Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong nữ ca sĩ hói đầu của e ionesco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.47 KB, 61 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
****** **


ĐOÀN THỊ SÁU



NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG NỮ CA SĨ HÓI ĐẦU
CỦA E.IONESCO


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. ĐỖ THỊ THẠCH






HÀ NỘI - 2014





LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khoá luận em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt là cô giáo
Đỗ Thị Thạch - người đã trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian qua.
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp của các thầy cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Đoàn Thị Sáu













LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những
nghiên cứu trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa được công bố trong
bất kì tài liệu nào!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Đoàn Thị Sáu







MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Cấu trúc khoá luận. 7
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG 1: E.IONESCO VÀ VỞ KỊCH NỮ CA SĨ HÓI ĐẦU 8
1.1. Kịch phi lí 8
1.1.1. Khái niệm 8
1.1.2. Sự xuất hiện của kịch phi lí 10

1.1.3. Một số đặc điểm của kịch phi lí 12
1.2. I.Onesco với vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu 16
CHƢƠNG 2: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG NỮ CA SĨ HÓI ĐẦU 20
2.1. Nhân vật với sự phá huỷ ngôn ngữ 20
2.1.1. Ngôn ngữ lặp lại 21
2.1.2. Ngôn ngữ phi lôgic 25
2.2. Nhân vật với sự phá huỷ tính cách 32
2.3. Nhân vật với hành động bị thủ tiêu 38
2.3.1. Hành động kịch 38
2.3.2. Hành động nhân vật bị thủ tiêu 40
2.4. Nhân vật với sự phá huỷ xung đột 45
2.5. Nhân vật trong không gian, thời gian phi lí 49
2.5.1. Nhân vật trong không gian phi lí 49
2.5.2. Nhân vật trong thời gian phi lí 52
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XX là thế kỉ của những biến động dữ dội, tựu trung có thể nhận
ra bởi sự tăng tốc có tính chất bi kịch của thời gian, một sự tăng tốc ghê gớm
tới mức mà trong một đời người có thể chứng kiến những sự đổi thay liên quan
không phải chỉ tới một đời người mà nó tác động và làm biến đổi bộ mặt của
một dân tộc, một đất nước hoặc thậm chí cả bộ mặt thế giới. Ngay từ đầu thế
kỉ, với sự ra đời của học thuyết tương đối, cách quan niệm cũ về thế giới buộc
phải xem xét lại nhiều vấn đề. Các phát kiến về vật lí đã “làm nổ tung một thực
tại thành nhiều thực tại không thể rút gọn” [8,9]. Bản thân trí tuệ vốn là phát

kiến lớn nhất của châu Âu tư sản các thế kỉ trước cũng không đứng vững trong
thế kỉ này.
Bức tranh văn học châu Âu của thế kỉ XX cũng thể hiện tính chất phức
tạp trong sự phát triển đa dạng và phong phú. Riêng về lĩnh vực sân khấu nổi
lên ở bình diện hàng đầu là phong trào kịch phi lí, xuất hiện và phát triển mạnh
vào thập niên 50 của thế kỉ XX. Tuy kịch phi lí không phải là một trường phái
văn học với những tuyên ngôn hay cương lĩnh sáng tác rầm rộ thường gặp ở
một số trường phái khác, song nó chính là một hiện tượng văn học đặc biệt.
Kịch phi lí tồn tại trong khoảng 10 năm nhưng đã có một lực lượng sáng
tác hùng hậu và tài ba như: E.Ionesco (1909 - 1994), S.Beckett (1906 - 1989),
A.Adamov (1908 - 1970); cùng với một số nhà văn khác nữa như: J.Genet,
Fr.Durrenmatt, H.Pinter…Trong số đó tiêu biểu nhất là E. Ionesco (Viện sĩ
Viện Hàn lâm Pháp 1970), S.Beckett (Giải Nobel Văn học năm 1969) và
A.Adamov.
Năm 1950 vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của E.Ionesco ra đời đã gây xôn
xao dư luận, với những ý kiến trái chiều nhau trong báo chí và phê bình sân
khấu, bởi chúng hoàn toàn khác với tất cả những tiết mục sân khấu trước đây.
2

Người ta bắt đầu cảm thấy dòng kịch mới này chứa một sức hút mạnh mẽ rất
khó lí giải.
Chọn đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nữ ca sĩ hói đầu
của E.Ionesco”, chúng tôi mong muốn đi tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật
kịch phi lí. Đặc biệt chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân
vật vì nhân vật là một trong những vấn đề trọng tâm có tính chất cốt lõi của
hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Bằng lòng yêu mến và ngưỡng mộ, chúng tôi
mong rằng qua bài nghiên cứu này có thêm sự hiểu biết về kịch phi lí cũng như
về tác giả E.Ionesco. Từ đó có cái nhìn toàn diện, nhiều chiều về loại kịch mới
bên cạnh kịch truyền thống.
Mặt khác, là sinh viên khoa Ngữ Văn của một trường Sư phạm, sau này

ra giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường phổ thông; để giảng dạy tốt một tác
gia kịch và những tác phẩm văn học nước ngoài thì người giáo viên phải có
các kiến thức bổ trợ giúp cho bài dạy thêm phong phong phú, giúp học sinh
hiểu sâu rộng và có hứng thú với bài học, để giờ dạy đạt hiệu quả cao. Muốn
vậy không chỉ cần hiểu biết những tác gia, tác phẩm có mặt trong chương trình
sách giáo khoa mà nên tìm hiểu các tác gia khác nhất là các tác gia nổi tiếng
của nền văn học phương Tây. Cho nên, dù Nữ ca sĩ hói đầu không phải là tác
phẩm đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng với tư cách là
một loại kiến thức bổ trợ, khi tìm hiểu về vở kịch này sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ
hơn về thể loại kịch, về kịch nói chung và kịch phi lí nói riêng, về sự phong
phú của nền văn học phương Tây.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nữ ca sĩ hói
đầu của E.Ionesco” trên các phương diện của nghệ thuật xây dựng nhân vật,
chúng tôi hướng tới mục đích: thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ
thuật xây dựng nhân vật kịch phi lí của tác giả, đồng thời cũng thấy được sự
sáng tạo, mới mẻ của thể loại được gọi là phản kịch so với kịch truyền thống.
3

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi xuất hiện, vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của E.Ionesco đã gây
xôn xao dư luận nước Pháp. Nó mở đầu cho hàng loạt các vở kịch của những
tên tuổi như: S.Beckett (vở Trong khi chờ đợi Gođot, Tàn cuộc…),
A.Adamov (vở Xâm lược, Ping - Pong…) và một số nhà văn khác. Và Nữ ca
sĩ hói đầu thực sự là vở diễn đánh dấu mốc quan trọng cho sự xuất hiện cho
trào lưu kịch phi lí. Sự ra đời và dàn dựng nối tiếp nhau của các vở kịch phi lí
trong khoảng thời gian hơn mười năm (tính từ năm 1950) và đạt mức cao trào
như vậy đã được gọi là “cơn kịch phát của văn học phi lí”.
Xung quanh vấn đề kịch phi lí, về tác giả E.Ionesco, về tác phẩm Nữ ca
sĩ hói đầu có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau của

các nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu, văn học cũng như công chúng. Ở Việt
Nam phải đến năm 1960 thì văn học phi lí nói chung và kịch phi lí nói riêng
mới bắt đầu được nghiên cứu. Nhưng nó chỉ được đề cập đến như một cấu
thành nằm trong một đề tài của công trình nghiên cứu chứ chưa phải là một đối
tượng của một công trình chuyên luận riêng biệt. Sau khi đất nước thống nhất,
đến cuối những năm 80 thì các tác phẩm văn học phi lí mới bắt đầu được dịch
sang tiếng Việt nhưng cho đến nay vẫn chưa được đầy đủ.
Trước hết là trong các cuốn từ điển, có thể đề cập tới 2 cuốn “Từ điển
văn học” (tập 1) do Đỗ Đức Hiển chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1983 và “Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài” do Hữu Ngọc chủ
biên, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1982, chúng tôi thấy rằng tác giả từ điển mới
dừng lại ở việc giới thiệu khái quát về tác giả Ionesco, tác phẩm Nữ ca sĩ hói
đầu được giới thiệu bên cạnh các tác phẩm tiêu biểu khác không được tìm hiểu
cụ thể.
Đối với các cuốn giáo trình, tuy có sự chuyên sâu hơn so với các từ điển
song vẫn chưa đi vào các chi tiết do khuôn khổ và mục đích của loại này.
4

Giáo trình “Văn học phương Tây” của tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng
Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn
Chính, Phùng Văn Tửu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, cũng đã giới thiệu khá
đầy đủ chân dung và diện mạo của các đại diện văn học phi lí. Về phần tác giả
E.Ionesco, Phùng Văn Tửu đã có những giới thiệu khái quát về tiểu sử, sự
nghiệp. Đối với vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu, ông đã có những tìm hiểu khá cặn
kẽ để nêu bật đặc trưng thể loại bài viết này được giới thiệu từ trang 818 tới
trang 824, trong đó có 2 phần: một là: Tấn bi kịch về ngôn ngữ và hai là: Đến
sự phủ nhận triệt để. Trong phần viết này Phùng Văn Tửu đi sâu vào khai thác
yếu tố ngôn ngữ và nhân vật để thấy được sự phi lí, sự vô nghĩa của con người
và cuộc đời tác giả phản ánh trong tác phẩm.
Giáo trình “Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX” do Đặng Thị Hạnh chủ

biên, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997. Phần “Nhập đề” nêu một cách khái quát
tình hình lịch sử, kinh tế - xã hội; sự phát triển của các trào lưu khoa học tư
tưởng mới; tiến trình phát triển và những đặc trưng cơ bản của các thể loại
như: thơ, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học… Cuốn sách có giới thiệu về tác
giả E.Ionesco với bài viết của Đặng Anh Đào. Bài viết giới thiệu sơ lược về
cuộc đời và có sự phân tích các khía cạnh đặc trưng thể loại kịch phi lí trong
vở Nữ ca sĩ hói đầu. Đặng Anh Đào cho rằng: Ionesco đã thành công trong
việc dùng “gậy ông đập lưng ông”, dùng những biện pháp của kịch trên cơ sở
của một sự phóng đại kệch cỡm để “phản kịch”. Tuy nhiên có một điều ông
không thể thực hiện được, đó là tham vọng huỷ diệt được ý nghĩa của kịch.
Cuốn “Văn học phi lí” của Nguyễn Văn Dân, Nxb Văn hóa thông tin -
Trung tâm văn hoá ngôn ngữ phương Đông Tây, Hà Nội, 2002, đây là cuốn
sách chuyên sâu về trào lưu văn học phi lí, có phần cụ thể: Khảo luận và
Tuyển chọn giới thiệu tư liệu. Phần một, Nguyễn Văn Dân nêu và phân tích
đặc điểm của cái phi lí qua các thời đại, những đóng góp của văn học phi lí qua
5

các thời kì. Ở mỗi phần, tác giả đều có những dẫn chứng cụ thể, chính xác để
minh hoạ cho từng luận điểm. Tác giả cũng đề cập tới vở Nữ ca sĩ hói đầu của
Ionesco ở một số khía cạnh ở nghệ thuật song vẫn sơ lược.
Vở kịch “Nữ ca sĩ hói đầu” không chỉ được nghiên cứu trong các cuốn
giáo trình hay các quyển từ điển, mà nó còn được tìm hiểu khá cặn kẽ trong
các thông báo khoa học.
Đó là bài viết của Nguyễn Ngọc Thi trong Thông báo khoa học Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, số 1.1999 và số 1.2001. Qua các bài viết của mình Thạc sĩ
đã cho người đọc thấy những đặc trưng nghệ thuật của kịch phi lí, biểu hiện
của nó trong tác phẩm và những nét độc đáo của tác giả.
Còn phải kể tới bài viết “Kịch phi lí và kịch truyền thống từ cái nhìn so
sánh” của Lê Nguyên Cẩn trên tạp chí Khoa học số 5 của Đại học sư phạm Hà
Nội. Qua bài viết đã giúp cho người đọc có nhìn đối sánh những đặc điểm

khác nhau và có sự kế thừa giữa kịch truyền thống và kịch phi lí. Lê Nguyên
Cẩn đã dùng các vở kịch để chứng minh cho các đặc điểm khác nhau trong đó
có vở Nữ ca sĩ hói đầu ở một số khía cạnh: nhân vật, không gian và kế thừa
kịch truyền thống ở đối thoại trùng lặp. Đặc biệt Lê Nguyên Cẩn còn có bài
viết “Đặc điểm kịch phi lí của E.Ionesco qua vở Nữ ca sĩ hói đầu”, tạp chí
Nghiên cứu văn học của Hội nhà văn, năm 2007, bài viết ấy ông đã chỉ ra các
đặc điểm của kịch phi lí trong vở Nữ ca sĩ hói đầu.
Về phương diện nhân vật trong kịch phi lí, năm 1963, Elivira Trương
Bửu Lâm có bài viết “Kịch gia Ionesco - vài lời giới thiệu” đăng trên tạp chí
Đại học số 32, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật sân khấu của
Ionesco. Ông cho rằng, Ionesco đã xây dựng nhân vật “đội lốt người” chứ
không phải con người thực trong cuộc sống, vì thế nó hoàn toàn không có biểu
hiện của đạo đức, không thể xác định được người tốt hay người xấu nên khán
giả không có cơ sở để lấy nhân vật làm gương để theo hay để chừa.
6

Những năm 60 của thế kỉ XX, ở một vài công trình có uy tín, một số tác
giả có nhận định về ngôn ngữ và hành động của nhân vật nhưng chỉ là những ý
kiến đơn lẻ chưa có sự nhất quán. Các ý kiến bổ sung cho nhau cho việc phác
hoạ những nét cơ bản của nhân vật kịch phi lí: những sinh thể xa lạ, những
nhân vật bị san bằng cá tính trở nên hời hợt như những con rối. Đó là những
hình ảnh hơn là những hình tượng vì những nhân vật trong kịch phi lí chỉ có cử
động mà không hành động theo đúng nghĩa hành động của nhân vật kịch.
Trong công trình tập thể Văn học phương Tây, khi tiếp xúc với vở Nữ
ca sĩ hói đầu, Phùng Văn Tửu đã nhìn thấy nhân vật trong kịch phi lí không có
cá tính. Ông cho rằng:
“Con người phi lí trong Nữ ca sĩ hói đầu còn được khắc hoạ ở khía
cạnh tha hoá hiểu theo nghĩa đánh mất bản thân, không còn là cá nhân mình
mà thành cái khác, xa lạ. Con người trở nên xa lạ với nhau; mỗi cá nhân là
một thực thể khép kín, tách biệt với những người khác.” [13,823]

Chuyên luận Văn học phi lí đăng trong tạp chí Văn học nước ngoài năm
1997, Vũ Đình Phong đã phân tích nhân vật kịch phi lí:
“Các nhân vật của kịch phi lí hoàn toàn sống theo hoàn cảnh trước mắt và
những giấc mơ tại chỗ. Họ liên tiếp biến hoá theo hoàn cảnh, do đó, họ luôn bị
điếc, câm, hoặc ngược lại, họ bật lên một thanh âm hay vung lên một cử chỉ, một
động tác nào đó. Nếu được đẩy thêm chút ít, họ sẽ trở thành những kẻ ma ám,
hoặc sống trong mộng. Họ giống như người mộng du…Nhân vật ở đây làm trung
tâm cho cả một hệ thống những đối lập, chúng nhấn chìm họ…” [12,8]
Nhận xét về nhân vật kịch phi lí của các nhà nghiên cứu, phê bình trong
nước có sự liên quan nhất định với nhau. Mỗi tác giả phân tích một tác phẩm
nhưng tất cả đều hướng đến việc chỉ ra những khiếm khuyết cụ thể của nhân vật.
Vì khiếm khuyết nên nhân vật bị phá huỷ, không còn những đặc điểm của kịch
truyền thống, nhân vật phi lí không còn cá tính, không còn đời sống tâm lí rõ
ràng, ngôn ngữ nhân vật sử dụng đã mất chức năng giao tiếp.
7

Như vậy qua khảo sát, chúng tôi thấy nhìn chung về đặc trưng nghệ
thuật kịch phi lí trong vở Nữ ca sĩ hói đầu của E.Ionesco đã ít nhiều được giới
nghiên cứu quan tâm khai thác. Tuy nhiên sự khai thác này mới dừng lại ở các
đặc trưng khái quát của kịch phi lí chưa đi sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong vở kịch này.
Từ kết quả trên đã gợi ý cho chúng tôi đi đến vấn đề cụ thể, đó là nghiên
cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nữ ca sĩ hói đầu của E.
Ionesco”. Có thể đây là vấn đề khá mới lạ và chưa được tìm hiểu sâu. Việc đi
nghiên cứu, giúp làm lộ rõ nội dung tác phẩm được gửi gắm qua hình thức
nghệ thuật, đồng thời thấy sự độc đáo thể hiện cái phi lí của tác giả - được coi
là một trong ba chủ soái của trào lưu kịch phi lí.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch phi lí trong
vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của
E.Ionesco. Do hạn chế về mặt ngoại ngữ nên chúng tôi tìm hiểu tác phẩm trên
văn bản dịch. Chúng tôi sử dụng bản dịch của Nguyễn Văn Dân in trong cuốn
Văn học phi lí, Nxb VHTT, Hà Nội, 2002.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nữ
ca sĩ hói đầu của E.Ionesco” người viết sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu, cụ thể là các phương pháp:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Cấu trúc khoá luận.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận có 2 chương:
Chƣơng 1: E.Ionesco và vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu.
Chƣơng 2: Nghệ dựng thuật xây nhân vật trong Nữ ca sĩ hói đầu.
8

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: E.IONESCO VÀ VỞ KỊCH NỮ CA SĨ HÓI ĐẦU

1.1. Kịch phi lí
1.1.1. Khái niệm
Để hiểu được thế nào là khái niệm “kịch phi lí”, chúng ta cùng tìm hiểu
thế nào là “phi lí”.
Có thể khẳng định trong văn học phi lí nói chung, kịch phi lí nói riêng,
cái phi lí không phải là cái siêu hình, phi thực tế mà nó có nguồn gốc trong
cuộc sống thực tế của xã hội phương Tây. Đây là nguồn gốc, là đối tuợng nhận
thức của văn học phi lí.
Khái niệm “phi lí” không phải tới thế kỉ XX mới xuất hiện mà nó đã
xuất hiện từ thời cổ đại. Trên phương diện lôgic học người ta quan niệm “phi

lí” là những gì tồn tại trái với các quy tắc lôgic. Trên bình diện lí luận nhận
thức, người ta quan niệm “tất cả những chống lại năng lực nhận thức, chống
lại lí trí, không thể giải thích được bằng tư duy, thì đều được gọi là phi lí. Như
vậy cái phi lí là cái phản lí tính” [6,15]. Khái niệm phi lí trong triết học có
bước phát triển đặc biệt quan trọng là giai đoạn của chủ nghĩa hiện sinh. Chủ
nghĩa hiện sinh tạo ra giữa lí tính và thực tại một vực sâu ngăn cách. Và trong
vực sâu này có sự ngự trị của cái phi lí. Khái niệm “phi lí” xuất phát từ “triết
học chủ nghĩa hiện sinh về tính phi lí, tính vô nghĩa của cuộc sống” [7,170].
Xem kịch phi lí như một thực thể văn học nghệ thuật, các nhà nghiên
cứu thấy rằng “Kịch phi lí hấp thụ một số khái niệm cơ bản của triết học hiện
sinh (cái phi lí, lo âu, tuyệt vọng, hư vô…) và được viết phần lớn với nghệ
thuật huyền thoại” [10,338]. Khái niệm “phi lí” trong văn học dùng để chỉ loại
hình văn học phi lí có hiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi
lôgic, phi lí tính, trái với chức năng nhận thức của con người.
9

Như vậy có thể thấy “cái phi lí” trong văn học không phải là cái không
có thật, không thực tế mà nó bắt nguồn từ thực trạng xã hội mà cụ thể từ xã hội
phương Tây lúc bấy giờ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn học phi lí có nguồn gốc từ những
sáng tác dân gian có sử dụng thủ pháp trào phúng, hài hước, nói ngược và ngoa
dụ. Văn học phi lí có những đóng góp to lớn cho văn học nhân loại, đó là điều
không thể phủ nhận với các tác phẩm gồm nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch…) mà nổi tiếng hơn cả là kịch phi lí với người tiên phong là nhà
viết kịch E.Ionesco gắn vở Nữ ca sĩ hói đầu, sau đó là hàng loạt của vở kịch
nổi tiếng khác của các nhà soạn kịch nổi tiếng đương thời.
Kịch phi lí xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX, đến những năm
50 thì kịch phi lí phát triển đến đỉnh cao, tới những năm 60 của thế kỉ này nó
có dấu hiệu suy tàn. Tuy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng loại
kịch này đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển văn học nghệ

thuật của nhân loại.
Cho đến nay, tên gọi của kịch này vẫn chưa được thống nhất. Giới
nghiên cứu phê bình đã gọi loại kịch này là “Kịch phản kháng và ngược đời”
(George), “Kịch cười nhạo” (E.G.Jacquart), “Hài kịch não ruột” (J.L.Styan);
“Bi hài hiện đại” (Kral Guthke)… Đặng Anh Đào gọi nó là “phản kịch” vì chủ
yếu là phản kịch truyền thống:
“Nó sử dụng những phương tiện trang trí sân khấu sơ sài, không chú
trọng sự giống như thật, về hình thức nó thiên về những kĩ thuật đa dạng hơn
kịch cổ điển. Kịch mới là kịch của sự phủ định, do nó huỷ diệt ba yếu tố cơ bản
của kịch là xung đột, ngôn ngữ, nhân vật” [12,170].
Theo Eslin Martin gọi “Kịch phi lí”, do:
“Nó rọi trên sân khấu những lo âu, ám ảnh của những sinh linh - chứ
không phải là những con người xã hội - đang biến thành người máy, bị tha hoá
đơn côi giữa một thế giới xa lạ” [12,170].
10

Tuy không phải ai cũng tán thành nhưng thực tế cho thấy khái niệm
“Kịch phi lí” nhanh chóng được chấp nhận. Tên gọi này dường như nghiêng
về mặt biểu hiện có vẻ bất thường của kịch phi lí. Như vậy, kịch phi lí có sự
tiếp thu, kế thừa những hiện tượng, đề tài của các lĩnh vực khác và trước nó
như triết học, văn xuôi phi lí… và nó lại có bước đột phá ở mặt nghệ thuật.
1.1.2. Sự xuất hiện của kịch phi lí
Thế kỉ XX là thế kỉ của những biến đổi dữ dội, những thành công của
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đem lại cho con người rất nhiều thứ. Các
nước phương Tây ứng dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế phát triển ở tầng cao mới. Kinh tế đi lên, các
nhà tư bản phương Tây lao mình vào vòng xoáy lợi nhuận, tạo ra một khối
lượng của cải vật chất khổng lồ mà xã hội không thể tiêu thụ hết. Điều này đã
dẫn tới khủng hoảng kinh tế thế giới (1929) gây nên nhiều xáo trộn trong đời
sống con người.

Cũng trong thế kỉ này, chiến trường châu Âu luôn nóng lên vì chiến
tranh nếu không xảy ra ở châu Âu thì cũng xuất phát từ châu Âu. Hàng loạt các
cuộc chiến tranh cứ nối tiếp nhau tiếp diễn: chiến tranh thế giới lần thứ I (1914
-1918), chiến tranh Tây Ba Nha (1936), chiến tranh thế giới lần thứ II (1936-
1945), chiến tranh Đông Dương (1946-1954)… khiến cho nhân loại đau đớn
và hoài nghi vào cuộc sống. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của chiến tranh thế giới
thứ nhất và thứ hai đã gây ra cơn khủng hoảng tâm lí nặng nề lên toàn nhân
loại, nhất là tầng lớp trí thức phương Tây bấy giờ.
Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng gặt hái được rất nhiều kết quả quan
trọng, các học thuyết, tư tưởng chính trị mới xuất hiện ngày càng nhiều như
chủ nghĩa Marx, hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, cấu trúc
luận… Những hiện tượng mới lạ đồng loạt xuất hiện giúp con người soi xét sự
11

vật, hiện tượng trong không gian đa chiều, đa kích thước và đối diện với nhau
trong “thế giới phẳng”.
Trong bối cảnh đó, kịch phi lí xuất hiện khá đột ngột đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 thế
kỉ XX. Không ít các nhà triết gia và các nhà nghiên cứu phương Tây xem tâm
lí là căn bệnh thế kỉ XX. Cái phi lí trở thành vấn đề nổi bật trong nhiều lĩnh
vực của cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, hoàn cảnh của
nước Pháp nói riêng và châu Âu nói chung với bao vấn đề chính trị xã hội gay
gắt đặt ra đã trở thành mảnh đất tốt cho kịch phi lí tồn tại. Các tác gia kịch phi
lí S.Beckett, E.Ionesco, A.Adamov đã táo bạo đưa lên sân khấu những vở
diễn mới lạ được đông đảo khán giả hoan nghênh. Kịch phi lí cho người ta
cảm giác, trong lĩnh vực sân khấu nó nói lên được những chân lí lớn lao nhất
về con người và cuộc đời.
Tuy vậy, con đường hình thành và phát triển của kịch phi lí trải qua
những thăng trầm nhất định. Ban đầu, chỉ có một vài đạo diễn dàn dựng kịch
phi lí với mong muốn thử nghiệm chính nên nó xuất hiện ở các rạp nhỏ, nằm

rải rác ở tả ngạn sông Seine (Paris). Đạo diễn N.Bataille là người khởi xướng,
ông dựng vở Nữ ca sĩ hói đầu của E.Ionesco năm 1950. Kế tiếp là J.Vilar
dựng vở Xâm lược của A.Adamov và mãi đến khi đạo diễn chuyên săn lùng
những kịch bản “lạ” R.Blin dựng vở Trong khi chờ đợi Godot của S.Beckett
(1953) thì dư luận xã hội mới xôn xao về hiện tượng kịch độc đáo này. Kịch
phi lí ra đời trên tinh thần phá vỡ dần các quy tắc của kịch truyền thống. Giới
báo chí và phê bình sân khấu có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng họ đều
cảm thấy có sức hút mạnh mẽ rất khó lí giải ở loại kịch này.Và kể từ đây, công
chúng phương Tây thực sự quan tâm tới kịch phi lí.
Vì những lí do khác nhau, các tác gia kịch phi lí không tiếp tục phát
triển loại kịch này. Đến những năm 60 của thế kỉ trước, cả Beckett và Ionesco:
12

“ đã cảm thấy “hết hơi” theo chữ dùng của E.C.Jacca. Ông dẫn lời
của E.Buchet trong cuốn Các tác gia của đời tôi kể lại tâm sự của Ionesco
năm 1962: Ông than phiền là không thể viết gì hơn nữa, ông cảm thấy cạn
kiệt, không sao tự đổi mới được… điều kì diệu của Nữ ca sĩ hói đầu sẽ không
tái diễn. Beckett cũng có tâm trạng tương tự: tôi cảm thấy rằng tôi cứ lặp đi
lặp lại mãi một chuyện. Đối với một số nhà văn, viết lách càng ngày càng dễ;
đối với tôi, phạm vi các khả năng càng ngày càng thu hẹp lại.” [12,817]
Tuy kịch phi lí chỉ tồn tại trong vòng 10 năm (1950-1960) nhưng nó
thực sự gây được tiếng vang lớn ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Vào những
thập niên cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, thế giới có nhiều biến động về
kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá - tư tưởng, người ta bắt đầu đặt lại những
phản đề cho những vấn đề tưởng chừng đã cũ. Trong cuộc tìm về đó, kịch phi
lí vẫn còn nguyên vẹn tính mới mẻ và sức hút đối với người nghiên cứu.
1.1.3. Một số đặc điểm của kịch phi lí
Tác giả Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa đã từng đưa ra quan niệm:
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,

khơi nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”. Từ quan niệm ấy ta
hiểu rằng, người nghệ sĩ muốn tồn tại và phát triển được thì phải luôn tìm tòi
và tự đổi mới. Họ phải sản sinh ra những sản phẩm nghệ thuật mới, vượt trội
cái đã có. Đó cũng là lí do khiến cho kịch phi lí ra đời để phản ánh sự khủng
hoảng sâu sắc, toàn diện của xã hội phương Tây, nó là một loại hình văn học
mới. Kịch phi lí là một bước đột phá, “một hiện tượng độc đáo khó có thể lặp
lại” (Nguyễn Văn Dân).
Dựa vào khảo cứu một số lượng những tác phẩm kịch phi lí và so sánh
với những vở kịch truyền thống, các nhà nghiên cứu ở nhiều bài viết, nhiều tài
liệu đã gọi tên những đặc điểm biểu hiện của kịch phi lí của loại hình nghệ
13

thuật này theo nhiều cách. “Nếu cái phi lí trong truyện ngắn và tiểu thuyết của
Kafka của Camus được thể hiện chủ yếu ở nội dung tác phẩm thì cái phi lí
trong kịch phi lí của Beckett hay của I.Onesco được thể hiện ở cả nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật.” [6,32]
Có ý kiến cho rằng: các đại diện tiểu biểu như Ionesco, Beckett đã đi tìm
một cách tuyệt vọng con đường thứ ba trong nghệ thuật; họ thoát li hẳn hiện
thực xã hội, miêu tả ý thức bên trong con người thể hiện ở kết cấu, cốt truyện và
nhân vật. Những yếu này dao động từ tính chất khô khan, vô hiệu đến tính chất
không giống như thật một cách hư ảo nhất. Họ không quan tâm đến việc dẫn dắt
hành động kịch và nghiên cứu tâm lí nhân vật. Họ đã sử dụng những hình thức
sơ khởi của kịch: kịch câm, kịch điệu bộ… Hầu hết các tác giả làm giảm giá trị
lời thoại của kịch hay ít nhất làm biến đổi màu sắc lời thoại sân khấu.
Hay có ý kiến, đặc điểm chính của kịch phi lí là “trình bày theo lối hài
nghịch dị của những hình thức giả dối và vô nghĩa (cả ngôn ngữ) của sinh tồn
con người” (theo Lê Xuân Cẩn).
Tương tự như thế Nguyễn Văn Dân trong cuốn “Văn hoc phi lí” cho
rằng: “Đặc điểm của kịch phi lí là tính chất bi - hài. Nhìn chung, các nhà văn
phi lí cho rằng bản chất của xã hội đương thời là kịch, nhưng họ cũng lại cho

rằng, không thể dùng bi kịch, nhưng họ cũng lại cho rằng, không thể dùng bi
kịch truyền thống để loại bỏ bi kịch của xã hội, mà muốn trừ bỏ nó phải dùng
hài kịch. Song, vì phải lấy cái thực tế bi kịch của xã hội làm chất liệu sáng tác,
cho nên cái hài kịch của họ lại không thể không dính đến bi kịch. Chính vì vậy
mà hài kịch của họ tất yếu phải mang tính chất bi kịch, vì thế mà các sáng tác
kịch của họ mang tính bi - hài” [6,61].
Khi đem kịch phi lí đối chiếu với kịch truyền thống các nhà nghiên cứu
nhận thấy rằng: “Loại kịch này không giống kịch truyền thống trong cách thức
trang trí, tổ chức dàn dựng diễn, nó thường tự nhiên về các kĩ thuật đa dạng
14

theo kiểu music - hall (ca vũ kịch hỗn hợp). Nó phủ nhận vai trò của xung đột
kịch, tính cách và ngôn ngữ nhân vật. Kịch không có cốt truyện, nhân vật
không có tính cách, không thời gian mơ hồ” [9,63]. Cũng trong sự đối chiếu
ấy, một số nhà nghiên cứu lại nhận ra sự mới mẻ, thú vị của kịch phi lí, mà đại
diện tiêu biểu cho trào lưu đó là E.Ionesco: “Với chủ trương đổi mới nghệ
thuật sân khấu, E.Ionesco phá bỏ những yếu tố của sân khấu truyền thống,
chống lại việc đưa lí trí, đưa cái lôgic vào nghệ thuật. Nhân vật không có quá
trình tâm lí, nói năng hoạt động một cách ngẫu nhiên. Ngôn ngữ nhân vật là
những lời khuôn sáo, ngô nghê.” [6,202]
Chính tác giả Ionesco đã phát biểu đối với tôi dường như có một sự sụp
đổ của thực tại… Tôi tưởng tượng như đã viết một cái gì giống như là bi kịch
của ngôn ngữ. Trong kịch phi lí, các nhân vật giống như một cỗ máy bị lỗi lập
trình phát ra toàn những nguyên âm, phụ âm hoặc những câu ngô nghê, vô
nghĩa.
J.Bersane cho rằng: “Về bản chất, kịch phi lí có tính chất trữ tình nhưng
khác xa so với kịch truyền thống. Vở kịch không phải là một kịch bản mà là
một cảnh tái tạo những huyền thoại sâu xa của một con người và của xã hội”
(Văn học Pháp từ 1945 đến 1968)
Đặt bên cạnh văn xuôi phi lí, kịch phi lí trở thành một loại văn học hai lần

phi lí. Nguyễn Văn Dân gọi nó là “Văn học phi lí mang tính chất phi lí” [6,65].
Bởi lẽ trong khi văn xuôi phi lí dùng ý thức và lí trí để diễn tả cái phi lí thì kịch
phi lí dùng chính các thủ pháp phi lí để diễn đạt cái phi lí. Sự tấn công cái phi
lí trở nên quyết liệt hơn. Trên cơ sở phát triển hài kịch biếm hoạ của A.Jarry,
kịch phi lí đã đẩy thủ pháp này lên tới mức cực đoan, đi đến chỗ phá huỷ hoàn
toàn ngôn ngữ, phá huỷ nhân vật, phá huỷ cốt truyện.
Trong khi chống lại những quy ước của sân khấu truyền thống, thì đến
lượt mình, kịch phi lí đặt ra những quy ước mới. Với những quy ước ấy, kịch
15

phi lí muốn trở thành sân khấu thuần tuý không có khung cảnh lịch sử xã hội
cụ thể, không có bất cứ một đặc điểm riêng nào của hành động, không có đặc
điểm đặc trưng của nhân vật, không có sự biện minh cho hành động. Thay vào
đấy chúng ta thấy xuất hiện những tình huống khuôn mẫu, những nhân vật
mang tính giản lược, những mô hình, những mô hình hành động đơn giản. Bởi
vậy kịch phi lí còn được gọi là “phản - kịch”.
Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm chung
nhất cho dòng kịch phi lí. Điều đáng chú ý hơn cả, vì kịch phi lí loại “kịch
phản kịch”, nó phá bỏ những gì thuộc về kịch truyền thống, chính vì thế ta
thấy chúng có những đặc điểm sau đây:
- Kịch phi lí là loại văn học hai lần phi lí.
- Kịch phi lí được gọi là “phản kịch”:
 Cốt truyện phân mảnh, phá huỷ xung đột.
 Phá bỏ không gian, thời gian.
 Nhân vật không có tính cách, tư duy.
 Làm rỗng ngôn ngữ của nhân vật.
- Thủ pháp sử dụng chủ yếu là nghịch dị.
- Hiệu quả mang lại của kịch phi lí là tính bi - hài, tính đa nghĩa cho
vở kịch.
Từ khi Nữ ca sĩ hói đầu xuất hiện, kịch phi lí đã gây được những tiếng

vang lớn trong lòng độc giả. Vì vậy ý đồ thực hiện cuộc cách mạng sân khấu,
phá bỏ lâu đài sân khấu truyền thống của các nhà sáng lập kịch phi lí đã tìm
được chỗ đứng. Kịch phi lí thực sự đã có được những khán giả, thậm chí có cả
những người tri âm của mình. Kịch phi lí là một hiện tượng độc đáo, một sản
phẩm nảy sinh từ sự phản kháng dữ dội trước những khủng hoảng. Dư ba của
nó thật sâu sắc, không thể nào chối bỏ được sức tác động mạnh mẽ của nó với
các trào lưu văn học cùng thời và cả những sáng tác về sau.
16

Vì những đặc điểm trên của kịch phi lí nên khi tiếp cận, chúng ta cần xác
định một điểm nhìn nhất định. Kịch phi lí như hình ảnh của chiếc kính vạn hoa,
tuỳ theo điểm nhìn chúng ta mà có những cách tiếp cận khác nhau. Những nhà
nghiên cứu thế kỉ XX chắc hẳn khác với chúng ta ngày hôm nay. Bởi vì, sự
thẩm định nào cũng có ít nhiều chịu sự quy định của hai yếu tố lịch sử - thời đại
và văn hoá. Ngày nay, khi chiến tranh không còn là nỗi ám ảnh trực tiếp, triền
miên lên sự sống của con người, nhân loại đối diện nhau trong “thế giới phẳng”
thì người ta quan tâm tới vấn đề sống - chết theo một cách thức khác. Nhân loại
không mang tâm trạng bi quan, tuyệt vọng như thế hệ những người trí thức hiện
sinh từng gặp trong lịch sử. Thế kỉ XXI - thế kỉ hội nhập, loài người đã đạt được
nhiều thành tựu lớn trong việc tạo giá trị mới của cuộc sống. Tất nhiên, chúng
ta, những con người thế kỉ XXI, cần nhìn về tương lai theo hướng khả quan hơn
nhân vật trong kịch phi lí. Thế kỉ XXI đặt nhân loại vào những tình huống khó
khăn phải giải quyết nhưng chúng ta sẽ không xem đó là “định mệnh”, số phận
hay thân phận nghiệt ngã của con người. Ngược lại, chúng ta phải tìm cách tháo
gỡ vấn đề đảm bảo cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2. I.Onesco với vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu
E.Ionesco (1912-1994) nổi lên trên văn đàn Pháp vào những năm năm
mươi của thế kỉ XX như một hiện tượng dị thường gắn với kịch phi lí. Ông là
nhà văn Pháp, gốc Rumani. Bố ông là luật sư còn mẹ ông là một người phụ nữ
có thể chất rất yếu đuối. Bố mẹ sớm chia tay và dấu ấn cuộc đời bất hạnh của

mẹ và sự độc đoán của cha, sẽ là nét nổi bật trong tính cách của ông sau này.
Ông trải qua những năm tháng ấu thơ với mẹ tại vùng Mayen (Pháp). Rồi về
Rumani và tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học tổng hợp Bucarest vào năm
1932. Năm 1941, ông sang định cư ở hẳn tại Pháp.
Ông đến với nghệ thuật sân khấu rất tình cờ. Đầu năm 1950, theo mốc
của thời đại, Ionesco tự học tiếng Anh qua cuốn sách Tiếng Anh không vất vả
17

có kèm theo băng ghi âm. Từ những câu nói tầm phào trong cuốn sách ngoại
ngữ đó, ông đã nảy ra ý định viết vở hài kịch Tiếng Anh tự học và sau đổi
thành Nữ ca sĩ hói đầu.
Không giống như các nhà văn khác, trải qua nhiều năm tháng mới khẳng
định được tên tuổi của mình, Ionesco buộc dư luận phải chú ý tới ông ngay từ
buổi diễn đầu tiên của vở kịch có nhan đề rất giật gân Nữ ca sĩ hói đầu
(5.1950). Tên tuổi của ông nhanh chóng được thế giới biết đến qua các vở kịch
như: Những chiếc ghế (1952), Amêđê hay Tống đi bằng cách nào (1954), Con
tê giác (1959)… Cùng với Beckett, A.Adamov, E.Ionesco trở thành ba chủ
soái của trào lưu kịch phi lí, làm đảo lộn sân khấu Pháp mấy thập niên kể từ
năm 1950.
Trong sự nghiệp nghệ thuật, Ionesco đã đạt được nhiều giải thưởng cao
quý. Năm 1970, ông được bầu làm Viện Hàn lâm Pháp, một năm sau đó nhận
giải thưởng văn học châu Âu và giải Jêrusalem năm 1973.
Ý tưởng viết vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu như một ngẫu nhiên thuần tuý
như đã nêu nó xuất phát từ ý muốn học tiếng Anh qua cuốn sách Tiếng Anh
không vất vả. Học tiếng Anh theo phương pháp rất đơn giản, theo nghĩa là
người ta học ngôn ngữ một cách vô cảm, gần như chơi không cần giải thích và
vận dụng ngữ pháp vốn gây chán nản cho không ít người ham thích. Lôgic của
cuốn giáo khoa này không vượt qua lôgic của các giáo khoa cùng loại; dần dần
các giai thoại được đưa vào gây thú vị cho bài học. Duy nhất nhờ tài năng sân
khấu nảy mầm trong Ionesco mà ông đã nhận ra một điều khác: một hiện

tượng kì cục đã diễn ra, tôi không biết làm tại sao: văn bản tự sự chuyển hoá
trước mắt tôi, khó nhận thấy chống lại ý muốn của tôi. Tất cả những câu đơn
giản sáng rõ mà tôi đã chép, đã áp dụng trong quyển vở học trò của tôi, chúng
vẫn ở nguyên tại đó, làm sáng rõ từ đầu về một thời gian nhất định, dịch
chuyển từng cái một, tự phân rã, tự biến chất. Trong thực tế cuốn giáo khoa
18

Anh ngữ khi rơi vào tay của kịch gia tương lai này, sẽ biến thành những từ ngữ
trống rỗng, chỉ còn là bộ xương nâng đỡ cái rỗng tuếch, cỗ máy hướng về cái
trống rỗng tới mê sảng, từ đây đã ra đời Nữ ca sĩ hói đầu.
Vở kịch mang tên Nữ ca sĩ hói đầu, và cái tên này không liên quan gì
tới nội dung. Khán giả không thể tìm thấy trong suốt chiều dài của vở kịch cô
ca sĩ nào, mà nhất lại là cô ca sĩ hói đầu. Thực chất, ban đầu tác phẩm có tên là
“Tiếng Anh tự học” và Ionesco muốn trình bày “một bi kịch ngôn ngữ”,
nhưng trong buổi diễn tập đầu tiên, một diễn viên đã nói nhầm lời thoại nào đó
thành “Nữ ca sĩ hói đầu”, tác giả thích thú và liền lấy tên đặt cho vở kịch. Sự
không ăn nhập của đầu đề với nội dung vở kịch liệu có phải là sự cẩu thả trong
nghề nghiệp của Ionesco? Đây chính là một thao tác thúc đẩy bi kịch của ngôn
ngữ đến mức đậm hơn, tuyệt đối hơn, và cũng là biểu hiện đầu tiên của thủ
pháp nghịch lí.
Vở kịch có 11 lớp, thuộc thể loại kịch ngắn và thuộc giai đoạn sáng tác
đầu tiên của ông. Tuy có 11 cảnh song thực chất chỉ có 4 cảnh tiêu biểu nhất là
cảnh I, cảnh IV, cảnh VIII và cảnh XI, tạo ra trường đoạn và nhịp nhấn của vở
kịch mà qua bốn cảnh này đặc điểm kịch của E.Ionesco cũng hiện ra sắc nét,
còn các cảnh khác số lời thoại rất ít, có cảnh chỉ có một lời thoại, mang chức
năng chuyển cảnh.
Nữ ca sĩ hói đầu có sáu nhân vật gồm vợ chồng ông bà Smith, vợ chồng
ông bà Martin, Mary (cô hầu phòng) và anh Đội trưởng đội cứu hoả, qua các
nhân vật này Ionesco đã đem đến cho nhân loại nhiều vấn đề về con người và
cuộc đời. Mỗi nhân vật có một cách nhìn nhận riêng về lẽ sống, sự tồn tại của

chính bản thân và nhân loại nhưng tất cả họ đều cố gắng lí giải ẩn số của cuộc
đời. Có thể nói, các nhân vật có cách biểu hiện khác nhau trong hành động của
nó. Tất cả sáu nhân vật trong vở kịch bám víu vào câu hỏi của bản thân, câu
hỏi của toàn thể nhân loại: Con ngƣời là ai? Con ngƣời tồn tại vì cái gì? Vì
19

thế, hành động của chúng dẫu có lúc ngớ ngẩn với chúng, điều đó không quan
trọng, chúng hành động chỉ để chứng minh với người khác với bản thân là tại
thời điểm đó, tại không gian đó, chúng có tồn tại. Chúng là những sinh thể thế
là đủ.




20

CHƢƠNG 2: CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
NHÂN VẬT TRONG NỮ CA SĨ HÓI ĐẦU

2.1. Nhân vật với sự phá huỷ ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để nhân vật hoạt động và tự biểu hiện.
Tuỳ theo ý đồ chủ quan của mình mà tác giả xây dựng nhân vật có ngôn ngữ
riêng, phù hợp với đặc trưng thể loại và đặc thù tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ rất quan trọng, nó đảm bảo sự tồn tại của nhân vật kịch vì
bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, nhân vật bộc lộ tính cách, tư tưởng thời
đại sinh ra nó, cũng như ý tưởng, ý đồ của tác giả.
Trong công trình nghiên cứu Cơ sở lí luận văn học, Trần Văn Bính chỉ
ra rằng ngôn ngữ của nhân vật có vai trò rất quan trọng đối với tác phẩm kịch:
“Ngôn ngữ nhân vật là công cụ duy nhất của người viết kịch… ngôn ngữ
nhân vật trước hết là ngôn ngữ đối thoại… Trên sân khấu nhân vật nói với nhau

bằng tiếng nói thông thường như người ta thường nói với nhau trong cuộc sống.
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong kịch phải có tính chất khẩu ngữ…
Ngôn ngữ của nhân vật kịch phải có tác dụng khắc hoạ được tính cách,
nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ, văn hoá của nhân vật… Trong kịch, ngôn ngữ
đối thoại của nhân vật phải phù hợp với từng hạng người cụ thể. Đó là lời nói
của nhân vật chứ không phải lời nói của tác giả.” [2,60,61]
Ngôn ngữ nhân vật trong kịch phi lí là loại ngôn ngữ cà rỡn, phi lôgic
(tức là, về mặt nghĩa ngôn ngữ không có quan hệ nhân - quả, không có liên hệ
trước - sau). Ngôn ngữ của kịch phi lí như là phương tiện của trò chơi và giấc
mơ. Do đó, để hiểu được ngôn ngữ của nhân vật phi lí, không phải bao giờ
chúng ta cũng có thể tiếp cận trên bề mặt câu chữ, mà đôi khi người đọc phải
xâu chuỗi lời nói của nhân vật lại với nhau để tìm ý tưởng cất giấu đằng sau
cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nhân vật được xé nhỏ thành các kí tự
21

âm thanh, nghĩa lời nói (nếu có) của mỗi nhân vật sẽ rẽ theo một hướng nên
khán giả rất khó nắm bắt. Hơn nữa, các tác giả kịch phi lí đã khai thác triệt để
mọi khả năng làm biến đổi chức năng ngôn ngữ. Lời nói nhân vật không có sự
liên kết nghĩa theo nghĩa hiểu thông thường, lời nói nhân vật phát ra không có
sự liên hệ giữa các thông tin mà tựa như một trò chơi, một giấc mơ.
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật là yếu tố cấu thành nên các kịch
bản văn học, có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành phong cách kịch gia.
Cái làm nên Ionesco - “nhà phù thủy ngôn ngữ” chính là thứ ngôn ngữ đối
thoại rất riêng của ông, một thứ ngôn ngữ được “đối thoại” trên chính sự đổ vỡ
của ngôn ngữ ấy. Nữ ca sĩ hói đầu không chỉ là vở kịch tiêu biểu cho sáng tác
của Ionesco mà còn là một vở kịch điển hình cho việc diễn đạt sự phá hủy
ngôn ngữ, đỉnh cao là cảnh XI của vở kịch.
2.1.1. Ngôn ngữ lặp lại
Lặp lại là một hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ (kể cả hành động)
của nhân vật kịch phi lí. Nếu theo quan niệm truyền thống, các nhà ngôn ngữ

học cho rằng phép lặp có tác dụng nhấn mạnh hay cất giấu một tầng ý nghĩa
nào đó thì với nhân vật trong kịch phi lí, lặp lại chỉ là một cách thức thực hiện
trò chơi ngôn ngữ. Lặp ở đây hiểu như một quy tắc bắt buộc, các nhân vật phát
biểu thay nhau lặp lại câu nói (phát ngôn), trước đó của một nhân vật nào.
Ionesco dùng sự lặp lại trong ngôn ngữ của nhân vật làm phương thức
tạo lập động thái cho hội thoại. Trong Nữ ca sĩ hói đầu có các kiểu lời thoại
như sau: thứ nhất là kiểu lời thoại sử dụng lại một cụm từ, một mệnh đề đã có
trong lời thoại trước đó hoặc lặp lại một mệnh đề của chính câu đó nhằm tạo
hiệu quả âm vang kéo dài như kiểu tiếng hú.
Tại cảnh IV, khi ông bà Martin ngồi đối diện nhau đợi ông bà Smith đã
diễn ra một cuộc hội thoại đến ngớ ngẩn giữa hai vợ chồng họ. Toàn cảnh có 53
lời thoại thì không dưới mười sáu lần ông bà Martin đã sử dụng câu: “Thật kì lạ,

×