TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*********
ĐỖ THỊ THANH TUYỀN
HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP
HỢP SỐ VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO
NGOÀI GIỜ HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:
PP dạy học toán
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS NGUYỄN NĂNG TÂM
HÀ NỘI - 2011
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ”
Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta đến nay còn nguyên
giá trị. Điều này chứng tỏ từ ngày xưa nhân dân ta đã có ý thức nuôi dạy con
ngay từ khi trẻ vừa lọt lòng. Chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những tháng
năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở
thành những người tương lai của đất nước. Nhà giáo dục Xô Viết A-X-
Macarencô đã từng nói rằng: Những gì mà trẻ em không có được trước 5 tuổi
thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu bị lệch lạc
thì sau này giáo dục lại rất khó khăn. Hoặc công trình nghiên cứu gần đây của
Viện nghiên cứu Trẻ em trước tuổi học được PTS Phạm Mai Chi khẳng định
“ Sự phát triển về trí tuệ nó thường xảy ra trong 4 năm đầu cũng giống như
13 năm tiếp theo. Người ta ước tính khoảng 50% sự phát triển trí tuệ của con
người là đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi, từ 4 – 8 tuổi đạt được 30%
và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau tuổi
18” (xem [1]. tr.108).
Lịch sử Giáo dục mầm non ghi nhận: “Giáo dục mầm non là khâu đầu
tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, là khâu đầu tiên của
việc hình thành và phát triển nhân cách con người” (xem [1]. tr.114) . Như
vậy, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc
dân. Tầm quan trọng của Giáo dục mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban
đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Ngày nay, giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và
đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc – giáo dục trẻ
3
càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lý của thế
giới văn minh. Bậc học mầm non trong những năm gần đây đã được đặt đúng
vị trí xứng đáng của nó - đây là bậc học cơ sở giúp trẻ học lên các bậc học cao
hơn. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở mẫu giáo.
Đối với trẻ ở trường mầm non, trẻ được vui chơi, hoạt động với đồ vật, trong
đó hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, không vì thế mà chúng ta sao
nhãng việc cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, sớm hình thành cho trẻ
khả năng tìm tòi khám phá thế giớ xung quanh, mối quan hệ tự nhiên, xã hội
qua các môn như: Môi trường xung quanh, âm nhạc, thể dục, văn học, tạo
hình, toán.
Ở trường Mầm non, việc tổ chức cho trẻ làm quen với các biểu tượng
toán học có một vai trò to lớn. Đó là cơ hội tốt giúp hình thành những tri thức
mới, rèn luyện và củng cố những tri thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ; hình
thành và phát triển ở trẻ khả năng chú ý lâu bền có chủ định, rèn luyện và
phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực tự giác
trong học tập, góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy
sự ham hiểu biết của trẻ Trong số các biểu tượng toán học mà trẻ mẫu giáo
được làm quen, biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm đi theo trẻ suốt
quá trình làm quen với toán và học các môn học khác. Khi làm quen với các
biểu tượng này, trẻ còn hiểu và diễn đạt được các từ: một, nhiều, ít, rèn kỹ
năng đếm, thêm bớt, chia, nhóm, ghép đôi, kỹ năng thực hiện các phép tính
đơn giản Đó là những kỹ năng cơ bản quan trọng để trẻ học tốt môn học
toán sau này.
Việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non không chỉ dừng
lại trong các tiết học làm quen với Toán mà cô giáo cần dạy cho trẻ biết vận
dụng những kiến thức kỹ năng đã học vào các hoạt động khác của trẻ trong
cuộc sống hàng ngày. Việc đó đã giúp trẻ củng cố các kiến thức, kỹ năng đã
4
có, làm cho trẻ có nhận thức sâu sắc hơn về chúng, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa
của các kiến thức đó với cuộc sống thực tế và chính điều này giúp trẻ biết
quan tâm đến cuộc sống xung quanh nó. Mặt khác qua các hoạt động trong
cuộc sống hàng ngày mà cô giáo hướng dẫn trẻ được làm quen và bước đầu
nhận biết về các biểu tượng toán. Tóm lại, dạy ngoài giờ học là một việc làm
cần thiết trong quá trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo.
Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về việc dạy học sau này,
chúng tôi đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn hình thành biểu
tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số
lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc dạy học các biểu tượng về tập hợp, số
lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo.
Trình bày việc hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm
cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học.
Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy học hình thành biểu tượng về tập hợp, số
lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hình thành biểu tượng tập hợp, số lượng và phép đếm cho
trẻ mẫu giáo.
Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số
lượng và phép đếm cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ngoài giờ học.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát dự giờ.
Nghiên cứu tài liệu.
Phân tích, điều tra.
Tổng kết kinh nghiệm.
Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
6. Cấu trúc đề tài
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số
lượng và phép đếm cho trẻ mẫu giáo ngoài giờ học
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp
Phần 3. Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo bé về các biểu tượng tập hợp,
số lượng và phép đếm
Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có những biểu tượng về tập hợp được
cấu tạo từ các đối tượng cùng dạng hay không cùng dạng. Thông qua các hoạt
động trong thực tế trẻ đã được làm quen với tập hợp: những đồ chơi, nhiều
bông hoa, nhiều quả bóng Trong quá trình vui chơi, được tiếp xúc với các
sự vật, hiện tượng xung quanh đã tạo điều kiện cho trẻ cảm thu các tập hợp
bằng các giác quan khác nhau: Mắt nhìn, tai nghe, tay sờ mò, Biểu tượng về
“tập hợp các vật” (số nhiều) và “một” được hình thành. Khi nắm được ngôn
ngữ, trẻ hiểu và diễn đạt được từ “một” hay “nhiều”. Ví dụ: trẻ nói được “có
một ô tô”, “có nhiều xe máy”, “có một con gà mẹ”, “có nhiều con gà con”
Ở độ tuổi mẫu giáo bé, trẻ đã có khả năng nhận biết về tập hợp như một
thể thống nhất và trọn vẹn, song trẻ chưa hình dung rõ ràng tất cả các phần tử
của tập hợp và cũng chưa biết rõ từng phần tử của tập hợp.
Ví dụ: Cô có 5 cái bát xếp thành hàng ngang, khi cô yêu cầu lấy cho cô
nhiều cái thìa thì trẻ làm được, nhưng khi cô yêu cầu hãy đặt cho mỗi cái bát
1 cái thìa thì trẻ chỉ đặt cho 1 – 2 chiếc bát đầu và cuối, coi như là đã làm
xong, không để ý đến những chiếc ở giữa. Qua đó chứng tỏ rằng trẻ đã thấy
giới hạn của tập hợp nhưng chưa nhận rõ từng phần tử của tập hợp.
Nhu cầu so sánh số lượng giữa các nhóm vật ở trẻ bắt đầu nảy sinh.
Lúc này, việc phân biệt số lượng nhiều - ít giữa các nhóm vật dựa nhiều vào
cảm tính, trực quan vì vậy việc nhận biết và so sánh số nhiều ở trẻ còn bị ảnh
7
hưởng bởi sự tác động của một số yếu tố bên ngoài như màu sắc, kích thước,
sự phân bố trong không gian.
- Khi bắt đầu nhận biết giới hạn của số nhiều thì các cháu lại nảy sinh
nhu cầu lựa chọn “số nhiều” theo các dấu hiệu bên ngoài: Màu sắc, kích
thước, hình dạng.
Ví dụ: Đưa cho trẻ một rổ các hình và yêu cầu trẻ phân loại thì thường
trẻ sẽ xếp giêng các hình theo màu sắc: xanh, đỏ, vàng. Trẻ không quan tâm
các hình đó là hình gì.
- Kích thước các vật và sự bố trí trong không gian cũng ảnh hưởng đến
việc so sánh số nhiều ở trẻ.
Ví dụ: Có 5 chấm tròn và 3 quả cam thì trẻ vẫn coi 3 quả cam nhiều
hơn 5 chấm tròn.
Vì vậy cần khuyến khích khi trẻ quan tâm đến số lượng và đếm như trẻ
hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.
Trẻ 3-4 tuổi đã biết gắn mỗi động tác, mỗi vật với một từ giống nhau
“này, này, này, ” hay “nữa, nữa, nữa, ” khi lập tập hợp. Trẻ có khả năng
đếm song chưa biết đếm, thể hiện trẻ đã biết gắn mỗi số tự nhiên (bắt đầu từ
số 1) với một vật nhưng lại không nêu được kết quả của phép đếm.
Ví dụ: Khi cô hỏi “nhà con có bao nhiêu người” trẻ đã trả lời “Bố là 1,
mẹ là 2, chị là 3, cháu là 4”. Cô giáo hỏi “Tất cả là bao nhiêu người” thì trẻ
không trả lời được. Điều đó chứng tỏ trẻ chưa biết khái quát để nêu lên kết
quả của phép đếm.
Khi được dạy học đếm, trẻ biết tách số từ cuối cùng ra khỏi quá trình
đếm và hiểu rằng số cuối cùng là số chỉ số lượng phần tử của tập hợp. Đó là
kết quả của phép đếm.
8
Vì vậy cần phải dạy cho trẻ 2 – 3 tuổi được làm quen với tập hợp như
là “số nhiều” các vật đồng nhất (có chung một dấu hiệu bên ngoài). Nhận biết
và phân biệt được 1 vật và nhiều vật.
Cần phải dạy trẻ 3-4 tuổi biết thu nhận tập hợp là một thể thống nhất
trọn vẹn bao gồm các phần tử có một dấu hiệu chung, phân biệt rõ ràng từng
phần tử của tập hợp, biết ghép phần tử thành một tập hợp và ngược lại biết
tách tập hợp thành những phần tử riêng rẽ để hiểu được quan hệ “một –
nhiều”. Trước khi dạy trẻ về con số, dạy trẻ biết so sánh các tập hợp cụ thể để
thấy được sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các tập hợp bằng cách
ghép đôi.
Dạy trẻ nhận biết tập hợp bằng các giác quan khác nhau: mắt, tai, tay.
Luyện cho trẻ phân biệt được tay phải, tay trái và hướng chuyển động của tay
từ trái sang phải.
Tập cho trẻ làm quen và hiểu ý nghĩa để sử dụng được các từ “nhiều, ít,
một, bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, bao nhiêu, bấy nhiêu” về số lượng.
Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập
tương ứng 1-1, dạy trẻ biết đếm trong phạm vi 5, biết trả lời câu hỏi “có bao
nhiêu”, hiểu và biết diễn đạt các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể. Dạy trẻ
hiểu ý nghĩa của số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các tập hợp có số
lượng bằng nhau được đặc trưng bởi cùng một số, các tập hợp có số lượng
khác nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Qua đó cho trẻ thấy số
lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không
gian; dạy trẻ biết tạo ra một tập hợp theo mẫu hoặc là theo một số cho trước
1.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nhỡ về các biểu tượng tập hợp,
số lượng và phép đếm
Sang tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ hiểu tập hợp không phải chỉ là một thể
thống nhất trọn vẹn có một dấu hiệu mà có thể gồm nhiều phần, mỗi phần có
9
những dấu hiệu riêng khác nhau và số lượng có thể không bằng nhau. Trẻ đã
có khả năng phân tích rõ ràng từng phần tử của tập hợp, đánh giá độ lớn các
tập hợp theo số lượng các phần tử. Vì vậy, sự ảnh hưởng của các dấu hiệu bên
ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước, sự phân bố trong không gian đến
việc tiếp thu số nhiều ở trẻ đã giảm.
Trẻ có khả năng so sánh số lượng giữa 2 nhóm đồ vật (có độ chênh lệch
ít về số lượng) bằng cách thiết lập tương ứng 1-1 giữa các đối tượng của 2
nhóm đó mà không cần đếm. Trên cơ sở đó trẻ hiểu được 2 tập hợp có thể
bằng nhau hoặc không bằng nhau về số lượng.
Cần khuyến khích trẻ quan tâm đến chữ số, số lượng như thích đếm các
vật ở xung quanh, hỏi: “bao nhiêu?” “là số mấy?” Khi được dạy học đếm,
trẻ biết tách số từ cuối cùng ra khỏi quá trình đếm và hiểu rằng số cuối cùng
là số chỉ số lượng phần tử của tập hợp. Đó là kết quả của phép đếm. Trẻ gọi
số lượng các phần tử của tập hợp bằng số và hiểu rằng mỗi tập hợp có một số
lượng cụ thể, các tập hợp có số lượng bằng nhau bao giờ cũng được đặc trưng
bằng một số như nhau, các tập hợp có số lượng không bằng nhau được đặc
trưng bằng các số khác nhau. Trên cơ sở đó trẻ có thể so sánh số lượng của 2
tập hợp bằng kết quả của phép đếm. Vì vậy cô giáo cần dạy trẻ hiểu tập hợp là
một thể thống nhất có thể gồm các thành phần với các dấu hiệu khác nhau.
Biết so sánh các phần với nhau để xác định xem chúng bằng nhau hay không
bằng nhau mà không cần phải đếm.
Trẻn cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém nhau 1 phần tử bằng thiết
lập tương ứng 1-1, dạy trẻ đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên các
số từ 1 đến 5, thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. biết trả lời câu hỏi
“có bao nhiêu”, hiểu và biết diễn đạt các kết quả đã làm bằng lời nói cụ thể.
Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của số: số dùng để chỉ độ lớn của tập hợp, các tập hợp có
số lượng bằng nhau được đặc trưng bởi cùng một số, các tập hợp có số lượng
10
khác nhau được đặc trưng bằng các số khác nhau. Qua đó cho trẻ thấy số
lượng không phụ thuộc vào tính chất và cách sắp xếp của vật trong không
gian; dạy trẻ biết tạo ra một tập hợp theo mẫu hoặc là theo một số cho trước,
dạy trẻ nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn về các biểu tượng tập hợp,
số lượng và phép đếm
Trẻ 5-6 tuổi có khả năng phân tích từng phần tử của tập hợp tốt hơn,
có thể hình dung được phần tử của tập hợp không phải chỉ là từng vật riêng lẻ
mà có thể là từng nhóm gồm một số vật. Xu hướng đánh giá tập hợp về mặt
số lượng của trẻ tốt hơn, không còn chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài hay
sự sắp xếp trong không gian.
Trên cơ sở biết so sánh 2 tập hợp hơn kém 1 phần tử bằng thiết lập
tương ứng 1-1, dạy trẻ biết đếm trong phạm vi 10, nắm vững thứ tự gọi tên
các số Trẻ hiểu được 2 ý nghĩa của số: chỉ số lượng và chỉ thứ tự. Đồng thời
trẻ có khả năng “gọi tên chung” cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong
phạm vi 10 bằng các số từ 1 đến 10 và nhận biết được các chữ số đó. Trẻ còn
nắm được thứ tự chặt chẽ giữa các số của dãy số tự nhiên từ 1 đến 10, thấy
được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Ở lứa tuổi này, trẻ còn có khả năng
đếm các tập hợp với các đơn vị khác nhau, hiểu được thành phần của số từ
các đơn vị, nghĩa là các cháu hiểu rằng đơn vị của số có thể là một nhóm vật
chứ không nhất thiết là từng vật riêng lẻ.
Động tác tay của trẻ hoàn thiện hơn, trẻ có khả năng cầm nắm các vật
bằng các đầu ngón tay. Ngôn ngữ phát triển, vốn từ tăng giúp trẻ có khả năng
hiểu, trả lời được các câu hỏi: “bao nhiêu? thứ mấy? cái gì?” và diễn đạt được
kết quả các việc mình đã làm.
Trẻ có khả năng giải các bài toán đơn giản trên các tập hợp cụ thể.
Vì vậy cô giáo cần:
11
- Mở rộng khái niệm về tập hợp. Cho trẻ thấy phần tử của tập hợp có
thể là một vật cũng có thể là một nhóm gồm một số vật từ đó cho trẻ hiểu rõ
hơn ý nghĩa của từ “một”: “một” dùng để chỉ một vật, một nhóm vật hay một
phần tử của tập hợp
- Dạy trẻ sử dụng thành thạo phép đếm trong phạm vi 10, coi đó là một
phương tiện để so sánh số lượng 2 nhóm, hiểu ý nghĩa các con số, nhận biết
các chữ số từ 1 đến 10. Dạy trẻ hiểu mối quan hệ hơn kém giữa các số đặc
trưng cho số lượng của các nhóm trên cơ sở so sánh các tập hợp.
- Dạy trẻ làm quen với các bài toán đơn giản trên các tập hợp cụ thể
bằng cách phân tích để biết cái gì đã cho, cái gì cần tìm, để tìm cái đó phải
làm thế nào. Dạy trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng
ngày.
1.4. Hình thức dạy ngoài giờ học Toán
Theo chương trình Giáo dục mầm non, 1 tuần trẻ chỉ có 1 tiết làm quen
với biểu tượng toán, mà tiết học chỉ kéo dài trong 15-30 phút (tuỳ từng độ
tuổi va hứng thú học của trẻ). Toán học lại là một môn học tương đối khô
khan đối với tất cả các bậc học. Đặc biệt ở bậc học mẫu giáo, việc hình thành
các biểu tượng toán ban đầu cho trẻ không hề đơn giản. Vậy nên chỉ tiến
hành hình thành biểu tượng toán cho trẻ trong các giờ học có chủ đích trên
lớp thì trẻ sẽ không thể ghi nhớ được những biểu tượng đó. Do vậy, ngoài giờ
học cần có những hoạt động để trẻ có thể ôn tập, củng cố những biểu tượng đã
được học.
Đối với giáo dục mầm non, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ
được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi,
kích thích sự phát triển các giác quan. và các chức năng tâm – sinh lý; tạo môi
trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà
trẻ. Đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi
12
trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú
của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới
tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực
khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.
Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp,
phù hợp với độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và
hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.
Đặc điểm của trẻ dễ nhớ, mau quên và một trong những nguyên tắc dạy
học là học đi đôi với hành, học phải kết hợp với cuộc sống, do đó việc hình
thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm non không chỉ dừng lại trong các tiết
học mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học vào các hoạt
động khác trong cuộc sống hàng ngày. Khi đó ý nghĩa giáo dục của việc “dạy
toán” cho trẻ sẽ được tăng lên đáng kể vì các kiến thức trẻ tiếp thu trong các
giờ học được đưa vào vốn kinh nghiệm sống của nó và ngược lại trẻ sử dụng
các kiến thức đã thu được trong giờ học vào các hoạt động trong cuộc sống
hiện tại.
Đặc điểm của hình thức dạy học này: Cô giáo tổ chức hướng dẫn cho
trẻ được quan sát, mở ra cho các em nhìn thấy những cái cần nhìn và nhìn như
thế nào. Thông qua việc tổ chức dạy kết hợp với các hoạt động khác ở mọi
lúc, mọi nơi để cho trẻ được làm quen và bước đầu tìm thấy mối tương quan
giữa các biểu tượng toán với nhau và giữa các biểu tượng với các môn học
khác.
Hoạt động chơi: là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Mỗi trò chơi cần sử dụng những đồ chơi khác nhau.Trong các giờ học khác,
tại các góc chơi, hay khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ có thể chơi với các
loại trò chơi cơ bản sau:
13
Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Trò chơi đóng vai theo chủ đề: mẹ-con, bác sĩ, cô giáo,
nấu ăn, bán hàng.
- Góc học tập: Trò chơi học tập.
- Góc khoa học thiên nhiên: chăm sóc cây, hoa.
- Góc nghệ thuật: tạo hình, âm nhạc.
- Góc xây dựng: Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng.
- Góc sách: xem sách báo sưu tầm, sách truyện.
Hoạt động ngoài trời: Trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi với
các đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, thú nhún, đu quay)
Những trò chơi khác:trò chơi đóng kịch, trò chơi với phương tiện công
nghệ hiện đại.
Hoạt động học: Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế
hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo
được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi. Ngoài giờ học Toán có các giờ học
như: Khám phá khoa học, Tạo hình, Âm nhạc, Văm học, Thể dục. Mỗi giờ
học cần trang bị những đồ dùng dạy học cụ thể như sau:
- Giờ làm quen với môi trường xung quanh: tranh ảnh, lô tô (con vật,
đồ vật, cây, hoa, phương tiện giao thông, ) và những đồ dùng thực tế.
- Giờ làm quen với tác phẩm văn học: con rối, tranh minh hoạ các câu
chuyện, bài thơ.
- Giờ tạo hình: bút màu, bút vẽ, giấy màu, đất nặn, kéo, keo dán, các
hình hình học, vở tạo hình; tranh mẫu, sản phẩm mẫu.
- Giờ âm nhạc: đàn nhạc, dụng cụ gõ đệm, phụ trang.
- Giờ thể dục: gậy, bóng, bao cát, ghế băng, cờ,
Hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, lao
động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể.: Đây là các hoạt động
14
nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu
sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
Ngoài việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, giáo
viên cần trao đổi với phụ huynh học sinh những gì cần thiết thông qua bảng
trao đổi, hoặc qua trò chuyện trực tiếp. Bên cạnh đó, phụ huynh của trẻ cũng
nên quan tâm đến những nội dung học, các hoạt động của con mình ở trường
mầm non để có sự kết hợp với nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục
trẻ, giúp trẻ củng cố và vận dụng những kiến thức đã dược học vào thực tế
cuộc sống.
15
CHƯƠNG 2
HƯỚNG DẪN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ TẬP HỢP,
SỐ LƯỢNG VÀ PHÉP ĐẾM CHO TRẺ MẪU GIÁO NGOÀI
GIỜ HỌC
2.1. Hướng dẫn hình thành biểu tượng về tập hợp, số lượng và phép đếm
cho trẻ mẫu giáo bé ngoài giờ học
2.1.1. Nội dung
- .Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng.
- Nhận biết 1 và nhiều.
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
2.1.2. Phương pháp
Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật và hiện tượng đa
dạng. Ngay từ nhỏ, trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có
màu sắc, kích thước và số lượng phong phú; với các âm thanh, chuyển động
có ở xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan khác
nhau như: thị giác, thính giác, giác quan vận động…. Để trẻ học tốt thì trước
tiên cô cần cung cấp cho trẻ một số kiến thức như: khả năng nhận màu, nhận
hình, nhận dạng các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong lớp học. Trong giờ học
khác, cô cho trẻ gọi tên các nhóm đồ vật có sẵn trong môi trường xung quanh
trẻ.
2.1.2.1. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng
Trước khi trẻ có thể đếm đúng trên các đối tượng cụ thể, trẻ phải thuộc
lòng được tên các số theo thứ tự. Đây chỉ là khả năng bắt chước của trẻ mà
chưa có sự liên quan thực sự tới khái niệm toán, nhưng nó lại rất cần thiết cho
16
việc học đếm của trẻ. Trẻ không thể đếm đúng trên các đối tượng nếu không
thuộc lòng được các số theo thứ tự. Hoạt động này cần được cô giáo và phu
huynh khuyến khích ngay từ khi dạy trẻ tập nói. Ở tuổi mẫu giáo bé, bạn hãy
dạy bé học thuộc một dãy số theo thứ tự từ 1 đến 5 mà không cần giải nghĩa
(học vẹt).
Ví dụ: Hát bài có số đếm, đếm ngón tay hoặc đồ vật, đếm bậc thang khi
lên xuống cầu thang… là những hoạt động mà giáo viên cần duy trì với trẻ,
cách này sẽ giúp trẻ thuộc tên và trật tự của số đếm.
Dạy trẻ đếm: đếm đúng trên đồ vật: Đếm không lặp lại (không lặp lại
tên một số nào đó, không đếm lại các đối tượng đã đếm), không bỏ sót (phải
lần lượt gọi tên số theo thứ tự và không bỏ sót đối tượng). Giáo viên cần tận
dụng mọi cơ hội cho trẻ đếm: đếm các đối tượng được xếp thành dãy, đếm
theo các hướng khác nhau, đếm các đối tượng không được xếp thành dãy
sao cho không bị bỏ sót hay trùng lặp đối tượng.
Ngoài tiết học, giáo viên cần tổ chức cho trẻ luyện tập tạo nhóm vật
theo dấu hiệu chung. Ví dụ: Trong thời gian chơi, giáo viên hướng dẫn trẻ lựa
chọn từng loại đồ chơi cần thiết. Hay khi chuẩn bị tiết học, giáo viên yêu cầu
trẻ lựa chọn đồ dùng có cùng dấu hiệu chung nào đó cho tiết học.
- Trong giờ Khám phá khoa học, ở chủ điểm bản thân: Những bộ phận
trên cơ thể trẻ là đối tượng gần gũi nhất giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đếm:
Những bộ phận có số lượng là “một” để bé đếm: đầu, cổ, mũi, miệng, lưỡi,
bụng, lưng… Trẻ sẽ đếm đến “hai” với: 2 tay, 2 chân, 2 mắt, 2 tai, 2 má,…
của bản thân mình. Còn các ngón tay có thể giúp bé đếm đến “ba”, đến “bốn”,
đến “năm”. Giáo viên cũng có thể cho trẻ đếm những đối tượng này khi trẻ
rửa tay; khi nghỉ giải lao; trước khi ăn cơm trưa…khi tổ chức cho trẻ tham gia
trò chơi “Ai nhanh tay” (cô hỏi “tai đâu?” - Trẻ nắm vào 2 vào tai và nói “tai
đây” sau đó hỏi trẻ “có mấy tai?” rồi cho trẻ đếm).
17
Khi cho trẻ làm quen với những con vật có 2 chân (gà, vịt, …), những
con vật có 4 chân (chó, mèo, lợn, hổ, voi, khỉ …), giáo viên có thể đặt ra câu
hỏi cho trẻ đếm số chân của mỗi con vật ấy. Hay khi tìm hiểu về giao thông
cũng vậy, giáo viên có thể hỏi trẻ về số bánh xe, số người ngồi trên xe, số đèn
tín hiệu giao thông, số toa tàu,…
Tới chủ điểm trường mầm non, trẻ phải sử dụng kỹ năng đếm thì mới
trả lời được những câu hỏi của giáo viên như: Trong lớp mình có bao nhiêu
chiếc quạt trần? Chiếc ghế con đang ngồi có bao nhiêu chân?
Thay thế những câu hỏi thông thường bằng những câu đố chứa số đếm
là một cách thú vị và tạo hứng thú cho trẻ. Bạn hãy cho trẻ cùng đếm để kiểm
tra lại kết quả.
Ví dụ:
Cùng ngủ cùng thức
Hai bạn xinh xinh
Nhìn rõ mọi thứ
Nhưng không thấy mình
Là cái gì? (Đôi mắt)
Hay
Tôi thời bốn bánh
Chạy khắp mọi nơi
Bạn nào cần tôi
Gọi ngay là có
Là cái gì? (Xe taxi)
- Giờ Tạo hình, trẻ được tô màu, vẽ, nặn,… Giáo viên tạo điều kiện cho
trẻ đếm khi cho trẻ xem tranh mẫu (sản phẩm mẫu), khi trẻ tạo sản phẩm hoặc
là khi nhận xét sản phẩm.
18
Ví dụ: Cho trẻ dán hoa tặng cô nhân ngày 20/11. khi cho trẻ xem tranh
mẫu, giáo viên hỏi bức tranh của cô có mấy bông hoa. Trẻ đếm số bông hoa
trong tranh và trả lời.
- Trong giờ Làm quen với tác phẩm văn học khi kể chuyện, đọc thơ cho
trẻ nghe, giáo viên cần sử dụng tranh minh hoạ, cho trẻ đếm trong quá trình
đàm thoại với trẻ về nội dung tác phẩm, đặc biệt là khi hỏi về số nhân vật có
trong tác phẩm. Việc cho trẻ đếm không những rèn cho trẻ kỹ năng đếm mà
còn giúp trẻ nhớ và hiểu nội dung tác phẩm hơn.
Ví dụ: Giờ kể chuyện Ba cô gái: giáo viên hỏi trẻ:
Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
Trẻ trả lời: Có 5 nhân vật: bà mẹ, 3 cô con gái, sóc con.
- Giờ Âm nhạc cho trẻ đếm khi dạy trẻ hát hoặc hát cho trẻ nghe những
bài hát có liên quan đến số đếm, cho trẻ đếm những sự vật, sự việc được nhắc
đến trong lời bài hát giúp trẻ nhớ nội dung bài hát hơn.
Ví dụ: Dạy trẻ hát bài ”Gà trống, mèo con và cún con”
Bài hát có nhắc đến mấy con vật” Đó là những con vật nào?
Trẻ trả lời: Bài hát nhắc đến ba con vật: Gà trống, mèo con, cún con.
- Trong giờ Thể dục, lúc trẻ thực hiện động tác thể dục, tham gia các trò
chơi vận động là thời điểm thích hợp cho trẻ tập đếm: “1 2 3 4 5 6 7 8…”
- Một số trò chơi giúp trẻ rèn luyện kĩ năng đếm: Trò chơi “Nu na nu
nống” (xem [2], tr.9), trò chơi “Hội thi nhà chăn nuôi giỏi” (xem [8], tr.30).
- Khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ được tiép xúc với không gian
ngoài lớp học, nơi trẻ được chơi với cầu trượt, đu quay; chơi với những yếu tố
vô sinh như: lá cây, đất, cát, sỏi… đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên rèn
cho trẻ kỹ năng đếm.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu trẻ đếm số cầu trượt, số đu quay có trong sân
trường; cho trẻ tìm nhặt lá theo yêu cầu của cô (số lượng trong phạm vi 5).
19
- Còn khi tham gia hoạt động góc, có nhiều trò chơi dể trẻ lựa chọn và
tham gia. Giáo viên cần hướng dẫn trẻ tham gia chơi sao cho phù hợp với chủ
điểm, cho trẻ đếm số đồ chơi ở các góc chơi, đếm số bạn tham gia góc chơi
cùng mình, … (đếm những gì có thể đếm được).
Ví dụ: Trong chủ điểm gia đình: Ở góc xây dựng, khi hướng dẫn trẻ
xây dựng ngôi nhà của bé, giáo viên có thể hỏi trẻ về ý tưởng trước khi xây:
Ngôi nhà con sẽ xây có mấy tầng? Có thể tự nghĩ rồi đưa ra tình huống và
(yêu cầu) trẻ giải quyết (thực hiện): ví dụ: để cho không khí trong lành, con
nên trồng một vườn cây cạnh nhà, chỉ 4 cây trong vườn là đủ. Sang góc sách
truyện, giáo viên cho trẻ đếm số đồ dùng gia đình, đếm số tầng của ngôi
nhà,… có trong trang sách. Còn góc phân vai là nơi trẻ được chơi trò Mẹ
con, giáo viên đến và hỏi trẻ số thành viên trong gia đình,…
Đối với trẻ 3 tuổi, giáo viên có thể hướng dẫn đếm số mới bằng cách
thêm một đơn vị vào số đã biết.
Khi giới thiệu một số lượng mới bao giờ cũng phải dựa trên số lượng
cũ mà trẻ đã biết ít hơn số lượng mới 1 đơn vị. Thông thường, nếu trẻ nhìn
vào một nhóm đối tượng có số lượng ít hơn 5 mà nói được kết quả (không
phải đếm) thì sẽ dạy số lượng tiếp theo. Vì vậy, các nội dung nên được thực
hiện theo trình tự sau:
- Thuộc các số đếm trong phạm vi 5 (từ 1, 2, 3, 4 và 5).
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 1; 2; 3; 4; 5.
Ở bất kì chủ đề nào, trong bất kì tình huống thích hợp với các đối tượng
có thể đếm được, hãy cho trẻ đếm. Được học đếm và được rèn luyện kỹ năng
này vào các giờ học và các giờ hoạt động khác trẻ sẽ đếm được trên đối tượng
trong phạm vi 5 một cách thành thạo, tạo điều kiện tốt để trẻ mở rộng phạm vi
đếm lên 10 đối tượng ở những độ tuổi sau.
20
2.1.2.2. Nhận biết 1 và nhiều
Ngoài tiết học, giáo viên cần cho trẻ thực hiện các bài luyện tập tìm 1
và nhiều vật ở mọi nơi, mọi lúc trong sân trường, khi đang tập thể dục, với
các câu hỏi như: Có mấy bập bênh, đu quay, cầu trượt, thú nhún…? Vườn
trường có mấy cây hoa hồng. Cô cho trẻ tạo nên các nhóm đồ vật, sau đó cô
gợi ý để trẻ tự tìm ra dấu hiệu của các nhóm, thành phần tạo nên nhóm lớn.
- Nhận biết số lượng “1”.
- Gộp nhiều đối tượng riêng rẽ để thành 1 nhóm có nhiều đối tượng.
- Tách riêng rẽ từng đối tượng của nhóm để được “1”.
- Cho trẻ dùng các từ “một”, “nhiều” tương ứng với hoạt động “tách”
hay “gộp” như trên.
Hoạt động này có thể thực hiện ở nhiều chủ đề khác nhau để trẻ phân
biệt “1” và “nhiều” với các từ sử dụng hằng ngày như, 1 quả và nhiều quả, 1
bạn và nhiều bạn, trong lớp có một cô giáo và có nhiều học sinh; một cây có 1
bông hoa còn một cây có nhiều bông hoa, 1 chiếc kẹo và nhiều chiếc kẹo
Qua luyện tập, dần dần cho trẻ có thể tìm được các nhóm vật có số
lượng là một và nhiều trong hoàn cảnh tự nhiên. Để việc tìm kiếm của trẻ có
kết quả, giáo viên cần hướng trẻ tới sự sắp đặt của các vật bằng các câu hỏi
gợi mở giáo viên hướng sự chú ý của trẻ tới các góc khác nhau của lớp học.
Ví dụ: “Các con hãy nhìn trong lớp, trên tường, trần nhà, giá đồ chơi,
cửa sổ, xem cái gì có nhiều và cái gì có một?”
- Ở các góc chơi, trẻ cũng có thể tìm “một” và “nhiều”:
Ví dụ: Góc sách truyện: trẻ tìm trong những trang báo những gì có
“một” và những gì có “nhiều”. Còn góc phân vai, giáo viên hãy hỏi các cô
bán hàng tí hon những đồ gì có “một” và những đồ gì có “nhiều”.
21
- Cho trẻ nhận biết “một” và “nhiều” khi tìm hiểu về các phương tiện
giao thông, hay khi tham gia giáo thông cũng là cách tốt, cách này không chỉ
giáo viên mà cả bố mẹ của trẻ cũng nên làm.
Ví dụ: Trên xe đạp có một người còn trên xe buýt có nhiều người, đoàn
tàu có nhiều toa tàu,
- Những trò chơi như Tìm “một” và “nhiều”, thi nói nhanh giúp hình
thành biểu tưọng “một” và “nhiều” cho trẻ. Qua những trò chơi này trẻ còn
biết cách dùng các từ “một”, “nhiều” trong cuộc sống hàng ngày.
- Khi tham gia hoạt động ngaòi trời, trẻ cũng có thể nhận biết biểu
tượng này như: trên sân trường có nhiều bạn, dưới gốc cây có nhiều lá rụng,
- Trong gìờ văn học, có những câu chuyện, những bài thơ cũng giúp trẻ
nhận biết “một” và “nhiều”
Ví dụ: Truyện “Có một bầy hươu” (xem [2], tr.123): một đàn hươu
(nhiều con) đang gặm cỏ thì bỗng có một chú hươu bé nhỏ đi tới
Hay trong truyện “Bông hoa cúc trắng” (xem [2], tr.37), cô bé đã nhẹ
tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ để cho mẹ của cô bé sống cùng cô bé
được lâu.
- Khi cho trẻ nghe hát, học hát hay vận động theo nhạc những bài hát
có liên quan đến “một” và “nhiều”:
Ví dụ: Khi trẻ vận động minh họa bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” giáo
viên hỏi trẻ hoặc nói cho trẻ biết đoàn tàu có nhiều toa tàu, muốn vận động
bài hát này cần có nhiều người nối đuôi nhau.
Còn khi cho trẻ nghe bài hát “Chỉ có một trên đời”, bài hát có đoạn
viết “Trên trời cao có muôn vàn ánh sao. Trên đồng xanh có muôn vàn cây
lúa và mẹ em chỉ có một trên đời”. Nội dung bài hát muốn nói rằng trên
trời có nhiều sao, trên đồng có nhiều lúa, nhưng trên đời mỗi người chỉ có
22
“một” mẹ. Qua đây, nhạc sĩ Trương Quang Lục muốn giáo dục các cháu phải
biết yêu quý, kính trọng, lễ phép và nghe lời mẹ của mình
2.1.2.3. Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
Khi trẻ đã nhận biết được số lượng của nhóm thì hãy cho trẻ gộp các
nhóm, các nhóm này phải giống nhau về tên gọi, chủng loại. Hãy cho trẻ thao
tác trên các nhóm đối tượng cụ thể. Nhóm mới được gộp từ hai nhóm, có số
lượng không vượt quá số lượng trẻ đã biết.
Ví dụ: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, giáo viên yêu cầu trẻ:
lần 1 đi tìm 2 chiếc lá, lần 2 đi tìm 1 chiếc lá, sau đó yêu cầu trẻ gộp số lá 2
lần nhặt được, đếm và hướng dẫn trẻ đưa ra kết luận: 2 chiếc lá với 1 chiếc lá
là 3 chiếc lá (2 với 1 là 3).
Trò chơi nấu ăn ở góc phân vai:: có 5 cái bát chia làm 2 bàn, có những
cách nào chia? (một bàn có 2 cái – một bàn có 3 cái, hoặc một bàn có 4 cái –
một bàn có 1 cái).
Có những trò chơi học tập cho trẻ rẻn luyện kỹ năng gộp và đếm:
Ví dụ: Trò chơi khoanh tròn 2 nhóm bất kì và đếm. (Hình 2.1)
(Hình 2.1)
2.1.2.4. Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
Đối với trẻ 3 tuổi, hãy để trẻ tách một nhóm có số lượng đối tượng đã
biết thành hai nhóm theo ý thích của trẻ.
23
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ tham gia góc xây dựng trong chủ điểm thế
giới động vật, giáo viên tự nghĩ đưa ra tình huống để dạy trẻ toán: “Các con
vừa xây cho các chú cún con 2 cái chuồng rồi. Ngôi nhà này có nuôi 4 con
cún, nếu để chúng ở chung một chuồng thì sẽ rất chật. Các con sẽ phải chia
chúng ra ở 2 chuồng, các con sẽ chia theo những cách nào?”
Hay ở góc phân vai, giáo viên hỏi những cô chú đầu bếp tí hon về cách
chia những miếng giò ra làm 2 đĩa
Để luyện cho trẻ kỹ năng này, giáo viên có thể cho trẻ gộp hai nhóm
vừa tách rồi lại tách ra theo cách khác. Hoạt động này cần được lặp đi lặp lại
với các hoạt động tách, gộp, tách… Luyện kỹ năng đếm cho trẻ thông qua
hành động “cho chung đồ chơi của 2 bạn vào cùng 1 hộp, dồn 2 giỏ quả vào
chung 1 túi” hay như “chia kẹo cho 2 bạn, chia quả sang 2 giỏ…” ở các chủ
đề về trường mầm non, thế giới thực vật… Nên tổ chức cho trẻ hoạt động từ
dễ đến khó với các nội dung gợi ý sau: Tách một nhóm có 2 đối tượng thành
hai nhóm, tách 3 đối tượng, tách 4 đối tượng, tách 5 đối tượng
Ví dụ: Trò chơi “Tìm quả cho cây” trẻ được luyện kĩ năng chia một
nhóm thành 2 phần. (Hình 2.2)
(Hình 2.2)
Giáo viên cũng cần trao đổi với phụ huynh về nội dung học ở trường
qua bảng trao đổi hoặc qua trò chuyện trực tiếp để phụ huynh kết hợp với nhà
24
trường củng cố kiến thức cho trẻ, dạy trẻ học ở nhà, cho trẻ tách, gộp các
nhóm đối tượng khi có cơ hội. Ví dụ: khi cho trẻ cùng đi chơi, đi chợ, đi
học khi ngồi chơi cùng trẻ.
2.1.2.5. Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi
Nói đến tương ứng 1-1 bao giờ cũng cần hai nhóm có số lượng bằng
nhau để có thể ghép một đối tượng của nhóm này với một đối tượng của
nhóm kia. Như vậy, với việc xếp tương ứng 1-1 có thể so sánh được nhóm
nào có số lượng nhiều hơn mà không cần phải đếm. Nhóm nào thừa ra (không
còn đối tượng nào của nhóm kia để ghép cùng) thì nhóm đó có số lượng nhiều
hơn, hay nhóm nào thiếu (không còn đối tượng nào để ghép với các đối
tượng còn lại của nhóm kia) thì nhóm đó ít hơn. Tuy nhiên, trong nội dung
chương trình giáo dục mầm non, trẻ 3 tuổi mới được nhận biết số lượng trong
phạm vi 5. Vì vậy, xếp tương ứng 1-1 nên được tiến hành giữa 2 nhóm đối
tượng có cùng số lượng trong phạm vi 5.
Ví dụ: (Hình 2.3)
(Hình 2.3)
Ghép đôi là một trường hợp đặc biệt của xếp tương ứng 1-1 để tạo ra
những nhóm hai đối tượng gần giống nhau hoặc có liên quan đến nhau: dép,
gănng tay, tất, đũa, bàn tay,
Trẻ 3 tuổi có các hoạt động xếp tương ứng như:
- Xếp tương ứng 1-1 giữa 2 nhóm đối tượng gần giống nhau.
- Ghép đôi.
25
Xếp tương ứng 1-1 cũng cần được tăng cường trong các trò chơi, các
giờ học và trong các sinh hoạt hằng ngày của trẻ với các hoạt động như: lấy
cho mỗi bạn một cái bát, mỗi người một cái ghế, mỗi bạn một cía cốc hay mỗi
bát có một thìa, ghép một bạn trai với một bạn gái trong lớp, ghép thành các
đôi giày, đôi dép… Những kiến thức và kỹ năng mà trẻ thu được trên các tiết
học cần được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của trẻ trong
trường mầm non. Ví dụ: Khi chơi, hay khi trẻ phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
cho các bạn trong nhóm sao cho mỗi bạn có một rổ đồ chơi, một hộp bút hoặc
một bộ hình Hay khi chuẩn bị ăn cơm, trẻ phải xếp sao cho mỗi bạn có một
ghế, một bát, một thìa ăn, Nếu trẻ nhầm lẫn khi thực hiện nhiệm vụ thì trẻ
phải lấy thêm vật còn thiếu hay cất vật thừa đi.
Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Nối tranh”, trẻ dùng bút và nối những cặp
tương ứng trong từng nhóm với nhau. (Hình 2.4)
(Hình 2.4)
Trong giờ tạo hình, trước khi dán những bông hoa vào vở thì trẻ phải
xếp cho mỗi bông hoa một nhuỵ hoa rồi sau đó mới dán từng bông.