớp tư sản có vai trò tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản Trong
điều kiện của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay, các loại mâu thuẫn trên được coi là mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân.
6
Ý nghĩa phương pháp luận:
Lý luận về giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận. Sự ra đời của
giai cấp làm cho sự phân hóa giàu – nghèo ngày càng trở nên rõ ràng, các giai cấp nhận thức rõ bản chất
của mình (giai cấp thống trị- giai cấp bị trị; quan hệ bóc lột- bị bóc lột; 2 giai cấp luôn đối lập nhau về lợi
ích), từ đó mâu thuẫn giai cấp ngày càng lớn, không thể có sự bình đẳng về địa vị và quyền lực cho các
giai cấp. Trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì sự vận động của các mâu thuẫn trong phương
thức sản xuất biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống chính trị xã hội. Sự phân biệt giai
cấp là tiền đề cho đấu tranh giai cấp trong xã hội. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp cơ bản quyết định xu
thế, tính chất của sự vận động xã hội.

46. Tại sao trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta tất yếu phải xây dựng
nền tảng tinh thần của xã hội, những nội dung cơ bản của nền tảng tinh thần đó là gì?

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: Vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả
cộng đồng, được truyền lại, nối tiếp và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định
vững chắc trong cấu trúc chính trị - xã hội của dân tộc.
Từ khi Đảng ta ra đời và trong suốt lịch sử lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng ta luôn coi văn hóa là
một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này được đề cập trong Cương lĩnh,

đường lối, chiến lược của Đảng và đã được Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khóa VIII khẳng định: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đầy sự phát triển KT-XH

Khái niệm, bản chất của văn hóa :
Thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện từ lâu đời trong ngôn ngữ nhân loại và cho đến nay văn hóa là
một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Song, có thể định nghĩa văn hóa như sau: văn
hóa là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản chất của con người
để sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các chuẩn mực : chân, thiện, mỹ nhằm
duy trì sự tồn tài và phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Văn hóa cũng là hoạt động
nhằm tạo ra những giá trị những chuẩn mực xã hội, là môi trường thứ 2, cái nôi nuôi dưỡng sự
hình thành nhân cách con người. Theo định nghĩa của Tổng thư ký UNESCO thì văn hóa là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và trong
hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
7
Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần nhằm giáo
dục con người khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và khả năng sáng tạo ra chân, thiện,
mỹ trong đời sống. Với ý nghĩa đó thì văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người, dù
đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, hay trong quan hệ giao tiếp, ứng xử xã hội
trong thái độ ứng xử với thiên nhiên.
Văn hóa có 7 thuộc tính : một là văn hóa mang tính lịch sử, hai là văn hóa mang tính truyền thống do
những giá trị văn hóa được lưu giữ, phát triển và truyền bá qua các giai đoạn lịch sử từ thế hệ này sang
thế hệ khác, ba là văn hóa mang tính dân tộc thể hiện rõ ở bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa nói lên đặc
điểm của một dân tộc, biểu hiện bản lĩnh, tâm hồn, cốt cách của 1 dân tộc, bốn là văn hóa mang tính giá
trị (vật thể, phi vật thể, vật chất hoặc tinh thần), năm là văn hóa bao giờ mang tính nhân sinh, chỉ có con
người mới sáng tạo văn hóa và hoàn thiện mình thông qua môi trường văn hóa, sáu là văn hóa mang tính
phát sinh và bảy là trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng mang tính giai cấp.

- Văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển: Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo
của con người. Trong thời đại ngày nay, việc phát huy tiềm năng sáng tạo của con người có tầm quan

trọng đặt biệt, tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong sự hiểu biết,
tâm hồn, đạo lý, lối sống, thị hiếu, trình độ thẫm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Hàm lượng trí
tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người ngày càng cao thì khả năng phát triển
kinh tế - xã hội càng lớn. Do vậy, đối với một nền kinh tế, muốn phát triển bền vững thì động lực không
thể thiếu là phát triển văn hóa.
Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng
đồng dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió và thác ghềnh để tồn tại và không ngừng phát triển. Vì vậy,
chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn
hóa trở thành nến tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội
+ Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một
dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời cội nguồn.
Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia, dân tộc
là văn hóa.
+ Kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, ngay bản thân sự phát triển kinh tế cũng không
chỉ do các nhân tố kinh tế thuần túy tạo ra, mà nó còn do các giá trị văn hóa đang được phát huy.
+ Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự
tăng trưởng kinh tế là trí tuệ. Vì vậy, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít tài nguyên
và lao động mà trước hết là có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiếm năng sáng tạo của nguồn lực con
người hay không. Tiềm năm sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa.
+ Trong nề kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để
hướng dẫn và thúc đẩy người lao động. Mặt khác văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống,
của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ….
8
+ Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo
ham muốn quá mức của đời sống “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
môi trường.

- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển: Văn hóa thể hiện trình dộ phát triển về ý thức, trí tuệ,
năng lực sán tạo của con người. Với sự phát triển của văn hóa, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá
nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy, trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực của toàn xã

hội.
+ Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
chính là mục tiêu văn hóa.
+ Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia. Nhất là
các nước vốn trước đây là thuộc địa thì việc giải quyết vấn đề này lai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, trong nhân thức và hành động, mục tiêu kinh tế thường lấn át mục tiêu văn hóa và được đặt ở vị trí
ưu tiên trong các kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển.

- Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng
xã hội mới.
Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến những nguồn lực khác nhau: tài nguyên thiên nhiện, vốn,… nhưng
các tài nguyên thiên nhiên này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là
nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cãn kiệt. các nguồn lực khác sẽ được sử
dụng có hiệu quả khi nguồn lực co người có chất lượng cao.
Câu 41: PHÂN TÍCH NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁ TRỊ PHỔ BIẾN. (STT 54)
I/ Khái niệm nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất
của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.
II/ Dấu hiệu nhận biết cơ bản của nhà nước pháp quyền.
1. Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có sự ngự trị tối cao của pháp
luật.
Với hình thức tổ chức xã hội theo mô hình nhà nước pháp quyền thì pháp luật phải trở thành tiêu
chuẩn và căn cứ căn bản nhất, cao nhất trong mọi hoạt động của bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và
mỗi công dân.
9
Đây là dấu hiệu biểu nhất về phương diện pháp lý để xác định một nhà nước nào đó có phải là nhà
nước pháp quyền hay không và là nhà nước pháp quyền ở trình độ nào.
Tính pháp quyền của hình thức tổ chức nhà nước pháp quyền phải là cao nhất ngay cả đối với chủ thể
quyền lực mặc dù chủ thể quyền lực đặt ra pháp luật.

2. Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước thể hiện được
lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân.
Dấu hiệu này cho thấy mỗi cá nhân trong xã hội được tổ chức theo hình thức nhà nước pháp quyền
đều có tư cách công dân và tư cách là cá nhân tự do. Với tư cách công dân, mỗi cá nhân buộc phải có
nghĩa vụ và quyền lợi theo quy định của luật pháp; với tư cách cá nhân tự do, mỗi cá nhân có quyền làm
bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm những hành vi cá nhân và các tổ chức chính trị,
xã hội nào xâm hại tới lợi ích của các cá nhân và các tổ chức khác cũng như lợi ích của xã hội. Như vậy,
nó mở rộng phạm vi hoạt động tự do sáng tạo của mỗi cá nhân, và mỗi tổ chức trong xã hội.
3. Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có sự đảm bảo thực tế mối quan
hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân.
Quyền của công dân thuộc về trách nhiệm của nhà nước và ngược lại, quyền của nhà nước thuộc về
trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước mọi công dân về những vi phạm pháp
luật của mình, làm phương hại đến lợi ích của công dân, của các tổ chức trong xã hội. Ngược lại, công
dân và các tổ chức trong xã hội phải thực hiện các nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi của
mình theo quy định của pháp luật.
44. Phân tích mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, tại sao tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
là hai giai đoạn thấp và cao của ý thức xã hội nhưng tâm lý xã hội lại không trực tiếp sinh ra hệ tư
tưởng? (STT:16)

Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người, của một bộ
phận xã hội hoặc toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của
họ và phản ánh đời sống đó.
Tâm lý xã hội có đặc điểm: phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội, nhưng đó là trình độ phản ánh thấp,
phản ánh tự phát tồn tại xã hội. Tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài của xã hội nên nó không
vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội. Những quan niệm của con người
10
ở trình độ tâm lý xã hội mang tính chất kinh nghiệm, yếu tố trí tuệ đan xen với yếu tố tình cảm
chưa thể hiện về mặt lý luận. Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển ý thức xã hội.

Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, hình thành khi con người nhận thức sâu sắc hơn về

những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất sự vật,
vào các mối quan hệ xã hội.
Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm tư tưởng (chính
trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo) là kết quả của sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã
hội. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác, nghĩa là nó được hình thành tự giác bởi các
nhà khoa học và được truyền bá trong xã hội.
Khi nghiên cứu về hệ tư tưởng cần có sự phân biệt hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không
khoa học. Hệ tư tưởng khoa học phản ánh chính xác, khách quan các mối quan hệ vật chất của xã
hội. Còn hệ tư tưởng không khoa học tuy cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất xã hội nhưng
dưới một hình thức sai lầm, hư ảo, xuyên tạc khách quan.
Là một bộ phận của ý thức xã hội, hệ tư tưởng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học.
Lịch sử các khoa học tự nhiên đã cho thấy tác động rất quan trọng của hệ tư tưởng, đặc biệt là vai
trò của tư tưởng triết học trong quá trình khái quát tài liệu.
Mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và tâm lý xã hội.
Hệ tư tưởng và tâm lý xã hội tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức
xã hội, nhưng chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cả hai đều có nguồn gốc tự tồn tại
xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Nhưng trong đó, tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây
trở ngại cho sự hình thành, sự truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất
định (tâm lý, tình cảm giai cấp là điều kiện thuận lợi cho các thành viên giai cấp tiếp thu hệ tư
tưởng của giai cấp). Mối liên hệ giữa hệ tư tưởng (đặc biệt là tư tưởng khoa học, tiến bộ) với tâm lý
xã hội, với sự sinh động phong phú của đời sống thực tiễn sẽ giúp cho hệ tư tưởng bớt xơ cứng,
giảm sai lầm.
Ngược lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội sẽ làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội. Hệ tư tưởng
khoa học sẽ thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo hướng đúng đắn, lành mạnh. Hệ tư tưởng phản
khoa học sẽ kích thích những yếu tố tiêu cực của tâm lý xã hội phát triển.
11
Hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội, không là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã
hội.
Bất kỳ tư tưởng nào khi phản ánh các mối quan hệ đương thời thì đồng thời cũng thừa kế các học
thuyết xã hội, những tư tưởng và quan điểm đã tồn tại trước đó. Thí dụ, tư tưởng tôn giáo ở thời

kỳ phong kiến thể hiện lợi ích của giai cấp phong kiến nhưng lại được bắt nguồn trực tiếp từ
những tư tưởng duy tâm thời cổ đại và những tư tưởng đạo Cơ đốc thời kỳ đầu công nguyên. Sự ra
đời phát triển của tư tưởng triết học Mác, cũng không trực tiếp ra đời từ tâm lý xã hội của giai cấp
công nhân lúc đó, mà là sự khái quát lý luận từ kinh nghiệm của cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân, phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó, khái quát các tri thức của nhân loại, kế thừa trực
tiếp từ các học thuyết triết học, kinh tế học chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học ở thế kỷ XVIII
đầu thế kỷ XIX…
Rõ ràng, hệ tư tưởng xã hội liên kết hữu cơ với tâm lý xã hội, nhưng nó không đơn giản là sự “cô
đặc” tâm lý xã hội.
CÂU 48: Định nghĩa vể bản chất con người của C.Mác dùng để chỉ bản chất riêng từng cá nhân
con người hay dùng để chỉ chung bản chất của cả giống loài người, tại sao?
Định nghĩa vể bản chất con người của C.Mác dùng để dùng để chỉ chung bản chất của cả giống loài
người.
Quan điểm của Mác Lênin về bản chất con người:con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt
sinh vật và xã hội. Theo quan điểm duy vật, lịch sử tồn tại và phát triển của con người luôn chịu sự chi
phối tác động bởi 3 loại qui luật sau: quy luật sinh học, quy luật tâm lý ý thức, quy luật xã hội.
Trong “ Luận cương về Phơ-bách”, Mác đã khẳng định về bản chất con người: “Bản chất con người
không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt , trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Với định nghĩa này, Mác đã đưa ra phạm trù “con người thực
tiễn” không phải là cái nhìn trừu tượng mà là cụ thể - cảm tính, được đặt vào trong hoạt động sản xuất
thực tiễn, xem xét trong mối quan hệ không tách rời với tự nhiên, xã hội. Con người là một sinh vật, cũng
có nghĩa con người là một bộ phận của tự nhiên, gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của tự
nhiên. Song đó là một thực thể tự nhiên luôn hoạt động và chứa đựng trong mình những khả năng to lớn
12
về sự phát triển . Bản chất con người không phải là cái bất biến mà nó luôn được phát triển theo sự tiến bộ
của lịch sử. Vì vậy, mỗi thời đại khác nhau sẽ có những mẫu người khác nhau.
Theo Mác thì con người là kết quả của lịch sử phát triển vật chất – giới tự nhiên. Trong “Bản thảo
kinh tế - triết học” – 19844 C.Mác viết: “Con người là một sinh vật có “tính loài” giới tự nhiên là thân thể
vô cơ của con người… Vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. Con người muốn phát triển và
tham gia vào các hoạt động xã hội, trước hết phải tồn tại, phải được thỏa mãn các tiền đề về tự nhiên như

một cá thể sinh vật – xã hội.
37.Định nghĩa về giai cấp của Lênin và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa (STT:16 )
C. Mác đã từng xác nhận, tình trạng phân chia xã hội thành các giai cấp không phải do ông phát hiện
mà do nhiều nhà sử học tư sản như Chie, Ghidô, Minhê phát hiện ra. Hai phát minh của C. Mác: Chủ
nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư là cơ sở lý luận khoa học, làm sáng tỏ bản chất của
quan hệ giai cấp.
Năm 1919, trong tác phẩm sáng kiến vĩ đại, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp: “Người ta
gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này
được pháp luật quy định và thừa nhận), đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà
họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập
đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Từ định nghĩa giai cấp của V.I. Lênin có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về quan hệ giai cấp:
- Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất
định.
Giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù kinh tế- xã hội có tính lịch sử. Giai
cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung màlà sản phẩm của những hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử. Mỗi hệ thống giai cấp tương ứng với một hệ thống sản xuất xã hội, về bản chất là
thể thống nhất của các mặt đối lập. Do đó không thể hiểu được đặc trưng của từng giai cấp cụ thể nếu
không đặt nó trong hệ thống, tức là trong mối quan hệ với giai cấp đối lập với nó. Nói đến giai cấp là nói
đến sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống kinh tế- xã hội nhất định. Trong
13
hệ thống kinh tế xã hội đó, tập đoàn người này là tập đoàn thống trị, tập đoàn người kia là tập đoàn bị trị.
Đó là các giai cấp. Đây là đặc trưng chung nhất.
- Các giai cấp có quan hệ khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
Đây là sự khác nhau cơ bản nhất và cũng là đặc trưng cơ bản nhất. Giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến,
tư bản là những tập đoàn giữ địa vị thống trị trong hệ thống kinh tế xã hội mà họ là đại biểu, do các tập
đoàn này chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội để chi phối lao động của các tập đoàn người khác, không có tư
liệu hoặc có ít tư liệu sản xuất. Những tập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất: nô lệ, nông nô, vô sản buộc

phải phụ thuộc vào các tập đoàn thống trị.
- Các giai cấp khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, tổ chức quản lý sản xuất.
Tập đoàn người nào (giai cấp) chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò lãnh đạo, chỉ huy hoạt
động sản xuất và lưu thông trên quy mô toàn xã hội cũng như từng đơn vị kinh tế.
- Các giai cấp khác nhau về phương thức và qui mô thu nhập của cải xã hội.
Giai cấp nào chiếm hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và lãnh đạo sản xuất, tập đoàn đó có đủ điều kiện để thực
hiện mục đích là chiếm đoạt lao động thặng dư của các giai cấp lao động. Trong xã hội nô lệ, giai cấp nô
lệ phải sống như súc vật. Trong xã hội phong kiến giai cấp nông nô chỉ được hưởng 20% của cải do mình
làm ra 80% phải cống nộp cho địa chủ và nhà nước phong kiến. Trong xã hội tư bản giai cấp công nhân
và tầng lớp trí thức làm thuê nhận được một phần sản phẩm lao động của mình dưới hình thức tiền lương.
Đó là tiền bán sức lao động. Ngày nay đã có nhà tư bản sở hữu tài sản với giá trị trên 50 tỷ USD, và sẽ
100 tỷ và nhiều trăm tỷ USD Nghĩa là sự bất bình đẳng trong xã hội tư bản tiếp tục gia tăng.
Trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng ngoài hai giai cấp cơ bản - đối kháng còn có những giai
cấp, tầng lớp xã hội trung gian.
Trong cơ cấu giai cấp- xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí
thức và các tầng lớp nhân dân lao động còn có tầng lớp tư sản; tầng lớp này có điều kiện phát triển trong
nền kinh tế thị trường. Vì kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nhiều
thành phần, tầng lớp tư sản có vai trò tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản Trong
điều kiện của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay, các loại mâu thuẫn trên được coi làmâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân.
Ý nghĩa phương pháp luận:
14
Lý luận về giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin có ý nghĩa quan trọng về phương pháp luận. Sự ra đời của
giai cấp làm cho sự phân hóa giàu – nghèo ngày càng trở nên rõ ràng, các giai cấp nhận thức rõ bản chất
của mình (giai cấp thống trị- giai cấp bị trị; quan hệ bóc lột- bị bóc lột; 2 giai cấp luôn đối lập nhau về lợi
ích), từ đó mâu thuẫn giai cấp ngày càng lớn, không thể có sự bình đẳng về địa vị và quyền lực cho các
giai cấp.Trong điều kiện xã hội có sự phân hóa giai cấp thì sự vận động của các mâu thuẫn trong phương
thức sản xuất biểu hiện ra là mâu thuẫn giữa các giai cấp trong đời sống chính trị xã hội. Sự phân biệt giai
cấp là tiền đề cho đấu tranh giai cấp trong xã hội. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp cơ bản quyết định xu

thế, tính chất của sự vận động xã hội.
Câu 20: Phân tích cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của phương pháp hệ thống
(/phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể; /phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lôgích). Việc tuân
thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức khoa học? Lấy một ví
dụ minh họa việc vận dụng phương pháp này trong hoạt động nghiên cứu khoa học. (Quỳnh: STT 51)
1. Cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của phương pháp hệ thống:
+ Cơ sở lý luận:
- Mọi khách thể (sự vật, hiện tượng, quá trình) tồn tại trong thế giới đều được coi như những hệ thống;
mỗi khách thể hệ thống là một tập hợp gồm nhiều yếu tố có mối liên hệ với nhau và với môi trường xung
quanh tạo nên một trật tự - tổ chức nhất định, có cấu trúc ổn định và luôn thực hiện những chức năng xác
định nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của chính mình; sự tác động qua lại giữa các yếu tố của hệ
thống tạo nên những thuộc tính tổng hợp - tính chỉnh thể - đặc trưng cho hệ thống; trong hệ thống chỉnh
thể, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số học các bộ phận hay các yếu tố hợp thành.
- Bản thân mỗi khách thể hệ thống vừa là một hệ thống vừa là một yếu tố hay bộ phận của một hệ thống
khác lớn hơn; trong thế giới tồn tại tính xếp cấp của hệ thống; khách thể là hệ thống hay là yếu tố chỉ
mang tính tương đối.
- Khi khách thể là hệ thống đã được xác định, sự tác động qua lại giữa các yếu tố với nhau hay với môi
trường là nguyên nhân của mọi sự biến dạng, thay đổi của khách thể hệ thống theo một xu hướng nhất
định - tính hướng đích của hệ thống; tính hướng đích của hệ thống làm cho trật tự - tổ chức của hệ thống
không ngừng được đổi mới; khách thể hệ thống vì vậy không ngừng phát triển.
+ Những yêu cầu cơ bản của phương pháp hệ thống: Trong nhận thức khoa học phải:
- Phân chia khách thể hệ thống (đối tượng mà hoạt động nhận thức hay thực tiển tác động đến) ra thành
các yếu tố, xác định môi trường mà khách thể tồn tại;
- Phát hiện được những mối quan hệ, liên hệ tất yếu, ổn định giữa các yếu tố; xác định cấu trúc, vạch rõ
chức năng, làm sáng tỏ trật tự - tổ chức của khách thể.
15
- Xác định các thuộc tính tổng hợp; phát hiện ra tính chỉnh thể của hệ thống; vạch rõ các mối liên hệ,
tương tác giữa hệ thống và môi trường.
- Phát hiện ra tính hướng đích của hệ thống và xu hướng phát triển của khách thể hệ thống.
Mặc dù mọi khách thể tồn tại trong thế giới đều được coi như những hệ thống nhưng phương pháp hệ

thống chỉ áp dụng có hiệu quả để nghiên cứu những khách thể thể hiện rõ tính hệ thống.
2. Cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ
thể:
+ Cơ sở lý luận:
- Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính da đạng; nó bao gồm cái cụ thể khách quan (sự
tồn tại của sự vật trong những mối quan hệ, liên hệ với những sự vật khác trong hiện thực) và cái cụ thể
chủ quan (sự phản ánh cái cụ thể khách quan vào trong quá trình nhận thức).
- Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách một mặt, một mối liên hệ,…
nào đó ra khỏi sự vật như cái tổng thể phong phú đa dạng; nó là sự phản ánh một bộ phận, một mặt của
cái cụ thể khách quan. Từ những cái trừu tượng này tư duy tổng hợp chúng lại thành cái cụ thể trong tư
duy.
- Nhận thức xét đến cùng đều phản ánh cái cụ thể khách quan, nhưng lại xuất phát từ những cái cụ thể
cảm tính tiến đến xây dựng những cái trừu tượng, đặc biệt là những cái trừu tượng khoa học. Nhận thức
khoa học bắt đầu từ việc xây dựng những cái trừu tượng khoa học (mỗi khái niệm, mỗi tiền đề, mỗi định
lý, mỗi định luật, mỗi luận điểm,…) phản ánh một khía cạnh bản chất của sự vật. Đẩy mạnh nhận thức
khoa học thông qua việc tiếp tục đào sâu những cái trừu tượng để xây dựng thêm những cái trừu tượng
mới; sau cùng tổng hợp tất cả những cái trừu tượng khoa học đã xây dựng thành cái cụ thể trong tư duy,
- cái cụ thể phản ảnh được cái bản chất sâu sắc và đầy đủ của hiện tượng – đối tượng đang nghiên cứu.
- Cái cụ thể lý tính không phải là tổng số tri thức về những mặt, tính chất của sự vật, mà là tri thức sâu
sắc, tương đối đầy đủ về đối tượng đang nghiên cứu như một chỉnh thể có những yếu tố, những mặt,
những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, phải tổng hợp nhiều cái trừu tượng để có được cái
cụ thể trong tư duy phản ánh sự thống nhất trong tính đa dạng của đối tượng tồn tại trong hiện thực có vô
số mối liên hệ, quan hệ với những sự vật khác và đồng thời có muôn vàn mối liên hệ, quan hệ bên trong
của nó, với những tính chất khác nhau, luôn vận động phát triển. Vì vậy C.Mac viết: “Cái cụ thể sở dĩ là
cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều sự quy định, như vậy, nó là sự thống nhất của nhiều mặt khác nhau.
Cho nên trong tư duy, cái cụ thể biểu hiện là quá trình tổng hợp, là kết quả chứ không phải là điểm xuất
phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cùng là điểm xuất phát của trực quan và của biểu
tượng”.
- Quá trình nhận thức khoa học dựa trên cái cụ thể cảm tính xây dựng những cái trừu tượng lý tính; và từ
những cái trừu tượng lý tính tổng hợp thành cái cụ thể trong tư duy. Quá trình vận động, phát triển của

16
nhận thức khoa học dường như quay về với ban đầu, về với cái cụ thể, nhưng không phải là quay về với
cái biểu tượng của cái toàn thể cảm tính mà là quay về với cái tổng hòa nhiều cái quy định, nhiều mối
quan hệ của tư duy.
+ Những yêu cầu cơ bản của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể:
Nhận thức khoa học phải thống nhất hai quá trình nhận thức vận động đối lập: từ cụ thể (cảm tính) đến
trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy).
- Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng đòi hỏi phải dựa vào những tài liệu cảm tính thông qua phân tích
xây dựng các khái niệm, những định nghĩa, định lý, định luật, ….đơn giản, trừu tượng phản ánh từng
mặt, từng thuộc tính của đối tượng đang nghiên cứu. Từ những cái trừu tượng ban đầu xây dựng những
cái trừu tượng tiếp theo…
- Từ trừu tượng đến cụ thể (trong tư duy) đòi hỏi phải dựa trên những khái niệm, những định nghĩa,…
đơn giản, trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng xây dựng cái cụ thể (trong tư duy) – lý thuyết (hệ
thống những hiểu biết sâu sắc về đối tượng đang nghiên cứu).
3. Cơ sở lý luận và những yêu cầu phương pháp luận của phương pháp thống nhất cái lịch sử và
cái lôgích:
+ Cơ sở lý luận:
- Cái lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật trong tính đa
dạng, sinh động của nó. Cái lôgích là phạm trù dùng để chỉ tính tất yêu, quy luật, bản chất của sự vật
(lôgích khách quan) hay mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng (lôgích chủ quan). Cái lôgích là cái phản
ánh cái lịch sử, do đó, nó phải phụ thuộc vào cái lịch sử; nhưng nó không phải là sự sao chép máy móc,
giản đơn cái lịch sử mà là phản ánh cái lịch sử dưới dạng rút gọn, sáng tạo. Cái lôgích chẳng qua là cái
lịch sử nhưng đã thoát ra khỏi hình thái ngẫu nhiên, vụn vặt của cái lịch sử. Nhận thức khoa học là sự
thống nhất của hai phương pháp nhận thức đối lập bổ sung nhau: phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgích.
- Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải tái hiện lại trong tư duy quá trình lịch sử cụ thể với những chi tiết của
nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận động, phát triển lịch sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó.
Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lịch sử. Không có phương pháp
lịch sử sẽ không có khoa học lịch sử. Tuy nhiên, không phải với mọi đối tượng việc áp dụng phương
pháp lịch sử đều mang lại hiệu quả.

- Phương pháp lôgích đòi hỏi phải vạch ra bản chất, tính tất nhiên quy luật của quá trình vận động, phát
triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của nó, nghĩa là phải loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn
vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát triển của sự vật. Phương pháp lôgích đòi hỏi phải tái
hiện lại cái lôgích khách quan trong sự phát triển của sự vật; đòi hỏi quá trình tư duy phải bắt đầu từ khởi
điểm của lịch sử nhưng tập trung nghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển tương đối hoàn thiện của
17
nó. Nó có giá trị to lớn và quan trọng trong các khoa học lý thuyết. Bởi vì, ưu thế của nó là ở chỗ nó
không những phản ánh được bản chất, quy luật của sự vật mà còn tái hiện được lịch sử của sự vật một
cách khái quát, trên những giai đoạn chủ yếu; nó kết hợp việc nghiên cứu kết cấu của sự vật với việc tìm
hiểu lịch sử của bản thân sự vật.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích là hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau nhưng thống
nhất biện chứng với nhau giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật. Bởi vì, muốn hiểu bản chất
và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển của nó; đồng thời có nắm được bản chất
và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn. Khi nghiên cứu cái lịch
sử, phương pháp lịch sử cũng phải nắm lấy “sợi dây” lôgích của nó để thông qua đó mà phân tích các sự
kiện, biến cố lịch sử. Còn khi tìm hiểu bản chất, quy luật, phương pháp lôgích cũng không thể không dựa
vào các tài liệu lịch sử để uốn nắn, chỉnhlý chúng. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
mà nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào là chủ yếu. Song, dù trường hợp nào cùng phải quán
triệt phương pháp thống nhất lôgích và lịch sử và khắc phục chủ nghĩa chủ quan tư biện, cũng như chủ
nghĩa kinh nghiệm mù quáng.
+ Những yêu cầu cơ bản của phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lôgích:
Trong quá trình nhận thức đối tượng, lôgích phát triển của tư tưởng nhất thiết phải trùng lặp một cách cơ
bản, tổng quát với lịch sử phát triển của đối tượng. Lôgích nhận thức phải tái hiện lại lôgích khách quan
của sự vận động, phát triển của hiện thực.
4. Việc vận dụng phương pháp trên sẽ khắc phục được những hạn chế trong hoạt động nhận thức
khoa học sau đây:

5. Ví dụ minh họa việc vận dụng phương pháp thống nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học:
Ví dụ minh họa:Vận dụng phương pháp hệ thống trong tìm hiểu “văn hóa nhận thức” truyền thống Việt
Nam (Áp dụng phương pháp hệ thống vào việc dạy – học bài Văn hóa nhận thức trong Giáo trình Cơ sở

Văn hóa Việt Nam của GS.TS. Trần Ngọc Thêm)
- Phương pháp hệ thống áp dụng vào việc tìm hiểu cấu trúc văn hóa cho thấy cấu trúc hệ thống văn hóa
là một chỉnh thể gồm các yếu tố trong mối quan hệ tương tác. Văn hóa nhận thức cũng là một hệ thống
với nhiều yếu tố trong quan hệ với nhau như vậy. Điều đó cho thấy đặc trưng bản sắc văn hóa Việt Nam
qua văn hóa nhận thức từ nguồn gốc từ nguồn gốc, sự hình thành, quá trình vận động từ nhận thức vũ trụ
cho đến nhận thức con người, từ nhận thức không gian đến nhận thức thời gian trong sự đồng nhất bởi
yếu tố chung – tư duy nông nghiệp lưỡng phân, lưỡng hợp qua quá trình vận động: Âm dương – Tam tài
– Ngũ hành. Tính hệ thống của văn hóa nhận thức Việt Nam thể hiện qua mối quan hệ biện chứng: đồng
nhất – đối lập giữa các yếu tố (các triết lí nhận thức) và quá trình vận động, phát triển của chúng. Phương
pháp hệ thống tỏ ra thích hợp và hữu dụng với việc dạy – học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam nói chung và
đặc biệt với bài học Văn hóa nhận thức nói riêng.
18
Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Sách Triết học – Tài liệu tham khảo cho học viên cao học. Chủ biên: TS. Bùi Văn Mưa
2. Trang web: />Câu 19: Nguyên lý? Nguyên tắc?Mối quan hệ giữa chúng.Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp
luận và phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển.Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được
những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.(ÁI MỸ)
1. Nguyên lý là gì?
- Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một học thuyết (lý luận) mà tính chân
lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực
tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh.
- Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của con người. Nó vừa là
cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đoán) và cải tạo thế
giới.
- Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) và nguyên lý của
triết học. Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản.Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển.
2. Nguyên tắc là gì?
- Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích đề
ra một cách tối ưu.

3. Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng. Nghĩa là cơ sở lý luận
của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển…
4. Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
· Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:
- Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự
vận động và phát triển của chính nó;
- Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi
của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật.
· Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
- Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai
đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết
là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những
19
khả năng…tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi
cho chúng ta.
5. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.
· Sự vận động và sự phát triển
- Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như sự thay đổi
nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất,
là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
- Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận
động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi
kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động
có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi

những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng
chủ đạo trên.
+ “Hai quan điểm cơ bản…về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên,
như lập lại; và sự phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập.Quan điểm thứ nhất thì chết cứng,
nghèo nàn, khô khan.Quan điểm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ 2 mới cho ta chìa khóa của
“sự vận động”, của tất thảy mọi cái “đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy
vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của “sự chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái
cũ và sự nảy sinh ra cái mới”.
- Phát triển như sự chuyển hóa: giữa các mặt đối lập; giữa chất và lượng; giữa cái cũ và cái mới; giữa cái
riêng và cái chung; giữa nguyên nhân và kết quả; giữa nội dung và hình thức; giữa bản chất và hiện
tượng; giữa tất nhiên và ngẫu nhiên; giữa khả năng và hiện thực.
- Phát triển là quá trình tự thân của thế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng: phát
triển trong giới tự nhiên vô sinh; phát triển trong giới tự nhiên hữu sinh; phát triển trong xã hội; phát
triển trong tư duy, tinh thần.
· Nội dung nguyên lý
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển.
- Phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một hệ thống vật chất, do việc
giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.
6. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc phục được quan điểm (tư
duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.

Câu 36: Trình bày quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị.
20
Chủ nghĩa Mác -Lênin khẳng định chính trị luôn mang bản chất giai cấp.Bản chất giai cấp của chính trị
được quy định bởi lợi ích ,trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp,nó luôn vận động trong mối quan hệ
giữa kinh tế với chính trị .Lênin cho rằng :"chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế"
Chính trị không chỉ mang bản chất giai cấp mà còn mang bản chất dân tộc ,cho nên trong đấu tranh chính

trị ,việc xử lý quan hệ giai cấp-dân tộc được đặt ra rất thường xuyên.Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai
cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lại. Nếu tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dẫn tới chủ nghĩa biệt
phái,nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan .Vấn đề giai cấp,vấn đề
dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại .Chính trị hiện đại luôn coi trọng vấn đề nhân loại ,giải quyết vấn
đề nhân loại trênquan điểm giai cấp.Giải phóng giai cấp,giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội là những
vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản,trở thành xu hướng phát triển của
chính trị nhân loại.
Các nhà kinh điển mácxit chỉ ra rằng, đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp.Đấu tranh
giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử.Cuộc đấu tranh này trải qua ba nấc thang,ba giai đoạn ,phản ánh
ba trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác,từ sự thỏa mãn những nhu
cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.
Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế.Thông qua đấu tranh về những lợi ích kinh
tế hàng ngày mà giác ngộ công nhân về lợi ích giai cấp.Tuy là hình thức thấp nhất nhưng lại rấtquan
trọng vì nó tạo môi trường thực tiễn,giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai đoạn thứ 2 của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lý luận .Các nhà kinh điển chỉ ra rằng ,giai
cấp vô sản là giai cấp triệt để cách mạng không phải vì nó là giai cấp nghèo nhất,mà trước hết vì lợi ích
của nó đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản;nó đại diện cho phương thức sản xuất cách mạng.Các ông
cũng chỉ rõ kẻ thù của giai cấp vô sản là toàn bộ giai cấp tư sản quốc tế ,chứ không phải chỉ dừng lại ở
một vài nhà tư bản cá biệt .Vì vậy ,giai cấp vô sản sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của
mình là giải phóng toàn xã hội thoát khỏi ách áp bức bóc lột tư bản,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
nếu như nó không được vũ trang bằng 1 tư tưởng lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác-Lênin.Theo Lênin,
giác ngộ giai cấp làm cho công nhân hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình thì phải tiến hành cuộc đấu tranh
tư tưởng;giải phóng công nhân khỏi hệ tư tưởng tư sản và các tư tưởng không vô sản,đưa lý luận mácxit
21
vào phong trào công nhân,làm cho giai cấp vô sản từ giai cấp "tự nó"(tự phát) thành giai cấp "cho nó"(tự
giác)
Giai đoạn thứ 3 ( cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị.Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh
chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ,thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chuyên chính đó để
xây dựng xã hội mới.Lúc này ,vấn đề giành quyền lực nhà nước được đặt ra một cách trực tiếp.Đấu tranh
chính trị gắn liền với sự bùng nổ cách mạng xã hội .C Mác cho rằng:"bước thứ 1 trong cuộc cách mạng

công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị ,là giành lấy dân chủ".Lênin cũng khẳng
định :"chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản
thì mới là người mácxits.Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người mácxit và người tiểu tư sản(và cả
tư sản lớn) tầm thường".
Theo C Mác thì bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp đụng
chạm tới vấn đề quyền lực chính trị ,trực tiếp tuyen chiến với thể chế cũ.Mặt khác ,bất cứ 1 cuộc cách
mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội vì nó đặt vấn đề cải tạo cácquan hệ xã hội cũ,xây dựng các
quan hệ xã hội mới trên mỗi bước tiến của cách mạng.Chẳng hạn , cuộc cách mạng vô sản giành quyền
lực vào tay giai cấp vô sản,thiết lập quyền lực vô sản,xây dựng cácquan hệ xã hội mới,trước hết là quan
hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,xóa bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa ,xác lập quan hệ sở hữu xã hội chủ
nghĩa Cũng cần lưu ý rằng ,chủ nghĩa Mác-Lênin nhấn mạnh chủ thể của cách mạng vô sản,trước hết và
chủ yếu là giai cấp vô sản được sinh ra từ nền sản xuất đại công nghiệp ,chứ không phải bất kỳ vô sản
nào khác(vô sản lưu manh,vô sản nông thôn )
Như vậy ,chủ nghĩa Mác -Lênin chỉ ra 3 hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản,và khẳng định rằng ,các
hình thức này có quan hệ mật thiết với nhau,ảnh hưởng và bổ sung cho nhau .Đấu tranh tư tưởng lý luận
và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị .Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao
nhất,quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản.
Câu 6. Chứng minh rằng, triết học phương Tây thời phục hưng – cận đại thật sự là công cụ tinh thần của
giai cấp tư sản và các tầng lớp tiến bộ trong xã hội đấu tranh với các thế lực cũ nhằm tạo dựng nên một thời
đại mới.
22
Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư
bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị -
xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này.
- Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo
luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia,
sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển.
Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật.Nhiều công cụ
lao động được cải tiến và hoàn thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công
nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng

hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao
động.
Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra châu Mỹ càng tạo điều kiện
phát triển cho nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa
các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như
Anh, Pháp, Tây Ban Nha thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác thiên nhiên và thị
trường tiêu thụ hàng hoá.
- Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì
này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường
thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng
loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ.
Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội
trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy
tàn.
- Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng
thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán
mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Mở đầu là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicôlai Kuzan
(1401-1464). Tiếp đó là các nhà khoa học - triết học như Nicôlai Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan;
23
Lêôna đơ Vanhxi (1452-1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Gioocđanô
Brunô (1548-1600) người Italia; Galilêô Galilê (1564-1642) người Italia. Trong số những thành tựu
khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật
tâm của Nicôlai Côpecnich (1475-1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicôlai Côpecnich đã đứng
trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế
kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của
Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là
một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy
ra.
Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống
lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa

duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm
đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ
nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết
học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp
theo.
Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự
phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết
học, nhưng với những đặc điểm mới.
Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư
sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ
ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách
mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập
và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học,
kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển.
Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu
dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động,
24
không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân
chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.
1. Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học phương Đông
với quan niệm về con người trong triết học phương Tây và với quan niệm về con người trong triết học Mác –
Lênin.
1.1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác.
a. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông.
Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người
trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là
sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư
vô. Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải
hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt .
Như vậy, dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên, suy đến cùng, con người theo quan

niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng
tới thế giới quan thần linh.
Trong triết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu
hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong
phú. Khổng Tử cho bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “nhân”chính là giá trị
cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực
bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp.
Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luện để giữ được đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh
Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức
tốt đẹp.
Triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải
chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được.
Trong triết học phương Đông, còn có quan niệm duy tâm cho rằng trời và con người còn có thể hoà hợp
với nhau (thiên nhân hợp nhất). Đổng Trọng Thư, một người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy
25

×