Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài viết về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.15 KB, 10 trang )

Trần Tiến Đạt
July 1, 2015


Bài viết về
BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU
VỚI PHÚ YÊN











Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển,
thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay
đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung
bình.
Những nhân tố có thể hình thành sự biến đổi khí hậu là
thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến
đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá


trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa.
Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên
nhân tự nhiên, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác
động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là hiệu ứng
nhà kính. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất
công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu
mỏ, than đá ), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy
nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990
đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng
sâu sắc đối với chất lượng sống của con người.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày
càng nghiêm trọng. Những minh chứng cho các vấn đề
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của
khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250
triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á,
châu Phi và Mexico. Các nước châu Âu đang đối mặt nguy
cơ một mùa đông dài và khốc liệt. Những trận bão lớn vừa
xẩy ra tại Philippin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, mới
nhất là trận động đất khủng khiếp ở Nepal
Sự nóng lên của Trái đất đã làm băng tan dẫn đến mực
nước biển dâng cao. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực
nước biển đã tăng 0,31m. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm
thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến
nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất
sản xuất nông - công nghiệp. Trong đó, khu vực ven biển
miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng
BĐKH và dâng cao của nước biển. Đặc biệt là tỉnh Phú

Yên của chúng ta.
Biến đổi khí hậu đã làm cho môi trường sinh thái ở Phú
Yên trở nên khắc nghiệt hơn, tác động xấu đến các di tích
lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các thiết chế
văn hóa, di vật, hiện vật và môi trường sinh thái nhân văn,
gây xuống cấp các công trình kiến trúc. Tháp Nhạn là di
tích kiến trúc thuộc nền văn hóa Chăm, được công nhận di
tích cấp quốc gia đã phải trùng tu một vài lần song cũng
khó tránh khỏi sự tác động của thời tiết khắc nghiệt. Các
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

di tích khác như: Thành Hồ, Thành An Thổ, Khu địa đạo
Gò Thì Thùng hoặc các di tích danh thắng như Đầm Ô
Loan, Núi Đá Bia, Mũi Điện cùng nhiều di sản đá tự nhiên
như hang Võ Trứ, hang Vàng, suối Đá Bàn, gộp đá Lợp,
gộp đá Konclo… cũng đã, đang bị tàn phá bởi sự biến đổi
khí hậu.

Các thiết chế văn hóa như nhà bảo tàng, nhà văn hóa, thư
viện, phòng đọc và các công trình phúc lợi khác ở địa
phương cũng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nhà sinh
hoạt văn hóa cộng đồng được xây dựng ở các thôn, buôn
của đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 huyện miền núi của tỉnh
là nơi dễ nhận thấy việc tác động biến đổi khí hậu. Khi
xây dựng các công trình này, người thiết kế chưa phối hợp
với ngành chức năng nghiên cứu thấu đáo bản sắc văn hóa,
phong tục tập quán tộc người dân. Do vậy, nhiều nhà sinh
hoạt văn hóa cộng đồng sau khi khánh thành vẫn không
thu hút được nhân dân đến sinh hoạt. Một yếu tố khác là

sự tác động của biến đổi khí hậu, mưa nhiều kèm theo gió,
bão hoặc nắng gắt nhiệt độ tăng cao cũng làm cho vật liệu
kiến trúc nhanh xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tiền của,
công sức của nhà nước và nhân dân.

Mỗi loại hình di vật, hiện vật có chất liệu không giống
nhau, cần có phương pháp bảo quản riêng. Tuy nhiên,
trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật còn
thiếu thốn, khó khăn, và trước sự biến đổi của khí hậu,
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

việc bảo quản những hiện vật, di vật hiện còn cực kỳ khó
khăn. Các chất liệu như: giấy, gỗ, tre, sắt thường bị tác
động rất mạnh của thời tiết. Các chất liệu như đá điêu
khắc, phù điêu trang trí, bi ký… khó hư hao nhưng trước
tác động của thời tiết, nhiều di vật đá đã bị mai một, nhất
là những bi ký khắc trên tảng đá tự nhiên như bia Chợ
Dinh.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay về tác động của biến đổi
khí hậu đến môi trường sinh thái nhân văn ở Phú Yên là
không gian văn hóa cồng chiêng. Ba huyện miền núi của
Phú Yên còn lưu giữ hàng ngàn bộ cồng chiêng. Đây là
các địa phương nằm trong không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên ở chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy
nhiên, môi trường sinh thái nhân văn gắn với địa bàn cư
trú của các tộc người hiện có nhiều thay đổi cùng với ảnh
hưởng của tập quán du canh du cư, nhiều cánh rừng thiêng
đã lần lượt biến mất. Môi trường sinh thái nhân văn mất đi

cũng đồng nghĩa với sự mất đi của không gian văn hóa
cồng chiêng, mất đi những dấu tích vật chất lưu giữ những
giá trị của văn học dân gian.

BĐKH còn gây giảm năng suất, sản lượng, số lượng cây
trồng, vật nuôi; tăng nguy cơ rủi ro cho sản xuất, thu hẹp
diện tích đất nông nghiệp do nước biển dâng và nước sông
nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân
dân. Theo Bộ TN-MT về kết quả đánh giá ảnh hưởng của
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

nước biển dâng trong sử dụng đất ở tỉnh Phú Yên, thì đất
chuyên trồng lúa nước là loại hình bị tác động mạnh nhất
trong khu vực có nguy cơ ngập do nước biển dâng cao. Dự
báo, giai đoạn 2020-2030, có từ 700 đến 800ha, đến giai
đoạn 2050 đến 2070 có từ 900 đến 1.100ha đất bị ngập do
nước biển dâng. Ngoài ra, BĐKH còn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thảm thực vật và hệ sinh thái rừng; tăng
nguy cơ tuyệt chủng một số loại động, thực vật, làm suy
thoái các nguồn gen quý hiếm; tăng nguy cơ cháy rừng và
phát tán dịch bệnh, trung bình hàng năm có từ 30 đến 40ha
rừng bị cháy. BĐKH còn làm tăng tần suất bão với cường
độ mạnh, gây ra hiện tượng cát bay, sóng biển và triều
cường xâm thực bờ, hoang mạc hóa các vùng ven biển; tài
nguyên rừng cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, làm suy giảm
diện tích đất lâm nghiệp từ 245 đến 304ha (giai đoạn
2020-2030) và từ 421 đến 543ha (giai đoạn 2050-2070).

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, nhiều nơi ở các vùng

ven biển của tỉnh Phú Yên bị sạt lở nghiêm trọng và có xu
hướng ngày càng gia tăng. Hiện toàn tỉnh có 19 khu vực bị
sạt lở với phạm vi từ 300 đến 1.500m; tốc độ sạt lở hàng
năm từ 10 đến 20m, có nơi từ 25 đến 35m như thôn Hòa
An, xã Xuân Hòa (TX Sông Cầu); xóm Rớ, phường Phú
Đông, TP Tuy Hòa. Theo kế hoạch ứng phó với BĐKH
tỉnh Phú Yên, ứng với mực nước biển dâng 30cm thì tỉ lệ
ngập nước là 34,56km2, nước biển dâng 75cm, tỉ lệ ngập
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

nước là 39,998km2 và nước biển dâng 100cm, tỉ lệ ngập
nước sẽ lên hơn 44km2.

Triều cường xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ
mạnh và bất thường hơn, làm người dân không kịp trở tay.
Điển hình tại bờ biển xớm Rớ, phường Phú Đông có xây
kè chắn sóng nhưng vì sóng biển đánh bổ trực tiếp và quá
mạnh nên liên tục làm hư hại, gây sụt lún, dịch chuyển kè
chắn sóng, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.

Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dự đoán sẽ gia tăng
trong tương lai. Cần có các biện pháp thích nghi và để
giảm bớt hậu quả do tác động biến đổi khí hậu. Bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản văn hóa ở Phú Yên trước những
tác động của biến đổi khí hậu bao gồm nhiều nội dung và
không thể tách rời quá trình chung về xây dựng kế hoạch
phòng tránh, khắc phục thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác
động do biến đổi khí hậu gây ra.


Như vậy, phải tiến hành đồng bộ từ việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, ngăn chặn các tác động gây hủy hoại
và chống ô nhiễm môi trường, phục hồi các tổn thất,
không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và
chất lượng môi trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần, bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ của nhân
dân, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thiên tai là điều khó đoán, rất khó dự báo trước được.
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

Do vậy, cần phải nâng cao nhận thức toàn dân, có chế tài
xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm việc bảo vệ môi
trường. Để giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu đến phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, bảo vệ và phát huy giá trị
các di sản văn hóa ở Phú Yên nói riêng là việc phải làm
ngay và trách nhiệm này không phải của riêng ai.


Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu vừa được Thủ
tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày
5/12/2011. Quyết định nêu rõ, biến đổi khí hậu là thách
thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hưởng
sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu.
Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất,
Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý
nghĩa sống còn.
Bốn mục tiêu cụ thể của chiến lược được xác định là:
(i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng,
an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng

giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao
đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối
cảnh biến đổi khí hậu;
(ii) Nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh trở
thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững;
Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

(iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng
phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát
triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng
nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; tận
dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu để phát triển
kinh tế-xã hội;
(iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng
phó với biến đổi khí hậu.
Để thực hiện những mục tiêu trên, định hướng các giai
đoạn thực hiện chiến lược cũng đã được đưa ra. Theo đó,
từ nay tới 2015 các hoạt động thích ứng cấp bách, không
thể trì hoãn cần phải được triển khai thực hiện. Và, trong
giai đoạn này sẽ chú trọng các hoạt động nâng cao năng
lực, tăng cường khoa học – công nghệ và rà soát, điều
chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, chiến lược tăng
trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu
Để giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai, cần rà soát, xây dựng
các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng
thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng
thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công
trình phòng chống thiên tai trọng điểm cấp bách. Đồng
thời, nghiên cứu và triển khai các giải pháp cụ thể để

Trần Tiến Đạt
July 1, 2015

phòng chống hiệu quả thiên tai, lũ quét và sạt lở đất ở
vùng núi; duy trì và vận hành có hiệu quả và lâu dài.
Nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để
duy trì và nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, chống
sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất; tăng cường bảo vệ,
quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất
ngập nước; phấn đấu đến 2020 nâng độ che phủ của rừng
lên 45%.

×