Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.74 KB, 61 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************



NGUYỄN THỊ TRANG



TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG,
NGHỆ THUẬT LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC
CỦA VŨ TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NHÀN



HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô !


Tác giả khóa luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Ngữ Văn – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tác giả hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện


Nguyễn Thị Trang












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Ngƣời thực hiện



Nguyễn Thị Trang
.













MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
7. Đóng góp của khóa luận 5
8. Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG (TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC
PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC) 6
1.1.Tác giả Vũ Trinh 6

1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục 8
CHƢƠNG 2. LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG 12
2.1. Chủ đề tình yêu nam nữ 12
2.2. Chủ đề báo ứng 17
2.3. Chủ đề đền ơn trả nghĩa 20
2.4. Chủ đề giáo dục thi cử 22
2.5. Những chuyện kỳ quái khó tin 25
CHƢƠNG 3. LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN 36
HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 36
3.1. Yếu tố thực và yếu tố kỳ ảo 36
3.2. Giọng điệu 43
3.3. Kết cấu 47
3.4. Thời gian, không gian nghệ thuật 49
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO





















GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 1 SVTH: Nguyễn Thị Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong dòng chảy truyền kỳ Việt Nam, Lan Trì kiến văn lục của Vũ
Trinh đã góp một tiếng nói riêng. Đó là “tác phẩm cuối cùng của loại hình
truyền kỳ Việt Nam thời trung đại”. Tác phẩm xứng đáng góp mặt trong tủ
sách “Cảo thơm trƣớc đèn”.
Lan Trì kiến văn lục là tập truyện truyền kỳ nhƣng tái hiện những mảng
đề tài khá phong phú. Tác phẩm đƣợc chấp bút trên cơ sở những truyền thuyết
lƣu hành trong dân gian. Những thiên truyện của Vũ Trinh giúp ta hình dung
đƣợc thực trạng xã hội đƣơng thời. Ở đó, số phận và hạnh phúc của con ngƣời
đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống. Mƣợn hình thức kỳ ảo
kết hợp miêu tả những điều “sở kiến, sở văn”, Lan Trì kiến văn lục để lại ấn
tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Tài dựng truyện, sự hấp dẫn kỳ thú của
nghệ thuật lãng mạn, sự rung động chân thực từ những số phận con ngƣời
cũng khiến tác phẩm của Vũ Trinh có vị trí trong đời sống văn chƣơng.
1.2. Xƣa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát, gợi mở và mang tính chất lẻ tẻ, chƣa
đƣợc hệ thống và toàn diện. Điều đó khuyến khích chúng tôi tiếp tục ý tƣởng
khoa học để nghiên cứu tác phẩm sâu sắc hơn, hệ thống toàn diện hơn.
1.3. Đối với bản thân là sinh viên khoa Ngữ văn, việc tìm hiểu tác
phẩm Lan Trì kiến văn lục sẽ giúp tăng thêm vốn tri thức về thể loại truyền kỳ
nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung, sẽ hữu ích đối với công

việc giảng dạy văn học sau này.
Những lí do trên khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu giá
trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” làm vấn đề
nghiên cứu cho khóa luận của mình.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 2 SVTH: Nguyễn Thị Trang


2. Lịch sử vấn đề
Xƣa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục đã có một số ý
kiến mang tính chất gợi mở nhƣng còn lẻ tẻ chƣa đƣợc hệ thống toàn diện.
Tác giả khóa luận xin trích dẫn một số nhận xét tiêu biểu nhƣ sau:
Ngô Thì Hoàng trong “Lời tựa 1”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho
biết: “… Lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngƣ trùng, những việc gì
lạ mà mắt thấy, tai nghe, đều ghi lại… Có nói đến việc quái dị, nhƣng không
thoát ly đạo thƣờng, có kể về điều biến hóa, nhƣng không mất đi lẽ chính, đại
để là ngụ ý khuyên răn và cảnh cáo sâu xa, để ngƣời xem sau này thấy điều
hay mà bắt chƣớc, thấy điều dở mà phòng ngừa, thật có ích rất nhiều cho thế
giáo, làm sao có thể coi là loại dã sử của các vị quan xoàng” (Trích tiểu dẫn
của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục).
Tín Nhƣ Thị trong “Lời tựa 2”, khi đọc Lan Trì kiến văn lục, tác giả lại
lƣu ý tới nhân vật phụ nữ trong các truyện. Bà nhận định nhƣ sau: “Truyện Ca
nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thƣơng giai nhân chẳng gặp thời,
cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở
Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, biểu dƣơng tiết lớn
của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần.
Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân ngƣời. Trong căn phòng nhỏ, cầm quyển
sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái nhƣ trong điện Phật,
ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải là nhỏ? ( )
Ôi, không đến Trƣờng Giang, Hán Thủy, thì không biết là sông sâu, không
lên núi Thái, non Hoa thì không thấy đƣợc núi cao. Không thấy tác phẩm này,

thì sao biết đƣợc trong trời đất không gì là không có! Nên đem khắc in, công
bố cho mọi ngƣời đƣợc đọc. Tôi không chỉ vui vì tác phẩm này đƣợc lƣu
truyền mà còn vui hơn vì ngƣời đọc đƣợc thấy chuyện của ngƣời xƣa” (Trích
tiểu dẫn của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục).
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 3 SVTH: Nguyễn Thị Trang


Trần Danh Lƣu trong “Lời tựa 3”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho
biết: “Giữa vòng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có. Những việc tai
không đƣợc nghe, mắt không đƣợc nhìn mà cứ khăng khăng cãi là có hoặc
không thì có đƣợc không? Thế mà sách của Thầy lại là những điều tai mắt
ngày nay đƣợc nghe, đƣợc thấy. Đƣờng đời nguy hiểm, trộm cƣớp đầy đƣờng,
ma ác quỷ thiêng không phải là hƣ ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu
chiều, nữ biến thành nam không phải là lạ! Truyện Ca kĩ họ Nguyễn, truyện
Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc truyện thấy
ngƣời ta thƣơng xót thở than cho ngƣời bạc mệnh. Truyện Người đàn bà trinh
tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gƣơng
tiết nghĩa, bảo vệ cƣơng thƣờng, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày;
đâu chỉ thêm thắt câu chuyện cho vui miệng ngƣời đời!” (Trích tiểu dẫn của
Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục).
Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những
vấn đề văn xuôi tự sự (Nxb Giáo dục, 2003) đã đánh giá: “Kiến văn lục của
Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hƣớng thế tục”
[11, tr. 38].
Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong công trình Từ điển văn học (bộ mới)
(NXB Thế giới, 2004, trong mục “Vũ Trinh”) cho rằng: “Chủ đề nổi rõ nhất
của Kiến văn lục là trình bày hiện tƣợng phá vỡ “khuôn phép” của những con
ngƣời thời đại. Sự phá vỡ này có thể theo chiều hƣớng thoái hóa, làm cho con
ngƣời tàn bạo, mất hết nhân tính… nhƣng sự phá vỡ cũng theo chiều hƣớng
tích cực, ở đó con ngƣời thƣờng bị đặt trong những tình huống căng thẳng,

đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ
những phẩm chất cao quý, những tình cảm rất ngƣời”. Tác giả khẳng định:
“Trên phƣơng diện này, ngòi bút Vũ Trinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ
thƣờng. Đặc biệt trong số những con ngƣời đƣợc tác giả dành trọn niềm yêu
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 4 SVTH: Nguyễn Thị Trang


mến thì ngƣời phụ nữ chiếm phần lớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ƣu thế
trong tập truyện là nói về số phận, vẻ đẹp và sức sống của ngƣời phụ nữ” [5,
tr. 2039].
Những ý kiến trên đã gợi mở một số những vấn đề giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật. Vì vậy, chúng tôi thấy, việc nhìn nhận giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật chƣa đƣợc hệ thống và toàn diện. Khóa luận của chúng tôi
hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu tác phẩm một cách đầy đặn hơn, sâu sắc hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật Lan Trì kiến văn
lục
- Khóa luận thông qua tác phẩm muốn khẳng định vị trí tác phẩm và tác
giả Vũ Trinh trong dòng truyền kỳ Việt Nam
- Bản thân ngƣời làm khóa luận muốn tập dƣợt nghiên cứu khoa học và
trau dồi thêm kiến thức để sau này phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức cơ sở lí luận xoay quanh
phƣơng diện nội dung và nghệ thuật
- Tìm hiểu những đặc trƣng thể loại truyền kỳ
- Tìm hiểu Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung và phƣơng
diện hình thức nghệ thuật
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận khảo sát văn bản tác phẩm Lan Trì kiến văn lục (NXB Hồng

Bàng, năm 2013 )
b. Phạm vi nghiên cứu
Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có. Khóa luận
tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong Lan Trì kiến văn
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 5 SVTH: Nguyễn Thị Trang


lục, để từ đó có đƣợc cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện một số phƣơng pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
Cùng với một số phƣơng pháp trên, khóa luận kết hợp các thao tác
phân tích, miêu tả… để hoàn thành tốt hơn đề tài.
7. Đóng góp của khóa luận
Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng bạn đọc hiểu
sâu sắc hơn một số phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu
trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Đồng thời qua đó giúp bạn đọc có
cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, tìm hiểu về thể loại truyền kì,
giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng nhƣ nghiên cứu sau này.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của khóa luận gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chương 1.Tác giả Vũ Trinh và tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
- Chương 2. Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung
- Chương 3. Lan Trì kiến văn lục nhìn từ phƣơng diện hình thức
nghệ thuật







GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 6 SVTH: Nguyễn Thị Trang


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
(TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC)
1.1.Tác giả Vũ Trinh
1.1.1. Cuộc đời
Nếu nhƣ Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ là hai tác giả tiêu biểu về thể
loại truyền kỳ ở giai đoạn trƣớc của văn học trung đại Việt Nam thì Vũ
Trinh lại là đại diện nổi bật ở giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục.
Vũ Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, biệt hiệu là Lai Sơn, hiệu là
Lan Trì Ngƣ Giả. Ông là ngƣời xã Xuân Quan, huyện Lang Tài, trấn Kinh
Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình trí thức quan
lại. Vợ ông là con gái của Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ với
Nguyễn Du). Gia đình ông có truyền thống thi thƣ. Ông nội Vũ Trinh hiệu
là Hy Nghi, đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan tới chức Bồi tụng, Binh bộ
thƣợng thƣ. Cha ông tên là Triệu, đỗ Hƣơng cống, làm Tham nghị cho nhà Lê.
Vũ Trinh thông minh từ nhỏ, đọc sách qua mắt là thuộc lòng, nổi
tiếng thần đồng. Năm 17 tuổi, Vũ Trinh thi đỗ Hƣơng tiến, đƣợc tập ẩm,
làm tri phủ phủ Quốc Oai.
Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc với danh nghĩa phù Lê diệt
Trịnh, đƣợc vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho. Năm sau, Hiển
Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, Nguyễn Huệ rút quân về Nam, các thế
lực quân phiệt cát cứ đánh chiếm lẫn nhau, vua Lê phải triệu Nguyễn Hữu

Chỉnh từ Nghệ An ra đánh dẹp. Nguyễn Hữu Chỉnh thâu tóm mọi quyền
hành, lấn át vua Lê. Lê Chiêu Thống vời Vũ Trinh vào chầu bàn mƣu giết
Hữu Chỉnh. Vũ Trinh can vua, nói là bên ngoài đƣơng có giặc mạnh, trong
triều không nên giết bề tôi có quyền thế.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 7 SVTH: Nguyễn Thị Trang


Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang
Kinh Bắc, cha con Vũ Trinh đón vua, dốc hết sản nghiệp lo dùng vào việc
quân, theo Lê Chiêu Thống chạy trốn ở các vùng Kinh Bắc, Hải Dƣơng,
Sơn Nam…
Năm 1789, khi Tôn Sĩ Nghị đem quân sang xâm lƣợc, các cựu thần
văn võ nhà Lê đều trốn chạy cả. Lê Chiêu Thống sai Vũ Trinh đi đón rƣớc,
đem trầu rƣợu khao quân Thanh. Sĩ Nghị hỏi Trinh về tình hình trong
nƣớc, Trinh ứng đối giỏi, đƣợc Nghị khen là có tài hùng biện.
Chiêu Thống dựa vào quân Thanh trở về Thăng Long, phong cho Vũ
Trinh làm Tham tri Chính sự.
Mùa xuân năm 1789, vua Quang Trung đánh tan quân xâm lƣợc nhà
Thanh. Chiêu Thống theo Tôn Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc. Vũ Trinh chạy
theo không kịp, lui về quê quán, không chịu ra làm quan cho Tây Sơn.
Năm Gia Long thứ 1 (1802), Vũ Trinh đƣợc ban ân huệ, và giữ chức Thị
trung học sĩ.
Năm Gia Long thứ 2 (1803), khi đƣa di hài Lê Chiêu Thống từ Trung
Quốc về nƣớc, bộ Lễ bàn là chôn theo nghi lễ thƣờng dân, chỉ nên ghi tên thôi.
Trƣớc việc ấy Vũ Trinh khuyên vua dùng lễ hậu, giữ hiệu cũ là Chiêu Thống
đế và đƣợc Gia Long chấp nhận. Vũ Trinh lại xin từ chức, nhƣng ông ra Bắc
thành tham dự tang lễ Lê Chiêu Thống. Gia Long khen ông là ngƣời có nghĩa,
cho phép, nhân sai ông đi hộ khám đê điều ở ngoài Bắc, ít lâu sau lại gọi về
Huế.
Năm 1807, ông là giám thí trƣờng thi Sơn Tây.

Năm 1809, ông đƣợc cử làm chánh sứ sang chúc thọ vua Thanh. Khi trở
về, ông nhận lệnh biên soạn bộ hình luật đầu tiên của triều Nguyễn.
Năm 1813, ông làm Hình bộ Hữu tham tri, làm giám thí trƣờng thi
Quảng Đức.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 8 SVTH: Nguyễn Thị Trang


Năm 1816, Nguyễn Thuyên (con trai Nguyễn Văn Thành) bị cáo giác
làm phản vì làm thơ có giọng phản nghịch, Vũ Trinh hết lòng thanh minh cho
Thuyên. Gia Long nổi giận, hạ lệnh cắt hết chức tƣớc và bắt bỏ ngục ông.
Năm 1818, ông đƣợc giảm tội chết, đày vào Quảng Nam.
Năm 1828, Minh Mạng vào Quảng Nam. Bấy giờ, Vũ Trinh đã già ốm
lắm rồi, sai con làm biểu trần tình xin cho trở về quê quán. Ông trở về đến quê
hƣơng đƣợc mấy ngày thì chết, thọ 70 tuổi.
1.1.2. Sự nghiệp
Vũ Trinh là ngƣời học vấn uyên bác, văn chƣơng hàm súc, trau
chuốt.
Những sách văn, chiếu văn hồi đầu thời Gia Long phần nhiều đều do
ông soạn thảo. Bộ hình luật do ông cùng với Nguyễn Văn Thành, Trần Hựu
soạn thảo đã đƣợc khắc in.
Tác phẩm riêng, hiện đƣợc biết có: Sứ Yên thi tập, Ngô tộc truy viễn
đàn ký, Cung oán thi và Lan Trì kiến văn lục.
Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan
trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục.
1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục
Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ có 45 truyện, viết
bằng văn xuôi chữ Hán. Tác phẩm viết về nhiều chủ đề khác nhau: Chuyện
tình yêu nam nữ, chuyện báo ứng luân hồi, chuyện đền ơn trả nghĩa,
chuyện giáo dục thi cử, chuyện kỳ quái khó tin,… Phần lớn những truyện
đƣợc Vũ Trinh sáng tác trên cơ sở những truyền thuyết lƣu hành trong dân

gian đƣơng thời mà Vũ Trinh thu thập đƣợc trong những năm về ẩn nhẫn ở
vùng Hồ Sơn (Nam Định).
Bên cạnh một số truyện tản mạn, gặp gì ghi lấy, kể thì tập truyện của
Vũ Trinh khá nhất quán về chủ đề tƣ tƣởng cũng nhƣ về phong cách nghệ
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 9 SVTH: Nguyễn Thị Trang


thuật. Phá vỡ “khuôn phép” của những con ngƣời thời đại là chủ đề nổi bật
nhất trong tác phẩm.
Sự phá vỡ đó có thể theo chiều hƣớng thoái hóa tiêu cực, con ngƣời
trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính. Trên phƣơng diện này ngòi bút Vũ
Trinh là ngòi bút phê phán nghiêm khắc. Mũi nhọn sắc bút chĩa vào những
kẻ hoang dâm vô độ, lạm dụng uy quyền (Khỉ), những kẻ dứt bỏ máu mủ
ruột thịt, đến con mình cũng nỡ giết chết (Con hổ hào hiệp), lại có kẻ giết
vợ (Sống lại).
Sự phá vỡ còn theo cả chiều hƣớng tích cực. Ở đó, con ngƣời thƣờng
rơi vào tình cảnh bi đát cùng cực, nhƣng chính trong hoàn cảnh đó, những
phẩm chất tốt đẹp đƣợc ngời sáng, những gì cao quý nhất, ngƣời nhất đƣợc
lan tỏa. Đặc biệt, Vũ Trinh rất trân trọng yêu mến phụ nữ. Bởi thế có thể
nói, đề tài chiếm ƣu thế trong tác phẩm là nói về số phận, vẻ đẹp tỏa sáng,
sức sống trƣờng tồn của ngƣời phụ nữ. Đó có thể là một ca kỹ có phong tƣ
đoan chính và tình yêu trong sáng đầy chủ động (Ca kỹ họ Nguyễn); một
ngƣời con gái mang mối tình chung đầy oan trái, thủy chung với ngƣời tình
ngay cả khi đã bƣớc vào thế giới khác (Câu chuyện tình ở Thanh Trì); một
ngƣời đàn bà dệt vải khao khát nỗi yêu thƣơng, dù bị chồng đánh chết
nhƣng vẫn giữ trọn tình yêu với cố nhân (Sống lại); một cô gái xinh đẹp
con quan Thƣợng thƣ biết chủ động giành lấy hạnh phúc (Phu nhân Lan
quận công); một thiếu nữ trong chuỗi ngày bệnh tật hiểm nghèo đã sống
hết mình cho tình yêu, lúc đã ra đi đến thế giới khác vẫn mang trọn tình
yêu thƣơng nồng nàn (Tháp báo ân); một kiếp ngƣời khổ đau, không có

thuốc thang lúc bệnh tật, chết không có áo quan, chết rồi mà mắt vẫn không
thể nhắm vì cái thai trong bụng, buộc phải sinh nở dƣới mồ, ngày ngày lên
dƣơng thế mua đồ cho con (Đẻ lạ)… Ông luôn dành tình cảm trìu mến, yêu
thƣơng, trân trọng những thân phận đầy bất hạnh. Ông xót xa trƣớc những
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 10 SVTH: Nguyễn Thị Trang


bi kịch của con ngƣời và ngợi ca những thân phận bị cuộc đời dày xéo song
phẩm chất vẫn tỏa sáng.
Nhìn chung, truyện của Vũ Trinh không đồng đều. Bên cạnh những
truyện ngắn hay, có hồn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ thì còn có những truyện
vô vị, nhạt nhẽo, rất đỗi bình thƣờng. Những truyện thành công của Vũ
Trinh đều đƣợc đầu tƣ khá công phu. Hầu hết những truyện hay đó đều
đƣợc viết ngắn gọn, chặt chẽ, súc tích, đầy kịch tính, tình huống gay cấn
hấp dẫn. Tƣ tƣởng của truyện hầu nhƣ đƣợc hình thành từ các sự kiện, cốt
truyện. Truyện của ông có sức khơi gợi lớn, luôn làm cho độc giả phát huy
trí tƣởng tƣợng cao độ. Truyện của Vũ Trinh có sức hấp dẫn, lôi cuốn cực
mạnh đến với ngƣời đọc là ở chỗ, truyện đã tạo đƣợc một bức tranh tƣơng
phản rõ rệt. Đặc biệt ở nhiều truyện viết về ngƣời phụ nữ. Vũ Trinh thƣờng
đặt nhân vật của mình vào những cảnh ngộ không bình thƣờng, thậm chí là
éo le, có tính bi kịch. Từ đó, nhân vật bộc lộ tính cách, số phận của mình
một cách sâu sắc.
Vũ Trinh là ngƣời khá bảo thủ trong quan điểm chính trị nhƣng trong
sáng tác văn chƣơng ông lại là cây bút nhạy bén. Tác giả luôn tiếp cận với
những gì đang thay đổi. Tƣ tƣởng tình cảm mạnh mẽ là tố chất lớn để ông
tạo nên thành công trong sáng tác. Bút pháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện
ông viết thƣờng vắn tắt và không phải truyện nào đọc cũng thích, nhƣng ở
mỗi truyện thành công, mỗi chi tiết đƣợc kể vắn tắt đều đóng một vị trí
quan trọng không thể thay thế đƣợc. Phải chăng đó chính là bí quyết của
một cây bút truyền kỳ truyện ngắn đầy tài năng.

Tóm lại “Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm cuối cùng của loại hình
truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại”. Đó là một cống hiến đặc sắc
của Vũ Trinh cho văn học nƣớc nhà. Ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở
khoảng trời đất vô cùng này, tƣởng chừng nhƣ đó chỉ là những câu chuyện
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 11 SVTH: Nguyễn Thị Trang


khô khan nhƣng đằng sau nó lại là một tấm lòng bao la độ lƣợng ẩn chứa
một nhân sinh quan tiến bộ sâu sắc. Lan Trì kiến văn lục đã góp phần quan
trọng cho sự phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam trên nhiều phƣơng
diện, song đặc biệt là phƣơng diện phản ánh hiện thực.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 12 SVTH: Nguyễn Thị Trang


CHƢƠNG 2
LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG

2.1. Chủ đề tình yêu nam nữ
Nội dung Lan Trì kiến văn lục khá đa dạng phong phú. Thông qua khảo
sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc 8/45 thiên truyện viết về tình yêu nam nữ.
Đó là những thiên truyện sau: Sống lại, Câu chuyện tình ở Thanh Trì,
Phu nhân Lan quận công, Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà
trinh tiết ở Thạch Thán, Tháp báo ân, Ca nữ họ Nguyễn, Trạng nguyên họ
Nguyễn.
Tình yêu đôi lứa qua ngòi bút của Vũ Trinh biểu hiện những sắc màu
khác nhau. Hầu hết là những câu chuyện tình thật cảm động.
Trong truyện Sống lại, tình yêu của cô gái và chàng trai thật đẹp, dù trải
qua bao sóng gió nhƣng tình yêu mà họ dành cho nhau mãi còn vẹn nguyên.
Ngƣời đọc gặp ở đây một nam tử si tình đến khác lạ giữa thời đại Nho giáo.

Sinh yêu cô gái từ thuở còn là hàn sĩ đến khi đã thành danh; yêu khi nàng còn
son đến khi nàng đã lấy chồng; tình yêu đem lại sức mạnh cho chàng cứu
sống ngƣời mình yêu từ cõi chết trở về. Cô đã đƣợc tái sinh trở về trần gian
sau mấy ngày bị chôn vùi dƣới mồ và sức mạnh của tình yêu đã đánh bại
đƣợc tử thần. Dù thân xác có bị chôn vùi dƣới mồ nhƣng con tim tình yêu vẫn
luôn cháy bỏng. Nỗi mong mỏi cuộc sống tốt đẹp của cô gái đã đƣợc đền đáp.
Cô đƣợc trở về sống với Sinh trong cùng một mái nhà. Từ trong cõi chết sống
lại, cô nhƣ rũ bỏ những gì tầm thƣờng, để trở lại với những gì thánh thiện
nhất của tình yêu.
Nếu nhƣ tình yêu của cô gái trong Sống lại dẫu phải trải qua bao khó
khăn, trắc trở nhƣng cuối cũng vẫn là bến đỗ của hạnh phúc, của tình yêu tràn
đầy thì câu chuyện tình yêu của cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 13 SVTH: Nguyễn Thị Trang


cũng khiến ngƣời đọc thƣơng cảm, xúc động. Tình yêu vẫn là sắc màu thủy
chung muôn thuở. Ngƣời ta yêu nhau rồi chia ly cách trở. Kẻ chờ đợi vô vọng
rồi chết mà khối tình vẫn kết đọng sắt son. Ngƣời con gái chết rồi mà mối tình
mang xuống cõi tuyền đài còn mãi mãi. Ngƣời ra đi kia quay trở về thì ngƣời
yêu đã chết, chàng cũng ôm cô tình mà không muốn lấy ai!
Lan Trì đã tái hiện lại câu chuyện tình đƣợc lƣu truyền trong dân gian
với sự hoán đổi một số chi tiết. Đó chính là câu chuyện cổ tích Trương Chi
(hay Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan) quen thuộc. Chàng Trƣơng
Chi nghèo khó làm nghề đò trên sông nƣớc. Bên sông có cô gái nhà quan xinh
đẹp trong phủ các. Trƣơng Chi có giọng hát mê hồn. Chàng thƣờng hát khi
chèo đò trên sông. Cô gái nhà kia mê giọng hát của anh chàng lái đò bần khó
mà hóa bệnh tƣơng tƣ. Chàng đƣợc mời đến “chữa bệnh” cho ngƣời con gái.
Vì Trƣơng Chi có khuôn mặt xấu xí nên cô gái không thể yêu đƣợc chàng. Cô
ta hết bệnh. Tuy vậy, chàng lái đò kia lại mắc vào ái tình. Chàng quay về sông
nƣớc ôm mối cô tình đơn phƣơng. Rồi một ngày kia anh chết. Xác anh hóa

thành cây gỗ trên sông. Nhà cô gái đƣợc gỗ ấy, đem tiện làm bộ đồ trà. Có
điều lạ là: khi chén không có nƣớc thì đáy chén có bóng ngƣời chèo đò; khi
nƣớc đầy chén thì không thấy bóng hình đó. Ngƣời con gái nhà quan đã thấu
đƣợc oan tình anh lái đò ngày nào. Nƣớc mắt cô rơi vào đáy chén, chén vỡ ra
một màu tía hồng nhƣ máu. Oan hồn Trƣơng Chi đƣợc cô gái “giải thoát” mà
thỏa nguyện chăng?
Gợi lại lời kể dân gian để thấy rằng, Vũ Trinh đã hoán đổi cái chết của
chàng trai lái đò trong truyện dân gian sang cái chết cho cô gái trong truyện
của mình. Cái tình yêu “đuổi bắt” nhau trong cốt truyện dân gian đã trở thành
tình yêu “sóng đôi” cho hai nhân vật của ông. Chàng trai của Vũ Trinh không
còn phải mang gƣơng mặt xấu xí nhƣ kiểu truyện nhân vật xấu xí tài ba của
cổ tích thần kì. Vũ Trinh hƣớng tới sự toàn mĩ cho nhân vật của ông trong
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 14 SVTH: Nguyễn Thị Trang


lòng độc giả.
Một câu chuyện tiếp mạch của chủ đề tình yêu nam nữ là Tháp báo ân.
Chuyện vừa có thứ tình yêu tranh chấp với số phận của cô gái mang bệnh nan
y lại vừa có thứ tình yêu dâng hiến, thứ tình yêu vị tha của nàng. Ở đó, ngƣời
đọc cũng nhận thấy tình cảm ân nghĩa sâu nặng của chàng sĩ tử ngày nào đối
với một ngƣời con gái bạc mệnh; một hành xử ân tình thủy chung của kẻ có
học, tri ân một ngƣời đã thay đổi số phận cho mình. Cô gái xinh đẹp trong
truyện đã mắc chứng bệnh phong, mọi ngƣời đều xa lánh. Cho đến một đêm
mƣa gió, cuộc đời cô nhƣ đƣợc tái sinh. Chàng thƣ sinh trên đƣờng khoa cử
đã nƣơng nhờ qua đêm tại nhà cô gái, duyên số gặp nhau, run rủi cho họ. Ân
tình đằm thắm, cô gái mãn nguyện trong hạnh phúc tràn đầy.
Rồi Sinh cũng phải từ biệt cô gái lên kinh đi thi, còn đối với cô gái thì
dƣ âm ngọt ngào chƣa tan đi, âu sầu lại ngập đến. Cô đớn đau, day dứt dằn
vặt không thôi: “Đời tàn nhơ bẩn, may đƣợc gặp nhau trong bóng tối. Nếu
nhìn nhau lúc sáng trời thì một tối giao hoan đâu mà có đƣợc!. Ai hay một độ

gió xuân lại tăng thêm một lớp hận phong lƣu vô tận đến suốt đời! Hỡi ơi Lƣu
lang, với mặt mũi này mà gặp lại chàng, thiếp chịu đựng sao nổi!”. Cô gái cứ
tự hỏi rồi triền miên trong đau buồn, âu sầu rồi chết. Cô ra đi mang theo mối
tình chung còn bỏ dở. Hình đã nằm xuống đây mà bóng đã theo chàng Sinh
lâu rồi. Nỗi khát khao yêu thƣơng vẫn chƣa hết. Vì nặng tình yêu thƣơng mà
nàng không thể để Sinh một mình đƣơng đầu với những thử thách ở thế gian.
Mảnh hồn tàn đã trở về trần gian cầu vinh danh cho ngƣời yêu.
Qua câu chuyện tình buồn này, ta thấy tình yêu của cô gái dành cho
chàng Sinh thật vị tha. Nàng đã hy sinh tất cả cho ngƣời mình yêu, chung tình
hết đỗi và tình yêu ấy cũng đƣợc đền đáp một cách xứng đáng. Dù mối duyên
đầu trao nhau không có tờ hôn thú, dù nàng đã nằm xuống nhƣng chàng Sinh
đã coi nàng là vợ, an táng nàng theo lễ vợ chồng. Chỉ đó thôi cũng làm nàng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 15 SVTH: Nguyễn Thị Trang


an lòng và mỉm cƣời hạnh phúc nơi chín suối.
Nếu nhƣ các cô gái trong các thiên truyện Sống lại, Câu chuyện tình ở
Thanh Trì, Tháp báo ân trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc của mình đều bị
mọi sự ngăn cấm từ phía gia đình thì cô gái út trong truyện Phu nhân Lan
quận công lại đƣợc sự ủng hộ từ ngƣời cha. Ca ngợi tình yêu vênh lệch đẳng
cấp cũng là hàm ý của ngƣời làm truyện. Tình yêu có thể “hóa giải”, san bằng
giàu nghèo, sang hèn. Mặc dù cô xuất thân từ gia đình khá giả nhƣng không
hề tỏ ra kiêu ngạo nhƣ hai ngƣời chị của mình. Nàng là một ngƣời con hiếu
thảo, hiền lành, điều đó đƣợc thể hiện khi cô chấp nhận lấy chàng Nguyễn
Thực nghèo theo ý nguyện của cha mà không một lời oán trách. Khi về làm
vợ Nguyễn Thực, nàng từ bỏ mọi thứ xa hoa để sống một cuộc sống mới
“chồng đọc sách, vợ dệt vải”. Cuộc sống tuy nghèo khó, bị các chị khinh miệt
nhƣng đôi vợ chồng trẻ ấy vẫn sánh bƣớc bên nhau cùng trải qua mọi khó
khăn trong cuộc sống. Rồi họ cũng đƣợc đền đáp xứng đáng. Nguyễn Thực đã
liên tiếp thi đậu trong kỳ thi Hội, thi Đình. Không chỉ vậy con cháu ông cũng

nối nhau đỗ đầu khoa “một nhà trâm hốt đến nay vẫn không dứt”. Phải chăng,
tình yêu giản dị của ngƣời con gái ấy là động lực để chàng thƣ sinh nghèo có
thể vƣợt qua tất cả để có đƣợc bƣớc tiến nhƣ ngày hôm nay. Và đúng nhƣ ai
đó đã từng nói: “Đằng sau thành công của ngƣời đàn ông luôn có bóng dáng
của ngƣời phụ nữ”. Câu chuyện tình yêu của cô con gái quan Thƣợng thƣ họ
Đàm với Nguyễn Thực là một mối tình khác thƣờng và cao đẹp.
Viết về chủ đề tình yêu nam nữ, hay câu chuyện hôn nhân, Vũ Trinh rất
trân trọng và yêu mến ngƣời phụ nữ. Họ hiện lên thật đẹp với tính cách và
phẩm chất cao quý. Đó là phu nhân họ Nguyễn trong truyện Người con gái
trinh liệt ở Cổ Trâu. Nàng là ngƣời con dâu rất đỗi hiếu thảo với bố mẹ
chồng, chu đáo với gia đình chồng. Nàng chăm lo thờ phụng gia đình chồng,
giữ lễ nghĩa với làng xóm. Sống luôn theo khuôn phép của một dòng họ lớn.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 16 SVTH: Nguyễn Thị Trang


Bởi thế, nàng rất đƣợc mọi ngƣời yêu mến. Nàng còn là ngƣời phụ nữ thủy
chung, đức hạnh, giàu lòng vị tha. Khi mới tròn hai mƣơi, nàng phải chịu
cảnh góa bụa cô đơn. Vị phu nhân họ Nguyễn ấy đã lấy cái chết để giữ tấm
lòng trinh bạch, để giữ trọn tình nghĩa thủy chung với chồng: “Sớm muộn thế
nào cũng theo chồng, để khỏi phụ lòng thề chết chung một huyệt”. Ngƣời đàn
bà trinh tiết ở Thạch Thán trong câu chuyện cùng tên cũng vậy. Bà không chỉ
là tấm gƣơng của ngƣời phụ nữ giữ tiết trọn đời với chồng mà trƣớc tiên là
một ngƣời con hiếu thảo, biết giữ phận làm con với bậc sinh thành. Khi chồng
chết, bà đã từng khóc và nói: “Chết không phải là việc khó. Nhƣng nếu ta chết
thì cha mẹ già đôi bên sớm tối biết dựa vào đâu!”. Bà là ngƣời sắc sảo chín
chắn, biết suy nghĩ trƣớc sau, làm sao cho phải lẽ để vừa giữ đƣợc tiết hạnh
với chồng lại vừa làm tròn đạo hiếu với song thân. Bà đã quyết định không tái
giá, ở vậy suốt đời thờ chồng và phụng dƣỡng tứ thân phụ mẫu. Sự hy sinh,
tấm lòng chung thủy của bà đƣợc mọi ngƣời biết đến, nhà vua đƣơng triều
ngự ban cho bà danh hiệu “Nhà tiết phụ”. Ngƣời đàn bà này thật kiên cƣờng,

đáng để ngƣời đời ngƣỡng mộ, khâm phục. Số phận bất hạnh nhƣng ngƣời
đàn bà ấy không tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời bất hạnh. Bà cam lòng
sống trong hoàn cảnh khốn khó. “Ngƣời con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Ngƣời
đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, một ngƣời chết đúng vào ngày chồng chết,
một ngƣời sống tới hơn bốn mƣơi năm sau ngày chồng chết. Trinh liệt tiết
nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục”. Qua đó cho ta thấy, ngƣời phụ nữ
trong xã hội phong kiến có sức chịu đựng phi thƣờng, có sức sống dẻo dai,
mãnh liệt.
Tình yêu nam nữ là chủ đề nổi bật của Lan Trì kiến văn lục. Đề cập đến
nét nổi bật đó, GS. Nguyễn Huệ Chi viết: “ Bên cạnh những con ngƣời
hoang dâm, lạm dụng uy quyền (Hầu - Đười ươi), những kẻ giết con (Hiệp hổ
- Hổ nghĩa hiệp), giết vợ (Tái sinh - Sống lại) là những con ngƣời có những
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 17 SVTH: Nguyễn Thị Trang


phẩm chất cao quý, nhất là ở giới phụ nữ. Một ca kỹ có nhân cách với một
tình yêu đầy chủ động (Người ca kỹ - Ca kỹ họ Nguyễn), một ngƣời con gái
(Con của phú ông) mang mối tình thủy chung nhƣng oan trái đến bạc mệnh
(Thanh Trì tình trái – Nợ tình ở Thanh Trì), một ngƣời đàn bà dệt vải có
chồng vẫn khao khát yêu đƣơng (Tái sinh – Sống lại), một thiếu nữ nghèo
mắc bệnh nan y vẫn sống hết mình cho tình yêu (Báo ân tháp – Tháp báo
ân) Về những con ngƣời này, ngòi bút của tác giả luôn tỏ ra trân trọng, và
yêu mến lạ thƣờng Nhìn chung, tác giả thƣờng nhạy bén với cái mới. Và,
tình yêu trong truyện của ông thƣờng say đắm, và đôi khi tới mức nhục cảm (
Báo ân tháp).” [5, tr. 2034]. Ngòi bút của tác giả giúp bạn đọc nhận rõ những
nhân vật đƣợc khắc họa đều thủy chung, vị tha, khao khát vƣơn tới tình yêu,
hạnh phúc, vƣơn tới cuộc sống tốt đẹp. Trang văn của ông biểu lộ sự ngợi ca
và thông cảm sâu sắc. Những câu chuyện của ngƣời phụ nữ đã gợi cho ngƣời
đọc sự cảm thƣơng xót xa bởi khắc nghiệt của thời đại khiến họ phải chết khi
còn trẻ trung, xinh đẹp, khi sức sống tràn đầy (Sống lại, Tháp báo ân)…

2.2. Chủ đề báo ứng
Cùng với chủ đề tình yêu lứa đôi, chủ đề báo ứng cũng là một trong
những vấn đề nổi bật của tác phẩm. Báo ứng là câu chuyện muôn thuở của
nhân thế xƣa nay. Nó thƣờng gắn với những kẻ gây nên nghiệp ác cho ngƣời
vô tội, ngƣời lƣơng thiện mà sau đó phải nhận kết cục thê thảm. Bởi vậy,
trong một số thiên truyện của mình, Lan Trì đã khai thác chủ đề đậm tính thế
sự, tính triết lí sâu sắc này.
Theo khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc 5/45 thiên truyện tác giả viết về
chủ đề báo ứng: Con hổ hào hiệp, Tiên ăn mày, Cá thần, Nhớ ba kiếp, Khỉ.
Vũ Trinh đã khắc họa loại ngƣời gieo mầm ác lại gặt lấy quả báo. Đó là
loại ngƣời tàn bạo, mất hết nhân tính. Trên phƣơng diện này, ngòi bút của Vũ
Trinh phê phán nghiêm khắc. Ông lên án những kẻ lòng lang dạ thú, hành
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 18 SVTH: Nguyễn Thị Trang


động tàn ác sẽ bị báo ứng. Ví nhƣ nhân vật Hoàng trong truyện Con hổ hào
hiệp. Ngƣời nông dân này lấy vợ cùng làng, sinh đƣợc đứa con trai. Sau mấy
năm chung sống thì ngƣời vợ qua đời, để lại đứa con thơ dại. Tang vợ vừa
hết, Hoàng liền nhờ mối đƣa lời nói với cô gái góa chồng làng bên. Cô gái từ
chối vì không muốn chăm sóc đứa con trai của vợ trƣớc. Hoàng muốn thỏa
nguyện lấy đƣợc cô gái nên đã dứt bỏ đứa con trai. Hắn manh tâm đƣa con
vào rừng sâu cho hổ ăn thịt. Dân gian vẫn lƣu truyền câu ngạn ngữ: “Hổ
không ăn thịt con”. Vậy mà kẻ thất đức này lại nỡ giết con mình. Hoàng đã
bƣớc qua nhân tính. Hắn đáng bị ngƣời đời phỉ nhổ, đáng bị trời tru đất diệt.
Những kẻ bạc ác nhƣ hắn sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Quả vậy!
Hoàng đã bị hổ xé nát thành trăm mảnh. Kẻ dã tâm đƣa con làm mồi cho hổ
nay bị chính hổ xé xác, thân thể vung vãi khắp nơi. Hả dạ thay! Lan Trì Ngƣ
giả bàn rằng: “Khi Hoàng đem con vào rừng, có phải hổ không giết luôn đƣợc
hắn đâu, mà để lại nhiều tình tiết nữa cho câu chuyện lan truyền khắp thôn
xóm, để quan trên thấy rõ tội ác xấu xa của hắn”.

Ở văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn học căn bản là dựa trên
quan điểm Nho giáo. Và theo đó, văn học có nguồn gốc thiêng liêng, có chức
năng xã hội cao cả là giáo hóa, hoàn thiện con ngƣời. Là tác giả văn học trung
đại, một nhà nho, Vũ Trinh ý thức sâu sắc trách nhiệm trƣớc xã hội, lo lắng
đến thế đạo nhân tâm. Nho giáo rất đề cao chức năng giáo hóa của văn
chƣơng. Bởi vậy văn chƣơng của Vũ Trinh có hơi hƣớng của màu sắc giảng
giải đạo lý nhằm nêu gƣơng hay thuyết phục răn đe. Có lẽ vậy mà chủ đề báo
ứng nhân quả đã đƣợc nhà văn quan tâm, biểu hiện khá thành công.
Cùng viết về mảng đề tài này còn có truyện Cá thần. Nhân vật chính
trong truyện là kẻ ác và ngƣời lƣơng thiện: Nhân vật lái buôn và một kẻ cƣớp
(lão lái thuyền). Ông lái buôn là một ngƣời giàu có và tốt bụng. Nhƣng một
lần ông trót uống rƣợu say có cãi nhau với chủ thuyền. Chủ thuyền trƣớc vốn
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 19 SVTH: Nguyễn Thị Trang


là một tên cƣớp, nhân cơ hội này hắn ta đã tìm cách hãm hại ông, đẩy ông
xuống biển. Bao nhiêu của cải hàng hóa bị tên cƣớp đó lấy hết. Nhƣng “ở
hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặp quả đấy”. Ông lái buôn chuyên làm việc
thiện khi gặp nạn thì đƣợc cá thần trợ giúp đƣa ông vào bờ. Còn tên chủ
thuyền độc ác kia dù có sung sƣớng, vui vẻ chia trác hàng hóa cƣớp đƣợc,
nhƣng không thể tránh đƣợc lƣới trời lồng lộng. Hai mƣơi ngày sau, hắn đã bị
quan quân bắt giữ, để trả kẻ ác về đúng nơi dành cho hắn.
Trong truyện Tiên ăn mày, ngƣời anh tên Giáp tham lam keo kiệt, cả
làng đều ghét. Anh ta đối xử tốt với một cụ già nhƣng lại vì tƣ lợi của bản
thân chứ không phải xuất phát từ tấm lòng. Hai vợ chồng nào thì giết gà, nấu
cơm, mổ cá làm gỏi tiếp đãi cụ rất hậu những mong khi về cụ biếu vợ chồng
họ chút vàng. Cụ về họ ra sức đánh cụ để máu ròng xuống sẽ biến thành vàng.
Hành động đó thật tàn nhẫn. Họ đã bị dân làng giải lên quan và Giáp bị trừng
trị thích đáng. Truyện làm ta nhớ đến lời kể khác trong văn học dân gian. Đó
là truyện Bính và Đinh. Có lẽ Vũ Trinh đã tái hiện lời kể dân gian theo cách

của mình. Cả hai sáng tác đều tập trung vào chủ đề báo ứng. Cả hai đều tham
vàng mà hủy hoại ông lão vô tội. Kẻ ác lầm tƣởng ông lão ăn mày kia là ông
tiên có phép nhiệm màu: gõ vào mũi ông là máu chảy ra, hóa thành vàng thật!
Triết lý và ƣớc mơ công lý của nhân dân bao đời nay đã khiến các câu chuyện
của dân gian và văn chƣơng gặp gỡ nhau, hƣớng về điều tốt đẹp, công bằng.
Trong cõi trời đất này, luôn có thế lực thay trời hành đạo trừng trị những kẻ
bất nhân. Truyện Vũ Trinh có ý nghĩa thật sâu xa. Nó thanh lọc hƣớng con
ngƣời đến miền thánh thiện, đánh thức điều thiện trong nhân tâm mỗi ngƣời.
Nhớ ba kiếp là truyện viết về đề tài báo ứng luân hồi đƣợm màu Phật
giáo. Mỗ là nhân vật trung tâm của truyện. Mọi ngƣời đều kinh ngạc bởi
những chuyện kỳ lạ xảy ra trong cuộc đời ông. Mỗ đã kể cho Thƣợng thƣ họ
Trần và những ngƣời xung quanh ở Thanh Hóa nghe chuyện mình đã trải qua
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 20 SVTH: Nguyễn Thị Trang


các kiếp nhƣ thế nào. Ông liên tiếp rơi vào những tình huống li kỳ. Để trở lại
với con ngƣời bình thƣờng nhƣ hiện tại, ông đã phải trải qua bao kiếp. Kiếp
thứ nhất đƣợc làm ngƣời, sống cuộc sống giàu có nhƣng làm nhiều điều bất
nghĩa. Bởi vậy, khi chết xuống địa phủ, Diêm Vƣơng phạt ông phải làm kiếp
con gà. Sau khi quỷ sứ quấn đệm lông quanh ngƣời ông, ném lên cao, rơi
xuống đất thì ông đã thấy mình nằm trong ổ gà rồi. Thân hình ông giờ là con
gà mới nở, lông tơ đầy mình, đang đƣợc gà mẹ ấp ủ dƣới cánh. Mỗ lớn lên
cao to hung tợn và trở thành một “chọi thủ”. Hễ chủ đƣa đi chọi ở đâu là đều
thắng ở đó. Song Mỗ muốn nhanh kết thúc kiếp con gà đi, Mỗ dùng cựa đạp
vào lƣng con nhà chủ, mổ lên lƣng cho chủ tức giận mà giết. Cuối cùng Mỗ
đƣợc toại nguyện. Lần thứ hai Mỗ xuống địa phủ, vì mang tội chống lại chủ
nên phải đày làm thân con lợn. Những ngày tháng sống trong chuồng, Mỗ
ngẫm nghĩ và biết hƣớng thiện. Chính vì lẽ đó khi Mỗ bị giết thịt, xuống phủ
Diêm Vƣơng ông đƣợc đầu thai làm ngƣời. Đó chính là ông cử nhân Mỗ hiện
nay. Nhân vật Mỗ rơi vào tình huống thật lạ. Vòng xoáy cuộc đời nhƣ những

đợt sóng, cuốn Mỗ đi lại đƣa Mỗ trở về. Thói đời dơ bẩn trong ông đƣợc
thanh lọc. Mỗ đã qua các cuộc tẩy rửa để hiện hữu giữa trần gian là một con
ngƣời đích thực. Nhân vật Mỗ cũng vì biết hƣớng thiện mà cuối cùng đƣợc
trở về với kiếp ngƣời chứ không phải làm súc sinh. Sống nhân hậu biết làm
điều tốt thì sẽ nhận đƣợc điều tốt đẹp, đó là thông điệp tác giả muốn đƣợc
chia sẻ qua truyện.
2.3. Chủ đề đền ơn trả nghĩa
Bên cạnh những con ngƣời vô lƣơng tâm, mất hết nhân tính nhƣ Hoàng
trong truyện Con hổ hào hiệp, ngƣời chủ thuyền độc ác trong truyện Cá
thần… thì vẫn có những con ngƣời lƣơng thiện, giúp đỡ ngƣời khác bằng cả
tấm lòng, không gợn chút toan tính. Những con ngƣời nhân nghĩa nhƣ thế
trong cuộc sống này đã gợi ý cho chủ đề đền ơn đáp nghĩa trong sáng tác văn
chƣơng xƣa nay.

×