Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần sinh học vi sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 106 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: SINH - KTNN
  



LÝ THỊ ĐỊNH


TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT NGA





HÀ NỘI – 2014
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2



Lý Thị Định K36A SP - Sinh

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn khoa học:
Th.S Nguyễn Thị Việt Nga đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khoá luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2
đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và
bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian qua.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Lý Thị Định













Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định K36A SP - Sinh

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Tổ chức dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy
học phần Sinh học Vi sinh vật” đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Th.S Nguyễn Thị Việt Nga và sự cố gắng của bản thân tôi.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong khoá luận là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi, không trùng kết quả nghiên cứu của bất kì tác giả khác.
Nếu có sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Lý Thị Định















Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định K36A SP - Sinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt
Cụm từ đầy đủ
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
ĐH
Đại học
CĐSP
Cao đẳng sư phạm
DHDA
Dạy học theo dự án
PPDH
Phương pháp dạy học
DH
Dạy học
VSV
Vi sinh vật
SV

Sinh vật
ĐG
Đánh giá












Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định K36A SP - Sinh

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
1.1. Yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học 1
1.2. Thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học 1
1.3. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo dự án 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2

7. Những đóng góp mới của đề tài 3
PHẦN 2. NỘI DUNG 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.2. Nghiên cứu ở Vệt Nam 6
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 7
1.2.1. Dạy học theo dự án 7
1.2.1.1. Khái niệm 7
1.2.1.1.1. Khái niệm dự án 8
1.2.1.1.2. Khái niệm dạy học theo dự án 8
1.2.1.2. Phân loại dạy học theo dự án 9
1.2.1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án 11
1.2.1.4. Đặc điểm của dạy học theo dự án 11
1.2.1.5. Ưu điểm và hạn chế của DHDA 13
1.2.1.6. Những yêu cầu để phương pháp dạy học dự án mang lại hiệu quả
trong dạy học 13
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định K36A SP - Sinh

1.2.2. Xây dựng dự án 14
1.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng dự án 14
1.2.2.2. Quy trình xây dựng dự án 14
1.2.2.2.1. Trước khi thực hiện dự án 15
1.2.2.2.2. Trong khi thực hiện dự án 15
1.2.2.2.3. Sau khi thực hiện dự án 20
1.2.3. Yêu cầu sư phạm của dự án dạy học 21
1.2.4. Đánh giá trong dạy học dự án 21
1.2.4.1. Khái niệm đánh giá trong dạy học dự án 21

1.2.4.2. Nội dung đánh giá trong dạy học dự án 22
1.2.4.3. Bộ công cụ đánh giá trong dạy học dự án 22
1.2.4.3.1. Bảng kiểm quan sát 22
1.2.4.3.2. Sổ theo dõi dự án 22
1.2.4.3.2. Bảng kiểm đánh giá 22
1.2.4.3.3. Phiếu đánh giá học theo dự án (Đánh giá đồng đẳng) 23
1.2.4.3.4. Thang đo thái độ (thang đo Likert) 23
1.2.4.4. Sử dụng bộ công cụ đánh giá trong dạy học dự án 24
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 25
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI
SINH VẬT, SINH HỌC 10 - THPT (CTC) 27
2.1. Phân tích mục tiêu dạy học phần Sinh học vi sinh vật 27
2.1.1. Mục tiêu chương I 27
2.1.2. Mục tiêu chương II 28
2.1.3. Mục tiêu chương III 28
2.2. Phân tích nội dung dạy học phần Sinh học Vi sinh vật 29
2.2.1. Nội dung chươnng I 29
2.2.2. Nội dung chương II 31
2.2.3. Nội dung chương III 33
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định K36A SP - Sinh

2.3. Các dự án dạy học phần Sinh học vi sinh vật 35
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 75
3.1. Mục đích thực nghiệm 75
3.2. Nội dung thực nghiệm 75
3.4. Phương pháp thực nghiệm 75
3.5. So sánh kết quả học tập của hai lớp trước khi thực nghiệm 75
3.6. Kết quả thực nghiệm 77

3.6.1. Phân tích định tính 77
3.6.2. Phân tích định lượng 77
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. Kết luận 79
2. Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC










Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 1 K36A SP - Sinh

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Yêu cầu đổi mới của phƣơng pháp dạy học
Ngày nay, trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, đòi hỏi
cần có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đó là những con người đáp ứng nhu
cầu xã hội, những con người chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy hệ thống
giáo dục cần phải đổi mới, đặc biệt việc đổi mới phương pháp dạy học là hết
sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương
pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng

tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh.”
1.2. Thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học
Phần Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10) theo chương trình cải cách
được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại, có rất nhiều kiến thức liên
quan đến thực tiễn. Vì vậy, khi dạy- học phần này, đòi hỏi có những phương
pháp dạy học phù hợp, để giúp học sinh hình thành, khắc sâu các kiến thức
một cách chủ động, nâng cao hiệu quả học tập.
1.3. Ƣu điểm của phƣơng pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học lấy hoạt động học làm
trung tâm. Đây là phương pháp rất linh hoạt, tạo hứng thú cho người học. Dạy
học theo dự án là một hình thức dạy học có đặc trưng định hướng vào người
học, định hướng hoạt động, dạy học theo quan điểm tích hợp. Dạy học theo
dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường
và xã hội, giúp người học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng
tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, rèn luyện tinh thần trách nhiệm
và khả năng làm việc cộng tác.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 2 K36A SP - Sinh

Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức
dạy học theo dự án nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh học Vi
sinh vật”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học theo dự án phần ba Sinh học 10
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức của học
sinh, đặc biệt là phát triển tư duy, năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học dự án.
3.2. Điều tra thực trạng dạy học bộ môn Sinh học (đặc biệt là Sinh học
10) của một số giáo viên ở một số trường THPT.
3.3. Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức phần ba Sinh học 10 làm cơ
sở cho việc lựa chọn một số dự án dạy học.
3.4. Thiết kế một số dự án dạy học cho phần ba Sinh học 10.
3.5. Tiến hành thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của dự án, hoàn
thiện để có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng: Phương pháp dạy học dự án trong dạy học phần Sinh học
vi sinh vật - Sinh học 10 THPT.
 Khách thể: Học sinh học Sinh học 10 ở trường THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức dạy học theo dự án hợp lí sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học phần ba, Sinh học 10.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài:
- Nghiên cứu về PPDH tích cực
- Nghiên cứu về PPDH dự án
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 3 K36A SP - Sinh

- Nghiên cứu về nội dung kiến thức phần Sinh học Vi sinh vật
6.2. Phương pháp điều tra
Phát phiếu điều tra về thực trạng dạy học bộ môn Sinh học cho các giáo
viên THPT.
6.3. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành dạy thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 10
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nguyên tắc và quy trình thiết kế DHDA
trong dạy học.
- Thiết kế được các dự án khác nhau trong phần Sinh học Vi sinh vật
làm tư liệu tham khảo cho các GV và xây dựng giáo án dạy học cho phần
Sinh học Vi sinh vật bằng phương pháp DHDA.
- Đề xuất hình thức tổ chức DHDA trong dạy học phần Sinh học Vi
sinh vật để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học.







Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 4 K36A SP - Sinh

PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, tại nước Mỹ phong trào cải cách giáo dục
diễn ra mạnh mẽ, trong đó tư tưởng giáo dục căn bản của cuộc cải cách này là
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, ngày nay gọi là dạy học định hướng học
sinh. Trong phong trào cải cách đó, DHDA được các nhà sư phạm Mỹ đưa
vào sử dụng trong dạy học phổ thông. Ban đầu, phương pháp DHDA được sử

dụng chủ yếu trong dạy học thực hành các môn Kỹ thuật. Cùng với sự ứng
dụng rộng rãi, các dự án sau đó được sử dụng ở hầu hết các môn học khác, kể
cả các môn khoa học xã hội. Những quan điểm triết học giáo dục và lý thuyết
nhận thức của J.Dewey đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý
thuyết cho phương pháp dự án của các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ 20. Tiêu
biểu là nhà Tâm lí học Wiliam H.Klpatrick (1871 - 1965) với bài báo có tiêu
đề “Phương pháp dự án”, công bố năm 1918. Bài báo đã gây một tiếng vang
lớn trong các cơ sở đào tạo giáo viên cũng như trong các trường học. Sau đó,
ông cùng các nhà nghiên cứu của trường đại học Côlumbia đã đóng góp lớn
để truyền bá phương pháp qua giờ học, các hội nghị. Vào năm 1925, ông cùng
cộng sự cho xuất bản tác phẩm về PPDH này [12].
Ở châu Âu Celestin Frienet (1896 - 1966) là người tiên phong đối với
cách dạy học dự án, ảnh hưởng của ông rất mạnh mẽ. Theo ông: Lớp học
trước hết là một nơi ở đó tất cả phải áp dụng các cách làm việc để nghiên cứu
các thông tin, trao đổi các kiến thức hoặc trả lời thư nhận được từ các lớp
học sinh khác hoặc chuẩn bị các điều tra ngoài lớp học, phân tích các dữ liệu
hoặc trình bày các báo cáo tập hợp được Trong môi trường như thế, sự hợp
tác ở bên trong nhóm rất phong phú. Khát vọng của Frienet là tạo nên một cá
nhân có đầu óc phát triển tốt hơn là đầu óc “rót đầy kiến thức” [6].
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 5 K36A SP - Sinh

Trong các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, nhìn chung
khái niệm DHDA không được sử dụng trong phạm trù PPDH, tuy nhiên
những tư tưởng tương tự như DHDA có thể tìm thấy trong các mô hình
trường học lao động của Nga từ sau cách mạng Tháng Mười 1917, như mô
hình trường học lao động của Blonxki, Makarenko. Trong các trường này,
học sinh thường được giao các nhiệm vụ lao động phức hợp và các em cần
thực hiện một cách tự lực, sáng tạo. Sau một thời gian gần như bị lãng quên

trong những năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1970, cùng
với trào lưu cải cách giáo dục mới ở các nước phương Tây, DHDA được quan
tâm nghiên cứu và sử dụng rộng rãi, phát triển mạnh mẽ trong phạm vi quốc
tế. Sự lan tỏa này đã tạo ra một bước phát triển mới trong PPDH này. Điển
hình là những quan điểm về phương pháp dự án của các nhà sư phạm Mỹ đầu
thế kỉ 20 đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lí luận của
DHDA. Có thể kể đến tên các công trình nghiên cứu của tác giả R.W.Stismon
(1914), Barrows, H.P khoa Nông Nghiệp, Đại học Hoa kỳ (1916) đã thực hiện
các dự án trong dạy học về nông nghiệp bằng các “Home project”. Tác giả
John Dewey trong công trình “Democracy and Education” (1916); hay một số
nhà nghiêm cứu khác như W.W Charters (1918) với bài viết “The project in
home Bconomice Teaching”; tác giả Jame Leroy Stockton với bài “Project
work in Education” (1920) tất cả các bài viết trên đều đề cập đến cơ sở lí
luận của DHDA ở nhiều góc độ khác nhau [12].
Ngày nay DHDA được ứng dụng trong mọi cấp, từ giáo dục phổ
thông, đào tạo nghề cũng như trong đào tạo đại học, trong các môn học hay
ngành học, thậm chí cả giáo dục mầm non. Trong đào tạo giáo viên, DHDA
cũng được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra, DHDA cũng được sử dụng khá phổ
biến trong tất cả các cấp học ở các nước châu Á như Thái Lan, Singgapo,
Hồng Kông, các dự án học tập được học sinh thực hiện dưới nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 6 K36A SP - Sinh

1.1.2. Nghiên cứu ở Vệt Nam
Trong những năm gần đây, các chương trình bồi dưỡng giáo viên và
ứng dụng công nghệ thông tin của các tập đoàn máy tính như Intel, Microsoft
đóng vai trò đáng kể trong việc truyền bá, việc sử dụng PPDH ở Việt Nam.
Chương trình dạy học cho tương lai của Intel (Intel Teach to the Future) và

chương trình “Đa kỹ năng công nghệ thông tin (ICT) vào dạy và học”
(Partners in learning) đề ra mục đích chính là giúp cho các GV biết cách sử
dụng công nghệ máy tính để phát triển trí tưởng tượng của học sinh và cuối
cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học tập hiệu quả hơn dựa trên
nền tảng của phương pháp dạy học theo dự án. Năm 2007, tập huấn ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học (ICT in Education) do Unessco tổ chức với
cùng một mục tiêu trên lấy nền tảng sử dụng nguồn tư liệu Internet nhằm tổ
chức các dự án học tập cho người học.
Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, cùng với việc thực hiện các dự án
phát triển giáo dục, dự án giáo dục môi trường, DHDA cũng bước đầu được
áp dụng trong một số môn học. Từ năm 2006 trở lại đây, rất nhiều giáo viên
các bậc học, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đai học, cao đẳng trên cả
nước quan tâm nghiên cứu và vận dụng DHDA vào giảng dạy:
Từ năm 1997 đến nay, chính phủ Vương quốc Bỉ với 2 dự án hỗ trợ cho
các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng áp dụng
phương pháp dạy và học tích cực. Dự án Việt Bỉ I đã đầu tư cho 7 tỉnh từ năm
1999 đến năm 2003 và dự án Việt Bỉ II đầu tư cho 14 tỉnh từ năm 2005 đến
năm 2009. Mục tiêu của dự án là: “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên tiểu học, trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”.
Người mở đường cho DHDA ở Việt Nam là ông Lê Trọng Nghĩa,
Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp quận Bình Tân. Ông
đã hướng dẫn, tổ chức thử nghiệm DHDA tại trường THCS Bình Trị Đông A
(quận Bình Tân) và đã đạt được những kết quả nhất định: Trang bị cho HS kĩ
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 7 K36A SP - Sinh

năng tìm kiếm thông tin, kĩ năng tự định hướng, thuyết trình, làm việc
nhóm, [5]
Phương pháp DHDA cũng được đoàn GV trường CĐSP Hà Nam thử

nghiệm dối với môn Vật lí, với chủ đề “Các ứng dụng của Nam châm”, đã thu
hút được sự tham gia nhiệt tình của các em HS và đã đạt được những thành
công bước đầu.
Nguyễn Diệu Thảo và Nguyễn Văn Cường (2004) đã có bài viết “Dạy
học theo dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”
đăng trên tạp chí giáo dục [6].
Đào Thu Thủy (2006) nghiên cứu về dạy học dự án với đề tài “Tổ chức
dạy học dự án một số nội dung kiến thức chương cảm ứng điện từ sách giáo
khoa vật lí 11 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học
sinh trong học tập” [6].
Nguyễn Dục Quang (2007) đề cập đến phương pháp dạy học dự án với
tư cách là một trong năm phương pháp giáo dục “Học để cùng chung sống”.
Tác giả đã nêu ngắn gọn cách hiểu và tác dụng của phương pháp dự án [6].
Nguyễn Thị Hường (2012) cũng đã nghiên cứu về phương pháp dạy
học theo dự án với bài “Tổ chức dạy học theo dự án phần Sinh thái học- Sinh
học lớp 12- Trung học phổ thông” [7].
Như vậy, trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu
về dạy học dự án. Tuy nhiên, không có nhiều công trình nghiên cứu về
DHDA đối với môn Sinh học ở trường THPT nói chung và phần Sinh học vi
sinh vật- Sinh học 10 nói riêng.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Dạy học theo dự án
1.2.1.1. Khái niệm


Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 8 K36A SP - Sinh

1.2.1.1.1. Khái niệm dự án

Thuật ngữ tiếng anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh và ngày
nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế
hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế-xã hội: trong sản xuất, doanh nghiệp, trong nghiên cứu khoa học cũng
như trong quản lí xã hội
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần thực hiện trong một khoảng
thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được
mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp tổng thể, được thực hiện trong
hình thức tổ chức dự án chuyên biệt.
Một dự án nói chung có những đặc điểm cơ bản sau:
- Có mục tiêu được xác định rõ ràng.
- Có thời gian quy định cụ thể.
- Có nguồn tài chính, vật chất, nhân lực giới hạn.
- Mang tính duy nhất (phân biệt với các dự án khác).
- Mang tính phức hợp tổng thể.
- Được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt [11].
1.2.1.1.2. Khái niệm dạy học theo dự án
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án:
Dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mà người dạy và người
học cùng nhau giải quyết vấn đề về lý thuyết và thực tiễn một nhiệm vụ học
tập có tính chất tổng hợp, tạo điều kiện cho người học cùng nhau và tự quyết
trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt
động nhất định; Là PPDH mà người dạy đóng vai trò là người định hướng các
nhiệm vụ học tập, định hướng quá trình học tập cũng như quá trình tạo ra sản
phẩm; Là PPDH mà người học chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức cần thiết
thông qua các nhiệm vụ thực tế liên quan đến bài học [7].
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 9 K36A SP - Sinh


Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm
là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án [11].
Dạy học theo dự án là chiến lược giáo dục mà người học được cung
cấp các tài nguyên, các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó
người học tích lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề [7].
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy HS làm trung tâm.
Theo đó, các nhóm HS, dưới sự hướng dẫn của GV mà thực hiện các nhiệm
vụ học tập một cách tự lực, độc lập qua những giai đoạn nhất định. Qua đó,
giúp phát triển kiến thức và kỹ năng liên quan, thông qua những nhiệm vụ
mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã
học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình [7].
Tóm lại, DHDA là PPDH trong đó quá trình tổ chức thể hiện sự tích
cực hơn các PPDH truyền thống, trong đó người dạy đóng vai trò định hướng
các nhiệm vụ cũng như quá trình tạo ra sản phẩm. Kiến thức được lĩnh hội,
được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, làm phong phú tri thức của người
học. Đáp ứng các mục tiêu gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động,
nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự
lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần
trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
1.2.1.2. Phân loại dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau. Sau đây là một số cách phân loại DHDA cụ thể:
 Phân loại theo chuyên môn
- Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn
học.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lý Thị Định 10 K36A SP - Sinh

- Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.
- Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào
các môn học. Ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường.
 Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm HS, dự án
cá nhân. Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dạy học chủ yếu. Trong
trường phổ thông còn dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án
cho một lớp học.
 Phân loại theo sự tham gia của GV: Dự án dưới sự hướng dẫn của một
GV, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV.
 Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:
- Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
- Dự án trung bình: dự án trong một số ngày (“Ngày dự án”).
- Dự án lớn: Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một
tuần, có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông.
Trong đào tạo đại học có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn.
 Phân loại theo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có
thể phân loại các dự án theo các dạng sau:
- Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện
tượng, quá trình.
- Dự án thực hành (dự án kiến tạo sản phẩm): trọng tâm là việc tạo ra
các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn,
nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
- Dự án hỗn hợp: là dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.
Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực
chuyên môn có thể phân loại dự án theo đặc thù riêng.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lý Thị Định 11 K36A SP - Sinh

1.2.1.3. Mục tiêu của dạy học theo dự án
Mục tiêu của DHDA phải đáp ứng đầy đủ mục tiêu của một bài học
bình thường theo phương pháp truyền thống, đồng thời còn có thêm các mục
tiêu riêng đặc trưng cho PPDH học này.
- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc
sống thực.
- Tạo ra sản phẩm.
- Thực hành nghiên cứu.
- Giải quyết một vấn đề.
- Rèn luyện, phát triển các kĩ năng: Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn
đề, kĩ năng tổ chức kiến thức, kĩ năng sống, làm việc theo nhóm, kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm [7].
1.2.1.4. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Trong các tài liệu về DHDA có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các
nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã
nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: Định hướng HS, định hướng thực tiễn
và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hóa các đặc điểm của DHDA như sau:
* Định hướng học sinh
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú
của người học cần tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Tính phức hợp: Nội dung các dự án học tập có sự kết hợp các tri thức
của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn
đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực hiện dự án, người học phải tìm
kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh
vực khác nhau.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết

hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 12 K36A SP - Sinh

tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết
cũng như kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA người học cần tham gia
tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi
hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu
đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù
hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường đợc thực hiện theo
nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các
thành viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng
cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với
các lực lượng xã hội khác tham gia dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học
tập mang tính xã hội.
* Định hướng thực tiễn
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình
huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời
sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ
và khả năng của người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những một số
trường hợp, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội
tích cực.
* Định hướng sản phẩm
- Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm
của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số

trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động
thực tiễn, thực hành. Những sản phẩn này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu
[11].
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 13 K36A SP - Sinh

1.2.1.5. Ưu điểm và hạn chế của DHDA
 Ưu điểm
 Gắn lý thuyết với thực tiễn.
 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
 Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo.
 Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích
hợp.
 Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp.
 Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
 Phát triển năng lực đánh giá.
 Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, DHDA cũng có những hạn chế và
thách thức nhất định:
 Đòi hỏi phải có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu.
 Đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp.
 Yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tích
cực, yêu nghề [3].
1.2.1.6. Những yêu cầu để phương pháp dạy học dự án mang lại hiệu quả
trong dạy học
- Xác định rõ mục tiêu học tập của HS, HS đạt được gì về kiến thức, kĩ
năng, thái độ. Tập trung vào tư duy bậc cao, không chỉ là những kỹ năng đọc
sách hay sử dụng công nghệ thông tin
- Nội dung hoặc chủ đề gắn với thực tiễn, hoặc với những vấn đề đang

diễn ra trong cuộc sống xung quanh, mang tính thời sự, tính xã hội có liên
quan đến nội dung bài học.Ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi
trường, thiên tai, bệnh tật, an toàn thực phẩm Trong chương trình giáo dục
phổ thông hiện nay có một số nội dung thích hợp để tổ chức DHDA như: Gia
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 14 K36A SP - Sinh

đình tôi, vấn đề thực phẩm; Du lịch; Hoạt động thể thao; Lịch sử địa
phương Sử dụng năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió động cơ phát
điện, thiết bị điện gia dụng, các máy móc, công cụ lao động các phương tiện
thông tin liên lạc, nghe, nhìn [3]
1.2.2. Xây dựng dự án
1.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng dự án
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, đặc điểm tâm – sinh lí
của HS, đặc điểm của PPDH tích cực nói chung, đặc điểm của phuơng pháp
DHDA nói riêng chúng tôi đã đưa ra một số nguyên tắc cho việc thiết kế các
dự án học tập như sau:
 Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức: Mặc dù
DHDA có thể vượt ra khỏi không gian của một lớp học nhưng vẫn phải đảm
bảo các mục tiêu về kiến thức kĩ năng theo quy định của Bộ giáo dục.
 Phát huy tính tích cực học tập của HS: Các hoạt động học tập được
thiết kế phải thu hút được sự tham gia tích cực của HS.
 Phản ánh được hệ thống và khái quát. Các nhiệm vụ của dự án phải là
những nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm mà sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đó
HS tiếp thu được kiến thức trọng tâm và khái quát nhất của bài học.
 Phù hợp với trình độ đối tượng HS: Các nhiệm vụ giao cho mỗi
nhóm HS phải phù hợp với trình độ của HS - tức là trên cơ sở những kiến
thức liên quan đến bài học mà HS đã biết và giới hạn trong chương trình Sinh
học 10.

 Bám sát mục tiêu bài học: Sau khi HS hoàn thành các nhiệm vụ của
dự án thì đồng nghĩa với việc hoàn thành mục tiêu học tập.
1.2.2.2. Quy trình xây dựng dự án
Chúng tôi sử dụng quy trình xây dựng dự án của dự án Việt - Bỉ, tập
huấn cho GV về dạy học tích cực (2010), bao gồm 3 giai đoạn chính là: Trước
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 15 K36A SP - Sinh

khi thực hiện dự án, trong khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện dự án vì
cách chia này khá phù hợp và rõ ràng. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với các
hoạt động dạy học khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã có một số chỉnh
sửa nhỏ ở giai đoạn trong khi thực hiện dự án. Cụ thể như sau:
1.2.2.2.1. Trước khi thực hiện dự án
- Tìm hiểu kến thức xuất phát của HS: Đã biết những gì?
- Phác thảo ý tưởng dự án bao gồm:
+ Tên dự án
+ Mục tiêu dự án: Kiến thức, kĩ năng, thái độ
+ Điều kiện thực hiện dự án
+ Giải pháp thực hiện
+ Công việc chính cần thực hiện
+ Địa điểm thực hiện dự án
+ Sản phẩm dự kiến
- Liên hệ nhà trường, GV chủ nhiệm, GV dạy tin học, phòng máy để
thực hiện dự án được thuận lợi.
- Chia nhóm HS và thiết kế hoạt động nhóm.
- Hỗ trợ công nghệ thông tin cần thiết cho HS.
- Viết kế hoạch bài dạy.
- Soạn thảo bộ công cụ đánh giá.
1.2.2.2.2. Trong khi thực hiện dự án

Tiến trình dạy học theo dự án:
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến
trình dạy học dự án thành 6 bước: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập
thông tin, xử lí thông tin, báo cáo kết quả, đánh giá. Tuy nhiên, để thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, 6 bước được gói gọn lại thành 3 bước
chính, tóm tắt qua sơ đồ sau:
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 16 K36A SP - Sinh


Bước 1: Lập kế hoạch.
Là bước đầu tiên quan trọng, giáo viên cần tổ chức cho học sinh cùng
tham gia xác định:
* Lựa chọn chủ đề:
GV cần tìm hiểu các chủ đề HS quan tâm để tạo cơ sở cho cả lớp tham
gia tích cực vào một chủ đề trong một khoảng thời gian đủ dài. Việc hỏi trực
tiếp HS các câu hỏi khai thác những chủ đề mà các em quan tâm có lẽ là cách
tốt nhất để chọn một chủ đề thú vị với các em. Nhưng trước khi GV có thể
đưa ra ý kiến về chủ đề, việc quan trọng là HS có cơ hội tham gia vào quá
trình lựa chọn và được khuyến khích để tích cực tham gia.
Từ chủ đề lớn, GV hướng dẫn HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ còn gọi
là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của các dự án.
Sơ đồ tư duy là công cụ hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng
như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án.
Sử dụng sơ đồ tư duy để:
- Tập hợp ý kiến của các thành viên
1. Lập kế hoạch
1.1. Lựa chọn chủ đề
1.2. Xây dựng tiểu chủ đề

1.3. Khơi gợi các nhiệm vụ
học tập
3. Tổng hợp báo cáo kết
quả
3.1.Xây dựng sản phẩm
3.2. Viết báo cáo trình bày
sản phẩm
2. Thực hiện dự án
2.1.Thu thập thông tin
2.2. Xử lí thông tin
2.3. Tổng hợp thông tin
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 17 K36A SP - Sinh

- Kết hợp các ý tưởng
- Xây dựng cấu trúc kiến thức
- Xác định quy mô nghiên cứu
- Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện
Cách tiến hành như sau:
- GV ghi chủ đề chính lên bảng, đồng thời cử một HS ghi lại các ý
tưởng.
- GV đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng,
- Để các ý tưởng phát triển tự do, các ý tưởng đều được tôn trọng
không phê phán.
- Khi không có thêm ý tưởng, sắp xếp kết hợp các ý tưởng lập sơ đồ tư
duy.
Ví dụ: Lên men etylic và lactic.

Sau khi lập được sơ đồ tư duy tìm được các tiểu chủ đề, GV yêu cầu

HS lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và yêu cầu HS cùng sở thích về một
tiểu chủ đề và tạo thành một nhóm.
Lên men
etylic và lactic
Lên men rượu
Lên men nem
chua
Lên men sữa
chua
Lên men dưa
chua
Lên men bia
Khóa luận tốt nghiệp đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lý Thị Định 18 K36A SP - Sinh

* Xây dựng tiểu chủ đề:
Khi các HS có cùng sở thích ngồi thành các nhóm, lúc này tiểu chủ đề
là vấn đề nghiên cứu của nhóm, tên của tiểu chủ đề chính là tên dự án. Ví dụ:
Lên men sữa chua, hoặc lên men rượu, lên men dưa chua Từ các tiểu chủ đề
HS thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án. GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ
tư duy để lập kế hoạch dự án. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan
đến tiểu chủ đề nhằm giải quyết trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Ví dụ: Chủ đề “Lên men sữa chua”

* Khơi gợi các nhiệm vụ học tập:
Sau khi xây dựng được quy mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các
nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên
trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định nhiệm vụ
và dự kiến sản phẩm.

Ví dụ:


Lên men
sữa chua
Chất lượng sản
phẩm?
Cần những
nguyên liệu nào?
Quy trình làm
như thế nào?
Thế nào là lên
men sữa chua?
Vì sao có thể lên
men được?

×