Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.84 KB, 35 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN





CÙ THỊ DIỆU LINH




NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN
LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ CAO MINH,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học





HÀ NỘI - 2014





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN



CÙ THỊ DIỆU LINH



NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN
LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ CAO MINH,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Thực vật học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
1. TS. Lê Đồng Tấn - Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao -
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2.Th.S Dương Thị Thanh Thảo - Trường ĐHSP Hà Nội 2



HÀ NỘI - 2014




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất đến TS. Lê Đồng Tấn và Th.S Dương Thị Thanh Thảo là những
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn chỉnh khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu, thu
thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã
luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt thời gian tôi học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Cù Thị Diệu Linh













LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện cùng với sự hướng dẫn
của TS. Lê Đồng Tấn và Th.S Dương Thị Thanh Thảo. Các số liệu nêu trong
đề tài là trung thực, được thu thập từ thực nghiệm và qua xử lí thống kê. Các
thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Cù Thị Diệu Linh


















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
4. Bố cục của khóa luận 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài thực vật 3
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài 3
1.1.2. Nghiên cứu về dạng sống thực vật 4
1.2. Nghiên cứu về cây có củ 7
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.2. Phạm vi nghiên cứu 10
2.3. Thời gian nghiên cứu 10
2.4. Nội dung nghiên cứu 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu 10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12
3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh 12
3.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh 17
3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh 17
3.4. Tình hình khai thác và sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh 18
3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Cao Minh 18
3.4.2. Cây có củ thuộc loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuvệt chủng 20
3.5. Giá trị sử dụng cây có củ 21
3.6. Đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ tại xã
Cao Minh 23

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, cùng với lúa, các loài cây có củ
(Sắn, Khoai lang, Yam và các loài thuộc họ Ráy…) là nhóm cây trồng thứ hai
sau cây ngũ cốc. Chúng được sản xuất với chi phí đầu vào thấp và thường
được tiêu thụ bởi những người nghèo, nhưng nó có vai trò đóng góp đáng kể
vào nguồn lương thực của đất nước và làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
công nghiệp.
Nhóm cây có củ góp phần vào việc ổn định an ninh lương thực thế giới
và đất nước. Ngoài là cây lương thực, một số loài cây có củ còn được sử dụng
vào các mục đích khác như Gừng được dùng làm gia vị và làm thuốc, Huệ
ngoài là cây cảnh còn được sử dụng sản xuất tinh dầu… Bên cạnh đó chúng
cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học.
Vai trò quan trọng của chúng là thế, nhưng những năm gần đây diện
tích của chúng càng ngày càng giảm cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Bảo
tồn và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên cây có củ là nhiệm vụ cần
thiết được đặt ra cho chúng ta và cuộc sống của con cháu trong tương lai.
Xã Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích
12,4 km², nằm sát hồ Đại Lải. Thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào
trồng trọt, là vùng có điều kiện thời tiết đất đai khá thuận lợi cho trồng và tiêu
thụ các giống cây có củ. Việc bảo tồn, nhân rộng các giống cây có củ không

chỉ làm phong phú nguồn lương thực, thực phẩm mà còn làm giàu cho bà con
nông dân trong vùng.
Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng về thành
phần loài cây có củ tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.



2

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cây có củ làm cơ sở khoa học
cho công tác khai thác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây có củ tại khu vực
và vùng lân cận.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: Đề tài là giải pháp nhằm góp phần bổ sung dẫn
liệu khoa học về nguồn gen cây có củ tại địa phương.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng về
nguồn gen cây có củ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp khai thác,
sử dụng và và phát triển cây có củ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội tại
vùng nghiên cứu.
4. Bố cục của khóa luận
Gồm 26 trang, 7 ảnh, 4 bảng, chia thành các phần như sau: mở đầu (2
trang), chương 1: tổng quan tài liệu (7 trang), chương 2: đối tượng và phương
pháp nghiên cứu (2 trang), chương 3: kết quả nghiên cứu (12 trang), kết luận
và đề nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang), phụ lục (không đánh số
trang).
















3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu về đa dạng loài thực vật
Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của
một loài cũng như đối với các quần thể khác nhau.
Việc nghiên cứu đa dạng các loài thực vật trên thế giới đã được tiến
hành từ lâu. Chủ yếu là nhằm xác định cơ sở khoa học để đề xuất các biện
pháp khoa học kĩ thuật tác động vào các hệ thực vật nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế và hiệu quả môi trường.
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu
được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên
cứu của Vusotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicop (1933),
Creepva (1978) Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm
thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi
thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Do đó

việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan
trọng trong nghiên cứu đa dạng thực vật [12].
Pócs Tama‟s (1965) đã thống kê được ở miền Bắc Việt Nam có 5190
loài thực vật [24].
Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã thống kê và bổ sung số loài ở
miền Bắc lên 5609 loài, 1660 chi và 140 họ với 5069 loài thực vật Hạt kín và
540 loài thuộc các ngành còn lại [18].
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [24].
Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [12].


4

Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc (1984) thống kê hệ
thực vật Tây Nguyên có 3754 loài thực vật có mạch [2].
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê
số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [17].
Đỗ Tất Lợi (1995, 2004) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố
798 loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta [20].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1996) thống kê thực vật Việt Nam có 10580 loài
thuộc 2342 chi, 318 họ [22].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1997) nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123
loài thuộc 47 họ khác nhau [14].
Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) đã thống kê thực vật Việt Nam có
10340 loài thuộc 2256 chi, 305 họ [19].
Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của
một số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài

gồm 211 loài thuộc 64 họ [13].
Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2024 loài
thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa -
Phansipan [23].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) xác định thực vật Hạt trần có 63 loài, Hạt
kín có 9812 loài [24].
Hoàng Chung (2004) đã công bố thành phần loài ở đồng cỏ vùng núi
Bắc Việt Nam có 79 họ với 402 loài [13].
1.1.2. Nghiên cứu về dạng sống thực vật
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể
thực vật thích nghi với điều kiện môi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với
các nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm.


5

Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng:
cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [12].
Theo Ewarming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng
sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật
học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự
phát triển
Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử
dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn
để phân chia [13].
I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát

triển lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp
cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [12].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất
là hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) [24] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các
dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các
dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở
đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất.
Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất.
Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn.
Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn.
Therophytes (Th): nhóm cây sống chồi một năm.


6

Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau
trên trái đất (SB):
SB = 46Ph + 9Ch + 26Hc + 6Cr + 13Th
Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng. Phân chia dạng sống của Raunkiaer dựa
trên những đặc điểm cơ bản của thực vật, nghĩa là dựa trên đặc điểm cấu tạo,
phương thức sống của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của các yếu
tố môi trường tạo nên. Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng ngoài của
thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản
Braun - Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc le; mọc thành vạt;

mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [13].
Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn
Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ
Hoà thảo. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình
đồng cỏ Bắc Việt Nam,đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại
kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [12].
Hoàng Chung (2004) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi
bắc Việt Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây
bụi, kiểu cây bụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi,
kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống
lâu năm [13].
Nhìn chung, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên
thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thành phần loài ở
một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trưng trong mối tương
quan với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lượng các công trình
nghiên cứu còn chưa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn


7

nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trưng
của một khu vực hoặc một quốc gia.
1.2. Nghiên cứu về cây có củ
Thực vật nước ta rất đa dạng, phong phú. Mỗi loài cây có ích lợi khác
nhau trong cuộc sống. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về lợi ích của
chúng.
Võ Văn Chi - Trần Hợp (2002) đã chia cây cỏ Việt Nam thành 11
nhóm: nhóm cây cung cấp gỗ; nhóm cây cho sợi; nhóm cây có nhựa mủ, gôm,
nhựa dầu; nhóm cây cho dầu béo, sáp mỡ; nhóm cây cho dầu thơm (hương
liệu); nhóm cây cho tanin, chất nhuộm; nhóm cây làm thuốc, diệt sâu bọ, cỏ

dại; nhóm cây làm lương thực, cây cho bột, cho đường; nhóm cây làm thực
phẩm; nhóm cây làm thức ăn gia súc và nhóm cây cho gia vị, nước uống.
Trong đó cây có củ được xếp vào nhóm cây làm lương thực với 251 loài trong
90 chi và 50 họ thực vật [10].
Trong Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012) đã giới
thiệu rất nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong đó có nhiều loài có
củ như Gừng, Riềng, Cà rốt, Su hào, Khoai lang… [11].
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Hữu Bích và cộng
sự (2004) đã miêu tả đặc điểm phân loại cũng như công dụng làm thuốc của
nhiều loài động thực vật ở Việt Nam trong đó có nhiều loài cây có củ [9].
Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - pha II
(2007) chia các cây lâm sản ngoài gỗ thành 6 nhóm cây là nhóm cây có sợi;
nhóm cây làm thực phẩm; nhóm cây thuốc; nhóm cây cho dầu và nhựa; nhóm
tanin thuốc nhuộm ; cây bóng mát. Cây có củ được kể đến trong các nhóm
cây thuốc, nhóm cây làm thực phẩm và nhóm cây cho dầu và nhựa [16].
Đỗ Tất Lợi trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2004) đã sắp
xếp các loài cây, trong đó có nhiều loài cây có củ vào các nhóm có tác dụng


8

làm thuốc như : cây thuốc và vị thuốc cầm máu (Riềng), cây thuốc về đường
tiêu hóa (Gừng, Gừng gió, Cà rốt ) [20].
Trong 1900 loài cây có ích của Trần Đình Lý và cộng sự (1993) đã xếp
các loài cây theo các nhóm công dụng khác nhau. Nhiều loài cây có củ dùng
làm thức ăn cho người và gia súc, dùng làm thuốc, làm gia vị… [21].
Trong cuốn sách Rau - hoa - quả - củ làm thuốc của Trần Bá Cừ [15],
khái niệm về củ được giới thiệu như sau: Củ là các bộ phận của thực vật phát
triển ngầm dưới mặt đất hay trên mặt đất, tích lũy chất dinh dưỡng dự trữ giúp
cây qua thời kì rụng lá mùa đông có điều kiện chuyển lên phát triển các chồi

xuân năm sau khỏi mặt đất hay thúc các mầm ngủ trên thân, cành, ngọn cây
đông trước đã rụng lá mọc lên. Ba dạng thường gặp:
1. Rễ củ (Tuberculum) như củ Khoai lang, củ Sắn dây thường chứa nhiều
đường, bột, các glucozit, một số ancaloit và nhiều loại vitamin. Có củ do rễ
cái, có củ do các rễ bên tạo thành.
2. Thân hành còn gọi là giò hành hay rò (Bulbus) như củ Hành, củ Tỏi, giò
phong lan là các bẹ lá cùng mọc từ một thân đế ngầm phình lên chứa chất dự
trữ thường kèm theo nhiều lại tinh dầu và tích tụ cả sunfua.
3. Thân rễ (Rhizoma) như củ Riềng, củ Gừng mang các lá địa sinh biến thành
vẩy không có diệp lục. Các lại thân rễ này chứa nhiều glucozit và ancaloit.
Đôi khi còn gặp những cành địa sinh phình lên thành củ ngầm như
Khoai tây và những cành khí sinh thành củ treo như dái Khoai mài, Khoai
vạc, hoặc thân phình lên thành củ như củ Su hào. Các loại củ này chứ nhiều
đường tinh bột hay protein.
Trong Từ điển bách khoa thực vật học Việt Nam [1], xuất bản 2014, củ
(Tuber) là phần phình lên ở thân hoặc rễ, thường là biến dạng cho chức năng
dự trữ, thường là chỉ cho 1 năm mà thôi, ví dụ củ thân như Khoai tây
(Solanum tuberosum L.), củ rễ như Thược dược (Dahlia pinnata). Củ rễ phát
triển từ các rễ phụ. Củ thân phân biệt với củ rễ ở chỗ có chồi hay „mắt‟.


9

Nguồn tài nguyên cây có củ rất phong phú, đa dạng. Chúng có nhiều
công dụng khác nhau trong cuộc sống. Vì lẽ đó cần phải có biện pháp bảo tồn
chúng. Đề tài “Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao
Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ giúp thống kê các loài cây có củ
ở khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các biện pháp góp phần bảo tồn nguồn tài
nguyên này.























10

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cây có củ đã được trồng với các mục đích khác nhau và cây có củ mọc
tự nhiên trong các sinh cảnh tại xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 1/2013 - 4/2014
2.4. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh.
 Nghiên cứu đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Cao Minh.
 Tình hình khai thác sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh.
 Giá trị sử dụng của cây có củ tại xã Cao Minh.
 Đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên cây có củ
tại xã Cao Minh.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu bao gồm sách, các bài tạp chí, đã được công bố để
tham khảo thành phần loài cây có củ có liên quan tại vùng nghiên cứu.
Sử dụng các tài liệu thống kê tại địa phương để tìm hiểu thông tin về
điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế dân sinh; các báo cáo thống kê về tình
hình sản xuất nông lâm nghiệp để thu thập thông tin về cây có củ đã trồng
trên địa bàn.



11

Phương pháp điều tra
Lập các lát cắt đi qua các địa hình là các sinh cảnh tự nhiên, các thôn
xóm để thu thập số liệu. Trên tuyến điều tra thiết lập các điểm điều tra (là hộ
gia đình, ruộng canh tác, các sinh cảnh tự nhiên…) để thu thập thông tin và số
liệu về cây có củ. Trên tuyến, hoặc các điểm điều tra, tiến hành quan sát và
thu thập các số liệu về cây có củ. Các số liệu được ghi riêng cho từng loài

theo mẫu phiếu điều tra.
Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
Phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ làm công tác quản lý để bổ
sung thông tin về thành phần loài, các đặc điểm sinh học - sinh thái, tình hình
sản xuất, khai thác và mua bán các loài…
Phương pháp xử lý số liệu
Giám định tên loài được thực hiện bằng phương pháp hình thái so
sánh.
Danh lục các loài cây có củ được sắp xếp dựa trên hệ thống của
Takhajan (1973, 1997 & 2009).
Các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được xác định theo Sách
Đỏ Việt Nam (2007) - phần thực vật, Danh lục đỏ của IUCN (2011), Nghị
định số 32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm. Giá trị sử dụng được xác định theo bảng phân loại cây
tài nguyên của chương trình “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - Prosea”, Từ
điển cây thuốc Việt Nam, 1900 loài cây có ích… Có bổ sung thông tin thu
thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp của người dân địa phương.







12

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Cao Minh

Danh lục các loài cây có củ tại xã Cao Minh được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây có củ tại xã Cao Minh
TT
Tên khoa học
Tên Việt
Nam
Dạng
sống
Công
dụng
Loài quý
hiếm
Nguồn
gốc
1. Alliaceae Agardh - Họ Hành
1
Allium ascalocium L.
Hành ta
Thảo
R, T

Cây trồng
2
Allium cepa L.
Hành tây
Thảo
R, T

Cây trồng
3

Allium fistulosum L.
Hành hoa
Thảo
R, T

Cây trồng
4
Allium odorum L.
Hẹ
Thảo
R, T

Cây trồng
5
Allium porrum L.
Tỏi tây
Thảo
R, T

Cây trồng
6
Allium sativum L.
Tỏi
Thảo
R, T

Cây trồng
7
Allium schoenoprasum L.
Hành dưa

Thảo
R , T

Cây trồng
2. Amaryllidaceae Jaume - Họ Náng
8
Hippeastrum puniceum
(Lamk.) Kuntze
Loa kèn đỏ
Thảo
Ca, T

Cây trồng
9
Narcissus tazetta L.
Thủy tiên
Thảo
Ca, T

Cây trồng,
NN
10
Polianthes tuberosa L.
Huệ
Thảo
Ca, D

Cây trồng
3. Apiaceae Lindl. - Họ Hoa tán
11

Daucus carota L.
Cà rốt
Thảo
R, T

Cây trồng
4. Araceae Juss. - Họ Ráy
12
Alocasia indica Schott
Khoai môn
tía
Thảo
R,

Cây trồng
13
Alocasia macrorrhizos
(L.) Schott
Ráy
Thảo
T

Mọc TN
14
Amorphophalus
paeoniifolius (Decn.)
Nicolson
Nưa chuông
Thảo
R


Mọc TN


13

15
Colocasia esculenta (L.)
Schott
Khoai môn
Thảo
R, T

Cây trồng
16
Colocasia gigantea
(Blume ex Hassk) Hook
Dọc mùng
Thảo
T, R,
Ca

Cây trồng
17
Typhonium trilobatum
(L.) Schott.
Củ chóc
Thảo
T


Mọc TN
18
Xanthosoma nigrum
(Vell.) Stellfeld
Khoai tàu
Thảo
R

Cây trồng
5. Asclepiadaceae R.Br. - Họ Thiên lý
19
Streptocaulon juventas
(Lour.) Merr.
Hà thủ ô
nam
Thảo
leo
T

Mọc TN
6. Asteraceae Bercht. & J.Presl - Họ Cúc
20
Gynura pseudo-china
(L.) DC.
Thổ tam
thất
Thảo
R, T

Mọc TN

7. Brassicaceae Burn. - Họ Cải
21
Brassica oleracea L.
Su hào
Thảo
R

Cây trồng,
NN
22
Raphanus sativa L.
Cải củ
Thảo
R, T

Cây trồng


8. Campanulaceae Juss. - Họ Hoa chuông
23
Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f.
Đẳng sâm
Leo
R, T
VU
A1a,c,d+2c,
d; IIA

Mọc TN

9. Convallariaceae Horan. - Họ Hạch môn
24
Disporopsis longifolia
Craib.
Hoàng tinh
hoa
Thảo
T
IIA - VU
A1c,d
Mọc TN
10. Convolvulaceae Juss. - Họ Khoai lang
25
Ipomoea batatas (L.)
Poir.in Lamk. 1804
Khoai lang
Thảo
R

Cây trồng


14

26
Ipomoea digitata L.
[I.paniculata (L.) R.Br.]
Khoai xiêm
Thảo
R


Cây trồng
11. Dioscoreaceae R. Br. - Họ Củ nâu
27
Dioscorea alata L.
Củ cái
Thảo
leo


Mọc TN
28
Dioscorea bulbifera L.
Củ dai
Thảo
leo


Mọc TN
29
Dioscorea cirrhosa Lour.
Củ nâu
Thảo
leo
T

Mọc TN
30
Dioscorea esculenta
(Lour.) Burk.

Củ từ
Thảo
leo
R

Cây trồng
31
Dioscorea persimilis
Prain
Củ mài
Thảo
leo
R, T

Mọc TN
12. Euphorbiaceae Juss. - Họ Thầu dầu
32
Manihot esculenta Crantz
Sắn
Bụi
R, T

Cây trồng,
NN
13. Fabaceae Lindl. - Họ Đậu
33
Pachyrhizus erosus (L.)
Urb.
Củ đậu
Leo

R, T

Cây trồng
34
Pueraria montana
(Lour.) Merr.
Sắn dây
Leo
R, T

Cây trồng
14. Iridaceae Juss. - Họ Lay ơn
35
Gladiolus x gandavensis
Van Houtte
Lay ơn
Thảo
Ca

Cây trồng,
NN
15. Leeaceae (DC.) Dum. - Họ Gối hạc
36
Leea rubra Bl.
Củ rối
Bụi
T

Mọc TN
16. Maranthaceae Peters. - Họ Hoàng tinh

37
Maranta arundinacea L.
Hoàng tinh
(Củ dong)
Thảo
R, T

Cây trồng,
NN
38
Phrynium dispermum
Gagnep.
Lá dong
Thảo


Mọc TN


15

39
Phrynium placentarium
(Lour.) Merr.
Dong rừng
Thảo
T

Mọc TN
17. Menispermaceae Juss. - Họ Tiết dê

40
Stephania dielsiana Y. C.
Wu
Củ dòm
Leo
T
VU
B1+2b,c;
IIA
Mọc TN
41
Stephania rotunda Lour.
Bình vôi
Leo
T
IIA
Mọc TN
42
Tinospora sagittata
(Oliv.) Gagnep.
Củ gió
Leo
T
VU A1c,d
Mọc TN
18. Musaceae Juss. - Họ Chuối
43
Musa x paradisiaca L.
Chuối nhà
Bụi

Q, R,
T

Cây trồng
44
Musa coccinea Ardr.
Chuối rừng
Bụi
R, Ca

Mọc TN
19. Rubiaceae Juss. - Họ Cà phê
45
Morinda officinalis How.
Ba kích
Leo
T

Mọc TN
20. Smilacaceae - Họ Khúc khắc
46
Heterosmilax
gaudichaudiana (Kunth)
Maxim.
Khúc khắc
Thảo
leo
T

Mọc TN

21. Solanaceae Juss. - Họ Cà
47
Solanum tuberosum L.
Khoai tây
Thảo
R, T

Cây trồng,
NN
22. Stemonaceae Caruel - Họ Bách bộ
48
Stemona tuberosa Lour.
Bách bộ
Thảo
leo
T

Mọc TN
23. Zingiberaceae Lindl. - Họ Gừng
49
Alpinia galanga (L.)
Willd.
Riềng nếp
Thảo
T

Cây trồng
50
Alpinia officinarum
Hance

Riềng
Thảo
T, D

Cây trồng
51
Alpinia strobiliformis T.
Riềng bông
Thảo
T

Mọc TN


16


Chú thích:
Ca: Loài có giá trị làm cảnh
D: Loài cho tinh dầu
Q: Cây ăn quả
TN: Tự nhiên
NN: Nhập nội
R: Loài làm rau ăn, thực phẩm
T: Loài có giá trị làm thuốc
VU: Sẽ nguy cấp (Theo Sách đỏ Việt Nam (SĐVN), 2007)
IIA: Nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại (Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP)
Qua bảng 3.1, bước đầu nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được 55 loài
thuộc 35 chi, 23 họ thực vật Hạt kín. Trong đó: Họ Hành (Alliaceae) có số

lượng nhiều nhất 7 loài, chiếm 12,72% tổng số loài; họ Ráy (Araceae) và họ
Gừng (Zingiberaceae) cùng có 7 loài, chiếm 12,72%; họ Củ nâu
(Dioscoreaceae) có 5 loài chiếm 9,09%; họ Tiết dê (Menispermaceae), họ
Náng (Amaryllidaceae) và họ Hoàng tinh (Maranthaceae) mỗi họ có 3 loài,
chiếm 5,45% tổng số loài; tương tự, họ Cải (Brassicaceae), họ Khoai lang
(Convolvulaceae), họ Đậu (Fabacaeae) và họ Chuối (Musaceae) mỗi họ có 2
loài, chiếm 3,64% với tổng số 10,90%. Các họ còn lại: Họ Hoa tán
(Apiaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Hoa
chuông (Campanulaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gối hạc
L. Wu
tròn
52
Curcuma longa L.
Nghệ
Thảo
T

Cây trồng
53
Curcuma zedoaria
(Berg.) Rosc.
Nghệ đen
Thảo
T

Cây trồng
54
Zingiber officinale Rosc.
Gừng
Thảo

T, D

Cây trồng
55
Zingiber zerumbet (L.)
Smith
Gừng gió
Thảo
T, D

Cây trồng


17

(Leeaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Hạch môn
(Convallariaceae), họ Lay ơn (Iridaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ
Bách bộ (Stemonaceae) mỗi họ có 1 loài. Các họ này chiếm 21,82% tổng số
loài.
3.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh
Qua nghiên cứu về dạng sống của các loài cây có củ tại xã Cao Minh,
chúng tôi thấy chủ yếu là các loài cây thảo đứng và cây thảo leo với 16 họ
(chiếm 69,56%), 26 chi (chiếm 74,28% ), 44 loài (chiếm 80,00% tổng số
loài). Cây bụi chiếm tỷ lệ rất ít với 3 họ (chiếm 13,04%), 3 chi (chiếm 8,57%)
và 4 loài (chiếm 7,27% tổng số loài). Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp dạng sống cây có củ tại xã Cao Minh
Dạng sống
Họ
Chi
Loài

Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Cây thảo
16
69,56
26
74,28
44
80,00
Dây leo
4
17,39
6
17,14
7
12,72
Bụi
3
13,04
3
8,57
4
7,27

3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh
Bảng 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Cao Minh

STT
Đối tƣợng
Họ
Chi
Loài
1
Cây trồng
14
18
33
2
Cây mọc tự nhiên
14
17
22
3
Cây nhập nội
6
6
6

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy các loài cây có củ tại xã Cao Minh thuộc 3
nhóm:


18

- Nhóm cây trồng: Bao gồm các loài cây đã và đang được người dân sử
dụng trồng trọt ở các mức độ khác nhau với các mục đích khác nhau như làm
lương thực, làm thuốc, làm gia vị, làm thức ăn gia súc, làm cảnh… Chúng có

thể là cây bản địa, cây được người dân thu thập, thậm chí là cây nhập nội
những đã được trồng qua nhiều thế hệ khác nhau nay không còn xác định rõ
nguồn gốc. Thuộc nhóm này có 14 họ chiếm 60,86% số họ, 18 chi chiếm
51,42% số chi và 33 loài chiếm 60,00% số loài.
- Nhóm cây mọc tự nhiên: Đây là nhóm cây mọc trong các sinh cảnh tự
nhiên ở vùng nghiên cứu (rừng, đồng ruộng) có thể được người dân khai thác
sử dụng với các mục đích khác nhau: làm lương thực, làm rau ăn, thức ăn
chăn nuôi, làm cảnh… 14 họ chiếm 60,86% số họ , 17 chi chiếm 48,57% số
chi, 22 loài chiếm 40,00% số loài.
- Cây nhập nội: Là cây có nguồn gốc từ các vùng sinh thái khác, hoặc
được nhập vào trồng tại địa phương thông qua các chương trình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế xã hội. Gồm 6 họ chiếm 26,09% số họ,
6 chi chiếm 17,14% số chi, 6 loài chiếm 10,90% số loài.
Như vậy có thể thấy số loài cây có củ được trồng chiếm tỷ lệ cao trong
thành phần loài cây có củ đã thống kê được tại xã Cao Minh (60,00% số loài).
Còn cây mọc tự nhiên và cây nhập nội chiếm tỷ lệ ít hơn (40,00% và 10,90%).
3.4. Tình hình khai thác và sử dụng cây có củ tại xã Cao Minh
3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Cao Minh
Cây có củ được trồng trên 2 sinh cảnh chính: các chân ruộng dùng cho
sản xuất nông nghiệp và đất vườn trên qui mô hộ gia đình. Ngoài ra, có một
số cây được trồng trên đất khác như nương rẫy, dưới tán rừng…
Trên đất ruộng, cây có củ được trồng chủ yếu vào vụ Đông và Đông
xuân (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) nhằm thâm canh tăng vụ.
Thuộc nhóm này là các loài thuộc họ Cải (Brassicaceae), họ Khoai lang


19

(Convolvulaceae), họ Hành (Alliaceae), họ Ráy (Araceae) và họ Gừng
(Zigiberaceae)… Thời vụ trồng các loài được trình bày trong bảng 3.4.

Trên đất vườn và đất khác (nương rẫy), cây có củ cũng được trồng theo
mùa vụ như trên đất ruộng. Tuy nhiên, thời gian có thể kéo dài hơn, hay đôi
khi trồng không đúng mùa vụ do mục đích sử dụng đất của từng hộ gia đình
khác nhau và không phụ thuộc vào mùa vụ như trên đất ruộng. Thuộc nhóm
này có các loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Khoai
lang (Convolvulaceae).
Bảng 3.4. Năng suất củ của một số loài cây trồng tại xã Cao Minh
STT
Tên loài
Nơi
trồng
Thời vụ
(trồng/thu)
Năng suất
(tấn/ha)
1
Cà rốt (Daucus carota L.)
R
T11/T 3
0,3 - 0,5
2
Su hào (Brassica oleracea L.)
R
T7;T8/
T10;T11
0,5 - 1
3
Cải củ (Raphanus sativa L.)
R
T11/T1

0,5 - 1
4
Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir.in
Lamk. 1804)
R, V
T1/T6
0,5 - 1
5
Khoai xiêm (Ipomoea digitata L.
[I.paniculata (L.) R.Br.])
R, V
T1/T6
0,5 - 1
6
Khoai tây (Solanum tuberosum L.)
R, V
T8/T11
0,5 - 1
7
Hành ta (Allium ascalocium L.)
V
Quanh năm
0,1 - 0,2
8
Tỏi (Allium sativum L.)
V
Quanh năm
0,2 - 0,3
9
Hành dưa (Allium schoenoprasum L.)

V
Quanh năm
0,2 - 0,3
10
Khoai môn tía (Alocasia indica Schott)
R
T1/T6
0,5 - 1
11
Khoai môn (Colocasia esculenta (L.) Schott)
R, V
T1/T6
1 - 1,5
12
Riềng nếp (Alpinia galanga (L.) Willd.)
V
Quanh năm
0,01 -0,02
(ăn)
13
Riềng (Alpinia officinarum Hance)
V
Quanh năm
0,01 - 0,02
(ăn)


20



Chú thích: R: Ruộng V: Vườn
Qua số liệu bảng 3.4, ta thấy:
Các loài khoai như Khoai lang, Khoai tây, Khoai môn… có năng suất
đồng đều nhau đều từ 0,5 - 1,5 tấn/ha.
Các loài cây thuộc họ Hành (Alliaceae) có năng suất khoảng 0,1 - 0,3
tấn/ha.
Các loài cây họ Gừng (Zingiberaceae) do chỉ trồng trong nhà phục vụ
nhu cầu của từng hộ gia đình do đó chỉ có khoảng 0,01 - 0,02 tấn/ha.
3.4.2. Cây có củ thuộc loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuvệt chủng
Từ kết quả nghiên cứu thu được, dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) [8],
Nghị định số 32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng, Động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm, chúng tôi đã xác định được 5 loài thực vật (chiếm
9,09% tổng số loài ở xã Cao Minh) có nguy cơ tuyệt chủng với các mức độ
khác nhau. Đó là các loài:
- Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) thuộc họ Hoa
chuông (Campanulaceae) ở mức độ VU A1a,c,d+2c,d; IIA ;
- Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu) ở mức độ VU B1+2b,c; IIA; Bình
vôi (Stephania rotunda Lour.) ở mức độ IIA và Củ gió (Tinospora sagittata (Oliv.)
Gagnep.) ở mức độ VU A1c,d đều thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae);
- Hoàng tinh hoa (Disporopsis longifolia Craib.) thuộc họ Hạch môn
(Convallariaceae) ở mức độ IIA - VU A1c,d.
Các loài trên đều ở mức sẽ nguy cấp (VU) và là nhóm các loài thực vật
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (IIA). Điều đáng chú ý,
các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng đều là các loài cây thuốc có giá trị.
Nơi sống của chúng chủ yếu trong các sinh cảnh tự nhiên (vườn rừng, vườn
14
Nghệ (Curcuma longa L.)
V
Quanh năm
0,01 - 0,02

(ăn)
15
Gừng (Zingiber officinale Rosc.)
V
Quanh năm
0,1
tấn/ha/năm

×