Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chất thơ trong truyện ngắn thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.85 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*********





LÊ THỊ QUỲNH THƢƠNG





CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM















HÀ NỘI - 2014

Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
*********





LÊ THỊ QUỲNH THƢƠNG




CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN
THẠCH LAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH






HÀ NỘI - 2014

Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Tuyết Minh giảng viên khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các
thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo
điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những kiến
thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong suốt quá trình học tập và công tác sau này.
Để hoàn thành khóa luận này em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc để em có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Thương




Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự sai lệch nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Thương










Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trường ĐH SP Hà Nội 2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích , nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi 6
1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ 6
1.2. Chất thơ trong văn xuôi 9
1.3. Tác giả Thạch Lam và thể loại truyện ngắn 15
Chƣơng 2: Các phƣơng diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn
Thạch Lam 19
2.1. Nhan đề và tình huống truyện giàu chất thơ 19
2.2. Cốt truyện tâm lý – một biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn
Thạch Lam 21
2.3. Nhân vật với đời sống cảm xúc, cảm giác 26
2.4. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc 33
2.5. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu 39
2.6. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 43
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương

Khoa Ngữ Văn Trang 1 Trường ĐH SP Hà Nội 2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thạch Lam là một cây bút chủ chốt của nhóm Tự lực văn đoàn. Với sự
nghiệp văn học không mấy đồ sộ, song bằng tài năng, tấm lòng nhiệt huyết yêu
nghề Thạch Lam đã tạo dựng cho mình một ví trí đáng kể trong nền văn học
Việt Nam hiện đại. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nam Cao,
Thạch Lam được xếp vào bốn cây bút bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn.
Sinh thời Thạch Lam không được may mắn như Nhất Linh, Hoàng
Đạo, Khái Hưng với các tác phẩm: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nửa
chừng xuân…. vừa mới ra đời đã được công chúng hoan nghênh, đón nhận.
Nhưng càng về sau người ta càng nhận thấy sức sống mãnh liệt của những
đoản thiên tiểu thuyết của Thạch Lam mà các tác phẩm của những nhà văn
đàn anh kia không có được. Thạch Lam đã từng viết “Có những tác phẩm
được người ta lưu mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng. Có những tác phẩm
chỉ nổi tiếng một thời rồi sau không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác
phẩm ngoài các phần cấu tạo, ngoài thời thế có cái bất diệt đời đời trong các
nhân vật, tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có sôi nổi một thời mà không có cái
gì bền lâu sâu sắc. Cuộc lựa chọn thời gian thực nghiêm khắc và công bằng.
Đó là sự thắng thế của những giá trị có khi mới ra đời không được công
chúng hoan nghênh” [11].
Quả thực thời gian đã đem lại sự công bằng cho những đoản thiên tiểu
thuyết của Thạch Lam. Tác phẩm của ông cho đến nay vẫn còn sức hấp dẫn
với bạn đọc. Thạch Lam đã tìm cho mình một phong cách riêng không lẫn với
nhà văn nào, đó là lối viết truyện tâm tình đi sâu vào việc miêu tả tâm trạng
với những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. Đọc văn Thạch Lam ta
như tìm thấy mảnh tâm hồn mình ở trong đó. Đó chính là lý do làm nên sức
hấp dẫn của văn Thạch Lam.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 2 Trường ĐH SP Hà Nội 2

Đã có không ít nhà nghiên cứu khai thác truyện ngắn của Thạch Lam
trên các phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu,
khai thác về phương diện chất thơ thì chưa có tác giả nào dành cho nó vị trí
xứng đáng. Với mong muốn có một cái nhìn tương đối toàn diện về chất thơ
trong truyện ngắn của Thạch Lam, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Chất thơ
trong truyện ngắn Thạch Lam.
Mặt khác, xuất phát từ thực tế Thạch Lam là một tác giả được giảng
dạy trong nhà trường ở nhiều cấp học. Tác phẩm của Thạch Lam góp phần
bồi dưỡng tâm hồn văn chương cho học sinh và được học sinh yêu thích. Do
đó, việc tìm hiểu về chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam có ý nghĩa
thực tiễn quan trọng đối với công tác giảng dạy sau này của mỗi người giáo
viên trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề
Con người và tác phẩm của Thạch Lam luôn là đề tài hấp dẫn của nhiều
nhà nghiên cứu. Đời sống chính trị của Thạch Lam luôn thuần nhất. Ông luôn
hướng tới một xã hội có nhiều “Công bằng và thương yêu” không phải bằng
những hành động của nhà cải cách xã hội mà bằng thiên chức của một nhà
văn luôn khao khát vươn tới sự hoàn thiện Chân – thiện – mỹ. Điều đó cho
thấy việc nghiên cứu đánh giá về văn chương Thạch Lam không có những
bước thăng trầm như văn đoàn của ông. Hơn nửa thế kỷ qua, vị trí của Thạch
Lam đã được đánh giá khá công bằng.
Hai mươi ba năm sau ngày Thạch Lam ra đi, tháng 6 - 1965, Tạp chí
Văn Sài Gòn đã ra số tưởng niệm Thạch Lam với những đánh giá ưu ái tốt
đẹp dành cho cây bút tài hoa nhưng bạc mệnh này. Bảy năm sau (tháng 1 năm
1972) Tạp chí Giao Điểm một lần nữa khẳng định lại những giá trị của một
nhân cách văn chương cũng như cống hiến của một tài năng văn học.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 3 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Các bộ sách Lịch sử văn học, dù ở thời điểm nào đó, có phê phán mạnh
mẽ văn chương của Tự lực văn đoàn thì vẫn luôn luôn ghi nhận những đóng

góp của Thạch Lam với tư cách một nhà văn “Lãng mạn có khuynh hướng
hiện thực, giàu lòng nhân đạo và một cây bút truyện ngắn kiệt tài”.
Hội thảo khoa học Kỷ niệm 50 năm ngày mất của Thạch Lam vào ngày
4 – 7- 1992 tại Viện Văn học không chỉ có ý nghĩa tưởng nhớ một tài năng
văn học mà còn xuất phát từ ý thức muốn khám phá sâu hơn, rộng hơn các giá
trị văn học quá khứ trước yêu cầu đổi mới văn học. Trên tinh thần dân chủ và
sáng tạo, từ điểm nhìn khách quan và khoa học, nhiều bản tham luận tại Hội
thảo đã đi sâu nghiên cứu những đóng góp của văn chương Thạch Lam trên
nhiều phương diện: Quan niệm nghệ thuật, thi pháp truyện ngắn và những giá
trị nhân bản của tác phẩm.
Việc đi sâu khám phá những giá trị của văn chương Thạch Lam cho
đến giờ dường như chưa kết thúc. Nhiều bài nghiên cứu về Thạch Lam, nhiều
khóa luận, luận văn, luận án của cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ đã tìm tòi và phát
hiện thêm những phẩm chất thẩm mỹ mới của văn chương Thạch Lam. Điều
đó cho thấy: Tầm cỡ của một nhà văn không phụ thuộc vào số lượng tác phẩm
họ để lại cho đời sau mà ở những giá trị trường tồn của bản thân tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét “Thạch Lam có một ngòi bút
lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất
đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng người mà
ông tả một cách rất tinh vi, những cảm giác con con Thạch Lam tả rất khéo
làm cho người đọc cũng dư một phần suy nghĩ. Tỉ mỉ và sâu sắc, đó là hai đặc
tính của những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam” [20].
Nguyễn Tuân, một bạn văn cùng thời với Thạch Lam nhận xét “Nói
đến Thạch Lam, người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn hơn là truyện dài và “Một
số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực” [24].
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 4 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học tập 2 cho rằng “Ngòi bút
Thạch Lam thường hướng vào thế giới bên trong của cái tôi với sự phân tích
cảm giác tinh tế (….) Thạch Lam sở trường về truyện ngắn (….) Văn ông

giản dị trong sáng, nhiều khi nhẹ mà sâu sắc, thâm trầm. Dường như ông là
người đầu tiên biết khai thác chất thơ trong đời sống hàng ngày. Truyện
Thạch Lam xa lạ với mọi thứ hấp dẫn bề ngoài, nhiều truyện dường như
không có cốt truyện song vẫn có sức hấp dẫn riêng (…) Thạch Lam đã góp
phần vào việc nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước” [25].
Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn - con người và văn chương lại
khẳng định “Thạch Lam ít sử dụng những cốt truyện giàu hành động và kịch
tính. Truyện ngắn Thạch Lam tác động sâu sắc vào lĩnh vực tâm lý và tình
cảm của bạn đọc. Ngòi bút Thạch Lam đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn
con người đặc biệt là thế giới của ấn tượng và cảm giác” [3].
Trong lời giới thiệu bộ Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Hà Minh Đức đã
nhận xét: “Thạch Lam không chú trọng tái hiện hiện thực mà cảm nhận hiện
thực qua những ấn tượng cảm xúc của mình” [5].
Trong mục Tiểu dẫn truyện ngắn Hai đứa trẻ, SGK Ngữ văn 11, nhận
xét “Thạch Lam sở trường về truyện ngắn. Ông đã sáng tạo ra lối truyện ngắn
riêng, loại truyện tâm tình không có cốt truyện đặc biệt. Ông chú trọng đi sâu
vào nội tâm nhân vật với tình cảm, cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh”
Nhìn chung: Vấn đề chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam đã được các
tác giả đề cập đến nhưng hầu hết mới dừng lại ở những nhận xét khái quát
chứ chưa đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của
các nhà nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề:
“Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam”, người viết
muốn tiếp tục làm rõ những đóng góp của nhà văn trong thể loại truyện ngắn.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 5 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Từ đó khẳng định rõ hơn vị trí văn học sử và những đóng góp quan trọng của
nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là: Truyện ngắn của Thạch Lam.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Các phương diện biểu hiện chất thơ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp hệ thống
Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Khoá luận tiếp tục ghi nhận sáng tạo độc đáo trong tư duy nghệ thuật
của nhà văn Thạch Lam ở phương diện đặc sắc về chất thơ trong truyện ngắn
của ông.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi.
Chương 2: Các phương diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn của
Thạch Lam.

Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 6 Trường ĐH SP Hà Nội 2
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CHẤT THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI

1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Thơ là hình thức phản ánh văn học,
phản ánh cuộc sống thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng
ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu.
Bàn về thơ, Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí,
tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong

lòng. Nhưng thơ là một tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và
có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp
đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.
Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là
những đặc trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm
chất thơ để chỉ những sáng tác văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu xúc
cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu [7, 309]. Chất thơ
là điều kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì nhất quyết không có thơ hay.
Thơ là một trong những hình thái văn học đầu tiên của loài người. Ở
nhiều dân tộc, trong một thời gian tương đối dài, các tác phẩm của nhiều dân
tộc từ thế kỷ XVII trở về trước, nói đến thơ ca tức là nói đến văn học. Tùy
theo yêu cầu nghiên cứu, có thể chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa
vào phương thức phản ánh có thể chia ra: “Thơ tự sự” và “Thơ trữ tình”. Dựa
vào thể luật có thể chia ra: “Thơ cách luật” và “thơ tự do” . Xét về gieo vần,
cũng có thể chia ra “Thơ có vần” và “Thơ không vần” . Cũng có khi người ta
phân loại theo thời đại như thơ Đường, thơ Tống, thơ Lí - Trần. Ngoài ra
người ta còn phân loại theo nội dung như: Thơ tình yêu, thơ chính trị, thơ đời
thường.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 7 Trường ĐH SP Hà Nội 2
“Chất thơ là khái niệm rộng hơn thơ. Chất thơ của văn xuôi tạo nên bởi
cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, thơ
mộng” [7, 319].
Chất thơ chính là ý vị trữ tình, là sự thi vị gợi lên từ chính hình ảnh,
ngôn từ của tác phẩm. Nó có sức gợi, sức lan tỏa rất lớn, tác động tới tâm hồn
người đọc tạo nên những khoái cảm kì lạ. Không những thế, nói đến chất thơ
là nhắc đến tính cảm xúc và cái đẹp. Hơn thế nữa, cái đẹp có sức cảm hóa con
người. Chất thơ gắn với tính trữ tình bay bổng. Chất thơ còn là những ý nghĩa
nằm ở ngoài lời, ở những khoảng lặng của ngôn từ cho nên nó mang tính chất mơ
hồ mà chúng ta chủ yếu cảm nhận được bằng hồn, bằng tâm và sự liên tưởng.

Theo Trần Đình Sử chất thơ được biểu hiện ở chỗ: “Nó không nói
những điều nó viết ra, mà ở những chỗ trống, những chỗ trắng, chỗ im lặng
giữa các chữ, các lời”. Trong thơ có ý nghĩa của mặt chữ, ý nghĩa của logic, ý
nghĩa trong hình tượng, nhưng đó không phải là ý nghĩa có tính thơ. Cái ý
nghĩa có tính thơ là ý ở ngoài lời, ngoài hình ảnh do chính lời và hình ảnh tạo
nên. Nó có sức gợi và sức ám ảnh rất lớn.
Nói về các nhân tố tạo nên chất thơ, Hà Minh Đức viết: “Chất thơ là
một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiều nhân tố. Những nhân tố này
cũng có thể có trong nội dung của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện tập
trung hơn, và được hoà hợp, liên kết một cách vững chắc để tạo nên những
phẩm chất mới”. Cũng theo ông, chất thơ gắn liền với sự rung động và cảm
xúc trực tiếp, thơ là ở tấm lòng, nhưng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền
với trí tưởng tượng và cái đẹp.
Đỗ Minh Tuấn nêu: Chất thơ của một bài thơ nằm trong một cái đích
rất mơ hồ nhưng lại rất cụ thể, nó mơ hồ ở chỗ nó tan biến vào từng câu thơ,
nó chảy bàng bạc trong từng tác phẩm nhưng nó cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở một
“điểm ngời sáng nào đó” làm cho cái bàng bạc trải rộng kia lấp lánh lên.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 8 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Điểm ngời sáng đó là nơi gặp gỡ của tất cả các câu thơ, ý thơ, là nơi ngã ba,
ngã bảy toả đi các câu thơ - đối với người làm thơ là nơi cảm xúc gặp gỡ, đối
với người đọc thơ là nơi cảm xúc toả đi. Người làm thơ mà không bắt nối các
cảm xúc tinh tế và trải rộng đi nhiều hướng của mình khi tụ lại một điểm, thì
người đọc thơ cứ phải sống trong một trạng thái chờ đợi vô hy vọng, phải
chịu một bước hẫng thi ca”.
Như vậy, xét trên phương diện mĩ học, chất thơ được xem là cái đẹp
của tâm hồn, của cuộc sống và cao hơn nữa là cuộc sống với một lý tưởng
đẹp. Xét trên phương diện cảm hứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay
bổng lãng mạn. Xét ở phương diện ngôn ngữ, chất thơ gắn liền với tính nhạc
của lời văn.

Nhà phê bình văn học Diệp Tiếp đời Thanh Trung Quốc có viết trong
sách Nguyên thi: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ kể lại.
Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì
chỉ có thể kể qua hình dáng có ý nghĩa mà lí và việc cũng đã tường như thế”
[4].
Quả nhiên, sự việc đâu cần nhà thơ kể lại, chỉ cần miêu tả hình dáng mà
sự việc đã tường, chất thơ của cuộc sống đã được gợi ra. Người đọc thông qua
sự gợi dẫn của hình ảnh, ngôn từ trong thơ mà có liên tưởng, những phiêu
diêu trong cảm xúc, đồng thời bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa của
tình người và chất người ủ kín bên trong. Rõ ràng thơ không diễn giải tường
tận chất muối mặn của cuộc đời ra sao, không diễn thuyết tình người cao đẹp
ra sao, cảnh vật nên thơ cũng không do thi sĩ sắp đặt mời gọi bạn đọc thưởng
ngoạn mà chủ yếu là sự tương hợp giữa hình ảnh thơ và điệu hồn cảm nhận
của người thưởng thức. Nói khác đi chất thơ là do sức gợi của ý nghĩa từ
chính lời thơ và hình ảnh thơ. Bản thân lời và hình ảnh ấy chưa thể có chất
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 9 Trường ĐH SP Hà Nội 2
thơ nếu không có sự cảm nhận từ phía bạn đọc. Vậy nên chất thơ cũng chính
là cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ bật lên từ chính người thưởng thức.
Chất thơ xuất phát từ lời, hình ảnh thơ mang hình ảnh chủ quan của thi
sĩ và bản thân chất thơ có sức gọi, sức lan tỏa rất lớn tạo nên những rung động
tâm hồn, những xúc cảm thẩm mỹ từ phía người tiếp nhận. Thuật ngữ “Chất
thơ” nghiêng về tính nội dung, cảm xúc.
Chất thơ hướng con người tới cái đẹp, an ủi và nuôi dưỡng niềm tin vào
cái đẹp làm cho tâm hồn con người tránh được sự khô cằn, chai sạn, sự nghèo
tưởng tượng “Chất thơ chân chính ở mỗi thời đại gắn liền với lí tưởng và khát
vọng của đông đảo nhân dân” [1].
Như vậy, chất thơ là phạm trù giá trị, một yếu tố làm nên phong cách
văn chương của một tác giả, một khuynh hướng hay một thời đại văn học. Nó
chứa đựng thái độ với cái đẹp, tiêu chuẩn về cái đẹp và biến đổi cùng với thời

gian. Qua sự biểu hiện chất thơ có thể thấy quan niệm, thái độ, suy nghĩ, tình
cảm của nhà văn rộng hơn là thị hiếu thẩm mỹ của một thời đại, một dân tộc.
Chất thơ là đặc trưng nổi bật của phương thức trữ tình.
1.2. Chất thơ trong văn xuôi
Nghiên cứu chất thơ của văn xuôi, xét trên một phương diện nào đó,
gắn liền với việc thừa nhận hiện tượng giao thoa thể loại như một thực tế hiển
nhiên. Đã nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ thì cũng có thể nghiên cứu chất
thơ trong văn xuôi. Tìm chất thơ trong văn xuôi chính là tìm những đặc tính
vốn làm nên đặc thù của thể loại thơ vốn được văn xuôi tiếp nhận nhằm làm
giàu có thêm cho sự biểu đạt của văn xuôi, thuận theo một tâm thế nhìn, một
kiểu cảm thụ đặc biệt về thế giới và gắn với những đối tượng miêu tả cũng có
nhiều nét đặc biệt. Mỗi khi ta gặp trong tác phẩm văn xuôi (không phải thơ
văn xuôi) một sự ưu tiên cho việc biểu hiện tâm tình chủ quan của nghệ sĩ (và
sự biểu hiện đó được đẩy lên bình diện thứ nhất), một chiều hướng miêu tả
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 10 Trường ĐH SP Hà Nội 2
nghiêng về nắm bắt những nét tinh lọc của thế giới, tâm hồn, một thái độ tôn
sùng tính lý tưởng và những cái được hiểu là lý tưởng, một sự thích thú đẽo
gọt câu văn theo hướng đề cao sự ám gợi và tính hài hoà của mọi yếu tố ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp là khi ta có thể nói tới cái gọi là chất thơ. Quả là có
một giao ước ngầm như thế hình thành trong đời sống văn học, cả trên hai
lĩnh vực sáng tác và cảm thụ, dẫu ta biết rằng thơ cũng có ba bảy lối và không
phải loại thơ nào cũng đề cao sự ngọt ngào và có thái độ thành kính trước
những gì được gọi là lý tưởng.
Đối với một tác phẩm văn xuôi thì chủ đề tư tưởng, cốt truyện luôn là
những yếu tố quan trọng, thu hút sự chú ý của độc giả. Thế nhưng, tất cả
những yếu tố ấy đôi khi chỉ là cái sườn, cái khung để tạo nên tác phẩm mà
thôi. Trong quá trình thưởng thức tác phẩm, độc giả sẽ không khó khăn gì để
có thể nắm bắt được chúng. Còn đi song song bên cạnh chúng lại có một yếu
tố khác cũng chiếm một vị trí vô cùng to lớn trong tác phẩm. Nếu thực sự để

tâm chú ý vào từng chi tiết, bạn đọc sẽ cảm thấy hết sức thú vị khi bắt gặp
một số đoạn văn có một cái gì đó tác động mạnh đến tâm hồn mình khiến cho
nó rung lên những nhịp điệu, những cung bậc lạ kỳ, có dư âm rất lớn. “Cái gì
đó” không gì khác hơn chính là cái hồn của tác phẩm được ẩn giấu trong từng
câu, từng chữ. Và cái hồn ấy được gọi tên là “Chất thơ”.
Từ trước đến nay, khi nói đến thơ và văn xuôi người ta thường nghĩ
rằng chúng là hai thể loại văn học được phân chia theo tiêu chí sau: Thơ nằm
trong phương thức trữ tình là tái hiện cuộc sống thông qua bộc lộ chủ quan.
Tuy nhiên, việc phân chia thể loại chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì đặc
trưng của thể loại này không có nghĩa là đối lập hoàn toàn với thể loại khác
mà nó chỉ biểu hiện ở nét tập trung nổi bật. Và trong bản thân các tác phẩm
văn học nhiều khi ranh giới giữa các thể loại không rõ ràng, nhiều khi bị
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 11 Trường ĐH SP Hà Nội 2
“nhòe” đi vì hiện tượng giao thoa. Chẳng hạn như giao thoa giữa thơ và văn
xuôi.
Yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo được chất thơ là sự rung động trong
tâm hồn người nghệ sĩ. Đứng trước một hiện tượng, một sự việc nào đó, bỗng
nhiên người nghệ sĩ cảm thấy xúc cảm trào dâng dạt dào, thôi thúc họ cầm bút
sáng tác. Nếu không có cảm xúc, không bắt nguồn từ cảm xúc thì tất cả chỉ là
những con chữ, những trang viết vô hồn mà thôi. Tâm hồn của nghệ sĩ thường
rất nhạy cảm với mọi vấn đề của cuộc sống, từ đó họ thổi cái hơi lãng mạn trữ
tình vào mà làm sống động lên những đồ vật thường dùng và những sự việc
hàng ngày. Dường như cái sức sống bên trong tâm hồn của các nhà văn cũng
vậy, có một cái gì đó say sưa, rạo rực, tha thiết tin yêu đã in dấu lên mọi cảnh
vật, mọi màu sắc mà nhà văn mô tả. Nó làm cho cảnh vật ấy sôi động hẳn lên,
rung lên, vang lên những cung bậc mạnh mẽ. Cái ngọn lửa từ bên trong ấy có
thể làm nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm. Nguồn gốc sâu xa này có khi
được tác giả chăm bón, nuôi dưỡng từ rất lâu, nhưng cũng có khi nó được
xuất hiện một cách đột ngột mà chính tác giả cũng không ngờ tới. Những khi

xúc cảm khởi phát ở trong lòng thì nó thôi thúc nhà văn phải cầm bút mà trải
lòng mình ra với độc giả.
“Chất thơ là chìa khóa để mở ra một cái gì đó trước đây vẫn như còn bị
phong kín [17,505]. Chất thơ của đời rất phong phú và đa dạng, nó luôn luôn
ưu đãi con người, chỉ có điều con người ta không phải ai cũng thấy được, nắm
bắt được để diễn đạt và thưởng thức nó. Các nhà văn có tâm huyết thường đi
sâu vào khai thác và chiếm lĩnh một cách tối đa chất thơ của cuộc đời để trả
lại cho đời. Nhờ có họ mà người đời mới luôn luôn được thưởng thức những
điều tuyệt diệu”. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước
cuộc đời.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 12 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Hình tượng của chất thơ là hình tượng của cảm xúc vì vậy sự chân thực
về mặt tình cảm quyết định rất lớn đến giá trị của hình tượng thơ. Nhà văn
Thạch Lam từng bộc bạch rằng ông “diễn tả cho đúng tất cả sự thực rung
động và thi vị của cuộc đời”. Ở trong chất thơ, cảm xúc và suy nghĩ luôn kết
hợp, chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của hình tượng. Nếu như
cảm xúc là cội nguồn đầu tiên thì suy nghĩ là “thao tác” tiếp theo tạo nên tầng
khái quát cho hình tượng thơ. Sự chân thực trong tình cảm là điều thiết yếu
đối với các nhà văn bởi vì chất thơ trong văn xuôi là sự phản ánh trực tiếp
những tình cảm, những tâm trạng cá nhân. Khi đọc những tác phẩm khác
nhau của những nhà văn khác nhau, người ta lại cảm nhận được tình cảm của
họ được dàn trải trên những trang sách cũng khác nhau. Vì vậy có thể căn cứ
vào chất thơ, vào sự biểu hiện của chất thơ mà nắm bắt được tình cảm cũng
như cảm xúc của nhà văn. Có người cảm xúc được bộc lộ một cách kín đáo,
lặng lẽ, có người lại bộc lộ một cách hăm hở, sôi nổi. Tình cảm và cảm xúc
của các nhà văn nhiều khi cũng muôn hình muôn vẻ. Có khi đó là nỗi niềm
cảm thương man mác trước những cuộc đời thầm lặng như những “chấm
sáng”, “đốm sáng” lóe lên trong bóng tối dày đặc của một vùng quê tù đọng
mà ta thường thấy trong truyện ngắn của Thạch Lam. Có khi là những âm

thanh, những màu sắc riêng nói lên sự sôi nổi, vui vẻ, hồn hậu và lạc quan
trước cuộc đời đầy mồ hơi và nước mắt trong sáng của tác giả Nguyên Hồng.
Điều cốt yếu của mỗi nhà văn vẫn là sự bộc bạch, biểu lộ một cách sâu kín
nhất những điều thiêng liêng nhất đang diễn ra trong tâm hồn họ. Có như vậy,
tác phẩm của họ mới nảy sinh ra chất thơ. Có thể khẳng định một điều rằng
chất thơ luôn phụ thuộc vào rung cảm những cảm xúc trong tâm hồn người
nghệ sĩ. Khi cảm xúc đến độ tràn đầy thì xuất hiện chất thơ.
Chất thơ là sự tinh túy của cái đẹp. Nếu coi tình cảm và cảm xúc là cái
gốc của thơ thì “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca” (Etgapo). Điều đó
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 13 Trường ĐH SP Hà Nội 2
cũng dễ hiểu bởi tâm hồn con người thường hay rung động trước cái đẹp. Cái
đẹp là mối quan tâm, là mục đích tìm kiếm của các nhà văn. Rồi sau đó lại
biểu hiện nó, phản ánh nó lên những trang giấy của mình. Quá trình sáng tác
của các nhà văn còn có thể gọi là một quá trình đi từ cảm xúc đến việc mô tả
cái đẹp “Lòng như nhật nguyệt thì thơ cũng như ánh sáng nhật nguyệt” (Ngô
Giang Điệp). Tâm hồn người sáng tác trong sáng thì chất thơ sinh ra cũng
trong sáng như ánh sáng của vầng trăng soi vậy. Tất cả đã tạo nên cái đẹp
trong văn xuôi. Cái đẹp thường được tiếp nhận trên phương diện là một sắc
thái thẩm mĩ để tạo nên âm hưởng chủ đạo cho các tác phẩm văn xuôi có chất
thơ.
Chất thơ thường được bộc lộ ở cả khung cảnh thiên nhiên. Trong truyện
ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam: “Chiều đã tối hẳn trên trời cao, hàng
ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng
đồi bao bọc với tôi đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại.
Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn,
những con bướm nhỏ từ trong bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn,
rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sư gia lẹ làng của cảnh rừng núi xung
quanh” [12,147]. Vẻ đẹp thiên nhiên ấy đã đem lại cho tâm hồn con người sự
thư thái, tĩnh lặng lạ thường.

Trong các sáng tác của Thạch Lam, bạn đọc cũng nhận thấy những vẻ
đẹp hết sức giản dị được ông khám phá từ chính cuộc sống vất vả, chật vật
hàng ngày của con người. “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh, ngòi bút
chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình cảm giác con
con nảy nở và biểu lộ ở đủ hạng người” [21,119]
Tóm lại, chất thơ là sự thể hiện cái đẹp. Cái đẹp ấy có lúc là vẻ đẹp của
thiên nhiên, có lúc lại là sự thể hiện vẻ đẹp của con người. “Dù diễn tả vẻ đẹp
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 14 Trường ĐH SP Hà Nội 2
lý tưởng hay vẻ đẹp giản dị, bình thường đi nữa thì cái đẹp ở trong chất thơ
bao giờ cũng mang tính chủ quan của tác giả”.
Chất thơ có sức cảm hóa con người. Ở chất thơ có một sức giao cảm
hết sức tinh tế nên nó là phương tiện để truyền cảm và có sức cảm hóa mạnh
mẽ. Chất thơ mặc dù là sản phẩm tinh thần của riêng tác giả nhưng thông qua
chất thơ, độc giả có thể cảm nhận được những tình cảm, những xúc cảm mà
nhà văn đang trải qua và đang diễn tả lại, khi đó tâm hồn của hàng nghìn,
hàng vạn độc giả đang hòa cùng môt nhịp đập trong con tim của tác giả. Nói
một cách khác là tiếng nói trong lòng tác giả khi ấy đã tìm thấy được sự đồng
điệu trong tâm hồn của độc giả.
Thi nhân xưa có câu “Thi dĩ ngôn chí” coi thơ để là nói lên những suy
nghĩ và ý chí của mình. Quan niệm này đã có chỗ tiến bộ coi thơ là sản phẩm
tinh thần gắn liền với chủ thể sáng tạo. Nhưng thực chất ngoài việc dùng thơ
bày tỏ tình cảm với nhau thì người xưa còn dùng thơ như một thứ công cụ để
giáo hóa nhân tâm, di dưỡng tính tình. Ngày nay, chất thơ có trong các tác
phẩm văn xuôi vẫn mang đầy đủ những tác dụng trên. Nhưng có một điều là
các nhà văn hiện nay không dùng chất thơ như một thứ công cụ nữa mà họ
diễn tả những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy và những gì mình
suy nghĩ một cách rất khách quan. Qua đó, độc giả sẽ tự mình chiêm nghiệm
và đúc rút ra những điều bổ ích chứ không phải bằng sự áp đặt.
Chất thơ ngoài khả năng giao cảm ra, nó còn đạt đến một ý nghĩa nhân

văn nào đó. Ý nghĩa ấy có thể giúp con người hướng tới sự hoàn thiện trong
nhân cách. Con người luôn gặp trắc trở, vất vả, khó khăn trong cuộc đời vì
vậy nhiều khi họ không thể không bị cám dỗ bởi những cái lợi trước mắt. Nếu
họ được tiếp xúc với chất thơ là những vẻ đẹp thiên nhiên cũng như tình
người trong các tác phẩm văn học thì họ sẽ có đầy đủ sức mạnh để giữ cho
mình khỏi sa chân vào những cạm bẫy cuộc đời và giữ cho tâm hồn mình luôn
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 15 Trường ĐH SP Hà Nội 2
trong sạch. Những lúc ấy chất thơ đem đến cho tâm hồn độc giả những giây
phút thư thái, thoải mái và bình yên đến tuyệt vời. Người ta quên đi tất cả
những nỗi vất vả, những lo toan cũng như đau khổ ở trong cuộc đời này. Chất
thơ còn đem đến cho con người niềm tin yêu cuộc sống. Nhà văn Thạch Lam
tin rằng chất thơ có thể vừa làm thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa
làm cho lòng người thêm trong sạch, phong phú hơn.
Như vậy, “chất thơ không chỉ có trong thơ mà còn có trong văn xuôi”
[18;225]. Chất thơ là nghệ thuật của sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức.
Có thể khẳng định rằng chất thơ chính là sự kết tinh của cái đẹp, là
tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là mơ ước của con người để vươn tới cái
đẹp. Chất thơ có một ý nghĩa rất lớn trong việc bồi đắp đời sống tinh thần cho
con người, nó góp phần hoàn thiện nhân cách và nuôi dưỡng lý tưởng cho
cuộc sống.
1.3. Tác giả Thạch Lam và thể loại truyện ngắn
Thạch Lam (1910- 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi
tên thành Nguyễn Tường Lân, là thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông sinh tại
Hà Nội, nhưng nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông làm báo, viết văn và trở thành
một trong những cây bút của báo Phong Hóa, Ngày nay.
Có thể nói rằng, Thạch Lam - nhà văn có tâm hồn hoài cổ và tâm hồn
thi sĩ. Ở Hà Nội, trong khi các bạn hữu chọn những nơi phố xá để ở thì Thạch
Lam lặng lẽ về làng Yên Phụ nằm cạnh Hồ Tây để tìm một nơi trú ngụ. Làng

Yên Phụ thuở ấy theo lời Đinh Hùng kể lại thì gần nửa làng chạy gần theo bờ
nước, phần lớn dân trong làng làm nghề trồng hoa, gần tết đi dạo trong làng
“Tưởng như lạc tới một hoa thôn trong cổ tích”. Chính khung cảnh tuyệt vời
này đã khơi nguồn cho những mạch văn lai láng của Thạch Lam.
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 16 Trường ĐH SP Hà Nội 2
Sống giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp nhưng ông vẫn viết những
trang văn đồng quê, nhớ những cảnh tượng xa xưa dường như cất kỹ đâu đó
trong sâu thẳm tâm hồn ông: “Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên
cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúa và lúa dưới chân. Bác Lê
nhớ lại cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc xát vào thịt da, đấy còn
là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ sáng, những ngày nhịn đói như
hôm nay”.
Qua hồi ức mà những người thân của ông kể lại, ta thấy Thạch Lam là
một người sống hướng nội và hoài cổ. Những bạn bè thật tâm giao thì mới
đến với ông. Ngôi nhà cạnh Tây Hồ ông trồng một cây liễu rủ bóng xuống
mặt hồ. Những buổi chiều tà, một vài người bạn của ông ghé lại chơi, khách
cũng như chủ đều ngồi im lặng hàng giờ cạnh khay nước chè. Tâm hồn thi sĩ
mơ mộng của ông khi đó được ngao du về những miền quê có gió bụi xa xưa,
hương ruộng lúa, mùi rạ phơi, tiếng tre réo rắt, thứ bóng tối nhẫn nại, uất ức
đời thôn quê dưới mái rạ hay là những đêm sâu điểm trống huyện, những buổi
sáng trăng dặt dìu, từ sự thật lầm lỗi đến cảnh êm dịu mơ màng, như lời Thế
Lữ viết về ông .
Thạch Lam cao hơn một mét bảy mươi, mắt sâu và buồn; Buổi sáng
ông thường lặng lẽ đội chiếc mũ phớt trên đầu, tay cầm vài cuốn sách để đi
đến tòa báo; Ăn ít và nhỏ nhẹ như một con mèo, bát đũa phải sạch và đẹp.
Những dòng hồi ức rời rạc về Thạch Lam còn lại trong trí nhớ của vợ ông
được người con trai chép lại. Hồi ức viết tiếp: Vào mùa hạ, khi những cơn gió
Lào nóng nhất đã thổi về Hà Nội, trời cao và trong; Trời xanh và gió nhẹ.
Buổi chiều, Thạch Lam ngồi câu những con cá mát rượi nước Hồ Tây, những

con tôm tươi trong suốt còn lóng lánh những giọt nước đọng trên mình.
Nhà văn Vũ Bằng nhận xét về lối sống tao nhã của Thạch Lam: “Nghĩ
lại thì trong suốt cuộc đời anh, cái gì cũng nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng từ cử chỉ, từ
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 17 Trường ĐH SP Hà Nội 2
tiếng nói, nhẹ nhàng từ câu nói, từ bước đi …dường như nếu bước mạnh thì
đất nó đau”. Đọc những dòng này ta hình dung ra một con người có cuộc sống
thu mình, lặng lẽ trong một không gian khép kín để viết nên những câu văn
nhẹ nhàng như lá rơi.
Bà Nguyễn Thị Thế, chị gái của Thạch Lam kể lại rằng. “Vào lúc
Thạch Lam đã ốm liệt giường ông vẫn bắt người nhà kê giường làm sao cho
ông nhìn thấy cành liễu rủ xuống ngoài khung cửa sổ. Đó là cây liễu Thạch
Lam tự tay trồng nhiều năm về trước nằm sát bên bê hồ cho đến khi chỉ còn
vài ngày nữa là vĩnh viễn ra đi, Thạch Lam đã yếu lắm không còn nhúc nhích
nổi ông vẫn nhờ người chị gái đỡ ngồi dậy cao lên để ngắm nhìn cây liễu”.
Trong truyện ngắn Những ngày mới ông viết: “Nhưng một hôm rét
mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao
không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng. Thế là hôm sau
Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ
dãi…Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn
quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng…” [12, 192]. Nhân vật Tân
dường như chính là Thạch Lam hóa thân một cách chân thành trong đó. Miền
quê vẫn là nơi ông muốn về trú ngụ, là ngôi nhà mãi mãi nuôi dưỡng tâm hồn
ông. Đồng quê khói lam chiều, mái rạ đó mới chính là cõi êm đềm của ông.
Những đặc điểm tính cách và con người của Thạch Lam đã góp phần quan
trọng trong việc sáng tạo nên chất thơ thấm đẫm trong mỗi trang truyện của
ông.
Đánh giá về truyện ngắn của Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân viết
“Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người
đọc. Lời văn truyện ngắn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một

cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Dưới cái hình thức không những
thoát ra khuôn sáo cũ của cách hành văn đương thời mà lại có rất nhiều đức
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 18 Trường ĐH SP Hà Nội 2
tính sáng tạo ấy, văn Thạch Lam đọng nhiều chiêm nghiệm, nó là cái kết tinh
của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Ngày nay đọc lại Thạch
Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và nhã thúy của những tác phẩm có cốt cách
và phẩm chất văn học. Mặc dù in ra ít nhưng truyện Thạch Lam đánh dấu lại
được cái tâm hồn súc tích, rộng rãi và tiến bộ của một nhà văn xuôi chân
chính…Nói đến nghệ thuật của Thạch Lam tức là nói cụ thể đến nghệ thuật
viết truyện ngắn của ông. Một số truyện ngắn của Thạch Lam có thể coi như
là mẫu mực. Có những truyện ngắn Thạch Lam ở cái thời bấy giờ, đọc xong
thấy nó đọng lại trong người ta như một câu hỏi bức thiết của tác giả, như một
lời trách móc kín đáo của nhân vật truyện. Những “Cô hàng xén” tuy không
lên tiếng đòi quyền sống trong truyện nhưng qua dòng kể chuyện vẫn như
đang hỏi thầm độc giả…
Không chỉ đánh giá và phê bình về truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn
Tuân còn có vài dòng chia sẻ kinh nghiệm riêng tư và chân tình trong bài viết
về Thạch Lam: “Đọc truyện tôi thích những tác giả có cái bút lực dùng đám
đông tấp nập, ồ ạt, nhiệt náo, quát thét, vẫn đọng nhiều hành động nhiều hơn
bàn bạc. Nhưng lại thích cả những cái diễn đạt thâm trầm mà uyển chuyển,
đêm dài một bóng một đèn một nhân vật và mình, thấy cũng thấm đáo để. Và
cái chính trong truyện là nhân vật có làm, phải làm cái này cái kia, nhưng
nhân vật còn phải có cảm, có suy nghĩ nữa. Và cái thế giới bên trong đó của
một nhân vât rất là cần. Cái phần ấy mới đem đến cho nhân vật một chiều sâu
và do cái nhã thúy đó mới thỏa mãn được bạn đọc và giúp gì cho bạn đọc
(Nguyễn Tuân bàn về văn học nghệ thuật).




Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương
Khoa Ngữ Văn Trang 19 Trường ĐH SP Hà Nội 2
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ
TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

2.1. Nhan đề và tình huống truyện giàu chất thơ
Đối với mỗi tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng,
nhan đề giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn
ra thế giới, là “chìa khóa nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa của tác
phẩm văn học. Nhan đề như một mã của thông điệp thẩm mỹ cho độc giả biết:
văn bản này viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản như thế nào.
Nhan đề tương ứng với ý tưởng và dự đồ sáng tác, nó lóe sáng bất chợt và trở
thành cái tứ của truyện, thúc đẩy nhà văn kiếm tìm phải suy ngẫm, liên tưởng,
chi phối mạnh mẽ đến việc tổ chức thế giới nghệ thuật. Nhan đề là ý tưởng
thôi thúc nhà văn cầm bút, vì thế nó mang dụng ý nghệ thuật và tư tưởng của
nhà văn. Nhan đề truyện ngắn Thạch Lam thường nhẹ nhàng, thi vị, giàu hình
ảnh như: Hai đứa trẻ, Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng
lan
Khi đặt nhan đề là Hai đứa trẻ, Thạch Lam trao quyền phán xét thế giới từ
điểm nhìn của con trẻ với những chuyển động tâm lý tinh vi, những suy nghĩ,
cách nhìn về thế giới của hai chị em Liên và An. Thạch Lam đã khai thác chất
thơ trong đời sống cảm xúc, cảm giác của hai đứa trẻ. Gió lạnh đầu mùa
giống như một cơn gió nhẹ làm lay động tâm can người đọc. Lan và Sơn là
hai đứa trẻ giữa đám đông trẻ con nơi làng quê nghèo và tình thương yêu
trong sáng đã kéo những đứa trẻ xích lại gần nhau. Cậu bé Sơn đã đem chiếc
áo cũ của mình cho Hiên mà không thoáng chút so đo, toan tính, dù Sơn rất sợ
bị mẹ mắng. Nhưng điều em lo sợ đã không xảy ra. Mẹ không mắng em mà
còn khen em giàu lòng nhân ái. Và mùa đông năm ấy rất lạnh, nhưng chỉ lạnh
“đầu mùa” mà thôi. Những trái tim nhỏ bé, ấm áp, đong đầy tình yêu thương
Khoá luận tốt nghiệp Lê Thị Quỳnh Thương

Khoa Ngữ Văn Trang 20 Trường ĐH SP Hà Nội 2
kia đã làm tan chảy cái buốt giá tháng ngày còn lại của mùa đông. Phải chăng
đó là dụng ý nghệ thuật của Thạch Lam khi đặt nhan đề cho tác phẩm của
mình?. Dưới bóng hoàng lan lại gợi ra một không gian bình yên, thơ mộng,
thơm ngát hương hoàng lan chốn quê nhà, nơi ấy từng có những ký ức đẹp về
tình yêu đầu đời trong trắng, thánh thiện của nhân vật Thanh. Dường như
nhan đề không chỉ gợi vẽ câu chuyện tình yêu chớm nở mà còn gửi gắm một
dụng ý sâu sắc: Soi mình vào một không gian thơ mộng như thế lòng người sẽ
“thanh sạch và phong phú hơn”.
Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam còn thể hiện qua tình huống
truyện. Tình huống truyện là “cái tình thế nảy sinh ra truyện”, là “lát cắt” của
đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một
khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại” (Nguyễn Minh Châu).
Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò then chốt với việc thể hiện số
phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi khi khám phá
tác phẩm văn học.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tình thế nảy sinh ra truyện là hai đứa trẻ
ở phố huyện nghèo, hai mầm non nhú lên trên mảnh đất cằn cỗi. Chất thơ biểu
hiện tiêu biểu qua tâm trạng, cảm xúc của hai chị em Liên và An, tiêu biểu là
qua nhân vật Liên - một cô gái mới lớn có tâm hồn nhạy cảm. Với nhân vật
như thế, Thạch Lam đi sâu diễn tả đời sống tâm trạng trong những xao động
tâm hồn tinh tế, tinh vi và phong phú, mà cụ thể là cảnh một phố huyện nghèo
được miêu tả trong khoảng thời gian ngắn từ chiều muộn cho đến đêm. Nơi
ấy có những người dân nghèo, ngày nào cũng tái diễn những công việc đơn
điệu, buồn tẻ và đặc biệt trong thế giới ấy là hai chị em Liên và An được mẹ
giao cho trông coi một cửa hàng nhỏ, đêm chúng cố thức để đợi chuyến tàu đi
qua.

×