Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tổng hợp đề thi đại học, cao đằng môn lịch sử các năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 20 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: LỊCH SỬ, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (2,0 điểm)
Nêu khái quát phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1925.
Câu II (2,5 điểm)
Trình bày nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn 1930-1931 và giai đoạn 1936-1939.
Câu III (3,5 điểm)
Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9-1945 đến
tháng 12-1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân t
ộc.

PHẦN RIÊNG
_________
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
_________

Câu IV.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (2,0 điểm)
Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Cu Ba trong những năm
1953-1959.


Câu IV.b. Theo chương trình phân ban (2,0 điểm)
Nêu bản chất, biểu hiện chủ yếu và hệ quả của xu thế toàn cầu hóa ngày nay.
Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………… ………………………… Số báo danh: …………………

/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề



PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày nội dung, ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản Việt Nam ngày 6-1-1930.
Câu II (2,0 điểm)
Nêu tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
tháng Tám năm 1945.
Câu III (3,0 điểm)
Vì sao ngày 27-1-1973 Hoa Kì và các nước phải tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ?
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông-Tây trong quan
hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:


/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề




I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam được
Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
tháng 7 - 1936 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941.
Câu 2 (2,0 điểm)
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở
Đông Dương được kí kết trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Nêu ý nghĩa của Hiệp định.

Câu 3 (3,0 điểm)
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước chuyển sang thời
kì đổi mới ? Trình bày nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng.

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc 4.b)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Tóm tắt nội dung các giai đoạn lịch sử Campuchia từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến tháng 1 - 1979.
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu
từ năm 1950 đến năm 1973.

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:


/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)

Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của
thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các
quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi?
Câu II (2,0 điểm)
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954.

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chươ
ng trình Chuẩn (3,0 điểm)
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực
hiện như thế nào sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng? Nêu ý nghĩa của việc
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản
Đông D
ương thành lập từ năm 1936 đến năm 1945. Tổ chức mặt trận nào có vai
trò quan trọng trực tiếp đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm
1945? Vai trò của mặt trận đó được thể hiện như thế nào?


Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012
Môn: LỊCH SỬ; Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ
chức trên có vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 2. (2,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam. Trước hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có
những chủ trương, biện pháp gì để khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc?
Câu 3. (2,0 điểm)
Từ năm 1965 đến năm 1968, trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam Việt Nam
đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ như thế nào?

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 4a. hoặc câu 4b.)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì
sao nói, từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 –
1976, ASEAN có bước phát triển mới?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và
đi tới tình trạng chiến tranh lạnh? Sự kiện nào được xem là khởi đầu gây nên cuộc Chiến
tranh lạnh?
Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:


/>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và trong nước có
những biến chuyển gì? Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) định ra đường lối và phương pháp đấu
tranh như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến chiến d
ịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Nêu kết quả và ý
nghĩa của chiến dịch đó.

Câu 3 (3,0 điểm)
Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình
bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975).
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc câu 4.b)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0
điểm)
Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu
những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Nêu vai
trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hết



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
.
/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


Câu I (2,0 điểm)
Năm 1929, ở Việt Nam có những tổ chức cộng sản nào ra đời? Nêu ý nghĩa sự ra
đời của những tổ chức đó.
Câu II (2,5 điểm)
Căn cứ vào các dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định vai trò của Mặt trận Việt
Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Năm Nội dung
1941
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) quyết định thành lập
Mặt trận Việt Minh, với các tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc”, để tập
hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước. Vận động quần chúng tham gia Việt
Minh là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm xây dựng lực lượng cho
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Chương trình cứu nước của Việt Minh được đông đảo các tầng lớp nhân dân
hưởng ứng.
1942
- Khắp các châu ở Cao Bằng đều có hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn
toàn” (ở đó mọi người đều gia nhập Việt Minh).
- Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao –
Bắc – Lạng được thành lập.
1943
- Các hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố ở hầu khắp các vùng nông thôn
và thành thị.
1944
- Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam được thành
lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh.

- Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “Sửa soạn khởi nghĩa”.
1945
- Từ tháng 3-1945, Việt Minh lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở nhiều nơi.
- Tháng 4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải
phóng Việt Nam và Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp.
- Tháng 8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa toàn quốc, phát động và lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa thắng
lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Câu III (2,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu IV (3,0 điểm)
Trình bày nguồn gốc và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật hiện đại. Việt Nam cần phải làm gì trước sự phát triển của cuộc cách mạng này?
Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
/>bộ giáo dục và đào tạo
Đề chính thức
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút.
Câu 1. (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm)
Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ấn Độ (1945-1950)?
Câu 2. (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào "Đồng khởi"
(1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam nớc ta từ thế giữ gìn lực lợng
sang thế tiến công.
Câu 3. (ĐH: 3 điểm; CĐ: 4điểm)

Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân
dân miền Nam tết Mậu thân (1968)?
Câu 4. (ĐH: 3 điểm) Thí sinh chỉ thi cao đẳng không làm câu này.
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973). Nội dung cơ bản và ý nghĩa
lịch sử của Hiệp định đó?
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh
/> Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Đề chính thức
Kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003
Môn thi: Lịch sử Khối C
( Thời gian làm bài : 180 phút)




Câu 1 (2 điểm).

Hãy nêu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm
1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam trong thời gian
đó.

Câu 2 (2 điểm).

Chủ trơng tập hợp rộng rãi lực lợng dân tộc, xây dựng mặt trận thống nhất do
Hội nghị lần thứ 6 (tháng11 năm 1939) và Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941)
Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Đông Dơng đề ra nh thế nào?


Câu 3 (3 điểm).

Tại sao Tởng và Pháp ký với nhau Hiệp ớc Hoa - Pháp ngày 28 tháng 2 năm
1946? Đảng và Chính phủ ta thực hiện sách lợc gì trớc tình thế do Hiệp ớc đó đặt
ra?

Câu 4 (3 điểm).

Trình bày những thành tựu và hạn chế trong bớc đầu thực hiện đờng lối đổi
mới của Đảng và Nhà nớc ta từ năm 1986 đến năm 1991?





Hết


Ghi chú : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh Số báo danh




/>bộ giáo dục và đào tạo

đề chính thức

đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004

Môn: Lịch Sử, Khối C

Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian phát đề




Câu I (2 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng
Tám (1945).

Câu II (5 điểm)

Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến
thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị) hãy làm
sáng tỏ các bớc phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân ta.

Câu III (3 điểm)

Anh (chị) hãy trình bày những thành tựu (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến năm 1991) của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của nhân loại.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
/> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2005
Môn:
LỊCH SỬ, Khối C

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



Câu I (5,0 điểm)

1. Hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước. Ý
nghĩa của cao trào cách mạng đó đối với Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?
2. Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thực hiện những
chủ trương gì để Việt Nam với tư cách là nước độc lập đón tiếp quân Đồng minh
vào giải giáp quân đội Nhật?

Câu II (3,0 điểm)

Những thắng lợi lớn của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến
lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ từ 1961 đến 1965?

Câu III (2,0 điểm)

Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân
tộc Việt Nam và Lào trong thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ (1945 - 1975).

HẾT



Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh : Số báo danh :







Mang Giao duc Edunet -
/>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006
Môn: LỊCH SỬ, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH
Câu I (2 điểm)
Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động
của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945?
Câu II (2,5 điểm)
Trình bày những thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.
Nhiệm vụ củng cố chính quyền dân chủ nhân dân được thực hiện như thế nào trong năm
1946?
Câu III (2,5 điểm)
Chủ
tịch Hồ Chí Minh với việc giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường
hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946?
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu IV.a hoặc câu IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm)
Hoàn cảnh ký kết, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông
Dương ngày 21-7-1954?
Câu IV.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm)
Khái quát tình hình hai miền Bắc, Nam Việt Nam từ khi Hiệp định Pa-ri được ký kết

(tháng 1-1973) đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975?
Hết
Cán bộ coi thi không gi
ải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh số báo danh
/>Bộ GIáO DụC V ĐO TạO

Đề CHíNH THứC
Đề THI TUYểN SINH ĐạI HọC, CAO ĐẳNG NĂM 2007
Môn: Lịch sử, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHầN CHUNG CHO TấT Cả THí SINH
Câu I. (2,0 điểm)
Phong trào yêu nớc của các tầng lớp tiểu t sản trí thức ở Việt Nam trong những
năm 1919 - 1926.
Câu II. (3,5 điểm)
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đợc ghi nhận nh thế nào trong Hiệp định sơ
bộ (6-3-1946), Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) và Hiệp định Pari (27-1-1973)? Khái quát
quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bớc giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi
hiệp định trên.
Câu III. (2,5 điểm)
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nớc về mặt nhà nớc ở
Việt Nam đợc thực hiện nh thế nào? ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nớc
về mặt nhà nớc.
Phần tự chọn (Thí sinh chỉ đợc chọn làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chơng trình THPT không
phân ban (2,0 điểm)
Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta đợc thể hiện nh thế nào?
Câu IV.b. Theo chơng trình THPT phân ban (2,0 điểm)

Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau chiến tranh lạnh.
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh
/> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: LỊCH SỬ, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (2,5 điểm)
Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời
kì 1939 –1945:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939);
- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8-1945).
Câu II (2,5 điểm)
Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp
vào ngày 19-12-1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những
năm 1946 - 1947.
Câu III (3,0 điểm)
Cuối năm 1974 – mùa Xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta
đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam?

PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (2,0 điểm)
Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Câu IV.b. Theo chương trình phân ban (2,0 điểm)
Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng.

HẾT

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh


/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến
năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
phải theo con đường nào ?
Câu II (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị
lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
Câu III (2,0 điểm)
Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển
của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?
Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Hãy phân chia các giai đoạn của cách mạng Lào từ năm 1946 đến năm 1975
và tóm tắt diễn biến từng giai đoạn.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến
lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN.

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:


/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949.
Câu II (2,0 điểm)
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh

chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu III (2,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ vai
trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương
của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố
“Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và kết
quả của cuộc tiến công đó.

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:



/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề




PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Câu II (2,0 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những
điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những
vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?
Câu III (2,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã
căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của
thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế
lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:






/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như thế nào
đến nền kinh tế Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm)
Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào?
Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đậ
p tan tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.
Câu 3 (3,0 điểm)
Cuối tháng 3 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn
thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những
cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 - 1975).
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh ch
ỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 4.a hoặc câu 4.b)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh.
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế của

Ấn Độ được thể hiện như thế nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính
sách đối ngoại?

Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:



/>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất.
Câu 2 (2,0 điểm)
Khi bước vào đông – xuân 1953 – 1954, Pháp – Mĩ có âm mưu và kế hoạch gì
ở Đông Dương? Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lượ
c như thế nào?

Câu 3 (3,0 điểm)
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận
quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt”.

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc câu 4.b)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu bản chất của toàn cầu hoá và những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu
hoá. Vì sao toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang
phát triển?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện chính trong mười năm đầu sau Chiế
n tranh thế giới thứ hai
để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì?

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
.
/>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


Câu I (2,0 điểm)
Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ
XX? Trình bày suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ ngày
6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện pháp ấy.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà
nước ở Việt Nam (1975-1976).
Câu IV (3,0 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định những biến đổi to lớn ở Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực?
Thời gian Nội dung
1945-1959
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; Inđônêxia, Lào tuyên bố độc lập
(1945). Các nước được công nhận độc lập: Philíppin (1946), Miến Điện (1948),
Inđônêxia (1949), Mã Lai (1957). Xingapo được công nhận quyền tự trị (1959).
1967
Thái Lan, Philíppin, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo thành lập Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế,
văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa
bình, ổn định khu vực.
1973 Xingapo là “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng” kinh tế của châu Á.
1975 Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1976
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết tại Bali, xác định

những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
1984 Brunây tuyên bố độc lập, gia nhập ASEAN.
1991 Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pari.
1985-1995 Tăng trưởng kinh tế của Malaixia là 7,8%, Thái Lan là 9%
1992 Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Bali.
1995-1999 Gia nhập ASEAN: Việt Nam (1995); Lào, Mianma (1997); Campuchia (1999).
2007
Hiến chương ASEAN được ký kết, nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng
đồng vững mạnh.
(Nguồn: Lịch sử 12, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012)

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
/>

×