Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong túp lều bác tom của harriet beecher stowe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.2 KB, 55 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
********


MẠC THỊ DUYÊN


NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM CỦA
HARRIET BEECHER STOWE


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S ĐỖ THỊ THẠCH





HÀ NỘI - 2014





LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn các thầy các cô trong khoa Ngữ Văn trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận, đặc biệt là cô Đỗ Thị Thạch, người đã trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của em
không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận

Mạc Thị Duyên












LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những
nghiên cứu trình bày trong khoá luận là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì tài liệu nào!


Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Mạc Thị Duyên

















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 5
1.1 Khái lược về tác phẩm Túp lều bác Tom của Harrirt Beecher Stowe 5
1.2 Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom 5
1.2.1. Những người tốt, có tấm lòng nhân ái 9
1.2.1.1 Những người chủ nô tốt bụng, có tấm lòng nhân ái 9
1.2.1.2 Những người có lòng yêu thương che chở những người da đen. 11
1.2.1.3 Những người da đen trung thực, thẳng thắn có ý chí và nghị lực. 13
1.2.2 Những người tàn bạo, độc ác 16
1.2.2.1 Những người chủ nô độc ác tàn bạo. 16
1.2.2.2 Những tên buôn người độc ác, hám tiền. 18
1.2.2.3 Những người da đen độc ác, đánh đập dã man những nô lệ khác để lấy
lòng chủ 19
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP, THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM 21
2.1 Thủ pháp tương phản trong xây dựng nhân vật. 21
2.1.1 Tương phản giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. 21
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cách kể. 28
2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả. 31

2.3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình. 31
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động. 35
2.4 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua đối thoại. 40
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, con người đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh,
nhưng có lẽ một trong những cuộc đấu tranh gian khổ, lâu dài và bền bỉ nhất
là cuộc đấu tranh chống lại chế độ phận biệt chủng tộc. Đây là chế độ nô lệ hà
khắc nhất, dã man nhất, coi những người nô lệ da đen như những công cụ lao
động biết nói, không có trái tim, tình cảm như con người, họ bị đem ra chợ
như một món hàng để người ta mặc sức mua bán. Nếu may mắn, gặp được
người chủ tốt bụng, chịu mua cả mẹ cả con hoặc anh chị em thì những người
nô lệ da đen may mắn được sống với gia đình mình, dù có phải chịu cuộc
sống vất vả, khổ cực. Nếu không, họ sẽ bị chia cắt, mỗi người một nơi theo
một ông chủ, cả đời không tìm lại được nhau; có những đứa trẻ mới chập
chững tập đi đã bị cướp khỏi vòng tay người mẹ; vợ chồng, anh chị em, mẹ
con li tán… Thực tế tàn bạo và đáng buồn này không chỉ được lịch sử nhân
loại ghi chép lại với những dòng đầy căm phẫn mà còn được phản ánh cả vào
văn học. Một trong những tác giả xuất sắc viết về đề tài này với ngòi bút hiện
thực sắc sảo và nhân đạo sâu sắc là nữ văn sĩ người Mĩ gốc Âu Harriet
Beecher Stowe với cuốn Túp lều bác Tom.
Túp lều bác Tom là cuốn sách xuất sắc với một hệ thống nhân vật vô
cùng phong phú và đa dạng, nhà văn như vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội bấy
giờ với đầy đủ mọi loại người: Từ những người chủ nô nhân hậu tốt bụng đến
những tên buôn người hám tiền và độc ác; từ những đứa trẻ ngây thơ như
những thiên thần giàu lòng nhân ái, yêu thương những người lao động khốn
khổ đến những ông chủ, bà chủ ích kỉ, độc ác, chỉ nghĩ đến bản thân và lợi ích;
từ những người nô lệ da đen trung thực, thẳng thắn, sùng đạo đến những tên nô
lệ độc ác, sẵn sàng đánh đập dã man những nô lệ khác đê lấy lòng chủ…
2

Túp lều bác Tom là một tác phẩm rất nổi tiếng và có sức ảnh hưởng

rộng lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn
diện về tác phẩm Túp lều bác Tom cũng như sự nghiệp văn học của Harriet
Beecher Stowe. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe” làm đối tượng nghiên cứu
để góp thêm một hướng tiếp cận với tác phẩm, giúp bạn đọc có thể hiểu thêm
những nét đặc sắc của tác phẩm. Đây cũng là dịp để chúng tôi có điều kiện
tìm hiểu sâu hơn nội dung cũng như nghệ thuật của cuốn sách này.
2. Lịch sử vấn đề
Túp lều bác Tom là một tác phẩm đặc sắc, được xếp vào hàng “tủ sách
truyện kinh điển”, cuốn sách được nhiều người biết đến và việc nghiên cứu về
tác phẩm này đã được triển khai từ lâu. Cho đến năm 1854, ước tính cuốn tiểu
thuyết đã được dịch ra 60 thứ tiếng trên thế giới. Ở nước ngoài, tác phẩm đã
được nhiều người và nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên, do điều kiện về
ngoại ngữ, người nghiên cứu chỉ dừng lại ở những tài liệu tiếng Việt hoặc đã
được dịch ra tiếng Việt.
Túp lều bác Tôm từng được dịch sang tiếng Việt từ mấy chục năm
trước và đến nay đã được tái bản nhiều lần. Trong thời gian hoạt động ở Mỹ
(những thập niên đầu thế kỷ XX), Bác Hồ đã đọc Túp lều bác Tôm và Người
từng viết bài phê phán sự phân biệt chủng tộc, ngược đãi người da đen của
nhà cầm quyền Mỹ thời ấy (đây là điều mà nội dung cuốn tiểu thuyết phản
ánh).
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều người và nhiều công trình nghiên cứu
tiếp cận với tác phẩm Túp lều bác Tom. Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Từ
điển văn học nước ngoài (tác gia - tác phẩm) đã nhận xét “tác phẩm đã có vai
trò rất lớn trong việc giải phóng nô lệ da đen ở Hoa Kỳ, mang lại sự tự do,
bình đẳng cho họ”[2].
3

Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) của Nxb Thế Giới do tác giả Đỗ
Đức Hiểu chủ biên cũng nhận xét: “tác phẩm được ngợi ca là kinh thánh của

người nghèo” [10,1885], với tác phẩm này, nhà văn đã “góp tiếng nói quan
trọng trong việc đấu tranh bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ” [10,1885].
Hơn nữa, Túp lều bác Tom là một tác phẩm rất nổi tiếng, gây ảnh
hưởng to lớn, nó đã đến với hàng triệu người trong dạng kịch nghệ và tiểu
thuyết. Chính vị tổng thống lỗi lạc của nước Mỹ - Abraham Lincoln tóm tắt
ảnh hưởng của tác phẩm này khi tiếp kiến Stowe đã có câu nói nổi tiếng:
“Vậy ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách gây ra cuộc chiến
vĩ đại này”. Bởi cuốn sách được tin là động lực quan trọng cho cuộc đấu tranh
bãi nô ở Hoa Kỳ.
Từ lâu vấn đề nhân vật và xây dựng nhân vật đã được nghiên cứu, tìm
hiểu. Bởi trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là với các tác phẩm thuộc thể
loại tự sự và kịch thì nhân vật đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó vừa là
công cụ, vừa là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực, là nơi để gửi gắm ý
đồ nghệ thuật của nhà văn. Với một tác phẩm nổi tiếng như Túp lều bác Tom
thì việc tiếp cận và tìm hiểu về tác phẩm không còn là một điều mới lạ. Chính
những nghiên cứu của những người đi trước về tác giả, tác phẩm là những tài
liệu tham khảo và là những gợi ý hữu ích để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên,
những nghiên cứu trên ở Việt Nam chưa thực sự nổi tiếng và xứng tầm với một
tác phẩm xuất sắc như Túp lều bác Tom, chính vì vậy, người viết mong muốn
có thể góp phần nào đó vào việc quảng bá và tiếp thu tác phẩm ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, người nghiên cứu hướng tới mục đích:
- Tiếp cận với tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hệ
thống nhân vật của tác phẩm, đồng thời khám phá ý đồ tư tưởng mà nhà văn
gửi gắm qua các nhân vật.
4

- Góp phần vào việc cung cấp tư liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu và
giảng dạy văn học nước ngoài ở nhà trường phổ thông.
4. Đối tƣợng nghiên cứu

- Túp lều bác Tom phản ánh được một hiện trạng chân thực và rộng lớn,
làm sáng tỏ các yếu tố chính trị trong thập niên 1850 về vấn đề nô lệ với hàng
triệu người, cũng như củng cố phong trào bãi nô. Nhà văn cũng rất tài tình khi
xây dựng kết cấu, cốt truyện, cách thức tổ chức cốt truyện, cách kể, trần
thuật… Tuy nhiên ở đề tài này tôi không đi vào tìm hiểu những vấn đề trên
mà chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
Túp lều bác Tom của Harriet Beecher Stowe.
- Do hạn chế về ngoại ngữ, cho nên khi tiến hành nghiên cứu người viết
chủ yếu dựa vào bản dịch. Bản dịch mà người viết lựa chọn là cuốn Túp lều
bác Tom do nhóm Ngọc Linh books dịch, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin,
năm 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong khóa luận:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai
làm 2 chương:
- Chương 1: Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom.
- Chương 2: Một số biện pháp, thủ pháp xây dựng nhân vật trong Túp
lều bác Tom.


5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TÚP LỀU BÁC TOM

1.1 Khái lƣợc về tác phẩm Túp lều bác Tom của Harrirt Beecher Stowe

Túp lều bác Tôm (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với
tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là
một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher
Stowe (1811 - 1896) - một nhà văn người Mĩ gốc Âu tích cực ủng hộ chế độ
bãi nô. Với kiệt tác Túp lều bác Tom (xuất bản năm 1852), nhà văn đã công
kích kịch liệt sự tàn bạo của chế độ nô lệ; tác phẩm này đã đến với hàng triệu
người đọc, gây ảnh hưởng lớn ở vương quốc Anh. Túp lều bác Tom là một
cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ XIX, trong tuần đầu tiên 5.000
bản đã được bán sạch (cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó,
sau Kinh thánh) và được tin là động lực quan trọng cho cuộc đấu tranh bãi nô.
Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng
ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này.
Túp lều bác Tom gồm 45 chương, kể về cuộc đời thống khổ của một
người nô lệ da đen là bác Tom với chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải
lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối
cùng do bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh đập hành hạ cho đến chết
trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ - đây cũng
là nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than như cuộc đời bác. Nhà văn đã công
kích và lên án chế độ nô lệ, chế độ phân biệt chủng tộc và cất tiếng nói đấu
tranh cho những con người khốn khổ dưới đáy xã hội.
1.2 Hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom
Trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại tự
sự thì nhân vật có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là phương tiện để
6

nhà văn khái quát hiện thực mà còn là phương tiện cốt yếu để thể hiện tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm tự sự rất đa dạng và
phong phú, tùy từng tiêu chí và các cách phân chia khác nhau, ta có các loại
nhân vật khác nhau. Nhân vật trong các tác phẩm văn học thường đa dạng, đó
có thể là con người, khi đi vào tác phẩm trở thành nhân vật, đó cũng có thể là

đồ vật, các bộ phận cơ thể hay cây cối, loài vật… được nhân cách hóa có suy
nghĩ và tình cảm như con người. Đứng ở mỗi góc độ và cách nhìn nhận khác
nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về nhân vật:
Cuốn 150 thuật ngữ văn học (do Lại Nguyên Ân biên soạn) định
nghĩa: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét
sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong
cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.
Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây,
các sinh thể hoang đường được gán cho cho những đặc điểm giống với con
người”[1].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) lại định nghĩa:
“Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác
phẩm văn học nghệ thuật”[15].
Theo Từ điển văn học, tập 2 (NXB Khoa học xã hội - Hà Nội) thì nhân
vật được coi “là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc
lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính
chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa - Nhân vật, do đó là nơi tập
trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[12].
Có nhiều cách phân chia nhân vật khác nhau, tuy nhiên trong tác phẩm
Túp lều bác Tom, hệ thống nhân vật được chia làm hai loại rõ ràng, đó là hệ
thống những nhân vật chính diện và hệ thống những nhân vật phản diện. Theo
7

Từ điển thuật ngữ văn học (Trần Đình Sử, Lê Bá Hãn, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên) thì nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực “là những
nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những
hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong
tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lí tưởng thẩm mĩ - xã hội nhất
định”[7]; nhân vật phản diện hay còn gọi là nhân vật tiêu cực là “nhân vật văn

học mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người,
được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ
định”[7]. Chính vì vậy, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện luôn luôn
đối lập với nhau. Trong Túp lều bác Tom, Harriet Beecher Stow đã xây dựng
một hệ thống nhân vật đối lập với nhau như thế.
Bảng thống kê phân loại hệ thống nhân vật trong Túp lều bác Tom
STT




Tên nhân vật
Những người tốt đẹp có tấm
lòng nhân ái
Những người tàn bạo, độc
ác
Chủ

Người che
chở nô lệ
Nô lệ
Chủ nô
Kẻ buôn
nô lệ
Nô lệ
1
Adolph







2
Amariah

+




3
Augustine
+





4
Bà Bird

+




5
Ông Bird


+




6
Cassy


+



7
Chloe


+



8
Eliza


+



9

Eva

+




10
George Harris


+



11
George Shelby
+





8

STT
Tên nhân vật
Những người tốt đẹp
có tấm lòng nhân ái
Những người tàn bạo,

độc ác
Chủ

Người che
chở nô lệ
Nô lệ
Chủ nô
Kẻ buôn
nô lệ
Nô lệ
12
Haley




+

13
Bà Halliday

+




14
Legrre




+


15
Letcher

+




16
Marie



+


17
Mark




+

18
Michael


+




19
Ophelia

+




27
Ông Simion
+





28
Stephen

+





29
Bác Tom


+



30
Tom Lorker




+

31
Topsy






31
Wilson

+






Tổng số
4
13
5
2
3
2
Đứng từ góc độ của một người yêu tự do, dân chủ, ủng hộ chế độ bãi
nô, nhà văn đã xây dựng một hệ thống nhân vật, mà ở đó có sự đối lập hoàn
toàn giữa người tốt và kẻ xấu, giữa thiên thần và quỷ dữ. Ở thế giới mà nhà
văn miêu tả tồn tại niềm tin, ánh sáng của tôn giáo, nơi đó có những con chiên
ngoan đạo, hoàn toàn tin vào Chúa; nơi đó cũng có những người mà linh hồn
hoàn toàn đã bán cho quỷ dữ. Chúng ta cùng nhìn lại hệ thống nhân vật trong
tác phẩm.
9

1.2.1. Những ngƣời tốt, có tấm lòng nhân ái
1.2.1.1 Những ngƣời chủ nô tốt bụng, có tấm lòng nhân ái
Đối với những người nô lệ, số phận và sự may mắn của họ hoàn toàn
phụ thuộc vào người chủ sở hữu. Bên cạnh những chủ nô tàn nhẫn, độc ác thì
vẫn có những người chủ nô mà sự nhân từ của họ thực sự khiến cho những
người nô lệ cảm động và rất đỗi trung thành.
Ngay từ đầu tác phẩm ta đã bắt gặp những người chủ nô có tấm lòng
nhân ái như thế. Đó chính là ông bà Shelby và cậu George Shelby - ông bà
chủ và cậu chủ nhỏ của bác Tom. Với bác Tom ông chủ là người mà bác
trông nom từ nhỏ, là người bác gắn bó và hết lòng chăm sóc, yêu thương. Gia
đình Shelby không chỉ cho những người nô lệ nơi ăn chốn ở, cho họ một mái

nhà, mà trên hết, đã dạy cho họ cách sống, ứng xử và cách làm người. Họ
được nuôi dạy tử tế và trở thành những con chiên ngoan đạo. Nhưng vì công
việc gặp khó khăn, ông chủ của bác Tom đã phải bán bác để trang trải nợ nần
thay vì bán tất cả mọi người. Cậu chủ George cho đến phút bác bị bán mới
biết chuyện, đuổi theo bác với lời hứa chắc chắn sẽ chuộc bác. Sau này, khi
trưởng thành, George không lúc nào quên lời hứa với người bạn già, đi khắp
nơi tìm bác. Dù có muộn màng, cậu chủ nhỏ của bác không thể đến sớm hơn
để cứu bác, nhưng cậu đã thực hiện được lời hứa của mình, đó là đi tìm và
chuộc bác về. Sự xuất hiện của cậu chủ nhỏ vào những giây phút cuối cùng ấy
đã tác động mạnh mẽ đến bác Tom, “ý nghĩ cậu chủ đã đến thăm mình như
sưởi ấm tâm hồn bác, đôi mắt vô hồn của bác bỗng sáng dần lên, cả khuôn
mặt rạng rỡ, bác chắp hai tay, nước mắt lăn dài trên gò má…” [16,528]. Được
nhìn thấy cậu chủ là niềm an ủi lớn nhất đối với bác: “đây là tất cả những điều
tôi mong muốn, ông bà chủ và cậu chủ đã không quên tôi, tôi vui sướng và
hạnh phúc quá. Giờ tôi có thể yên tâm mà chết rồi” [16,528]. Trước sự ra đi
của bác Tom, George đã thề: “Ở đây, trước ngôi mộ của bạn tôi, và trước
10

Chúa, tôi xin thề tôi sẽ không sở hữu bất kì người nô lệ nào, chừng nào tôi
còn có thể giải phóng cho họ; và sẽ không còn ai phải lìa xa gia đình, người
thân rồi phải chết cô đơn ở một đồn điền nào đó, giống như bác Tom”
[16,553]. Và thực sự cậu đã thực hiện được lời hứa ấy. Chính George sau này
khi kế thừa gia sản của cha đã giải phóng cho tất cả nô lệ của mình.
Một người khác cũng phải kể đến, đó là Augustine St Clare - người đã
mua bác Tom từ tay tên buôn nô lệ Haley sau khi bác bị bán và buộc phải rời
xa gia đình ở Kentucky. Mặc dù anh có vẻ bất cần và hay giễu cợt nhưng đó
là một con người thật sự nhân hậu, luôn cảm nhận một cách sâu sắc những
bất công và ngang trái trong xã hội, nhận thức được sự xấu xa và độc ác của
nó nhưng lại bất lực, không biết làm gì để thay đổi nó. Với anh, lỗi lầm của
những người nô lệ chính là lỗi lầm của mình, anh không thể đánh mắng trách

phạt những người nô lệ vì luôn cảm thấy do mình mà họ mới thành ra như
thế. Anh hiểu được rằng “ngay từ thời gian mới cai sữa đứa bé da đen đã thấy
và cảm thấy rằng chỉ có con đường lắt léo mở ra trước mắt nó… Xảo quyệt và
gian lận trở thành những thói quen không thể tránh khỏi và cần thiết. Thật là
bất công khi ta bắt một người da đen phải trung thực. Và càng bất công hơn
khi trừng phạt người da đen vì tính không trung thực của anh ta” [16,283].
Anh bất lực, bởi “trong một xã hội có tổ chức một người đàn ông danh giá và
có học có thể làm gì ngoài việc nhắm mắt lại và làm cho trái tim chai cứng?
Em không thể mua mọi người khốn khổ mà em nhìn thấy. Em không phải là
một hiệp sĩ, có thể đạp bằng mọi bất công trong cái thành phố này” [16,292].
Nhưng quan trọng hơn cả, ở anh có lòng nhân hậu, biết yêu thương và che
chở cho những người da đen khốn khổ. Anh thấu hiểu và thương xót cho
những người nô lệ, đó là tấm lòng của một con người muốn giải phóng nô lệ
nhưng hoàn toàn bất lực.
11

Theo như bảng thống kê phân loại hệ thống nhân vật trong Túp lều bác
Tom đã nêu ở trên, ta thấy có sự chênh lệch giữa những người chủ nô có lòng
nhân ái và những người chủ nô tàn bạo. Nếu những người chủ nô tàn bạo, ích
kỉ, độc ác có hai nhân vật thì những người chủ tốt bụng được nhà văn xây
dựng đến bốn nhân vật. Vậy là, những người tốt chiếm ưu thế và nhiều hơn so
với những người tàn bạo, điều này cũng ẩn chứa ước mơ và khát vọng về sự
thắng thế của cái tốt đẹp, của tấm lòng nhân ái, biết yêu thương con người. Lí
tưởng thẩm mĩ hướng tới những cái tốt đẹp, những điều thiện trong cuộc sống
của nhà văn có phần giống với lí tưởng thẩm mĩ của các tác giả trong văn học
dân gian. Điều đó cho thấy ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp với sự
thắng thế của cái tốt, cái thiện là ước mơ không phải của riêng thời đại nào.
1.2.1.2 Những ngƣời có lòng yêu thƣơng che chở những ngƣời da đen.
Không phải người da trắng nào cũng ủng hộ chế độ nô lệ, không phải
người da trắng nào cũng nhẫn tâm và độc ác, trong tác phẩm ta bắt gặp rất

nhiều những người đáng quý như họ. Ta được biết đến sự vùng dậy mạnh mẽ
của những người nô lệ để tìm đến tự do - đất nước Canada mà tiêu biểu là
cuộc trốn chạy của vợ chồng Geogre Harris và đứa con trai. Nhưng trong
hành trình gian nan, vất vả nhiều lúc tưởng chừng như vô vọng ấy nếu không
có sự giúp đỡ của những người bạn da trắng tốt bụng thì họ cũng không thể
trốn thoát.
Đầu tiên phải kể đến gia đình Thượng nghĩ sĩ Bird. Là một nghị sĩ, ông
Bird đã bỏ phiếu ủng hộ điều luật cấm giúp đỡ những người nô lệ bỏ trốn từ
Kentucky, bởi ông là một chính trị gia. Nhưng đứng trước tình cảnh đáng
thương của mẹ con Eliza ông đã không thể nào thực hiện được điều luật ấy.
Bất chấp cương vị của mình ông đã không quản ngại khó khăn nguy hiểm đưa
hai mẹ con Eliza đi trốn. Với hai vợ chồng ngài Thượng nghị sĩ việc đứa con
thân yêu của họ vừa mới qua đời là một mất mát không gì có thể bù đắp. Thế
12

nhưng họ đã tặng cho bé Harry quần áo và đồ chơi - những kỉ vật còn lại của
đứa con thân yêu. Đó là một tấm lòng rất đáng trân trọng: “Trên thế gian này,
có những tâm hồn cao thượng, biết chuyển những nỗi buồn của mình thành
niềm vui cho người khác; biến niềm hi vọng phải chôn vùi dưới nấm mồ với
những giọt nước mắt thành hạt giống nở vào mùa xuân, và trở thành hương
thơm làm giảm bớt nỗi đau của những kẻ bị đọa đày, cơ cực” [18,126], và họ
chính là những con người, những tâm hồn như thế.
Tiếp đó là gia đình ông Simion và bà Rachel Halliday. Đối với vợ
chồng George, gia đình ông bà không chỉ là nơi ẩn trốn nương náu mà họ còn
dành cho gia đình anh những tình cảm đặc biệt, tác động sâu sắc đến tư tưởng
và tình cảm của George. Họ là những người không phải họ hàng thân thích
hay là bè bạn của George, khi George băn khoăn vì không muốn ông Simion
và gia đình vì anh mà mang lụy ông đã thẳng thắn trả lời: “anh đừng ngại gì
hết. Chính vì thế mà chúng tôi sinh ra trên cõi đời này. Nếu chúng tôi không
đủ can đảm chịu đựng đau khổ, khó khăn để hoàn thành sứ mạng của mình,

chúng tôi sẽ không xứng đáng với cái tên dòng đạo Quaker” [16,194]. Ông
làm thế “không phải vì riêng anh mà vì Chúa và vì con người” [16,194].
Chính vì nhận được tấm lòng chân thành của những người như gia đình ông
và những người bạn hào hiệp như Phineas Letcher, Michael, Stephen,
Amariah… mà George cùng với vợ con của mình mới trốn thoát và được sống
một cuộc sống tự do ở Canada.
Trong thế giới nhân vật của Túp lều bác Tom mỗi chúng ta không thể
không nhớ đến thiên thần nhỏ bé - cô bé Evangelin - hiện thân của tấm lòng
nhân ái. Cô bé mang trong mình một tình yêu thánh thiện của trẻ thơ, giống
như một thiên thần với đôi cánh trắng xinh đẹp cô bay đi khắp nơi mang tình
yêu thương của mình đến cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người bạn
da đen. Trái tim trẻ thơ luôn công bằng và trong sáng, chính vì vậy, với Eva
13

tất cả những người da đen đều đáng được trân trọng. Cô sà vào lòng những
người da đen, chân thành ôm hôn họ. Trong trái tim non nớt ấy không hề có
sự khác biệt về màu da, tình cảm của con người là thiêng liêng như nhau. Sự
thánh thiện của Eva đã tác động sâu sắc đến tâm hồn và tình cảm của những
người nô lệ da đen khốn khổ. Cả sau này khi Eva đã về với Chúa nhưng hình
ảnh trong sáng thánh thiện của cô chủ nhỏ vẫn luôn bên người bạn da đen đau
khổ là bác Tom, là động lực tinh thần mạnh mẽ giúp bác vượt qua những đau
khổ của mình, bởi “ai dám nói rằng tâm hồn bé nhỏ ấy, cuộc đời ngắn ngủi
lúc nào cũng an ủi những người đau khổ ấy, không thể vượt qua cái chết để
tiếp tục làm nhiệm vụ cao cả của mình” [16,448,449]. Như vậy là tâm hồn
thánh thiện, trong sáng của Eva đã vượt qua cái chết, tiếp tục làm nhiệm vụ
cao cả của mình, đó là an ủi những tâm hồn đau khổ.
Ta dễ dàng nhận thấy số lượng nhân vật thuộc nhóm những người có
lòng yêu thương, che chở những người da đen chiếm số lượng nhiều nhất (13
nhân vật), điều đó cho thấy niềm tin của nhà văn về con người và xã hội. Ở
bất cứ nơi đâu đều tồn tại những con người, những tâm hồn trong sáng, sẵn

sàng giúp đỡ người khác. Dù ngay trong lòng chế độ nô lệ với biết bao bất
công ngang trái thì nhà văn vẫn tìm thấy những con người, những tấm lòng
đáng quý, đáng trân trọng. Với cái nhìn lạc quan tin tưởng và đầy nhân đạo
của nhà văn, ta thấy tin hơn vào cuộc đời, vào tình người. Bởi cho dù thực tế
xã hội có xấu xa, có bất công thì tình người, tình đời vẫn luôn luôn hiện hữu
và ngời sáng.
1.2.1.3 Những ngƣời da đen trung thực, thẳng thắn có ý chí và nghị lực.
Những người nô lệ da đen luôn phải sống cuộc sống không có tự do, bị lệ
thuộc vào ông chủ, thường xuyên bị đối xử tàn nhẫn bất công nhưng họ vẫn giữ
được bản chất tốt đẹp của mình. Họ là những người thợ tài giỏi khéo tay, với bản
tính tự nhiên hết sức giản dị trung thực, sống thẳng thắn và tràn đầy ý chí, nghị lực.
14

Đó là bác Tom. Không chỉ gia đình ông bà chủ, những người nô lệ khác
mà tất cả mọi người trong vùng đều công nhận bác Tom là một con người thật
thà, trung thực và tài giỏi. Ông chủ Shellby nhận xét “Tom là một người bạn
hiếm có… trung thành, thật thà, làm việc tốt, quản lí toàn bộ trang trại của tôi
hoạt động chuẩn xác như một chiếc đồng hồ” [16,10]; “Tom là một người tốt,
trung thành, nhạy cảm và ngoan đạo… và tôi luôn luôn nhận thấy Tom trung
thực và thẳng thắn trong mọi việc” [16,10]. Bác Tom là người rất lương thiện
và luôn nghĩ cho người khác, dù mình có rơi vào cảnh khó khăn, hiểm nghèo.
Biết trước mình bị bán, nhưng bác vẫn không chạy trốn, bác cương quyết
“Không, tôi sẽ không đi đâu hết…Nếu không bán tôi thì mọi người khác và
mọi đồ vật sẽ phải bán đi. Vậy sao không bán tôi đi” [16,61]. Điều đầu tiên
bác nghĩ đến không phải bản thân mình mà là mọi người. Dù biết ông chủ đã
bán mình nhưng bác Tom chưa một lần oán trách ông chủ, bác luôn nghĩ cho
ông chủ và những người khác. Sự hi sinh của bác đã cứu được sản nghiệp của
ông chủ và những nô lệ khác trong nhà. Không chỉ có tấm lòng nhân hậu biết
yêu thương và hi sinh cho người khác mà bác còn có một chân lí sống kiên
định, không gì có thể thay đổi, không ai trên đời có thể khiến bác khuất phục.

Đó là lẽ sống của bác, là những việc mà bác thấy rằng mình được và không
được làm. Bác đã thực hiện được những điều Chúa mong muốn và răn dạy, đó
là yêu thương tất cả mọi người. Bác Tom là người mang một trái tim đáng
quý và nhân hậu, trái tim ấy của bác chan chứa tình yêu thương, mong điều
tốt đẹp đến với tất cả mọi người, cho dù đó có là kẻ thù của bác, là những kẻ
đã đối xử bất công với bác. Đây là tấm lòng nhân đạo đến mức quên mình.
Chúng ta cũng không thể quên được chàng thanh niên đẹp trai tài hoa
George - một “người thợ bậc nhất”, là “một tài năng về cơ khí chẳng kém gì
Whitney đã hoàn thành cái máy tách hạt bông” [16,24]. Là một người cư xử
đúng mực, anh đối xử tốt với mọi người xung quanh, được mọi người yêu
15

mến, tin tưởng và đương nhiên là tôn trọng ông chủ của mình, dù hắn có là
một ông chủ độc ác, ích kỉ, đối xử với anh thậm tệ. Nhưng anh cũng là người
yêu tự do, yêu gia đình. Vì yêu tự do và yêu gia đình mà anh quyết định chiến
đấu để giành lấy tự do và bảo vệ những thứ thuộc về mình. Đó là con người
yêu tự do mãnh liệt, khi quyết định bỏ trốn, anh không bao giờ cho phép mình
bị bắt lại cuộc đời nô lệ trước đây bởi “hoặc là anh được tự do, hoặc là anh
chết” [16,35]. George mang một tính cách mạnh mẽ, dám yêu và dám đấu
tranh “chúng tao sẽ chiến đấu cho sự tự do của mình đến hơi thở cuối cùng”
[16,265]. Anh sẵn sàng chiến đấu, và sẵn sàng hi sinh cho khát vọng tự do,
với anh, sống mà tiếp tục phải làm nô lệ không bằng nằm trong một nấm mồ
mà được tự do. George tiêu biểu cho tính cách mạnh mẽ, quyết liệt và dũng
cảm của những người da đen chân chính.
Một người phụ nữ dũng cảm cần nhắc đến, đó là Eliza. Eliza được bà
Shelby nuôi dạy tử tế, trở thành cô gái xinh đẹp và hết sức ngoan đạo. Với cô,
thế giới bên ngoài hoàn toàn xa lạ, và cô dường như không biết gì về chúng,
vậy mà cô đã “trốn chạy khỏi ngôi nhà, ngôi nhà duy nhất mà cô biết, không
còn được sự chở che, đùm bọc yêu thương của gia đình, bạn bè, những người
mà cô yêu mến, tôn trọng” [16,76]. Đơn giản vì cô thấu hiểu nỗi đau của

người mẹ bị mất đi đứa con. Cô đã bị mất 2 đứa, giờ đây bé Harry là tất cả với
cô, cô không thể để ai đưa con rời khỏi mình, vì vậy cô đã bế con chạy trốn.
Vượt lên trên tất cả những sức lực mà bản thân mình có thể có, Eliza bế con
chạy bộ nhiều giờ. Và khi bị đuổi đến bờ sông, khi mà “nước sông lên cao và
chảy xiết. Những tảng băng nặng nề trôi giữa dòng nước đục ngầu… Dòng
sông thắt lại, lượn quanh mỏm đất, cuốn theo những mảnh băng san sát, làm
thành một cái bè lớn phủ khắp mặt sông, đến tận gần sát bờ bên kia” [16,79],
cô đã vượt qua con sông trên chính những tảng băng vỡ trôi nổi ấy. Bất chấp
tất cả, kể cả khi “đôi giầy đã không còn ở chân, bít tất rách bươm, máu nhỏ
16

trên những tảng băng” [16,90] cô vẫn bước về phía trước. Và với tình yêu
thương và sự dũng cảm của người mẹ, cô đã bảo vệ được đứa con của mình
trước nanh vuốt của tên buôn người Haley.
Trong xã hội có nô lệ thì những người nô lệ da đen hoàn toàn không
được coi là con người, họ chỉ là những công cụ lao động biết nói, sống dưới
đáy xã hội, và bị coi là giống người hèn kém nhất, ngu dốt nhất. Thế nhưng
quan niệm của nhà văn hoàn toàn khác, bà đã phát hiện ra những phẩm chất
đáng trân trọng, nhìn nhận những người da đen dưới một phương diện khác.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy thái độ yêu mến, tin cậy của nhà văn với những
người nô lệ khi đọc tác phẩm. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn nhìn nhận và
đánh giá những người nô lệ bằng đạo đức, bằng tình cảm và trái tim chứ
không phải chủng tộc và địa vị xã hội. Dưới ngòi bút của nhà văn những
người da đen thực sự được xem là con người theo đúng nghĩa, không chỉ thế,
họ còn là những con người tài giỏi, có ý chí, nghị lực phi thường và mang
những phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Nhà văn đã góp phần quan trọng vào việc
thay đổi cách nhìn nhận về phẩm chất và nhân cách của mọi người đối với
những người nô lệ dưới đáy xã hội.
1.2.2 Những ngƣời tàn bạo, độc ác
1.2.2.1 Những ngƣời chủ nô độc ác tàn bạo.

Trái ngược với những người chủ nô lương thiện là những người chủ nô độc
ác ích kỉ. Tiêu biểu trong số những người này phải kể đến Legree - người đã mua
bác Tom từ chợ nô lệ sau khi ông chủ Augustine của bác đột ngột qua đời. Legree
là một kẻ độc ác và tàn nhẫn: “ Đánh mãi bọn da đen quả đấm của tao rắn như sắt.
Chưa có thằng da đen nào bị tao đấm một cú mà không chết tươi Chúng mày
phải liệu hồn, bởi vì tao, tao không biết thương xót là gì.” [16,439].
Là một kẻ thô lỗ cục cằn, Legree đối xử với nô lệ rất bạo ngược và tàn
nhẫn. Cách cai trị của Legree rất xảo quyệt: “cũng giống như một số nhà độc
17

tài mà lịch sử thường nói tới, Legree cai trị đất đai của hắn bằng cách chia rẽ
và đối lập. Sambo và Quimbo ghét nhau như kẻ thù, cũng như trong đồn điền;
người ta ghét cay ghét đắng chúng nó…” [16,445]. Hắn cai trị và lợi dụng hai
tên tay sai Sambo và Quimbo bằng cách “cho phép hai thằng tay sai của hắn
thân mật một phần nào với hắn, - sự thân mật có thể chỉ cần khích bác một
chút; làm cho một trong hai đứa phải rất khổ não. Chỉ cần thằng chủ ra hiệu là
thằng kia có thể trở thành một công cụ báo thù ghê gớm. Cả hai thằng đều
bám lấy thằng Legree; điều đó chứng tỏ con người tàn ác còn hèn hạ hơn một
con vật như thế nào” [16,445].
Một người nữa phải kể đến, đó là Marie - vợ của Augustine - “một
người không bao giờ có tình yêu thương hay sự nhạy cảm; một người đàn bà
nhỏ nhen, ích kỉ, tất cả những điều cô ta muốn là cho chính bản thân cô ta chứ
không phải ai khác.” [16,210]. Marie đố kị cả với con của mình “cô nghi ngờ
và căm ghét sự yêu thương hết mực của người cha đối với đứa con; coi đứa
con đã chiếm mất người quan tâm đến mình” [16,211]. Cuộc sống của nô lệ
trong nhà chỉ được bình yên và thoải mái khi Augustine còn sống, khi anh qua
đời mọi quyền hành đều thuộc về Marie, cô ta bắt Rosa ra nhà trừng giới chịu
đòn với mục đích làm nhục cô ta. Ngay cả khi bà Ophlia cố gắng thuyết phục
cô ta trả tự do cho bác Tom bởi “Đó là tâm nguyện cuối cùng của cậu
Augustine… cậu ấy muốn bác Tom được tự do; đó là lời hứa của cậu ấy với

Eva vào lúc con bé lâm chung…” [16,422] thì Marie vẫn cương quyết không
chịu bởi với cô ta “Tom là một trong những nô lệ có giá nhất ở đây - em
không thể chịu thiệt như thế được” [16,421]. Ngay cả khi Eva bị ốm nặng
cũng không thu hút được một chút chú ý của người mẹ vô tâm này. Nổi bật
lên trên hết, đây là một con người ích kỉ, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân
mình, luôn luôn nghĩ mọi người sung sướng hạnh phúc, chỉ có mình là bất
hạnh, luôn luôn nghĩ cách hành hạ những người xung quanh và không biết
18

yêu thương ai. Với trái tim khô cứng, ích kỉ và tâm hồn chai sạn, đến cuối
cùng Marie không còn ai yêu thương bên cạnh mình nữa.
Những người da trắng luôn có một niềm tự hào to lớn, đó là họ là dòng
giống cao quý, có học thức, có văn hóa, nhưng không phải người da trắng nào
cũng có cách cư xử đúng mực, xứng đáng với dòng giống cao quý của mình.
Những người được xem là những ông chủ, những bà chủ hết sức cao quý, có
tiền, có địa vị nhưng lại rất nhẫn tâm và độc ác, cư xử với những người da đen
vô cùng bất công. Khi xây dựng những nhân vật chủ nô như thế nhà văn đã
góp tiếng nói tố cáo của mình đối với một bộ phận những người thuộc tầng
lớp quý tộc, những người được xem là những quý ông, quý bà nhưng lại có
cách suy nghĩ và cách hành xử rất đáng lên án. Chính những người chủ nô
như thế là người trực tiếp đã đẩy nô lệ của mình vào cảnh khốn cùng, gây ra
biết bao đau khổ và chia li cho những người da đen đáng thương.
1.2.2.2 Những tên buôn ngƣời độc ác, hám tiền.
Trong số nhân vật thuộc loại này ta không thể không nhắc đến Haley -
người mua bác Tom từ tay ông chủ Shelby và những người bạn của hắn -
Tom Loker và Marks.
Với bản chất hám lợi, nhẫn tâm và tàn ác, những kẻ buôn người vì lợi
nhuận đã coi những người da đen khốn khổ như là một món hàng để trao đổi
mua bán và kiếm lợi. Chúng không chỉ cướp những đứa con ra khỏi vòng tay
của người mẹ, làm vợ phải xa chồng, anh chị em phải chia li mà còn gây biết

bao tội lỗi và đau khổ khác đến với những con người bất hạnh. Thế nhưng
chúng lại được pháp luật của một đất nước tự do công nhận và bảo vệ. Chính
điều này càng góp phần quan trọng hơn vào việc tạo ra và khơi sâu thêm biết
bao bất công ngang trái trong xã hội.
19

1.2.2.3 Những ngƣời da đen độc ác, đánh đập dã man những nô lệ khác
để lấy lòng chủ
Trong những nhân vật thuộc nhóm này phải kể đến Sambo và Quimbo -
“hai người này là hai lao động chính của đồn điền. Legree đã huấn luyện cho
họ trở thành tàn bạo, man rợ như những con chó của hắn” [16,445]. Sambo và
Quimbo cũng là những người nô lệ da đen, cũng có một số phận đáng thương
và cơ cực giống như biết bao người nô lệ khác trên đồn điền của Legree. Thế
nhưng ở hai người này không hề có sự đồng cảm, sẻ chia, chúng sẵn sàng
đánh đập dã man những người khác để lấy lòng chủ. Nhưng hai tên tay sai khi
đứng trước tâm hồn bác Tom, lần đầu tiên trong cuộc đời, chúng đã thấy hối
cải, ăn năn: “những lời nói và lời cầu nguyện đáng ngạc nhiên của bác đã thức
tỉnh con tim của đám người da đen, tay chân của tội ác đã tra tấn bác…”
[16,523]. Họ đã nhận thức được việc làm của mình là sai trái, là độc ác. Và
với niềm ân hận muộn màng của những tâm hồn đã hối lỗi, vào những giây
phút cuối cùng, chúng được bác Tom chân thành tha thứ, và cầu nguyện cho
hai con người biết hối cải.
Trong tác phẩm ta dễ dàng nhận thấy sự bênh vực, ngợi ca của tác giả
đối với những người nô lệ da đen thấp cổ bé họng, phải chịu nhiều bất công
ngang trái. Nhưng không phải vì ngợi ca, bênh vực mà nhà văn thiên vị, lí
tưởng hóa một loại nhân vật nào. Nếu trong số chủ nô nhà văn xây dựng hai
tuyến nhân vật đối lập một bên là người tốt, một bên là kẻ xấu thì trong số
những người nô lệ, bên cạnh những người đáng quý, đáng trân trọng thì cũng
có những người đáng lên án, phê phán. Đó là những người nô lệ da đen chỉ
nghĩ đến bản thân mình, đánh đập dã man những nô lệ khác để lấy lòng chủ

như Sambo và Quimbo. Dù nô lệ là những người mang số phận đáng thương,
đáng được mọi người cảm thông và thương xót nhưng dưới ngòi bút công
bằng của Harriet Beecher Stowe thì khi những người nô lệ làm những điều sai
20

trái đều bị lên án, phê phán. Xuất phát từ cái nhìn công bằng, thẳng thắn mà
nhà văn đã khắc họa lên một hiện trạng rộng lớn và chân thực, dù ở tầng lớp
nào cũng có hai loại người, người tốt và kẻ xấu, không một loại người nào mà
tất cả mọi người trong đó đều tốt cũng như không có loại người nào mà tất cả
mọi người trong đó đều xấu xa, độc ác.
Trong Túp lều bác Tom, thế giới nhân vật được nhà văn dày công xây
dựng và miêu tả, chính thế giới nhân vật này đã truyền tải ý đồ nghệ thuật và
tư tưởng của nhà văn. Xây dựng lên một thế giới nhân vật mà ở đó có sự đối
cực rõ ràng giữa tốt và xấu, nhà văn muốn khái quát một hiện trạng xã hội
rộng lớn, mang ý nghĩa phổ quát nhưng lại vô cùng cụ thể, chân thực. Thế
giới nhân vật ấy còn mang trong mình lí tưởng thẩm mĩ và ước mơ của nhà
văn về một thế giới công bằng hơn, đầm ấm tình người và tình đời hơn. Ở nơi
đó có những con người sẵn sàng yêu thương, che chở cho những thân phận
nhỏ bé, bất hạnh. Chính vì thế, mỗi nhân vật khi hiện ra trong tâm trí người
đọc đều sinh động như chính con người thật, cuộc sống thật hàng ngày.













×