Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.48 KB, 40 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN




NGUYỄN VĂN PHÚC



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG NGÔ NẾP LAI TRỒNG VỤ ĐÔNG
NĂM 2013 TẠI PHƢỜNG NÔNG TIẾN,
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,
TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Người hướng dẫn khoa học
TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN



Hà Nội - 2014

LỜI CẢM ƠN!


Trong quá trình hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi có nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và
người thân.
Người đầu tiên tôi muốn nói đó là thầy giáo tiến sỹ Dương Tiến Viện
người đã dành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh -
KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng tất cả bạn bè người thân,
những người luôn giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm tới
vấn đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Văn Phúc





LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại
phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình

nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy Dương Tiến Viện.
Các số liệu, kết quả là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Hà Nội,ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Văn Phúc
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình sản suất ngô trên thế giới 4
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản suất ngô nếp trên thế giới 4
1.3. Tình hình sản suất ngô ở Việt Nam 8
1.4. Tình hình sản suất ngô nếp ở Việt Nam 8
1.5. Tình hình sản suất ngô ở tỉnh Tuyên Quang 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 15
2.2.1 Thời gian nghiên cứu 15
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 15
2.3. Nội dung nghiên cứu 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
2.4.1. Bố trí thí nghiệm 15
2.4.2. Quy trình kỹ thuật 15
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 16
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 18

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang 19
3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp lai 20
3.2.1 Giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc 22
3.2.2 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 22
3.2.3 Giai đoạn từ trổ cờ tới khi phun râu 22
3.2.4 Giai đoạn từ phun râu tới chín 22
3.2.5 Thời gian sinh trưởng 23
3.3. Đặc điểm hình thái của các giống ngô nếp lai 23
3.3.1 Chiều cao cây 24
3.3.2 Chiều cao đóng bắp 25
3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ gẫy của các giống
ngô nếp lai trồng vụ đông 25
3.4.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô nếp lai 25
3.4.2 Khả năng chống đổ gẫy của các giống ngô nếp lai 27
3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
nếp lai 27
3.5.1 Số bắp hữu hiệu trên cây 28
3.5.2 Chiều dài bắp 28
3.5.3 Đường kính bắp 28
3.5.4 Số hàng hạt trên bắp 28
3.5.5 Số hạt trên hàng 28
3.5.6 Năng suất bắp tơi 29
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
1. Kết luận 30
2. Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của một số quốc gia trên thế
giới từ năm 2010 đến 2012 5

Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất ngô của Việt Nam
các năm 2009 – 2012 10

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô nếp trồng vụ đông
2013 tại phường Nông Tiến thành phố Tuyên Quang 21

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá trên cây của các giống
ngô nếp lai 23

Bảng 3.3. Một số đặc trưng hình thái của các giống ngô thí nghiệm 24

Bảng 3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống
ngô nếp lai 26

Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô nếp lai 28

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với lúa mỳ và lúa gạo, ngô là một trong ba cây lương thực chính,
phổ biến nhất, có năng suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài người. Năm
1995 sản lượng ngô toàn thế giới đạt 517 triệu tấn, lúa mỳ 542,7 triệu tấn, lúa
nước 547,2 triệu tấn. Năm 2009 diện tích ngô đạt 159,5 triệu ha, năng suất
trung bình 5,12 tấn/ha, sản lượng đạt 817,1 triệu tấn. Năm 2012 diện tích ngô
đã đạt 177,4 triệu ha, năng xuất trung bình 4,92 tấn/ha, sản lượng đạt 872,1
triệu tấn. Theo dự báo mới nhất của tổ chức Lương thực thế giới sản lượng

ngô trên thế giới năm 2013 đạt khoảng 963 triệu tấn FAOSTAT, 2012 [18].
Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, tạo ra cồn, rượu, bia, tinh bột, bánh kẹo. Người ta đã sản xuất ra
khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng công nghiệp lương thực, thực
phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm.
Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con người ngày một nâng
cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng
bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được
dùng để làm quà ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều
người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp làm thực
phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả
kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái lan, Đài Loan… Ngoài sản phẩm
chính, thân cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho gia súc.
Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian 15 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng
ngô lai tăng lên hơn 80%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai
thế giới. Ngô lai đã làm thay đổi những tập quán canh tác lạc hậu, góp phần
đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng ngũ những nước tiên tiến về sản
xuất ngô ở Châu Á (Trần Hồng Uy, 2001) [15]. Năm 2005, diện tích trồng
ngô ở nước ta đạt 1.039.000 ha, năng suất 35,5 tạ/ha và sản lượng 3,69 triệu
2
tấn (Nguyễn Sinh Cúc, 2006), thì đến năm 2012 diện tích trồng ngô đạt
1.118.221 ha, năng suất 42,9 tạ/ha, sản lượng 4,80 triệu tấn FAOSTAT, 2012
[18]. Hiện nay phần lớn ngô được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, chiếm
khoảng 80% sản lượng ngô, một phần ngô được dùng làm lương thực chính
cho một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt những vùng khó
khăn, vùng không có điều kiện trồng lúa nước. Nhu cầu sử dụng ngô ở nước
ta rất lớn và ngày càng tăng. Do vậy Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển
ngô trên phạm vi cả nước.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi ngô được coi là cây
trồng chính thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi và là cây lương thực quan

trọng đối với đồng bào các dân tộc ở các huyện: Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm
Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích ngô toàn tỉnh biến động 14 - 15,5
ngàn ha, năng suất trung bình 36 - 40 tạ/ha, sản lượng 50 - 59 ngàn tấn. Để
nâng cao hơn nữa về năng suất, sản lượng ngô của tỉnh, cần phải chú trọng
phát triển ngô lai. Tuy nhiên mỗi giống muốn phát huy được tiềm năng năng
suất, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh của địa phương. Tuyên Quang
có đặc điểm địa hình không bằng phẳng, điều kiện ngoại cảnh đặc trưng của
vùng núi Đông Bắc, nên cũng ảnh hưởng đến cơ cấu thời vụ. Ở Tuyên
Quang, thời vụ trồng ngô chủ yếu là vụ Xuân, diện tích vụ Xuân gấp đôi so
với vụ Hè thu và vụ Đông. Vụ Xuân thường sử dụng trên đất một vụ lúa, đất
soi bãi, đất trồng màu. Do vậy việc lựa chọn giống cũng là khâu rất quan
trọng, nếu lựa chọn được cơ cấu giống thích hợp sẽ thuận lợi cho việc luân
canh cây trồng, không ảnh hưởng đến cơ cấu vụ sau và nâng cao hệ số sử
dụng đất, nâng cao năng suất, hiệu quả trên đơn vị diện tích. Trong thâm
canh do ưu thế của ngô lai có năng suất cao, nên việc sử dụng giống lai đang
trở thành tập quán của nhiều vùng và nhu cầu về ngô lai rất lớn. Vì vậy việc
nghiên cứu lựa chọn giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất
3
cao, thích ứng với điều kiện địa phương là công việc cần thiết. Vì vậy, tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và
năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại
phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” . Để
chọn được những giống ngô nếp năng xuất cao phù hợp với điều kiện thời
tiết khí hậu tại tỉnh Tuyên Quang.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Chọn được những giống ngô năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời
tiết, khí hậu thành phố Tuyên Quang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm nông học, đánh giá khả năng chống chịu điều

kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống ngô nếp lai NL1, NL19, NL555.
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống.
- So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
nếp lai từ đó làm cơ sở chọn ra những giống ngô tốt, thích hợp để trồng tại
địa phương.
4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất
là trong hơn 45 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng
suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô
trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha…
Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha,
năng suất 49,0 tạ/ha, sản lượng đạt 766,2 triệu tấn. Với lúa nước năm 1961 có
diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lượng là 215,27 triệu
tấn ; năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lượng 626,7
triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng suất
10,9 tạ/ha, sản lượng 219,22 triệu tấn và năm 2007 diện tích là 217,2 triệu ha,
năng suất đạt 28,0 tạ/ha, sản lượng 603,6 triệu tấn (Phan Xuân Hào, 2008)[4].
Năm 2012 theo FAOSTAT, 2012 [18], diện tích ngô đã đạt 177,4 triệu ha,
năng xuất trung bình 4,92 tấn/ha, sản lượng đạt 872,1 triệu tấn. Kết quả trên
có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong công tác
chọn tạo giống mà ngô là đối tượng thành công điển hình trong số các cây
trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải thiện biện pháp kỹ thuật canh
tác (Phan Xuân Hào, 2008)[4].
Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất thế giới và 100% diện
tích được trồng bằng giống ngô lai. Năm 2004, năng suất ngô trung bình của
Mỹ là 100,7 tạ/ha, trên diện tích là 29,8 triệu ha. Năm 2009, diện tích trồng

ngô của Mỹ đạt 32,2 triệu ha, năng suất trung bình 103,4 tạ/ha và là nước có
năng suất xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Năm 2012, diện tích trồng ngô
của Mỹ đạt 67,6 triệu ha, năng xuất trung bình 61,8 tạ/ha FAOSTAT,
5
2012[18]. Thời gian gần đây, trong khi phần lớn các nước phát triển tăng
không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến. Kết quả đó có
được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học. Theo Ming- Tang Chang và cộng
sự (Ming- Tang Chang et al, 2005), ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử
dụng là chọn tạo theo công nghệ truyền thống, còn lại 52% là bằng công nghệ
sinh học (nhiều hơn năm 2004 là 5%).
Trung Quốc là nước có diện tích ngô đứng thứ hai trên thế giới, năm
2009 đạt 30,5 triệu ha, trong đó tới 90% diện tích được trồng bằng giống lai.
Năng suất bình quân ngô của Trung Quốc đã tăng từ 51,5 tạ/ha (năm 2004)
lên 53,5 tạ/ha vào năm 2009. Đến năm 2012 diện tích trồng ngô đã tăng lên
34,96 triệu ha, năng xuất bình quân của Trung Quốc tăng lên 59,55 tạ/ha. Sản
lượng sản xuất ngô ở thế giới trung bình hằng năm từ 581,17 triệu tấn đến
872,02 triệu tấn (năm 2010-2012) FAOSTAT, 2012 [18].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô của một số quốc gia trên
thế giới từ năm 2010 đến 2012
Quốc gia
Diện tích (triệu Ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lƣợng (triệu tấn)
2010
2011
2012
2010
2011
2012
2010

2011
2012
Thế giới
164,30
172,04
177,37
5,18
5,16
4,91
58,11
88,80
87,20
Việt Nam
1,26
1,12
1,11
4,08
4,31
4,29
4,60
4,83
4,80
Mỹ
63,8
64,1
67,6
7,07
6,830
6,18
44,51

42,84
41,82
Pháp
1,58
1,59
1,71
8,81
9,90
9,01
1,39
1,59
1,96
Mêxico
7,14
6,06
6,92
3,20
2,90
3,12
2,33
1,76
2,20
Thái Lan
1,16
1,12
1,08
4,10
4,21
4,45
4,86

4,81
4,81
Brazin
12,6
13,2
14,1
4,36
4,21
5,00
5,33
5,56
7,10
Ấn Độ
8,55
8,71
8,40
2,54
2,49
2,50
2,17
2,17
2,10
Trung Quốc
32,5
33,5
34,9
5,45
5,74
5,95
17,75

19,29
20,82
Indonesia
4,13
3,86
3,95
4,43
4,56
4,89
1,83
1,76
1,73
Nguồn: FAOSTAT, 2012 [18]
6
1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô nếp trên thế giới
 Nguồn gốc, phân loại và đặc tính của ngô nếp
Có giả thuyết cho rằng, ngô nếp có nguồn gốc ở Đông Nam Á mà Trung
Quốc, Miến Điện, Philippin là quê hương đầu tiên của nó. Sau đó người ta
thấy rằng đó là kết quả của một đột biến thông thường của các giống ngô răng
ngựa biểu hiện gen Wx và gắn liền với các điều kiện trồng trọt không bình
thường đột biến thành gen lặn wx, chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác
nhau của trái đất (Grebensc 1954, dẫn theo Nguyễn Thị Lâm, 1997). Theo
James L. Brewbaker (Brewbaker, 1998)[19], quá trình chọn lọc tự nhiên đã
tạo ra những đột biến như Sugaryl (với phytoglycogen cao) ở dãy núi Andes
và ở đông Bắc nước Mỹ, đột biến 2 là waxyl (tinh bột của hạt có cấu tạo bởi
amylopectin) ở châu Á với các giống được chọn lọc có vỏ mềm. Những giống
nếp lai và các giống nếp thường, với đặc điểm dẻo, thơm ngon rất thông dụng
ở châu Á như : Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và
nhiều quốc gia khác (US. Grains Council, 2001) [20].
Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh), là một trong những loài

phụ chính của loài Zea mays L. Hạt ngô nếp nhìn bề ngoài tương tự với ngô
đá, nhưng bề mặt bóng hơn. Lớp ngoài cùng của mặt cắt nội nhũ không có lớp
sừng như ở ngô tẻ, có tính chất quang học giống như lớp sáp. Do vậy, ngô nếp
còn có tên gọi khác là ngô sáp (Tomob, 1984).
Tinh bột của ngô nếp chứa gần như 100% amylopectin, trong khi ngô
thường chỉ chứa 75% amylopectin và 25% amyloza. Đặc tính của ngô nếp
được quy định bởi đơn gen lặn đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác
để tạo tinh bột dạng nhỏ (Peter Thompson, 2005). Theo Fergason, 1994;
Garwood và Creech, 1972; Hallauer, 1994 thì gen wx nằm ở locus 5S-56 có
biểu hiện của gen opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và
protein.
7
 Tình hình nghiên cứu ngô nếp trên thế giới
Trên thế giới, ngô nếp cũng đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên do
năng suất thấp và nhu cầu sử dụng trước đây không cao nên ít được quan tâm
đầu tư nghiên cứu. Từ hơn một thế kỷ nay, ngô nếp được trồng và sử dụng
như là một cây hàng hóa ở qui mô nhỏ bởi những người nông dân ở một số
nước châu Á như Thái lan, Việt Nam, Lào, Myanma, Trung Quốc, Đài Loan,
Hàn Quốc. Ngô nếp được trồng phổ biến ở nhiều địa phương bởi tính dẻo của
nó. Tương tự như gạo nếp, tính dẻo của ngô nếp là do hàm lượng amylopectin
chứa trong nội nhũ. Không giống như các cây ngũ cốc khác, có rất ít chương
trình chọn giống đối với ngô nếp. Các nhà chọn giống sẽ quan tâm đến ngô
nếp nhiều hơn khi nhu cầu về ngô nếp tăng lên. Hơn nữa, phải kết hợp các
gen qui định độ ngọt, độ mềm, dẻo, các màu hạt khác nhau và các đặc điểm
hữu ích khác vào bắp nếp để đa dạng hóa sản phẩm và tăng tiềm năng thị
trường. Những nghiên cứu về ngô nếp cũng hạn chế hơn so với ngô tẻ, song
cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.
- Nghiên cứu về vật liệu chọn tạo giống ngô nếp
Theo các nhà nghiên cứu, để tạo dòng ngô nếp, người ta dùng vật liệu ban
đầu từ các giống ngô nếp địa phương của Trung Quốc, hoặc nguồn ngô nếp đột

biến tự nhiên hay đột biến nhân tạo. Từ nguồn vật liệu chọn lọc ban đầu, thông
qua tự phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc điểm nông sinh
học khác để tạo dòng ngô nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn
ngô thường thì người ta cho lai ngô nếp với ngô thường, sau đó tiến hành lai lại
và kiểm tra bằng phân tích hạt phấn qua phản ứng với dung dịch KI. Bằng cách
này, người ta đã tạo ra khá nhiều dòng và giống nếp lai mới, chúng được trồng
cách ly với các loại ngô khác.
- Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của ngô nếp
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần của các hợp chất chứa
cacbon ở hạt là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng ngô nếp. Chúng bao
8
gồm đường ở các dạng: sucrose, glucose và fructose, phytoglycogen và tinh
bột. Đường quyết định độ ngọt, glycogen quyết định độ mềm và cấu trúc hạt,
tinh bột ở dạng amylopectin quyết định tính dẻo và mùi vị. Sự cân bằng các
thành phần trên mang lại hương vị của ngô nếp mà không có ở bất cứ loại ngô
ăn tươi nào khác.
 Tình hình sản xuất ngô nếp trên thế giới
Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được
trồng ở miền Trung Illinois và Indian, phía Bắc của Iowa, phía Nam của
Minnesota và Nebraska (US. Grains Council, 2001) [20]. Diện tích ngô nếp
hàng năm của Mỹ khoảng 290.000 ha. Hầu hết diện tích này được trồng là
nếp vàng, nhưng gần đây có một số diện tích nhỏ được trồng bằng nếp trắng.
Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh, tháng
9/2005, Trung Quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao
và chất lượng tốt. Ví dụ: Giống nếp lai đơn màu trắng JYF 101, cho năng suất
trung bình 150 tạ bắp tươi/ha; giống nếp lai đơn màu tím Jingkenou 218, năng
suất khoảng 120 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp trắng Jingkenou 2000 năng
suất trung bình trên 130 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp lai đơn tím trắng
Jingtianzihuanuo và giống ngô nếp trắng lai đơn Yahejin 2006, cho năng suất
tới 200 tạ bắp tươi/ha…(Beijing Maize Reseach Center, 2005).

1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
 Nguồn gốc, phân loại
Ngô vào Việt Nam có thể thông qua 2 đường, từ Trung Quốc và từ
Inđônêsia. Theo nhà bác học Lê Quí Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì vào
thời Khang Hy (1662 – 1723) Trần Thế Vinh người huyện Tiên Phong, Sơn
Tây sang xứ nhà Thanh thấy loại cây mới này mang về trồng ở hạt Sơn Tây
và gọi là “Ngô”. Một số tư liệu cho rằng người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào
9
Java vào năm 1496 có thể trực tiếp từ Nam Mỹ. Sau đó từ Inđônêxia, ngô
được chuyển sang Đông Dương và Miến Điện.
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những
năm 1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là
đá rắn và nếp (Ngô Hữu Tình, 1997) [11]. Năng suất ngô Việt Nam những
năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha và sản lượng
hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh
tác lạc hậu.
 Tình hình sản xuất
Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình
thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ
bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42%
(15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73%
(36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng
ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và
năm 2007 chúng ta đạt diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản
lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn – 4.250.900 tấn (Phan Xuân Hào, 2008) [4].
Năm 2009 diện tích trồng ngô đạt 1.086.800 ha, năng suất 40,8 tạ/ha và sản
lượng 4.431.800 tấn. Năm 2012 diện tích trồng ngô đạt 1.118.221 ha, năng
suất 42,9 tạ/ha và sản lượng 4.803.196 tấn FAOSTAT, 2012 [18].
Diện tích, sản lượng và năng suất ngô nước ta từ năm 2009 đến năm
2012 được thể hiện qua bảng 1.2.

10
Bảng 1.2. Diện tích, sản lƣợng và năng suất ngô của Việt Nam
các năm 2009 - 2012
Năm
2009
2010
2011
2012
Diện tích (ha)
1086800
1126391
1121255
1118221
Sản lượng (tấn)
4431800
4606800
4835717
4803196
Năng xuất (ta/ha)
40,8
40,8
43,1
42,9
Nguồn: FAOSTAT, 2012 [18]
1.4. Tình hình sản xuất ngô nếp ở Việt Nam
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những năm
1960 cho thấy, ngô Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loài phụ chính là đá rắn
và nếp Bùi Thị Lan, (1996) [7]. Ngô nếp được phân bố ở khắp các vùng, miền
trong cả nước, với nhiều dạng màu hạt khác nhau: trắng, vàng, tím, nâu, đỏ…
Tính đến năm 2010, Viện Nghiên cứu Ngô đã thu thập và lưu giữ 234 mẫu ngô

nếp địa phương, chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên và
một số ít ở các vùng khác trên cả nước, trong đó có: 177 nguồn ngô nếp trắng,
33 nguồn ngô nếp vàng và 24 nguồn ngô nếp tím, nâu đỏ. Theo điều tra của
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương trong 2 năm (2003
và 2004) thì diện tích ngô nếp ở nước ta chiếm gần 10% diện tích trồng ngô.
Cho đến nay, chưa có số liệu nào thống kê cụ thể, nhưng diện tích trồng ngô
nếp không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở vùng đồng
bằng ven đô thị. Nguyên nhân chính trước hết do các giống ngô nếp có thời
gian sinh trưởng ngắn, nếu thu hoạch bắp tươi chỉ trong khoảng 65-75 ngày,
đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay.
Nhằm tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng mức thu nhập cho người nông dân.
Và điều quan trọng hơn là do nhu cầu của xã hội ngày một tăng đối với sản
phẩm này. Ở các vùng núi cao và vùng sâu, ngô nếp được người dân sử dụng
làm lương thực chính, dưới dạng xôi ngô hoặc dùng tươi dưới dạng nướng,
11
luộc, còn ở hầu hết các địa phương khác trong nước thì ngô nếp được xem
như là loại thực phẩm ăn quà và chế biến đơn giản. Những năm gần đây, đời
sống kinh tế của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đang được cải thiện, nhu
cầu tiêu dùng của người dân cũng trở nên đa dạng hơn. Các loại ngô thực
phẩm được sử dụng ngày một nhiều, không những được dùng làm lương thực,
làm quà ăn tươi (nướng, luộc), mà còn được chế biến thành các món ăn được
nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô, ngô rau bao tử,
chế biến tinh bột… Đối với những vùng đô thị và ven đô, món ngô nếp
nướng, luộc từ lâu đã trở nên quen thuộc và hấp dẫn nhất là vào những tháng
mùa đông giá rét, với mùi vị, độ dẻo và hương thơm đặc biệt của nó khiến
người ta đã xem món ngô nếp ăn tươi như thứ quà vặt bình dị, dân dã nhưng
lại được nhiều người ưa thích.
Thời gian gần đây, một số giống ngô nếp lai qui ước từ các công ty
giống nước ngoài đã được trồng ở Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh phía Nam.
Nguồn giống ngô nếp này phần lớn là các giống lai đến từ Đài Loan, Thái Lan

thông qua một số công ty giống như Monsanto, Syngenta, Pioneer, Nông
Hữu, Thần Nông, Lương Nông, Trang Nông, Long Hoàng Gia, An Điền…
như MX10, 2mũi tên đỏ, Wax-44, Wax-48, Wax-50, King 80, nếp lai trắng
tím 926. Tuy nhiên, những giống từ các công ty này bán ra với giá rất cao,
chẳng hạn giống lai đơn Wax-44 của Syngenta Thái Lan là 250.000 –
300.000đ/kg…
Qua các thông tin về tình hình nghiên cứu, sản xuất và sử dụng ngô nếp
hiện nay có thể thấy rằng, nhu cầu về ngô nếp đang ngày một tăng cao. Các
nghiên cứu về ngô nếp ở Việt Nam còn hạn chế, còn các giống ngô nếp lai tốt
do Việt Nam chọn tạo chưa đủ để đáp ứng cho sản xuất. Những giống được
dùng phổ biến hiện nay vẫn là các giống địa phương và giống thụ phấn tự do
cải tiến và một phần giống lai của các công ty nước ngoài với giá rất cao.
12
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc nghiên cứu chọn tạo và phát triển các
giống ngô nếp lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, chất lượng ngon,
chủ động sản xuất được hạt giống với giá thành hạ là công việc rất cần thiết
cho các nhà tạo giống ngô Việt Nam.
1.5. Tình hình sản suất ngô ở tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc với diện tích
đất tự nhiên 586.733 ha, diện tích đất nông nghiệp là 531.953 ha, chiếm
90,66%. Tỉnh Tuyên Quang gồm có 6 huyện (5 thị trấn và 123 xã), 1 thành
phố với 7 phường và 6 xã. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông lâm
nghiệp, hằng năm sản xuất nông lâm nghiệp đem lại 54% GDP toàn tỉnh. Vụ
Đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh Tuyên Quang gieo trồng 6735 ha ngô, đạt
101,75% kế hoạch, bằng 101,6% so với vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó diện
tích trồng ngô trên ruộng 1 vụ là 2065,5 ha (đạt 91% kế hoạch) (Sở NN&PTNT
Tuyên Quang, số 308/BC-SNN, ngày 12 tháng 3 năm 2012).
Các giống ngô đang được sử dụng hiện nay là giống ngô địa phương, ngô
lai của Viện nghiên cứu ngô và một số công ty liên doanh với nước ngoài như
Bioseed, Piooner, Pacific seeds, chủ yếu phục vụ nhu cầu làm thức ăn chăn

nuôi. Ở một số xã của huyên Sơn Dương, xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa,
nông dân cũng đã bắt đầu trồng các giống ngô nếp mới phục vụ nhu cầu tiêu
dùng tại địa phương. Trong các năm 2010, 2011 và 2012, thành phố Tuyên
Quang với diện tích trồng ngô tương đối ổn định vào khoảng 560-570 ha, trong
đó ngô vụ xuân 335 ha và ngô vụ đông 225 ha.
So với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên thì ở
Tuyên Quang diện tích trồng ngô nếp, ngô đường làm quà và dùng làm thực
phẩm còn chưa phát triển mạnh.
Trồng ngô nếp, ngô đường với thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch
bắp dùng để bán ngô quà hay làm thực phẩm khoảng từ 65-75 ngày. Do đó
13
việc phát triển diện tích ngô nếp và ngô đường giúp cho nông dân tăng hệ số
sử dụng ruộng đất, cải tạo đất, làm tăng sản lượng góp phần đảm bảo an ninh
lương thực tạo, tạo việc làm cho nông dân, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu
cây trồng phù hợp hơn. Trồng ngô nếp, ngô đường ngoài việc thu hoạch bắp
tươi làm sản phẩm thì người nông dân còn thu hoạch một khối lượng lớn thân
lá tươi dùng làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc có giá trị dinh dưỡng cao.
Tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, giống ngô
nếp lai Wax 44 trồng vụ xuân, trung bình 1kg bắp ngô giá bán giao từ 10.000
- 14.000 đồng, lãi gấp 2,5 lần so với cấy lúa. Giống nếp lai Wax44 có thời
gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng được 4 vụ ngô /năm. (Báo điện tử
Tuyên Quang, 29/5/2011).
Phường Nông Tiến với diện tích là 12,7 km
2
, dân số gần 7000 người, có
khu công nghiệp tập trung. Điểm du lịch sinh thái Núi Dùm rộng 400 ha tại xã
Tràng Đà và phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang là một trong những
dự án đang mời gọi đầu tư của tỉnh. Việc chuyển đổi cây trồng từ cây ngô
truyền thống sang phát triển diện tích ngô nếp, ngô đường làm quà và thực
phẩm sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân và hình thành vùng

sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh. Ngoài phường Nông Tiến, trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang còn nhiều vùng khác, đặc biệt là những vùng cận thị, khu du
lịch, ngô đường và ngô nếp cũng được trồng ngày một nhiều để phục vụ nhu
cầu của dân địa phương và du khách. Diện tích trồng ngô ở phường Nông Tiến
hàng năm vào khoảng 110-115 ha, trong đó chủ yếu tập trung ở vụ ngô xuân và
ngô hè thu (mỗi vụ khoảng 55 ha), vụ ngô đông chiếm diện tích nhỏ (3-5 ha).
Diện tích ngô trồng ở phường Nông Tiến thành phổ Tuyên Quang chủ yếu trên
chân đất soi bãi vào vụ ngô xuân và ngô hè thu. Trên chân đất ruộng 2 lúa, 1 vụ
ngô là rất ít.
14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 4 giống ngô nếp lai có triển vọng. Giống
NL1, NL19, NL555 của Viện nghiên cứu ngô cung cấp. Giống đối chứng là
giống ngô nếp Wax44 của Cty Syngenta Việt Nam.
Giống ngô nếp lai số 1 (NL1): Giống nếp lai số 1 có thời gian sinh
trưởng 90-102 ngày, tùy vụ, thu tươi 65-75 ngày, cây cao, thân và bắp màu
tía, bắp to dài, độ đồng đều khá, nhiễm nhẹ sâu bệnh, chịu rét tốt. Tiềm năng
năng suất bắp tươi 110-130 tạ/ha, trung bình 105-118 tạ/ha, hạt khô 50-65
tạ/ha. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và phất triển Nông thôn cho phép sản
xuất thử từ năm 2009.
Giống ngô nếp lai số 19 (NL19) có thời gian sinh trưởng từ 85-105 ngày,
tùy vụ, tiềm năng năng suất rất cao, nổi bật với bắp tươi 130-150 tạ/ha, hạt
khô 55-70 tạ/ha. Khả năng chống chịu khá với sâu bệnh và đổ gãy, chất
lượng khá.
Giống ngô nếp lai 555 (NL555) có thời gian sinh trưởng từ 85-100 ngày,
tùy vụ, sinh trưởng phát triển khỏe, tiềm năng năng suất cao, năng suất bắp
tươi từ 120-150 tạ/ha, hạt khô từ 50-70 tạ/ha. Chất lượng ăn tươi ngon, hạt
màu trắng, vỏ mỏng, dẻo thơm, đậm.

Giống ngô nếp Wax44(đc) (Công ty trách ngiệm hữu hạn Sygenta Việt
Nam): Giống ngô nếp lai đơn Wax 44 được công nhận chính thức từ năm
2006 và được bảo hộ bản quyền từ năm 2008 bởi Công ty tách nhiệm hữu hạn
Sygenta Việt Nam. Wax44(đc) có thời gian sinh trưởng ngắn, từ trồng đến thu
bắp tươi 63 - 65 ngày, có chiều cao cây từ 2-2,2 m, chiều cao đóng bắp 65-75
cm, độ đồng đều rất cao, tỷ lệ đậu bắp 100%, khả năng chịu úng, phục hồi sau
ngập úng tốt. Năng suất bắp tươi đạt từ 120 – 130 tạ/ha.
15
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu ở vụ đông từ tháng 9 năm 2013 đến tháng
12 năm 2013.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tại vùng đất phù sa không được bồi hằng năm thuộc Phường
Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất của các
giống ngô nếp lai (NL1, NL19, NL555).
- Nghiên cứu khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh, theo
dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp lai mới.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Bố trí thí nghiệm
Các giống ngô được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc
lại. Diện tích ô 14 m
2
(5 m x 2,8 m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại tối
thiểu 1m. Các giống được gieo 4 hàng/ô, hàng cách hàng 60 cm. Các giống
ngô nếp, ngô ngọt phải bố trí cách ly. Xung quanh thí nghiệm phải có băng
bảo vệ, chiều rộng băng ít nhất trồng 2 hàng ngô; mật độ, khoảng cách gieo
như trong thí nghiệm khảo nghiệm.

2.4.2. Quy trình kỹ thuật
- Khoảng cách trồng, bón phân, chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi được
áp dụng theo “Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của
giống ngô QCVN01.56:2011/BNNPTNT” [1].
- Phân bón: Phân chuồng 8 đến 10 tấn/ha; Phân vô cơ: 130 kgN + 80kg
P2O5 + 70kg K2O/ha. Tương đương: Đạm Urê 260 kg/ha; Lân Supe 500
kg/ha; Kaliclorua 150 kg/ha.
16
+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 1/4 lượng đạm
+ Bón thúc lần 1: khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng kali
+ Bón thúc lần 2: khi ngô 8 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Chăm sóc
+ Khi ngô từ 4 đến 5 lá: Xới vun, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc
+ Khi ngô từ 8 đến 9 lá: Xới vun, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ
- Tưới tiêu
Đảm bảo đủ độ ẩm đất cho ngô trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển, đặc biệt chú ý vào các thời kỳ ngô 6-7 lá, xoắn nõn, trổ cờ, chín sữa.
Sau khi tưới nước hoặc sau mưa phải thoát hết nước đọng trong ruộng ngô.
- Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành
bảo vệ thực vật.
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
+ Các giai đoạn sinh trưởng (ngày): Từ ngày gieo đến
- Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất.
- Ngày tung phấn: Ngày có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính.
- Ngày phun râu: Ngày có ≥ 50% số cây có râu nhú dài 2 - 3 cm.
- Ngày chín: Ngày có ≥ 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm
đen.
+ Các chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ của 30 cây

mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3 tuần).
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt mang bắp trên
cùng (bắp thứ nhất) của 30 cây mẫu vào giai đoạn chín sữa (sau trỗ cờ 2-3
tuần).
- Số lá trên cây: Đếm số lá thật trên cây.
17
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp 30 cây mẫu lúc thu
hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch.
Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Độ che kín bắp: Quan sát các cây ở giai đoạn chín sáp cho điểm từ 1 - 5.
Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp (điểm 1)
Kín: Lá bi bao kín đầu bắp (điểm 2)
Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp (điểm 3)
Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp (điểm 4)
Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều (điểm 5)
- Chỉ số diện tích lá: Đo toàn bộ số lá xanh trên cây ở thời kỳ trổ cờ.
Chỉ số diện tích lá = diện tích lá 1 cây x số cây/m
2
.
- Dạng hạt, màu sắc hạt: quan sát màu sắc, dạng hạt 30 bắp khi thu
hoạch.
+ Khả năng chống chịu:
- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis, sâu đục bắp Heliothis Armigera: tỷ lệ
% cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây theo dõi trong ô thí nghiệm.
<5% số cây, số bắp bị sâu (điểm 1)
5-<15% số cây, bắp bị sâu (điểm 2)
15-<25% số cây, bắp bị sâu (điểm 3)
25-<35% số cây, bắp bị sâu (điểm 4)
35-<50% số cây, bắp bị sâu (điểm 5)

- Rệp cờ Rhopalosiphum maidis:
Không có rệp (điểm 1)
Rất nhẹ: có từ một quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 2)
Nhẹ: xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ. (điểm 3)
Trung bình: Lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp. (điểm 4)
18
Nặng: số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp. (điểm 5)
- Bệnh đốm lá Helminthosporium và bệnh khô vằn Rhizoctoniasonali
tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%).
1. Không bị bệnh (điểm 0) 4. Nhiễm vừa ( 26- 50%) (điểm 3)
2. Rất nhẹ (1-10%). (điểm 1) 5. Nhiễm nặng (51-75%) (điểm 4)
3. Nhiễm nhẹ (11-25%) (điểm 2) 6. Nhiễm rất nặng (>75%) (điểm 5)
- Đổ rễ (%): tỷ lệ cây nghiêng 30
0
so với chiều thẳng đứng/tổng số cây
theo dõi.
- Đổ thân (điểm): tỷ lệ các cây bị gãy ở đoạn thân dưới bắp khi thu
hoạch.
<5% cây gãy Tốt
5-15% cây gãy Khá
15-30% cây gãy Trung bình
30-50% cây gãy Kém
>50% cây gãy Rất kém
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 4.0 và
EXCEL.
19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc với diện tích
đất tự nhiên 586733 ha, diện tích đất nông nghiệp là 531953 ha, chiếm
90,66%. Tỉnh Tuyên Quang gồm có 6 huyện (5 thị trấn và 123 xã), 1 thành
phố với 7 phường và 6 xã. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông lâm
nghiệp, hằng năm sản xuất nông lâm nghiệp đem lại 54% GDP toàn tỉnh. Vụ
Đông xuân 2011-2012 toàn tỉnh Tuyên Quang gieo trồng 6735 ha ngô, đạt
101,75% kế hoạch, bằng 101,6% so với vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó diện
tích trồng ngô trên ruộng 1 vụ là 2065,5 ha (đạt 91% kế hoạch) (Sở NN&PTNT
Tuyên Quang, số 308/BC-SNN, ngày 12 tháng 3 năm 2012). Các giống ngô
đang được sử dụng hiện nay là giống ngô địa phương, ngô lai của Viện nghiên
cứu ngô và một số công ty liên doanh với nước ngoài như Bioseed, Piooner,
Pacific seeds, chủ yếu phục vụ nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi. Ở một số xã của
huyên Sơn Dương, xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa, nông dân cũng đã bắt đầu
trồng các giống ngô nếp mới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Trong
các năm 2010, 2011 và 2012, thành phố Tuyên Quang với diện tích trồng ngô
tương đối ổn định vào khoảng 560-570 ha, trong đó ngô vụ xuân 335 ha và ngô
vụ đông 225 ha.
So với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên thì ở
Tuyên Quang diện tích trồng ngô nếp, ngô đường làm quà và dùng làm thực
phẩm còn chưa phát triển mạnh.
Trồng ngô nếp, ngô đường với thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch
bắp dùng để bán ngô quà hay làm thực phẩm khoảng từ 65-75 ngày. Do đó
việc phát triển diện tích ngô nếp và ngô đường giúp cho nông dân tăng hệ số
sử dụng ruộng đất, cải tạo đất, làm tăng sản lượng góp phần đảm bảo an ninh

×