Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

dạy học tích hợp liên môn bài 17 phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.15 KB, 5 trang )

GV: Phạm Thị Khánh Hiền Giáo án tiết 17
Tiết 17
Bài 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, học sinh phải
- Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng
hợp dịch hại cây trồng
2. Kĩ năng:
- Vận dụng vào thực tế đề ra các giải pháp hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại
3. Thái độ: hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh đồng ruộng
II. Chuẩn bị của GV & HS
1. Giáo viên
- Giáo án điện tử bài 17
- Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thiên địch, các giống cây trồng chuyển gen chống
chịu bệnh, thuốc trừ sâu hóa học và sinh học, các dụng cụ bắt sâu bệnh hại được sử
dụng trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
- Tìm hiểu thêm tư liệu, hình ảnh, video về ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến
môi trường, sinh vật khác và con người.
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài trong SGK, tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng trừ ở
các kênh thông tin khác
- Hoàn thành bài tập theo nhóm đã được giao.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề
GV: Ở gia đình hay địa phương các em cô biết là có sản xuất trồng trọt, em nào có thể
cho cô biết có những sinh vật nào làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng?


HS: Sâu, bệnh…
Gv: ngoài sâu, bệnh còn có các sinh vật khác như cỏ dại, chuột….tất cả các sinh vật gây
hại cho cây trồng hoặc sản phẩm của cây trồng gọi là dịch hại cây trồng.
Vậy phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì? Được tiến hành như thế nào?
Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
b. Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện
pháp chủ yếu phòng trừ dịch hại
cây trồng.
(?) Ngoài dịch hại, còn nguyên
nhân nào tác động xấu đến cây
trồng?
Hs liệt kê: điều kiện thời
tiết xấu, chăm sóc kém,
hạt giống, cây con bị
nhiễm bệnh….
I. Các biện pháp chủ
yếu phòng trừ dịch
hại cây trồng.
Giáo án công nghệ 10 1
GV: Phạm Thị Khánh Hiền Giáo án tiết 17
GV nhóm các yếu tố HS kể thành
các nhóm như sau:
Nhóm 1: Động vật, thực vật gây
hại: Sâu, chuột, cỏ dại….
Nhóm 2: VSV gây bệnh
Nhóm 3: yếu tố nội tại
Nhóm 4: điều kiện khí hậu, đất
đai, điều kiện chăm sóc.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, và
phân công mỗi nhóm nghiên cứu
1 nhóm yếu tố
(?) Yêu cầu HS đọc phần III giáo
khoa, liên hệ với hiểu biết thực tế
của bản thân , thảo luận nhóm :
+) Đưa ra các cách để hạn chế các
tác động xấu đó?
+) Sắp xếp các cách đó vào các
nhóm biện pháp lớn bằng cách
gắn các màu cho chúng
- GV giới thiệu về dụng cụ học
tập của mỗi nhóm và hướng dẫn
HS cách ghi kết quả thảo luận
- GV thông báo hết thời gian thảo
luận. Yêu cầu các nhóm gắn kết
quả lên bảng
- GV chữa bài, chấm điểm
Gv chốt cách làm của 5 biện pháp
và nhấn mạnh trên đây chưa xuất
hiện biện pháp điều hòa
(?) GV yêu cầu các nhóm tiếp tục
hoàn thành phiếu học tập.
* GV cho HS xem 1 số hình ảnh,
video clip, mô hình về các biện
pháp phòng trừ dịch hại của các
nhóm đã chuẩn bị từ trước sau đó
mới tính thời gian hoạt động
nhóm hoàn thành PHT
- GV chiếu phiếu học tập của 1

nhóm → chữa bài
→ GV chiếu bảng đúng
* Lưu ý: Khi chữa từng biện pháp
thì GV đặt thêm 1 số câu hỏi như:
HS nhận nội dung của
nhóm
- HS lắng nghe, ghi nhớ
yêu cầu
Nhóm trưởng nhận đồ
dùng học tập gồm:
- Tờ giấy trắng khổ A
3
- Các chấm màu
- Phiếu học tập
→ HS làm việc nhóm
- Nhóm trưởng gắn bài
trên giấy lên trên bảng
- HS nhận yêu cầu
HS xem video clip
→ Thảo luận nhóm hoàn
thành phiếu học tập
- HS chỉnh sửa (nếu có)
- Cá nhân HS suy nghĩ và
trả lời các câu hỏi thêm
1. Biện pháp kĩ thuật
2. Biện pháp sinh học
3.Sử dụng giống cây
trồng chống chịu sâu,
bệnh.
4. Biện pháp cơ giới

vật lý
5. Biện pháp hóa học
Giáo án công nghệ 10 2
GV: Phạm Thị Khánh Hiền Giáo án tiết 17
(?) Các biện pháp kỹ thuật có tác
dụng gì?
(?) Kể tên một số loài thiên địch
mà em biết.
(?) Để bảo vệ thiên địch chúng ta
cần làm gì?
(?) Vì sao các chuyên gia khuyến
cáo chỉ nên sử dụng thuốc hóa
học khi dịch hại tới ngưỡng gây
hại mà các biện pháp khác tỏ ra
không hiệu quả?
(?) Sử dụng thuốc hóa học phải
đảm bảo các nguyên tắc nào?
(?) Có nên sử dụng thuốc hóa học
để diệt hết dịch hại không?
GV chuyển: chấp nhận 1 lượng
nhỏ dịch hại để giữ cân bằng sinh
thái là nội dung của biện pháp
điều hòa.
(?) Yêu cầu 1 HS nêu khái niệm
biện pháp điều hòa?
- GV giới thiệu ưu nhược điểm
của biện pháp điều hòa
(?) Để phòng trừ dịch hại hiệu
quả nhất đồng thời chi phí đầu
vào thấp nhất mà không gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường sống,
ta nên sử dụng biện pháp nào? Vì
sao?
GV chuyển: Phối hợp các biện
pháp như vậy gọi là phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái
niệm phòng trừ dịch hại cây
trồng
(?) Vậy phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng là gì?
(?) Theo các em phối hợp hợp lý
là như thế nào?
(?) Địa phương em đã phối hợp
hợp lý chưa?
- GV chuyển ý: Vậy phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng cần
của GV
- HS: Không, vì sẽ không
còn thức ăn cho thiên địch
- 1 HS nhắc lại khái niệm
của biện pháp điều hòa.
HS trả lời, yêu cầu nêu
được: nên sử dụng phối
hợp các biện pháp để phát
huy ưu điểm, hạn chế
nhược điểm của mỗi biện
pháp
- HS nêu khái niệm
- HS: Là lựa chọn, phối

hợp biện pháp phòng trừ
cho phù hợp với tiến trình
canh tác, tiến trình phát
triển của dịch hại.
- HS liên hệ thực tế địa
phương
6. Biện pháp điều hòa
Là biện pháp giữ cho
dịch hại chỉ phát triển
ở một mức độ nhất
định nhằm giữ cân
bằng sinh thái.
II. Khái niệm phòng
trừ tổng hợp dịch hại
cây trồng.
Phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng là
sử dụng phối hợp các
biện pháp phòng trừ
dịch hại cây trồng 1
cách hợp lý.
Giáo án công nghệ 10 3
GV: Phạm Thị Khánh Hiền Giáo án tiết 17
tuân theo các nguyên lý cơ bản
nào
Hoạt động 3: Tìm hiểu các
nguyên lý phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng
(?) Yêu cầu HS chơi trò chơi kết
nối

→ GV chữa, cho điểm cá nhân và
chốt ý nghĩa của từng nguyên lý
- HS chơi trò chơi
- HS ghi bài
III. Nguyên lý cơ bản
phòng trừ tổng hợp
dịch hại cây trồng.
1. Trồng cây khỏe
2. Bảo tồn thiên địch
3.Thăm đồng thường
xuyên
4. Nông dân trở thành
chuyên gia
4. Củng cố
a. GV chiếu sơ đồ tư duy về các nội dung của bài học và nhấn mạnh: trong phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng nên lấy biện pháp nào là chủ yếu, biện pháp nào ưu tiên và
biện pháp nào nên hạn chế.
b. Trò chơi ô chữ.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Vận dụng kiến thức vào thực tế
- Chuẩn bị bài 18
IV. Phụ lục
1. Đáp án phiếu học tập
Tên biện pháp Nội dung Ưu điểm Nhược điểm
Biện pháp kỹ
thuật
Cày bừa, Tiêu hủy tàn dư
cây trồng, Luân canh …
Đơn giản, dễ thực hiện,

không gây ô nhiễm môi
trường.
Không tiêu diệt được
triệt để dịch hại.
Biện pháp sinh
học
Sử dụng sinh vật hoặc sản
phẩm của sinh vật để phòng
ngừa dịch hại
Giữ cân bằng sinh thái,
không gây ô nhiễm môi
trường

Không tiêu diệt được
nhiều loài sâu bệnh vì
mỗi thiên địch chỉ diệt
được một hoặc một số
loài sâu.
Sử dụng giống
cây trồng chống
chịu sâu bệnh
Sử dụng các giống mang
gen chống chịu hoặc hạn
chế , ngăn ngừa sự phát
triển của sâu bệnh

Cây không bị sâu bệnh
Không gây ô nhiễm
môi trường.
Mỗi giống cây trồng chỉ

kháng được một số loại
nhất định.
Giáo án công nghệ 10 4
GV: Phạm Thị Khánh Hiền Giáo án tiết 17
Biện pháp cơ
giới vật lý
Dùng vợt, bẫy đèn bả độc ,
bắt bằng tay ổ sâu, cành lá
bị bệnh
Tiêu diệt dịch hại tương
đối hiệu quả, không gây
ô nhiễm môi trường.
Tốn thời gian và nhân
lực, ngoài ra có thể tiêu
diệt cả côn trùng có ích
Biện pháp hóa
học
Sử dụng thuốc hóa học để
trừ dịch hại cây trồng
Tiêu diệt dịch hại hiệu
quả

Gây ô nhiễm môi
trường, diệt cả sinh vật
có lợi, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
2. Đáp án trò chơi kết nối
Các nguyên lý Ý nghĩa
1. Trồng cây khỏe
2. Bảo tồn thiên địch

3. Thăm đồng thường xuyên
4. Nông dân trở thành
chuyên gia
a. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao
b. Thiên địch khống chế sâu bệnh phát triển
c. Phát hiện sâu bệnh kịp thời , để có biện pháp phòng trừ
d. Nông dân được bồi dưỡng kiến thức về phòng trừ dịch hại để
công tác phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao.
V. Rút kinh nghiệm
Giáo án công nghệ 10 5

×