Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu chế tạo mạch cảm biến ứng dụng trong điện tâm đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 40 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ



KIỀU THỊ YẾN




NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MẠCH CẢM BIẾN ỨNG
DỤNG TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









HÀ NỘI, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ




KIỀU THỊ YẾN




NGHIẾN CỨU CHẾ TẠO MẠCH CẢM BIẾN ỨNG DỤNG
TRONG ĐIỆN TÂM ĐỒ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Sư phạm kĩ thuật



Người hướng dẫn khoa học
Th S. TRẦN QUANG HUY




HÀ NỘI, 2014





LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của
mình tới ThS. Trần Quang Huy, người đã hướng dẫn tận tình và thường xuyên
động viên chúng tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. Người đã dành cho tôi sự
giúp đỡ ưu ái nhất trong thời gian học tập, nghiên cứu cũng như quá trình hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Vật lý trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2, người đã dạy dỗ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và người thân luôn cổ
vũ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Kiều Thị Yến











LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này được hoàn thành do sự cố gắng tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình và hiệu quả của
ThS. Trần Quang Huy cũng như các thầy cô trong khoa Vật lý – Trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với các kết quả
của đề tài khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện


Kiều Thị Yến



















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Lược đồ của quá trình tạo nhịp bằng cơ tim, điện thế qua
màng bó dẫn trong tim người và quan hệ của chúng với dạng sóng
ECG ở đạo trình III. 3
Hình1.2. Tín hiệu ECG chuẩn. 4
Hình 1.3. Điện dung tạp tán của dây đo ECG với dây nóng
của lưới điện 220V tạo ra dòng điện qua điện trở giữa điện cực và
da xuống đất 5
Hình 1.4. Dòng điện từ dây nóng lưới điện qua trở kháng giữa cơ thể và đất, tạo
ra điện áp đồng pha trên cơ thể 7
Hình 1.5. Nhiễu do từ trường lưới điện 50/60Hz 8
Hình 1.6. Hồi tiếp âm dòng điện 10
Hình 1.7. Các chuyển đạo mẫu 12
Hình 1.8. Tam giác Endhoven 14
Hình 1.9. C ác chuyển đạo đơn cực các chi. 15
Hình 1.10. Các chuyển đạo trước tim thông dụng 16
Hình 1.11. Các chuyển đạo đơn cực các chi. 17
Hình 1.12. Mặt phẳng nằm ngang với các trục chuyển đạo
V
2,
V
4
(+45
0
), V
6
(0
0

) 18
Hình 1.13. Hệ thống chuyển đạo Frank. 19
Hình 2.1. Sơ đồ khối mạch xử lý tương tự 20
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch vào 21
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại 22
Hình 2.4. Sơ đồ mạch lọc thông thấp 22
Hình 2.5. Sơ đồ mạch lọc thông cao 23
Hình 2.6. Sơ đồ mạch lọc lọc tần số 50Hz 23
Hình 2.7. Sơ đồ mạch khuếch đại tín hiệu ra (KĐ đệm). 24


Hình 2.8. Sơ đồ nguồn vào 25
Hình 2.9. Sơ đồ toàn mạch. 26
Hình 3.1. Mạch điên sau khi lắp 27
Hình 3.2. Cắm nguồn và bật công tắc, Led sáng mạch hoạt động 28
Hình 3.3. Hình ảnh khi sử dụng điện cực tiếp xúc 29



























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ECG



Electrocardiography



Điện tim



VL




Voltage Left




Chuyển đạo ở cổ tay trái


VR



Voltage Right



Chuyển đạo ở cổ tay phải


VF



Voltage Food



Chuyển đạo ở cổ chân trái



CT




Central Terminal


Cực trung tính


aVR , aVL
, aVF , D
1
,
D
2
, D
3



Peripheral Leads


(a : Augmented (
tăng cường))



Các chuyển động ngoại biên











MỤC LUC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC TỔNG QUAN 3
1. Tín hiệu điện tim là gì ? 3
2.Các loại nhiễu ảnh hưởng đến tín hiệu điện tim 5
2.1. Nhiễu do các trường điện 5
2.2. Nhiễu do bản thân bệnh nhân( nhiễu cơ) 8
2.3. Nhiễu do môi trường 8
2.4. Nhiễu từ trường 50/60Hz 9
3. Cơ chế hoạt động 11
3.1. Các chuyển đạo mẫu (STAND LEADS) 12

3.2. Các chuyển đạo đơn cực các chi (UNIPOLAR LIMB LEADS) 14
3.3. Các chuyển đạo trước tim (PRECARDIAL LEADS) 16
3.4. Các chuyển đạo hiệu chỉnh trực giao – hệ thống chuyển đạo Frank
(CORRECTED ORTHOGONAL LEADS – FRANK LEADS SYSTEM)…18
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH CẢM BIẾN ỨNG DỤNG TRONG ĐIỆN
TÂM ĐỒ 20
2.1. Sơ đồ khối: 20
2.2. Sơ đồ nguyên lý: 21
2.2.1. Mạch vào 21
2.2.2. Mạch khuếch đại đo 22
2.2.3. Mạch lọc thông thấp 22


2.2.4. Mạch lọc thông cao 23
2.2.5. Mạch lọc lọc tần số 50Hz 23
2.2.6. Mạch khuếch đại tín hiệu ra (KĐ Đệm) 24
2.2.7. Nguồn vào (điều chỉnh 12V) 25
SƠ ĐỒ TOÀN MẠCH 26
CHƯƠNG 3: THI CÔNG VÀ CHẾ TẠO MẠCH ĐIỆN TỬ 27
3.1. Yêu cầu cần đạt được khi chế tạo 27
3.2. Mạch điện sau khi lắp 27
3.3. Mạch điện sau khi được cắm nguồn 28
3.4. Mạch điện khi xử dụng điện cực tiếp xúc 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31














1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe, đời sống của con người ngày càng được nâng cao hơn. Các
dịch vụ y tế tốt hơn, các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, tiện lợi hơn khi
sử dụng.
Như chúng ta đã biết trong bốn chỉ số sinh tồn : nhiệt độ, mạch, huyết
áp, nhịp tim thì việc đo nhịp tim là một thông số cực kỳ quan trọng. Đồng thời
hiện nay trên thế giới các bệnh về tim mạch cũng rất phổ biến.
Để chẩn đoán bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thường sử
dụng hệ thống ghi điện tử các giản đồ tín hiệu điện tim. Đó là điện tâm đồ.
Qủa tim co bóp theo nhịp được điều khiển bởi một hệ thống dẫn truyền trong
cơ tim. Những dao động tuy rất nhỏ, khoảng 1/1000 Volt, nhưng có thể dò
thấy được từ các cực điện dò trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến
máy ghi. Máy ghi điện khuyếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ.
Điện tâm đồ được sử dụng trong nhiều trường hợp y học như : rối loạn
nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, …
Trong khóa luận này tôi tìm hiểu “ Nghiên cứu chế tạo mạch cảm
biến ứng dụng trong điện tâm đồ ” nhằm nâng cao được tầm hiểu biết và

tiếp cận sâu hơn với kĩ thuật điện tử.
Vì vậy. Tôi chọn đề tài : “ Nghiên cứu chế tạo mạch cảm biến ứng dụng
trong điện tâm đồ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu chế tạo mạch cảm biến ứng dụng trong điện tâm đồ
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về tín hiệu điện tim
2

- Tìm hiểu các loại nhiễu ảnh hưởng đến tín hiệu điện tim
- Biết được cơ chế hoạt động
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm





3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC TỔNG QUAN
1. Tín hiệu điện tim
Tín hiệu điện tim (ECG) là một trong các đại lượng sinh học quan trọng
nhất trong việc chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân. Khi tim co bóp thể thực
hiện chức năng tuần hoàn của mình thì nó sẽ tạo ra một điện trường sinh học
qua khối dẫn liên hợp từ ngực và cơ bụng tới bề mặt da. Sự chênh lệch điện
thế sinh học đó có thể đo được từ bất kỳ hai điểm nào trên bề mặt da. Biên độ
của dạng sóng tín hiệu thu được phụ thuộc vào cập điện cực được đặt ở đâu
trên bề mặt da bệnh nhân.

Sóng điện tim là tín hiệu biến đổi theo thời gian, phản ánh dòng điện
ion gây ra bởi các tế bào tim khi co lại hay giãn ra. Tín hiệu này thường rất
nhỏ. Mỗi chu kỳ tim thường khoảng là 0,8 giây, thể hiện quá trình khử cực và
tái khử cực của tâm nhĩ và tâm thất

Hình 1.1 Lược đồ của quá trình tạo nhịp bằng cơ tim, điện thế qua màng
bó dẫn trong tim người và quan hệ của chúng với dạng sóng ECG ở đạo
trình III.
4

Một chu kỳ tim chuẩn có chu kỳ là 0,8 giây với năm đỉnh là P, Q, R, S,
T và một đỉnh U ( đỉnh này rất nhỏ). Biên độ sóng P, Q, S nhỏ nhất khoảng
0,2 – 0,5 mV. Biên độ sóng R lớn nhất, khoảng 1,5 – 2 mV. Do đó đỉnh sóng
QRS của tín hiệu ECG thường nằm trong dải 400 µV – 2,5 mV. Biên độ này
phụ thuộc vào vị trí đo và thể trạng của bệnh nhân. Dải tần hoạt động là
khoảng 0,05 Hz – 100 Hz.
Các đạo trình đo
Cơ thể người là một môi trường dẫn điện, vì thế dòng điện do tim được
phát đi ra được truyền đi khắp cơ thể. Khi đặt hai điện cực trên bất kỳ hai
điểm nào của cơ thể đều thu được dòng điện thế giữa hai điểm đó và được gọi
là đạo trình ( hay chuyển đạo). Mỗi đạo trình sẽ có một dạng sóng khác nhau.
Thông thường người ta hay sử dụng 12 đạo trình để ghi tín hiệu điện tâm đồ
bao gồm:
- Đạo trình mẫu : 3 đạo trình
- Đạo trình đơn cực các chi: 3 đạo trình
- Đạo trình trước ngực: 6 đạo trình

Hình1.2 Tín hiệu ECG chuẩn.
5


2. Các loại nhiễu ảnh hưởng đến tín hiệu điện tim
2.1. Nhiễu do các trường điện
Phần này tập trung xét chủ yếu nhiễu của lưới điện có mặt ở khắp mọi
nơi trong bệnh viện và phòng khám. Nó là nguồn cung cấp năng lượng tai chỗ
cho các thiết bị y tế, trong đó có thiết bị điện tim (trừ các thiết bị dùng tim
hoặc acquy). Lưới điện là nguyên nhân sinh ra nhiễu đối với thiết bị đo tim.
Hai trường do lưới điện sinh ra gây tác động lên thiết bị đo điện tim là điện
trường và từ trường.
Ảnh hưởng của điện trường 50/60 Hz
Những dây dẫn điện lưới và những vật dẫn nối với lưới điện đều sinh ra
điện trường quanh nó. Điện trường này tác động tới thiết bị đo điện tim, dây
điện cực và cơ thể bệnh nhân. Vì điện áp lưới dao động tuần hoàn với tần số
50 hoặc 60 Hz nên điện trường do nó sinh ra cũng biến thiên tuàn hoàn theo
tần số. Dòng điện dịch mà nó ảnh hưởng tới các vật khác có thể mô tả qua
điện dung tạp tán giữa vùng lưới điện sinh ra điện trường đó là vật thể.

Hình 1.3. Điện dung tạp tán của dây đo ECG với dây nóng của lưới
điện 220V tạo ra dòng điện qua điện trở giữa điện cực da xuống đất.
6

Hình 1.3 biểu diễn ảnh hưởng cảu điện trường 50/60 Hz lên dây điện cực và
thiết bị đo điện tim. Dòng điện qua điện dung tạp tán C
3
tới vỏ thiết bị. Nếu
vỏ thiết bị được nối đất, dòng điện sẽ nối đất và không gây ảnh hưởng gì tới
kết quả đo, ngược lại dòng điện I
d1
, I
d2
qua điện dug tạp tán C

1
, C
2
đến dây
điện cực A và B, qua trở kháng tiếp xúc điện cực da Z
1
, Z
2
qua thân người (có
trở kháng nhỏ khoảng 500Ω nên có thể bỏ qua) qua điện kháng điện cực da Z
d

của chân phải rồi xuống đất. Điện áp vi sai giữa A và B là U
A
– U
B
.
U
A
- U
B
= I
d1
Z
1
– I
d2
Z
2


Trong trường hợp dòng dịch I
d1,
I
d2
bằng nhau thì :
U
A
- U
B
= I
d1
(Z
1
– Z
2
)
Ví dụ : với dây điện cực dài 9m, trong phòng có lắp lưới điện ở tường, khoảng
cách giữa dây điện cực và dây lưới khoảng 3m, dòng điện dịch I
d1
= I
d2
=
5nA. Nếu sự chênh lệch của trở kháng tiếp xúc da, điện cực cỡ 20kΩ thì
nhiễu sinh ra tại đầu vào cỡ :
U
A
– U
B
= 5.10
-9

.20.10
3
= 100µV
Có thể hạn chế nhiễu bằng cách bọc kim dây điện cực. Đồng thời làm tốt
tiếp xúc giữa da và điện cực (hiệu Z
1
– Z
2
giảm) cũng làm giảm ảnh hưởng
của hiện tượng này.
Hình 1.4 cho thấy ảnh hưởng của điện trường 50/60 Hz lên cơ thể bệnh nhân
làm sai lệch kết quả đo điện tim.
Dòng điện i
db
qua điện dung tạp tán C
b
vào cơ thể bệnh nhân, qua trở
kháng Z
G
xuống đất. Điện áp đồng pha U
cm
sẽ xuất hiện trên cơ thể bệnh nhân.
.
cm ab G
U i Z
=

1 2



in in
in
A
n
m
i
B c
U U U
Z Z
Z Z Z Z

+ +
=
 
 
 


7



Hình 1.4. Dòng điện từ dây nóng lưới điện qua trở kháng giữa cơ thể và
đất, tạo ra điện áp đồng pha trên cơ thể.


Z
in
là trở kháng vào của tầng tiền khuếch đại vì Z
in

>>Z
1,
Z
2
nên , người ta sử
dụng các mạch điện tử để chống nhiễu như sử dụng tầng khuếch đại cách li và
nguồn cách li, dùng bộ lọc chắn dải tích cực (hình 1.5)

8


Hình 1.5. Nhiễu do từ trường lưới điện 50/60 Hz:
a , Dây đo và bệnh nhân tạo thành mạch vòng kín có điện tích bị ảnh hưởng
của từ trường;
b , Dây đo và bệnh nhân được giảm nhỏ diện tích mạch vòng kín, giảm bớt
ảnh hưởng của từ trường.
2.2. Nhiễu do bản thân bệnh nhân (nhiễu cơ)
Yêu cầu khi đo sóng điện tim, bệnh nhân phải nằm ở tư thế giãn. Đôi
khi do tâm lý bệnh nhân chưa quen, bệnh nhân thần kinh yếu, khi đo bệnh
nhân lên gân, run sợ gây ra nhiễu do hoạt động của cơ. Để khắc phục nhiễu
này, yêu cầu bệnh nhân phải nằm ở tư thế thư giãn. Ngoài ra người ta còn
dùng mạch lọc nhiễu cơ.
2.3. Nhiễu do môi trường
Các tham số của transistor phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Khi nhiệt
độ thay đổi các tham số của transistor thay đổi sẽ làm trôi điểm làm việc. Trôi
điểm làm việc của tầng khuếch đại có thể dẫn đến bão hòa làm mất tín hiệu
hoặc tín hiệu bị chặt đứt ở vùng nào đó. Trôi điểm làm việc ở tầng khuếch đại
sau RC làm trôi điểm không của máy ghi điện tim.
9


Để khắc phục hiện tượng trôi điểm làm việc của transistor trường hoặc
transistor lưỡng cực , người ta dùng hồi tiếp âm.
Hình 1.6 dùng hồi tiếp âm dòng điện để ổn định điểm làm việc.
2 1


A B
in
cm
Z Z
Z
U U U

=
 
 
 

Qua phân tích trên thấy rằng : tiếp xúc da, điện cực tốt, trở kháng vào
của tầng tiền khuếch đại cao, cơ thể bệnh nhân được cách điện tốt hoặc
giường nằm của bệnh nhân được nối đất tốt, tầng tiền khuếch đại dùng nguồn
cách li thì nhiễu 50/60 Hz tác động lên cơ thể bệnh nhân sẽ ảnh hưởng ít đến
kết quả đo.
2.4. Nhiễu từ trường 50/60 Hz
Nếu tiến hành đo điện tim ở những nơi có từ trường mạnh như quạt,
chấn lưu đèn, động cơ điện …thì nhiễu 50/60 Hz sẽ gây ảnh hưởng.
Theo định luật cảm ứng điện từ :
m
U
d

d t
ϕ
=

Ở đây là từ thông qua diện tích S.
Giả sử từ trường B thông qua vuông góc với mặt S thì :
.
m
S
t
U
dB
d
=

Nếu dây điện cực và cơ thể bệnh nhân tạo vòng kín có diện tích là S, từ
trường do động cơ hoặc dòng điện lưới 50/60 Hz sinh ra là :
B.sin (2πft)
U
m
= B.2πf.S.cos (2fπt)
Ðể đơn giản U
m
, B tính theo giá trị hiệu dụng:
U
m
= B.2fπ.S
10

ở đây f là tần số lưới điện : 50/60 Hz.

Hình 1.5 cho thấy ảnh hưởng của từ trường lên phép đo điện tim như thế nào
và cách khắc phục.
Qua phân tích trên, chúng ta thấy ảnh hưởng của nhiễu do lưới điện
50/60 Hz và một số biện pháp chống nhiễu này (ngoài các biện pháp trên).
Nguyên tắc ổn định của mạch này như sau : khi nhiệt độ tăng dẫn đến dòng I
D

tăng và dòng I
S
sẽ tăng theo, điện áp trên R
S
là U
GS
= I
S
.R
S
tăng, dẫn đến U
GS

giảm , làm giảm dòng I
G
và dẫn đến giảm dòng I
D
(hình 1.6).



Hình 1.6. Hồi tiếp âm dòng điện.


Ðối với các IC, dòng phân cực của transistor trường hoặc IC cũng phụ
thuộc vào nhiệt độ khá mạnh để chống trôi điểm làm việc đối với mạch
11

khuếch đại vi sai, người ta cố gắng sao cho điện trở đầu vào đảo và không đảo
tương đương phải bằng nhau khi dòng phân cực đầu vào đảo và không đảo
tăng thì do R
1
//R
2
= R nên sụt áp trên chúng tăng bằng nhau, do đó hạn chế
được trôi điểm không do thay đổi dòng phân cực.
Ngoài sự biến thiên nhiệt độ môi trường, độ ẩm của nhiệt độ thay đổi
cũng gây ra nhiễu. Do ẩm, độ cách nhiệt của mạch in kém, dẫn đến rò điện
giữa nguồn nuôi và đầu vào của tầng khuếch đại. Ðể khắc phục người ta dùng
mạch in chất lượng cao được phủ chất chống ẩm, cách điện tốt, thiết kế mạch
in đối xứng, khoảng cách đầu vào và nguồn nuôi càng xa càng tốt.
3. Cơ chế hoạt động
Tổng hợp tất cả các thành phần điện thế của mọi tế bào trong tim với
giá trị biên độ và hình dáng hơi khác nhau, thời điểm xuất hiện rất khác nhau
tạo ra một điện thế đặc biệt người ta gọi đó là điện tim (ECG).
Tín hiệu điện tim được đưa ra tại nhiều điểm khác nhau trên cơ thể con
người. Tín hiệu điện tim có giá trị thay đổi theo thời gian và có hướng trong
không gian (cơ thể người) bằng cách đo một số điểm trên cơ thể người và
theo dõi hình dạng theo thời gian, người ta có thể định vị được hướng của
lưỡng cực điện và biết sự thay đổi giá trị của nó theo thời gian. Những chấn
thương hay bệnh lý của tim dẫn đến thay đổi sự dẫn truyền của các tổ chức,
thậm chí một số bộ phận không được kích thích có thể tự khử cực làm thay
đổi hình dạng ECG. Hiện nghiên cứu ECG có thể giúp thầy thuốc tìm ra một
số bệnh về tim mạch.

Các điện cực nên đặt theo 12 cách, thu lấy 12 chuyển đạo thông dụng,
bao gồm 3 chuển đạo mẫu, 3 chuyển đạo đơn cực các chi và 6 chuyển đạo
trước tim. Ở mỗi chuyển đạo sẽ có một hình dạng sóng điện tâm đồ khác
nhau, tương tự hình ảnh ta nhìn thấy được khi đứng 12 góc độ khác nhau
xung quanh một vật có dạng gồ ghề phức tạp.
12

3.1. Các chuyển đạo mẫu (STANDARD LEADS)
Các chuyển đạo mẫu là những chuyển đạo được nghiên cứu sớm nhất,
ngay từ thời Endhoven, chúng còn được gọi là các chuyển đạo đơn cực các
chi (bipolar limb leads) hay chuyển đạo lưỡng cực ngoại biên (bipolar
peripherral leads). Các chuyển đạo mẫu được mô tả ở ( hình 1.7).

Hình 1.7. Các chuyển đạo mẫu.
Điện cực âm ở cổ tay phải, điện cực dương ở cổ tay trái, gọi đó là
chuyển đạo 1, viết tắt là D
1
.
Điện cực đặt ở cổ tay cốt chỉ là để dễ buộc, thật ra nó phản ánh điện
thế ở vai phải và vai trái là những chỗ khó gần điện cực, còn hai cánh tay chỉ
làm nhiệm vụ hai dây dẫn điện. Theo quy ước Quốc tế thì các điện cực hoạc
dây nối vào điện cực đó sẽ dùng :
- Màu đỏ khi đặt ở tay phải;
- Màu vàng khi đặt ở tay trái;
- Màu xanh lục (xanh lá cây) khi đặt ở chân trái.
13

Ngoài ra người ta còn dùng màu đen cho điện cực chống điện tạp (dây
đất) đặt ở chân phải và các màu xanh da trời, nâu, tím…cho điện cực
lồng ngực.

Trục của chuyển đạo 1 là một đường thẳng nối từ vai phải (R) đi sang
trái L. Theo cách mắc như chuyển đạo 1, khi điện cực tay trái dương tính
tương đối thì máy sẽ ghi được một làn sóng dương, còn khi điện cực tay phải
dương tính tương đối thì máy ghi được một làn sóng âm. Với điều kiện như
vậy, ta gọi chiều dương của trục chuyển đạo D
1
là chiều từ vai phải sang vai
trái (từ R đến L).
Điện cực âm đặt ở cổ tay phải, điện cực dương đặt ở cổ chân trái, gọi
đó là chuyển đạo II, viết tắt là D
2
. Ở chuyển đạo này, trục của chuyển đạo sẽ
là một đường thẳng đi từ vai phải (R) xuống gốc chân trái (F) và chiều dương
là chiều từ R đến F.
Các trục chuyển đạo RL, RF và LF của D
1
, D
2
, D
3
lập thành 3 cạnh của
một hình tam giác, có thể coi như những tam giác đều với mỗi góc bằng 60
0

gọi là tam giác Endhoven ( Hình 1.8 ).
14


Hình 1.8. Tam giác Endhoven.
3.2. Các chuyển đạo đơn cực các chi ( UNIPOLAR LIMB LEADS)

Như trên đã thấy, các chuyển đạo mẫu đều có hai điện cực để ghi hiệu
điện thế giữa hai điểm của điện trường tim. Nhưng khi muốn nghiên cứu điện
thế riêng biệt của một điểm thì ta phải biến một điện cực thành trung tính.
Muốn như vậy, người ta nối điện cực âm ra một cực trung tâm gọi tắt là
CT (Central Terminal) có điện thế bằng 0 ( trung tính) vì nó là trung tâm của
một mạng hình sao nối vào 3 đỉnh tam giác Endhoven (mạng Willson –
Willson network ). Điện cực còn lại là điện cực dương được đặt lên vùng cần
thăm dò. Khi đó ta có một chuyển đạo đơn cực. Khi mà điện cực thăm dò này
được đặt ở một chi thì ta gọi đó là chuyển đạo đơn cực chi. Thường người ta
đặt điện cực thăm dò ở 3 vị trí (hình 1.9).
15



Hình 1.9. Các chuyển đạo đơn cực các chi.

- Cổ tay phải : ta được chuyển đạo VR (Voltage Right), thu được chuyển
đạo ở mé bên phải và đáy tim. Trục của chuyển đạo này là đường thẳng nối
tâm điểm 0 với vai phải R.
- Cổ tay trái : ta được chuyển đạo VL (Voltage Left), Nó nghiên cứu điện
thế về phía đáy thất trái. Trục chuyển đạo ở đây là đưởng thẳng OL.
- Cổ chân trái : ta thu được chuyển đạo VF (Voltage Food), nó là chuyển
đạo nghiên cứu thành sau dưới của tim, có trục là OF.
Năm 1947, Goldberger đã cải tiến 3 chuyển đạo trên bằng cách cắt bỏ
cánh sao nối với chi có đặt điện cực thăm dò, làm cho các sóng điện tim của
các chuyển đạo đó tăng biên độ lên gấp rưỡi mà vẫn giữ được hình dạng như
cũ : người ta gọi đó là những chuyển đạo đơn cực các chi tăng cường, kí hiệu
là aVR, aVL, aVF (a: augmented – tăng cường ) (hình 1.10 ).
16


.
Hình 1.10. Các chuyển đạo trước tim thông dụng.
Ngày nay các chuyển đạo aVR, aVL, aVF được sử dụng nhiều hơn các
chuyển đạo VR, VL, VF.
Tất cả 6 chuyển đạo D
1
, D
2
, D
3,
aVR, aVF, aVL được gọi chung là các
chuyển đạo ngoại biên (peripheral leads) vì đều có điện cực đặt ở các chi.
Chúng hỗ trợ nhau “dò xét” các rối loạn của dòng điện tim thể hiện ở 4 phía
xung quanh quả tim trên mặt phẳng chắn (frontal plane). Nhưng còn các rối
loạn của dòng điện tim chỉ thể hiện rõ ở mặt trước tim thì các chuyển đạo đó
bất lực. Do đó, người ta phải ghi thêm các chuyển đạo trước tim.
3.3. Các chuyển đạo trước tim (PRECARDIAL LEADS)
Người ta thường ghi đồng loạt cho bệnh nhân 6 chuyển đạo trước tim
thông dụng nhất, kí hiệu V
1
÷V
6
(Voltage). Đó là các chuyển đạo đơn cực có

×