Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Trung quốc gia nhập WTO thời cơ và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.1 KB, 26 trang )

Công trình này được hoàn thành tại Viện Kinh tế và Chính trò thế giới


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trònh
2. TS. Tô Thò Thanh Toàn


Phản biện 1: PGS. TS. Trònh Thò Mai Hoa
Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Tất Thắng
Phản biện 3: TS. Nguyễn Kim Bảo





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại
Viện Kinh tế và Chính trò thế giới
vào hồi………giờ ……..ngày…....tháng…....năm 2007














Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Kinh tế và Chính trò thế giới
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
VÀ ĐƯC RÚT RA TỪ LUẬN ÁN

1. Lê Đăng Minh (2006), Một số tác động của việc Trung Quốc gia nhập
WTO đến hàng công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế
giới, số 2 (118)-2006, tr. 76-80.
2. Lê Đăng Minh (2006), Trung Quốc: Tác động của việc gia nhập WTO tới
ngành công nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (64)-2005, tr.
16-25.
3. Lê Đăng Minh (2006), Một số tác động của việc Trung Quốc gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đến công nghiệp Việt Nam, Tạp chí
Công nghiệp, kỳ I tháng 7-2006, tr. 26-30.


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và ý nghóa của đề tài
Trong lòch sử nhiều nghìn năm, Trung Quốc luôn là nước lớn, chiếm
một vò trí quan trọng ở châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không phát
triển thành một nước công nghiệp hóa trong giai đoạn hình thành và phát
triển của chủ nghóa tư bản trên phạm vi toàn quốc.
Vào giai đoạn xu hướng toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ từ giữa thập
niên 1970, Trung Quốc đã nhanh chóng hội nhập dòng thác này “theo
cách riêng” của mình. Quyết tâm và mục tiêu canh tân lần này của Trung
Quốc đònh hình với phương châm và phương hướng rõ ràng. Trung Quốc

không những đã chọn đúng thời điểm, mà còn tìm cách tạo ra thời điểm
thuận lợi cho chính sách mở cửa của mình.
Ý thức và hiểu rõ tiềm năng và tiềm lực của mình, Trung Quốc đã
quyết đònh đưa đơn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngay từ
năm 1985 (lúc đó còn mang tên Hiệp đònh chung về Thuế quan và Mậu
dòch - GATT) và đến cuối năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên
chính thức của WTO.
Việc Trung Quốc gia nhập WTO có ý nghóa rất quan trọng đối với
Việt Nam, vì đây là hai quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền
sông”, có nhiều mối quan hệ, trước hết là quan hệ kinh tế, với thể chế và
trình độ phát triển có nhiều nét tương đồng. Việc Trung Quốc gia nhập
WTO sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại và làm nảy
sinh nhiều thách thức và cơ hội trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thứ
nhất, sức ép cạnh tranh về thương mại hàng hóa sẽ tăng lên ở cả thò
trường nội đòa lẫn thò trường xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, cạnh tranh
về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ trở nên gay gắt hơn. Thứ
ba, là tác động đến việc chuyển đổi và điều chỉnh cơ cấu các ngành công
nghiệp Việt Nam… Trong bối cảnh đó, rất cần có một sự nghiên cứu về
những thành tựu kinh tế nói chung, công nghiệp Trung Quốc nói riêng, kể
2
từ sau khi nước này gia nhập WTO nhằm mục đích nhận diện rõ thách
thức và dự báo được khó khăn nảy sinh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế nói chung cũng như công nghiệp Việt Nam nói riêng. Đồng thời, đưa ra
những đối sách để biến những thách thức, khó khăn đó thành những cơ
hội để công nghiệp Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thò trường trong nước
lẫn nước ngoài, sẵn sàng hội nhập quốc tế. Hơn nữa, việc nghiên cứu này
phần nào giúp chúng ta hiểu sâu hơn và có hệ thống về những vấn đề liên
quan đến cải cách kinh tế của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO,
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình đổi
mới để hội nhập kinh tế quốc tế cũng như để thực thi những cam kết sau

khi trở thành thành viên chính thức của WTO.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói tự do hóa thương mại, sự phát triển “thần kỳ” của Trung
Quốc và năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế là những đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu trong nước, khu vực cũng như trên thế giới.
- Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã được rất nhiều tài liệu nghiên
cứu, tiêu biểu nhất là “Trung Quốc gia nhập WTO, thời cơ và thách thức”
của PGS. TS. Võ Đại Lược cùng tập thể, “Trung Quốc gia nhập WTO,
kinh nghiệm với Việt Nam” của TS. Đỗ Tiến Sâm cùng tập thể, “Trung
Quốc gia nhập WTO và tác động tới Đông Nam Á” của TS. Đỗ Tiến Sâm
và PGS. TS. Lê Văn Sang (chủ biên)... Tuy nhiên, phần lớn, các tài liệu
này mới tập trung vào việc nêu và phân tích (i) những tác động, tích cực
lẫn tiêu cực, đến các vấn đề về chính trò, xã hội, chính sách kinh tế vó mô
của những ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc; (ii) quá trình và nội
dung đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc; (iii) một số bài viết được
các nhà nghiên cứu, dù là trong nước hoặc ngoài nước, viết vào thời điểm
Trung Quốc chưa gia nhập WTO nên nội dung còn mang tính dự báo hoặc
“tiên liệu” nhưng thực tế sau khi Trung Quốc đã trở thành thành viên
chính thức thì những dự báo hoặc “tiên liệu” này không hoàn toàn diễn ra
3
theo nhận đònh ban đầu của các tác giả; (iv) tiếp cận chưa đầy đủ một số
tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến công nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là những tác động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản
phẩm công nghiệp; và (iv) số liệu của một số tài liệu đã dẫn không còn
mang tính thời sự.
- Cũng có rất nhiều công trình tiến hành nghiên cứu và đánh giá về
năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn, Bộ Công
nghiệp có nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
công nghiệp, Bộ Thương mại phối hợp với Cộng đồng châu Âu tiến hành

điều tra đánh giá về năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt
Nam. Một số cơ quan như Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp),
Viện Kinh tế Việt Nam, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, Trường
đại học Kinh tế quốc dân, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam... đã có nhiều báo cáo khoa học, sách và tạp chí đánh giá thực trạng
và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, như “Hoàn
thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” của GS.TS. Kenichi
Ohno và GS.TS. Nguyễn Văn Thường, “Nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và UNDP,
“Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa: Phát huy lợi thế so sánh. Kinh nghiệm
của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á” của TS. Đỗ Đức Đònh...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh
quan trọng, làm thế nào để công nghiệp Việt Nam có thể “đứng vững”
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các tài liệu trên (i)
chưa đưa ra được một cách cụ thể những lợi thế so sánh tónh cũng như lợi
thế so sánh động của một số ngành công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam
so với Trung Quốc; (ii) đặc biệt, chưa làm rõ những tác động của việc
Trung Quốc gia nhập WTO đối với năng lực cạnh tranh của một số ngành
công nghiệp Trung Quốc và Việt Nam; (iii) mới tập trung phân tích chính
4
sách vó mô mà chưa đi sâu vào từng ngành nghề, từng sản phẩm công
nghiệp cụ thể; và (iv) giải pháp đưa ra còn mang tính “đònh hướng”
chung mà chưa chi tiết đến từng cấp, ngành, doanh nghiệp.
Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên đây rất hữu ích cho chúng
tôi trong việc nghiên cứu đề tài: Trung Quốc sau gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO): Tác động và những giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam. Điều
quan trọng khi nghiên cứu sâu về đề tài này là ngoài việc kế thừa các

nghiên cứu trước đây, với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân hơn mười
lăm năm trực tiếp làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng; có điều kiện tiếp cận với các nước, khu vực kinh tế có nền công
nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... và gần đây là
Trung Quốc, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách toàn
diện và liên tục các chính sách vó mô và vi mô có liên quan nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và công nghiệp Việt
Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
a. Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và
năng lực cạnh tranh các cấp, trong đó nhấn mạnh các yếu tố, tiêu chí, mô
hình mà người ta thường sử dụng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh
tranh ngành và xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành.
b. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến
kinh tế Trung Quốc, chủ yếu đến công nghiệp nước này cũng như đến
công nghiệp Việt Nam để từ đó rút ra những vấn đề chủ yếu nảy sinh.
c. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh một số ngành công nghiệp
tiêu biểu của Việt Nam, đối chiếu với các ngành công nghiệp tương ứng
của Trung Quốc, để đưa ra những đối sách nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công nghiệp Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phân tích những tác động của việc
5
Trung Quốc gia nhập WTO đến công nghiệp Việt Nam và thực trạng
năng lực cạnh tranh của một số ngành công nghiệp tiêu biểu của Việt
Nam. Qua đó, đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
và phát triển công nghiệp Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những tác động trực
tiếp đến một số ngành công nghiệp Việt Nam kể từ sau năm 2001, thời
điểm Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO. Những tác

động khác, ngoài công nghiệp, chỉ mang tính tham khảo hoặc liên hệ khi
cần thiết.
c. Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp chính được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lòch sử; phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp dựa trên số liệu sơ
cấp và thứ cấp; phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh và có tính
đến các giai đoạn phát triển cụ thể của mỗi quốc gia.
5. Đóng góp của luận án
a. Hệ thống hóa lại một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của cạnh
tranh, tác dụng của năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp,
sản phẩm trong nền kinh tế thò trường, đặc biệt khi quốc gia hội nhập kinh
tế quốc tế.
b. Phân tích những tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đến
các các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc mà tập trung là các ngành
công nghiệp có ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp Việt Nam như
dệt may, da giày, điện tử...
c. Đưa ra một số chính sách ở tầm vó mô lẫn giải pháp ở cấp vi mô
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc
gia nhập WTO.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các trang bìa, mục lục, phụ lục, danh mục các từ viết tắt, danh
mục tài liệu tham khảo..., luận án bao gồm các phần: mở đầu, ba chương
6
và kết luận.
Mở đầu:

Trình bày tính cấp thiết, ý nghóa của đề tài nghiên cứu, mục
đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

Chương 2: Tác động của việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) đến công nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.
Chương 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam
trước việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Kết luận: Tóm lược lại những kết quả rút ra từ nghiên cứu.

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong
đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật
kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như
chiếm lónh thò trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có
lợi nhất nhằm nâng cao vò thế của mình.
1.2. Năng lực cạnh tranh quốc gia
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia
Một cách khái quát, khả năng cạnh tranh quốc gia là năng lực của một
nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng bền vững, bảo đảm ổn đònh kinh tế và
nâng cao đời sống của dân cư. Đó là việc xây dựng một môi trường kinh tế
chung đảm bảo phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy
quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các chủ thể kinh tế theo các tín hiệu
thò trường.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là khác nhau và thay
đổi theo thời gian và như vậy cách tính chỉ số cũng có sự khác nhau. Để
7
đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, các nước đã áp dụng các chỉ số
theo cách tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) được sử dụng từ
năm 1997 đến năm 1999; Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (Growth

Competitiveness Index – Growth CI) và Chỉ số năng lực cạnh tranh hiện
tại (Current Competitiveness Index - CCI) được sử dụng từ năm 2000 đến
năm 2003. Từ năm 2004, Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp (Global
Competitiveness index - GCI) lần đầu tiên được công bố trong Báo cáo
năng lực cạnh tranh toàn cầu và hiện nay được Diễn đàn kinh tế thế giới
sử dụng làm chỉ số chính đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia cùng với
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành
1.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành
Năm yếu tố cạnh tranh: (i) những công ty mới có khả năng gia nhập
thò trường; (ii) mối đe dọa bò thay thế; (iii) sức mạnh mặc cả của người
mua; (iv) sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng; và (v) sự cạnh tranh giữa
những công ty cùng ngành nghề với nhau.
1.3.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
(1) Sự chuyên biệt hóa; (2) Sự công nhận thương hiệu; (3) Đẩy và
kéo; (4) Tuyển chọn kênh phân phối; (5) Chất lượng sản phẩm; (6) Sự
dẫn đầu về công nghệ; (7) Sự tích hợp dọc; (8) Vò thế chi phí; (9) Dòch vụ;
(10) Chính sách giá cả; (11) Khả năng tài chính; và (12) Mối liên hệ với
chính quyền sở tại.
1.3.3. Các phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh ngành
(1) Phân tích theo cấu trúc của ngành kinh doanh; (2) Phân tích lợi thế
cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng
sinh lợi trên một đơn vò sản phẩm; và (3) Phân tích theo quan điểm tổng
thể.
1.3.4. Cơ sở xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành
Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong một ngành chính là việc xây
dựng một mô hình tổng thể bao gồm chọn lựa các nhóm chiến lược để
8
tham gia cạnh tranh hoặc hình thành một nhóm chiến lược hoàn toàn mới,
và phân tích cấu trúc ngành sẽ chỉ ra được những nhân tố quyết đònh sự

thành bại của công ty ở một vò thế chiến lược nào đó, giúp thấy rõ những
thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của các công ty trong ngành.
Đồng thời, chỉ ra công ty phải cạnh tranh như thế nào, mục tiêu của công
ty nên làm gì và cần có những chính sách nào để thực hiện những mục
tiêu đó.
1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
(1) Cách tiếp cận của M. Porter về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Theo M. Porter, doanh nghiệp có thể được xem như một chuỗi các
hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra (chuỗi giá trò -
value chain). Các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp sẽ được khách
hàng nhìn nhận, đánh giá giá trò theo quan điểm của họ. M. Porter gọi đó
là các hoạt động tạo ra giá trò và khái quát thành chín nhóm hoạt động và
phân thành hai loại: các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ.
(2) Cách tiếp cận dựa trên nguồn lực về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp:
Những người theo quan điểm này cho rằng, năng lực cạnh tranh xuất
phát từ việc doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực (hữu hình hoặc vô
hình) mang tính độc đáo, khó bò sao chép và có giá trò, đồng thời doanh
nghiệp có khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó.
1.4.2. Một số tiêu chí xác đònh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phạm trù thể hiện sức mạnh
và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Do đó,
phân tích năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, đánh
giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau: (1) Khả năng duy trì và mở rộng thò
phần; (2) Tính hiệu quả trong hoạt động; (3) Chất lượng của sản phẩm và
các quá trình sản xuất; (4) Khả năng đổi mới của doanh nghiệp; (5) Khả

×