ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học.
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Trịnh Văn Minh
Học viên:
HÀ NỘI – 2014
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 18 tháng 04 năm 2014
Thời gian nộp bài: ngày 18 tháng 04 năm 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:
Điểm: Giảng viên (kí tên):
ĐỀ BÀI
2
Anh (chị) hãy xây dựng đề cương nghiên cứu của một đề tài khoa học.
BÀI LÀM
3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, khối lượng tri thức trên thế giới tăng theo cấp số nhân. Các nước trên
thế giới đều chú trọng lấy giáo dục đào tạo làm động lực phát triển nguồn
nhân lực. Trong bối cảnh đó, đổi mới hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng ở
Việt Nam được coi trọng đặc biệt, việc phát triển đội ngũ giảng viên là một
vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với các cơ sở đào tạo nói riêng, của ngành
giáo dục và đào tạo nói chung. Tại Điều 15 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ:
"Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục".
Nghị quyết số 37/2004/NQ- QH11của Quốc hội khoá 11 đã nêu rõ:
"Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt coi trọng
việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm
nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và
tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập
để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục".
Quyết định số: 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về xác định mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010:
Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học
và cao đẳng. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ bổ sung nhân lực trình độ
cao cho các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên được tạo điều kiện để tiếp
cận với tri thức và các thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới.
Đề án xây dựng, phát triển trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Vĩnh
Phúc từ năm 2006 đến năm 2020 đã xác định: Trường CĐSP Vĩnh Phúc là cơ
sở giáo dục, nằm trong hệ thống giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân. Trường có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng
4
giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ giáo dục bậc học mầm non,
phổ thông (trung học cơ sở, tiểu học), đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao
đẳng và các trình độ thấp hơn đáp ứng phục vụ cho phát triển kinh tế. Liên kết
đào tạo trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học khác để phục vụ
sự nghiệp phát triển cho một số ngành thuộc về văn hoá - xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, của chính quyền địa phương, trường CĐSP Vĩnh Phúc đã đạt được
những thành tựu nhất định trong việc thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ được giao,
khẳng định được chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao khoa học công nghệ ở địa phương. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi
mới của giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay thì đội ngũ giảng viên của trường
còn nhiều bất cập: Số lượng giảng viên còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển của nhà trường. Trình độ của đội ngũ giảng viên không đồng đều và nhìn
chung còn thấp so với yêu cầu. Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, khả
năng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng còn chưa hiệu quả.
Để giải quyết những bất cập đó, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề nghiên cứu
là phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc với cách đặt tên đề
tài theo thứ tự ưu tiên:
1. "Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm
Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng”.
2. “Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư
phạm Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao
đẳng”.
3. “Về phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh
Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng”.
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. Tại sao phải phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh
5
Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng?
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phúc trong
giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng?
2.3. Cần có những giải pháp nào để phát triển đội ngũ giảng viên trường
CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng ?
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu nghiên cứu, đề xuất và áp dụng được những giải pháp quản lý thích
hợp và khả thi trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng
viên, đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý có hiệu quả công tác đào tạo bồi
dưỡng, các chính sách đãi ngộ, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng
viên phát triển và khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại
học, cao đẳng của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất những giải pháp quản lý khả thi nhằm phát triển đội ngũ giảng
viên trường CĐSP Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao
đẳng.
5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý phát triển đội ngũ giảng
viên trường CĐSP.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về đội ngũ giảng viên, những thành tựu
và hạn chế trong quá trình quản lý đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh
Phúc.
6
6.3. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường
CĐSP Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học,
cao đẳng hiện nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những vấn đề
lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sắp xếp thành một hệ thống lý luận.
7.2. Phương pháp điều tra
Xây dựng các phiếu hỏi lấy ý kiến của các cấp quản lý giáo dục (Hiệu
trưởng, các phó hiệu trưởng, Trưởng, phó các phòng, khoa, tổ chuyên môn,
các giảng viên) để tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Trưng cầu ý kiến chuyên gia bằng phiếu. Sau đó tổng hợp kết quả, phân
tích, đưa ra các giải pháp cần thiết và khả thi.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý số liệu thu
được, trên cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung chính và kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
Chương 3: Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
DỰ KIẾN CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
7
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Câu hỏi nghiên cứu
3. Giả thuyết nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Phát triển
1.2.3. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên
1.2.4. Trường Cao đẳng Sư phạm
1.2.5. Đổi mới, đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
1.3. Trường Cao đẳng Sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí, chức năng
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1.3.3. Mục tiêu phát triển
1.3.4. Cơ cấu tổ chức
1.3.5. Đội ngũ giảng viên
1.4. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
1.4.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ
8
1.4.2. Quản lý tuyển dụng giảng viên
1.4.3. Quản lý đào tạo và bồi dưỡng giảng viên
1.4.4. Các chính sách đối với giảng viên
1.4.5. Quản lý môi trường và các điều kiện làm việc của giảng viên
1.4.6. Kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch
1.5. Quan điểm, nhu cầu của việc phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
1.5.1.Quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP
1.5.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học, cao
đẳng trong giai đoạn hiện nay
1.6. Kết luận chương 1
Chương 2
Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc
2.1.1. Khái quát các đặc điểm tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của kinh tế – xã hội tác động đến chất lượng
giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc
2.2.1. Thực trạng về số lượng
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu
2.2.3. Thực trạng về chất lượng
2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh
Phúc
2.3.1. Thực trạng về công tác tuyển chọn giảng viên
9
2.3.2. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội
ngũ giảng viên
2.3.3. Thực trạng về việc sử dụng và xây dựng đội ngũ
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên
trường CĐSP Vĩnh Phúc và lý giải nguyên nhân của thực trạng
2.4. Kết luận chương 2
Chương 3
Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm
Vĩnh Phúc trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
3.1. Định hướng phát triển trường CĐSP Vĩnh Phúc đến 2020
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp
ứng yêu cầu mới
3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐSP Vĩnh Phúc
trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của trường nhằm đáp
ứng yêu cầu mới
3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn, phân công, sử dụng đội ngũ giảng viên
cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng giảng viên
3.2.3. Quản lý có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực
cho đội ngũ giảng viên
3.2.4. Xây dựng các chính sách đãi ngộ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi
cho đội ngũ giảng viên có điều kiện phát triển
3.2.5. Tăng cường các chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên sử dụng và
ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
3.5. Kết luận chương 3
10
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
11
Thời gian
thực hiện
Nhiệm vụ nghiên cứu Hình thức thực hiện
Kết quả
thu được
Kinh phí
Từ tháng 2-
Tháng
3/2014
Nghiên cứu những vấn đề lý
luận về quản lý phát triển
đội ngũ giảng viên trường
CĐSP.
Nghiên cứu tài liệu tham
khảo, các công trình nghiên
cứu có liên quan
Xây dựng
được đề
cương
nghiên cứu
Tự túc
Từ tháng 4-
tháng
6/2014
Khảo sát, đánh giá thực
trạng về đội ngũ giảng viên,
những thành tựu và hạn chế
trong quá trình quản lý đội
ngũ giảng viên trường CĐSP
Vĩnh Phúc.
Thu thập tài liệu, số liệu,
khảo sát điều tra thực trạng,
xử lý số liệu đã thu thập
được.
Thu thập
được nhiều
số liệu, tài
liệu có liên
quan
Tự túc
Từ tháng 7-
tháng
10/2014
Đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển đội ngũ giảng viên
trường CĐSP Vĩnh Phúc đáp
ứng yêu cầu trong giai đoạn
đổi mới giáo dục đại học,
cao đẳng hiện nay.
Đề ra các giải pháp phát
triển đội ngũ dựa trên thực
trạng của nhà trường đã
phân tích ở chương 2.
Nêu được
các giải
pháp khả thi
Tự túc
Tháng
11/2014
Nộp bản thảo cho thầy
hướng dẫn, chỉnh sửa và
hoàn thiện luận văn. Viết
tóm tắt luận văn.
Đề tài đã
được chỉnh
sửa bổ sung
hoàn thiện
Tự túc
Tháng
12/14
Chuẩn bị nội dung báo cáo
luận văn. Bảo vệ luận văn
Hoàn tất
công tác
chuẩn bị
Tự túc
10. Dự kiến tài liệu tham khảo
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục,
Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội .
12
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và
đào tạo , NXB Giáo dục, Hà Nội .
3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Mỹ Lộc (2004), Quản lý các cơ sở về giáo
dục và đào tạo, Hà Nội.
4. Chính phủ (1995), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
5. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB
Thống kê , Hà Nội.
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2000), Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng từ 2001 - 2010.
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2000), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành TƯ khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Võ Thị Như Hà (2009), Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các
trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong giai đoạn
hiện nay, Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐH Đà Nẵng.
11. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Viện chiến lược
và chương trình giáo dục, Hà Nội.
12. Harold Konrt, Cyril o
'
donnell, Hennzwelhrich (1992), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006),
Quản lý giáo dục, NXB Đại học S phạm Hà Nội.
14. Học viện chính trị Quốc gia ( 1999), Tập đề cương bài giảng khoa học
quản lý.
15. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Tập 2, NXB
13
Giáo dục, Hà Nội.
16. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm (2006 - 2010)
17. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Hoàng Nhân (2009), Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung
cấp chuyên nghiệp thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sĩ KHGD, ĐH Đà Nẵng .
20. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
14