Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Danh nhân lịch sử lê hoàn và lễ hội cố đô hoa lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 67 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======


NGUYỄN THỊ THẮM


DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN
VÀ LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƢ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học






HÀ NỘI - 2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***======


NGUYỄN THỊ THẮM




DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN
VÀ LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƢ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Nhàn


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa
Ngữ văn. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, đặc biệt là cô
giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn, người trực tiếp, tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thắm










LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhàn.
Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Những câu trích trong khóa luận có nội dung chính xác và các tài liệu có xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thắm










MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 6
7. Bố cục của khóa luận 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Khái niệm danh nhân và danh nhân lịch sử 7
1.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa dân tộc 7
1.2.1. Vị trí, vai trò danh nhân trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân
tộc. 7
1.2.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa tâm linh 8
1.3. Khái niệm lễ hội 11
Chương 2. DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN 13
2.1. Cuộc đời 13
2.2. Sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê Hoàn 15
2.2.1. Sự nghiệp tướng lĩnh 15
2.2.2. Sự nghiệp hoàng đế 20
2.3. Danh nhân lịch sử Lê Hoàn trong đời sống văn hóa dân tộc 32
2.3.1 Danh nhân lịch sử Lê Hoàn dưới cái nhìn của Nho giáo 32
2.3.2. Lê Hoàn trong cách nhìn nhận của dân gian 35
Chương 3. LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƯ 38
3.1. Kinh đô Hoa Lư và đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) 38
3.1.1. Kinh đô Hoa Lư 38
3.1.2. Đền thờ vua Lê Đại Hành 39
3.2. Khảo sát lễ hội cố đô Hoa Lư 43
3.2.1. Thời gian lễ hội 43
3.2.2. Không gian lễ hội 43
3.2.3. Nội dung lễ hội 44
3.2.4. Ý nghĩa của lễ hội 46
3.2.5. Vấn đề bảo tồn di tích đền thờ Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư 49
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC






1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử nước ta hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong dòng
chảy đó đã lưu giữ nhiều truyền thống quý báu của dân tộc. Dân tộc Việt Nam
đã từng đương đầu với nhiều giặc ngoại xâm, với những thiên tai dịch họa để
rồi từ đó kết đọng những lớp văn hóa với những nét tiêu biểu.
Mảnh đất này là nơi sinh ra biết bao người con ưu tú. Để ghi nhớ công
ơn của những con người làm nên lịch sử, làm nên dân tộc, nhân dân ta không
chỉ thêu dệt nên những huyền thoại truyền thuyết mà người Việt còn phong
thần và tôn thờ họ. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hướng về cội nguồn
tâm linh.
Nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng kết hợp với lễ hội để tôn
vinh họ là công việc có ý nghĩa to lớn. Hậu thế sẽ hiểu rõ về cội nguồn, lịch
sử đất nước. Đây là việc làm đúng đắn kịp thời với xu thế giao lưu hội nhập
và phát triển hiện nay.
1.2.Ninh Bình là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng của
đất nước, hòa quyện cùng bản sắc văn hóa, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế
mạnh để phát triển du lịch. Cố đô Hoa Lư là Kinh đô của nước Đại Cồ Việt
thế kỉ thứ X- Nhà nước phong kiến độc lập tự chủ đầu tiên của nước ta gắn
liền với ba vương triều: Đinh, Tiền Lê và Triều Lý.
Thế kỉ X, là bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc, thế kỉ chấm dứt nạn

Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm, thế kỉ mở đầu cho kỉ nguyên độc lập,
tự chủ. Đồng thời cũng là thế kỉ đánh dấu nhiều sự kiện, biến cố lịch sử liên
tiếp xảy ra với một quốc gia vừa hình thành và đang trên đà phát triển nhưng
gặp nhiều thử thách: sự xâm lược của nhà Nam Hán, nội chiến, đánh phá của
Chiêm Thành, cuộc xâm lược của nhà Tống. Thế kỉ X cũng là thế kỉ nổi lên
với nhiều nhân vật lịch sử, góp phần xây dựng nền độc lập dân tộc như Ngô
2

Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn (Lê Đại Hành).Lê Đại Hành là vị vua có
nhiều đóng góp trong việc giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc. Ông được
lưu danh trong sử sách với danh hiệu Thập đạo tướng quân, với tài cầm quân
thao lược và là một vị vua anh minh, trọng dụng hiền tài. Ông có công đánh
tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của giặc Tống, dẹp bọn phản loạn trong nước,
đánh bại quân Chiêm Thành giữ vững biên giới phía Nam. Tìm hiểu về danh
nhân lịch sử Lê Hoàn cũng như lễ hội để tưởng nhớ công lao của vị vua này là
công việc nên làm của hậu thế.
1.3.Là người con của mảnh đất Ninh Bình, đồng thời là sinh viên ngành Việt
Nam học, tìm hiểu về văn hóa lịch sử dân tộc, truyền thống quê hương là việc
làm có ý nghĩa. Vì những lí do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Danh
nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình. Khóa luận mong muốn sẽ góp phần giới thiệu về những giá trị văn hóa
của quê hương nơi gắn bó lâu dài với sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê
Hoàn. Thực hiện khóa luận sẽ hữu ích với cá nhân tôi trong quá trình công tác
và trau dồi tri thức, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mà ông
cha ta để lại.
2. Lịch sử vấn đề
Danh nhân lịch sử Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và lễ hội cố đô Hoa Lư đã
được đề cập trong một số công trình, những bài viết của giới nghiên cứu. Sau
đây chúng tôi xin điểm qua những công trình, bài viết tiêu biểu:
- Tác giả khuyết danh, trong cuốnViệt Nam sử lược (Trần Trọng Kim dịch)

(1920), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi chủ biên, Nghìn xưa văn hiến (tập 1)
(1974), Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội.
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư(tập 1) (1979), Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, Hà Nội.
3

- Nguyễn Thế Giang (1982) “Kinh đô cũ Hoa Lư”, Nhà xuất bản Văn hóa,
Hà Nội.
- Đỗ Viết Chừng (1984) Lê Hoàn- Quê hương- Thân thế sự nghiệp, Uỷ ban
nhân dân huyện Thọ Xuân.
- Nguyễn Anh - Quỳnh Cư - Văn Lang (1995), Danh nhân đất Việt(tập 1),
Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
- Nguyễn Anh - Quỳnh Cư - Văn Lang (1998), Danh nhân đất Việt(tập 4),
Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.
- Trần Bá Chí (2003) “Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất” (980-
981), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
- Trung tâm xúc tiến du lịch (6 tháng 7 năm 2007),Lễ hội cố đô Hoa Lư, Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình.
- Lã Đăng Bật (2009), Kinh đô Hoa Lư xưa và nay, Nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc.
Ngoài những công trình trên còn có hai cuộc Hội thảo về danh nhân
lịch sử Lê Hoàn được tổ chức. Lần thứ nhất vào năm 1981, tỉnh Thanh Hóa
cùng với Viện sử học có tổ chức “Hội nghị khoa học về Lê Hoàn nhân kỉ niệm
một nghìn năm chiến thắng quân Tống xâm lược”. Vấn đề về quê hương thân
thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc Lê Hoàn lại được đặt ra. Lần thứ hai được
tổ chức vào năm 2005 với nội dung “Một nghìn năm Thăng Long và sự
nghiệp của Lê Hoàn”.
Chẳng hạn trong cuốn Đại Việt sử kí toànthư(tập 1) có đoạn viết về Lê
Hoàn như sau: “Họ Lê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu, làm quan nhà Đinh

đến chức Thập đạo tướng quân, quân Tống xâm lược, đem quân ra chống cự,
rồi thay nhà Đinh làm vua;ở ngôi 24 năm, thọ 64 tuổi (941 - 1005), băng ở
điện Trường Xuân” [10; tr.220].
4

Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt
Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa lũ trẻ con, như sai nô
lệ,chưa đầy vài năm mà bờ cõi đã định yên, công đánh dẹp dẫu là nhà Hán,
nhà Đường cũng không hơn được”[10; tr.221].
- Ngoài những tài liệu trên, kho thần tích của Viện nghiên cứu Hán
Nôm cũng có nhiều bản thần tích về Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành hoặc các
tướng lĩnh nhà Đinh, nhà Lê. Những văn bản thần tích này chép sự tích ly kì
về công tích, hành trạng của các vị thành hoàng, các vị thần được các làng
quê phụng thờ suốt ngàn năm qua. Riêng về Lê Đại Hành, có thần tích của xã
Yên Lâm,Yên Thái (Yên Mô), Khánh Ninh, thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh),
Đồng Bến (Tp. Ninh Bình), Lai Thành (Kim Sơn), Ninh Giang (Hoa Lư)… và
còn nhiều thần tích về ông ở Hà Nam, Thanh Hóa, Thái Bình,… nơi quê
hương, nơi ghi dấu chiến công của ông, nơi diễn ra nhiều trận đánh lừng danh
ghi dấu tên tuổi của ông. Đặc biệt là vùng đất thuộc hai tổng Xích Bích và Ý
Đông xưa, sông Lục Giang…
- Một số tiểu luận viết về lễ hội cố đô Hoa Lư, ví như tác giả Phạm
Kim Thanh báo Hà Nội mới có bài: “Đền vua Đinh và lễ hội Trường Yên”.
Tác giả bài viết giới thiệu về lễ hội cố đô Hoa Lư như sau: “Lễ hội cố đô là
một lễ hội truyền thống được mở để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã
xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỉ X mà tiêu biểu
là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra tại quảng
trường trung tâm di tích cố đô Hoa Lư và các di tích. Đây là một lễ hội cổ
truyền hướng về cội nguồn dựng nước và giữ của dân tộc Việt Nam”.
Tuy nhiên, sự tìm hiểu về danh nhân Lê Hoàn cũng chưa toàn diện.
Hơn thế, vấn đề về danh nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư chưa

được giới khoa học quan tâm nhiều. Đây là gợi ý khoa học giúp tôi lựa chọn
đề tài này để nghiên cứu.
5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Giới thiệu về danh nhân lịch sử Lê Hoàn và những biến đổi của lễ hội
cố đô Hoa Lư qua các năm.
- Tìm hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời sự nghiệp danh nhân lịch sử
Lê Hoàn và ý nghĩa lễ hội cố đô Hoa Lư; góp phần tôn vinh và giữ gìn giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc trong đời sống văn hóa dân tộc.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị truyền thống của di tích và lễ hội cố đô Hoa Lư.
3.2. Nhiệm vụ
- Đi thực tế tại cố đô Hoa Lư để thu thập tài liệu nghiên cứu về
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) và lễ hội cố đô Hoa Lư.
- Tìm hiểu về các di tích, đền thờ, mộ vua Lê và quần thể cố đô
Hoa Lư.
- Tìm hiểu về nhân vật Lê Hoàn và ý nghĩa lễ hội cố đô Hoa Lư trong
đời sống văn hóa dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Danh nhân lịch sử Lê Hoàn và lễ hội cố đô Hoa Lư
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: vùng văn hóa: quê hương vua Lê Đại Hành, cố đô
Hoa Lư.
Về thời gian: trong tiến trình lịch sử dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, chúng tôi đã sử dụng một trong
những phương pháp sau:

Phương pháp khảo sát thực tế
6

- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp liên ngành
6. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận mang đến cho độc giả vốn hiểu biết cơ bản và sâu sắc hơn
về danh nhân lịch sử Lê Hoàn.
- Khóa luận tìm hiểu một cách toàn diện hơn về lễ hội truyền thống cố
đô Hoa Lư.
- Khóa luận góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của di tích và lễ hội cố đô Hoa Lư.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung chính của khóa luận gồm ba chương:
Chương1. Những vấn đề chung
Chương 2. Danh nhân lịch sử Lê Hoàn
Chương 3. Lễ hội cố đô Hoa Lư



7

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái niệm danh nhân và danh nhân lịch sử
Cuốn Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa: “Danh nhân là người có danh
tiếng [15; tr.233].
Phan Văn Các trong cuốn Đại từ điển Việt Hán giải nghĩa: “Danh nhân
là người có tiếng tăm lừng lẫy” [4; tr.115].

Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển (1994) viết: “Danh nhân là người
nổi tiếng ai cũng biết”.
Tuy nhiên người nổi tiếng chưa phải là danh nhân, tập hợp những ý
kiến khác nhau như trên, chúng ta hiểu:
Danh nhân là những nhân vật có thật trong lịch sử. Đó là những người
nổi tiếng và có tài năng, có đóng góp lớn lao cho cộng đồng trên những lĩnh
vực khác nhau, được nhân dân tôn vinh và lưu truyền muôn đời.
Danh nhân lịch sử là những nhân vật lịch sử có thật, thuộc về mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định. Họ gắn liền với các sự kiện, chiến công và góp phần
làm nên lịch sử, tác động đến lịch sử ở nhiều phương diện khác nhau.
1.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa dân tộc
1.2.1. Vị trí, vai trò danh nhân trong lịch sử và trong đời sống văn hóa dân
tộc
Lịch sử đất nước ta hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Mảnh đất
và thời thế tạo ra anh hùng, những nhân vật kiệt xuất trên các lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, khoa học kĩ thuật…
Những hiền nhân, hiền tài, người con ưu tú của dân tộc, họ bao gồm
những lứa tuổi khác nhau, sống trong các thời kì khác nhau, họ có hoài bão,
có ý chí, có tài năng mưu lược khác nhau. Trong đấu tranh dựng nước và giữ
nước, xây dựng phát triển đất nước có thành công và cả thất bại. Nhưng họ
đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc, bất khuất, kiên cường, yêu độc lập
8

tự do, yêu lẽ phải, gét áp bức bất công, giàu lòng yêu nước. Tất cả họ góp
phần làm nên dân tộc. Danh nhân lịch sử trở thành hình tượng trung tâm trong
văn học dân gian, trong lịch sử truyền thống hào hùng, trong thần tích huyền
bí về những chiến công phi thường.
- Danh nhân được lưu phương trong sử sách xưa nay: trong các bộ sử,
đề tài nghiên cứu, sáng tác văn chương…Ví như trong các bộ sử quan trọng
như: Việt sử lược, An Nam chí lược, Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Việt sử kí

toàn thư, Đại Việt thông sử, Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Lê nhất
thống chí…Họ còn xuất hiện nhiều trong các truyền thuyết về người anh
hùng, trở thành hình tượng trung tâm trong văn học dân gian. Biết bao lời kể
đẹp về danh nhân được dân gian lưu truyền. Đó là những truyện về Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền… trong suốt thời
kì dân tộc ta bị Trung Quốc cai trị. Đó là những truyền thuyết kể về Ỷ Lan,
Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Lê Qúy Đôn, Nguyễn Hữu Cầu từ sau thế kỉ
X. Qua những câu chuyện truyền thuyết lịch sử, danh nhân hiện lên dưới ánh
sáng quan thần thoại và ý thức lịch sử của nhân dân.
1.2.2. Danh nhân trong đời sống văn hóa tâm linh
- Danh nhân sống mãi trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc.
Danh nhân lịch sử là cái hồn, khí phách hào hùng của dân tộc. Họ sống
mãi trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của dân tộc. Họ được phong là các
Phúc thần, được tôn thờ trong đền, đình, miếu ở khắp nơi trên cả nước. Họ
được thờ chung hoặc thờ riêng trong hệ thống thờ phụng của Việt Nam. Trên
nước ta có rất nhiều đền thờ tôn vinh các vị danh nhân lịch sử như đền thờ
Hai Bà Trưng ở Mê Linh (Hà Nội), đền Phù- Ủng huyện Ân Thi (Hưng Yên)
thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão, đền Đô ở Bắc Ninh thờ tám vị vua nhà Lý,
đền Trần thờ các vị vua nhà Trần (Nam Định), đền vua Đinh vua Lê thờ hai vị
vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành (Hoa Lư- Ninh Bình),…Đây là nét đẹp
9

trong đời sống văn hóa dân tộc ta. Những danh nhân có đời sống vĩnh hằng,
họ bất tử, hiển linh phù trợ cho đời sau.
- Danh nhân sống mãi cùng với các phong tục lễ hội dân gian để tôn
vinh họ, để khích lệ lòng tự hào dân tộc, uống nước nhớ nguồn, giữ gìn truyền
thống dân tộc.
Để tưởng nhớ công lao các danh nhân lịch sử, hàng năm trên đất nước
ta có hàng nghìn lễ hội. Những nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc là nhân vật
chính, linh hồn của lễ hội. Họ sống mãi trong sự tôn thờ, ngưỡng vọng của

dân tộc. Người dân suy tôn họ là những vị anh hùng, thờ phụng hương khói
hàng năm và truyền lại cho thế hệ sau để ghi nhớ công lao các vị anh hùng có
công với đất nước, giáo dục thế hệ sau học tập gương sáng để đóng góp vào
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Lễ hội dân gian truyền thống bao giờ cũng gồm hai phần: phần lễ và
phần hội. Phần lễ tức là những lễ nghi gắn với nhân vật thờ phụng, phần hội
là những trò chơi giải trí hoặc có thể liên quan đến nhân vật thờ phụng. Lễ và
hội đan xen, hòa quyện vào nhau.
Có thể lấy vài ví dụ dẫn chứng như sau :
Ví như, lễ hội Phù Đổng Thiên Vương là một lễ hội truyền thống hàng
năm được tổ chức nhiều nơi ở vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến
công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của
dân gian Việt Nam. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là Sóc Sơn và Gia
Lâm, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giá trị nổi bật toàn cầu của hội Gióng là một hiện tượng văn hóa được bảo
lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Hội Gióng là một lễ
hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến
các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua
đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc
10

thời cổ xưa và sự tất thắng của chiến tranh nhân dân, toàn dân trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Qua đây ta cũng thấy được truyền thống yêu nước, yêu
hòa bình của dân tộc, ý chí quyết thắng và tình thần chiến đấu bất khuất, kiên
cường của dân tộc Việt mà hiện thân là người anh hùng Thánh Gióng.
Ở lễ hội Đền Đô của người Kinh Bắc diễn ra từ 14 đến ngày 16 tháng 3
âm lịch. Lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn vua Lý Thái Tổ và các hoàng đế
thời nhà Lý đã khai mở vương triều Lý và phát triển nền văn minh Đại Việt.
Phần lễ được bắt đầu với nghi thức rước mang đậm nét truyền thống từ chùa
Ứng Tâm về Đền Đô. Trong nghi lễ đó có một long đình, một kiệu mẫu và

chín kiệu vua. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phong
phú như hát quan họ trên thủy đình, đấu cờ vật, cờ tướng, giao lưu thơ, gói
bánh phu thê…
Lễ hội Ngọc Hồi - Đống Đa là lễ hội được tổ chức hàng năm để kỉ niệm
chiến thắng Đống Đa lịch sử gắn với người anh hùng áo vải Quang Trung-
Nguyễn Huệ đã đánh tan hai mươi vạn quân Thanh vào mùa xuân năm 1789 tại
Ngọc Hồi, Đống Đa. Trong lễ hội, ngoài các nghi lễ truyền thống, nhân dân Bình
Khê, quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn còn tổ chức nhiều hoạt động như
đánh võ, đánh côn quyền…là những môn phái đặc trưng của võ Bình Định với
sự tham gia của nhiều phụ nữ mà tài nghệ không thua kém gì nam giới.
Như vậy,danh nhân lịch sử còn là cơ sở để dân tộc khởi dựng cho
những sinh hoạt văn hóa tâm linh còn tồn tại đến ngày nay.
Nguyễn Huệ là người có chính sách tôn giáo tự do và rộng rãi, đề cao dân
gian tự do tín ngưỡng Phật, Đạo, Nho giáo hòa hợp. Nhưng ông cũng chấn
chỉnh bằng chính sách bài trừ mê tín dị đoan và việc tu hành được quản lí,
chấn chỉnh. Để phụng thờ các danh nhân, các công trình văn hóa kiến trúc
phục vụ cho việc thờ cúng. Đó là đền, chùa, miếu, là nét đẹp trong văn hóa
tâm linh của người Việt. Hướng về chân lý: “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”.
11

Nhân dân ta xây dựng đền chùa để tưởng nhớ, ghi danh công lao người
có công với dân tộc, với cộng đồng. Bởi họ có niềm tin về sự bất tử của các
danh nhân, họ sống mãi cùng dân tộc và phù trợ cho người đời sau.
1.3. Khái niệm lễ hội
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên
có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc
sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc.
Lễ hội nào cũng gồm hai phần:
Phần lễ (phần nghi lễ) tùy thuộc vào tính chất của lễ hội mà nội

dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội
mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng
niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần nghi lễ là phần nghi thức
thuộc về nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo, bày tỏ lòng tôn kính tới các bậc hiền
nhân và thần linh, cầu mong được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng, thiêng liêng chứa đựng những giá trị văn
hóa truyền thống, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang
trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội. Phần nghi lễ là hạt nhân của lễ hội.
Phần hội có tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn,… mặc dù
vẫn hàm chứa những yếu tố truyền thống, những phạm vi nội dung của nó không
khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung bởi những yếu tố văn
hóa mới.
Trong Từ điển Tiếng Việt viết: “Lễ hội là cuộc vui chung có tổ chức,
có các hoạt động lễ nghi mang tính chất văn hóa truyền thống”[15; tr.694].
Các tác giả trong Từ điển Bách Khoa Việt Nam đưa quan niệm về lễ hội như
sau: “Lễ hội là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính
của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con
người trước cuộc sống mà con người chưa có khả năng hoàn thiện. Hội là
sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, sự bình yên cho từng
12

cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự
sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy
tụ niềm mơ ước chung vào 4 chữ “nhân khang vật thịnh”.
Từ những dẫn chứng trên chúng ta có thể hiểu như sau:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên địa bàn dân cư
trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch
sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con
người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội.
Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau, song lễ hội thường diễn ra vào thời

điểm chuyển giao giữa các mùa, đánh dấu sự kết thúc của chu kì lao động cũ,
chuẩn bị cho sự bất đầu của chu kì lao động mới. Là thời kì người nông dân
rảnh rỗi được vui chơi giải trí sau thời gian lao động vất vả. Người dân yêu
lao động nhưng cũng yêu thích các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là dịp họ
gần nhau hơn, thoải mái tự do tham gia sinh hoạt chung. Họ thể hiện niềm tin
vĩnh cửu vào thế lực siêu nhiên, thần thánh, bất tử phù trợ cho họ trong cuộc
sống thường ngày. Ở nước ta lễ hội thường diễn ra vào hai mùa đẹp nhất
trong năm.
Lễ hội là đối tượng hấp dẫn với du khách, bởi vì thời gian đó họ có dịp hiểu
biết thêm về phong tục tập quán, lối sống cũng như truyền thống lịch sử địa
phương. Nó lôi cuốn du khách không thua kém gì các di tích lịch sử, các danh
lam thắng cảnh.
Tiểu kết chương 1
Danh nhân lịch sử sống mãi trong đời sống văn hóa của dân tộc. Họ được lưu
phương trong sử sách, trong lễ hội văn hóa tâm linh, các di tích lịch sử trong tín
ngưỡng dân gian của dân tộc. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa mang đậm tính chất
cộng đồng và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống người Việt, bảo tồn phát
huy giá trị văn hóa dân tộc mà tiêu biểu là tôn vinh các danh nhân lịch sử.

13

Chƣơng 2. DANH NHÂN LỊCH SỬ LÊ HOÀN
2.1. Cuộc đời
Lê Đại Hành tên húy là Hoàn (941- 1005). Ông sinh ngày 15 tháng 7
năm Tân Sửu (tức 10 tháng 8 năm 941). Ông quê ở làng Trung Lập huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Tuy vậy có nhiều tài liệu sử lại nói quê ông ở
Ninh Bình hoặc tài liệu sử khác lại khẳng định quê ông ở Hà Nam.
Sự ra đời của các danh nhân thường được thêu dệt qua các huyền thoại.
Lê Hoàn cũng vậy, ông ra đời qua truyền thuyết hoa sen.Đại Việt sử kí toàn
thư có viết: “Cha sinh ra vua là Mịch, mẹ là Đặng thị. Khi mới có thai chiêm

bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy chia cho mọi
người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào. Đến
năm Thiên Phúc thứ 6 (941) là năm Tân Sửu, mùa thu, tháng 7 ngày rằm sinh
ra vua” [10; tr.220]. Cha Lê Hoàn qua đời, được vài năm thì mẹ cũng mất. Lê
hoàn mồ côi cả cha và mẹ từ đây. Lê Hoàn trơ trọi một mình cuộc sống cực
khổ trăm bề.
Sau đó Lê Hoàn được một viên quan sát họ Lê trong Châu cảm mến
đem về nuôi. Ông từng nhận xét về Lê Hoàn: “Tư cách đứa trẻ này, người
thường không sánh được” [10; tr.220]. Lê Hoàn được viên quan rất mực yêu
quý, sớm chiều chăm sóc dạy dỗ, bảo ban hết mực.
Lớn lên, trai thời loạn thích lập công, Lê Hoàn là người phóng khoáng,
có chí lớn, ông theo Đinh Liễn dẹp loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh cha của
Đinh Liễn khen Lê Hoàn là người “trí dũng”, giao cho chỉ huy hai ngàn quân.
Năm 968, loạn 12 sứ quân dẹp yên, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, Lê Hoàn
được thăng dần đến chức Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ, tức là
tổng chỉ huy quân đội cả nước. Lê Hoàn làm tướng rất được lòng quân sĩ. Cả
người nước ngoài như nhà sư Hồng Hiến thông hiểu nhiều sách vở, cũng theo
giúp việc ông.
14

Năm 979, vua Đinh và Đinh Liễn bị giết, Vệ Vương Đinh Toàn mới 6
tuổi lên ngôi, Lê Hoàn làm nhiếp chính. Vua còn nhỏ yếu, không đương nổi
hoạn nạn, loạn trong nước lại thêm giặc Tống lăm le xâm lược, mọi trách
nhiệm trút lên vai Lê Hoàn. Ông cầm quân dẹp bọn phản loạn trong nước là
Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Phạm Hạp. Trước thế nước lâm nguy, ông được
quân sĩ và nhân dân đồng lòng tôn lên làm vua. Mọi người vui lòng quy phục,
Thái hậu Dương Vân Nga sai lấy áo long cổn (áo vua thêu rồng) khoác cho
Lê Hoàn và mời ông lên làm vua. Từ đây, nhà Lê thay nhà Đinh cầm quyền
trị vì, sẵn sàng tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống.Vua
Lê tự làm tướng đi dẹp giặc, đánh tan giặc Tống xâm lược năm 981.

Lê Hoàn (Lê Đại Hành) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ năm
980 đến năm 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng
dân tộc tiêu biểu nhất của Việt Nam. Lê Hoàn lên ngôi (sử cũ gọi là Lê Đại
Hành), lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân
Quảng Hiếu hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt,
đóng đô tại Hoa Lư. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị
hoàng đế có những đóng góp chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm
phương Nam (982), giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều
công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ
Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý
Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra
một kỉ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, thủ đô
hiện tại của Việt Nam.
Vua Lê Đại Hành ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi, băng ở điện Trường Xuân.
“Vua trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước
thanh bình, Bắc Nam vô sự. Tiếc rằng không sớm chọn con nối ngôi khiến
15

cho con cái tranh nhau bên trong, dẫn đến mất ngôi; về đạo vợ chồng có nhiều
điều đáng thẹn” [10;tr. 220].
Ông lập 5 Hoàng hậu và có 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều
được phong vương. Ông đặt niên hiệu trong 24 năm trị vì lần lượt là:Thiên
Phúc (980- 988), Hưng Thống (989- 993), Ứng Thiên (994- 1005.)
Mộ vua được đặt trong quần thể khu di tích Cố đô Hoa Lư- Ninh Bình.
2.2. Sự nghiệp của danh nhân lịch sử Lê Hoàn
2.2.1. Sự nghiệp tướng lĩnh
2.2.1.1. Lê Hoàn vị tướng lĩnh nhà Đinh
Đất nước vừa giành được độc lập sau chiến thắng vang dội của Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 thì sau 6 năm cầm quyền, Ngô Quyền
qua đời, tuổi mới 46. Dân tộc vừa trỗi dậy để mất một người anh hùng lỗi lạc.

Con trai ông là Ngô Xương Ngập nối ngôi. Quốc gia vừa giành lại quyền làm
chủ, thiếu một thủ lĩnh tối cao, đủ uy tín để lãnh đạo nhân dân.
“Mầm loạn lạc bắt đầu khởi nhú. Các dòng họ phong kiến trên nhiều địa
phương lăm le cát cứ, biến mỗi vùng thành một góc trời riêng, chẳng kể gì
đến lợi ích nhân dân, đến quyền lợi tối cao của dân tộc. Quan lại trong triều
cũng chỉ trực tranh quyền đoạt vị. Em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha nổ
ngòi pháo loạn đầu tiên và kéo theo một loạt phản ứng dây chuyền”. Thế là
đất nước rơi vào thời kì “loạn 12 sứ quân” [24; tr.143].
Trong cuộc đời danh nhân Lê Hoàn khẳng định tài năng trước hết với
cương vị một vị tướng lĩnh tài ba. Tài năng tướng lĩnh của ông được xuất lộ từ
trong cuộc dẹp loạn 12 sứ quân. Trong cuộc hỗn chiến thời đó Lê Hoàn đã thể
hiện rõ hướng đi đúng cho cuộc đời mình. Giặc 12 sứ loạn, ông đã sáng suốt
gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh mà không phải một đạo quân nào khác.
Bởi ông cảm phục tài năng của Đinh Bộ Lĩnh và ông cũng nhận thấy thế lực
của Đinh Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh. Một dải đất rộng lớn từ châu Đại
16

Hoàng đến Bố Hải Khẩu đều thuộc quyền điều khiển của Đinh Bộ Lĩnh. Đó là
nơi mà tài năng của ông sẽ được trọng dụng và có dịp thăng tiến.
Có tài nhưng lại phải gặp thời. Nhân gian từng chiêm nghiệm thời thế
tạo anh hùng. Lê Hoàn đã gặp được Đinh Bộ Lĩnh, đã lọt vào “mắt xanh” của
vị chủ soái này. Tiên Hoàng khen Lê Hoàn “là người có trí dũng, chắc thế nào
cũng làm được việc”.
Lê Hoàn vừa là một vị tướng gặp thời vừa được chủ soái tin dùng.
Trong những vị tướng dưới quyền, Đinh Bộ Lĩnh giao cho Lê Hoàn đánh dẹp
nhiều nơi. Trong dẹp loạn 12 sứ quân ông cùng với các tướng thân tín của
Đinh Bộ Lĩnh được tham chiến nhiều trận đánh quan trọng như trận đánh Cổ
Loa, yểm trợ Cửa Bố với Đinh Bộ Lĩnh, đánh thành Kiều Công Hãn, phá
thành và vây bắt Đỗ Cảnh Thạc. Những trải nghiệm chiến trận đã khiến Lê
Hoàn nổi bật trong những vị tướng xuất sắc. Ông được cha con Đinh Bộ Lĩnh

tin dùng giao cho cai quản hai nghìn quân sĩ, sau thăng dần tới chức Thập đạo
tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ.
Danh nhân Lê Hoàn còn là một vị tướng mưu lược, hiểu biết rộng.
Trong việc chọn Kinh đô của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng đóng góp ý kiến
quan trọng. Lê Hoàn bàn với nhà vua nên đóng đô ở Hoa Lư vì “Hoa Lư tuy
có hẹp nhưng hiểm trở. Từ Hoa Lư vươn ra mặt Bắc cũng gần. Mặt sau dựa
lưng vào Hoan Ái vững chắc. Vả lại một khi giặc tràn sang, từ Hoa Lư ta có
đủ thì giờ để trở tay đối phó” [1; tr. 139].
2.2.1.2. Lê Hoàn với sự nghiệp chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc
a. Cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược ở phía Bắc
Lê Hoàn là vị tướng mưu lược, cứng cỏi, quyết đoán trước kẻ thù.Sau
khi lên ngôi trị vì đất nước được 12 năm, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh
Liễn bị Chi Hậu nội thần Đỗ Thích giết hại để báo thù cho bố là Đỗ Cảnh
Thạc, mưu đầu độc để cướp ngôi. Con trai của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi khi mới
17

6 tuổi, Dương Vân Nga lui về làm thái hậu buông rèm cùng quần thần bàn
việc triều chính. Đất nước do vua thơ dại trị vì tới tai nhà Tống ở phía Bắc.
Chúng lăm le xâm lược bờ cõi nước ta. Tất cả các quần thần, binh sĩ một lòng
tôn ông lên làm vua trước khi để ông cầm quân đi đánh giặc Tống xâm lược.
Để an lòng binh sĩ và thưởng người có công. Lời lẽ trong thư của Tống Thái
Tông làm cho vua Lê thêm phần phẫn nộ, ý chí quyết tâm đánh giặc càng cao.
“Ngươi có muốn ra khỏi nơi man di góc biển để xem nhà Minh Đường, Bích
Cung không? Trút bỏ áo cỏ mà mặc áo cổn thêu núi, thêu rồng không? Ngươi
nên quy phục, không nên vơ lấy tội. Hiện nay ta đang sửa soạn quân đội,
chiêng trống, nếu quy phục ta sẽ tha, trái lệnh ta sẽ đánh. Theo hay không,
lành hay dữ, ngươi tự nghĩ lấy” [1; tr.151]. Lê Hoàn nguôi cơn giận, suy xét
lực lượng kế sách không thể dùng lời lẽ với bọn láo xược này được. Lê Hoàn
cử Thái sư Hồng Hiến gặp gỡ dâng biểu của vua Đinh Toàn cầu nối ngôi cha
để vua Tống kiêu rông tự đắc, tưởng quân ta khiếp sợ, liều lĩnh dấy binh. Để

ta có thêm thời gian chuẩn bị. Tống Thái Tông đưa lệnh cho Lê Hoàn chọn
một trong hai con đường: Thứ nhất là nộp mẹ con Đinh Toàn sang quy phục,
phong cho Lê Hoàn cờ tiết.Thứ hai là Đinh Toàn làm thống soái, Lê Hoàn
làm phó. Lê Hoàn đã chọn con đường không có trong kế sách của Tống Thái
Tông mà là con đường điều quân lên ải Bắc để nghênh chiến kẻ thù.
Sự mưu lược trước kẻ thù của Lê Hoàn thể hiện ở mẹo dung binh trước
kẻ thù gian ác. Nhà Tống đem một đội quân rất hùng mạnh sang nước ta gồm
10 vạn quân, hàng ngàn chiến thuyền, hàng vạn ngựa chiến làm 3 đường sang
đánh nước ta.
Về phía ta, toàn dân, toàn quân sửa soạn đánh giặc. Vua Lê sai người
đưa thư sang nhà Tống với lời lẽ nhún nhường, nhằm hòa hoãn với quân giặc
để bên ta có đủ thì giờ chuẩn bị kháng chiến. Nhà Tống đưa thư đe dọa ta lần
nữa, Lê Hoàn đưa quyết chối bỏ. Điều này thể hiện sự quyết đoán của vua Lê
18

trước kẻ thù. Ông đi từ mềm dẻo tới cương quyết. Ông còn học tập theo tiền
nhân. Lê Hoàn dựa theo cách đánh của Ngô Quyền năm xưa chống quân Nam
Hán.Quân dân nhà Lê khẩn trương đóng cọc trên sông Bạch Đằng làm bãi
chướng ngại cản thuyền giặc và tổ chức mai phục trên ải Chi Lăng. Các cửa
sông đều có chiến thuyền đóng giữ. Trên mặt trận thủy chiến ở sông Bạch
Đằng vào những ngày rét “nàng Bân” đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Truyền
thống lại trỗi dậy, tiếp thêm sức mạnh cùng quân dân nhà Lê đánh giặc Tống.
Quân giặc chịu thất bại thảm hại trên mặt trận thủy chiến Bạch Đằng.Tại mặt
trận ở Ải Chi Lăng, quân ta cũng đại thắng. Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy trận này,
trực tiếp đương đầu với tướng giặc. Vua Lê dùng kế sai binh sĩ giả hàng, dụ
Hầu Nhân Bảo đến Ải Chi Lăng thì đổ phục binh lính ra giết chết.
Lê Hoàn cũng là vị tướng có ý chí quyết thắng giặc. Đất nước chìm
trong mối lo chống giặc. Phá tan không khí nặng nề ấy, Thập đạo tướng quân
tâu bày kế sách chống giặc và khẳng định chắc chắn: “Tâu Thái hậu, theo sự
suy đoán của tôi, giặc Tống liều lĩnh tràn vào nước ta, phen này nhất định

phải đại bại vì lưỡi gươm của quân dân Đại Cồ Việt”. Lời khẳng định của
Thập đạo tướng quân thêm khẳng định ý chí và tiếp thêm sức mạnh cho quân
dân. Quân ta toàn thắng trên các mặt trận. Vua Tống phải xuống chiếu bãi
binh, thừa nhận sự thất bại của đạo quân xâm lược. Kháng chiến chống Tống
lần thứ nhất đã thành công rực rỡ. Quân dân ta ghi thêm vào lịch sử một trang
chói lọi chiến công. Đại Việt sử kí toàn thư có ghi: “Tân Tỵ [Thiên Phúc] năm
thứ 2 (981), (Tống Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 6, xét các bản chép niên kỉ
các triều đều ghi năm này là năm Thiên Phúc thứ 1, nay sửa lại). Mùa xuân,
tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến
Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai
quân sĩ đóng cọc ngăn sông. Quân Tống lui, lại đến sông Chi Lăng. Vua sai
quân sĩ trá hàng để dụ Hầu Nhân Bảo, nhân đó bắt được Nhân Bảo đem chém.
19

Bọn Khâm Tộ nghe tin thủy thua trận, dẫn quân về. Vua đem các tướng đánh,
quân của Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa, thây chất đầy đồng, bắt được
tướng giặc là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư. Từ đó
trong nước rất yên. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ
Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế” [10; tr.220 - 221].
b. Đánh bại quân Chiêm thành giữ vững biên giới phía Nam
Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phương Bắc,
người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ từ năm
192. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc
Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại
thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy từ khi lập nước, Chiêm Thành
liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với nước ta. Năm 803, vua Chiêm sai
tướng đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía Nam quận Cửu Chân. Năm
979, quân Chiêm được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức thủy quân hùng
mạnh tiến đánh Hoa Lư nhưng thất bại. Đất nước vừa qua cơn binh lửa, thanh
bình chưa được bao lâu, những tưởng có thể bắt tay vào xây dựng đất nước,

củng cố quốc phòng thì đất nước lại rơi vào phen binh lửa của Chiêm Thành.
Lê hoàn- vị hoàng đế - vị tướng quyết chinh phạt kẻ quấy rối để giữ yên
bờ cõi. Khi cha con vua Đinh mất các tướng lĩnh thân tín của triều Đinh sinh
lòng ngờ vực Lê Hoàn và dấy binh đánh Lê Hoàn như nhưng bị ông dẹp tan.
Đối với hai phía Bắc Nam Lê Hoàn duy trì chính sách bang giao đi từ mềm
dẻo tới cương quyết. Đối Với Chiêm Thành cũng được vua Lê chú
trọng.Trong sử sách ghi chép về điều này rất ngắn, khái quát sơ lược góp vào
trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của Lê Hoàn.
Sách Việt Namsử lược chép: “Lúc vua Đại Hành lên ngôi có sai sứ sang
Chiêm Thành bị vua nước ấy bắt giam sứ lại. Đến khi việc phía Bắc đã yên,
vua Đại Hành đem quân sang đánh báo thù. Quân vua Đại Hành sang chiếm

×