Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Yếu tố kỳ ảo trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.17 KB, 68 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN






NGUYỄN THỊ VUI




YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG






HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em
hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài
khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong
nhóm khoá luận đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của em
được hoàn thành.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song khoá luận của em vẫn còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô
và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Vui

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề đài: “Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Đề tài này không trùng lặp với
bất kỳ đề tài nào của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Vui

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4
5. Giới thuyết khái niệm 4
5.1. Yếu tố kỳ ảo 4
5.2. Nhân vật văn học 6
5.3. Thời gian nghệ thuật 7
5.4. Không gian nghệ thuật 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Bố cục khoá luận 8
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 9
1.1. Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 9
1.1.1. Bảng khảo sát 9
1.1.2. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người 11
1.1.3. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người 16
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 20
Chƣơng 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí
dị của Bồ Tùng Linh 25
2.1. Thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 25

2.1.1. Các kiểu thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 25
2.1.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 32
2.2. Không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh 40

2.2.1. Các kiểu không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 40
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị 46
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Văn học Trung Hoa là một trong những nền văn học gạo cội, xuất hiện
từ rất sớm và có nhiều thành tựu to lớn. Từ xưa tới nay, nền văn học này luôn
là mảnh đất kỳ lạ khiến bao độc giả say mê, yêu thích. Trong hệ thống tiểu
thuyết cổ điển Trung Hoa, Liêu trai chí dị được đánh giá là đỉnh cao của tiểu
thuyết văn ngôn. Tác phẩm cũng chính là sự kết tinh một đời viết sách của Bồ
Tùng Linh. Trước thời gian cùng những biến động của lịch sử, của cái nhìn
văn hoá, văn học, Liêu trai chí dị vẫn luôn là tác phẩm thu hút được sự chú ý
của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu. Nếu như tiểu thuyết anh hùng
tạo nên sự hấp dẫn người đọc bởi những trận đánh, những sự kiện kịch tính…
thì ở Liêu trai chí dị, những câu chuyện chứa đầy yếu tố hư ảo, tưởng tượng
lại tạo nên sự hấp dẫn lạ kỳ.
Truyện ma quái, kỳ ảo xưa nay nhiều, nhưng Liêu trai vẫn khẳng định
được giá trị độc đáo của mình. Tác phẩm sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo để xây
dựng thế giới nghệ thuật đặc sắc, đồng thời phản ánh cuộc sống hiện thực của
xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Những câu chuyện kỳ dị, lạ lùng đã đưa người
đọc vào thế giới nửa thực, nửa mộng đầy sức mê hoặc. Có thể khẳng định
rằng độc giả đến với Liêu trai là đến với những giấc mộng dài của hi vọng,
khát khao của con người trần thế.

Khi sử dụng yếu tố kỳ ảo, Bồ Tùng Linh đã liên hệ với thực tế để gửi
gắm những tâm sự sâu kín của mình. Ông dùng yếu tố kỳ ảo để xây dựng
nhân vật, xây dựng không gian, thời gian nghệ thuật… và đạt được hiệu quả
bất ngờ. Yếu tố này được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu tạo ra thế
giới hư hư thực thực trong Liêu trai. Vì vậy nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong bộ
tiểu thuyết này, chúng ta có thể thấy tài năng của một nhà văn có tư tưởng tiến
2
bộ. Đồng thời giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với với giá trị nội dung, giá trị
nghệ thuật của tác phẩm, khẳng định cá tính độc đáo của Bồ Tùng Linh so với
các tác giả khác.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Liêu trai chí dị trên nhiều
phương diện: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thế giới nhân vật…
ở hầu hết những nghiên cứu này đã đề cập đến yếu tố kỳ ảo được sử dụng
trong tác phẩm. Tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào dày công nghiên cứu
về yếu tố kỳ ảo trong bộ tiểu thuyết vĩ đại này.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc được đưa vào giảng dạy. Những tác phẩm ấy đều là những đỉnh
cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, trong đó có những tác phẩm được rút
ra từ bộ tiểu thuyết Liêu trai chí dị. Việc tìm hiểu nghiên cứu tiểu thuyết Minh
Thanh nói chung và nghiên về Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh nói riêng là
việc làm cần thiết, bổ ích đối với cá nhân người viết trong quá trình học tập
cũng như công tác giảng dạy sau này.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Yếu tố kỳ ảo
trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sau hơn 50 năm Bồ Tùng Linh mất, Liêu trai chí dị mới được khắc in
(năm Càn Long thứ 31, 1766) và chỉ sau một thời gian ngắn, các bản dịch Liêu
trai chí dị đã xuất hiện ở nhiều nước. Gần ba thế kỉ trôi qua, tác phẩm đã được
dịch sang 20 thứ tiếng khác nhau. Ở Việt Nam, đã có nhiều dịch giả nổi tiếng
như: Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Huệ Chi, Cao Xuân Huy, Nguyễn

Đức Lân…
Ngay từ khi xuất hiện, Liêu trai chí dị đã thu hút được sự chú ý của
đông đảo bạn đọc. Nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn
luận về tác phẩm này, ca ngợi cũng nhiều mà phê phán cũng không ít. Với giá
trị đích thực của mình, đến nay, Liêu trai chí dị được thừa nhận theo quan
3
điểm tích cực. Tác phẩm được tìm hiểu, nghiên cứu không chỉ ở Trung Hoa
mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án,
luận văn…về Liêu trai chí dị trên nhiều phương diện khác nhau. Có thể kể
đến như:
- Các bộ giáo trình: Lịch sử văn học Trung Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc
Phi, Lương Duy Thứ biên soạn (Nxb Giáo dục, 1998), Lịch sử văn học Trung
Quốc tập 2 do Nguyễn Khắc Phi, Lưu Đức Trung, Trần Lê Bảo biên soạn
(Nxb Đại học Sư phạm, 2002)…; chuyên luận: Thế giới nhân vật trong Liêu
trai chí dị của Bồ Tùng Linh của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung (Nxb Công an
nhân dân, 2008).
- Các bài nghiên cứu về Liêu trai chí dị của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ
Hiển, Lê Nguyên Cẩn, Vũ Thanh…
- Các bài giới thiệu, lời bình, lời nói đầu của các tác giả trong các tuyển
tập Liêu trai chí dị đã xuất bản ở Việt Nam như: Lời bình của thi sĩ Tản Đà,
Chút duyên với Liêu trai của Chu Văn (Liêu trai chí dị, Nxb Văn học, 2012),
bài Lời nói đầu của Nguyễn Đức Lân (Liêu trai chí dị trọn bộ, Nxb Văn học,
2001)…
- Các luận án, luận văn nghiên cứu về Liêu trai chí dị: Giải mã thế giới
ảo trong Liêu trai chí dị dưới góc nhìn của huyền thoại học của Hoàng Thị
Thuỳ Dung, (luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh năm 2010); Thế giới nhân vật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
của Trần Văn Trọng, (luận án tiến sĩ văn học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
năm 2010)…

Tuy nhiên so với giá trị và tầm cỡ của bộ tiểu thuyết này thì những
công trình nghiên cứu còn quá ít ỏi. Mặc dù vấn đề sử dụng yếu tố kỳ ảo của
nhà văn bậc thầy trong Liêu trai chí dị đã được đề cập ở những mức độ khác
nhau trong các bài viết, công trình nghiên cứu song chúng tôi nhận thấy chưa
4
có công trình chuyên sâu tìm hiểu yếu tố kỳ ảo như một chỉnh thể phức hợp
của nhiều yếu tố từ nội dung đến hình thức, từ thế giới quan, nhân sinh quan
của nhà văn được hoá thân thành hình tượng nghệ thuật đến khả năng tổ chức
hình tượng nghệ thuật đó. Tuy vậy những thành tựu, những kết quả nghiên
cứu của những người đi trước chính là những gợi mở vô cùng quan trọng đối
với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Với tinh thần
học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và
tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trên
cơ sở đó mạnh dạn tìm hiểu một cách đầy đủ, hệ thống về yếu tố kỳ ảo trong
tác phẩm.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong nhân vật, thời gian, không gian nghệ
thuật của Liêu trai chí dị.
- Khẳng định tài năng của Bồ Tùng Linh trong việc sử dụng yếu tố kỳ
ảo để xây dựng thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Góp tiếng nói khẳng định giá trị nhân văn cao đẹp của đoản thiên
tiểu thuyết này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Yếu tố kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
4.2. Phạm vi khảo sát
Tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, lời bình Tản Đà, lời bạt
Chu Văn (78 truyện), Nhà xuất bản Văn học, năm 1995.
5. Giới thuyết khái niệm
5.1.Yếu tố kỳ ảo

Mạch nguồn của các tác phẩm trong Liêu trai chí dị và cũng là mạch
nguồn thế giới nghệ thuật của Liêu trai chính là yếu tố kỳ ảo.
5
Xưa nay có rất nhiều cách định nghĩa, cách hiểu về cái kỳ ảo. Có thể
nói, cái kỳ ảo với tư cách là phương thức tư duy, là dòng mạch của văn học
truyền thống đã trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt của văn học trên
toàn thế giới.
Thuật ngữ “Cái kỳ ảo” trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ La
Fantastique trong tiếng Pháp và The Fantastic trong tiếng Anh. Hán Ngữ từ
điển giải thích “kỳ ảo” là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trên thế
gian này. Nó được hiểu là cái siêu nhiên không tồn tại trên đời.
Nội hàm thuật ngữ “kỳ ảo” được xác định là sản phẩm của trí tưởng
tượng tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là
cái không mang tính chân thực mà tuân theo quy luật tưởng tượng của tác giả
[3; 216].
Trong văn học cái kỳ ảo là phạm trù của tư duy nghệ thuật, nó được tạo
ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ,
phi thường, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các
thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào
các dạng thức khác nhau của trí tưởng tượng [4;143].
Trong nền văn học Trung Hoa, cái kỳ ảo (yếu tố kỳ ảo) có vị trí đặc
biệt. Nó có lịch sử phát triển lâu dài, đến tiểu thuyết Minh Thanh được kế
thừa và phát huy từ trong mạch văn hoá thần thoại, chí quái, truyền kì và đạt
đỉnh cao ở Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Nó không đơn thuần chỉ là nội
dung nghệ thuật mà còn là phương thức sáng tác đối với tác giả tiêu biểu này.
Có thể nói, yếu tố kỳ ảo là một trong những nhân tố quan trọng đem lại sự hấp
dẫn cho tác phẩm văn học mà người Trung Hoa đã khái quát rằng: “Hữu kỳ
phương khả truyện, vô xảo bất thành thư” nghĩa là: có cái lạ mới có thể viết
truyện, không có cái khéo không thành sách. Và trong Liêu trai chí dị, yếu tố
kỳ ảo được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng nên một thế

6
giới nghệ thuật độc đáo, khiến người đọc trải suốt mấy trăm năm qua biết bao
người còn mê đắm.
5.2. Nhân vật văn học
Cho đến nay, có rất nhiều các định nghĩa, nhiều quan niệm khác nhau
về nhân vật văn học.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học, nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống. Nó có chức năng cơ
bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính
lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào các thế giới
khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ
của nhà văn về con người” [4, 162].
Nhân vật văn học là “con người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học… văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là
hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật
văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan
niệm về chúng” [10, 61-64].
Tóm lại, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học,
là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, qua đó nghệ sĩ thể hiện quan
niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của mình về cuộc đời và con người. Tuy
nhiên nhân vật văn học không trùng khít với con người thật ngoài đời. Nhân
vật văn học có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm
bằng các phương tiện văn học. Nhưng cũng không vì lẽ đó mà nhân vật văn
học không chân thật, dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, ta như bắt gặp
ai đó hoặc chính mình trong các tác phẩm.
Các nhân vật văn học không nhất thiết phải là con người mà còn có thể
là các vị thần, các con vật, đồ vật, cây cối… “Và không hiếm những tác phẩm
7
văn học trung đại mà nhân vật “khác loài” “lên ngôi” trở thành nhân vật

chính của tác phẩm văn chương như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh và
dòng tiểu thuyết chí quái truyền kỳ Trung Hoa” [3; 95].
5.3. Thời gian nghệ thuật
Thời gian là phương thức tồn tại của vạn vật, trong đó bao hàm cả cuộc
sống con người. Không có vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian. Mọi
dạng tồn tại của vật chất đều có thời gian của riêng mình. Đó là thời gian vật
lý tuyệt đối, vận động không theo ý muốn của con người. Thời gian ấy được
đo chính xác bằng đồng hồ, lịch, mặt trời, mặt trăng Nó vận động một cách
tuyến tính, theo ba chiều: quá khứ - hiện tại - tương lai. Nhưng nó không phải
là thời gian nghệ thuật.
Theo Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học “Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là
hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó
[4;323]. Các tác giả cũng khẳng định rằng: “Thời gian nghệ thuật phản ánh sự
cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử từng giai đoạn phát
triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả và phương thức tồn tại
của con người trong thế giới”.
Trần Đình Sử cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể
chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục độ dài của nó,
với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian hiện tại, quá khứ hay
tương lai” [9;77].
Trong Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh đã sử dụng thời gian nghệ thuật
như một phương tiện hữu hiệu để xây dựng tác phẩm của mình. Ông đan cài
nhiều kiểu thời gian khác nhau, thực và ảo, không dễ gì tách bạch, khiến
người đọc bị cuốn hút, mê đắm trong thế giới của Liêu trai.

8
5.4. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật là phương
thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Đối với một tác phẩm văn

học, đặc biệt là tác phẩm văn học kỳ ảo, không gian nghệ thuật có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Tuy hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm không gian
nghệ thuật, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất chung: không gian nghệ
thuật là không gian trong tác phẩm văn học, nó không đồng nhất với với
không gian hiện thực và nó là yếu tố quan trọng trong việc hình thành thế giới
nghệ thuật, góp phần thể hiện thế giới quan, cái nhìn của người nghệ sĩ trước
hiện thực, nó là yếu tố mang đậm tính chủ quan.
Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo
của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định
về cuộc sống do đó không thể quy nó về không gian địa lí hay không gian vật
lí”. Như vậy tác giả đã xem xét không gian nghệ thuật “như một phương thức
chiếm lĩnh thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng
thẩm mĩ”.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
7. Bố cục khoá luận
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm 2 chương:
Chương 1: Nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Chương 2: Thời gian kỳ ảo và không gian kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
CỦA BỒ TÙNG LINH


1.1. Các loại nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh
Liêu trai là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Hoa thế kỉ XV – XVII,
với tất cả chiều sâu và chiều rộng của nó. Một xã hội phong kiến rời rạc, trì
trệ, lấy phương thức tự cấp tự túc làm nguồn sống. Xã hội ấy cũng được manh
nha những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Thế giới nhân vật cũng
vì thế mà đông đảo, phong phú và đa dạng vô cùng. Thế giới ấy xuất hiện đủ các
hạng người, các loại người, từ nông thôn đến thành thị, từ đất liền đến hải đảo, từ
đồng bằng đến nơi thâm sơn cùng cốc, từ cõi phàm cho đến cõi tiên, từ dương
thế cho đến âm ti, địa phủ… Thế giới ấy không chỉ có con người mà còn có cả
ma quỷ, thần tiên, tinh chồn, tinh cây cỏ… Chính những nhân vật kỳ ảo đó đã
tạo nên sự khác biệt, tạo nên sức hấp dẫn lạ kỳ của Liêu trai.
1.1.1. Bảng khảo sát nhân vật kỳ ảo
STT
Loại nhân vật kỳ ảo
Số lần xuất hiện
1
Nhân vật kỳ ảo có
nguồn gốc là người
Ma quỷ
18
Thần tiên
12
2
Nhân vật kỳ ảo có
nguồn gốc phi người
Tranh vẽ
1
Cây cối
2

Con vật
Chồn
15
Các con vật
khác
7

10

Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong hệ thống nhân vật của Liêu trai chí dị, số lần nhân vật kỳ ảo
xuất hiện có thể nói là dày đặc. Trong số 78 truyện, thì có tới 52 truyện có sự
xuất hiện của loại nhân vật này, chiếm khoảng 66,7%. Trong đó có những
truyện xuất hiện không chỉ một mà nhiều loại nhân vật kỳ ảo khác nhau: Tân
thập tứ nương, Liên Hương,…
- Thế giới nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai cũng rất phong phú và đa
dạng. Trong đó nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người xuất hiện 30/55 lần,
chiếm khoảng 54,5%, còn nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người chiếm
45,5% với 25 lần xuất hiện trong toàn bộ tác phẩm.
- Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là người cũng có nhiều loại khác nhau:
+ Nhân vật ma quỷ xuất hiện với tần số 18/55 lần, chiếm tỉ lệ 32,7%
+ Tần số xuất hiện của nhân vật thần tiên là 12/55 lần, chiếm tỉ lệ
21,8%.
-Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người cũng rất phong phú về loại:
+ Nhân vật kỳ ảo là con vật xuất hiện 22/55 lần, chiếm tỉ lệ 40%.
+ Nhân vật kỳ ảo là cây cối xuất hiện 2/55 lần, chiếm khoảng 3,6%.
+ Nhân vật kỳ ảo là tranh vẽ xuất hiện 1/55 lần, chiếm khoảng 1,8%.
Qua bảng khảo sát, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng nhân vật kỳ ảo trong
Liêu trai chí dị được Bồ Tùng Linh dụng công xây dựng với nhiều loại khác
nhau, tạo nên sự đặc sắc cho toàn bộ tác phẩm. Liêu trai là sản phẩm được tạo

ra hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng và nằm trong tư duy nghệ thuật của nhà
văn, đã được cả người viết và người đọc ý thức rõ ràng về nó, nhưng vẫn có
tác động đưa họ vào một thế giới khác lạ để tạo ra những hiệu quả tâm lí khác
nhau và mang đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ nhất định. “Yếu
tố kỳ ảo là hạt nhân của Liêu trai chí dị, nó trở thành phương tiện để khám
11
phá và phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của con người, là
phương tiện để thuyết minh cho quan niệm của nhà văn vể con người, về cuộc
đời” [3; 220], đặc biệt là thông qua nhân vật kỳ ảo.
1.1.2. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là ngƣời
1.1.2.1. Nhân vật ma quỷ
“Ma là gì? Trên đời này liệu có ma hay không? Câu hỏi đó vẫn làm day
dứt bao nhiêu thế hệ, kể từ khi con người thoát khỏi thời kì mông muội, cắt
đứt với tuổi thơ để tự ý thức về chính mình” [3; 150]. Người ta đã định nghĩa
rất nhiều về ma, nhưng theo cách hiểu thông thường nhất thì ma (quỷ) chính
là hồn người chết hiện về, theo mê tín. Ma không chỉ tồn tại trên sách báo, mà
quan trong hơn, nó tồn tại trong chính tâm linh của con người. Xuất phát từ
quan niệm vạn vật hữu linh, con người được chia làm hai phần, khi chết đi thì
phần “nhập thổ” chỉ là phần thể xác, còn linh hồn trở nên phi vật chất và bất
tử. Và phần linh hồn ấy chính là ma. Không những thế, ma còn là cái bóng, là
cái tôi thứ hai, là phiên bản của chính chủ thể, là một phương diện để lý giải
những ẩn ức của con người trong thế giới thực tại với quá nhiều những điều
ngang trái.
Tạo ra ma, tạo ra những câu chuyện về ma, tin vào ma, phải chăng cũng
là một cách răn đe cái ác, đề cao cái thiện trong một xã hội mà không phải
bao giờ cũng được vận hành theo quỹ đạo của luật nhân quả. Ma cũng là niềm
tin tâm linh của con người về thế giới bên kia, là khát vọng được tiếp tục cuộc
sống sau cả khi đã chết. Ma là hình tượng kỳ lạ, hoang đường, bí ẩn, quái dị
mà loài người chưa tìm ra cội rễ, căn nguyên. Nó là sản phẩm tuyệt vời của trí
tưởng tượng, gắn liền với ý đồ của nhà văn, giúp cho người đọc có cái nhìn

xuyên suốt về cuộc sống, nhờ sự đan cài giữa thực và ảo, âm và dương, quá
khứ và hiện tại. Thực tại cuộc sống quá nghiệt ngã, luôn vùi dập con người
nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng trong cơn sợ hãi tưởng chừng như tuyệt vọng ấy, con
12
người vẫn hy vọng, chờ đợi một liệu pháp tinh thần có thể thoả mãn những
ước mơ, những khát vọng. Ma là “phép thắng lợi tinh thần” đáp ứng được
khát vọng mà thực tế không đáp ứng được của con người trong một xã hội
đầy biến động. Vì vậy, dù là sản phẩm của trí tưởng tượng, ma sẽ trường tồn
cùng con người, cùng những ước mơ và khát vọng vô tận.
Khi đi vào văn học, ma phủ bóng lung linh suốt mọi thời đại, mọi thể
tài văn học, từ dân gian đến hiện đại và dường như sức sống của những hình
tượng điển hình, là những hồn ma cũng không hề thua kém những hình tượng
là con người, thậm chí còn kỳ diệu và đẹp đẽ hơn bởi nó là sản phẩm tuyệt
vời của trí tưởng tượng, nó đến từ cõi mơ đầy huyền diệu. “Có thể nói trong
lịch sử văn học Trung Hoa, hình tượng ma trong tiểu thuyết chí dị chưa bao
giờ vắng bóng và nó song hành cùng với sự phát triển của văn học. Nhưng
phải đến Liêu trai thì những hình tượng ma, đặc biệt là hình tượng ma nữ ấy
mới trở thành điển hình nghệ thuật sinh động” [3; 157]. Trong loại nhân vật
kỳ ảo này, Bồ Tùng Linh cũng xây dựng rất phong phú.
Nhân vật ma thường là các ma nữ với vẻ đẹp ma quái, quyến rũ. Hình
tượng các ma nữ trong văn học nói chung và trong Liêu trai chí dị nói riêng
đều là những người phụ nữ xinh đẹp, đang ở độ tuổi thanh xuân, tràn đầy sức
sống. Thế giới ma nữ trong Liêu trai xuất hiện rất ít hình ảnh của các bà già
mà xuất hiện dày đặc hình ảnh của những cô gái trẻ. Thời gian có thể cuốn đi
tất cả những vinh quang, hạnh phúc, buồn đau… nhưng dường như thời gian
không hề tác động gì đến các giai nhân ma trong Liêu trai chí dị. Họ thoát ra
khỏi vòng xoáy nghiệt ngã của thời gian, họ không tàn tạ, luôn xinh đẹp, trẻ
trung, quyến rũ. Bởi vậy, trải hàng trăm năm, những mĩ nhân ấy vẫn là niềm
khao khát của đấng mày râu.
Nhà văn dành nhiều giấy mực để miêu tả những mĩ nhân ma ấy. Trong

truyện Chương A Đoan, nàng Đoan nương được nhà văn miêu tả: dáng dấp
13
xinh đẹp, mặt đẹp như tiên. Nàng Khấu tam nương (Thuỷ mảng thảo) cũng
được khắc hoạ là một cô gái: tuổi chừng mười bốn mười lăm, nhan sắc tuyệt
đẹp, tay đeo nhẫn và vòng vàng bóng loáng, có thể soi gương được. Nhiếp
Tiểu Thiện (Nhiếp Tiểu Thiện): da nõn nà như trứng gà bóc, chân thon thả
như búp măng non, ban ngày ban mặt lại càng thấy đẹp. Hay trong nhiều
truyện, nhà văn thường gợi tả vẻ đẹp đó bằng những từ ngữ: “đẹp quá lắm”,
“đều xinh đẹp cả”, “vẻ người tươi tắn, bẽn lẽn mà tuyệt đẹp”… Không chỉ
dừng lại ở dung nhan xinh đẹp, kiều diễm, mỗi mĩ nhân của cõi Liêu trai đều
gắn với một mùi hương kỳ diệu nhất, quyến rũ nhất, đặc biệt nhất, khiến cho
người có diễm phúc được chung chăn gối hồn phách mê mẩn. Hương thơm ấy
càng đặc biệt quyến rũ, nhất là khi chủ nhân của nó lại là các mĩ nhân đang độ
tuổi thanh xuân nhất. Mùi hương ấy không đơn thuần chỉ là cảm nhận của
khứu giác mà thật như thân xác, thật như cuộc đời, thật như tình yêu xuyên
kiếp. Chỉ có mùi hương mới khiến cho tâm thần con người mê đắm đến thế,
nhớ nhung đến thế. Hương thơm như sợi dây vô hình níu giữ tâm hồn, buộc chặt
trái tim và thể xác của các tài tử đa tình trong thế giới Liêu trai.
Để ca ngợi những giai nhân tuyệt sắc, Bồ Tùng Linh đặc biệt chú trọng đến
đôi chân của người phụ nữ. Đôi gót sen ấy dường như tạo nên một ma lực đối
với phái mạnh. Trong lịch sử Trung Hoa, đôi chân của các giai nhân không
chỉ gợi cho người đọc liên tưởng đến những điều xa xôi, khó nói mà còn
tượng trưng cho cái đẹp. Đôi gót sen ẩn giấu cả một pho lịch sử Trung Hoa đã
đi vào văn chương như một biểu tượng của cái đẹp nữ tính, nó trở thành một
chuẩn mực để đánh giá một phụ nữ đẹp. Một người con trai chạm phải chân
người con gái, theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, đó là biểu
hiện đầu tiên của sự ham muốn. Lương Hữu Tài (Vân Thuý Tiên) trông thấy
một cô gái xinh đẹp đang “quỳ hương” trước bàn thờ phật, lấy làm thích, bèn
cố tình đưa tay chạm vào chân nàng. Nàng quay lại nhìn trừng trừng, quỳ lết
14

ra xa. Tài lại lê gối tới gần, một lát lại đặt tay lên chân nàng lần nữa. Đôi gót
sen của Vân Thuý Tiên có ma lực gì mà khiến cho Lương Hữu Tài năm lần
bảy lượt cố tình chạm vào chân nàng để lộ nguyên hình là kẻ phóng đãng, vô
lại, xấu xa. Đấy chẳng phải là sức quyến rũ bí ẩn của vẻ đẹp nữ tính hay sao.
Điều đặc biệt là trong Liêu trai chí dị, Bồ Tùng Linh xây dựng nhân vật
ma luôn gắn liền với tài năng và đức hạnh của người phụ nữ. Trong truyện
Thủy mảng thảo, Khấu tam nương vì ăn nhầm cỏ thủy mảng mà chết, sau
cũng đầu độc Chúc sinh chết theo. Chúc sinh chết, lấy Tam nương làm vợ, hai
vợ chồng tâm đầu ý hợp. Tam nương tuy không quen làm lụng, nhưng biết
chiều chuộng mẹ chồng, không để mẹ phật ý bao giờ. Nhiếp Tiểu Thiện
(Nhiếp Tiểu Thiện) cũng là một đại diện cho nét đẹp ấy: ngày ngày múc nước
bưng than hầu mẹ, chăm sóc việc nhà viêc cửa không điều gì là không theo ý
mẹ. Chính nét đẹp bên trong con người ấy đã làm cho người mẹ của Ninh
Thái Thần thay đổi cách nhìn nhận về cô. Lúc đầu bà cụ lo sợ, lòng bứt rứt
không yên, nhưng sau đó càng ngày càng cảm mến đức hạnh của Nhiếp Tiểu
Thiện mà tác thành nhân duyên cho con trai mình.
1.1.2.2. Nhân vật thần tiên
Loại nhân vật kỳ ảo này cũng xuất hiện tương đối phổ biến trong Liêu
trai. Nói đến kiểu nhân vật này, chúng ta hình dung ngay tới những nàng tiên
nữ xinh đẹp không ai sánh kịp và Bồ Tùng Linh khắc họa rất sinh động.
Thanh Nga (Thanh Nga), sắc đẹp của nàng khiến cho Hoắc sinh đứng chơi
ngoài cổng, ngó thấy Thanh Nga. Trẻ con tuy chưa biết gì chỉ thấy tình yêu
rạo rực nổi lên, chạy về đòi mẹ sai người đi làm mai cho mình với Thanh
Nga. Chỉ qua chi tiết nhỏ ấy cũng đủ để chứng minh cho sắc đẹp hiếm có của
nàng. Trong truyện Tây Hồ chúa, nàng công chúa con gái bà chúa Tây Hồ
cũng được tác giả miêu tả vô cùng xinh đẹp, diễm lệ “nàng mặc nhung phục,
tuổi độ mười bốn, mười lăm, tóc mướt mình thon, vẻ đẹp hoa ngọc nhị quỳnh
15
cũng không bì kịp”. Vẻ đẹp ấy khiến cho bất kì chàng trai nào trên thế gian
cũng phải ngây ngất, xiêu lòng. Không những vậy, vẻ đẹp của nàng còn

quyến rũ hơn gấp bội khi nàng đánh đu mà vô tình Trần lang nhìn thấy công
chúa đưa hai cánh tay nõn nà nắm lấy dây đu, chân thì nhún nhảy trên bàn
đạp, nhẹ nhàng như chim én bay lượn trên mây. Sắc đẹp nghiêng nước
nghiêng thành ấy hiện lên thông qua đôi mắt Trần lang càng thêm tuyệt diệu,
vẻ đẹp càng diễm lệ khôn cùng. Nàng Phấn Điệp (Phấn Điệp) cũng được
miêu tả xinh đẹp vô song: đôi mắt long lanh như làn thu thủy, dáng vẻ ý tình
rất mực dễ thương. Vẻ đẹp ấy làm cho Dương bổi hổi cả tâm hồn, không kìm
được lòng phàm ngay cả khi đang ở nơi tiên giới. Có thể khẳng định rằng,
những nàng tiên nữ trong cõi Liêu trai ai ai cũng xinh đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp
ấy được đặt vào thế giới của Liêu trai càng thêm lung linh, huyền diệu.
Những nàng tiên nữ ấy khiến cho bao nho sĩ phải xiêu lòng, muốn kề vóc
ngọc. Đó không chỉ là đại diện của nhan sắc, cho tuổi xuân mà còn mang vẻ
đẹp tâm hồn thánh thiện, nhân ái, cứu giúp người đời.
1.1.3. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi ngƣời
Kiểu nhân vật này được nhà văn xây dựng khá phong phú, xuất hiện
với tần số lớn: 22/55 lần, chiếm 40%. Và các hình tượng mà nhà văn tạo dựng
lên đặc biệt thành công, thậm chí có những hình tượng trở thành điển hình
trong Liêu trai chí dị.
1.1.3.1. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc là hồ
Hình tượng hồ nữ là một hình tượng điển hình trong Liêu trai chí dị và
Bồ Tùng Linh đã dành nhiều giấy mực để xây dựng. Trong tổng số 25 lần
xuất hiện của nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi người, nhân vật là hồ chiếm tới
15 lần (chiếm 60%), đây là một con số không nhỏ. Trước Liêu trai chí dị,
nhân vật hồ đã có cả một lịch sử phát triển trong văn học Trung Hoa. Nhưng
phải đến Bồ Tùng Linh thì hình tượng này mới có bước đột phá. “Hình tượng
16
hồ nữ với nét tính cách mới mẻ, đầy nhân tính của Đường truyền kì đã thực sự
được kế thừa và phát huy triệt để ở nhà văn họ Bồ” [3; 165]. Có lẽ trong lịch
sử văn học Trung Hoa, chưa có tác giả nào viết về hình tượng hồ ly đặc biệt là
nữ hồ ly nhiều và hay như Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị.

Đặc sắc nhất trong các truyện viết về hồ nữ của Liêu trai chính là sự đa
dạng hóa. Trong tác phẩm, bên cạnh những nàng hồ hiệp nghĩa, hài hước, ân
oán phân minh, còn có cả những nàng hồ giảo hoạt, gian trá, dâm đãng,
chuyên quyến rũ, sách nhiễu con người. Tuy nhiên, ngòi bút của Bồ tùng Linh
tập trung khai thác nhiều nhất những nàng hồ đa tình đa nghĩa, đáng yêu như:
Thanh Phượng, Kiều Na, Liên Hương, Phượng Tiên… Những thiên truyện
này có giá trị thẩm mĩ rất cao, và trở thành điểm đột phá của Liêu trai khi viết
về hình tượng hồ nữ.
Những hồ nữ hiện lên trước hết ở ngoại hình và ai ai cũng đều xinh
đẹp. Trong truyện Kiều Na, nhà văn miêu tả nhân vật này vô cùng xinh đẹp:
cô này lối chừng mười ba, mười bốn tuổi, vẻ hoa lộng lẫy,vóc liễu thướt tha,
mùi hương thơm nức. Vẻ đẹp ấy làm cho Khổng Tuyết Lạp dù người đang bị
cái nhọt đau đớn mà khi nhìn thấy cũng quên cả rên la,tinh thần tự nhiên khỏe
khoắn. Kiều Na chữa nhọt cho Khổng sinh, phải bóc da khoét thịt, máu tím
phun ướt đầm cả giường chiếu mà chàng thèm thuồng gần kề sắc đẹp, cho nên
chẳng những không thấy đau đớn lại còn lo công việc mổ sẻ mau xong thì cái
khoái mình kề tay ấp không hưởng được lâu. Thế mới thấy vẻ đẹp của Kiều
Na làm cho người ta mê đắm dường nào.
Những nữ hồ ly không chỉ nghiêng nước nghiêng thành mà còn sống
rất có tình có nghĩa. Hồ nữ Liên Hương (Liên Hương) chủ động tìm đến gắn
kết với Tang sinh. Nhưng rồi kẻ thứ ba chen vào (nàng ma họ Lý). Trong mối
quan hệ tay ba này, Liên Hương không ỷ thế được yêu mà tranh giành người
tình, cũng như chuyện gối chăn, ngược lại, nàng còn lo lắng, khuyên răn,
17
kiềm chế Tang sinh. Tang đổ bệnh, nàng ân cần chăm sóc, thuốc thang như
vợ hiền. Tang sinh được cứu sống, Lý nữ lại mượn được thi thể hoàn dương,
kết làm phu thê với Tang sinh. Điều này khiến Liên Hương cảm động, nàng
quyết tâm thay da đổi cốt, lấy chết làm vui, hẹn mười bốn năm sau gặp lại
Tang sinh, nối lại duyên kiếp trước. Đây là một câu chuyện tình lãng mạn,
tuyệt vời. Nàng Liên Hương có thể vì tình yêu mà hy sinh tính mạng, lại vì

tình yêu mà cải tử hoàn sinh, khiến cho người ta cảm động vô cùng.
1.1.3.2. Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc phi ngƣời khác
Cùng với những nhân vật có nguồn gốc là hồ, trong Liêu trai còn có rất
nhiều nhân vật xuất thân có nguồn gốc từ những con vật khác: xuất thân từ
quạ (Trúc Thanh), chim (A Anh, Cáp dị), dế (Xúc chức), hổ (Hướng Cảo), ong
(Liên Hoa công chúa), ba ba (Bát đại vương)… Tuy những nhân vật này
chiếm tỉ lệ không nhiều nhưng lại có những nét đặc trưng nhất định, hấp dẫn,
lôi cuốn người đọc.
Có thể thấy rằng dạng hóa thân vào các con vật để thực hiện một công
việc nào đó rồi lại quay trở về làm người được nhà văn xây dựng rất thành
công. Nhân vật bất lực trước hiện thực cuộc sống nên dù chết, oan hồn ấy vẫn
không thể siêu thóat được, mà quay trở lại dưới một hình hài khác, thuận tiện
hơn để thực hiện ước mong. Còn thân xác thực thì như trải qua một giấc
mộng vậy. Tiêu biểu như đứa con trai của Thành Danh (Xúc chức). Thành
Danh là một chức dịch trong làng, vì vua Tuyên Đức ham mê chọi dế nên anh
ta phải nộp một con dế chọi. Tìm mãi không được con nào, sau nhờ lời chỉ
bảo của cô đồng mới tìm được một chú dế cực kỳ to khỏe. Cả nhà ăn mừng
tin vui ấy nhưng rồi tai họa lại ập đến. Đứa con trai lên chín của Thành Danh
xem dế, vô tình để dế vọt ra mất, khi chộp lại được thì dế đã gãy cẳng, bẹp
bụng, chết ngay tức khắc. Thằng bé lo sợ quá, nhảy xuống giếng tự vẫn, trước
tai họa của gia đình, oan hồn nó trở thành một con dế. Dù con dế vừa ngắn,
18
vừa nhỏ, đỏ đen nham nhở nhưng trong cuộc đấu nào cũng thắng, dâng lên
thiên tử cũng rất bằng lòng. Nhờ đó mà Thành Danh có ruộng trăm khoảnh,
lầu gác nguy ga, trâu dê đầy đàn. Viết xong truyện này, tác giả cảm thán mà
rằng : “họ Thành vì bọn sâu mọt mà nghèo, vì dế chọi mà giàu, vênh vang áo
cừu, ngựa béo, lúc còn bị lính dịch sách nhiễu chắc chẳng dám tưởng đến
chuyện như thế”. Trong sự kiểm soát gắt gao của nhà Thanh và những hậu
quả nặng nề của chính sách “Văn tự ngục”, Bồ Tùng Linh đã mượn ảo để nói
thực, mượn ảo để tố cáo hiện thực công lí, mượn mộng để thực hành luật nhân

quả. Với hình thức kỳ ảo đặc biệt này, nhà văn đã tố cáo, đả kích mạnh mẽ
chế độ phong kiến thối nát đương thời. Vì một thú vui nhỏ của nhà vua mà
biết bao người phải bán vợ đợ con, đầu rơi máu chảy. Vì những tên quan tham
mà người dân không bao giờ biết tới công bằng. Xã hội đảo điên, thối nát ấy,
dưới ngòi bút tài hoa của Bồ Tùng Linh hiện lên chân thực, sống động, mang
tính chất lên án, đả kích mạnh mẽ.
Nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc từ cây cối thường là tinh của các loài hoa,
vì có duyên với người trần mà xuất hiện. Những nhân vật này thường có nhan
sắc và đa cảm, đa tình. Nhưng kết thúc của các câu chuyện này thường không
có hậu vì lòng người tham lam lại không tự biết việc mình làm. Thường Đại
Dụng (Cát Cân) vì rất mê hoa mẫu đơn, nên đã đến tận Tào Châu để xem hoa
nở, chàng còn làm đủ một trăm bài tứ tuyệt cùng một đề tài: Mong nhớ mẫu
đơn. Cát Cân là tinh hoa mẫu đơn, vì cảm tấm lòng ấy mà theo chàng về đất
Lạc. Sau đó Cát Cân lại đưa Ngọc Bản là em mình về làm vợ em trai Thường.
Được ba năm, Thường vẫn nghi ngờ tung tích vợ mình, hắn trở lại Tào Châu
và phát hiện vợ mình chính là tinh hoa. Chính sự nghi ngờ ấy mà Cát Cân và
Ngọc Bản cùng biến mất vì không thể sống chung khi không tin tưởng nhau.
Nhân vật Cát Cân hiện lên trong câu chuyện không chỉ thông minh, xinh đẹp
19
mà còn nặng tình, nặng nghĩa, không tiếc tấm thân báo đền tấm chân tình để
rồi lòng người phụ bạc.
Một kiểu nhân vật kỳ ảo nữa trong Liêu trai chí dị là kiểu nhân vật có
nguồn gốc từ tranh vẽ. Trong truyện Thư sỹ, chàng Lang Ngọc Trụ không
tưởng đến công danh, vàng ngọc mà luôn tin rằng trong sách có vàng thóc, có
người đẹp nên ngày ngày chỉ ham đọc sách. Một tối đọc sách bỗng thấy một
mĩ nhân cắt bằng lụa mỏng, ép giữa hai trang giấy, Lang thường ngắm nghía
bỗng thấy mĩ nhân nhỏm dậy, ngồi trên sách mỉm cười. Nàng thong dong
bước xuống đất, đứng thẳng lên nghễm nhiên trở thành trang giai nhân tuyệt
thế. Nàng Nhan Như Ngọc “khai sáng” cho Lang mọi thứ về cuộc đời nhưng
cuối cùng cũng vì Lang không giữ được bí mật về nàng mà nàng phải vĩnh

viễn biến mất.
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật kỳ ảo trong Liêu trai chí dị
Thủ pháp ước lệ tượng trưng cùng với quan niệm thẩm mĩ “dĩ nhược
hữu nhược vô vi mĩ” (dường có dường không là đẹp) của Thang Hiển Tổ đã
thực sự phát huy tác dụng khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật mĩ nhân
trong Liêu trai chí dị. Cách miêu tả nhan sắc của các mĩ nhân trong Liêu trai
vẫn tuân theo quan niệm nghệ thuật truyền thống phương Đông, chỉ chấm phá
vài nét có tính chất ước lệ chứ không miêu tả chi tiết những nét đẹp của
những mĩ nhân ấy. “Người ta ít bắt gặp một tác phẩm văn học cổ nào miêu tả
vẻ đẹp của các mĩ nhân một cách trực diện. Họ không tả mà gợi bằng phương
pháp liên tưởng, đây là phương pháp hữu hiệu để đạt được hiệu quả thẩm mĩ
tối đa, người ta có thể tự do tưởng tượng một mĩ nhân của lòng mình” [3;
257]. Nhan sắc của các mĩ nhân trong Liêu trai được nét bút tài hoa của nhà
văn họ Bồ khắc hoạ: Chương A Đoan (Chương A Đoan) thì “xinh đẹp như
tiên”, Lâm Tứ Nương (Lâm Tứ Nương) thì “đẹp quá lắm, tay áo dài ra lối ăn
mặc trong cung”, cô Tân thứ mười bốn (Tân thập tứ nương) là một “thiếu nữ
20
trùm vạt áo màu đỏ, nhan sắc cực xinh”, Hoạn Nương (Hoạn Nương) “nét
mặt đẹp như tiên”, Phiên Phiên (Phiên Phiên) thì “dung mạo đẹp như tiên”…
Khi miêu tả các mĩ nhân ma, Bồ Tùng Linh thường sử dụng triệt để các
từ ngữ mang tính chất gợi cảm rất đẹp như: “xinh đẹp lộng lẫy”, “đẹp nghiêng
nước nghiêng thành”, “đẹp như tiên”, “xinh đẹp không ai bì kịp”, “đầu vú còn
son”, “răng ngọc”, “nước bọt thơm”, “cánh tay ngà ngọc”, “eo lưng thon thả”,
“làn thu ba lóng lánh”, “làn da mềm mại”,… được lặp đi lặp lại nhiều lần và
trở thành môtip khi miêu tả nhan sắc các giai nhân trong Liêu trai. Những mĩ
nhân ấy không chỉ xinh đẹp mà còn thơm ngát, khiến cho các nho sinh càng
thêm say đắm, ngây ngất tâm hồn. Tác giả mượn vẻ đẹp hương thơm của hoa,
mượn bút pháp tượng trưng để cực tả cái đẹp. Nhan sắc của các mĩ nhân ấy
làm say đắm khách đa tình ngay từ lần đầu gặp gỡ, khiến cho họ dù biết là
ma, là hồ nhưng vì lưu luyến sắc đẹp vẫn bất chấp tất cả.

Đặc biệt, các nhân vật này không được tả trực tiếp mà luôn hiện lên
dưới cái nhìn của những chàng nho sinh, cho nên nét duyên dáng, hấp dẫn của
những mĩ nhân càng được tăng thêm gấp bội. Vẻ đẹp lộng lẫy ấy càng trở nên
huyền ảo, mê hồn dưới cái nhìn của những chàng trai đang khao khát yêu
đương. Nét thanh tú, kiều diễm, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân của các mĩ
nhân càng sống động và quyến rũ và trở thành niềm mơ ước của hết thảy đấng
mày râu. Bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc
mắt đuôi mày, trong miệng cười chúm chím, trong đường nét tạo thành dường
như là hư ảo.
Ngoại hình của các mĩ nhân trong thế giới kỳ ảo của Liêu trai đều là
những trang tuyệt thế giai nhân, nhan sắc ít ai bì kịp. Dù mĩ nhân ma (hồn
người sau khi chết) hay là hồ (chồn tinh) đều xinh đẹp, nghiêng nước nghiêng
thành. Cách xây dựng ngoại hình của hai loại nhân vật này trong Liêu trai
không có sự khác biệt. Bồ Tùng Linh đều sử dụng bút pháp ước lệ tượng

×