Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001 2008 TẠI XÍ NGHIỆP DÂY CÁP ĐIỆN THÀNH MỸ (THAMYCO) – CADIVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.04 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001: 2008 TẠI XÍ
NGHIỆP DÂY CÁP ĐIỆN THÀNH MỸ
(THAMYCO) – CADIVI
GVHD : TS. TẠ THỊ KIỀU AN
Nhóm thực hiện : Nhóm 01
Lớp : 13CQ911
Khóa : 05
Đồng Nai, ngày 11 tháng 05 năm 2014

DANH SÁCH NHÓM 1
STT HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ
01 Vũ Đạt 913000125 Trưởng Nhóm
02 Nguyễn Thị Ngọc Hà 913000041
03 Lê Dung Hạnh 913000126 Thư Ký
04 Đỗ Thị Đức Hạnh 913000102
05 Nguyễn Văn Hừng 913000267
06 Đinh Như Khoa 913000224
07 Phan Trọng Nhân 913000076
08 Hồ Hữu Sành 913000005
09 Phan Đình Trọng 913000021
10 Nguyễn Minh Tú 913000275
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1


1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO ISO 9001:2008 3
2.1 Một số khái niệm cơ bản 3
2.1.1 Chất lượng là gì? 3
2.1.2 Quản lý chất lượng là gì? 4
2.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng là gì? 6
2.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 6
2.2.1 Khái quát về ISO 6
2.2.2 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 7
2.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 9
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO ISO 9001:2008 TẠI XÍ NGHIỆP DÂY CÁP ĐIỆN THÀNH
MỸ (THAMYCO) – CADIVI 12
3.1. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp Thành Mỹ (Thamyco) – Cadivi : 12
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : 12
Chức năng và nhiệm vụ: 13
Ngành nghề kinh doanh 13
Các sản phẩm chính: 13
Quy mô 14
Tình hình kinh doanh qua các năm: 15
Bảng 2.1: Doanh thu bán hàng năm 2010 – 2013 15
Bảng 2.2: Tình hình nhân sự năm 2013 16
3.1.2. Hệ thống quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Thành Mỹ: 17
Từ năm 1998 Xí nghiệp Thành Mỹ đưa hệ thống quản lý chất lượng áp dụng vào qui
trình sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp và được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 từ năm 2002 đến nay đã cập nhật lên

phiên bản ISO 9001:2008. Hiện nay mọi vấn đề về chất lượng sản phẩm như : Kiểm tra
chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chất lượng sản phẩm đầu ra đều do phòng
Kỹ thuật chất lượng đảm nhận 17
3.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại
Xí nghiệp Thành Mỹ (Thamyco) – Cadivi 20
3.2.1. Các thủ tục hoạt động của Xí nghiệp: 20
3.2.2. Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của Xí nghiệp Thành Mỹ:20
3.2.2.1. Chính sách chất lượng: 21
Xí nghiệp đã áp dụng chính sách của Công ty Cadivi. Với phương trâm: “Chất lượng
sản phẩm tốt là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của Cadivi”, “Thỏa mãn khách
hàng là mục tiêu của Cadivi” và “Lợi ích khách hàng cũng là lợi ích của Cadivi”, chính
sách chất lượng của Cadivi là: 21
Cung cấp cho khách hàng sản phẩm Cadivi có chất lượng đáp ứng yêu cầu của tiêu
chuẩn, yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật pháp với giá cả cạnh tranh và
dịch vụ khách hàng thuận lợi 21
Cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên
hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm thực
hiện chính sách trên, đảm bảo công tác sản xuất, kinh doanh của Cadivi đạt hiệu quả cao
nhất. 21
Chính sách chất lượng của Cadivi được cụ thể bằng những mục tiêu chất lượng hàng
năm do ban Tổng giám đốc thiết lập, được xem xét định kỳ, truyền đạt và thấu hiểu
trong toàn thể cán bộ công nhân viên để cùng nhau thực hiện 21
3.2.2.2. Mục tiêu chất lượng: 21
- Hoàn thành 720 tỷ đồng doanh thu tự tiêu thụ 22
- Không để vượt về chi phí quản lý chưa định mức / quỹ lương và sử dụng vật tư
chính (Đồng , nhôm , nhựa PVC) không vượt qui định nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu lợi nhuận trước thuế của Công ty là 170 tỷ đồng 22
Kế hoạch và biện pháp thực hiện : 22
3.2.3. Hệ thống tài liệu của Xí nghiệp: 23
3.2.4. Trách nhiệm của lãnh đạo: 25

3.2.5. Quản lý nguồn nhân lực: 29
3.2.6. Qui trình triển khai sản xuất – Hướng dẫn triển khai sản xuất: 30
3.2.7. Kiểm soát quá trình sản xuất: 32
3.2.8. Tạo sản phẩm: 35
3.2.9. Đo lường, phân tích và cải tiến: 36
3.2.10. Một số lợi ích và hạn chế khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 tại Xí nghiệp Thành Mỹ -Cadivi 41
3.3 Một số giải pháp và kiến nghị việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Xí nghiệp dây cáp điện Thành Mỹ- Cadivi 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

1
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang hòa nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thị trường chung của thế
giới, sự hoà nhập này mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lẫn thách thức trong
cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, một doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì nó phải cung cấp sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng làm
thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt nhất có thể; hay nói theo cách khác, doanh
nghiệp phải tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho chính nó. Tuy nhiên, sự chuyển
mình của hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam thời gian
qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong
nước và quốc tế. Quá trình chuyển đổi và xây dựng mô hình quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít khó khăn và cản trở.
Trong số các mô hình quản lý chất lượng mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang
áp dụng thì mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là mô hình
khá phổ biến. Sau khi được sự đồng ý của Giảng viên, nhóm 01 lựa chọn đề tài:
“Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Xí
nghiệp dây cáp điện Thành Mỹ (Thamyco)- Cadivi” làm đề tài nghiên cứu tiểu

luận nhóm.
1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, nhóm 01
sẽ nghiên cứu việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 vào Xí nghiệp dây cáp điện Thành Mỹ (Thamyco) – Cadivi được diễn ra
như thế nào? Quá trình thực hiện gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Trên cơ sở
đó Nhóm 01 sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc áp dụng ISO 9001: 2008
vào các doanh nghiệp sản xuất nói chung, Xí nghiệp dây cáp điện Thành Mỹ nói
riêng.
2
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp
thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh… nhằm mục đích hệ
thống hoá các vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn, thông qua đó đề xuất những giải
pháp đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
1.4 Bố cục của đề tài
Đề tài nghiên cứu bao gồm 4 chương :
Chương 1: Lời mở đầu.
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008.
Chương 3: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008 tại
Xí nghiệp dây cáp điện Thành Mỹ (Thamyco) – Cadivi.
3
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO ISO 9001:2008
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Chất lượng là gì?
Trong điều kiện hiện nay, thị trường hàng hóa ngày càng mở rộng và mang
tính toàn cầu, tính cạnh tranh tăng cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp trên toàn thế
giới, trong mọi lĩnh vực ngành nghề đều quan tâm đến chất lượng và có những nhìn
nhận đúng đắn về chất lượng. Xung quanh vấn đề này, có nhiều quan điểm khác

nhau, trong đó có một số quan điểm chính:
- Chất lượng là thuộc tính và bản chất của sự vật, đặc tính khách quan của sự
vật, chỉ rõ nó là cái gì (từ điển bách khoa Việt Nam tập 1).
- Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích sử dụng (Joseph
Juran).
- Chất lượng là toàn bộ đặc tính của sản phẩm làm thỏa mãn yêu cầu đã đề ra
(cơ quan kiểm tra chất lượng Mỹ).
- Chất lượng là sự thỏa mãn tối đa yêu cầu của người tiêu dùng (Ishikawa
Kaoru).
- Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính làm thỏa mãn nhu cầu
(ISO 9000-2000).
- Theo W.E Deming: Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và
có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận.
- Theo A.feigenbaum: Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm,
dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của
khách hàng.
Tóm lại chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể
hiện trên cả ba phương diện, mà ta có thể gọi tắt là 3P:
• Performance, Perfectibility (hiệu năng, khả năng hoàn thiện).
4
• Price (giá thỏa mãn nhu cầu).
• Punctuality (thời điểm cung cấp).
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, nhưng trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp phải bán các sản phẩm mà thị trường
cần thì doanh nghiệp nên đứng dưới góc độ của người tiêu dùng, của đối tác và của
thị trường để quan niệm về chất lượng.
2.1.2 Quản lý chất lượng là gì?
Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng cũng không phải là một kết quả ngẫu
nhiên. Nó là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với
nhau, muốn đạt được chất lượng một cách mong muốn cần phải quản lý một cách

đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là
quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng là một khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục, thể
hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp vấn đề chất lượng và phản
ánh sự thích ứng với điều kiện và môi trường kinh doanh mới.
Theo TCVN ISO 8402:1999: “Quản lý chất lượng là những hoạt động của
chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông
qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất
lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng”.
Theo TCVN ISO 9000:2000 và TCVN ISO 9000:2007 định nghĩa “Quản lý
chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
mặt chất lượng”.
Các phương thức quản lý chất lượng :
- Kiểm tra chất lượng - I (Inspention): Là hoạt động như đo, xem xét, thử
nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với
yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính.
- Kiểm soát chất lượng - QC (Quality Control): Là kiểm soát mọi yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng như : kiểm soát con người thực hiện,
các phương pháp và quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, bảo dưỡng thiết bị,
môi trường làm việc… nhằm thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng. Kiểm soát chất
lượng tập trung vào các quá trình để hạn chế và khắc phục những sai sót ngay trong
5
quá trình thực hiện. Tiến sĩ W.E.Deming chia việc kiểm soát chất lượng thành 4
nhiệm vụ chính, gọi là chu trình PDCA.

Plan: Hoạch định
Do: Thực hiện
Check: Kiểm tra
Act: Điều chỉnh


Hìn h 1.1
chu trình PDCA
Chu trình PDCA được áp dụng ở mọi tình huống và mọi lĩnh vực cần đến sự
kiểm soát chất lượng. Đây là một mô hình mang tính quốc tế và bao trùm lên mọi
hoạt động có liên quan đến kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo và cải tiến chất
lượng.
- Đảm bảo chất lượng - QA (Quality Assurance): Là toàn bộ các hoạt động có
kế hoạch, có hệ thống được triển khai trong hệ thống chất lượng nhằm tạo ra sự tin
tưởng đầy đủ rằng sản phẩm hay dịch vụ sẽ thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng đã
đặt ra.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện - TQC (Total Quality Control): Là một hệ
thống quản lý nhằm huy động sự nỗ lực hợp tác của mọi thành viên và mọi bộ phận
khác nhau của tổ chức vào các quá trình liên quan đến chất lượng.
- Quản lý chất lượng toàn diện - TQM ( Total Quality Management): Là cách
quản lý một tổ chức, quản lý toàn bộ công việc sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn
đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong cũng như bên ngoài.
Hình 1.2: Sự tiến triển của các phương thức quản lý chất lượng
6
2.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Theo TCVN ISO 9000:2000 và TCVN ISO 9000:2007 : "Hệ thống quản lý
chất lượng là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất
lượng".
Hệ thống quản lý là một hệ thống để thiết lập chính sách, mục tiêu và cách
thức để đạt được các mục tiêu đó.
Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác.
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên
quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức.
Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm nhiều quá trình. Quá trình là tập hợp các
hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra
(kết quả của quá trình).

2.2 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
2.2.1 Khái quát về ISO
ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng, là tổ chức Quốc tế về tiêu
chuẩn hoá (International Organization for Standardization).
Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) khuyến
nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ an toàn, sức khỏe
7
và môi trường cho cộng đồng, với gần 3000 tổ chức kỹ thuật với hệ thống các Ban
Kỹ thuật (TC-Technical committee); Tiểu ban kỹ thuật (STC); Nhóm công tác
(WG) và Nhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn
quốc tế ISO được ban hành sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng
thuận của các thành viên chính thức của ISO.
Hiện nay tổ chức ISO đã soạn thảo và ban hành trên 18.000 tiêu chuẩn trong
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp…(Nguồn :
/>Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for
Standardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Genève - Thụy Sĩ.
Thành viên ISO là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của 163 nước trên thế giới
(Nguồn: Việt Nam gia nhập vào
ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 72 của ISO. Năm 1996, lần đầu tiên Việt
Nam được bầu vào ban chấp hành của ISO với nhiệm kỳ 2 năm.
2.2.2 Sơ lược về bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế công bố năm
1987. Đây là:
 Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng;
 Đưa ra các nguyên tắc về quản lý;
 Tập trung vào việc phòng ngừa hay cải tiến;
 Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng;
 Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loại
hình sản xuất hay dịch vụ.
Hiện nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn chính như sau:

 Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ
vựng: Tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và qui định
các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng, nó chứa đựng những ngôn ngữ
cốt lõi của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu: Đây
8
là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, nó sử dụng ở
bất kì tổ chức mà thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì 1 sản
phẩm nào hoặc cung cấp bất kì kiểu dịch vụ nào. Nó đem lại số lượng yêu cầu mà
các tổ chức cần phải hoàn thành nếu như nó làm vừa lòng khách hàng thông qua
những sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh mà làm thỏa mãn mong chờ của khách
hàng. Đây chỉ là sự thực hiện một cách đầy đủ đối với bên kiểm soát thứ ba mà trao
bằng chứng nhận.
 Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự
thành công lâu dài của tổ chức - Một cách tiếp cận quản lý chất lượng.
 Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng /môi trường: Tiêu chuẩn này hướng dẫn về cách đánh giá các hệ thống quản
lý chất lượng và môi trường.
Ngoài các tiêu chuẩn trên còn có rất nhiều tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO
9000, nhiều loại tiêu chuẩn chất lượng trong số đó thậm chí không mang số hiệu
“ISO 900X” nhưng vẫn thuộc về các bộ tiêu chuẩn phục vụ cho quản lý chất lượng.
Ví dụ, một vài tiêu chuẩn trong loạt 10.000 tiêu chuẩn đang được coi như một phần
của dòng tiêu chuẩn 9000: ISO 10007:1995 được đưa ra tranh luận trong việc quản
lí mô hình, mà đối với hầu hết các tổ chức chỉ là một yếu tố trong hệ thống quản lí
hoàn chỉnh. Chất lượng ISO khuyến cáo rằng: “Điểm cốt yếu của bằng chất lượng
là bảo vệ điều thực tế là có hệ thống chất lượng ISO 9000 hoàn chỉnh vẫn đang có
giá trị giành được những giá trị lớn nhất khi những tiêu chuẩn trong dòng hạt nhân
mới đang được sử dụng như một công cụ hợp nhất của dòng tiêu chuẩn đó với nhau
cũng như tiêu chuẩn khác hình thành nên toàn bộ dòng tiêu chuẩn chất lượng ISO
9000.”

Tất cả các tiêu chuẩn này tạo thành một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất
lượng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông hiểu lẫn nhau trong thương mại quốc
gia và quốc tế.
9
2.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong đó có tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là
tiêu chuẩn cơ bản nhất nhằm xác định các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất
lượng của một tổ chức để đảm bảo sản phẩm tổ chức đó luôn có khả năng thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các chế định, đồng thời tiêu chuẩn ISO
9001:2008 cũng là cơ sở để đánh giá khả năng của một tổ chức trong hoạt động
nhằm duy trì và không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là một phương pháp quản lý chất lượng mới, khi
được áp dụng vào một tổ chức sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức đó kiểm soát được hoạt
động trong nội bộ tổ chức đó và thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả ở mức cao nhất.
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được ban
hành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi TCVN ISO 9001:2008.
 Các yêu cầu cần kiểm soát của ISO 9001:2008
a) Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
- Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty.
b) Trách nhiệm của lãnh đạo
- Cam kết của lãnh đạo.
- Định hướng bởi khách hàng.
- Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban.
- Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh.
- Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ.
- Tiến hành xem xét của lãnh đạo.
c) Quản lý nguồn lực
- Cung cấp nguồn lực.
- Tuyển dụng.
- Đào tạo.

- Cơ sở hạ tầng.
10
- Môi trường làm việc.
d) Tạo sản phẩm
- Hoạch định sản phẩm.
- Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng.
- Kiểm soát thiết kế.
- Kiểm soát mua hàng.
- Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Kiểm soát thiết bị đo lường.
e) Đo lường phân tích và cải tiến
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng.
- Đánh giá nội bộ.
- Theo dõi và đo lường các quá trình.
- Theo dõi và đo lường sản phẩm.
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
- Phân tích dữ liệu.
- Hành động khắc phục.
- Hành động phòng ngừa.
 Lợi ích của ISO 9001:2008
+ Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
+ Củng cố uy tín của lãnh đạo.
+ Cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi
phí không cần thiết nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực.
+ Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
11
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung
đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm

soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
+ Thúc đẩy, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên.
+ Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
+ Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
+ Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
+ Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
+ Nâng cao lợi thế thương mại bằng uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế. Củng cố và phát triển thị phần, giành ưu thế
trong cạnh tranh.
+ Phá bỏ được rào cản, tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh
nghiệp trong các thị trường yêu cầu bắt buộc việc chứng nhận hệ thống
quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
+ Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
+ Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
+ Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001:
2008?
− Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn
định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
− Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng .
− Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt
được các mục tiêu.
− Tăng lợi nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí.
12
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO ISO 9001:2008 TẠI XÍ NGHIỆP DÂY CÁP ĐIỆN THÀNH
MỸ (THAMYCO) – CADIVI
3.1. Giới thiệu tổng quan về Xí nghiệp Thành Mỹ (Thamyco) – Cadivi :
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển :
Xí nghiệp Thành Mỹ (THAMYCO) được thành lập ngày 16/07/1969 lấy tên là

“Thành Mỹ kỹ nghệ Công ty” với vốn điều lệ ban đầu là 17.000.000 đồng do Ông
Nguyễn Bá Đích sáng lập kiêm Tổng Giám đốc.
Thành Mỹ kỹ nghệ Công ty là Công ty sản xuất dây và cáp điện đầu tiên có
quy mô lớn nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ, đươc sự hỗ trợ của Công ty điện từ Nhật
Bản SUMITOMO ELECTRIC LDT, CO.
Thành Mỹ (THAMYCO) - CADIVI là doanh nghiệp nhà nước được chứng
nhận ISO 9002 đầu tiên trong cả nước do hai tổ chức chứng nhận có uy tín trên thế
giới và trong nước là :
13
- AFQA : Tổ chức chứng nhận quốc tế của cộng hòa Pháp, giấy chứng nhận
mang số hiệu : AFQA N
o
: 1998/9345, cấp ngày 23/3/1998. Tổ chức này cũng đăng
ký trong hệ thống chứng nhận chất lượng toàn cầu IQNET.
- QUARCERT : Tổ chức chứng nhận duy nhất và có uy tín nhất của Tổng cục
đo lường, chất lượng. Bộ khoa học công nghệ và môi trường, giấy chứng nhận
mang số : 005.98.H31, cấp ngày 30 tháng 3 năm 1998.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp Thành Mỹ là một phần
của hệ thống quản lý chất lượng của Công ty CADIVI, được cấp giấy chứng nhận
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 – 2000 từ năm 2002.
Văn phòng Công ty đặt tại số 70-72 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM
Năm 1972, cơ sở này được chuyển lên khu kỹ nghệ Biên Hoà ( nay là Khu
công nghiệp Biên Hoà I) và là cơ sở hiện nay của Xí nghiệp.
 Chức năng và nhiệm vụ:
 Chức năng:
− Tham gia chào giá các công trình và dự án về cung cấp dây cáp điện.
− Thực hiện chế độ tự sản xuất kinh doanh dây và cáp điện các loại trong
phạm vi cho phép của Nhà nước.
 Nhiệm vụ:
− Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu trong

phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Do Hội đồng quản trị công ty cổ phần dây cáp điện
Việt Nam đề ra.
− Tạo được uy tín, cũng như cung cấp các sản phẩm dây cáp điện các loại đạt
chất lượng đến khách hàng.
 Ngành nghề kinh doanh
− Sản xuất và kinh doanh dây cáp điện các loại mang nhãn hiệu CADIVI.
 Các sản phẩm chính:
− Dây điện gia dụng: dây đôi mềm, dây đơn cứng.
14
− Dây đồng , dây nhôm trần, dây nhôm lõi thép.
− Dây và cáp điện lực bọc cách điện XLPE, PVC, HDPE.
− Cáp vặn xoắn (LV-ABC), cáp vặn xoắn trung áp.
− Cáp trung thế các loại
 Quy mô
− Số lao động: 180 người, trong đó cán bộ quản lý 18 người.
− Thị trường trong nước: Các Công Ty Điện Lực, các Công ty xây lắp và các
đại lý phân phối của Xí nghiệp tại các khu vực như : Miền đông Nam bộ, Miền Tây,
Cao Nguyên, Miền Trung và Miền Bắc.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Thành Mỹ
1
GIÁM ĐỐC: Là người có quyền điều hành cao nhất trong Xí nghiệp chịu
trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc Công ty về quản lý toàn bộ hệ thống sản xuất
kinh doanh và việc sử dụng nguồn lực được Công ty giao trên các nguyên tắc đảm
1
Nguồn : Phòng Hành Chánh Nhân Sự
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
THƯƠNG
MẠI
SẢN XUẤT

PHÒNG
CHẤT LƯỢNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
HÀNHCHÁNH
NHÂN SỰ
NGÀNH
KÉO XOẮN
NGÀNH BỌC
15
bảo có hiệu quả.
PHÓ GIÁM ĐỐC: Là người thay thế Giám Đốc khi Giám Đốc đi vắng và
là người giúp Giám Đốc điều hành một số công việc theo bảng phân công công
việc.
PHÒNG NHÂN SỰ HÀNH CHÁNH : là sự kết hợp giữa bộ phận nhân sự
và bộ phận kế toán:
- Quản lý công tác kế toán tài chính: thu nhập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo
chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, thực hiện báo cáo tài chính theo định kỳ.
- Quản lý công tác nhân sự, tiền lương, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chính
sách nhân sự như tuyển dụng, bố trí, đào tạo, đánh giá thành tích, phát triển nhân
lực.
PHÒNG THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT: Chức năng của phòng Thương mại
sản xuất: quản lý công tác điều động sản xuất, quản lý công tác bán hàng, mua
hàng, cung ứng vật liệu, tổ chức công tác tiếp thị, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
PHÒNG KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG: Quản lý công tác kỹ thuật, cơ điện,
công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
NGÀNH SẢN XUẤT: Ngành sản xuất là bộ phận trực thuộc của Xí Nghiệp,
là đơn vị sản xuất trực tiếp ra sản phẩm dây cáp điện các loại theo kế hoạch sản
xuất. Điều hành hoạt động sản xuất là trưởng ngành.

Tình hình kinh doanh qua các năm:
Bảng 2.1: Doanh thu bán hàng năm 2010 – 2013
2
Năm Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện So sánh %
2010 Tỷ đồng 421 564,1 134
2011 Tỷ đồng 595 750,6 126,1
2012 Tỷ đồng 730 751,3 102,9
2013 Tỷ đồng 720 752,4 104,5
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu bán hàng qua các năm của Xí nghiệp luôn
hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 2013 kế hoạch là 720 tỷ đồng và thực
hiện là 752,4 tỷ đồng, chứng tỏ Xí nghiệp luôn cố gắng hết mình hoàn thành kế
2
Nguồn : Phòng Thương Mại sản xuất
16
hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty giao, mặc dù tình hình kinh tế năm 2013
chưa khởi sắc, thị trường bất động sản vẫn còn đóng băng, gói giải cứu 30.000 tỷ
cho thị trường bất động sản chưa phát huy được hiệu quả nên phần nào cũng ảnh
hưởng đến thị trường dây cáp điện.
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình kinh doanh năm 2010 – 2013
3

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp đang trên đà phát triển luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong những năm
gần đây. Do sự phát triển xã hội nên nhu cầu về dây cáp điện rất cao, qua sự gia
tăng về doanh thu chứng tỏ sản phẩm dây cáp điện đang ở giai đoạn phát triển. Đây
là một “cơ hội lớn” đang mở ra cho Xí nghiệp trước những khó khăn về kinh tế
đang diễn ra trong nền kinh tế của Việt Nam.
Do Xí nghiệp là đơn vị hạch toán báo sổ. Trực thuộc Công ty cổ phần dây cáp
điện Việt Nam -CADIVI nên không có báo cáo tài chính độc lập và bảng chi phí
kinh doanh vì thế ta chỉ xét về mặt hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Bảng 2.2: Tình hình nhân sự năm 2013
4
Phân loại theo lao động
Số người
Nam Nữ
I. Phân công theo lao động
3
Nguồn : Nhóm xử lý phần mềm bằng excel
4
Nguồn : Phòng Hành Chánh Nhân Sự
Năm
Tỷ đồng
17
Lao động quản lý
15 3 18 11% 52
Lao động trực tiếp
140 22 162 89% 42
II. Phân công theo trình độ học vấn
Đại học và trên đại học 28 8 36 25% 43
Cao đẳng, trung cấp, nghề, lái xe 128 16 144 75% 43
Tổng số lao động 156 24 180 43

Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện trình độ lao động Xí nghiệp Thành Mỹ.
Do tính chất của công việc ta có thể dễ dàng nhận thấy:
- Xí nghiệp sử dụng lao động nam nhiều hơn so với lao động nữ.
- Độ tuổi trung bình lao động của Xí nghiệp thể hiện sự dày dạn kinh
nghiệm và tính năng động trong công việc.
- Xí nghiệp sử dụng lao động chủ yếu là lao động có trình độ chuyên môn và
kỹ thuật cao dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc.
3.1.2. Hệ thống quản lý chất lượng tại

Xí nghiệp Thành Mỹ:
Từ năm 1998 Xí nghiệp Thành Mỹ đưa
hệ thống quản lý chất lượng áp dụng
vào qui trình sản xuất kinh doanh tại Xí
nghiệp và được cấp giấy chứng nhận hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu
18
chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 từ năm
2002 đến nay đã cập nhật lên phiên bản
ISO 9001:2008. Hiện nay mọi vấn đề về
chất lượng sản phẩm như : Kiểm tra
chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cho
đến chất lượng sản phẩm đầu ra đều do
phòng Kỹ thuật chất lượng đảm nhận.
19
KHÁCH HÀNG
(CÔNG TY, ĐẠI LÝ )
Xác
nhận
Đặt hàng
KINH DOANH
TIẾP THỊ
TỒN KHO
Mời thầu
chào giá
GIAO
HÀNG
XÍ NGHIỆP
SẢN XUẤT
HƯỚNG DẪN KỸ

THUẬT SẢN XUẤT
Không

ĐIỀU ĐỘ SẢN
XUẤT
XEM XÉT KHẢ NĂNG
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
XÍ NGHIỆP
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT
MUA HÀNG
Trúng thầu
Yêu cầu mua hàng
Sản phẩm mua
- ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
- THỎA MÃN KHÁCH HÀNG
- ĐO LƯỜNG QUÁ TRÌNH/
SẢN PHẨM
- NHÀ CUNG ỨNG
NHÀ
CUNG
ỨNG
NHẬN
HÀNG
KHO
THEO DÕI ĐO
LƯỜNG
CẢI TIẾN THƯỜNG XUYÊN
HỆ THỐNG QLCL
XEM XÉT CỦA

LÃNH ĐẠO
PHÂN TÍCH
DỮ LIỆU
SP giao thầu
Vật tư SX

×