Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tư duy thơ nguyễn quang thiều qua tập thơ châu thổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.96 KB, 63 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN






TRẦN THỊ TUYẾT LÀNH






TƢ DUY THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU
QUA TẬP THƠ CHÂU THỔ




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S DƢƠNG THỊ THÚY HẰNG







HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Dƣơng Thị Thúy Hằng – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô trong khoa Ngữ Văn
đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Do thời gian có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Tuyết Lành



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Dƣơng Thị Thúy Hằng. Khóa luận này
không trùng với bất kì công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Tuyết Lành


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Đóng góp của khóa luận 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Cấu trúc khóa luận 6
Chƣơng I: GIỚI THUYẾT CHUNG 7
1.1. Tư duy nghệ thuật thơ 7
1.1.1. Tư duy 7
1.1.2. Tư duy nghệ thuật thơ 7
1.2. Thơ Nguyễn Quang Thiều - Hành trình sáng tạo - Quan niệm 9
1.2.1. Thơ Nguyễn Quang Thiều 9
1.2.2. Hành trình sáng tạo 11
1.2.3. Quan niệm sáng tác 13
1.3. Tuyển thơ Châu thổ 15
Chƣơng II. HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP
THƠ CHÂU THỔ 16
2.1. Cái tôi trữ tình gắn bó với “lớp phù sa” Châu thổ quê hương 16
2.1.1. Đất 18
2.1.2. Người Châu thổ 20

2.1.3. Sự gắn kết với quê hương 25
2.2. Cái tôi trữ tình hướng tới miền tâm linh 26
2.2.1. Cái chết 27
2.2.2. Linh hồn - sự sống tồn tại sau cái chết 30


2.2.3. Sự phục sinh 31
2.3. Cái tôi trữ tình và những cơn mê sảng của ý thức 32
2.3.1. Cái tôi trong thế giới đang tự sát - khuôn mặt trần trụi của
thực tại 33
2.3.2. Cái tôi trong thế giới tinh khiết, lộng lẫy đang hoài thai - sự
hiển thị của tương lai 38
Chƣơng III. MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP THƠ CHÂU THỔ 42
3.1. Biểu tượng 42
3.1.1. Cánh đồng – Dòng sông 42
3.1.2. Bóng tối - Ánh sáng 44
3.1.3. Trẻ thơ 47
3.2. Ngôn ngữ 49
3.2.1. Ngôn ngữ tự nhiên mang hơi thở đời thường 49
3.2.2. Ngôn ngữ mang tính siêu thực lạ hóa 50
3.3. Thể thơ 53
3.3.1. Thơ tự do 53
3.3.2. Thơ văn xuôi 54
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đối với thi ca, tư duy thơ chính là một phương thức biểu hiện của
tư duy nghệ thuật. Muốn tìm hiểu thơ và tư duy thơ của các thời đại, các dân
tộc hay tác giả khác nhau, ta cần tìm hiểu những đặc trưng tư duy ở từng chủ
thể. Với 1 nhà thơ, một tập thơ, quan niệm thơ sẽ chi phối tư duy thơ và tìm
hiểu tư duy thơ chính là tìm hiểu sự vận động, biến đổi của hình tượng thơ.
Nắm bắt được tư duy nghệ thuật cũng là nắm được mạch vận động của cái tôi
trữ tình và những hình thức biểu hiện cụ thể của cái tôi ấy – là phương thức
chỉ dẫn để tiếp cận, khám phá tác phẩm.
1.2. Những năm 90 của thế kỉ trước, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu
có sự chuyển động lớn về mặt thi pháp và có thể nói Nguyễn Quang Thiều
chính là một trong những nhà thơ đầu tiên bằng nỗ lực và tài năng của mình
đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt. Là gương mặt nổi bật của thơ
ca thời hậu chiến, Nguyễn Quang Thiều luôn có ý thức hướng đến một trường
tư duy thẩm mĩ mới với không gian được rộng mở hơn, những vấn đề tưởng
chừng lớn lao lại được khái quát lên từ những cái rất tầm thường, nhỏ bé của
đời sống quê hương máu thịt hàng ngày.
Thơ Nguyễn Quang Thiều nổi lên như một hiện tượng. Những câu thơ
hiện đại có sức hàm chứa và mở ra nhiều hướng tiếp cận tùy theo sự liên tưởng
đồng cảm của mỗi độc giả thơ. Thi giới Nguyễn Quang Thiều đầy nội lực
nhưng lại quá phức tạp và vì phức tạp nên đến nay thơ ông vẫn chẻ đôi dư luận
khen - chê. Bằng tinh thần dấn thân nghệ thuật, Nguyễn Quang Thiều đã khai
tử những thói quen và đoạn tuyệt với những diễn ngôn ngả màu mòn sáo, chính
vì vậy mà thơ ông không phải là thứ thơ dễ đọc dành cho người đọc vội.
Thơ Nguyễn Quang Thiều là sự thách thức riêng với nhà thơ. Đến lượt
các nhà nghiên cứu phê bình muốn luận bàn về sự tìm tòi, đổi mới thơ ca lại



2
càng không phải dễ dàng. Việc tìm hiểu về thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn
hứa hẹn là một việc làm đem lại nhiều hứng thú.
1.3. Được chính nhà thơ tuyển chọn, biên tập và cấu trúc chủ yếu từ 6
tập thơ của mình trước đó, tập Châu thổ như một sự tổng kết lộ trình thơ của
Nguyễn Quang Thiều. Châu thổ là tinh tuyển gối đầu qua 2 thế kỉ từ Ngôi
nhà mười bảy tuổi (1990) đến Cây ánh sáng (2005). Đó cũng chính là hơn 30
năm hành trình lao động sáng tạo nghệ thuật của ông, gây chú ý đặc biệt với
người đọc về một tư duy thơ mới mẻ, hiện đại mà sâu sắc. Châu thổ khoe sự
giàu có mỡ màng của mình không chỉ bằng sức nặng mang tính vật lí định
lượng: 144 bài thơ, 393 trang mà quan trọng hơn, nó là thành quả của trí
tưởng tượng, từ khát vọng kiến tạo một thi giới riêng cho mình vượt lên
những bờ thửa chật chội của một thứ tư duy luân lý. Tư duy đó hướng về
miền tâm linh, hướng về trầm tích văn hóa lâu đời của dân tộc để thức nhận
thiêng liêng những giá trị bất biến của nguồn cội và có cả những khoảng lặng
sẫm màu khi lắng nghe, trăn trở, dự cảm về những đổ vỡ văn hóa sâu sắc theo
từng bước đi của nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội
nhập hôm nay. Chất sống sâu dày trong dòng tâm tư cùng với những cách
tân mạnh mẽ đã mở rộng biên độ, giới hạn cho mĩ cảm, sáng tạo. Bởi vậy, có
nhiều con đường để đến với Châu thổ cũng như có nhiều biện pháp để tiếp
cận miền đất trù phú này. Khám phá thế giới nghệ thuật trong tập thơ Châu
thổ sẽ giúp chúng ta nhận diện được một phần tư duy nghệ thuật của ngòi bút
Nguyến Quang Thiều trong đó.
Đề tài “Tƣ duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua tập thơ Châu thổ”
được lựa chọn từ tất cả những lí do trên.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Quang Thiều được đánh giá là nhà tiên phong khởi đầu một
dòng chảy mới trong thơ sau 1986. Thơ anh là dấu hỏi treo lơ lửng trong làng
văn đã 20 năm nay và sau khi tập Sự mất ngủ của lửa (Nxb Lao động, 1992)



3
ra đời, được trao tặng giải của Hội nhà văn Việt Nam năm 1993 thì nó đã thực
sự tạo ra sự tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau. Và nói như nhà văn
Đông La: “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều có lẽ là một hiện tượng phức
tạp nhất từ trước tới nay”.
Người ta coi thơ Nguyễn Quang Thiều như một hộp đen để giải mã
những vấn đề của thơ Việt hôm nay. Chưa ai dõng dạc khẳng định có thể hóa
giải toàn bộ nó và cái mà các nhà phê bình đang làm cũng chỉ giống như
những cuộc thám hiểm vén màn từng phần những bí ẩn ấy mà thôi.
PGS.TS Đặng Thị Hảo Tâm đã nghiên cứu “Hình ảnh người nữ trong
thơ Nguyễn Quang Thiều dưới ánh sáng của lí thuyết trường nghĩa”. Áp dụng
lí thuyết về trường nghĩa với các vấn đề như: tiêu chí phân lập trường, hiện
tượng chuyển trường, hiện tượng cộng hưởng ngữ nghĩa của từ ngữ trên trục
ngữ đoạn, bài viết này tiến hành thao tác khảo sát, thống kê, miêu tả đặc điểm
ngữ nghĩa của các từ ngữ định danh bộ phận cơ thể người nữ nhằm trả lời câu
hỏi: hình ảnh người nữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều được nói như thế nào,
cách dùng từ ngữ của tác giả dành cho đối tượng có gì đặc biệt? Kết quả là
bức tranh người nữ mặc dù vẫn lấp lánh đam mê nhưng ám ảnh tâm trí người
đọc lại hình ảnh người phụ nữ lam lũ, cô đơn trong những công việc lao động,
chỉ có sự lặng lẽ cho đi mà không than thở. Cảm xúc thi ca đó thể hiện qua
cách miêu tả ngoại hình người nữ: nghịch dị, khuyết thiếu và bị tổn thương.
()
Đặng Thân trong bài “Người buông lưới dệt ánh sáng từ hố thẳm” đã
thấy điểm tương đồng giữa Nguyễn Quang Thiều với Shakespeare ở cái suy
tư của một người trí thức hướng về thiện mỹ trong tính hai mặt của thế gian.
Cụ thể hơn, “Cây Ánh Sáng có nhiều những câu/đoạn không thể không làm ta
liên tưởng tới “Hamlet” về mọi mặt: ý tưởng, mạch thơ (Shakespeare thường
viết kịch thơ), giọng, phong cách, nhất là ngôn từ. Cây Ánh Sáng thực ra là gì,
từ đâu mà ra. Còn từ đâu nữa nếu không phải từ những nỗi đau khủng khiếp



4
nhất của sự hi sinh, đức tin và tình yêu thương vĩ đại nhất, linh thiêng nhất”.
()
Đỗ Mạnh Tuấn nhìn thấy ở Bài ca những con chim đêm hình ảnh một
cái tôi trữ tình “Nguyễn Quang Thiều - kẻ khóc thương những ngôi làng”. Đó
là con người với những thao thức thường nghiêm và sâu sắc nhất về hệ giá trị
tinh thần tốt đẹp đang có nguy cơ mai một và biến mất dần theo những biến
chuyển kinh hoàng từ đời sống đô thị hóa, công nghiệp hóa: “Con người hôm
nay trong thơ Nguyễn Quang Thiều không chỉ đánh mất những trong trắng
trinh nguyên, ban sơ, đánh mất những bóng cây cho kẻ lạ, đánh mất thiên
nhiên trong đồ vật, đánh mất ký ức làng quê trong màu vôi trắng đồng loạt mà
còn đánh mất chính mình”. ()
Đào Duy Hiệp đề xuất cách tìm hiểu về tuyển thơ Châu thổ thông qua
cấu trúc tổng quan phân thành 7 lời của người nông dân làng Chùa. Lời đầu
tiên Thay lời tựa giống như một bài văn xuôi giàu cảm xúc, 6 lời còn lại là 6
giai đoạn thơ “thuần túy” có số bài và độ dày không đều nhau, khởi đầu từ
những năm 80 đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỉ 21 để thấy gương mặt
thơ “không giống ai” của Nguyễn Quang Thiều - phong cách thơ khác lạ thể
hiện ở độ dài trung bình bài. Độc đáo nhưng nó lại là một bất cập đối với bạn
đọc bởi độ khó trong việc thưởng thức thơ ông ngay từ hình thức, mà theo
thời gian, càng thêm “cồng kềnh”, miên man dần qua ngôn từ, qua diễn đạt,
văn xuôi hoá. Kết quả là thơ ông khó đến được với người đọc vì quán tính
thưởng thức thơ có nhạc điệu, luyến láy, “đa sầu”, véo von, dễ hiểu đã thành
truyền thống từ lâu ở độc giả. ()
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù thời gian ra đời cho đến nay chưa
phải là dài đối với cuộc đời của một tác phẩm văn học nhưng Châu thổ đã
gây được sự chú ý của đông đảo dư luận bạn đọc cũng như các nhà phẩm
bình. Nhìn chung, đa phần các nhìn nhận đánh giá về tác phẩm này đều hướng



5
đến tính tích cực nhưng mới ở dạng lẻ tẻ, chưa thực sự trở thành một nghiên
cứu mang tính hệ thống.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm vào việc tìm hiểu
khám phá những vẻ đẹp, sự độc đáo, mới mẻ trong tư duy thơ Nguyễn Quang
Thiều; giúp hình thành một hướng tiếp cận gần gũi hơn khi tiếp xúc với một
hiện tượng thơ ca thời hậu chiến còn đang gây nhiều tranh luận trái chiều từ
phía người tiếp nhận. Đồng thời cũng để ghi nhận những đóng góp của tác giả
vào tiến trình phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tập thơ Châu thổ của Nguyễn Quang
Thiều.
- Phạm vi của đề tài tập trung vào nghiên cứu tư duy thơ Nguyễn
Quang Thiều qua tập thơ Châu thổ. Chúng tôi luôn cố gắng đặt tập thơ này
trong hành trình thơ Nguyễn Quang Thiều để thấy những cách tân độc đáo
của một tạng thơ đang ngày một thêm vạm vỡ.
5. Đóng góp của khóa luận
Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống, khoa học về tư
duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua tập thơ Châu thổ. Khóa luận góp phần cho
thấy những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều cho nền thơ ca Việt Nam hiện
đại. Đồng thời đây cũng là một bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho
việc học tập và tìm hiểu về tư duy thơ của bất kì một tác giả nào mà sau này
bản thân tác giả khóa luận muốn tìm hiểu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu tác giả
- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích tổng hợp


6
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Khóa luận của chúng
tôi được chia thành ba chương như sau:
Chương I: Giới thuyết chung.
Chương II: Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập thơ Châu thổ.
Chương III: Một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tập thơ Châu
thổ.








7
Chƣơng I: GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Tƣ duy nghệ thuật thơ
1.1.1. Tư duy
Tư duy là hoạt động nhận thức lí tính của con người, bao gồm toàn bộ
những hoạt động tâm lí của con người, chỉ con người mới có, là đời sống trí
tuệ của con người. Nói đến tư duy là nói đến sự vận động có tính tổng thể của
các yếu tố tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và lí trí nhằm mục đích nhận thức.
Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ của con người đối
với thế giới khách quan, quan hệ của con người với con người và quan hệ

giữa các sự vật hiện tượng; truy tìm các mối quan hệ, biểu diễn các mối quan
hệ đó bằng các phương tiện ngôn ngữ, đó là toàn bộ chức năng nhận thức của
tư duy. Nếu như ở thời kì cảm tính, nhận thức của con người mang tính trực
quan, phiến diện, thiếu hệ thống thì ở giai đoạn lí tính, nhận thức của con
người mang tính toàn diện và hệ thống hơn. “Cái quan trọng đối với tư duy là
cái con người chưa biết đến” (V.I.Lênin).
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất, không có
ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính bản
năng trước hiện thực. Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu được vào bản
chất của sự vật hơn. Tiếng nói, chữ viết, cùng với các kí hiệu về hình, về số,
các phạm trù, khái niệm… là biểu hiện các bước phát triển của tư duy. Trên
cơ sở đó, con người ngày nay có thể biểu đạt được mọi tư tưởng của mình: tư
duy toán học, tư duy triết học, tư duy thơ ca…
1.1.2. Tư duy nghệ thuật thơ
1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật
Tư duy trong quan hệ biện chứng với tồn tại là một phạm trù lý luận rất
trừu tượng nhưng với tư cách là phương pháp nhận thức thực tại thì lại rất cụ
thể. Chính vì vậy, căn cứ vào con đường của các hình thái ý thức xã hội,


8
người ta chia thành các nhóm lớn như sau: 1) Tư duy khoa học; 2) Tư duy
nghệ thuật thơ; 3) Tư duy tôn giáo.
Đối với tư duy nghệ thuật, chúng ta có tư duy âm nhạc, tư duy hội họa,
tư duy thơ ca…. Trong đó, tư duy thơ ca có ảnh hưởng và chi phối hơn cả.
Tư duy nghệ thuật vận dụng trực tiếp phương pháp tư duy hình tượng
vào trong các ngành nghệ thuật khác nhau, mang tính chủ quan: “Nghệ thuật
là tôi, khoa học là chúng ta”. Tuy nhiên, nội dung hình tượng không phải bao
giờ cũng là nét đặc thù duy nhất của tư duy nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực

quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư
duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan
của người sáng tạo.
1.1.2.2. Tư duy thơ
Tư duy thơ là một phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật. Muốn
tìm hiểu thơ và tư duy thơ của các thời đại, các dân tộc hay các tác giả khác
nhau, chúng ta cần tìm hiểu những đặc trưng tư duy ở từng chủ thể ở mỗi dân
tộc và thời đại. Mặt khác chúng ta cũng cần tìm hiểu quan niệm thơ ở mỗi
người, mỗi thời kì lịch sử. Tư duy thơ có sự thay đổi qua từng thời kì và đối
với từng tác giả, tư duy thơ lại có những nét độc đáo riêng. Tuy nhiên, chúng
cùng chịu sự tương tác với hoàn cảnh xã hội nên không thể phủ nhận ở tư
duy thơ khả năng nhận thức thực tại và khả năng dự báo.
Quan niệm thơ sẽ chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là một thứ vũ khí, tư
duy thơ phải mạnh mẽ, ngôn ngữ thơ phải sắc nhọn, nghĩa là tư duy thơ sẽ
hướng về những hình ảnh bạo lực, tư tưởng phê phán, tư tưởng đấu tranh sẽ là
những tư tưởng chi phối tư duy thơ. Nếu coi thơ là món ăn tinh thần, thơ phải
ngọt ngào, nhuần nhị. Quan niệm nghệ thuật vì vậy có vai trò quan trọng
trong việc xác định bản chất của thơ và tư duy thơ. Thời trung đại, với quan
niệm “Thi dĩ ngôn chí”, mục đích của thơ là bộc lộ cái chí, cái tâm, cái hồn,


9
cái phong cốt của mỗi con người chứ không nhằm nhận thức và phản ánh hiện
thực nên tư duy thơ thiên về hướng nội hay nói như Hêghen sau này thì đó là
quá trình “tư duy tự nhận thức bản thân”. Đây là điểm tiến bộ vì coi thơ là sản
phẩm tinh thần gắn liền với chủ thể sáng tạo nhưng ở một khía cạnh khác,
những nguyên tắc lý thuyết về đạo lý, những quy định về thể cách ngặt nghèo
của “phép làm thơ” và cấu trúc bó buộc mà tư duy thơ cổ không được tự do
hoàn toàn mà là tự do trong khuôn khổ, hạn chế đến mức tối đa khả năng vận
động tự do của tư duy nghệ thuật. Sang đầu thế kỉ XX, các nhà thơ đã từng

bước đổi mới tư duy bằng các sáng tác cụ thể, họ sử dụng thơ để tuyên truyền
chính trị, vận động cách mạng. Văn chương không phải con đường lập thân
mà để đấu tranh, tư duy thơ chịu ảnh hưởng lớn của tư duy chính trị. Và đến
phong trào Thơ Mới (1932-1945), khi cái tôi thi nhân là nhân vật trung tâm
của toàn bộ nền thơ, mang tâm lí thoát li thực tại để say, để mơ về cái đẹp
huyền bí, linh thiêng thì vai trò của lí trí bị phủ nhận để nhường chỗ cho vai
trò của cảm xúc trong tư duy nghệ thuật. Lần đầu tiên, cái nhìn trực giác trong
tư duy thơ được nhấn mạnh và đề cao. Tính lí trí, tính cảm xúc, tính trí tuệ với
những điểm ngời sáng, đột xuất trong hình tượng, những yếu tố có tính ngẫu
nhiên trong tư duy thơ… về mặt lí luận đã đóng góp vào tiến trình tìm hiểu tư
duy nghệ thuật thơ ở một cấp độ cao hơn cấp độ cá nhân.
1.2. Thơ Nguyễn Quang Thiều - Hành trình sáng tạo - Quan niệm
1.2.1. Thơ Nguyễn Quang Thiều
Thơ Nguyễn Quang Thiều đã sống với đời sống tiếp nhận đa dạng từ
nhiều kiểu bạn đọc. Thơ ông tác động đến người đọc theo một cách rất khác
so với thơ ca truyền thống: không gây ấn tượng bằng thủ pháp ngôn ngữ cũng
như trình bày một thông điệp qua những hình tượng thơ để từ đó cuốn hút
người đọc khám phá bài thơ và dần liên tưởng đến cuộc đời. Đích đến của
ông là một lối thơ mà với mỗi người đọc, tùy theo cảm nhận và trình độ sẽ
hình thành trong họ một văn bản khác. Có lẽ vì vậy mà một nhà thơ phương


10
tây đã nói đại ý rằng Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đích thực vì không
ai biết trước trong mỗi bài thơ anh sẽ đưa người đọc đến đâu và điều gì sẽ
diễn ra ngay tức thì. Mỗi chữ hàm chứa một bí mật, cả bài thơ là hàng ngàn
cánh cửa khép mở để dẫn vào một thế giới bí ẩn khác. Biên độ của trí tưởng
tượng được phát huy mạnh mẽ.
Thơ Nguyễn Quang Thiều phức tạp giữa những cái đẹp thuần khiết có
cả sự giản dị đến lạ thường, đồng thời lại thấy trùng trùng cả những yếu tố kì

dị đôi khi kinh rợn. Cái đẹp đôi khi được gạn lọc trong chính sự rạn vỡ, hao
khuyết, tật nguyền, trong hoang dại, trong phế tích. Nguyễn Quang Thiều và
một số nhà thơ xuất hiện sau 1975 đã hướng tới một trường tư duy thẩm mĩ
mới và hiện đại. Những câu thơ có sức hàm chứa và mở ra nhiều hướng tiếp
cận tùy theo sự liên tưởng, đồng cảm của mỗi đọc giả thơ. Đọc thơ Nguyễn
Quang Thiều, ta có cảm giác đi qua một cánh rừng thi ca đậm đặc trong
bóng đêm ẩm ướt bởi thi giới rậm rạp, những câu thơ không ngừng tuôn
trào, hối thúc.
Thơ ông như một bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, ý
tưởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn đầy những tưởng tượng lạ lẫm. Đó là lí
do thực tại trong thơ ông thường được tái hiện như giấc mơ của một người
mệt mỏi, kiệt sức vì quá tải trong những cơn dư chấn, là giấc mơ của người
bệnh vừa thoát khỏi cơn tai biến hiểm nghèo hay như người vừa chợp mắt đã
nhìn thấy những trải nghiệm trong đời thực nhưng được phóng chiếu theo
những cách thức khác lạ.
Đặc biệt, Nguyễn Quang Thiều còn được nhắc đến là thi sĩ của những
cách tân trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại. Thơ ông khước từ
mọi diễn ngôn đã ngả màu mòn sáo, chối bỏ những ẩn dụ thi vị hay mọi ngâm
ngợi ngọt lịm chất trữ tình của thi ca. Những khúc thánh ca mà Thiều đã hát
không xa lạ gì với các phạm trù chân - thiện - mĩ vốn được mặc định là chuẩn
mực giá trị của văn chương, chỉ có điều ở đó nhà thơ đã tìm đến hình thức
biểu đạt mới.


11
Thơ Nguyễn Quang Thiều với “cách gieo âm tiết của riêng mình” như
hàm chứa một cơn khát, khát đổi thay, khát bản sắc và âm điệu riêng.
D’Aurevilly đã từng nói: “Ở thời đại cực văn minh này, thơ nào thật là thơ
trước hết phải có tính chất cá nhân và đơn độc. Những đại bàng và những
mãnh sư thường đi riêng một mình”. Điều ấy cũng giống với Nguyễn Quang

Thiều. Có lẽ vì thế mà dù đứng giữa hai luồng khen - chê dữ dội nhưng
Nguyễn Quang Thiều vẫn vững tâm, đưa ra một thông điệp nghệ thuật thể
hiện sự biết mình, biết người của ông: “Là cái cây trơ trụi, đen đúa, ngôn ngữ
trung thực của giá lạnh nghiệt ngã/ Là mẩu quặng của thời đại bị những thợ
kim hoàn khước từ” (Nhà thơ (2)).
1.2.2. Hành trình sáng tạo
Chưa đến tuổi 20, rời quê, Nguyễn Quang Thiều ra Hà Nội học ở một
trường văn hóa và ngoại ngữ của ngành công an rồi đi làm. Những đêm trực
ban, ông lại ngồi đọc thơ. Tình yêu kì lạ với thơ ca đã thôi thúc ông, ông bắt
đầu làm thơ để chiều theo đòi hỏi vô thức, bản năng của mình. Bắt đầu sáng
tác từ 1983, xuất bản tập thơ đầu tay năm 1990 và đoạt giải thưởng thơ của
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 là những dấu mốc đầu tiên trên lộ trình thơ
Nguyễn Quang Thiều.
Ngôi nhà mười bảy tuổi (Nhà xuất bản Thanh niên, 1990) là nấc thang
đầu tiên với những cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ của buổi ban đầu. Nhưng ông
không khỏi băn khoăn: hình như trong giọng thơ mình có lẫn với giọng một ai
khác. Không bằng lòng với tiếng hát trong trẻo nhưng bị cớm bóng ấy, ông lại
hì hụi viết.
Đường thơ Nguyễn Quang Thiều từ Ngôi nhà mười bảy tuổi sang Sự
mất ngủ của lửa là sự thay đổi lớn, có thể xem đó là ngày sinh lại của Thiều
như khi xưa Từ ấy làm sống lại tâm hồn người thanh niên Tố Hữu đang “băn
khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi cứu
rỗi Chế Lan Viên. Và tập thơ thứ 2 này, đúng như tên gọi của nó Sự mất ngủ


12
của lửa (Nhà xuất bản Lao động, 1992) thực sự như mãnh lực của ngọn lửa
được dịp bùng lên dưới lớp tro than, lửa nuôi ấm dòng mực sáng tạo, gieo hạt
giống thơ ca – thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm
tích bí mật, những huyền thoại bị vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự

hoang thẳm của những cơn mơ. Cùng với tập Xúc xắc mùa thu của Hoàng
Nhuận Cầm, năm 1993, tập thơ này cũng được trao giải thưởng của Hội Nhà
văn Việt Nam.
Sau sự gây hấn làm thi đàn dậy sóng trên, Nguyễn Quang Thiều lại tiếp
tục phục tùng sự nổi loạn của ngôn từ trong những tập thơ kế tiếp: Những
người lính của làng (1994), Những người đàn bà gánh nước sông (1995),
Nhịp điệu châu thổ mới (1997), Cây ánh sáng (2009). Nguyễn Quang Thiều
đã liên tục tự làm mới mình không ngừng nghỉ.
Và đến tập Châu thổ (2010) – Nguyễn Quang Thiều dường như muốn
ngoảnh đầu nhìn lại quãng đường hơn 30 năm lao động nghệ thuật đã qua.
Nếu thơ Thiều từ hồi Sự mất ngủ của lửa hãy còn là “Một bông hoa mùa xuân
với những cánh chỉ mỏng như hơi thở/ đang chầm chậm mở ra lộng lẫy bất
chấp sự đè nặng của bóng tối mùa đông giá lạnh như một chiếc ách vô lý
khổng lồ” thì đến Châu thổ, nó đã là “Ngọn đồi của khát vọng mọc xuyên qua
bóng tối”. Châu thổ là sự sống phong túc, giàu có, là sự sâu dày, kĩ lưỡng
trong trải nghiệm; là vật chứng của thời gian, lưu lại một lát cắt khoảnh khắc
tinh thần của một thời chúng ta đã sống. Thơ ông lại bắt đầu một cơn giông
lớn về ngôn ngữ để cuốn người đọc bay đi trên thảo nguyên mộng mị của thơ
ca để đến với chân trời bất tận của thơ văn xuôi.
Với 6 tập thơ đã xuất bản, Nguyễn Quang Thiều đã “làm mới lại những
gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết” như chính ông tuyên ngôn (trích lời
Nguyễn Quang Thiều trong bài nói chuyện với Phan Hoàng trên Đương thời).
Từ những thử nghiệm ban đầu đến việc chuyển đổi thi pháp và khẳng định
bản thân, từ những trăn trở, chiêm nghiệm, cần mẫn chắt lọc những nguyên tố


13
thủy ngân từ bao điều tai nghe mắt thấy, ông đã tráng nên một tấm kính đa
chiều mà khi soi chiếu vào đó ta thấy được một phần nào đó của cuộc sống
phức tạp, xô bồ này. Cái bảo tàng văn học đầy chất sống ấy đã cho thấy trách

nhiệm của một công dân đối với những mặt trái của xã hội; một cái tâm của
người nghệ sĩ đối với nền văn học dân tộc và một chữ tình của con người giữa
cuộc đời.
1.2.3. Quan niệm sáng tác
Nguyễn Quang Thiều xây cất thi ca trên một quan niệm thẩm mĩ nhất
quán: bất an mà không tuyệt vọng, bóng tối không thể chế ngự ánh sáng. Với
cái nhìn như thế, Nguyễn Quang Thiều hằng tin thơ là một giá trị tinh thần có
khả năng chữa lành và đánh thức nhân tâm, là sự giải phóng hiệu nghiệm nhất
những bế tắc của đời sống con người, giúp con người khám phá những vẻ đẹp
bí ẩn của đời sống - đây là cốt lõi cổ điển trong quan niệm nghệ thuật Nguyễn
Quang Thiều ẩn sau hình hài hiện đại. Với Nguyễn Quang Thiều, thơ không
phải là chiếc gương phản chiếu cuộc sống mà qua thơ, cuộc sống khúc xạ ở
một bề mặt khác. Nó là phần ta không dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Trên thực tế, Nguyễn Quang Thiều không trực tiếp phát ngôn quan niệm
về thơ của mình nhưng qua các tác phẩm của ông, ta có thể phần nào nhận ra
được một xác tín, một quan niệm nghệ thuật: Cái đẹp là sự linh thiêng, sự sống
là cái đẹp linh thiêng và thơ ca cũng chính là cái đẹp linh thiêng.
Để trở thành cái đẹp linh thiêng, Nguyễn Quang Thiều bao giờ cũng
nhìn sự vật triển diễn vào thời điểm chót cùng của nó theo hướng mĩ lệ hóa,
nghĩa là tất cả phải đẹp trong tư thế, hình dáng, màu sắc, sự bí ẩn và màu
nhiệm - đó chính là cái đẹp linh thiêng của sự sống.
Nguyễn Quang Thiều coi sự lên tiếng của thơ thực chất là sự lên tiếng
của một giọng nói linh thiêng, có khả năng lưu giữ hình ảnh của chủ thể giọng
nói ấy và thế giới bao bọc chính chủ thể đó. Ai rồi cũng phải đi vào cõi chết
nhưng giọng nói con người có thể sẽ trở nên bất tử. Thơ thực chất là giọng nói


14
riêng biệt lưu giữ toàn bộ đời sống của mỗi nhà thơ. Thơ chính là hiện thân
của cái đẹp linh thiêng của mỗi người nghệ sĩ. Cái đẹp linh thiêng của sự sống

được lưu giữ và bảo tồn nhờ cái đẹp linh thiêng của thi ca.
Lại may mắn thay, ta thấy ông quan niệm về chân dung và thiên chức
nhà thơ: “Không là ma quỷ, không là thánh thần/ Cháy ngọn lửa rực rỡ
nhưng không giấu đất đá và củi rác phía dưới/ …Cõng trên lưng tảng đá
khổng lồ của sự đầy đọa để được kêu vang tự do/ Đã chết quá nhiều cái chết
trong bóng tối mới chạm vào cơn mơ sự sống/ Là cái cây trơ trụi đen đúa…/
Là chạm vào cơn mơ sự sống/ Là cái cây trơ trụi đen đúa…/ Là mẩu quặng
của thời đại bị những người thợ kim hoàn khước từ”. Còn thiên chức của nhà
thơ giống như: “Lạc đà chất lên lưng không phải vàng bạc châu báu hay
những túi nước ngọt mà là những bao tải cát để đi qua sa mạc cát/ Ôi đó có
phải là trò đùa hay đó là phép giải thiêng giản dị và vô lý như cát trong
những bao tải kia/ Nhưng lạc đà không chối bỏ những con đường sa mạc cát/
Lạc đà có thể gục ngã đâu đấy trong một ngày nào đấy trên cát và chỉ kêu lên
một tiếng: Ôi sa mạc/ Sự khắc nghiệt độc ác của ngươi là thách thức khổng
lồ, vực sâu tuyệt vọng và là bài ca kì vĩ của ta/ Sa mạc thè những lưỡi cát
khổng lồ nuốt chàng vào sâu trong cái dạ dày lãng quên/ Nhưng chàng đã
đứng dậy như lạc đà với sức nặng khủng khiếp chỉ của một hạt cát trên lưng,
nhẫn nại và kêu hãnh bước đi…” (Cây ánh sáng). Nguyễn Quang Thiều cũng
từng rất tâm đắc nói với Nguyễn Việt Chiến (nhà thơ, nhà báo báo Thanh
niên Hà Nội) rằng: “Mỗi người thơ chúng ta đều là một con lạc đà thơ vĩ đại
đi tìm mỗi hạt cát thi ca trên cái sa mạc âm u toàn thơ và cát bỏng, chúng ta sẽ
chìm dưới cát trước khi chúng ta vượt lên trên cát bằng cơn khát thi ca ấy”.
Quả thật là như vậy, lãnh địa thơ mang tên Nguyễn Quang Thiều như một thế
giới của riêng ông, dùng ngôn ngữ để thể hiện một thế giới như ông từng mơ
thấy chứ không phải một thế giới như mọi người muốn. Những tập thơ từ sau
Sự mất ngủ của lửa có lẽ là minh chứng đầy thuyết phục cho lối tư duy: “Có lẽ


15
tôi không ý thức rõ ràng sự cách tân mà chỉ muốn là chính tôi…Đó là giọng

nói của chính tôi, là thế giới ngôn từ và hình ảnh của tôi, là tất cả những gì mà
tôi muốn phơi bày và tưởng tượng. Khi nhà thơ không dựng lên được thế giới
riêng của anh ta hay không xác lập được chân dung thơ ca của anh ta thì nghĩa
là anh ta đã chết”. Và với ý thức như vậy, chúng ta có quyền tiếp tục hi vọng
những vụ mùa chắc hạt trên cánh đồng thơ ca Nguyễn Quang Thiều.
1.3. Tuyển thơ Châu thổ
Tập thơ Châu thổ gồm 144 bài, được tuyển từ 6 tập thơ đã xuất bản của
Nguyễn Quang Thiều: Ngôi nhà mười bảy tuổi (1990), Sự mất ngủ của lửa
(1997), Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu Châu thổ mới
(1997), Bài ca những con chim đêm (1999), Cây Ánh Sáng (2009).
Châu thổ - tên tập thơ, một biểu tượng về sự rộng lớn và trù mật. Đó
cũng là tứ thơ bao trùm toàn bộ thi phẩm. Châu thổ chủ yếu xoay quanh đề
tài về làng quê, dòng sông, gieo cấy với những số phận con người ở đó nhưng
nó khó đọc với phần đông độc giả bởi đúng như triết gia nào đó đã nói: “Mọi
nghệ thuật đích thực đều không phải dành cho những người thưởng thức
không chuyên chú”. Thế giới thơ Châu thổ là gam màu trầm, thẫm tối, âm u;
không lấy cái “tôi” làm trung tâm trữ tình để giãi bày, tâm sự; hiện thực trần
trụi, không réo rắt véo von, những liên tưởng thơ đôi lúc bất ngờ, ngữ pháp
không ve vuốt. Ba đặc điểm này đã làm lật nhào truyền thống thơ tâm tình,
hoa mĩ. Chính ở ba điểm này mà thơ ông trở nên lạ lẫm với nhiều bạn đọc.
Bên cạnh đó, càng về gần cuối tuyển thơ, các bài thơ lại càng vạm vỡ, miên
man, tràn đầy sinh lực, không chỉ ở chiều dài các bài thơ, câu thơ (điều này
không hẳn là khó), mà còn ở sự đan bện giữa bản năng và ý thức, truyền
thống và hiện đại, nguyên thủy và văn minh ( sự nếm trải, vốn văn hóa).
Một Châu thổ mới, khác lạ, hiện đại và dân tộc đang ở phía trước và có
nhiều con đường khác nhau để tiếp cận vùng đất trù phú này.



16

Chƣơng II
HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ CHÂU THỔ

2.1. Cái tôi trữ tình gắn bó với “lớp phù sa” Châu thổ quê hƣơng
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Quang Thiều mở đầu tập thơ bằng bài
Lễ tạ:
“… Ra đi từ hồ nước cũ/ Con đường / Con đường/ Con đường…”
“ …Con đường/ Con đường/ Con đường/ Dắt ta về hồ nước cũ”
Con đường là lịch sử văn hóa. Sự trở về mang tính chất hồi quy, trở về
- ra đi - trở về. Đó là con đường trở về trong tâm tưởng, về không gian của
tuổi thơ, quá vãng của dòng họ, nguồn cội của làng nước nhưng không phải
để định cư tại đó mà để thúc giục bước lữ hành. Ra đi không phải sự trốn chạy
hay dứt bỏ mà là khao khát kiếm tìm để bồi đắp thêm cho châu thổ phù sa. Ra
đi là để trở về. Khách thể nhà thơ hướng tới chính là cố hương (hồ nước cũ) -
không gian xưa cũ xa xôi. Chính sự mở đầu này tự nó đã ngầm mang một
thông điệp xác định không gian và cảm hứng của tuyển thơ chính là miền
Châu thổ và tình yêu rứt ruột với miền đất ấy.
Nguyễn Quang Thiều đã từng thừa nhận: Mỗi người đều có một mối
liên hệ vừa mơ hồ, vừa bí ẩn, vừa thiêng liêng và vừa uy quyền với nơi chôn
nhau cắt rốn của mình. Thực ra, tôi không thể lý giải được rành mạch mối liên
hệ này. Nhưng tôi hiểu mối liên hệ này được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố
vừa cụ thể vừa mơ hồ: ký ức, kinh nghiệm, phong tục, văn hoá, ẩm thực, thổ
ngữ, dòng họ, hàng xóm, những ngôi mộ, con sông, cánh đồng, đình làng,
những câu chuyện ma thuở nhỏ, những đầm nước, những năm tháng đói rét,
những cơn ốm đau, mối tình thuở học trò, những người đàn bà tắm trần trên
bến sông, những phiên chợ, những đám tang, những thôn nữ tóc dài, ngực nở
rắn chắc tưởng chỉ chạm kẽ là mang thai, những nhân vật đặc biệt của làng…
Tất cả những thứ đó đã dựng lên một không gian sống động và huyền ảo mà



17
chúng ta không thể lớn lên nếu không có một không gian như thế và không
thể nào đi ra khỏi không gian đó nếu muốn làm người có chút gì lương thiện.
Cái tôi trữ tình bởi vậy gắn bó mật thiết với lớp phù sa Châu thổ quê
hương. Châu thổ gọi về những gì trong tiềm thức? Miền đất ấy mang tên là cố
hương, kí ức ấy là những thước phim về Đất và Người Châu thổ - những chủ
nhân của mọi giá trị được lưu giữ và tôn thờ. Tất cả không gian, con người
của làng, cả người sống và những người đã chết, cả trần thế lẫn những đấng
thần linh là nguồn dưỡng chất cho con người tiểu sử và con người nghệ sĩ của
Nguyễn Quang Thiều được sống, được sáng tạo.
Không gian nguồn cội và quê nhà luôn da diết, khắc khoải trong thơ
Nguyễn Quang Thiều ngay từ tập thơ đầu tay Ngôi nhà mười bảy tuổi đến tập
thơ Cây ánh sáng. Tập thơ Châu thổ này cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy.
Châu thổ trước hết là hình bóng đất đai quê nhà vùng sông Hồng mưa tràn
nắng hạn đậm Việt tính với cào cào, châu chấu, với đất bùn ngai ngái, những
con đường lồi lõm vệt chân trâu… Đất ấy chính là làng Chùa - mảnh đất của
tổ tiên và cũng là tiền thân của Châu thổ với đủ mọi phông nền dệt nên nơi cắt
rốn chôn nhau. Ông viết về làng Chùa như nơi chốn sinh ra, nơi có cha mẹ
anh em họ hàng, có những người làng, có đám tang người thân, có dòng sông
Đáy, có cánh đồng đất nâu, có tiếng chó sủa đêm, tiếng côn trùng inh ả , có
hồn vía quê hương nương náu ngàn đời. Tất tật cảnh vật và loài vật ấy là cư
dân của Châu thổ và vẫn mang căn cước Làng Chùa. Làng trở thành hệ quy
chiếu thường xuyên và căn bản nhất mang tính phổ quát với mối quan tâm
nghiêng về những giá trị người, giá trị tinh thần trường cửu:
“Trước mặt làng Chùa là cánh đồng
Rộng hơn cánh đồng là chân trời
Rộng hơn chân trời là lòng người”
Làng Chùa trở đi trở lại với tư cách là mẫu gốc văn hóa vượt ra ngoài ý
thức cá nhân của một người. Nhưng hãy xem Nguyễn Quang Thiều đã đặt



18
mình ở đâu để cảm nhận? Nếu Nguyễn Bính rời bỏ làng quê “dan díu với kinh
thành” nên có quê mà mất quê, từ nơi xa hoài nhớ về quê cũ với một cảm thức
xa cách, lỡ làng, lỗi hẹn và thất hiếu, thất cước thì Nguyễn Quang Thiều lại
khác. Tự xác định cho mình là một chính cư nên ông viết về quê hương như
một chủ nhân thực sự. Chưa bao giờ ông viết về làng như một kẻ trở về mà
luôn phát ngôn ở vị thế của một kẻ sống cùng, một công dân đang chăm chút
và lo lắng cho cái làng nhỏ của mình.
Vậy là xuất phát từ làng Chùa, Nguyễn Quang Thiều đã có nơi bám víu
và nương tựa để liên tục gọi về những kí ức quê hương, những trầm tích của
linh hồn được tái sinh từ mẫu gốc và bật lên trong tiếng vọng của thi ca.
2.1.1. Đất
Trước tiên là Đất - theo cái nghĩa rộng nhất là Đất mẹ, có khi ông gọi là
đất đai hay Châu thổ cũng thế, đều được nhìn ngắm từ cội nguồn văn hóa làng
quê: “Đất nâu thẫm hắt lên rười rượi/ Mưa luênh loang ngây ngất đáy
chiều”(Cánh đồng). Trên đất ấy, người sinh sống. Trong đất ấy, con người ta
trở về. Sinh ra từ cát bụi và trở về với cát bụi, nấm mộ chính là đất mẹ ở cõi
giới bên kia. Trên đất mẹ bao dung ấy là những cánh đồng, dòng sông, là
không gian sinh tồn của bao sinh vật từ gần gũi đến xa lạ, hoang dại. Làng
Chùa cũng là làng Việt ở nông thôn, không thấy cây đa, bến nước, sân đình
nhưng dấu ấn của văn minh nông nghiệp thì không khó để nhận ra. Những
cánh đồng tháng mười trơ gốc rạ khô gầy: “Những ngọn khói trẻ chăn trâu
đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt/ Thở vào ta hương vị tháng mười…” (Tháng
mười), cánh đồng giêng hai mưa xuân phủ đầy như cám nếp:“Không có gì
cho tôi khóc sớm nay ngoài cánh đồng rau khúc/ Sương dâng hơi chõ xôi
mùa cuối của bà tôi/ Những con chuột đồng ướt át và run rẩy gọi tôi/ Về xứ
sở những lùm dứa dại…”(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc).
Xa hơn cánh đồng là dòng sông, dòng sông Đáy tưởng như chảy ra từ
cõi nhớ chứ không phải từ một nẻo nào xa xôi. Nó trở thành biểu tượng cho



19
mạch nguồn kí ức, xúc cảm cũng dào dạt và đằm sâu như vậy. Trước Nguyễn
Quang Thiều đã có một sông Đáy mảnh mai, dịu dàng và thật lãng mạn trong
thơ Quang Dũng: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều vi vút thổi
đêm trăng”, một sông Đáy dùng dằng , xao xuyến trong niềm thương của
Hữu Thỉnh: “Sông Đáy ở đâu về/ Chia hai bờ nội ngoại/ Bên lở và bên bồi/
Cùng tương tư đất bãi”. Và giờ đây, Nguyễn Quang Thiều nhìn sông Đáy
trong tâm thế như thế này: “Những chiều xa quê mong dòng sông dâng lên
ngang trời cho tôi được thấy/ Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất
ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được dàn dụa nước mưa sông…”
(Sông Đáy). Con sông ấy có hình bóng những người thân giăng níu, có cảnh
vật thiên nhiên vừa gần gũi vừa thân thương:“Sông Đáy chảy vào đời tôi/
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả/ Tôi dụi
mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm…” Con sông trở
thành một phần máu thịt của làng, bùi ngùi thế phận, đằm sâu hơi thở quê
hương sau bao biến động thăng trầm: “Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay
tôi trở lại/ Mẹ tôi đã già như cát bên bờ/ Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi ”.
Nếu phóng tầm mắt ra xa là cánh đồng, dòng sông thì khi chớp mắt,
không gian đã thu nhỏ lại trong những khu vườn hay góc nhà thân thuộc với
bao sự sống. Tuy nhỏ nhoi thôi nhưng nó cũng đầy thanh âm, màu sắc của
loài vật, hoa cỏ. Những sinh vật xuất hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều
không chỉ là những con vật gắn bó thân gần với cuộc sống của người nông
dân như con bò, con ngựa, con chó, con mèo… mà còn là thế giới sinh động
của côn trùng suốt bốn mùa cây lá. Có tiếng chó sủa đêm:“Đã bao năm/ Cứ
đêm xuống/ bầy chó ngửa mặt lên trời/ Sủa cay đắng, thảm sầu, man rợ…”,
“tiếng chó khuya sủa chớp cuối chân trời”, có tiếng mèo hoang trên đồng cỏ:
“Tôi đi về đồng cỏ/ Đi tìm tiếng mèo kêu/ Tiếng mèo kêu rát ruột”,“Tiếng
mèo kêu trong đêm/ Tưởng tiếng người khản giọng”, có tiếng một con dế bị

giam cầm trong góc nhà vươn lên một con đường cỏ dại chạy mãi về cánh


20
đồng ngoại ô, có văng vẳng đâu đây tiếng ếch gọi mùa về: “Cánh đồng tháng
7 ếch kêu xa”, có tiếng chim quốc chui lủi sau nhà: “Hỡi con chim kêu suốt
cả mùa hè/ Kêu buồn dưới những bờ tre/ Kêu khắc khoải miên man bên đầm
cỏ lác” (Nghe tiếng chim quốc). Cả những sinh vật nhỏ bé khác nhưng cũng
được nhắc tên, soi ngắm. Một bầy sên bò qua những khu vườn ẩm mốc: “Ánh
trăng im phăng phắc, những vòm cây im phắc. Bầy ốc sên bò qua giấc ngủ
của cỏ và của những chiếc lá vàng rụng trên mặt đất…Những tấm thân mềm
và ướt lướt đi trong êm ái rợn người” (Chuyển động), lũ kiến ngang qua bàn
tiệc: “Bầy kiến đen đi qua bàn tiệc/ Như lang thang qua bãi chiến trường…/
Bầy kiến ôm lên đắng cay nhòa mắt/ Bò qua da/ Bò qua xương/ Trong rền rĩ
cơn lốc quạt” (Bầy kiến qua bàn tiệc), một con nhện già sống trong khe cửa
sổ, giăng tấm mạng nơi cửa phòng, dịu dàng đỡ những giọt sương đêm… Tất
cả đồng hiện, tất cả góp nên gương mặt thân quen của không gian làng ngàn
đời nay.
2.1.2. Người Châu thổ
Châu thổ là mảnh đất lành, trên đất ấy con người làm ăn sinh sống, kiến
tạo và gìn giữ bao giá trị văn hóa tốt lành. Người Châu thổ, cư dân Châu thổ -
họ là ai? Là những người nông dân, người đàn ông, đàn bà, cả những người
thân thích ruột thịt…- những mảnh đời, những thân phận khác nhau của kiếp
người cứ thế hiện ra.
Nguyễn Quang Thiều dành sự quan tâm đặc biệt cho những người phụ
nữ nông thôn. Đó là điều dễ hiểu khi văn hóa Việt Nam từ thưở khởi nguyên là
một hệ hình văn hóa thiên về tính nữ. Hình ảnh người đàn bà xuất hiện với tần
số khá cao trong thơ ông và trở thành nỗi ám ảnh trong kí ức nhà thơ. Nguyễn
Quang Thiều không chọn cho mình một ảnh tượng có tính cố định để tôn thờ,
người phụ nữ trong thơ vừa cụ thể (người mẹ, người bà nội của tác giả) vừa

mang tính khái quát (những người đàn bà gánh nước sông, những người đàn bà
vác dậm…). Họ không có lai lịch nhưng đầy đủ tính cách, số phận.

×